MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, June 6, 2015

FACT, FICTION AND THE SOUTH CHINA SEA Tầm quan trọng của bằng chứng: Điều thật, điều bịa và Biển Đông

FACT, FICTION AND THE SOUTH CHINA SEA

Tầm quan trọng của bằng chứng: Điều thật, điều bịa và Biển Đông



A definitive look at China’s claim to the sea by a noted author and expert

Cái nhìn rạch ròi của một chuyên gia và tác giả nổi tiếng về yêu sách biển của Trung Quốc

Bill Hayton,
Asia Sentinel
May 25, 2015

Bill Hayton,
Asia Sentinel

In just a few weeks, international judges will begin to consider the legality of China’s “U-shaped line” claim in the South China Sea. The venue will be the Permanent Court of Arbitration in The Hague and the court’s first step – during deliberations in July – will be to consider whether it should even consider the case.


Chỉ trong vài tuần nữa, các thẩm phán quốc tế sẽ bắt đầu xem xét tính hợp pháp của yêu sách ‘đường chữ U’ của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông. Nơi diễn ra sẽ là Toà Trọng Tài Thường Trực tại The Hague và bước đầu tiên của tòa – trong thời gian nghị án vào tháng 7 – sẽ là xét xem liệu ngay cả toà [có quyền] xem xét vụ kiện này hay không.



China’s best hope is that the judges will rule themselves out of order because if they don’t, and the Philippines’ case proceeds, it’s highly likely that China will suffer a major embarrassment.


Điều TQ hi vọng nhiều nhất là các thẩm phán sẽ phán quyết chính họ không có thẩm quyền bởi vì nếu không, và vụ kiện của Philippines tiến tới, rất có khả năng TQ sẽ bị bẽ mặt rất lớn.

The Philippines wants the Court to rule that, under the UN Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), China can only claim sovereignty and the rights to resources in the sea within certain distances of land territory. If the court agrees, it will have the effect of shrinking the vast “U-shaped line” to a few circles no more than 24 nautical miles (about 50km) in diameter.

Philippines muốn Tòa phán quyết rằng, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), TQ chỉ có thể yêu sách chủ quyền và quyền đối với tài nguyên cách lãnh thổ đất liền một khoảng cách nhất định trong biển này. Nếu tòa đồng ý thì điều đó sẽ có tác dụng thu hẹp ‘đường chữ U’ to rộng đó thành một vài vòng tròn có đường kính không quá 24 hải lí (khoảng 50km).

China is not formally participating in the case but it has submitted its arguments indirectly, particularly through a “Position Paper” it published last December. The paper argued that the court shouldn’t hear the Philippines’ case until another court had made a ruling on all the competing territorial claims to the different islands, rocks and reefs. This is the issue that the judges will have to consider first.

TQ không chính thức tham gia vào vụ kiện, nhưng họ đã đưa ra các tranh luận gián tiếp, đặc biệt là qua ‘văn bản về lập trường’ mà họ công bố cuối tháng 12. Văn bản này lập luận rằng khi chưa có phán quyết của một tòa án khác cho tất cả các yêu sách lãnh thổ cạnh tranh đối với các đảo, đá và rạn san hô khác nhau thì tòa này không nên xét xử vụ kiện của Philippines. Đây là vấn đề mà các thẩm phán sẽ phải xem xét trước tiên.


China’s strategy in the “lawfare” over the South China Sea is to deploy historical arguments in order to outflank arguments based on UNCLOS. China increasingly seems to regard UNLCOS not as a neutral means of resolving disputes but as a partisan weapon wielded by other states in order to deny China its natural rights.


Chiến lược của TQ trong ‘cuộc chiến pháp lí’ trên Biển Đông là tung ra các lập luận lịch sử để đánh tạt đi các lập luận dựa trên UNCLOS. TQ ngày càng có vẻ coi UNCLOS không phải là một phương tiện trung tính trong việc giải quyết các tranh chấp mà là một vũ khí phe phái do các nuớc khác nắm lấy để từ chối các quyền tự nhiên của TQ.


But there is a major problem for China in using these historical arguments. There’s hardly any evidence for them.


Nhưng có một vấn đề lớn đối với TQ trong việc sử dụng lập luận lịch sử. Hầu như họ không có bất kì bằng chứng nào.

This isn’t the impression the casual reader would get from reading most of the journalistic articles or think-tank reports written about the South China Sea disputes in recent years. That’s because almost all of these articles and reports rely for their historical background on a very small number of papers and books. Worryingly, a detailed examination of those works suggests they use unreliable bases from which to write reliable histories.


Đây không phải là ấn tượng mà người đọc bình thường thu được khi đọc hầu hết các bài báo hoặc các báo cáo của các nhóm chuyên gia (think-tank) viết về tranh chấp Biển Đông trong những năm gần đây. Đó là vì hầu như tất cả các bài báo và báo cáo này đều có căn cứ lịch sử dưa trên một số lượng rất nhỏ các bài viết và sách. Đáng lo ngại là việc kiểm tra chi tiết những công trình này gợi ra rằng họ sử dụng các căn cứ không đáng tin cậy để từ đó viết ra những chuyện lịch sử [đuợc cho là] đáng tin cậy.

This is a significant obstacle to resolving the disputes because China’s misreading of the historical evidence is the single largest destabilizing factor in the current round of tension. After decades of mis-education, the Chinese population and leadership seem convinced that China is the rightful owner of every feature in the Sea – and possibly of all the water in between. This view is simply not supported by the evidence from the 20th Century.


Đây là một trở ngại đáng kể trong việc giải quyết tranh chấp vì việc Trung Quốc đọc nhầm các bằng chứng lịch sử là yếu tố gây bất ổn lớn nhất trong đợt căng thẳng hiện nay. Sau nhiều thập niên giáo dục sai, người dân và lãnh đạo TQ dường như tin rằng TQ là chủ sở hữu hợp lẽ tất cả các thể địa lí trong biển này- và có thể tất cả các vùng biển ở giữa. Quan điểm này đơn giản là không được các bằng chứng từ thế kỉ 20 hậu thuẫn.


Who controls the past, controls the future

The problem for the region is that this mis-education is not limited to China. Unreliable evidence is clouding the international discourse on the South China Sea disputes. It is skewing assessments of the dispute at high levels of government – both in Southeast Asia and in the United States. I will use three recent publications illustrate my point: two 2014 “Commentary” papers for the Rajaratnam School of International Studies in Singapore written by a Chinese academic Li Dexia and a Singaporean Tan Keng Tat, a 2015 presentation by the former US Deputy-Ambassador to China, Charles Freeman at Brown University and a 2014 paper for the US-based Center for Naval Analyses.

Ai kiểm soát quá khứ sẽ kiểm soát tương lai

Vấn đề đối với khu vực này là việc giáo dục sai không chỉ giới hạn ở TQ. Bằng chứng không đáng tin cậy che phủ diễn ngôn quốc tế về tranh chấp Biển Đông. Nó đang bẽ lệch các đánh giá về tranh chấp này ở cấp cao trong chính phủ – cả ở Đông Nam Á lẫn ở Hoa Kì. Tôi sẽ sử dụng ba tài liệu công bố gần đây để minh họa cho quan điểm của mình: hai bài ‘Bình Luận’ năm 2014 của Trường Nghiên Cứu Quốc Tế Rajaratnam ở Singapore do học giả TQ Li Dexia (Lí Đức Hà) và một người Singapore tên Tan Keng Ta viết[1], một bài thuyết trình năm 2015 của cựu Phó Đại sứ Mĩ tạiTQ Charles Freeman tại Đại học Brown[2] và một bài báo năm 2014 của Trung Tâm Phân Tích Hải Quân có trụ sở tại Hoa Kì.[3]


What is striking about these recent works and they are just exemplars of a much wider literature is their reliance on historical accounts published many years ago: a small number of papers published in the 1970s, notably one by Hungdah Chiu and ChoonHo Park; Marwyn Samuels’ 1982 book, Contest for the South China Sea; Greg Austin’s 1998 book China’s Ocean Frontier and two papers by Jianmeng Shen published in 1997 and 2002.




Điểm nổi bật về những công trình gần đây này – và chúng chỉ là một các mẫu của một luồng văn bản rộng lớn hơn nhiều – là chúng tin vào các tài liệu lịch sử công bố nhiều năm trước đây: một số lượng nhỏ các bài viết được công bố trong thập niên 1970, đáng chú ý là tài liệu của Hungdah Chiu và Choon-Ho Park;[4] cuốn sách Contest for the South China Sea của Marwyn Samuels năm 1982;[5] cuốn sách China’s Ocean Frontier[6] của Greg Austin năm 1998 và hai bài báo của Jianmeng Shen [申建明 (Thân Kiến Minh)] công bố năm 1997[7] và 2002.[8]

These writings have come to form the conventional wisdom about the disputes. Google Scholar calculates that Chiu and Park’s paper is cited by 73 others, and Samuels’ book by 143. Works that quote these authors include one by Brian Murphy from 1994 and those by Jianming Shen from 1997 and 2002 – which are, in turn, quoted by 34 and 35 others respectively and by Chi-kin Lo, whose 1989 book is cited by 111 other works. Lo explicitly relies on Samuels for most of his historical explanation, indeed praises him for his “meticulous handling of historical data” (p.16). Admiral (ret) Michael McDevitt, who wrote the forward to the CNA paper, noted that Contest for the South China, “holds up very well some 40 years later.”

Các tài liệu này đã tới chỗ thành ‘kiến thức phổ thông’ (conventional wisdom) về các tranh chấp [ở Biển Đông]. Google Scholar tính ra rằng tài liệu của Chiu và Park được 73 công trình khác trích dẫn, và sách của Samuels đuợc 143. Những công trình có trích dẫn các tác giả này gồm một của Brian Murphy năm 1994[9] và những công trình của Jianming Shen năm 1997 và 2002 – rồi tới phiên chúng lại được trích dẫn tương ứng bởi 34 và 35 công trình khác và bởi Chi-kin Lo mà cuốn sách của ông lại được 111 công trình khác nữa trích dẫn.[10] Đối với hầu hết các diễn giải lịch sử, Lo dựa vào Samuels một cách rõ rệt, thực sự ca ngợi ông vì “xử lí tỉ mỉ cácdữ liệu lịch sử” (p.16). Đô Đốc (hưu) Michael McDevitt khi viết lời mở đầu cho bài viết của CNA, lưu ý rằng quyển Contest for the South China “ vẫn đứng rất vững cho tới khoảng 40 năm nữa.”


These works were the first attempts to explain the history of the disputes to English-speaking audiences. They share some common features:

Những công trình này là những nỗ lực đầu tiên giảng giải lịch sử của các tranh chấp cho người xem nói Tiếng Anh. Chúng có một số đặc điểm chung:


They were written by specialists in international law or political science rather than by maritime historians of the region.
They generally lacked references to primary source material
They tended to rely on Chinese media sources that contained no references to original evidence or on works that refer to these sources
They tended to quote newspaper articles from many years later as proof of fact
They generally lacked historical contextualizing information
They were written by authors with strong links to China

Chúng được viết bởi các chuyên gia về luật quốc tế hay khoa học chính trị chứ không phải là nhà sử học về biển của khu vực này.
Chúng thường thiếu các tham khảo từ nguồn tài liệu gốc (primary source material)
Chúng có xu hướng dựa vào các nguồn trên báo chí TQ mà các nguồn này lại không đưa ra nguồn ttham khảo nào từ các bằng chứng ban đầu hoặc từ các công trình có tham khảo các nguồn này
Chúng có xu hướng trích dẫn các bài báo nhiều năm sau đó như là bằng chứng có thật
Chúng thường thiếu thông tin bối cảnh lịch sử
Chúng được viết bởi tác giả có các quan hệ mạnh mẽ với TQ

The early works on the disputes

English-language writing on the South China Sea disputes emerged in the immediate aftermath of the “Battle of the Paracels” in January 1974, when PRC forces evicted Republic of Vietnam (“South Vietnam”) forces from the western half of the islands.

Các công trình ban đầu về tranh chấp

Việc viết về các tranh chấp ở Biển Đông bằng tiếng Anh nổi lên như hậu quả trực tiếp của ‘Trận đánh ở quần đảo Hoàng Sa’ vào tháng 1 năm 1974, khi quân đội TQ đuổi quân đội Việt Nam Cộng Hòa (‘Nam Việt Nam’) ra khỏi nửa phía Tây của quần đảo này.

The first analyses were journalistic, including one by Cheng Huan, then a Chinese-Malaysian law student in London now a senior legal figure in Hong Kong, in the following month’s edition of the Far Eastern Economic Review. In it, he opined that, “China’s historical claim [to the Paracels] is so well documented and for so many years back into the very ancient past, that it would be well nigh impossible for any other country to make a meaningful counter claim.” This judgement by a fresh-faced student was approvingly quoted in Chi-Kin Lo’s 1989 book “China’s Policy Towards Territorial Disputes.”


Các phân tích đầu tiên mang tính báo chí, trong đó có một bài của Cheng Huan, lúc đó là một sinh viên luật người Malaysia gốc Hoa ở London mà bây giờ là một khuôn mặt pháp lí cao cấp tại Hong Kong, trong ấn bản tháng sau đó của Far Eastern Economic Review (Tạp Chí Kinh Tế Viễn Đông).[11] Trong bài đó, ông phát biểu rằng, “yêu sách lịch sử của TQ [đối với quần đảo Hoàng Sa] rất vững chải về mặt tài liệu ghi chép (well documented) và đi ngược về quá khứ xa xưa rất nhiều năm, rằng sẽ gần như bất khả để bất kì nước nào khác đưa ra một phản yêu sách có ý nghĩa.” Lời thẩm định của một sinh viên còn non choẹt đã được chuẩn nhận trích dẫn trong cuốn sách ‘China’s Policy Towards Territorial Dispute’ của Chi-Kin Lo xuất bản năm 1989.[12]


The first academic works appeared the following year. They included a paper by Tao Cheng for the Texas International Law Journal and another by Hungdah Chiu and ChoonHo Park for Ocean Development & International Law. The following year, the Institute for Asian Studies in Hamburg published a monograph by the German academic, Dieter Heinzig, entitled ‘

Các công trình có tính học thuật đầu tiên xuất hiện năm sau đó. Chúng gồm một bài viết của Tao Cheng cho Tạp Chí Luật Quốc Tế Texas[13] và một bài khác của Hungdah Chiu và Choon-Ho Park cho Ocean Development & International Law.[14] Năm sau, Viện Nghiên Cứu Châu Á tại Hamburg xuất bản một chuyên khảo của học giả Đức Dieter Heinzig có tựa là ‘Disputed islands in the South China Sea’(Các đảo tranh chấp ở Biển Đông).[15] Đây là những bài viết mở đuờng nhưng nội dung – và do đó phân tích của chúng- còn xa mới có tính trung lập.


Cheng’s paper relied primarily upon Chinese sources with additional information from American news media. The main Chinese sources were commercial magazines from the 1930s notably editions of the Shanghai-based Wai Jiao Ping Lun [Wai Chiao Ping Lun] (Foreign Affairs Review) from 1933 and 1934 and Xin Ya Xiya yue kan [Hsin-ya-hsi-ya yueh kan] (New Asia Monthly) from 1935. These were supplemented by material from the Hong Kong-based news magazine Ming Pao Monthly from 1973 and 1974. Other newspapers quoted included Kuo Wen Chou Pao (National News Weekly), published in Shanghai between 1924 and 1937, Renmin Ribao [Jen Ming Jih Pao](People’s Daily) and the New York Times. Cheng didn’t reference any French, Vietnamese or Philippine sources with the exception of a 1933 article from La Geographie that had been translated and reprinted in Wai Jiao Ping Lun.

Bài của Cheng chủ yếu dựa vào nguồn của TQ với các thông tin bổ sung từ báo chí Mĩ. Các nguồn chính của TQ là các tạp chí thương mại hồi thập niên 1930, đáng chú ý là các số của tạp chí Wai Jiao Ping Lun [外交评论 (Ngoại Giao Bình Luận)] ở Thượng Hải năm 1933 và năm 1934 và Xin Ya Xiya yue kan [亚细亚月刊 (Tân Á Tế Á Nguyệt San: Nguyệt san Châu Á mới)] năm 1935. Các nguồn này được bổ sung bằng các tài liệu từ tạp chí tin tức hàng tháng Ming Pao [ (Minh Báo)] ở Hong Kong năm 1973 và năm 1974. Các báo khác được trích dẫn bao gồm Kuo Wen Chou Pao [国文周 (Quốc Văn Chu Báo: Tuần Báo Quốc Văn)], xuất bản tại Thượng Hải từ năm 1924 đến 1937, Renmin Ribao [Nhân Dân Nhật Báo] và New York Times. Cheng không tham khảo bất kì nguồn nào của Pháp, Việt Nam hoặc Philippines, ngoại trừ một bài báo từ La Geographie (Địa Lí) năm 1933 đã được dịch và in lại trong Wai Jiao Ping Lun.

The paper by Hungdah Chiu and ChoonHo Park relied upon similar sources. In crucial sections it quotes evidence based upon articles published in 1933 in Wai Jiao Ping Lun and Wai Jiao Yue Bao [Wai-chiao yüeh-pao] (Diplomacy monthly), and Fan-chih yüeh-kan [Geography monthly] from 1934 as well as Kuo-wen Chou Pao [National news weekly] from 1933 and the Chinese government’s own Wai-chiao-pu kung-pao, [Gazette of the Ministry of Foreign Affairs]. It supplements this information with material gathered from a 1948 Shanghai publication by Cheng Tzu-yüeh, Nan-hai chu-tao ti-li chih-lūeh (General records on the geography of southern islands) and Republic of China government statements from 1956 and 1974.


Bài báo của Hungdah Chiu và Choon-Ho Park cũng dựa trên các nguồn tương tự. Trong những phần cốt lõi, bài viết trích dẫn bằng chứng dựa trên các bài báo được xuất bản vào năm 1933 trong Wai Jiao Ping Lun[16] và Wai Jiao Yue Bao  [外交月 (Ngoại Giao Nguyệt Báo)][17], và Fan-chih Yueh-k’an [方志月刊 (Phuơng Chí Nguyệt San)] năm 1934[18] cũng như Kuo-wen Chou Pao (Quốc Văn Chu Báo) năm 1933 và Wai-Chiao-pu kung-pao [外教部公宝:(Ngoại Giao Bộ Công Báo: Công báo Bộ Ngoại Giao)] của chính phủ TQ.[19] Nó bổ sung thông tin này với các tài liệu thu thập được từ quyển Nan-hai chu-tao ti-li chih lūeh [南海诸岛地理志略 (Nam Hải chư đảo địa lí chí lược)] của Cheng Tzu-Yueh [郑资约 (Trịnh Tư Ước)] xuất bản năm 1948 ở Thượng Hải,[20] và các tuyên bố của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) từ năm 1956[21] đến 1974.[22]


Chiu and Park do use some Vietnamese references, notably eight press releases or fact sheets provided by the Embassy of the Republic of Vietnam in Washington. They also refer to some, “unpublished material in the possession of the authors.” However, the vast majority of their sources are from the Chinese media.

Chiu và Park có sử dụng một số tài liệu tham khảo của Việ Nam, đặc biệt là 8 thông cáo báo chí hay các bảng kê sự kiện do Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Washington đưa ra. Họ cũng tham khảo một số “tài liệu chưa được công bố thuộc sở hữu của hai tác giả.” Tuy nhiên, phần lớn nguồn của họ là từ báo chí TQ.


Writing a year later, Dieter Heinzig relied, in particular, on editions of two Hong Kong-based publications Ch’i-shih nien-tai (Seventies Monthly) and Ming Pao Monthly published in March and May 1974 respectively.

Viết một năm sau đó, Dieter Heinzig dựa vào, đặc biệt là các ấn bản của hai tạp chí Hong Kong Ch’i-shih nien-tai [七十年代 (Thất thập niên đại)] và Ming Pao [ (Minh Báo)][23] xuất bản lần lượt vào tháng 3 và tháng 5 năm 1974.


What is significant is that all these foundational papers used as their basic references Chinese media articles that were published at times when discussion about the South China Sea was highly politicised. 1933 was the year that France formally annexed features in the Spratly Islands – provoking widespread anger in China, 1956 was when a Philippine businessman, Tomas Cloma, claimed most of the Spratlys for his own independent country of “Freedomland” – provoking counterclaims by the RoC, PRC and Republic of Vietnam; and 1974 was the year of the Paracels battle.


Điều quan trọng là tất cả những bài viết nền tảng này đã được sử dụng làm tài liệu tham khảo cơ bản cho các bài báo TQ xuất hiện trên truyền thông vào những thời điểm khi thảo luận về Biển Đông đã bị chính trị hóa cao độ. Năm 1933 là năm mà Pháp chính thức sáp nhập các thể địa lí thuộc quần đảo Trường Sa – kích động sự giận dữ lan rộng ở TQ, 1956 là năm mà doanh nhân Tomas Cloma của Philippines tuyên bố hầu hết quần đảo Trường Sa là quốc gia độc lập “Freedomland” của chính mình – kích động các phản yêu sách của THDQ, TQ và Việt Nam Cộng Hòa; và 1974 là năm có trận đánh Hoàng Sa.


Newspaper articles published during these three periods cannot be assumed to be neutral and dispassionate sources of factual evidence. Rather, they should be expected to be partisan advocates of particular national viewpoints. This is not to say they are automatically incorrect but it would be prudent to verify their claims with primary sources. This is not something that the authors did.


Các bài báo được công bố trong ba thời kì này thì không thể được xem là các nguồn trung lập và vô tư về bằng chứng thực tế mà cần phải được xem là những tài liệu phe phái ủng hộ các quan điểm quốc gia cụ thể. Điều này không có ý nói rằng các tài liệu đó sẽ tự động không chính xác mà cần phải thận trọng kiểm chứng những điều chúng khẳng định với các nguồn tài liệu gốc. Đây không phải là điều mà các tác giả đã làm.

The pattern set by Cheng, Chiu and Park and Heinzig was then repeated in Marwyn Samuels’ book Contest for the South China Sea. Samuels himself acknowledges the Chinese bias of his sources in the book’s Introduction, when he states “this is not a study primarily either in Vietnamese or Philippine maritime history, ocean policy or interests in the South China Sea. Rather, even as the various claims and counterclaims are treated at length, the ultimate concern here is with the changing character of Chinese ocean policy.” Compounding the issues, Samuels acknowledges that his Asian research was primarily in Taiwanese archives. However, crucial records relating to the RoC’s actions in the South China Sea in the early 20th Century were only declassified in 2008/9, long after his work was published.

Khuôn mẫu do Cheng, Chiu và Park và Heinzig thiết lập sau đó đã được lặp lại trong cuốn sách Contest for the South China Sea của Marwyn Samuels.[24] Chính Samuels tự thừa nhận sự thiên vị TQ trong các nguồn của ông trong Lời Mở Đầu của cuốn sách, khi ông nói “đây không phải là một nghiên cứu chủ yếu về lịch sử trên biển, chính sách đại dương hoặc lợi ích của Việt Nam hay Philippines ở Biển Đông. Thay vào đó, ngay cả khi với các yêu sách và phản yêu sách khác nhau được bàn luận khá dài, mối quan tâm cuối cùng ở đây là với tính chất thay đổi trong chính sách đại dương của TQ.” Kết hợp các vấn đề lại, Samuels thừa nhận rằng nghiên cứu Châu Á của ông chủ yếu trong kho lưu trữ của Đài Loan. Tuy nhiên, các hồ sơ chính yếu liên quan đến hành động của THDQ ở Biển Đông trong đầu thế kỉ 20 chỉ được giải mật năm 2008/9, sau khi công trình của ông được công bố khá lâu.[25]


There was another burst of history-writing in the late 1990s. The former US State Department Geographer turned oil-sector consultant Daniel Dzurek wrote a paper for the International Boundaries Research Unit of the University of Durham in 1996 and a book by an Australian analyst Greg Austin was published in 1998. Austin’s historical sections reference Samuels’ book, the paper by Chiu and Park, a document published by the Chinese Foreign Ministry in January 1980 entitled “China’s indisputable sovereignty over the Xisha and Nansha islands” and an article by Lin Jinzhi in the People’s Daily. Dzurek’s are similar.



Có một sự bùng nổ về việc viết lịch sử vào cuối thập niên 1990. Nhà địa lí Daniel Dzurek, cưu nhân viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kì sau trở thành nhà tư vấn trong lĩnh vực dầu khí đã viết một bài báo cho Đơn vị nghiên cứu các ranh giới quốc tế của Đại học Durham vào năm 1996 và cuốn sách của một nhà phân tích Úc Greg Austin xuất bản vào năm 1998. Phần lịch sử của Austin tham khảo sách của Samuels, các bài viết của Chiu và Park, tài liệu có tên ‘Chủ quyền không thể tranh cãi của TQ đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa’ do Bộ Ngoại Giao TQ công bố tháng 1 năm 1980[26] và một bài viết của Lin Jinzhi (Lâm Kim Chi) trên tờ Nhân Dân.[27] Cuốn sách của Dzurek cũng tương tự.

The next major contributor to the narrative was a Chinese-American law professor, Jianming Shen based at St. John’s University School of Law in New York. In 1997 he published a key article in the Hastings International and Comparative Law Review. Like the Texas International Law Journal, the Review is a student-edited publication. It hardly needs saying that an editorial board comprised of law students may not be the best body to oversee works of Asian maritime history. Chen followed this article with a second in a more prestigious journal, the Chinese Journal of International Law – although in many sections it simply referenced the first article.

Người đóng góp quan trọng kế tiếp cho cách tường thuật này là một giáo sư luật Mĩ gốc Hoa, Jianming Shen thuộc Trường Luật Đại học St. John ở New York. Năm 1997, ông công bố một bài viết then chốt trong Hastings International and Comparative Law Review. Giống như Tạp Chí Luật quốc tế Texas, Tạp Chí này là một ấn phẩm do sinh viên biên tập. Hầu như không cần phải nói rằng ban biên tập gồm các sinh viên khó có thể là cơ quan tốt nhất để giám sát các công trình về lịch sử biển Châu Á. Tiếp sau bài viết này, Shen có một bài thứ hai trong một tạp chí có uy tín hơn, the Chinese Journal of International Law – mặc dù trong nhiều mục nó chỉ đơn giản là tham khảo bài viết thứ nhất.

Chen’s two articles have been particularly influential – the 2014 CNA paper references them at least 170 times, for example. However, an examination of their sources shows them to be just as suspect as their predecessors. The historical sections that provide the evidence for his 1997 paper rely in large part on two sources. One is a book edited by Duanmu Zheng entitled Guoji Fa (International Law) published by Peking University Press in 1989 (referenced at least 18 times). The following year Duanmu became the PRC’s second-highest ranking legal official – Vice President of the PRC’s Supreme People’s Court – and was later one of the drafters of the Hong Kong Basic Law. In other words, he was a senior Chinese state official. Shen’s other main historical source is a collection of papers from a Symposium On The South China Sea Islands organized by the Institute for Marine Development Strategy, part of the Chinese State Oceanic Administration, in 1992 (referenced at least 11 times). It seems more than ironic that material produced by the State Oceanic Administration and the Chinese legal establishment has subsequently been processed through the writings of Professor Chen and then the Center for Naval Analyses and now become part of the Pentagon’s understanding of the history of the South China Sea.

Hai bài viết của Shen đặc biệt có ảnh hưởng – chẳng hạn bài của CNA 2014 dẫn ít nhất là 170 lần hai bài này. Tuy nhiên, khi kiểm tra lại nguồn thì thấy rõ hai bài này cũng đáng nghi như các bài có trước. Các mục về lịch sử nhằm cung cấp các bằng chứng cho bài năm 1997 của ông dựa phần lớn vào hai nguồn. Một là một cuốn sách của Duanmu Zheng [端木正 (Đoan Mộc Chính)] có tên Guoji Fa [Quốc Tế Pháp (Luật quốc tế)] do nhà xuất bản Đại Học Bắc Kinh xuất bản năm 1989 (đuợc tham chiếu ít nhất 18 lần).[28] Năm sau Duanmu chính thức trở thành quan chức pháp luật đứng thứ hai ở TQ – Phó Chánh Án Toà án nhân dân tối cao của TQ – và sau đó là một trong những người dự thảo Luật Cơ bản của Hong Kong.[29] Nói cách khác, ông là một quan chức cấp cao của nhà nước TQ. Nguồn sử liệu chính khác của Shen là một tập hợp các bài từ một hội nghị chuyên đề về các đảo ở Biển Đông do Viện Chiến lược phát triển biển, một bộ phận của Cục Hải Dương Quốc Gia TQ, tổ chức năm 1992 (đuợc tham chiếu dẫn ít nhất 11 lần). Có vẻ còn hơn là trớ trêu rằng tài liệu do Cục Quản Lí Hải dương Quốc Gia làm ra và tiếp đó được các cơ quan pháp lí của TQ xào nấu thông qua các tác phẩm của giáo sư Shen và của Trung Tâm Phân Tích Hải Quân lúc đó mà bây giờ lại trở thành một thành phần trong hiểu biết của Lầu Năm Góc về lịch sử Biển Đông.

None of the writers mentioned so far were specialists in the maritime history of the South China Sea. Instead they were political scientists (Cheng and Samuels), lawyers (Chiu and Park and Shen) or international relations specialists (Heinzig and Austin). As a rule their works don’t examine the integrity of the texts that they quote, nor do they discuss the contexts in which they were produced. In particular Cheng and Chiu and Park incorporate anachronistic categories – such as “country” to describe pre-modern relations between political entities around the South China Sea – for periods when political relations were quite different from those that exist today.

Không ai trong số các tác giả được nói tới cho đến giờ là chuyên gia về lịch sử biển ở Biển Đông mà là nhà khoa học chính trị (Cheng và Samuels), luật sư (Chiu và Park và Shen) hoặc chuyên gia quan hệ quốc tế (Heinzig và Austin). Như một quy luật, các công trình của họ không kiểm tra tính toàn vẹn của các lời văn mà họ trích dẫn, và họ cũng không bàn luận về bối cảnh mà chúng được tạo ra. Đặc biệt Cheng cùng với Chiu và Park lại đưa vào các khái niệm lỗi thời – chẳng hạn như ‘đất nước’ (country) để mô tả quan hệ tiền hiện đại giữa các thực thể chính trị xung quanh Biển Đông – cho những giai đoạn mà các quan hệ chính trị rất khác biệt với các quan hệ đang có hiện nay.


It’s also worth noting that Cheng, Chiu and Shen were Chinese-born. Cheng and Shen both graduated with LLBs from Peking University. Chiu graduated from National Taiwan University. While this does not, of course, automatically make them biased, it is reasonable to assume they were more familiar with Chinese documents and the Chinese point of view. Both Samuels and Heinzig were scholars of China.


Cũng đáng chú ý là Cheng, Chiu và Shen đều là người gốc Hoa. Cheng và Shen đều tốt nghiệp LLB (Cử Nhân Luật) tại Đại học Bắc Kinh. Chiu tốt nghiệp Đại học Quốc gia Đài Loan. Dù điều này tất nhiên không tự động làm cho họ thành thiên vị, nhưng sẽ hợp lí để cho rằng họ quen thuộc với các tài liệu của TQ và các quan điểm của TQ nhiều hơn. Cả Samuels lẫn Heinzig đều là những học giả về TQ.

Flawed evidence

It is hardly surprising that the first English-language writings on the disputes, written as they were by Chinese authors and based upon Chinese sources, come down on the Chinese side of the argument. Cheng’s judgment (p277) was that, “it is probably safe to say that the Chinese position in the South China Sea islands dispute is a “superior claim” Chiu and Park (p.20) concluded that “China has a stronger claim to the sovereignty of the Paracels and the Spratlies [sic] than does Vietnam.” Chen’s point of view is obvious from the titles of his papers: “International Law Rules and Historical Evidence Supporting China’s Title to the South China Sea Islands” and “China’s Sovereignty over the South China Sea Islands.”


Bằng chứng có lổ hổng

Hầu như không đáng ngạc nhiên rằng những tài liệu bằng tiếng Anh đầu tiên về tranh chấp [Biển Đông], được viết như thể chúng do các tác giả TQ viết và dựa trên các nguồn của TQ, ủng hộ lập luận của TQ. Cheng đánh giá (p. 277) rằng “có lẽ an toàn để nói rằng vị thế của TQ trong tranh chấp các đảo ở Biển Đông là một ‘yêu sách vượt trội hơn cả’.” Chiu và Park (p.20) kết luận rằng “TQ có yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Spratlies [sic]) mạnh mẽ hơn Việt Nam.” Có thể thấy rõ quan điểm của Shen qua tựa hai bài báo của ông ta: ‘Các quy tắc của luật quốc tế và bằng chứng lịch sử hậu thuẫn quyền sở hữu của TQ đối với các đảo ở Biển Đông’ và ‘Chủ quyền của TQ đối với các đảo ở Biển Đông.’


These verdicts are still influential today: they were quoted in Li and Tan’s 2014 papers, for example. Yet a closer examination of the evidence upon which they are based suggests they are deeply flawed. Those magazine articles from 1933, 1956 and 1974 should not be regarded as neutral evidence but as partisan readings of a contested history.


Những lời phán này vẫn còn có ảnh hưởng tới ngày nay: chẳng hạn chúng đã được các bài viết của Li và Tan năm 2014 trích dẫn. Tuy nhiên, khi xem xét cặn kẽ hơn các bằng chứng mà họ dựa vào thì sẽ thấy chúng sai lầm trầm trọng. Những bài viết vào năm 1933, 1956 và 1974 không nên được coi là bằng chứng  trung lập mà là các bài đọc có tính phe phái về lịch sử tranh chấp.

There isn’t space here to cover all the claims the writers make about events before the 19th Century. In summary, the accounts by Cheng, Chiu and Park, Samuels and Shen all share the common assumption: that China has always been the dominant naval, trading and fishing power in the South China Sea. Cheng, for example puts it like this, “It has been an important part of the sea route from Europe to the Orient since the 16th century, a haven for fishermen from the Hainan Island, and the gateway for Chinese merchants from south China to Southeast Asia since earlier times” (p.266).

Bài viết này không có chỗ để nêu lên tất cả những khẳng định mà các tác giả đã đưa ra về các sự kiện trước thế kỉ 19. Tóm lại, các điều Cheng, Chiu và Park, Samuels và Shen đưa ra đều có cùng giả định chung: đó là TQ luôn luôn chiếm ưu thế hải quân, thương mại và khả năng đánh cá ở Biển Đông. Chẳng hạn như Cheng đã nêu như thế này, “Nó là một phần quan trọng của tuyến đường biển từ Châu Âu đến Phương Đông kể từ thế kỉ thứ 16, là nơi trú ẩn cho ngư dân Đảo Hải Nam, và là cửa ngõ cho các thương gia TQ từ miền Nam TQ đến Đông Nam Á kể thời xa xưa”(p.266).


More empirically-based histories of the Sea suggest the situation was much more complex. Works by the historians Leonard Blussé, Derek Heng, Pierre-Yves Manguin, Roderich Ptak, Angela Schottenhammer, Li Tana, Nicholas Tarling and Geoff Wade have revealed a much more heterogeneous usage of the sea in the pre-modern period. Chinese vessels and merchants played almost no role in seaborne trade till the 10th Century and even after that were never dominant but shared the sea with Malays, Indians, Arabs and Europeans. Research by by François-Xavier Bonnet, Ulises Granados and Stein Tonnesson show how similar patterns persisted into the 20th Century.


Lịch sử dựa vào thực tiễn Biển Đông nhiều hơn gợi cho thấy tình hình phức tạp hơn nhiều. Các công trình của các nhà sử học Leonard Blussé, Derek Heng, Pierre-Yves Manguin, Roderich Ptak, Angela Schottenhammer, Li Tana, Nicholas Tarling và Geoff Wade đã cho thấy việc sử dụng biển trong thời tiền hiện đại đa phương hơn rất nhiều. Tàu thuyền và các thương nhân TQ hầu như không có vai trò trong giao thương đường biển cho mãi đến thế kỉ thứ 10 và thậm chí sau đó cũng chưa bao giờ chiếm ưu thế mà sử dụng biển chung với người Malaysia, Ấn Độ, Ả Rập và Châu Âu. Nghiên cứu của François-Xavier Bonnet,[30] Ulises Granados[31] và Stein Tønnesson[32] cho thấy mô thức tương tự đã kéo dài vào thế kỉ 20 như thế nào.


Accounts from the early 20th century reveal demonstrate that the Chinese state had great trouble even controlling its own coast, and was completely unable to project authority to islands hundreds of miles offshore. For example, two articles in The Times of London from January 1908 describe the inability of the Chinese authorities to control “piracy” in the West River – inland from Canton/Guangzhou. A 1909 article by the Australian newspaper, The Examiner tells us that foreigners (“two Germans, one Japanese, and several Malays”) had begun mining operations on Hainan Island without the authorities finding out until much later.


Nhiều tài liệu tiết lộ hồi đầu thế kỉ 20 cho thấy rằng nhà nước TQ gặp khó khăn rất lớn trong việc kiểm soát ngay cả bờ biển của chính mình, và hoàn toàn khôngcó khả năng triển khai thẩm quyền tới các đảo cách xa hàng trăm cây số ngoài khơi. Ví dụ, hai bài báo trên The Times ở London tháng 1 năm 1908 mô tả sự bất lực của chính quyền TQ trong việc kiểm soát ‘cướp biển’ ở sông TâyGiang – trong nội địa ở Canton / Quảng Châu.[33] Một bài báo trên tờ The Examiner của Australia năm 1909 cho chúng ta biết rằng người nước ngoài (“hai người Đức, một người Nhật, và một số người Malaysia”) đã bắt đầu các hoạt động khai mỏ trên đảo Hải Nam mà không có cơ quan chức năng nào phát hiện cho đến mãi sau này[34].


What these contemporary accounts reveal is a South China Sea that until the mid 20th Century was essentially ungoverned, except for the occasional interventions of foreign powers against piracy. It was only in 1909, following the scandal surrounding the occupation of Pratas Island by a Japanese guano entrepreneur Nishizawa Yoshiji, that the Chinese authorities became interested in the offshore islands.


Điều mà các tài liệu này bộc lộ là một Biển Đông cho đến giữa thế kỉ 20 cơ bản vẫn không ai cai quản trừ các can thiệp khi cần của các cường quốc nước ngoài để chống cướp biển. Chỉ trong năm 1909, sau vụ ôm sồm xung quanh việc nhà khai thác phân chim Nhật Nishizawa Yoshiji chiếm đảo Pratas [TQ gọi là Đông Sa] thì nhà chức trách TQ mới trở nên quan tâm đến các đảo ngoài khơi.[35]


Protests against German surveys

Samuels (p52), however, argues that an implicit Chinese claim to the Spratly Islands might be dated to 1883 when – according to his account – the Qing government officially protested against a German state-sponsored expedition to the Spratly Islands. The assertion is sourced to the May 1974 edition of the Hong Kong-based magazine Ming Pao Monthly without other corroborating evidence. Chiu and Park (in footnote 47) ascribe it to an article published 50 years after the alleged events in question in a 1933 edition of Wai Jian Yue Pao (Wai-chiao yüeh-pao) [Diplomacy monthly], Heinzig quotes the same edition of Ming Pao that Samuels relies on to state that the 1883 German expedition actually withdrew following the Chinese protest.


Việc phản đối các cuộckhảo sát của Đức

Tuy nhiên, Samuels (p. 52) cho rằng có thể xem TQ đã ngầm yêu sách quần đảo Trường Sa từ năm 1883 khi (theo trình bày của ông) chính phủ nhà Thanh chính thức phản đối đoàn khảo sát (có nhà nước bảo trợ) Đức tới quần đảo Trường Sa. Khẳng định này lấy nguồn từ số tháng 5 năm 1974 của tạp chí tháng Ming Pao của Hong Kong mà không có bằng chứng bổ trợ nào khác. Chiu và Park (trong chú thích 47) quy nó về một bài báo trong Wai Jiao Yue Bao năm 1933, tức viết ra sau sự kiện đang nghi vấn này những 50 năm,[36] Heinzig cũng trích dẫn cùng số Ming Pao mà Samuels dựa vào để nói rằng đoàn khảo sát Đức năm 1883 thực sự đã rút đi sau khi có phản đối của TQ.

This claim seems highly unlikely because the German surveyors mapped the Paracel Islands (not the Spratlys) between 1881 and 1883, finished their work and subsequently published a chart. A French edition was published in 1885.


Điều khẳng định này có vẻ rất khó xảy ra bởi vì các nhà khảo sát Đức đã lập bản đồ quần đảo Hoàng Sa (không phải Trường Sa) từ năm 1881 đến năm 1883, hoàn tất công việc và sau đó đã xuất bản một hải đồ. Ấn bản tiếng Pháp của hải đồ đó được xuất bản năm 1885.[37]

The 1887 Sino-Tonkin convention

Samuels argues that the 1887 Sino-Tonkin convention negotiated by the French government, nominally on behalf of Tonkin, amounted to an international agreement allocating the islands to China (p52). Article 3 of the Convention does indeed allocate islands east of the Paris meridian 105°43’ to China. But Samuels and the other authors failed to notice that the Convention applied to Tonkin – the northernmost area of what is now Vietnam and therefore can only relate to islands in the Gulf of Tonkin. The Paracels and Spratlys lie much further south in what were then the realms of Annam and Cochinchina, not covered by the Convention.

Công ước Pháp-Thanh [Sno-Tonkin] 1887

Samuels lập luận rằng công ước Pháp -Thanh 1887 do chính phủ Pháp đàm phán, trên danh nghĩa là thay mặt cho cho Bắc Kì [Tonkin], cho ra một thỏa thuận quốc tế phân các đảo này [Hoàng Sa và Trường Sa] cho TQ (p. 52). Điều 3 của Công ước quả thực có phân các đảo phía Đông kinh tuyến Paris 105° 43′ cho TQ. Nhưng Samuels và các tác giả khác không để ý rằng Công Ước này áp dụng cho Bắc Bộ – khu vực phía Bắc của vùng đất bây giờ là Việt Nam và do đó chỉ có thể liên quan đến các đảo trong Vịnh Bắc Bộ. Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm lệch xa về phía Nam trong khu vực mà lúc đó là lãnh địa của An Nam (Trung Kì) và Nam Kì không thuộc phạm vi của Công Ước.

The mystery of the 1902 voyage

There also appears to be some confusion about the date of the first visit by Chinese officials to the Paracel Islands. Samuels (p.53), on the strength of the 1974 Ming Pao Monthly article, puts it in 1902 with a return visit in 1908. Austin and Dzurek follow Samuels in this. Li and Tan (2014) also assert the 1902 claim, along with one of a separate expedition in 1907. Cheng dates it to 1907, based on several 1933 references as do Chiu and Park who make reference to a 1933 edition of Kuo-wen chou-pao. However, in contrast to these accounts, written 26 and 72 years after the events they supposedly describe, a survey of contemporaneous newspapers makes it quite clear that the voyage took place in 1909.

Bí ẩn của chuyến đi năm 1902

Ngoài ra còn xuất hiện một số nhầm lẫn về thời gian của chuyến đi đầu tiên của các quan chức TQ tới quần đảo Hoàng Sa. Samuels (p. 53), tin vào của bài viết trên Ming Pao năm 1974, cho chuyến đi đó là vào năm 1902 với chuyến đi thứ hai vào năm 1908. Austin và Dzurek viết theo Samuels trong sự việc này. Li và Tan (2014) cũng khẳng định là năm 1902, cùng với một chuyến đi riêng biệt khác vào năm 1907. Cheng cho nó là vào năm 1907, dựa trên một số tài liệu tham khảo năm 1933[38] như Chiu và Park đã làm, hai tác giả này dẫn một ấn bản năm 1933 của Kuo-wen chou -pao.[39] Tuy nhiên, trái ngược với các tường thuật này, được viết sau cái cho là các sự kiện mà họ định mô tả tới 26 và 72 năm, việc khảo sát báo chí cùng thời đó cho thấy khá rõ rằng các chuyến đi diễn ra vào năm 1909.

There is good reason for the confusion about the 1902 expedition. In June 1937 the chief of Chinese Administrative Region Number 9, Huang Qiang, was sent on a secret mission to the Paracels – partly to check if there was Japanese activity in the islands.

Có lí do chính đáng cho sự nhầm lẫn về chuyến đi năm 1902 này. Vào tháng 6 năm1937, trưởng khu hành chính số 9 của TQ, Huang Qiang đã được phái đến quần đảo Hoàng Sa thực hiện một nhiệm vụ bí mật – một phần là để kiểm tra xem có hoạt động của người Nhật trên các đảo hay không.

But he had another role too – which a secret annex to his report makes clear. An excerpt of the annex was published in Chinese in 1987 by the Committee of Place Names of Guangdong Province. His boat was loaded with 30 stone markers – some dated 1902, others 1912 and others 1921. On North Island, they buried two markers from 1902 and four from 1912; on Lincoln Island, the team buried one marker from 1902, one from 1912 and one from 1921 and on Woody Island, two markers from 1921. Finally, on Rocky Island, they deposited a single marker, dated 1912.


Nhưng ông cũng có một nhiệm vụ khác – mà một phụ lục bí mật kèm báo cáo của ông cho thấy rõ. Một đoạn trích của phụ lục này đã được Ủy ban Địa Danh Tỉnh Quảng Đông in lại vào năm 1987.[40] Tàu của ông chở theo 30 cột mốc (marker) bằng đá – một số ghi năm 1902, một số ghi năm 1912 và một số khác ghi năm 1921. Trên Cồn Bắc, họ chôn 2 cột ghi năm 1902 và 4 cột ghi năm 1912; trên Đảo Linh Côn (Lincoln), toán công tác chôn 1 cột ghi năm 1902, 1 cột ghi năm 1912 và 1 cột ghi năm 1921 và trên đảo Phú Lâm, 2 cột ghi năm 1921. Cuối cùng, trên Đảo Đá (Rocky), họ chôn 1 cột mốc duy nhất ghi năm 1912.


The markers were forgotten until 1974 when, after the battle of the Paracels, they were found and the “discovery” was trumpeted in Hong Kong newspapers – such as Ming Pao Monthly. The non-existent 1902 expedition then entered the history books. Only now has it been debunked by the Manila-based French geographer Francois-Xavier Bonnet.

Các cột mốc này bị quên lãng cho mãi đến năm 1974 khi mà, sau trận đánh Hoàng Sa, chúng được tìm thấy và ‘khám phá’ này được làm ầm ĩ trên báo chí Hồng Kông – như Ming Pao. Chuyến đi năm 1902 không hề tồn tại này sau đó lại đi vào sử sách. Chỉ tới bây giờ nó mới bị nhà địa lí học người Pháp làm việc ở Manila Francois-Xavier Bonnet vạch trần.[41]

The island names

In his 1997 paper Shen claims the RoC Government “reviewed the names of the islands in the South China Sea” in 1932. In fact that government committee simply translated or transliterated the existing British or international names. As a result several of the Chinese names continue to honour the British surveyors that first mapped the features. In the Paracels, Líng yang Jiao – Antelope Reef – is named after a British survey vessel, the Antelope. Jīn yín Dǎo – Money Island – is not named after notes and coins – but after William Taylor Money, the Superintendent of the Bombay Marine – the navy of the East India Company.

Tên các đảo

Trong bài viết năm 1997, Shen khẳng định Chính phủ THDQ ‘thẩm tra lại tên các đảo ở biển Nam TQ’ năm 1932. Trên thực tế ủy ban chính phủ đó chỉ đơn giản dịch hay phiên âm tên Tiếng Anh hoặc tên quốc tế hiện có. Kết quả là một số trong những cái tênTiếng Trung tiếp tục vinh danh các nhà khảo sát Anh vốn lập bản đồ các thể địa lí này lần đầu tiên. Trong quần đảo Hoàng Sa có Ling yang Jiao [Linh Dương Tiêu] – dịch từ Antelope Reef (Đá Hải Sâm) – vốn được đặt tên theo một tàu khảo sát Antelope của Anh. Jin Yin Dao [Kim Ngân Đảo] – Money Island (Đảo Quang Ảnh) – không phải được đặt tên theo tiền và bạc – mà theo tên tổng giám sát William Taylor Money của Bombay Marine – đoàn tàu của Công Ti Đông Ấn.

1933 diplomatic protest?

One argument that is key to China’s claim to the Spratlys is the oft-repeated assertion that the Republic of China made a formal protest to the Government of France following the latter’s formal annexation of several features in the Spratly Islands on 26 July 1933. It’s certainly true that the annexation provoked consternation in government and nationalist anger among the public. But was a formal protest ever lodged?

Phản đối ngoại giao năm 1933?

Một lập luận vốn là chìa khóa cho yêu sách của TQ đối với quần đảo Trường Sa là việc khẳng định thường được lặp đi lặp lại rằng THDQ đã chính thức phản đối Chính Phủ Pháp sau khi nước này chính thức sáp nhập một số thể địa lí trong quần đảo Trường Sa vào ngày 26 tháng 7 năm 1933. Điều chắc chắn đúng là sự sáp nhập gây kinh ngạc trong chính phủ và nỗi tức giận dân tộc chủ nghĩa trong công chúng. Tuy nhiên, có chăng một phản đối chinh thức đã được đưa ra?

Tao Cheng, in his 1975 paper, references an article in Xin Ya Xi Ya Yue Kan [Hsin-ya-hsi-ya yueh kan] (New Asia Monthly), from two years later, 1935. Chiu and Park state in a footnote that, “there is proof that China also protested.” They reference an article in Wai-chiao yüeh-pao [Diplomacy monthly] by Cho Min, and a 1948 book by Cheng Tzu-yüeh Nan-hai chu-tao ti-li chih-lūeh [General records on the geography of southern islands].

Tao Cheng, trong bài báo năm 1975, dẫn một bài viết trong Xin Ya Ya Xi Yue Kan [Hsin-ya-hsi-ya Yueh kan (Tân Á Tế Á Nguyệt San)], ra hai năm sau đó, năm 1935.[42] Chiu và Park nêu trong một chú thích rằng “có bằng chứng rằng TQ cũng phản đối.” Họ tham khảo bài viết của Cho Min trong Wai-Chiao Yueh-pao [Ngoại Giao Nguyệt Báo],[43] và một cuốn sách Nan-hai-chu tao ti-li chih- lūeh [Nam Hải chư đảo địa lí chí lược] năm 1948 của Cheng Tzu-Yueh.[44]

However, they concede that, “The date of the Chinese note was not reported in Cheng’s book, nor is it mentioned in the “Memorandum on Four Large Archipelagoes of the Republic of China in South Sea,” issued by the ROC Ministry of Foreign Affairs in February 1974. See Lien-ho-pao [United daily news], overseas edition, February 25, 1974, p. 3.”

Tuy nhiên, họ thừa nhận rằng “Ngày TQ đưa ra phản đối không có nêu trong cuốn sách của Cheng, và cũng không được nói tới trong ‘Bản ghi nhớ về bốn quần đảo lớn của nước THDQ ở Biển Đông’ do Bộ Ngoại Giao THDQ công bố vào tháng 2 năm 1974. Xem Lien-ho-pao [ (Liên Hiệp Báo)], ấn bản nước ngoài, 25 tháng 2 năm 1974, p. 3.”

This claim appears in Ambassador Freeman’s presentation and in the CNA paper – which quoted Shen. In his 1997 paper Shen quotes two sources: Cheng and Chiu and Park – but as we have just seen – they do not provide any references for their claim. In his 2002 paper, Shen references papers from the State Oceanic Administration’s symposium. These papers are not available outside China but there is good evidence that all of these works are simply wrong.

Điều khẳng định này xuất hiện trong bài thuyết trình của Đại Sứ Freeman và trong bài của CNA – bài này trích dẫn Shen. Trong bài báo năm 1997, Shen trích dẫn hai nguồn: Cheng, và Chiu và Park – nhưng như chúng ta đã thấy – các tác giả này không nêu ra bất kì tài liệu tham khảo nào cho khẳng định của mình. Trong bài báo năm 2002, Shen dẫn các bài viết của hội nghị chuyên đề của Cục Hải Dương Quốc Gia.[45] Những bài viết này không tìm thấy bên ngoài TQ, nhưng có bằng chứng tốt rằng tất cả các công trình này đều chỉ đơn giản là sai.

Francois-Xavier Bonnet has found American records showing that immediately after the French announcement the Chinese government had to ask its consul in Manila, Mr Kuan-ling Kwong to ask the American colonial authorities there for a map showing their location. Only then was the government in Nanjing able to understand that these islands were not in the Paracels and then decide not to issue any formal protest.

Francois-Xavier Bonnet đã tìm được hồ sơ của Mĩ cho thấy rằng ngay sau công bố của Pháp chính phủ TQ đã yêu cầu viên lãnh sự ở Manila, ông Kuan-ling Kwong đến hỏi chính quyền thực dân Mĩ về bản đồ có vẽ vị trí của các đảo đó. Chỉ sau đó chính phủ ở Nam Kinh mới hiểu được rằng những đảo này không thuộc quần đảo Hoàng Sa và sau đó đã quyết định không đưa ra bất kì phản đối chính thức nào.[46]

According to Bonnet, the reason is evident from minutes of a meeting of the Republic of China’s Military Council on 1 September 1933, “All our professional geographers say that Triton Island [in the Paracels] is the southernmost island of our territory.” The RoC decided that it had no claim in the Spratly Islands at that point and therefore had nothing to protest against.

Theo Bonnet, nguyên do của việc này có thể thấy rõ từ biên bản của cuộc họp của Hội đồng quân sự THDQ vào ngày 1 tháng 9 năm 1933, “Tất cả các nhà địa lí chuyên nghiệp của chúng ta nói rằng Đảo Tri Tôn [thuộc Hoàng Sa] là đảo cực nam của lãnh thổ của chúng ta.”[47] THDQ quyết định rằng họ không có yêu sách trong quần đảo Trường Sa vào thời điểm đó và do đó không có gì để phản đối.

Research by Chris Chung, a Canadian PhD student, has found that by 1946, RoC files were referring to China’s formal protest in 1933 as if it were fact. This then became the Chinese justification to “reclaim” the islands from Japan after the Second World War.

Nghiên cứu của Chris Chung, một nghiên cứu sinh người Canada, đã phát hiện ra rằng cho tới năm 1946, các hồ sơ của THDQ đã dẫn chứng việc TQ phản đối chính thức vào năm 1933 như thể nó là có thật. Điều này sau đó đã trở thành cách biện minh của TQ cho việc ‘đòi lại’ những đảo này từ tay Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.[48]

In summary, what seems to have happened is that over the 13 years after the French annexation a different understanding of what had happened in 1933 took hold in RoC governing circles. My hypothesis is that Chinese officials confused a real 1932 protest to the French about activity in the Paracels with a non-existent 1933 protest about the Spratlys.”

Tóm lại, những gì có vẻ như đã xảy ra là hơn 13 năm sau khi Pháp sáp nhập các đảo, một hiểu biết khác biệt về những gì đã xảy ra vào năm 1933 đã bám cứng trong giới cầm quyền THDQ. Theo tôi đoán, các quan chức TQ nhầm lẫn một phản kháng có thật năm 1932 về hoạt động của Pháp ở quần đảo Hoàng Sa với một phản kháng năm 1933 không hề tồn tại về quần đảo Trường Sa
1930s surveys

In his 2002 paper, Shen claims the RoC, “organized three rounds of large-scale survey and renaming activities respectively in 1932, 1935 and 1947” (p.107) but there was no surveying work done in the Spratly Islands, just copying from international maps. This seems to be why the RoC mistranslated the name of the James Shoal – initially calling it Zengmu Tan. Zeng-mu is simply the transliteration of James. Tan means sandbank, when in fact the shoal is underwater. By this simple mis-translation a piece of seabed became an island and to this day is regarded as China’s southernmost territory – even though it doesn’t exist! The names were revised by the RoC in 1947 (at which point Zengmu Tan became Zengmu Ansha – reef) and the again by the PRC in 1983.

Các cuộc khảo sát trong thập niên 1930

Trong bài báo năm 2002, Shen cho rằng THDQ, “đã tổ chức ba đợt khảo sát quy mô lớn cùng các hoạt động đặt tên lại tương ứng vào năm 1932, 1935 và 1947” (p.107) nhưng không có công việc khảo sát nào đã được thực hiện ở quần đảo Trường Sa mà chỉ là việc sao chép lại bản đồ quốc tế. Điều này có vẻ là lí do tại sao THDQ đã dịch sai tên của James Shoal [Bãi Ngầm James] – ban đầu gọi nó Zengmu Tan [曾母Tăng Mẫu Than)]. Zeng-mu chỉ đơn giản là phiên âm của từ James. Tan [ (than)] có nghĩa là bãi cát, trong khi thực tế thì ‘shoal’ là bãi ngầm. Qua việc dịch sai đơn giản này một mảnh đáy biển đã trở thành một đảo và được coi là lãnh thổ cực nam của TQ cho đến tận hôm nay – dù nó không tồn tại! Những cái tên đó đã được THDQ sửa đổi lại năm 1947 (lúc đó Zengmu Tan trở thành Zengmu Ansha – [暗沙 (ám sa:  rạn san hô ngầm)]) và TQ chỉnh lại một lần nữa năm 1983.[49]

The Cairo Declaration

Shen (2002 p139) and Xi and Tan (2014) follow the PRC foreign ministry in arguing that, under the 1943 Cairo Declaration, the wartime allies awarded the South China Sea islands to China. The CAN paper discusses this claim and explicitly rejects it on the grounds that,

“The Cairo Declaration, as reinforced by the Potsdam Proclamation, only provides that China would recover Manchuria, Formosa [Taiwan], and the Pescadores [Penghu Islands] after the war. The next sentence simply provides that Japan would be expelled from “other territories” which it had taken by violence, but it does not indicate that these “other territories” would be returned to China. Although not specifically stated, the only logical conclusion is that these “other territories” included the Spratly and Paracel Islands, which were seized by violence from France, not China.” (p97)

Tuyên bố Cairo

Shen (2002 p. 139), và Li và Tan (2014) lập luận theo đúng Bộ Ngoại giao TQ rằng theo Tuyên bố Cairo 1943, các đồng minh thời chiến đã trao các đảo ở Biển Đông cho TQ. Bài của CAN bàn luận về khẳng định này và rạch ròi bác bỏ nó trên cơ sở rằng,

“Tuyên bố Cairo, như được củng cố bởi Tuyên Ngôn Potsdam , chỉ quy định rằng TQ sẽ thu hồi lại Mãn Châu, Formosa [Đài Loan], và Pescadores [Quần đảo Bành Hồ] sau chiến tranh. Câu tiếp theo chỉ đơn giản nói rằng Nhật Bản sẽ bị trục xuất khỏi các ‘vùng lãnh thổ khác’ mà họ đã chiếm bằng bạo lực, nhưng không chỉ ra rằng những ‘vùng lãnh thổ khác’ đó sẽ được trả lại cho TQ. Dù không được nêu cụ thể, kết luận hợp lí duy nhất là những ‘vùng lãnh thổ khác’ bao gồm cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, vốn đã bị đoạt lấy bằng bạo lực từ tay Pháp chứ không phải từ tayTQ.” (p. 97)

Freeman (2015), however, argues that, because the Japanese authorities incorporated the Paracels and Spratlys into their province of Taiwan, the Cairo Declaration returns them, along with the rest of “Taiwan Province” to China. But the Declaration doesn’t mention the word “Taiwan.” it talks about Formosa and the Pescadores. The logical conclusion is that the allies only agreed that these particular islands should be returned to China.

Tuy nhiên, Freeman (2015) lập luận rằng vì nhà chức trách Nhật Bản sáp nhập quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào tỉnh Đài Loan nên Tuyên bố Cairo trả chúng cùng với phần còn lại của ‘Tỉnh Đài Loan’ về cho TQ. Nhưng Tuyên bố không đề cập đến từ ‘Đài Loan.’ Nó nói về Formosa và Pescadores. Kết luận hợp lí là đồng minh chỉ đồng ý rằng hai quần đảo cụ thể này [Formosa và Pescadores] sẽ được trả lại cho TQ.

Japanese Surrender in the Paracels

The CNA paper and Ambassador Freeman’s presentation both carry claims that Chinese forces received the surrender of the Japanese garrisons in the Paracels and Spratlys at the end of the Second World War. Freeman has argued that the US Navy actually transported Chinese forces to the islands for this purpose. In personal communication with the author he has not been able to provide any corroborating evidence for the assertion.

Nhật Bản đầu hàng ở quần đảo Hoàng Sa

Cả bài của CNA lẫn bài thuyết trình của Đại Sứ Freeman đều chuyển tải khẳng định rằng quân đội TQ tiếp nhận sự đầu hàng của các đơn vị của Nhật Bản trú đóng tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào cuối Thế Chiến thứ hai. Freeman lập luận rằng Hải Quân Mĩ thực sự đã chở lực lượng Trung Hoa tới hai quần đảo đó cho mục đích này. Trong trao đổi riêng với tác giả, ông đã không thể cung cấp bất kì bằng chứng bổ trợ nào cho khẳng định đó.

Based upon evidence from US and Australian military archives, the claim seems very unlikely to be true. During the war Japan had military bases on Woody and Pattle islands in the Paracels and Itu Aba in the Spratlys. Woody Island was shelled by the submarine USS Pargo on 6 February 1945 and on 8 March American aircraft bombed both it and Pattle Island. When another submarine, the USS Cabrilla, visited Woody Island on 2 July, the French tricolour was flying, but this time with a white flag above it.


Dựa trên những bằng chứng từ kho lưu trữ của quân đội Mĩ và Úc, khẳng định đó khó có vẻ là sự thật. Trong chiến tranh, Nhật Bản đã có các căn cứ quân sự trên Đảo Hoàng Sa (Pattle) và Phú Lâm (Woody) thuộc quần đảo Hoàng Sa và Đảo Ba Bình (Itu-Aba) thuộc quần đảo Trường Sa. Đảo Phú Lâm bị tàu ngầm USS Pargo  pháo kích ngày 6 tháng 2 năm 1945[50] và ngày 8 tháng 3 máy bay Mĩ ném bom đảo này cùng với Đảo Hoàng Sa.[51] Khi tàu ngầm USS Cabrilla ghé Đảo Phú Lâm vào ngày 2 tháng 7, cờ tam tài [ba màu] của Pháp còn đang treo, nhưng lúc đó cũng có với một lá cờ trắng [mặt trời] ở trên nó.[52]

Itu Aba was napalmed by US planes on 1 May 1945. Six months later, the US Navy sent a reconnaissance mission to Itu Aba, It landed on 20 November 1945 and found the island unoccupied – the Japanese had fled.

Ba Bình đã bị máy bay Mĩ ném bom xăng ngày 1 tháng 5 năm 1945. Sáu tháng sau đó, Hải Quân Mĩ đã phái một toán trinh sát đến Ba Bình, Toán này đổ bộ lên đảo ngày 20 tháng 11 năm 1945 và nhận thấy đảo không người – người Nhật đã bỏ đi.

It wasn’t until more than a year later – December 1946 that a Chinese landing party – using second-hand American warships just transferred to the RoC Navy – was able to reach the island. (The French had arrived two months before and reclaimed the island but that’s rarely mentioned in Chinese sources.) The Chinese name for Itu Aba is Taiping Dao, named after the warship that carried the landing party. The Taiping was previously the USS Decker. The irony is that if the US had not supplied those warships China would have no claim in the Spratly Islands today.

Mãi cho đến hơn một năm sau đó – tháng 12 năm 1946 mới có một phái đoàn THDQ dùng tàu chiến cũ của Mĩ (vừa được chuyển cho Hải Quân THDQ) mới có thể đi tới được đảo này. (Hai tháng trước đó người Pháp đã đến và khẳng định lại chủ quyền đảo này nhưng điều này hiếm khi được đề cập trong các nguồn TQ.) Tên tiếng Trung của Ba Bình là Taiping Dao (Thái Bình Đảo), được đặt theo tên tàu chiến chở phái đoàn này. Tàu Taiping trước đây là tàu USS Decker. Điều trớ trêu là nếu như Hoa kì không cung cấp những tàu chiến đó thì TQ sẽ không có yêu sách nào trong quần đảo Trường Sa hiện nay.

Conclusion

A review of the verifiable evidence tells a different history about the islands in the South China Sea than that found in the most of the commonly used reference texts. The Chinese state’s interest in them only dates from the 20th Century. There’s no evidence yet put forward for any Chinese state official visiting the Paracel Islands before 6 June 1909. It was only in 1933 that national attention was turned to the Spratly Islands – and at that time the Republic of China decided not to press a claim to them. Attention was revived immediately after the Second World War, based on misunderstandings about what happened in 1933 and for the first time ever, a Chinese official landed in the Spratly Islands on 12 December 1946.

Kết luận

Việc xem xét lại các bằng chứng kiểm chứng được cho thấy một lịch sử về các đảo ở Biển Đông khác biệt với lịch sử có trong hầu hết các tài liệu tham khảo thường được sử dụng. Nhà nước TQ chỉ bắt đầu quan tâm tới các đảo này từ thế kỉ 20. Chưa có bằng chứng nào về việc có viên chức nhà nước TQ đến quần đảo Hoàng Sa trước ngày 6 tháng 6 năm 1909 đã được đưa ra. Chỉ trong năm 1933 sự chú ý của quốc gia mới chuyển sang quần đảo Trường Sa – và tại thời điểm đó THDQ đã quyết định không cố yêu sách quần đảo này. Sự chú ý đã được hồi sinh ngay lập tức sau Thế Chiến thứ hai, dựa trên những hiểu lầm về những gì xảy ra vào năm 1933 và lần đầu tiên trong lịch sử một quan chức TQ đặt chân lên quần đảo Trường Sa vào ngày 12 tháng 12 năm 1946.

In 1933, 1956, 1974 and again today histories of the islands were written and rewritten. During each crisis advocates of the Chinese position published new versions of history that often recycled earlier mistakes and sometimes added in more of their own. By the time these accounts leapt the language barrier into English in the mid-1970s their shaky foundations appeared solid to those exploring the history for the first time. They were printed in western academic journals and “become fact.” But a review of their sources reveals their inherent weakness.


Năm 1933, 1956, 1974 và hiện nay cũng vậy lịch sử về các đảo này được viết và viết lại. Trong mỗi cuộc khủng hoảng, những kẻ ủng hộ lập trường của TQ lại công bố những phiên bản mới của lịch sử vốn vẫn tái chế những sai lầm trước đó và đôi khi lại thêm vào trong đó nhiều sai lầm mới của chính họ. Khi mà các cách nhìn nhận này vượt qua rào cản ngôn ngữ nhảy sang tiếng Anh vào giữa thập niên 1970, nền móng lung lay của chúng lại có vẻ rắn chắc đối với những người mới tìm tòi lịch sử lần đầu. Chúng đã được in trên các tạp chí học thuật Phương Tây và ‘trở thành sự thật.’ Nhưng việc xem xét lại các nguồn của chúng làm lộ ra điểm yếu cố hữu của chúng.


It is no longer good enough for advocates of the Chinese claim to base their arguments on such baseless evidence. It is time that a concerted effort was made to re-examine the primary sources for many of the assertions put forward by these writers and reassess their accuracy. The resolution of the disputes depends on it – both in the courtrooms of The Hague and in the waters of the South China Sea.


Không còn đủ thuận lợi cho những kẻ ủng hộ yêu sách của TQ dùng những bằng chứng vô căn cứ như vậy làm cơ sở cho lập luận của mình. Đã tới lúc cần thực hiện một một nỗ lực phối hợp để xem xét lại các nguồn thông tin gốc đối với phần lớn các khẳng định được các tác giả này đưa ra cũng như đánh giá lại độ chính xác của chúng. Việc giải quyết các tranh chấp phụ thuộc vào đó – cả trong phòng xử án ở The Hague lẫn trong các vùng nước của Biển Đông.


Former BBC correspondent Bill Hayton is the author of  ‘The South China Sea: the struggle for power in Asia,’ called ‘the first book to make clear sense of the South Sea disputes.

Cựu phóng viên BBC Bill Hayton là tác giả của Biển Đông: cuộc tranh giành quyền lực ở Châu Á, cuốn sách đầu tiên đưa ra ý nghĩa rõ ràng về các tranh chấp ở Biển Đông.




translated by Huỳnh Phan

source: http://www.asiasentinel.com/politics/fact-fiction-south-china-sea

Chú thích:
[1] Li Dexia and Tan Keng Tat, South China Sea Disputes: China Has Evidence of Historical Claims. RSIS Commentary 165 dated 15 August 2014 Available at http://www.rsis.edu.sg/wp-content/uploads/2014/08/CO14165.pdf. See also Li Dexia, Xisha (Paracel) Islands: Why China’s Sovereignty is ‘Indisputable’. RSIS Commentary 116 dated 20 June 2014. Available at http://www.rsis.edu.sg/wp-content/uploads/2014/07/CO14116.pdf

[2] Charles Freeman, Diplomacy on the rocks. Remarks at a Seminar of the Watson Institute for International Studies, Brown University 10 April 2015. http://chasfreeman.net/diplomacy-on-the-rocks-china-and-other-claimants-in-the-south-china-sea/

[3] Pete Pedrozo, China versus Vietnam: An Analysis of the Competing Claims in the South China Sea, Center for Naval Analyses, August 2014. Available at http://www.cna.org/sites/default/files/research/IOP-2014-U-008433.pdf

[4] Hungdah Chiu & ChoonHo Park (1975): Legal status of the Paracel and Spratly Islands, Ocean Development & International Law, 3:1, 1-28.

[5] Marwyn S. Samuels, Contest for the South China Sea, Methuen New York, 1982.

[6] Greg Austin, China’s Ocean Frontier: International Law, Military Force, and National Development. Allen & Unwin, 1998

[7] Jianming Shen, International Law Rules and Historical Evidence Supporting China’s Title to the South China Sea Islands, 21 Hastings International and Comparative Law Review. 175 (19971998).

[8] Jianming Shen, China’s Sovereignty over the South China Sea Islands: A Historical Perspective, CHINESE JIL (2002), pp. 94157

[9] Brian K. Murphy, Dangerous Ground: the Spratly Islands and International Law, Ocean and Coastal L.J. (1994), pp. 187–212

[10] Chi-kin Lo, China’s Policy Towards Territorial Disputes: The Case of the South China Sea Islands. Routledge 1989

[11] Cheng Huan, A matter of legality. Far Eastern Economic Review. February 1974

[12] Chi-Kin Lo, China’s Policy Towards Territorial Disputes. Routledge, London. 1989

[13] Tao Cheng, Dispute over the South China Sea Islands, Texas International Law Journal 265 (1975)

[14] Chiu & Park (1975) ibid

[15] Dieter Heinzig. ‘Disputed islands in the South China Sea: Paracels, Spratlys, Pratas, Macclesfield Bank’ Institut für Asienkunde (Hamburg). 1976

[16] Wai-chiao p’ing-lun [Ngoại Giao Bình Luận], Shanghai, vol. 2, no. 10 (October 1933), pp. 64-65

[17] Wai-chiao yüeh-pao [Ngoại Giao Nguyệt Báo]], vol 3, no. 3 (Peiping [Peking], September 15, 1933), p. 78

[18] Fan-chih yüeh-k’an [Phương Chí Nguyệt San], vol. 7, no. 4 (Nanking, April 1, 1934), p. 2

[19] Wai-chiao-pu kung-pao, [Công Báo Bộ Ngoại Giao] vol 6, no. 3 (July-September 1933), p. 208

[20] Cheng Tzu-yüeh, Nan-hai chu-tao ti-li chih-lūeh [Nam Hải Chư Đảo Địa Lí Chí Lược] (Shanghai: Shang-wu ying-shu-kuan, 1948).

[21] Tuyên bố do Bộ Ngoại Giao THDQ đưa rangày 10 tháng 6 năm 1956, tóm lược trong “Vietnamese Claim of Sovereignty Refuted,” Free China Weekly, June 26, 1956, p. 3; Chung-yang jih-pao, June 11, 1956, p. 6; Shao Hsun-cheng, “Chinese Islands in the South China Sea,” People’s China, no. 13 (Peking, 1956) Foreign Languages Press

[22] Lien-ho-pao [United daily news], overseas edition, February 25, 1974, p. 3; “Memorandum on Four Large Archipelagoes,” ROC Ministry of Foreign Affairs (February 1974).

[23] Ming Pao (nguyệt san) No. 101 May 1974

[24] Marwyn S. Samuels, Contest for the South China Sea’, Methuen, New York. 1982

[25] Chris P.C. Chung, “Since Time Immemorial”:China’s Historical Claim in the South China Sea. MA Thesis, University of Calgary, September 2013. p8

[26] PRC Ministry of Foreign Affairs, China’s indisputable sovereignty over the Xisha and Nansha islands, Beijing Review Vol. 23 No.7 1980 pp15-24

[27] Lin Jinzhi, Renmin Ribao (People’s Daily) 7 April 1980. FBIS-PRC-80-085 30 April 1980 p.E6

[28] Duanmu Zheng ed. Guoji Fa (International Law) Peking University Press, Beijing 1989

[29] Điều đáng lưu ý là Duanmu không phải là đảng viên Đảng Cộng Sản TQ mà là thành viên của Liên Đoàn Dân Chủ TQ. Colin Mackerras, The New Cambridge Handbook of Contemporary China. Cambridge University Press, 2001 p85.

[30] Bonnet, Geopolitics of Scarborough Shoal. Discussion Paper #14. IRASEC (Research Institute on Contemporary Southeast Asia), Bangkok. November 2012

[31] Ulises Granados, As China Meets the Southern Sea Frontier: Ocean Identity in the Making, 1902-1937. Pacific Affairs Vol. 78, No. 3 (Fall, 2005), pp. 443-461

[32] Xem, đặc biệt là, Stein Tonnesson, The South China Sea in the Age of European Decline. Modern Asian Studies. Vol 40, Issue 01. February 2006, pp 1-57 and An International History of the Dispute in the South China Sea, East Asia Institute Working Paper No. 71 (2001)

[33] The Times “Chinese foreign relations” Jan 18, 1908; pg. 5; The Times “The recent piracy in Canton waters”. Jan 25, 1908; pg. 5

[34] The Examiner (Launceston, Tasmania) “China and her islands-keeping an eye on foreign nations” Saturday 12 June 1909 p 8

[35] Xem Granados (2005) phía trên.

[36] Điều này được chính quyền Tỉnh Quảng Đông tiết lộ năm 1933. XemCho Min, “The Triangular Relation- ship Among China, France and Japan and the Question of Nine Islands in South Sea,” Wai-chiao yüeh-pao [Ngoại Giao Nguyệt Báo], Vol 3, no. 3 (Peiping [Peking], September 15, 1933); p. 82, note 4.

[37] Hydrographic Office, The Admiralty, The China Sea Directory, Vol. 2, London, 1889, p.103. Quoted in Bonnet 2012

[38] Tham khảo của Cheng: Saix, Iles Paracels, La Geographie (Nov.-Dec. 1933), reprinted in 3 Wai Chiao Ping Lun (Foreign Affairs Review), No. 5 (Hu Huan-Yung Chinese transl. May 1934), at 65-72;, at 67; Hu, Fa-jen Mou-tuo Hsi-Sha Ch’ün-tao [The French Plot to Snatch the Paracel Islands], 3 Wai Chiao Ping Lun (Foreign Affairs Review), No. 4 (April 1934), at 92.

[39] “On Li Chun’s Patrol of the Sea”(Về chuyến tuần tra của Lí Chuẩn)  Kuo-wen chou-pao [National news weekly], vol. 10, no. 33 (August 21, 1933), p. 6.

[40] Committee of Place Names of the Guangdong Province [Guangdong sheng di ming wei yuan hui (Quảng Đông Tỉnh địa danh uỷ viên hôi)], Compilation of references of the names of all the South Sea islands [Nan Hai zhu dao di ming zi liao hui bian (Nam Hải chư đảo địa danh tư liệu hội biên)], Guangdong Map Publishing Company [Guangdong sheng di tu chu ban she], 1987, p.289

[41] Bài viết do Francois-Xavier Bonnet trình bày tại the Southeast Asia Sea conference, Ateneo Law Center, Makati, Manila. March 27 2015. (Tường thuật có ở đây: http://opinion.inquirer.net/84307/a-chinese-strategy-manipulating-the-record)

[42] Lu, Hsi-sha Ch’iin-tao Chih-yao [Tây Sa Quần đảo Sơ yếu], 9 Hsin Ya Hsi Ya Yueh Kan No. 6 (June 1935), at 50-54.

[43] Cho Min, “The Triangular Relationship Among China, France and Japan and the Question of Nine Islands in South Sea,” Wai-chiao yüeh-pao [Ngoại Giao Nguyệt Báo], vol 3, no. 3 (Peiping [Peking], September 15, 1933), p. 78.

[44] Cheng Tzu-yüeh [Trịnh Tư Ước], Nan-hai chu-tao ti-li chih-lūeh [Nam Hải chư đảo địa lí chí lược] (Shanghai: Shang-wu ying-shu-kuan, 1948), p.80

[45] Jianming Shen, International Law Rules and Historical Evidence Supporting China’s Title to the South China Sea Islands, 21 Hastings International and Comparative Law Review. 175 (1997) footnote 160.

[46] François-Xavier Bonnet, Geopolitics of Scarborough Shoal, IRASEC Discussion Papers #14, Bangkok November 2012.

[47] Wai Jiao bu nan hai zhu dao dang an hui bian [Ngoại Giao Bộ Nam Hải chư đảo đương án hội biên], Vol. 1, Taipeh, 1995, p. 47-49. Trích dẫn trong François-Xavier Bonnet, Geopolitics of Scarborough Shoal. Discussion Paper #14. IRASEC (Research Institute on Contemporary Southeast Asia), Bangkok. November 2012

[48] Xem Ministry of Foreign Affairs, “Nansha Qundao [南沙群島, or the “Spratly Archipelago”],” The Historical Archives of the Department of Modern History in the Academia Sinica [Zhongyang Yanjiuyuan Jindaishi Yanjiusuo Dang’an Guancang 中央研究院近代史研究所檔案館藏], file series 019.3/0012, file 031. This ROC official telegram is dated August 24, 1946. AND Ministry of Foreign Affairs, “Nansha Qundao [南沙群島, or the “Spratly Archipelago”],” The Historical Archives of the Department of Modern History in the Academia Sinica [Zhongyang Yanjiuyuan Jindaishi Yanjiusuo Dang’an Guancang 中央研究院近代史研究所檔案館藏], file series 019.3/0012, file 145-146. This ROC official telegram is also dated to 1946. The month is unclear.

[49] Chen Keqin, Zhong guo nan hai zhu dao (Trung Quốc Nam Hải chư đảo) Hainan International Press and Publication Center, Haikou 1996

[50] A.B. Feuer, Australian Commandos: Their Secret War Against the Japanese in World War II (Mechanicsburg, Pennsylvania, 2006), Chapter 6.

[51] US Navy Patrol Bombing Squadron 117 (VPB–117), Aircraft Action Report No. 92, available at http://www.fold3.com/image/#302109453.

[52] US Navy, USS Cabrilla Report of 8th War Patrol, available at http://www.fold3.com/image/#300365402 .


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn