|
History the Weak
Link in Beijing’s Maritime Claims
|
Lịch sử, mắt xích
yếu trong yêu sách biển của Bắc Kinh
|
By Mohan Malik
|
Mohan Malik
|
The Diplomat
August 30, 2013
|
The Diplomat
30-08-2013
|
|
|
Beijing’s claims to nearly all of the South China Sea are
now embossed in new Chinese passports and official maps. Chinese leaders and
foreign ministry spokespersons insist with increasing truculence that the
islands, rocks, and reefs have been China’s “territory since ancient times.”
Normally, the overlapping territorial claims to sovereignty and maritime
boundaries ought to be resolved through a combination of customary
international law, adjudication before the International Court of Justice or
the International Tribunal for the Law of the Sea, or arbitration under Annex
VII of the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS). While
China has ratified UNCLOS, the treaty by and large rejects “historically
based” claims, which are precisely the type Beijing periodically asserts. On
September 4, 2012, China’s foreign minister, Yang Jiechi, told then U.S. Secretary
of State Hillary Clinton that there is “plenty of historical and
jurisprudence evidence to show that China has sovereignty over the islands in
the South China Sea and the adjacent waters.”
|
Yêu sách của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ biển Đông
hiện nay được tô vẽ trong các hộ chiếu mới và bản đồ chính thức của Trung
Quốc (TQ). Lãnh đạo TQ và người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh với mức
hung hăng ngày càng tăng rằng các đảo, đá, và các rạn san hô là “lãnh thổ từ
thời xa xưa” của TQ. Thông thường, đối với chủ quyền và ranh giới biển thì
các yêu sách lãnh thổ chồng lấn phải được giải quyết thông qua việc vận dụng
kết hợp luật tập quán quốc tế, phán quyết trước Tòa án Quốc tế hoặc Tòa án
Quốc tế về Luật Biển, hoặc trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước LHQ về
Luật biển (UNCLOS). Trong khi TQ đã phê chuẩn UNCLOS và Công ước này nói
chung không chấp nhận bỏ các yêu sách “dựa trên lịch sử”, nhưng đó lại đúng
là loại yêu sách mà Bắc Kinh đưa ra lúc này lúc khác. Hôm 4 tháng 9 năm 2012,
Ngoại trưởng TQ, ông Dương Khiết Trì, nói với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
rằng có “rất nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý cho thấy rằng TQ có chủ
quyền đối với các đảo ở biển Đông và các vùng biển liền kề”.
|
As far as the “jurisprudence evidence” is concerned, the
vast majority of international legal experts have concluded that China’s
claim to historic title over the South China Sea, implying full sovereign
authority and consent for other states to transit, is invalid and illegal.
The historical evidence, if anything, is even less persuasive. There are
several contradictions in China’s use of history to justify its claims to
islands and reefs in the South China Sea, not least of which is its polemical
assertion of parallels with imperialist expansion by the United States and
European powers in the eighteenth and nineteenth centuries. Justifying
China’s attempts to expand its maritime frontiers by claiming islands and
reefs far from its shores, Jia Qingguo, professor at Beijing University’s
School of International Studies, argues that China is merely following the
example set by the West. “The United States has Guam in Asia which is very
far away from the U.S. and the French have islands in the South Pacific, so
it is nothing new,” Jia told AFP recently.
|
Xét về mặt “bằng chứng pháp lý”, đại đa số các chuyên gia
pháp lý quốc tế đều kết luận rằng yêu sách sở hữu (danh nghĩa) lịch sử của TQ
đối với biển Đông, bao hàm thẩm quyền chủ quyền đầy đủ và đồng ý cho các nước
khác đi ngang qua là không hợp lệ và không hợp pháp. Các bằng chứng lịch sử,
nếu có, thậm chí còn kém thuyết phục. Có nhiều mâu thuẫn trong việc TQ sử
dụng lịch sử để biện minh cho yêu sách của họ đối với các đảo và rạn đá ở
biển Đông, không ít trong số đó là sự khẳng định đầy tranh cãi của họ về các
tương đồng với việc bành trướng đế quốc chủ nghĩa của Hoa Kì và các cường
quốc châu Âu trong thế kỉ XVIII và XIX. Biện minh cho những nỗ lực của TQ mở
rộng biên giới biển của họ qua việc yêu sách các đảo và rạn đá xa bờ, Cổ
Khánh Quốc (Jia Qingguo), giáo sư trường Đại học Quan hệ Quốc tế Bắc Kinh,
cho rằng TQ chỉ đơn thuần theo gương phương Tây. “Hoa Kỳ thì có đảo Guam ở
châu Á ở rất xa đất Mỹ và người Pháp thì có các đảo ở Nam Thái Bình Dương, vì
vậy chẳng có điều gì mới cả”, Cổ Khánh Quốc nói với AFP mới đây.
|
An in-depth analysis of the “historical evidence”
underlying China’s claims shows that history is, in fact, not on China’s
side. If anything, Beijing’s claim to the Spratlys on the basis of history
runs aground on the fact that the region’s past empires did not exercise sovereignty.
In pre-modern Asia, empires were characterized by undefined, unprotected, and
often changing frontiers. The notion of suzerainty prevailed. Unlike a
nation-state, the frontiers of Chinese empires were neither carefully drawn
nor policed but were more like circles or zones, tapering off from the center
of civilization to the undefined periphery of alien barbarians. More
importantly, in its territorial disputes with neighboring India, Burma, and
Vietnam, Beijing always took the position that its land boundaries were never
defined, demarcated, and delimited. But now, when it comes to islands,
shoals, and reefs in the South China Sea, Beijing claims otherwise. In other
words, China’s claim that its land boundaries were historically never defined
and delimited stands in sharp contrast with the stance that China’s maritime
boundaries were always clearly defined and delimited. Herein lies a basic
contradiction (ji ben mao dun) in the Chinese stand on land and maritime
boundaries which is untenable. Actually, it is the mid-twentieth-century
attempts to convert the undefined frontiers of ancient civilizations and
kingdoms enjoying suzerainty into clearly defined, delimited, and demarcated
boundaries of modern nation-states exercising sovereignty that lie at the
center of China’s territorial and maritime disputes with neighboring
countries. Put simply, sovereignty is a post-imperial notion ascribed to
nation-states, not ancient empires.
|
Phân tích sâu xa về các “bằng chứng lịch sử” làm cơ sở cho
các yêu sách của TQ cho thấy rằng lịch sử thật ra không đứng về phía TQ. Nếu
có thì yêu sách của TQ đối với quần đảo Trường Sa trên cơ sở lịch sử bị mắc
mứu ở chỗ là không có đế chế nào của khu vực trước đây đã thực thi chủ quyền.
Ở châu Á thời tiền hiện đại, các đế chế có đặc điểm là có các đường biên giới
không xác định, không được bảo vệ, và thường thay đổi. Khái niệm về quyền bá
chủ (suzerainty) chiếm ưu thế. Không giống như một nhà nước – dân tộc
(nation-state), biên giới của đế chế TQ vừa không được vẽ cẩn thận vừa không
bố phòng mà giống như các vòng tròn hay các khu vực, giảm dần từ trung tâm
của nền văn minh ra đến vùng ngoại vi của người man di xa lạ. Quan trọng hơn,
trong các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Ấn Độ, Miến Điện và
Việt Nam, Bắc Kinh luôn luôn giữ lập trường cho rằng ranh giới trên bộ của họ
chưa bao giờ được xác định, phân giới cắm mốc. Nhưng bây giờ, khi nói đến các
đảo, bãi ngầm, và các rạn đá trong vùng biển Đông, Bắc Kinh lại tuyên bố khác
đi. Nói cách khác, TQ tuyên bố rằng ranh giới trên bộ của họ chưa bao giờ
được xác định và phân giới trong lịch sử trái ngược hẳn với lập trường rằng
biên giới trên biển của TQ luôn luôn xác định và có phân giới rạch ròi. Mâu
thuẫn cơ bản trong lập trường của TQ về biên giới trên bộ và biên giới trên
biển nằm ở đây, nên nó không đứng vững được. Trên thực tế, chính những nỗ lực
hồi giữa thế kỷ XX nhằm chuyển đổi các đường biên giới không xác định của các
nền văn minh và vương triều xưa kia hưởng quyền bá chủ thành các đường biên
giới xác định rạch ròi, giới hạn, và có phân giới của các nhà nước – dân tộc
hiện đại thưc thi chủ quyền nằm ở trung tâm của các tranh chấp lãnh thổ và
biển của TQ với các nước láng giềng. Nói một cách đơn giản, chủ quyền là một
khái niệm hậu đế quốc gắn với nhà nước-dân tộc, không phải với các đế chế xưa
kia.
|
The notion of sovereignty is not a Chinese or Asian notion
but a European one that originated with the signing of the Treaty of
Westphalia in 1648. It was primarily a land-based concept and did not apply
to nation-states in Asia and Africa until the mid-twentieth century. The
Westphalian state system based on the concept of legal equality or state
sovereignty over clearly defined external boundaries distinguished itself not
only from the old feudal system in Europe, but also from other forms of
hegemony and suzerainty that existed at that time in Asia—in Persia, China
and India. Before the Treaty of Westphalia, kingdoms and empires in Europe
and elsewhere could not claim or exercise sovereignty.
|
Khái niệm về chủ quyền không phải là một khái niệm của TQ
hoặc của châu Á mà là một khái niệm của châu Âu bắt nguồn với việc ký kết
Hiệp ước Westphalia năm 1648. Chủ yếu là một khái niệm cho đất liền và mãi
cho tới giữa thế kỷ XX mới áp dụng cho các nhà nước – dân tộc ở châu Á và
châu Phi. Hệ thống nhà nước Westphalia dựa trên khái niệm về sự bình đẳng
pháp lý hay chủ quyền quốc gia đối với biên giới xác định rõ ràng ngoài cùng
phân biệt chính nó không những với chế độ phong kiến cũ ở châu Âu mà còn với
các hình thức quyền bá chủ khác đã tồn tại vào thời điểm đó ở châu Á – Ba Tư,
TQ và Ấn Độ. Trước khi có Hiệp ước Westphalia, các vương triều và đế chế ở
châu Âu và các nơi khác không thể tuyên bố hoặc thực thi chủ quyền.
|
History, as is well known, is written by the victors, not
the vanquished. China’s present borders largely reflect the frontiers established
during the spectacular episode of eighteenth-century Qing (Manchu)
expansionism, which over time hardened into fixed national boundaries (except
outer Mongolia, largely because of the Soviet Union) following the imposition
of the Westphalian nation-state system over Asia in the nineteenth and
twentieth centuries. Official Chinese history today often distorts this
complex history, however, claiming that Mongols, Tibetans, Manchus, and Hans
were all Chinese, when in fact the Great Wall was built by the Chinese
dynasties to keep out the troublesome northern Mongol and Manchu tribes that
repeatedly overran Han China; the Great Wall actually represented the Han
Chinese empire’s outer security perimeter. While most historians see the
onslaught of the Mongol hordes led by Genghis Khan in the early 1200s as an
apocalyptic event that threatened the very survival of ancient civilizations
in China, India, Persia and other nations, the Chinese have consciously
promoted the myth that he was actually “Chinese,” and therefore all areas
that the Mongols (the Yuan dynasty) had once occupied or conquered (such as
Tibet and much of Central and Inner Asia) belong to China by retrospectively
superimposing the sixteenth century European notion of sovereignty over the
twelfth century Asia. China’s claims on Taiwan and in the South China Sea are
also based on the grounds that both were parts of the Manchu empire.
(Actually, in the Manchu or Qing dynasty maps, it is Hainan Island, not the
Paracel and Spratly Islands, that is depicted as China’s southernmost
border.) In this version of history, any territory conquered by “Chinese” in
the past remains immutably so, no matter when the conquest may have occurred.
|
Lịch sử, như được biết đến, được viết bởi người chiến
thắng, không phải bởi kẻ bại trận. Biên giới hiện tại của TQ phần lớn phản
ánh những ranh giới được thiết lập trong thời hoàng kim của chủ nghĩa bành
trướng nhà Thanh (Mãn Châu) thế kỷ XVIII, mà qua thời gian đã được kiên cố
hoá thành biên giới quốc gia cố định (ngoại trừ Ngoại Mông, chủ yếu vì Liên
Xô) theo sự áp đặt của hệ thống nhà nước – dân tộc Westphalia trên toàn châu
Á trong thế kỷ XIX và XX. Tuy nhiên, lịch sử chính thống của TQ ngày nay
thường bóp méo giai đoạn lịch sử phức tạp này, tuyên bố rằng người Mông,
Tạng, Mãn, và Hán đều là người TQ, trong khi thật ra Vạn Lý Trường Thành được
các triều đại TQ xây lên để bảo vệ Trung Hoa Hán tộc trước sự xâm lấn thường
xuyên của người Mông Cổ và các bộ tộc Mãn Châu phía Bắc, bức tường thành này
thực sự thể hiện vòng an ninh bên ngoài của đế chế Trung Hoa Hán tộc. Trong
khi hầu hết các nhà sử học coi sự càn quét của các đoàn quân Mông Cổ do Thành
Cát Tư Hãn lãnh đạo trong những năm đầu thế kỷ XIII như một sự kiện phá hoại
lớn đe dọa sự sống còn của các nền văn minh xưa ở Ấn Độ, Ba Tư, và các nước
khác, người TQ lại cỗ võ một cách có ý thức huyền thoại cho rằng ông ta thực
sự là người “TQ”, và do đó tất cả các khu vực mà người Mông Cổ (nhà Nguyên)
đã từng chiếm đóng hoặc chinh phục (như Tây Tạng và phần lớn Trung và Nội Á)
đều thuộc về TQ bằng cách vận dụng khái niệm về chủ quyền của phương Tây hồi
thế kỷ XVI trở ngược lại cho châu Á thế kỷ XII. Các yêu sách của TQ đối với
Đài Loan và biển Đông cũng dựa trên cơ sở là cả hai đều là bộ phận của đế chế
Mãn Châu. (Trên thực tế, trong các bản đồ nhà Thanh hay Mãn Châu, chính đảo
Hải Nam chứ không phải là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được mô tả như là
ranh giới cuối cùng phía nam của TQ). Trong phiên bản lịch sử này, bất kỳ
lãnh thổ nào bị “người TQ” chinh phục trong quá khứ vẫn cứ luôn là của TQ,
bất chấp cuộc chinh phục xảy ra vào lúc nào.
|
Such writing and rewriting of history from a nationalistic
perspective to promote national unity and regime legitimacy has been accorded
the highest priority by China’s rulers, both Nationalists and Communists. The
Chinese Communist Party leadership consciously conducts itself as the heir to
China’s imperial legacy, often employing the symbolism and rhetoric of
empire. From primary-school textbooks to television historical dramas, the
state-controlled information system has force-fed generations of Chinese a
diet of imperial China’s grandeur. As the Australian Sinologist Geremie Barmé
points out, “For decades Chinese education and propaganda have emphasized the
role of history in the fate of the Chinese nation-state . . . While Marxism-Leninism and Mao
Thought have been abandoned in all but name, the role of history in China’s future
remains steadfast.” So much so that history has been refined as an instrument
of statecraft (also known as “cartographic aggression”) by state-controlled
research institutions, media, and education bodies.
|
Việc viết và viết lại lịch sử từ góc độ dân tộc chủ nghĩa
như thế để tăng cường sự đoàn kết dân tộc và tính chính đáng của chế độ đã
được các nhà lãnh đạo của TQ cả phe Quốc dân đảng lẫn Cộng sản dành ưu tiên
cao nhất. Lãnh đạo Đảng Cộng sản TQ tự xử sự một cách có ý thức như là người
thừa kế di sản của đế chế TQ, thường sử dụng các biểu tượng và lối ăn nói của
đế chế. Từ sách giáo khoa tiểu học cho đến các bộ phim truyền hình về lịch
sử, hệ thống thông tin do nhà nước kiểm soát nhồi nhét các thế hệ người TQ về
sự oai phong, vĩ đại của Trung Hoa đế chế. Như nhà Hán học Úc Geremie Barmé
chỉ ra: “Trong nhiều thập kỷ, nền giáo dục và tuyên truyền TQ đã nhấn mạnh
vai trò của lịch sử trong sự phát triển của nhà nước – dân tộc TQ … Trong khi chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao đã bị vứt bỏ
hết chỉ còn cái tên thì vai trò của lịch sử trong tương lai của TQ vẫn kiên
định”. Cứ như vậy đến nỗi lịch sử đã được các viện nghiên cứu, các phương
tiện truyền thông và các cơ quan giáo dục do nhà nước điều khiển thêu dệt
thành một công cụ lãnh đạo nhà nước (còn được gọi là “xâm lược bản đồ”).
|
China uses folklore, myths, and legends, as well as
history, to bolster greater territorial and maritime claims and create new
realities on the land and water. Chinese textbooks preach the notion of the
Middle Kingdom as being the oldest and most advanced civilization that was at
the very center of the universe, surrounded by lesser, partially Sinicized
states in East and Southeast Asia that must constantly bow and pay their
respects. China’s version of history often deliberately blurs the distinction
between what was no more than hegemonic influence, tributary relationships,
suzerainty, and actual control. Subscribing to the notion that those who have
mastered the past control their present and chart their own futures, Beijing
has always placed a very high value on “the history card” (often a revisionist
interpretation of history) in its diplomatic efforts to achieve foreign
policy objectives, especially to extract territorial and diplomatic
concessions from other countries. Almost every contiguous state has, at one
time or another, felt the force of Chinese arms—Mongolia, Tibet, Burma,
Korea, Russia, India, Vietnam, the Philippines, and Taiwan—and been a subject
of China’s revisionist history. As Martin Jacques notes in When China Rules
the World, “Imperial Sinocentrism shapes and underpins modern Chinese
nationalism.” If unchecked, imperial hubris or nostalgia for a return to the
past can have unpredictable consequences for regional peace and stability.
|
TQ sử dụng chuyện dân gian, thần thoại, truyền thuyết,
cũng như lịch sử để cổ suý yêu sách lãnh thổ trên bộ và trên biển lớn hơn.
Sách giáo khoa TQ thuyết giáo khái niệm Vương triều Trung tâm (Trung Hoa) như
là nền văn minh lâu đời nhất và tiên tiến nhất nằm ngay tại trung tâm của vũ
trụ, bao quanh bởi các nước nhỏ hơn bị Hoa hóa một phần trong khu vực Đông và
Đông Nam Á, các nước này phải liên tục cúi đầu thần phục họ. Phiên bản lịch
sử TQ thường cố tình làm lu mờ sự phân biệt giữa những cái không gì khác hơn
là ảnh hưởng bá quyền, mối quan hệ triều cống, quyền bá chủ với sự kiểm soát
thực tế. Tán đồng quan điểm cho rằng những ai làm chủ được quá khứ sẽ khống
chế hiện tại và vạch hướng cho tương lai, Bắc Kinh luôn luôn đặt cược rất cao
vào “con bài lịch sử” (thường là một cách giải thích xét lại lịch sử) trong
các nỗ lực ngoại giao của mình nhằm đạt được mục tiêu của chính sách đối
ngoại, nhất là để bắt các nước khác nhượng bộ lãnh thổ và ngoại giao. Hầu như
tất cả các nước tiếp giáp, lúc này hay lúc khác, đều bị sức mạnh vũ lực của
TQ đụng đến – Mông Cổ, Tây Tạng, Miến Điện, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Việt Nam,
Philippines, và Đài Loan – và đều là đối tượng cho lịch sử xét lại của TQ.
Như Martin Jacques lưu ý trong cuốn When China Rules the World (Khi TQ thống
trị thế giới) “Chủ nghĩa Hoa vi trung đế quốc định hình và là nền tảng cho
chủ nghĩa dân tộc TQ hiện đại”. Nếu không được kiểm soát, sự kiêu căng đế
quốc hoặc lòng luyến tiếc quay về quá khứ có thể có những hậu quả không thể
đoán trước cho hòa bình và ổn định khu vực.
|
If the idea of national sovereignty goes back to seventeenth-century
Europe and the system that originated with the Treaty of Westphalia, the idea
of maritime sovereignty is largely a mid-twentieth-century American
concoction that China and others have seized upon to extend their maritime
frontiers. As Jacques notes, “The idea of maritime sovereignty is a
relatively recent invention, dating from 1945 when the United States declared
that it intended to exercise sovereignty over its territorial waters.” In
fact, the UN’s Law of the Sea agreement represented the most prominent
international effort to apply the land-based notion of sovereignty to the
maritime domain worldwide—although, importantly, it rejects the idea of
justification by historical right. Thus although Beijing claims around eighty
percent of the South China Sea as its “historic waters” (and is now seeking
to elevate this claim to a “core interest” akin with its claims on Taiwan and
Tibet), China has, historically speaking, about as much right to claim the
South China Sea as Mexico has to claim the Gulf of Mexico for its exclusive
use, or Iran the Persian Gulf, or India the Indian Ocean. In other words,
none at all. From a legal standpoint, “the prolific usage of the nomenclature
‘South China Sea’ does not confer historic Chinese sovereignty.” Countries
that have used history to claim sovereignty over islands have had the consent
of others and a mutually agreeable interpretation of history—both elements
missing in the SCS.
|
Nếu ý tưởng về chủ quyền quốc gia xuất hiện ở châu Âu thế
kỷ XVII và hệ thống đó bắt nguồn từ Hiệp ước Westphalia, thì ý tưởng về chủ
quyền trên biển chủ yếu là khái niệm do Mỹ đặt ra giữa thế kỷ XX mà TQ đã vơ
vào để mở rộng biên giới biển của mình. Như Jacques lưu ý, “Ý tưởng về chủ
quyền trên biển là một phát minh tương đối gần đây, bắt đầu từ năm 1945 khi
Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ có ý định thực hiện chủ quyền đối với lãnh hải của
họ”. Trong thực tế, Công ước LHQ về Luật Biển thể hiện nỗ lực quốc tế nổi
trội nhất nhằm áp dụng các khái niệm về chủ quyền trên đất liền vào lĩnh vực
biển trên toàn thế giới – tuy vậy điều quan trọng là nó bác bỏ ý tưởng biện
minh bằng quyền lịch sử. Vì vậy, mặc dù Bắc Kinh yêu sách khoảng 80% biển
Đông là “vùng nước lịch sử” (và hiện đang tìm cách nâng yêu sách này lên
thành một “lợi ích cốt lõi” ngang với các yêu sách chủ quyền đối với Đài Loan
và Tây Tạng), nói theo lịch sử, nếu TQ có quyền yêu sách biển Đông tới mức
nào thì Mexico cũng có quyền yêu sách sử dụng độc quyền vịnh Mexico, hoặc
Iran đòi Vịnh Ba Tư, hay Ấn Độ đòi Ấn Độ Dương đến mức đó. Nói cách khác,
chẳng có chủ quyền gì cả. Theo quan điểm pháp lý, “việc tên gọi ‘biển Nam
Trung Hoa’ được sử dụng nhiều không [có ý] trao chủ quyền lịch sử cho TQ“.
Các nước sử dụng lịch sử để yêu sách chủ quyền đối với các đảo đều có sự đồng
ý của nước khác và có cách giải thích lịch sử được các bên chấp nhận – cả hai
yếu tố này đều không có ở Biển Đông.
|
Ancient empires either won control over territories
through aggression, annexation, or assimilation or lost them to rivals who
possessed superior firepower or statecraft. Territorial expansion and
contraction was the norm, determined by the strength or weakness of a kingdom
or empire. The very idea of “sacred lands” is ahistorical because control of
territory was based on who grabbed or stole what last from whom. The
frontiers of the Qin, Han, Tang, Song, and Ming dynasties waxed and waned
throughout history. A strong and powerful imperial China, much like czarist
Russia, was expansionist in Inner Asia and Indochina as opportunity arose and
strength allowed. The gradual expansion over the centuries under the
non-Chinese Mongol and Manchu dynasties extended imperial China’s control
over Tibet and parts of Central Asia (now Xinjiang), Taiwan, and Southeast
Asia. Modern China is, in fact, an “empire-state” masquerading as a
nation-state.
|
Các đế chế xưa hoặc giành được quyền kiểm soát vùng lãnh
thổ thông qua xâm lược, thôn tính hay đồng hóa hoặc để mất chúng vào tay đối
thủ có binh lực hoặc khả năng cai quản nhà nước ưu việt hơn. Mở rộng và thu
hẹp lãnh thổ là chuẩn mực, được xác định bởi sự hùng mạnh hay sự suy yếu của
một vương triều hay đế chế. Ý tưởng “lãnh thổ thiêng liêng” là phi lịch sử
bởi vì việc kiểm soát lãnh thổ thì dựa trên việc nước nào tóm được hoặc lấy
cắp những gì thuộc nước khác cuối cùng. Biên giới của nhà Tần, Hán, Đường,
Tống, Minh khi nở khi co suốt trong lịch sử. Một Trung Hoa đế chế hùng mạnh,
giống như nước Nga Sa hoàng, là kẻ bành trướng ở vùng Nội Á và Đông Dương mỗi
khi cơ hội xuất hiện và sức mạnh cho phép. Việc bành trướng lãnh thổ dần dần
qua nhiều thế kỷ dưới hai triều đại không Trung Hoa là Mông Cổ và Mãn Châu mở
rộng sự kiểm soát của triều đình TQ đối với Tây Tạng và nhiều vùng đất ở
Trung Á (nay là Tân Cương), Đài Loan và Đông Nam Á. Trên thực tế, TQ hiện đại
là một “nhà nước-đế chế” đội lốt một nhà nước-dân tộc.
|
Even if one were to accept Beijing’s “historical claims”
argument for a moment, the problem is that the Chinese empire was not the
only empire in pre-modern Asia and the world. There were other empires and
kingdoms too. Many countries can make equally valid “historical claims” to
lands that are currently not a part of their territory but under Chinese
control (e.g., the Gando region in China’s Jilin province that belongs to
Korea). Before the twentieth century, there were no sovereign nation-states
in Asia with clear, legally defined boundaries of jurisdiction and control.
If China’s claims are justified on the basis of history, then so are the
historical claims of Vietnamese and Filipinos based on their histories.
Students of Asian history know, for instance, that Malay peoples related to
today’s Filipinos have a better claim to Taiwan than Beijing does. Taiwan was
originally settled by people of Malay-Polynesian descent—ancestors of the
present-day aborigine groups—who populated the low-lying coastal plains.
Noted Asia-watcher Philip Bowring argues that “[t]he fact that China has a
long record of written history does not invalidate other nations’ histories
as illustrated by artifacts, language, lineage and genetic affinities, the
evidence of trade and travel.”
|
Ngay cả khi người ta phải chấp nhận lập luận “yêu sách
lịch sử” của Bắc Kinh cho một thời điểm thì vấn đề lại là đế chế Trung Hoa
không phải là đế chế duy nhất ở châu Á thời tiền hiện đại và trên thế giới.
Còn có các đế chế và vương triều khác nữa. Nhiều nước có thể đưa ra “yêu sách
lịch sử” có cùng giá trị như thế đối với những vùng đất hiện nay không phải
là phần lãnh thổ của họ mà đang đặt dưới sự kiểm soát của TQ (ví dụ , vùng
Cam Đa (Gando) ở tỉnh Cát Lâm, TQ thuộc về Triều Tiên) . Trước thế kỷ XX, ở
châu Á không có nhà nước – dân tộc có chủ quyền với biên giới thuộc thẩm
quyền và trong tầm kiểm soát được xác định về mặt pháp lý rõ ràng. Nếu các
yêu sách của TQ biện minh được trên cơ sở lịch sử, thì các yêu sách lịch sử
của Việt Nam và Philippines dựa trên lịch sử cũng biện minh được. Ví dụ, các
sinh viên lịch sử châu Á đều biết rằng dân MaLaysia có liên hệ đến người
Philippines hiện nay nên yêu sách của họ đối với Đài Loan sẽ thuyết phục hơn
nhiều so với Bắc Kinh. Bởi vì Đài Loan ban đầu được định cư bởi con cháu
những người Malay-Polynesian – tổ tiên của các nhóm thổ dân ngày nay – họ
từng sống ở vùng đồng bằng thấp ven biển. Nhà quan sát Châu Á nổi bật Philip
Bowring lập luận rằng “[s]ự kiện TQ có những ghi chép lịch sử lâu dài không
làm mất hiệu lực lịch sử các quốc gia khác thể hiện qua các hiện vật, ngôn
ngữ, dòng giống và các quan hệ di truyền, các bằng chứng về giao thương và đi
lại”.
|
Unless one subscribes to the notion of Chinese
exceptionalism, imperial China’s “historical claims” are as valid as those of
other kingdoms and empires in Southeast and South Asia. The problem with
history is where and when to draw the line, why, and more importantly, whose
version of history is accurate. China laying claim to the Mongol and Manchu
empires’ colonial possessions would be equivalent to India laying claim to
Afghanistan, Bangladesh, Burma, Malaysia (Srivijaya), Nepal, Pakistan, and
Sri Lanka on the grounds that they were all parts of either the Ashoka,
Maurya, Chola, or the Moghul and the British Indian empires. From the tenth
through the thirteenth centuries, several of the Pallava and Chola kings in
southern India assembled large navies and armies to overthrow neighboring
kingdoms and to undertake punitive attacks on the states in the Bay of Bengal
region. They also took to the sea to conquer parts of what are now Sri Lanka,
Malaysia and Indonesia. In his study of India’s strategic culture, George
Tanham observed: “In what was really a battle over the trade between China
and India and Europe, the Cholas were quite successful in both naval and land
engagements and briefly ruled portions of Southeast Asia.”
|
Trừ khi tán đồng khái niệm về ngoại lệ của TQ, “yêu sách
lịch sử” của TQ đế chế có giá trị giống như những vương triều và đế chế khác
trong khu vực Đông Nam và Nam Á. Vấn đề với lịch sử là vạch ra lằn ranh ở
đâu, lúc nào, tại sao thế, và quan trọng hơn là phiên bản lịch sử của nước
nào là chính xác. TQ đưa ra yêu sách về quyền sở hữu đối với thuộc địa của đế
chế Mông Cổ và Mãn Châu sẽ tương tự như Ấn Độ đưa ra yêu sách đối với
Afghanistan, Bangladesh, Miến Điện, Malaysia (Srivijaya), Nepal, Pakistan và
Sri Lanka trên cơ sở rằng tất cả các nước này đều bộ phận hoặc của đế chế
Maurya, Chola hoặc của đế chế Moghul và đế quốc Ấn Độ thuộc Anh. Suốt từ thể kỷ
X tới thế kỷ XIII, một số vị vua của Pallava và Chola ở miền nam Ấn Độ đã tập
hợp lực lượng hải quân và quân đội lớn lật đổ các vương triều lân cận và thực
hiện các cuộc tấn công trừng phạt đối với các nước trong khu vực vịnh Bengal
. Họ cũng đã ra biển để chinh phục nhiều khu vực thuộc những vùng đất mà bây
giờ là Sri Lanka, Malaysia và Indonesia. Trong nghiên cứu về văn hóa chiến
lược Ấn Độ, George Tanham nhận xét: “Trong cái thực sự là một cuộc chiến về
thương mại giữa TQ, Ấn Độ và châu Âu, người Cholas đã khá thành công trong
các can dự cả về hải quân lẫn đất đai và đã cai trị nhiều phần của Đông Nam Á
trong một thời gian ngắn”.
|
China’s claims in the South China Sea are also a major
shift from its longstanding geopolitical orientation to continental power. In
claiming a strong maritime tradition, China makes much of the early-fifteenth-century
expeditions of Zheng He to the Indian Ocean and Africa. But, as Bowring
points out, “Chinese were actually latecomers to navigation beyond coastal
waters. For centuries, the masters of the oceans were the Malayo-Polynesian
peoples who colonized much of the world, from Taiwan to New Zealand and
Hawaii to the south and east, and to Madagascar in the west. Bronze vessels
were being traded with Palawan, just south of Scarborough, at the time of
Confucius. When Chinese Buddhist pilgrims like Faxian went to Sri Lanka
[southern India] in the fifth century, they went in ships owned and operated
by Malay peoples. Ships from what is now the Philippines traded with Funan, a
state in what is now southern Vietnam, a thousand years before the Yuan
dynasty.”
|
Các yêu sách của TQ ở biển Đông cũng đánh dấu một sự
chuyển đổi lớn khỏi định hướng địa chính trị lâu đời đối với cường quốc lục
địa. Với việc tuyên bố có một truyền thống mạnh mẽ về đi biển, TQ đề cập
nhiều cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa tới Ấn Độ Dương và Châu Phi đầu thế kỷ XV.
Nhưng, như Bowring chỉ ra rằng ”Trong lĩnh vực hàng hải bên ngoài vùng nước
ven biển thì người TQ thực sự là kẻ đi sau. Trong nhiều thế kỷ, các bậc thầy
của các đại dương là dân Malay-Polynesian, những người từng thuộc địa hóa
phần lớn thế giới, từ Đài Loan đến New Zealand và Hawaii về phía nam và phía
đông , rồi Madagascar về phía tây. Các chum đồng đã được giao thương với
Palawan, ngay phía nam của Scarborough vào thời của Khổng Tử. Khi những nhà
tu Phật giáo TQ như Pháp Hiển (Faxian) đi Sri Lanka và Ấn Độ vào thế kỷ V, họ
đã đi trên tàu do người MaLaysia sở hữu và điều khiển. Tàu từ vùng mà nay là
Philippines đã giao thương với Phù Nam, một nước hiện nay là miền Nam Việt
Nam, cả ngàn năm trước nhà Nguyên”.
|
And finally, China’s so-called “historic claims” to the South
China Sea are actually not “centuries old.” They only go back to 1947, when
Chiang Kai-shek’s nationalist government drew the so-called “eleven-dash
line” on Chinese maps of the South China Sea, enclosing the Spratly Islands
and other chains that the ruling Kuomintang party declared were now under
Chinese sovereignty. Chiang himself, saying he saw German fascism as a model
for China, was fascinated by the Nazi concept of an expanded Lebensraum
(“living space”) for the Chinese nation. He did not have the opportunity to
be expansionist himself because the Japanese put him on the defensive, but
cartographers of the nationalist regime drew the U-shape of eleven dashes in
an attempt to enlarge China’s “living space” in the South China Sea soon
after Japan’s defeat in World War II. Apparently, the Republic of China (ROC)
nationalist government was also incensed over the World War II-era Japanese
maps that showed the entire South China Sea as a Japanese lake. The Chinese
government first operationally sailed into the South China Sea in 1947 with
the voyage of the ROC ships Zhongjian, Zhongye, Taiping and Yongxing. They
did not begin surveys there until many years later. Following the victory of
the Chinese Communist Party in the civil war in 1949, the People’s Republic
of China adopted this cartographic coup, revising Chiang’s notion into a
“nine-dash line” after erasing two dashes in the Gulf of Tonkin in 1953
showing places his government had never been to. As late as 2005, the PLA
Navy’s published map of Scarborough Shoal was just an exact datum-for-datum
copy of the U.S. Navy’s map (with thanks to Barney Moreland for providing the
author with this information).
|
Và cuối cùng, cái gọi là “yêu sách lịch sử” của TQ đối với
biển Đông thực sự không phải là “hàng thế kỷ”. Các yêu sách này chỉ bắt đầu
từ năm 1947, lúc chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch vẽ ra cái gọi
là “đường 11 đoạn” trên bản đồ biển Đông của TQ, bao quanh quần đảo Trường Sa
và các chuỗi đảo khác mà Quốc Dân Đảng cầm quyền tuyên bố thuộc chủ quyền TQ.
Chính Tưởng Giới Thạch, khi nói rằng đã xem phát xít Đức như một mô hình cho
TQ, đã bị cuốn hút bởi ý tưởng Nazi (Quốc xã) về một Lebensraum (“không gian
sống”) mở rộng cho dân tộc Trung Hoa. Ông đã không có cơ hội để tự mình thành
kẻ theo chủ nghĩa bành trướng bởi vì người Nhật buộc ông vào thế phòng thủ,
nhưng những người vẽ bản đồ của chế độ Quốc dân đảng đã vẽ đường chữ U 11
đoạn trong cố gắng để mở rộng “không gian sống” của TQ ở biển Đông chẳng bao
lâu sau khi Nhật thua trận trong Thế chiến II. Rõ ràng, chính phủ Trung Hoa
Dân Quốc cũng đã tức giận về các bản đồ thời Thế chiến II của Nhật Bản cho
thấy toàn bộ biển Đông như một cái hồ của Nhật Bản. Lần đầu tiên chính phủ TQ
cho tàu hoạt động đi vào vùng biển Đông là vào năm 1947 với chuyến đi của các
tàu Trung Hoa Dân Quốc Trung Kiện (Zhongjian), Trung Nghiệp (Zhongye) Thái
Bình (Taiping và Vĩnh Hưng(Yongxing.) Mãi đến nhiều năm sau đó họ mới bắt đầu
việc khảo sát. Sau khi Đảng Cộng sản TQ chiến thắng trong cuộc nội chiến vào
năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tiếp nhận cú xâm lược bản đồ này,
chỉnh lại khái niệm của Tưởng Giới Thạch thành “đường 9 đoạn” sau khi xóa hai
đoạn ở Vịnh Bắc Bộ năm 1953 thể hiện cả những chỗ mà chính phủ THDQ chưa từng
đến. Cho mãi tới năm 2005 , bản đồ bãi cạn Scarborough do Hải quân PLA công
bố chỉ là một bản sao y từng dữ liệu một của bản đồ Hải quân Mỹ (cảm ơn
Barney Moreland đã cung cấp cho tác giả thông tin này).
|
Since the end of the Second World War, China has been
redrawing its maps, redefining borders, manufacturing historical evidence,
using force to create new territorial realities, renaming islands, and seeking
to impose its version of history on the waters of the region. The passage of
domestic legislation in 1992, “Law on the Territorial Waters and Their
Contiguous Areas,” which claimed four-fifths of the South China Sea, was
followed by armed skirmishes with the Philippine and Vietnamese navies
throughout the 1990s. More recently, the dispatch of large numbers of Chinese
fishing boats and maritime surveillance vessels to the disputed waters in
what is tantamount to a “people’s war on the high seas” has further
heightened tensions. To quote Sujit Dutta, “China’s unmitigated irredentism
[is] based on the . . . theory that
the periphery must be occupied in order to secure the core. [This] is an
essentially imperial notion that was internalized by the Chinese
nationalists—both Kuomintang and Communist. The [current] regime’s attempts
to reach its imagined geographical frontiers often with little historical
basis have had and continue to have highly destabilizing strategic
consequences.”
|
Từ khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, TQ đã vẽ lại bản
đồ của họ, xác định lại biên giới, tạo dựng bằng chứng lịch sử, sử dụng vũ
lực để tạo ra các thực thể lãnh thổ mới, đặt tên lại các đảo, và tìm cách áp
đặt phiên bản lịch sử của mình lên các vùng biển trong khu vực. Nặm 1972 họ
thông qua “Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải”, tuyên bố chủ quyền
4/5 biển Đông, tiếp sau là những cuộc đụng độ vũ trang với hải quân
Philippines và Việt Nam trong suốt những năm 1990. Gần đây hơn, họ phái một
số lượng lớn tàu cá và tàu hải giám đến vùng biển tranh chấp theo cái tương
tự như cuộc “chiến tranh nhân dân trên vùng biển quốc tế” đã làm tăng căng
thẳng nhiều hơn. Trích lời bình luận Sujit Dutta, “chủ thuyết phục hồi lãnh
thổ không suy giảm của TQ dựa trên … lý thuyết rằng vùng ngoại vi phải
được chiếm cứ để đảm bảo an toàn cho vùng lõi. [Điều này] là một khái niệm cơ
bản thời đế chế đã được phe dân tộc chủ nghĩa TQ – cả Quốc Dân Đảng lẫn Cộng
sản – quốc tế hóa. Những nỗ lực của chế độ [hiện nay] để vươn tới biên giới
địa lý theo họ tưởng tượng thường có cơ sở lịch sử ít ỏi và tiếp tục có hậu
quả chiến lược bất ổn cao”.
|
Apparently, one reason Southeast Asians find it difficult
to accept Chinese territorial claims is that it would amount to acceptance of
the notion of Han racial superiority over other Asian races and empires. Says
Jay Batongbacal of the University of the Philippines law school:
“Intuitively, acceptance of the nine-dash line is a corresponding denial of
the very identity and history of the ancestors of the Vietnamese, Filipinos,
and Malays; it is practically a modern revival of China’s denigration of non-Chinese
as ‘barbarians’ not entitled to equal respect and dignity as peoples.”
|
Rõ ràng, một lý do mà dân Đông Nam Á cảm thấy khó chấp
nhận yêu sách lãnh thổ của TQ là điều đó sẽ có nghĩa là chấp nhận ý niệm về
sự ưu việt của chủng tộc Hán hơn các chủng tộc và đế chế châu Á khác. Jay
Batongbacal thuộc trường Đại học luật Philippines nói: “Một cách trực giác, chấp
nhận đường 9 đoạn là một sự chối bỏ tương ứng về bản sắc và lịch sử thật sự
của tổ tiên người Việt Nam, Philippines, và Malaysia, thực chất đó là việc
hồi sinh trong thời hiện đại sự phỉ báng các sắc dân không TQ là ‘man di’
không được hưởng sự tôn trọng và phẩm giá ngang bằng với tư cách là các dân
tộc”.
|
To sum up, empires and kingdoms never exercised
sovereignty. The “history question” is very complex and defies an easy
explanation. If historical claims had any validity then Mongolia could claim
all of Asia simply because it once conquered the lands of the continent.
There is absolutely no historical basis to support either of the dash-line
claims, especially considering that the territories of Chinese empires were
never as carefully delimited as nation-states, but rather existed as zones of
influence tapering away from a civilized center to the periphery of alien
barbarians. This is the position contemporary China took starting in the
1960s, while negotiating its land boundaries with several of its neighboring
countries. But this is not the position it takes today in the cartographic,
diplomatic, and low-intensity military skirmishes to define its maritime
borders.
|
Tóm lại, các đế chế và vương triều không bao giờ thực thi
chủ quyền. “Vấn đề lịch sử” là rất phức tạp và không thừa nhận cách giải
thích dễ dãi. Nếu yêu sách lịch sử có giá trị nào đó thì Mông Cổ có thể yêu
sách tất cả các khu vực của châu Á đơn giản là vì họ đã từng chinh phục các
vùng đất của châu lục này. Hoàn toàn không có cơ sở lịch sử để hậu thuẫn bất
cứ yêu sách nào trong những yêu sách đường nhiều đoạn đó, nhất là xét rằng
các vùng lãnh thổ của đế chế TQ chưa bao giờ được phân định biên giới kỹ càng
như các nhà nước – dân tộc mà chỉ tồn tại như các vùng ảnh hưởng từ một trung
tâm văn minh giảm dần đi. Đây là lập trường mà TQ đương đại bắt đầu xác lập
vào thập niên 1960 khi đàm phán biên giới trên trên bộ với nhiều láng giềng.
Nhưng đó không phải là lập trường của họ hiện nay trong các cuộc chạm trán về
bản đồ, ngoại giao và quân sự mức thấp để xác định biên giới.
|
The continued reinterpretation of history to advance
contemporary political, territorial, and maritime claims, coupled with the
Communist leadership’s ability to turn “nationalistic eruptions” on and off
like a tap during moments of tension with the United States, Japan, South
Korea, India, Vietnam, and the Philippines, makes it difficult for Beijing to
reassure neighbors that its “peaceful rise” is wholly peaceful. An acceptance of China’s version of history
is seen as tantamount to rejection of other countries’ history and the notion
of equality of sovereign nation-states. Since there are six claimants to
various atolls, islands, rocks, and oil deposits in the South China Sea, the
Spratly Islands disputes are, by definition, multilateral disputes requiring
international arbitration. But Beijing’s insistence on a bilateral approach
to resolving the dispute is predicated mainly on the belief that Beijing
might succeed because of China’s superior relative power and ASEAN’s
fractiousness. China’s claims of “indisputable sovereignty over the South
China Sea” that have their origins in the late 1940s—and not in ancient
history—pose a challenge to all seafaring nations.
|
Việc diễn giải lại liên tục lịch sử để đẩy mạnh các yêu
sách chính trị, lãnh thổ trên bộ và trên biển hiện đại, kết hợp với khả năng
của giới lãnh đạo Cộng sản kích động hay dập tắt “các cao trào dân tộc chủ
nghĩa” giống như tắt mở một khoá nước trong những thời điểm có căng thẳng với
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Philippines, khiến Bắc Kinh
khó trấn an các nước láng giềng rằng “sự trỗi dậy hòa bình” của họ là hoàn
toàn hòa bình. Chấp nhận phiên bản lịch sử của TQ được xem như tương đương
với chối bỏ lịch sử của các nước khác và ý niệm bình đẳng về chủ quyền của
các nhà nước – dân tộc. Do có sáu bên yêu sách các đảo san hô vòng, đảo
thường, đảo đá, và các mỏ dầu ở biển Đông, các tranh chấp ở quần đảo Trường
Sa, tự bản chất, là những tranh chấp đa phương đòi hỏi phân xử qua trọng tài
quốc tế. Nhưng việc Bắc Kinh một mực đòi theo cách tiếp cận song phương để
giải quyết tranh chấp chủ yếu dựa vào niềm tin rằng Bắc Kinh có thể thành
công do sức mạnh tương đối lấn lướt của TQ và sự chia rẽ của ASEAN. Tuyên bố
của TQ về “chủ quyền không thể tranh cãi đối với biển Đông” có nguồn gốc vào
cuối thập niên 1940 – chứ không phải trong lịch sử xa xưa – đặt ra một thách
thức đối với tất cả các quốc gia biển.
|
Mohan Malik is
Professor at Asia-Pacific Center for Security Studies, Honolulu. These are
author’s personal views and in no way reflect the views of the Asia-Pacific
Center. An earlier and shorter version appeared in World Affairs, May/June
2013. Special thanks to Carleton Cramer, Carlyle Thayer, Justin Nankivell,
Denny Roy and Barney Moreland for invaluable comments and suggestions.
|
Mohan Malik là giáo
sư thuộc Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương về Nghiên cứu An ninh, Honolulu.
Đây là những quan điểm cá nhân của tác giả và không phản ánh quan điểm của
Trung tâm Châu Á-Thái Bình Dương. Một phiên bản trước, ngắn hơn xuất hiện
trong World Affairs, tháng5 / 6 năm 2013. Gửi lời cảm ơn đặc biệt tới
Carleton Cramer, Carlyle Thayer, Justin Nankivell, Denny Roy và Barney
Moreland vì nhừng ý kiến và góp ý vô
giá.
|
|
|
|
Translated by Huỳnh Phan
|
|
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn