MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, November 23, 2013

India and Vietnam Continue to Make Important Strategic Inroads Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục đạt được những bước tiến chiến lược quan trọng

India and Vietnam Continue to Make Important Strategic Inroads

Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục đạt được những bước tiến chiến lược quan trọng



By Ankit Panda
The Diplomat
November 21, 2013
Ankit Panda
The Diplomat
2/11/2013

A high-level bilateral visit in New Delhi this week demonstrates the myriad areas of cooperation between the two.

Chuyến thăm cấp cao đến New Delhi tuần này cho thấy một loạt lĩnh vực hợp tác giữa hai nước.

Nguyen Phu Trong, the general secretary of the Communist Party of Vietnam, is about to conclude a major bilateral visit to New Delhi. The visit seems to have reinvigorated the already-warm relationship between the two Asian countries, and saw agreements affecting the future of the India-Vietnam relationship in the South China Sea (SCS). Beginning with this visit, New Delhi will be spending the next few months on its diplomatic calendar looking east, with South Korean President Park Geun-Hye and Japanese President Shinzo Abe also expected in New Delhi soon.


Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị kết thúc chuyến thăm quan trọng tới New Delhi. Chuyến thăm dường như lại tiếp thêm sức sống cho mối quan hệ vốn dĩ đã nồng ấm giữa hai quốc gia Á Châu này, đồng thời cũng đưa đến những thoả thuận ảnh hưởng tới tương lai của quan hệ Việt-Ấn trên Biển Đông. Bắt đầu với chuyến thăm này, New Delhi sẽ dành vài tháng tới cho nghị trình ngoại giao Hướng Đông của mình, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng sẽ sớm công du New Delhi.



Over the course of the visit this week – the third such major bilateral visit conducted by Vietnamese officials since 2011 – India and Vietnam signed several agreements and a major Memorandum of Understanding (MoU). If there were any doubts about the strategic breadth and depth of the relationship – which was upgraded to a strategic partnership in 2007 – the agreements should put these doubts to rest.


Trong diễn tiến của chuyến thăm tuần này – chuyến thăm quan trọng thứ ba mà các nhà lãnh đạo Việt Nam thực hiện kể từ năm 2011 – Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết nhiều thoả thuận và một Biên bản Ghi nhớ quan trọng. Nếu ai đó từng nghi ngờ về mức độ sâu rộng chiến lược của mối quan hệ này – vốn được nâng cấp thành quan hệ đối tác chiến lược năm 2007 – thì những thoả thuận này sẽ xua tan những nghi ngờ ấy.

India made strides in the long-delayed realization of its “Look-East Policy” by extended a US$100 million credit line to the Vietnamese for defense purchases. The Vietnamese have expressed interest in the India-Russia jointly-developed BrahMos supersonic cruise missile.  Additionally, the two signed an air services agreement to increase direct air travel between the two countries and an agreement to set up a “high tech crime lab in Hanoi” – something that had been discussed earlier this year.  The lab, known as the Indira Gandhi Hightech Crime Lab (IGHCL), is supported by an Indian financial grant that was also agreed upon during the current visit.


Ấn Độ đã sải những bước dài trong công cuộc hiện thực hoá “Chính sách Hướng Đông” vốn bị trì hoãn khá lâu bằng cách cung cấp khoản tín dụng 100 triệu USD cho Việt Nam mua vũ khí. Phía Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển. Ngoài ra, hai bên còn ký một thoả thuận về dịch vụ hàng không nhằm tăng lượng hành khách hàng không trực tiếp giữa hai nước và thoả thuận thành lập một “phòng thí nghiệm tội phạm công nghệ cao ở Hà Nội” – sự kiện đã được bàn thảo đầu năm nay. Phòng Thí nghiệm Tội phạm Công nghệ cao Indira Gandhi (IGHCL), tên gọi chính thức của phòng thí nghiệm, được tài trợ thông qua một khoản viện trợ tài chính của Ấn Độ (cũng được nhất trí trong chuyến thăm này).

On the trade front, the two countries set a bilateral trade target of US$7 billion by 2015. Vietnam awarded an important contract to India’s Tata Power Ltd. for the “development of the Long Phu 2 coal-fired power plant project in Soc Trang, Vietnam,” according to the Indo-Asian News Service. India marked a landmark in its diplomacy by, for the first time, gifting a supercomputer to another country – Vietnam’s PARAM High Performance Computing Facility at the Hanoi University of Science and Technology will be powered by the computer.


Về quan hệ thương mại, hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 7 tỷ USD vào năm 2015. Theo Indo-Asian News Service, Việt Nam trao cho tập đoàn Tata Power của Ấn Độ một hợp đồng quan trọng, “xây dựng nhà máy nhiệt điện than Long Phú II ở Sóc Trăng”. Ấn Độ đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách ngoại giao của mình bằng cách lần đầu tiên tặng một siêu máy tính cho nước khác – Trung tâm Tính toán Hiệu năng cao PARAM tại Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ sử dụng máy tính này.

India’s aggressive generosity across the board seems to have paid off. In return for its encouraging engagement with Vietnam, the Vietnamese stated that they appreciated India’s “constructive role” in the South China Sea. India is clearly interested in drawing Vietnam squarely into its sphere of influence to balance China in the region (as is Russia), and the two have an increasingly deep level of defense ties. India has provided support and training for Vietnamese submarine crews.


Sự hào phóng tích cực về mọi mặt của Ấn Độ xem ra đã đem lại kết quả. Đáp lại sự can dự đầy khích lệ của Ấn Độ với Việt Nam, phía Việt Nam tuyên bố rằng họ đánh giá cao “vai trò mang tính xây dựng” của Ấn Độ trên Biển Đông. Rõ ràng, Ấn Độ quan tâm đến việc kéo Việt Nam vào vòng ảnh hưởng của mình để đối trọng với Trung Quốc trong khu vực (giống như Nga), và hai bên có mối quan hệ quốc phòng ngày càng sâu sắc. Ấn Độ đã hỗ trợ và đào tạo thuỷ thủ đoàn tàu ngầm cho Việt Nam.

India, which has cooperated with Vietnam on offshore exploration for oil in the SCS before, was offered seven oil blocks for offshore exploration by the Vietnamese. India-Vietnam cooperation in this air has raised China’s ire in the past. The Times of India reports that “When India wanted to abandon oil block 128 off Vietnam in the South China Sea last year because there’s really no oil there, Hanoi asked New Delhi to stay back until 2014. This was at a time when China was flexing its muscles over Beijing’s claims in the South China Sea.”

Việt Nam giao cho Ấn Độ, nước đã hợp tác với Việt Nam trong hoạt động thăm dò dầu ngoài khơi Biển Đông, 7 lô dầu ngoài khơi để thăm dò. Hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực này trong quá khứ từng khiến Trung Quốc tức giận. Tờ Times of India đưa tin: “Năm ngoái, khi Ấn Độ muốn từ bỏ lô dầu số 128 ngoài khơi Biển Đông của Việt Nam vì ở đó thực sự không có dầu, Hà Nội đã yêu cầu New Delhi ở lại cho đến tận năm 2014. Chuyện này xẩy ra giữa lúc Trung Quốc đang phùng mang trợn má để bảo vệ yêu sách của mình trên Biển Đông.”

India’s approach to Vietnam has changed from one based mostly in post-colonial solidarity to one increasingly based in strategic foresight. The economic side of the relationship did not really open up until recent years given the delays in liberalization in India and Vietnam’s economic insularity under its communist regime. The relationship’s major strategic complementarity lies in the fact that as they build up their relationship, both India and Vietnam will find themselves with increasingly more leverage against China. For India, Vietnam is a pivotal node in its attempt to blur the lines between its Indian Ocean and SCS interests.


Cái cách Ấn Độ tiếp cận Việt Nam đã thay đổi từ hình thức dựa chủ yếu vào tình đoàn kết hậu thuộc địa sang hình thức ngày càng dựa trên tầm nhìn chiến lược. Phương diện kinh tế của mối quan hệ không thực sự được mở rộng cho đến những năm gần đây do sự trì hoãn của quá trình tự do hoá ở Ấn Độ và chính sách kinh tế phi tự do của Việt Nam dưới chế độ cộng sản. Tính chất bổ trợ chiến lược quan trọng của mối quan hệ nằm ở chỗ, khi hai nước tăng cường quan hệ, họ đều nhận thấy vị thế của mình trước Trung Quốc ngày càng lớn hơn. Đối với Ấn Độ, Việt Nam là một nút thắt trọng yếu trong nỗ lực nhằm xoá nhoà lằn ranh giữa Ấn Độ Dương và những lợi ích ở Biển Đông của họ.

The Vietnamese have always seen India as an important Asian partner, recalling its support during the Cambodia-Vietnam War decades ago. India, in Vietnam’s strategic outlook, is a viable counterweight to China. In recent years, Vietnam has been keen to invite India into the South China Sea for oil and resource exploration. It even went to the extent of offering India exploratory access within sections claimed by China (India chose not to pursue the option due to the technological unfeasibility of resource extraction). Vietnam is sure to continue courting India as a major partner given India’s receptiveness. As the two continue to cooperate on defense and energy matters, the relationship can only grow more important in determining geopolitical outcomes in the Indo-Pacific region.
Việt Nam vẫn luôn coi Ấn Độ là một đối tác Á Châu quan trọng, luôn nhớ tới sự ủng hộ mà Ấn Độ dành cho mình trong cuộc chiến tranh ở Campuchia hàng chục năm trước. Ấn Độ, trong tầm nhìn chiến lược của Việt Nam, là một đối trọng khả dĩ với Trung Quốc. Những năm gần đây, Việt Nam vẫn nhiệt tình mời Ấn Độ tới Biển Đông để thăm dò tài nguyên. Thậm chí, họ còn đi xa đến mức mời chào Ấn Độ tới thăm dò tại những khu vực mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền (Ấn Độ đã quyết định không theo đuổi vì sự bất khả thi của công nghệ khai thác). Chắc chắn, Việt Nam sẽ tiếp tục ve vãn Ấn Độ như một đối tác chủ chốt trước thái độ đón nhận của Ấn Độ. Trong bối cảnh hai nước tiếp tục hợp tác về quốc phòng và năng lượng, mối quan hệ Việt-Ấn chỉ có thể trở nên quan trọng hơn trong việc định đoạt kết cục địa chính trị ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái  Bình Dương.




Translated by Lê Anh Hùng




No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn