MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, September 1, 2013

China and Korea: A change of partners? TRUNG QUỐC VÀ TRIỀU TIÊN: MỘT SỰ THAY ĐỔI ĐỐI TÁC?


China and Korea: A change of partners?

TRUNG QUỐC VÀ TRIỀU TIÊN: MỘT SỰ THAY ĐỔI ĐỐI TÁC?

By Aidan Foster-Carter

Aidan Foster-Carter
Asian Times
Asian Times


Didn't they make a lovely couple? Two 60-somethings, both looking good for their age. He tall and smart in dark suit and red tie, she elegant in lemon-yellow jacket, as together they inspected a combined services honor guard of the People's Liberation Army.

“Liệu họ có phải là một cặp tình nhân?”. Cả hai người đều khoảng 60 tuổi và trông trẻ hơn so với tuổi của họ. ông Tập Cận Bình cao và trông lịch thiệp trong bộ comlê đen cùng chiếc cà vạt đỏ, còn bà Park Geun-hye thanh lịch trong chiếc áo khoác màu vàng chanh, khi họ cùng nhau duyệt đội danh dự của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).



A power couple, too. Both are new leaders of old and important countries. Xi Jinping's China is one of the planet's two superpowers. Park Geun-hye's South Korea is an economic powerhouse: the world's seventh-biggest exporter. Moreover they are neighbors. China and Korea share a border, a history, and much culture.


Họ cũng là một cặp đôi quyền lực. Cả hai người đều là những nhà lãnh đạo mới của những đất nước quan trọng và có lịch sử lâu đời. Đất nước Trung Quốc của ông Tập Cận Bình là một trong hai siêu cường trên thế giới. Đất nước Hàn Quốc của bà Park Geun-hye là một cường quốc kinh tế, nhà xuất khẩu lớn thứ bảy trên thế giới. Hơn nữa, họ là láng giềng của nhau. Trung Quốc và Hàn Quốc có lịch sử và nhiều điểm văn hóa tương đồng.

Korea's last dynasty, the Choson (1392-1905), was strongly neo-Confucian. Then and for centuries earlier, Korean literati studied Chinese classics and wrote in Chinese characters. The visitor gave a speech in Chinese. Local media on that day in late June praised her and enthused of "Park fever".

Triều đại cuối cùng của Triều Tiên, Vương triều Choson (1392- 1905), từng theo đuổi mạnh mẽ học thuyết Khổng Tử. Sau đó và trong nhiều thế kỷ trước đây, giới trí thức Hàn Quốc đã nghiên cứu Trung Quốc cổ điển và học viết bằng chữ Trung Quốc, Bà Park Geun-hye đã có một bài phát biểu bằng tiếng Trung trong. Truyền thông địa phương ngày hôm đó đã đánh giá cao bà và ca ngợi về “cơn sốt Park Geun-hye”.

What could be more natural than for neighbors to be good friends and visit one another? Plenty. Something else China and Korea shared was a turbulent 20th century. Since 1945 there have been two Koreas. That was America's bright idea: a "temporary" partition of a country occupied since 1910 by Japan into US and Soviet zones, just to take the Japanese surrender.

Điều gì có thể tự nhiên hơn để các nước láng giềng trở thành những người bạn tốt và đến thăm lẫn nhau? Có nhiều thứ. Một trong những điểm chung của Trung Quốc và Hàn Quốc là có cùng một thế kỷ 20 hỗn loạn. Kể từ năm 1945 đã có hai nước Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên). Đó là một ý tưởng khôn ngoan của Mỹ: chia cắt tạm thời một quốc gia đã bị xâm chiếm từ năm 1910 bởi Nhật Bản thành hai khu vực chịu ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô, chỉ để khiến người Nhật Bản phải đầu hàng.


When China saved North Korea

In 1948 the split hardened into rival regimes - the Democratic People's Republic of Korea (DPRK, North) and the Republic of Korea (ROK, South) - just as China's own civil war was ending. Naturally, the young PRC supported the communist North.

Khi Trung Quốc cứu Bắc Triều Tiên

Vào năm 1948, việc chia cắt Triều Tiên đã tạo ra những chế độ thù địch nhau, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) và Cộng hòa Triều Tiên (Nam Triều Tiên – Hàn Quốc), đúng vào thời điểm cuộc nội chiến ở Trung Quốc đang chuẩn bị kết thúc, về mặt tự nhiên, đất nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa non trẻ đã ủng hộ chế độ Cộng sản Bắc Triều Tiên.



That proved costly when its young leader, Kim Il-sung, invaded the South in 1950. When US-led UN forces counter-attacked, the DPRK would have been wiped out had China not sent in troops. Those Chinese "volunteers" turned the tide: at one point they occupied Seoul, the ROK capital. Both Korean states survived, but four million Koreans and Chinese did not. They include Mao Zedong's eldest son Mao Anying: killed by napalm aged 28, and buried in a valley east of Pyongyang. On July 29, Kim Jong-eun and other top North Korean leaders paid a rare visit to his grave.


Điều đó đã chứng tỏ giá trị của nó khi nhà lãnh đạo trẻ Kim Nhật Thành của Bắc Triều Tiên xâm chiếm miền Nam vào năm 1950. Khi các lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu tấn công lại lực lượng Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã suýt bị tiêu diệt nếu như Trung Quốc không điều quân đến hỗ trợ. Những người lính “tình nguyện” Trung Quốc đã làm thay đổi tình thế: đã có lúc họ chiếm được thủ đô Xơun của Hàn Quốc. Cả hai nước Nam và Bắc Triều Tiên đều cùng sống sót, nhưng 4 triệu người Triều Tiên và Trung Quốc thì không. Trong đó có cả con trai cả của lãnh tụ Trung Quốc là Mao Ngạn Anh: bị thiệt mạng năm 28 tuổi bởi bom napan và được chôn ở một thung lũng nằm tại phía Đông Bình Nhưỡng. Ngày 29/7 vừa qua nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và các quan chức cấp cao nước này đã có chuyến viếng thăm hiếm hoi đến mộ của Mao Ngạn Anh.

Fast forward 60 years: a potent number in the old sexagenary cycle which Korea shares with China. July 27 was the 60th anniversary of the armistice (there was never a peace treaty) that ended the fighting in Korea after three bitter years. The world has moved on since 1953, with both China and Korea - one half of Korea, anyway - changed almost beyond recognition.


Trải qua 60 năm, nhiều điều đã diễn ra trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Ngày 27/7 là dịp kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định đình chiến (chưa bao giờ có một Hiệp ước hòa bình) chấm dứt các cuộc giao tranh ở hai miền Triều Tiên sau 3 năm chiến tranh cay đắng. Kể từ năm 1953 đến nay thế giới đã thay đổi nhiều, cả Trung Quốc và Hàn Quốc, dù sao cũng là một nửa Triều Tiên, đã thay đổi phần lớn nhận thức về nhau.


Since 1953, the Koreans have fought on other battlefields, not least the economy. It's hard to believe now, but rapid post-war reconstruction (with generous aid from China and the Soviet bloc) initially put the North ahead. Some radical states in Africa saw the DPRK as a model. That didn't last. Despite much urging to reform from China after 1980, North Korea refused to change its sclerotic system, not even after 1991 when Moscow finally pulled the plug and stopped all aid. The DPRK's boast of self-reliance was always a myth, and its people paid a terrible price. In the late 1990s famine killed a million people. Malnutrition remains endemic.


Kể từ năm 1953, hai nước Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đã chiến đấu với nhau trên những mặt trận khác nhau, chứ không chỉ trên mặt trận kinh tế. Khó có thể tin được nhưng công cuộc tái thiết nhanh chóng sau chiến tranh (với sự hỗ trợ lớn lao từ Trung Quốc và khối các nước Xôviết) ban đầu đã giúp Bắc Triều Tiên vượt lên trước Hàn Quốc. Một số quốc gia cấp tiến ở châu Phi đã coi Bắc Triều Tiên là một hình mẫu lý tưởng. Thế nhưng điều đó đã không kéo dài. Bất chấp việc Trung Quốc nhiều lần kêu gọi cải cách sau năm 1980, Bắc Triều Tiên đã từ chối thay đổi hệ thống xơ cứng của họ, ngay cả sau năm 1991 khi Mátxcơva cuối cùng cũng cắt toàn bộ các nguồn viện trợ thì Bình Nhưỡng cũng không thay đổi. Sự khoe khoang phô trương của Bắc Triều Tiên về khả năng tự lực tự cường của nước này đã luôn là một chuyện hoang đường, và người dân Bắc Triều Tiên đã phải trả một cái giá khủng khiếp. Vào cuối những năm 1990 nạn đói đã giết chết khoảng 1 triệu người. Tình trạng suy dinh dưỡng vẫn còn trầm trọng đến tận ngày nay.

One country, two planets

Meanwhile, South Korea exported its way to growth and prosperity. Today the Koreas can be called "One country, two planets", so vast is the gap between them. Taking just one example, China is much the largest trade partner of both. Thanks to mineral deals, PRC-DPRK trade almost tripled in the four years 2007-2011, to US$6 billion. Nor was this mainly imports (ie aid) as formerly: North Korean exports quadrupled from $507 million to $2.46 billion. But this is still chickenfeed as against China's trade with South Korea, which last year reached $256 billion. ROK firms have also invested $56.5 billion in China; vice versa the figure is $4.46 billion. A bilateral free trade agreement (FTA) now being negotiated will boost these figures further.

Một đất nước, hai thể chế

Trong khi đó, Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ và trở nên giàu mạnh. Ngày nay, Triều Tiên có thể gọi là “một đất nước hai thể chế,” nhưng khoảng cách giữa họ quá lớn. Chỉ cần lấy một ví dụ, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của cả hai nước. Nhờ có các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản, thương mại giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã tăng gần gấp ba lần trong vòng 4 năm từ 2007-2011, lên mức 6 tỷ USD. Đây không phải là kim ngạch nhập khẩu của Bắc Triều Tiên như trước đây. Nước này đã tăng gấp 4 lần kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc từ mức 507 triệu USD lên mức 2,46 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa thấm vào đâu so với kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, đạt 256 tỷ USD vào năm 2012. Các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã đầu tư 56,5 tỷ USD vào Trung Quốc; ngược lại, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đầu tư vào Hàn Quốc 4,46 tỷ USD. Một thỏa thuận Thương mại Tự do song phương đang được thương lượng giữa hai nước sẽ giúp gia tăng những con số này hơn nữa.


Business is business, but politics is politics. Korea was where the Cold War turned hot, and it is still defined by that straitjacket. For decades, peninsular diplomacy was a "two triangles" structure. North Korea had China and the Soviet Union; South Korea, the US and Japan. Nobody crossed those lines till 1988 when, over protests from the North, China and the Soviet bloc (except Cuba) sent athletes to the Olympic Games in Seoul. Despite the memory of 1950, South Koreans cheered for China. Apparent harmony was restored fully in 1992 when the PRC and ROK finally opened relations. Since then contacts have really taken off: 40 million South Koreans (that's almost all of them) have visited China, while 16 million Chinese tourists have crossed the Yellow Sea. 700,000 Chinese live in South Korea. 70,000 South Koreans study in China, and 60,000 Chinese in the ROK.

Kinh doanh là kinh doanh, còn chính trị là chính trị. Triều Tiên là nơi mà Chiến tranh Lạnh trở nên nóng bỏng, và nó vẫn được xác định bởi sự trói buộc đó. Trong nhiều thập kỷ, ngoại giao tại bán đảo Triều Tiên là một cấu trúc “hai tam giác”. Bắc Triều Tiên có Trung Quốc và Liên Xô, còn Hàn Quốc có Mỹ và Nhật Bản. Không bên nào vượt qua những ranh giới này cho đến năm 1988, khi bất chấp sự phản đối từ Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và khối các nước Xôviết (ngoại trừ Cuba) đã cử các vận động viên tới tham dự Thế Vận hội Olympic Xơun. Bất chấp ký ức năm 1950, Hàn Quốc đã hoan nghênh Trung Quốc. Sự hòa thuận rõ ràng đã được khôi phục hoàn toàn vào năm 1992 khi Trung Quốc và Hàn Quốc cuối cùng đã mở rộng các mối quan hệ. Kể từ đó các mối quan hệ giữa hai nước đã phát triển mạnh. 40 triệu người Hàn Quốc (phần lớn dân số Hàn Quốc) đã đến thăm Trung Quốc, trong khí đó 16 triệu khách du lịch Trung Quốc đã vượt qua Hoàng Hải đến thăm Hàn Quốc. 700.000 người Trung Quốc đang sống ở Hàn Quốc. 70.000 người Hàn Quốc đang nghiên cứu và học tập ở Trung Quốc, còn Trung Quốc cũng có 60.000 người đang nghiên cứu và học tập ở Hàn Quốc.


Scowling from the sidelines

All this leaves North Korea on the sidelines, scowling. China has tried hard to get its original Korean ally to adapt to a changing world. In 1983 Deng Xiaoping personally escorted Kim Jong-il, then the North's crown prince, on his first public visit to China. The "dear leader" can't have liked what he saw: he stayed away for 17 years. Despite a flurry of visits in Kim's final years, the DPRK still refuses to follow China on a reform path - so its economy suffers.

Sự giận dữ từ bên lề

Tất cả những điều này khiến Bắc Triều Tiên bị gạt ra ngoài lề, và trở nên giận dữ, Trung Quốc đã rất cố gắng để đồng minh lâu năm của mình thích ứng với một thế giới đang thay đổi. Vào năm 1983, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã đích thân hộ tống Kim long-il, người sau đó trở thành nhận vật thừa kế ngôi vị lãnh đạo Bắc Triều Tiên từ người cha Kim Nhật Thành, trong chuyến thăm công khai đầu tiên của ông này tới Trung Quốc. “Nhà lãnh đạo kính yêu” của Bắc Triều Tiên đã không thể yêu thích những gì ông đã chứng kiến: Ông đã bị gạt ra rìa suốt 17 năm. Bất chấp một loạt chuyến thăm của ông Kim Jong-il tới Trung Quốc trong những năm cuối đời nhà lãnh đạo này, Bắc Triều Tiên vẫn không chịu đi theo Trung Quốc trên con đường cải cách, vì thế kinh tế của nước này đã phải chịu rất nhiều khó khăn.

Instead Kim proclaimed a military-first policy (Songun), including nuclear weapons. In 2006, China openly criticized its old ally, calling the first DPRK nuclear test "brazen"; there have been two more since. From 2003 China chaired six-party talks - with both Koreas, the US, Japan and Russia - on the DPRK nuclear issue, to little avail. These have not met since 2008.


Thay vào đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-il đã công bố một chính sách “tiên quân” (ưu tiên quân sự hàng đầu), trong đó có vũ khí hạt nhân. Vào năm 2006, Trung Quốc công khai chỉ trích đồng minh lâu năm của mình, gọi vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên của Bắc Triều Tiên là “trơ tráo”. Từ đó đến nay Bắc Triều Tiên đã tiến hành thêm hai vụ thử vũ khí hạt nhân khác. Từ năm 2003, Trung Quốc đã chủ trì các cuộc đàm phán sáu bên, gồm Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, song gần như không đạt được kết quả gì. Các bên tham gia tiến trình đàm phán này vẫn chưa gặp lại nhau kể từ năm 2008.

Kim Jong-il's death in late 2011 raised hopes that his son Kim Jong-eun, Swiss-educated and young, may finally lead the DPRK into the 21st century. The new Kim has said his people should no longer have to "tighten their belts". In April, ex-premier Pak Pong-ju, a known reformer, returned to the premiership. His predecessor Choe Yong-rim ended his final report on the economy on April 1 by saying: "Joint venture and collaboration should be actively promoted and the work for setting up economic development zones be pushed forward."

Cái chết của Kim Jong-il vào cuối năm 2011 đã làm dấy lên những hi vọng rằng người con trai Kim Jong-un của ông ta, một thanh niên được giáo dục ở Thụy Sĩ, cuối cùng có thể dẫn dắt Bắc Triều Tiên tiến vào thế kỷ 21. Nhà lãnh đạo mới Kim Jong-un đã nói rằng người dân của ông sẽ không còn phải “thắt lưng buộc bụng” nữa. Vào tháng 4 vừa qua, cựu Thủ tướng Bắc Triều Tiên Pak Pong-ju, một nhà cải cách nổi tiếng, đã trở lại nắm chức thủ tướng nước này. Người tiền nhiệm của ông Pak Pong-ju là Choe Yong-rim đã kết thúc báo cáo cuối cùng của mình về vấn đề kinh tế vào ngày 1/4 bằng câu: “Liên doanh và hợp tác nên được thúc đẩy tích cực và công việc thiết lập các khu phát triển kinh tế cần được đẩy mạnh”.


Good idea. Yet the day before, North Korea said it was in a "state of war" with the South. A week later it pulled its entire 53,000 workforce out of the Kaesong Industrial Complex (KIC), the last surviving inter-Korean joint venture. This has been idle since, causing US$900 million in losses to the 123 small ROK firms invested there. As of early August, the KIC remains shut, despite six rounds of talks on reopening it. Sadly, there is a real risk that it may never reopen.

Đó là một ý tưởng hay. Nhưng thời gian vẫn còn ở phía trước. Cách đây chưa lâu, Bắc Triều Tiên đã nói rằng họ đang ở trong “tình trạng chiến tranh” với miền Nam. Một tuần sau đó họ đã rút toàn bộ 53.000 công nhân của mình ra khỏi khu công nghiệp chung Kaesong, liên doanh cuối cùng còn tồn tại giữa hai miền Triều Tiên. Vụ việc này vẫn đang bế tắc kể từ đó, khiến 123 doanh nghiệp nhỏ của Hàn Quốc bị tổn thất ít nhất 900 triệu USD đã đầu tư vào đó. Đến đầu tháng 8, khu công, nghiệp Kaesong vẫn đóng cửa, bất chấp việc hai bên đã tiến hành tới 6 cuộc đàm phán về vấn đề mở cửa trở lại khu công nghiệp này. Đáng buồn là có một nguy cơ thực tế rằng khu công nghiệp đó có thể không bao giờ mở cửa trở lại.

Its closure was part of wider tension-raising this spring by the DPRK, including threats of pre-emptive nuclear strikes on the US - something it is not actually able to do, yet. Extreme even by DPRK standards in its rhetoric and duration (two months), this bombast was an own goal, uniting friend and foe in exasperation. When Xi Jinping told the Boao Forum in Hainan on April 8 that "no one should be allowed to throw a region and even the whole world into chaos for selfish gains," everyone knew at whom China's new president was pointing the finger.

Vụ đóng cửa khu công nghiệp Kaesong là một phần của những căng thẳng gia tăng vào mùa Xuân năm nay do Bắc Triều Tiên gây ra, trong đó có những đe dọa về việc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào Mỹ, một điều mà Bắc Triều Tiên đến nay thực sự không thể làm được. Ngay cả khi Bắc Triều Tiên đạt được khả năng này thì những tuyên bố khoa trương nói trên của Bình Nhưỡng cũng chỉ nhằm đạt được một mục đích riêng của họ là cùng khiến cho bạn bè và kẻ thù tức giận. Khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở Hải Nam hôm 8/4 rằng “sẽ không ai được phép đẩy khu vực và toàn bộ thế giới vào tình trạng hỗn loạn vì những mưu lợi ích kỷ”, thì tất cả mọi người đều biết rằng vị tân Chủ tịch Trung Quốc đang ám chỉ ai.

Actions speak even louder than words. It was remarkable that Xi invited Park, so soon after they both took office, on a state visit of noticeable warmth. Meanwhile Kim Jong-eun has had no such invitation. For China to host South Korea's leader before inviting North Korea's is unprecedented. For that matter, new ROK presidents always go to Washington first, and then to Tokyo second. Not Park: she put China ahead of Japan. That too is a striking shift.

Hành động nói lên nhiều điều hơn lời nói. Đáng chú ý là nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã mời Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, một lời mời quá sớm sau khi cả hai nhà lãnh đạo này nhậm chức, đến Trung Quốc trong một chuyến thăm cấp nhà nước thể hiện quan hệ nồng ấm đáng chú ý. Trong khi đó thì nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa hề có được một lời mời như vậy từ nhà lãnh đạo Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, việc đón tiếp một nhà lãnh đạo Hàn Quốc trước khi mời lãnh đạo của Bắc Triều Tiên sang thăm là điều chưa từng có tiền lệ. Về vấn đề này, các Tổng thống Hàn Quốc trước đây luôn luôn tới thăm Oasinhtơn trước tiên và sau đó là thăm Tôkyô thứ hai. Tuy nhiên, bà Park Geun-hye đã không làm như vậy. Bà đã thăm Trung Quốc trước Nhật Bản. Đó cũng là một sự thay đổi mạnh mẽ đáng chú ý.

WikiLeaks: Better not believe it

How far might the new Sino-South Korean rapport go? Maybe all the way. On November 29, 2010 the top front page story in the Guardian, a leading British daily paper, bore the striking headline: "Wikileaks cables reveal China 'ready to abandon North Korea'" The sub-heading expanded and explained: "Leaked dispatches show Beijing is frustrated with military actions of 'spoiled child' and increasingly favors reunified Korea."

WikiLeaks: Tốt hơn, đừng có tin

Mối quan hệ mới giữa Trung Quốc và Hàn Quốc có thể đi xa đến đâu? Có lẽ là mối quan hệ này sẽ đi đến mục tiêu của hai bên. Vào ngày 29/11/2010, một bài báo đăng trên trang nhất của báo “The Guardian” một tờ nhật báo hàng đầu của Anh, đã giật tít: “Những bức điện của Wikileaks tiết lộ Trung Quốc sẵn ‘sàng từ bỏ Bắc Triều Tiên’”. Tít phụ của bài báo đã mở rộng hơn và giải thích: “Những thông điệp bị rò rỉ cho thấy Bắc Kinh nản lòng với những hành động quân sự của ‘một đứa trẻ hư’ và ngày càng ủng hộ tái thống nhất Triều Tiên”.

Really? No, not really. On closer inspection this was just gossip. A particular official known to be an outspoken hardliner - Chun Yung-woo, senior foreign policy secretary to the then ROK president, Lee Myung-bak - was telling the US ambassador in Seoul, over breakfast, some grumbles about the DPRK he'd heard from low-level Chinese officials on the sidelines of the six-party talks - in 2008, two years earlier! So this was no bombshell, but tittle-tattle.

Thật vậy không? Không, thực ra không phải như ‘vậy. Kiểm tra kỹ hon sẽ thấy đây chỉ là chuyện phiếm. Một quan chức đặc biệt nổi tiếng là một nhân vật hết sức cứng rắn, Chun Yung-woo, thư ký chính sách đối ngoại cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Lee Myung-bak, nói với Đại sứ Mỹ tại Xơun trong bữa ăn sáng về một số lời phàn nàn của các quan chức cấp thấp Trung Quốc về Bắc Triều Tiên mà ông ta đã nghe được bên lề cuộc đàm phán sáu bên vào năm 2008, tức hai năm trước khi có bài báo trên tờ “The Guardian ” Vì thế đây không phải là vấn đề gây xôn xao dư luận, mà là chuyện nhảm nhí.

It was also very misleading, since in fact China's line was the exact opposite. In May 2010, when South Korea accused the North of torpedoing one of its warships in March (46 young sailors drowned), Beijing angered Seoul by refusing to condemn Pyonyang - which denied responsibility. More broadly: From about 2008, when Kim Jong-il's health first became a concern, all signs indicate that China took a strategic decision to grit its teeth and prop up the Kim regime, no matter what. Trade (see above) and visits both rose markedly.

Điều đó quả thực là một thông tin lệch lạc, bởi trong thực tế, lập trường của Trung Quốc rõ ràng là ngược lại. Vào tháng 5/2010, khi Hàn Quốc cáo buộc Bắc Triều Tiên phóng ngư lôi đánh đắm một tàu chiến của họ vào tháng 3/2010 (làm 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng), Bắc Kinh đã chọc giận Hàn Quốc bằng cách từ chối lên án Bắc Triều Tiên, nước phủ nhận trách nhiệm trong vụ này. Rộng hơn, từ khoảng năm 2008, khi sức khỏe của Kim Jong-il lần đầu tiên trở thành một mối quan ngại, tất cả các dấu hiệu cho thấy rằng Trung Quốc thực hiện một quyết định chiến lược để củng cố và chống đỡ cho chế độ Kim Jong-il. Thương mại và các chuyến thăm giữa lãnh đạo hai nước đã gia tăng rõ rệt.

Why would China choose so? Old friendship - "like lips and teeth", it used to be said - was the least of it. Old-timers who valued wartime comradeship no longer held power in China. Their pragmatic successors were impatient with the DPRK as an ungrateful loose cannon.


Tại sao Trung Quốc lại muốn lựa chọn như vậy? Ít nhất cũng là do tình bạn cũ “như môi với răng”, như họ đã từng nói. Những nhân vật kỳ cựu, những người coi trọng giá trị của tình đồng chí thời kỳ chiến tranh, đã không còn nắm giữ quyền lực ở Trung Quốc nữa. Những người kế nhiệm thực dụng của họ đã mất kiên nhẫn với Bắc Triều Tiên đang bị coi là vô ơn bạc nghĩa.

So why support it? For very cogent reasons. Seen from Beijing, if there is one thing worse than North Korea, then it is no North Korea. Both the process and outcome of any regime collapse in the DPRK look like nightmares for the PRC. Thousands of refugees would flee across the long (1,416 kilometer) and porous river border into China. There might be fighting, and China could get drawn in.

Vậy thì tại sao Trung Quốc lại ủng hộ Bắc Triều Tiên? Vì những lý do rất thuyết phục. Nhìn từ phía Bắc Kinh, nếu có một điều tồi tệ hơn Bắc Triều Tiên thì đó là việc không có Bắc Triều Tiên. Cả hai quá trình và hậu quả của bất kỳ sự sụp đổ chế độ nào ở Bắc Triều Tiên đều có vẻ là những cơn ác mộng đối với Trung Quốc. Hàng nghìn người tị nạn Bắc Triều Tiên sẽ chạy trốn sang Trung Quốc dọc theo tuyến biên giới dài 1.416km giữa hai nước. Có thể sẽ có giao tranh và Trung Quốc có thể bị lôi kéo vào.

The nightmare scenario would be if China intervened, but so did the US and South Korea. A superpower clash in Korea, again? One Korean War was bad enough. (Chinese casualties were huge: 145,000 deaths, 25,000 missing, 260,000 wounded.) As for the outcome: If Korea reunifies like Germany and the DPRK vanishes, then the ROK, a staunch US ally which hosts 28,000 US troops, would share a border with China. Not good.


Kịch bản đầy ác mộng sẽ là nếu Trung Quốc can thiệp thì Mỹ cùng Hàn Quốc cũng làm như vậy. Một cuộc xung đột giữa các siêu cường sẽ lại xảy ra ở Triều Tiên? Một cuộc chiến tranh Triều Tiên đã là quá đủ tồi tệ (con số thương vong của người Trung Quốc rất lớn: 145.000 người thiệt mạng, 25.000 người mất tích và 260.000 người bị thương). Còn về tác động, nếu như Triều Tiên tái thống nhất giống như nước Đức và Bắc Triều Tiên biến mất, khi đó Hàn Quốc, một đồng minh trung thành của Mỹ, nơi có 28.000 quân Mỹ đang đóng quân, sẽ có chung đường biên giới với Trung Quốc. Đây rõ ràng không phải là điều tốt đẹp gì đối với Bắc Kinh.

Yet this calculus is not set in stone. What if North Korea refuses to change, but continues to tax China's and everyone's patience with nuclear defiance and provocations? Or on the other side of the coin, a smart China should also cultivate South Korea and try to lure it away from quite so tight an embrace of the US. Many in Seoul fret that the ROK is punching below its weight on the global stage, and yearn for the foreign policy autonomy of a Turkey or a Brazil.

Tuy nhiên, kịch bản này vẫn chưa chắc chắn xảy ra. Điều gì sẽ xảy ra nếu Bắc Triều Tiên từ chối thay đổi và tiếp tục thử thách sự kiên nhẫn của Trung Quốc và mọi người bằng thách thức hạt nhân và những hành động khiêu khích? Cũng có thể một Trung Quốc khôn lỏi cũng sẽ nuôi dưỡng Hàn Quốc và cố gắng nhử Hàn Quốc ra khỏi vòng tay khá chặt của Mỹ. Nhiều người ở Xơun đang lo ngại rằng Hàn Quốc đang bị dồn ép nín nhịn xuống dưới mức sức mạnh của họ trên vũ đài toàn cầu, và mong mỏi một chính sách đối ngoại tự chủ kiểu Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Braxin.

Eventually, if North Korea is stupid enough to remain obdurately recidivist, China may have to choose. Thinking strategically and long-term, which of the Koreas does it make economic and political sense for China to have as its ally or at least a good friend? If the question is put like that, the answer is obvious. So Kim Jong-eun had better not push China too far.


Cuối cùng, nếu như Bắc Triều Tiên ngu ngốc đến mức vẫn lặp lại những hành động ngoan cố, Trung Quốc có lẽ sẽ phải lựa chọn. Suy xét một cách chiến lược và dài hơi, miền Nam hay miền Bắc Triều Tiên có được nền kinh tế và ý thức chính trị để làm cho Trung Quốc coi đó là một đồng minh hoặc ít nhất là một người bạn tốt? Nếu như câu hỏi này được đặt ra, câu trả lời là điều rõ ràng. Vì thế Kim Jong-un tốt hơn hết là không nên đẩy Trung Quốc đi quá xa.

If Beijing ever decides it has had enough and cuts the cord, that would be the end of the DPRK. But if Kim sees the light and opts for peace and reform, there could still be two Koreas for a while to come. Northeast Asia's future, and his country's and his own, all hinge on how he decides. That visit to Mao Anying's grave suggests that Kim knows which side his bread is buttered.

Nếu như Bắc Kinh quyết định rằng họ đã chịu đựng đủ và cắt bỏ sợi dây quan hệ, điều đó là là sự kết thúc của Bắc Triều Tiên. Nhưng nếu như Kim Jong-un nhìn thấy ánh sáng và lựa chọn hòa bình và cải cách, có thể vẫn có một khoảng thời gian để hai miền Triều Tiên cũng tiến bước. Tương lai của khu vực Đông Bắc Á cũng như tương lai của đất nước Bắc Triều Tiên và bản thân Kim Jong-un, tất cả đều phụ thuộc vào những quyết định của nhà lãnh đạo này. Chuyến viếng thăm mộ của Mao Ngạn Anh cho thấy rằng Kim Jong-un đã hiểu rõ tình thế.


Aidan Foster-Carter is honorary senior research fellow in sociology and modern Korea at Leeds University in the UK, and a freelance consultant, writer and broadcaster on Korean affairs. A regular visitor to the peninsula, he has followed North Korean affairs for 45 years.


Aidan Foster-Carter là nghiên cứu viên danh dự trong cao cấp về xã hội học và Hàn Quốc hiện đại tại Đại học Leeds ở Anh, và một nhà tư vấn, nhà văn và người làm truyền hình đọc lập về các vấn đề Triều Tiên. Là người thường xuyên đến bán đảo này, ông đã theo đuổi vấn đề Bắc Triều Tiên trong 45 năm qua.


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn