|
|
George Saunders’s
Advice to Graduates
|
Lời Khuyên của
George Saunders dành cho học sinh tốt nghiệp
|
Hi, everybody.
Congratulation you did a great job
|
Chào tất cả mọi người.
Chúc mừng bạn đã hoàn thành một công việc tuyệt vời
|
Down through the ages, a traditional form has evolved for
this type of speech, which is: Some old fart, his best years behind him, who,
over the course of his life, has made a series of dreadful mistakes (that
would be me), gives heartfelt advice to a group of shining, energetic young
people, with all of their best years ahead of them (that would be you).
|
Theo thời gian, những bài diễn từ như thế này đều rập theo
cùng một kiểu khuôn mẫu truyền thống, ấy là: Một gã già nua, với những năm
tháng tươi đẹp nhất đã lùi vào dĩ vàng, kẻ đã vấp phải không ít những sai lầm
kinh khiếp (chính là tôi đây), đem đến lời khuyên chân thành cho một nhóm các
bạn trẻ tuổi sáng lạn nhiệt huyết mà những năm tháng tươi đẹp nhất trong cuộc
đời còn đang ở phía trước (chính là các bạn).
|
And I intend to respect that tradition.
|
Và tôi dự định sẽ tôn trọng truyền thống đó.
|
Now, one useful thing you can do with an old person, in
addition to borrowing money from them, or asking them to do one of their
old-time “dances,” so you can watch, while laughing, is ask: “Looking back,
what do you regret?” And they’ll tell
you. Sometimes, as you know, they’ll
tell you even if you haven’t asked.
Sometimes, even when you’ve specifically requested they not tell you,
they’ll tell you.
|
Bây giờ, ngoài việc vay tiền từ người già, hoặc yêu cầu họ
nhảy một trong những điệu nhảy cũ trong thời của họ, để bạn có thể xem, và
cười, vẫn có một điều hữu ích mà bạn có thể làm với một người già đó là hỏi: "Khi nhìn lại, có điều gì khiến
bác hối tiếc không? "Và họ sẽ kể cho bạn biết. Đôi khi, như bạn biết, họ
sẽ cho bạn ngay cả khi bạn đã không hỏi. Đôi khi, ngay cả khi bạn đã yêu cầu
cụ thể là họ không nên kể cho bạn nghe, nhưng họ vẫn cố.
|
So: What do I regret?
Being poor from time to time?
Not really. Working terrible
jobs, like “knuckle-puller in a slaughterhouse?” (And don’t even ASK what that
entails.) No. I don’t regret that. Skinny-dipping in a river in Sumatra, a
little buzzed, and looking up and seeing like 300 monkeys sitting on a
pipeline, pooping down into the river, the river in which I was swimming,
with my mouth open, naked? And getting
deathly ill afterwards, and staying sick for the next seven months? Not so much. Do I regret the occasional
humiliation? Like once, playing hockey
in front of a big crowd, including this girl I really liked, I somehow
managed, while falling and emitting this weird whooping noise, to score on my
own goalie, while also sending my stick flying into the crowd, nearly hitting
that girl? No. I don’t even regret that.
|
Vậy điều gì khiến cho tôi tiếc nuối day dứt? Nghèo túng
ngày này qua tháng khác? Không phải. Hay những công việc tồi tệ, như nghề “bẻ
khuỷu chân giò trong lò mổ?” Không, tôi chẳng day dứt chuyện đó. Cởi truồng
nhảy lộn đầu xuống sông ở Sumatra, đầu óc choáng váng, rồi nhìn lên thấy
khoảng 300 con khỉ ngồi trên một đường ống, đang đại tiện xuống dòng sông mà
tôi đang há mồm bơi trần như nhộng? Hay là chuyện bị ốm gần chết sau đó, và
dính bệnh tật trong suốt bảy tháng tiếp theo? Không, những chuyện đó chẳng
sao cả. Hay là liệu tôi có day dứt về những trường hợp đáng xấu hổ? Như cái
lần chơi khúc côn cầu trước một đám đông, trong đó có người con gái tôi thực
sự si mê, thế mà chẳng hiểu bằng cách nào tôi bị té xuống, miệng ọe ra một
tiếng, lóng ngóng tự làm cho bóng bay vào khung thành của mình, đồng thời
đánh văng cây gậy vào đám đông và suýt nữa thì bay trúng người cô ấy? Không.
Tôi thậm chí cũng chẳng day dứt gì chuyện đó.
|
But here’s something I do regret:
In seventh grade, this new kid joined our class. In the interest of confidentiality, her
Convocation Speech name will be “ELLEN.”
ELLEN was small, shy. She wore
these blue cat’s-eye glasses that, at the time, only old ladies wore. When nervous, which was pretty much always,
she had a habit of taking a strand of hair into her mouth and chewing on it.
|
Nhưng có chuyện này làm tôi day dứt:
Hồi tôi học lớp Bảy, có một bạn mới trong lớp. Để bảo toàn
danh tính cho cô ấy, trong diễn từ này tên cô được mặc định là “ELLEN.” ELLEN
rất bé, hay xấu hổ. Cô đeo đôi mục kỉnh, loại mà vào thời ấy chỉ những bà già
mới đeo. Những khi bối rối hồi hộp, tức là hầu như lúc nào cũng vậy, cô bé có
thói quen cho một dẻ tóc vào mồm nhai.
|
So she came to our school and our neighborhood, and was
mostly ignored, occasionally teased (“Your hair taste good?” – that sort of
thing). I could see this hurt
her. I still remember the way she’d
look after such an insult: eyes cast down, a little gut-kicked, as if, having
just been reminded of her place in things, she was trying, as much as
possible, to disappear. After awhile
she’d drift away, hair-strand still in her mouth. At home, I imagined, after school, her
mother would say, you know: “How was your day, sweetie?” and she’d say, “Oh,
fine.” And her mother would say,
“Making any friends?” and she’d go, “Sure, lots.”
|
Thế là, cô bé nhập trường chúng tôi và đến sống trong khu phố
chúng tôi, chẳng được ai để ý, thỉnh thoảng còn bị trêu chọc ("Tóc mày ngon
lắm hé?" - Đại loại như vậy). Tôi có thể thấy điều này làm cô bé tổn
thương. Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh của cô bé sau mỗi lần bị trêu chọc như thế:
mắt nhìn xuống, chạnh lòng một chút, như thể nhận ra vị trí nhạt nhòa của
mình trong đời sống, và cô chỉ biết ráng hết sức để mình tự biến mất. Một lúc
sau cô bé dạt đi chỗ khác, dẻ tóc vẫn còn ngậm trong miệng. Tôi hình dung khi
tan trường cô bé về nhà, mẹ cô sẽ hỏi: “Ngày hôm nay thế nào con yêu?” và cô
sẽ nói, “Tốt ạ”. Rồi mẹ cô sẽ nói, “Con chơi với nhiều bạn không?” và cô trả
lời: “Có ạ, nhiều lắm”.
|
Sometimes I’d see her hanging around alone in her front
yard, as if afraid to leave it.
|
Đôi khi tôi thấy nó quanh quẩn một mình trong sân trước, như
thể sợ phải rời khỏi nó.
|
And then – they moved.
That was it. No tragedy, no big
final hazing.
|
Và rồi – nhà nó chuyển đi. Chỉ vậy thôi. Rốt cuộc, chẳng
có bi kịch, cũng chẳng xảy ra một vụ bắt nạt gớm ghê nào cả.
|
One day she was there, next day she wasn’t.
End of story.
|
Hôm trước cô bé còn ở đó, ngày hôm sau đã không còn nữa.
Câu chuyện kết thúc
|
Now, why do I regret that?
Why, forty-two years later, am I still thinking about it? Relative to most of the other kids, I was
actually pretty nice to her. I never
said an unkind word to her. In fact, I
sometimes even (mildly) defended her.
|
Vì sao tôi day dứt việc này? Vì sao bốn mươi hai năm sau
tôi vẫn nghĩ về nó? So với đa số những đứa trẻ khác, thực ra tôi khá tử tế
với cô bé. Tôi chưa bao giờ nói điều gì không hay với cô ấy. Thậm chí, đôi
khi tôi còn bảo vệ cô ta (một cách vừa phải).
|
Thế mà. Chuyện ấy vẫn làm tôi băn khoăn.
|
But still. It
bothers me.
|
So here’s something I know to be true, although it’s a
little corny, and I don’t quite know what to do with it:
|
Vậy nên đây là sự thật mà tôi biết, dù nó có hơi cổ lỗ, và
tôi cũng không thật rõ mình phải làm gì với nó.
|
Đó là, điều khiến tôi tiếc nhất trong đời mình là những
lần để lạc mất lòng tốt.
|
What I regret most in my life are failures of kindness.
|
Đó là những khoảnh khắc khi thấy một người nào đó, chịu
đau khổ ngay trước mặt mình, và rồi tôi đã hành xử một cách … hợp lý. Dè dặt.
Vừa phải.
|
Those moments when another human being was there, in front
of me, suffering, and I responded…sensibly.
Reservedly. Mildly.
|
Or, to look at it from the other end of the
telescope: Who, in your life, do you
remember most fondly, with the most undeniable feelings of warmth?
Those who were kindest to you, I bet.
|
Nếu ta nhìn qua lăng kính từ phía ngược lại và đặt câu
hỏi: Ai, trong cuộc đời bạn, khiến bạn nhớ đến một cách dễ chịu nhất, với cảm
giác ấm áp rõ ràng nhất?
Chắc chắn đó những người đối xử với bạn tốt nhất.
|
It’s a little facile, maybe, and certainly hard to implement,
but I’d say, as a goal in life, you could do worse than: Try to be kinder.
|
Nói ra thì có phần dễ dãi, và chắc là khó thực hiện, nhưng
tôi cho rằng chúng ta nên đặt ra một mục tiêu trong cuộc đời: cố gắng tử tế
hơn.
|
Now, the million-dollar question: What’s our problem? Why aren’t we kinder?
|
Câu hỏi mấu chốt đầu tiên là: Vấn đề của chúng ta là gì?
Vì sao chúng ta không tử tế hơn?
|
Here’s what I think:
|
Đây là suy nghĩ của tôi:
|
Each of us is born with a series of built-in confusions
that are probably somehow Darwinian.
These are: (1) we’re central to the universe (that is, our personal
story is the main and most interesting story, the only story, really); (2)
we’re separate from the universe (there’s US and then, out there, all that
other junk – dogs and swing-sets, and the State of Nebraska and low-hanging
clouds and, you know, other people), and (3) we’re permanent (death is real,
o.k., sure – for you, but not for me).
|
Mỗi người trong chúng ta sinh ra với một chuỗi những u mê
cố hữu, có lẽ chúng là một phần trong bản năng sinh tồn hình thành do chọn
lọc tự nhiên: (1) cho rằng mình là trung tâm vũ trụ (nghĩa là cho rằng câu
chuyện đời mình là chính yếu và đáng quan tâm nhất, hay thực chất là duy
nhất); (2) cho rằng mình tách biệt khỏi thế giới (kiểu như chúng ta chỉ cần
biết là đang sống trong đất nước của mình, còn bên ngoài kia chẳng đáng quan
tâm), và (3) cho rằng ta bất diệt (cái chết là có thật, nhưng nó chỉ đến với
người khác, còn với ta thì không).
|
Now, we don’t really believe these things – intellectually
we know better – but we believe them viscerally, and live by them, and they
cause us to prioritize our own needs over the needs of others, even though
what we really want, in our hearts, is to be less selfish, more aware of
what’s actually happening in the present moment, more open, and more loving.
|
Tuy chúng ta không thực sự tin vào những điều này – hiểu
biết của chúng ta hẳn là sâu sắc hơn thế – nhưng ta vẫn tin vào chúng một
cách âm thầm, và để chúng chi phối lối sống của mình, khiến ta luôn ưu tiên
nhu cầu của mình cao hơn nhu cầu người khác, mặc dù điều chúng ta vẫn mong
muốn trong thâm tâm là cố gắng trở nên bớt ích kỷ, hiểu biết và tỉnh táo hơn,
cởi mở hơn, nhân ái hơn.
|
So, the second million-dollar question: How might we DO this? How might we become more loving, more open,
less selfish, more present, less delusional, etc., etc?
|
Do đó, câu hỏi mấu chốt tiếp theo sẽ là: Ta phải LÀM như
thế nào? Làm sao để ta trở nên nhân ái, cởi mở, bớt vị kỷ, tỉnh giác hơn, bớt
ảo tưởng hơn, v.v?
|
Well, yes, good question.
Unfortunately, I only have three minutes left.
|
Vâng, đó quả là câu hỏi quan trọng.
Nhưng thật không may, tôi chỉ còn lại ba phút [cho bài diễn từ này].
|
So let me just say this.
There are ways. You already
know that because, in your life, there have been High Kindness periods and
Low Kindness periods, and you know what inclined you toward the former and
away from the latter. Education is
good; immersing ourselves in a work of art: good; prayer is good;
meditation’s good; a frank talk with a dear friend; establishing ourselves in some kind of
spiritual tradition – recognizing that there have been countless really smart
people before us who have asked these same questions and left behind answers
for us.
|
Vậy nên cho phép tôi nói điều này. Có một số cách. Điều ấy
hẳn bạn cũng đã biết, vì trong cuộc sống của mình, bạn đã trải qua những lúc
Giàu Nhân ái và cả những lúc Kém Nhân ái, và bạn cũng tự biết điều gì giúp
mình đến gần với lòng nhân ái hơn. Giáo dục; đắm mình trong một tác phẩm nghệ
thuật; nguyện cầu; thiền định; nói chuyện thẳng thắn với một người bạn thân;
tham gia vào những truyền thống tâm linh – qua đó ta nhận ra đã có vô vàn
những nhà thông thái để lại những câu trả lời cho các câu hỏi mà ngày nay
chúng ta thắc mắc.
|
Because kindness, it turns out, is hard – it starts out
all rainbows and puppy dogs, and expands to include…well, everything.
|
Tuy nhiên tử tế thực chất là điều khó – ban đầu thì nó dễ
dàng, nhưng rồi nó phức tạp và đòi hỏi ở ta đủ thứ.
|
One thing in our favor:
some of this “becoming kinder” happens naturally, with age. It might be a simple matter of
attrition: as we get older, we come to
see how useless it is to be selfish – how illogical, really. We come to love other people and are
thereby counter-instructed in our own centrality. We get our butts kicked by real life, and
people come to our defense, and help us, and we learn that we’re not
separate, and don’t want to be. We see
people near and dear to us dropping away, and are gradually convinced that
maybe we too will drop away (someday, a long time from now). Most people, as they age, become less
selfish and more loving. I think this
is true. The great Syracuse poet,
Hayden Carruth, said, in a poem written near the end of his life, that he was
“mostly Love, now.”
|
Nhưng có một điều giúp ích cho chúng ta: đó là việc “trở
nên tử tế” có thể xảy ra tự nhiên theo tuổi tác con người. Có thể đơn giản
chỉ vì sự mệt mỏi: khi ta già hơn, ta nhận ra sự ích kỷ thật vô ích – hay
thật ra là vô lý. Chúng ta trở nên nhân ái và tự xét lại thói vị kỷ của mình.
Chúng ta bị cuộc đời vùi dập, rồi được ai đó bảo vệ, giúp đỡ, và học được
rằng chúng ta không tách rời nhau, và cũng không muốn tách rời. Chúng ta
chứng kiến những người gần gũi thân thiết với mình rơi rụng đi, và dần dần
nhận thấy bản thân ta cũng sẽ một ngày phải rơi rụng. Đa số mọi người khi có
tuổi đều bớt ích kỷ và nhân ái hơn. Tôi tin chuyện đó là thật. Nhà thơ Hayden
Carruth người Syracuse từng nói trong một bài thơ ông viết lúc gần cuối đời,
rằng “bây giờ gần như chỉ còn lại Tình Yêu”.
|
And so, a prediction, and my heartfelt wish for you: as
you get older, your self will diminish and you will grow in love. YOU will gradually be replaced by
LOVE. If you have kids, that will be
a huge moment in your process of self-diminishment. You really won’t care what happens to YOU,
as long as they benefit. That’s one
reason your parents are so proud and happy today. One of their fondest dreams has come true:
you have accomplished something difficult and tangible that has enlarged you
as a person and will make your life better, from here on in, forever.
|
Cho nên, một dự đoán, cũng là lời chúc chân thành của tôi
tới các bạn: khi bạn già đi, cái tôi của bạn sẽ nhỏ lại và bạn sẽ trưởng
thành lên trong tình yêu. BẠN sẽ dần dần bị thay thế bởi TÌNH YÊU. Nếu bạn có
con, đó sẽ là khoảnh khắc to lớn trên tiến trình tự tiêu trừ cái tôi. Bạn sẽ
không còn quá chăm lo cho bản thân BẠN, chỉ cần các con bạn được hưởng điều
tốt đẹp là được rồi. Đó cũng là lý do phụ huynh của các bạn tự hào và hạnh
phúc biết bao trong ngày hôm nay. Một trong những ước mơ trìu mến nhất của họ
đã thành hiện thực: đó là bạn đã đạt được một điều khó khăn và bền vững, nó
sẽ giúp bạn trở nên một người lớn hơn và sẽ giúp cuộc đời bạn tốt đẹp hơn, từ
nay trở đi và mãi mãi.
|
Congratulations, by the way.
|
Nhân đây, tôi cũng xin chúc mừng các bạn.
|
When young, we’re anxious – understandably – to find out
if we’ve got what it takes. Can we
succeed? Can we build a viable life
for ourselves? But you – in particular
you, of this generation – may have noticed a certain cyclical quality to
ambition. You do well in high-school,
in hopes of getting into a good college, so you can do well in the good
college, in the hopes of getting a good job, so you can do well in the good
job so you can….
|
Khi còn trẻ, chúng ta thường lo ngại – cũng là điều dễ
hiểu – liệu mình có đủ phẩm chất hay không. Chúng ta có thể thành đạt hay
không? Liệu ta có thể dựng xây một cuộc sống đầy đủ cho chính mình? Nhưng
chúng ta – đặc biệt là các bạn trong thế hệ ngày nay – chợt nhận ra có một
vòng lặp trong sự tham vọng. Bạn cố gắng học giỏi trung học, mong sao được
vào một trường đại học tốt, để rồi bạn có thể học giỏi đại học, mong sao tìm
được một công việc tốt, để rồi bạn có thể làm tốt công việc, đề rồi…
|
And this is actually O.K.
If we’re going to become kinder, that process has to include taking
ourselves seriously – as doers, as accomplishers, as dreamers. We have to do that, to be our best selves.
|
Điều này thực chất là tốt. Nếu chúng ta trở nên tử tế hơn,
tiến trình ấy phải bao gồm cả sự nghiêm túc với chính bản thân mình – trong
vai trò là một người làm việc, một người thành đạt, một người mơ mộng. Ta
phải như vậy, để đạt đến bản thể tốt đẹp nhất của mình.
|
Still, accomplishment is unreliable. “Succeeding,” whatever that might mean to
you, is hard, and the need to do so constantly renews itself (success is like
a mountain that keeps growing ahead of you as you hike it), and there’s the
very real danger that “succeeding” will take up your whole life, while the
big questions go untended.
|
Thế nhưng sự thành đạt vốn không bền vững. “Thành công”,
trong việc gì cũng vậy, luôn khó, và luôn đặt ra cho ta những đòi hỏi mới
(thành công giống như một ngọn núi luôn tự vươn cao trong quá trình bạn trèo
lên), và có một nguy cơ rất thật là “thành công” sẽ nuốt trọn toàn bộ cuộc
đời bạn, trong khi bạn vẫn để ngỏ những câu hỏi lớn lao trong cuộc đời.
|
So, quick, end-of-speech advice: Since, according to me,
your life is going to be a gradual process of becoming kinder and more
loving: Hurry up. Speed it along. Start right now. There’s a confusion in each of us, a
sickness, really: selfishness. But
there’s also a cure. So be a good and
proactive and even somewhat desperate patient on your own behalf – seek out
the most efficacious anti-selfishness medicines, energetically, for the rest
of your life.
|
Vì vậy, lời khuyên cuối bài diễn từ của tôi cho bạn: vì
với cách nhìn của tôi, cuộc đời bạn là một tiến trình dần dần trở nên tử tế
và nhân ái hơn, cho nên bạn hãy: nhanh chân lên. Phải khẩn trương. Bắt đầu
ngay từ bây giờ. Có một thứ mê lầm trong mỗi người chúng ta, một thứ bệnh
tật: sự ích kỷ. Nhưng cũng tồn tại cả phương thuốc giải. Hãy là một bệnh nhân
tích cực và chủ động, thậm chí lo lắng một chút vì chính bản thân mình – nỗ
lực tìm ra những liều thuốc chống ích kỷ có hiệu quả nhất, cho toàn bộ phần
còn lại cuộc đời mình.
|
Do all the other things, the ambitious things – travel,
get rich, get famous, innovate, lead, fall in love, make and lose fortunes,
swim naked in wild jungle rivers (after first having it tested for monkey
poop) – but as you do, to the extent that you can, err in the direction of
kindness. Do those things that incline
you toward the big questions, and avoid the things that would reduce you and
make you trivial. That luminous part
of you that exists beyond personality – your soul, if you will – is as bright
and shining as any that has ever been.
Bright as Shakespeare’s, bright as Gandhi’s, bright as Mother
Teresa’s. Clear away everything that
keeps you separate from this secret luminous place. Believe it exists, come to know it better,
nurture it, share its fruits tirelessly.
|
Hãy cứ làm tất cả những đự định khác, những điều to lớn –
du lịch, giàu có, trở nên có tên tuổi, sáng tạo, lãnh đạo, yêu đương, kiếm
được hay để mất một mớ tiền, hay là cởi truồng bơi trong rừng (sau khi đã
kiểm tra và đảm bảo không có phân khỉ)– nhưng đồng thời trong phạm vi khả
năng cho phép, hãy hướng mình theo sự tử tế. Làm những điều giúp hướng bạn
theo những câu hỏi lớn, và tránh những điều làm bạn nhỏ bé và tầm thường.
Phần tỏa sáng trong bạn, nằm sâu hơn cả cá tính – ta có thể gọi là linh hồn –
cũng sáng lạn như của bất kỳ ai. Sáng như của Shakespeare, sáng như của
Gandhi, sáng như của Mẹ Teresa. Hãy dọn quang mọi thứ ngăn cách bạn với ánh
sáng bí mật ấy. Tin rằng nó tồn tại, hiểu về nó nhiều hơn, nuôi dưỡng nó,
chia sẻ những quả ngọt của nó một cách không mệt mỏi.
|
And someday, in 80 years, when you’re 100, and I’m 134,
and we’re both so kind and loving we’re nearly unbearable, drop me a line,
let me know how your life has been. I
hope you will say: It has been so wonderful.
|
Và một ngày nào đó, 80 năm nữa , khi bạn đang 100, và tôi
là 134 tuổi, và chúng ta đều rất tử tế và nhân ái, chúng ta gần như không thể
chịu nổi, phải viết cho tôi mấy dòng thư, kể cho tôi nghe về cuộc đời các bạn
đã trải qua. Tôi hy vọng bạn sẽ nói rằng: Thật tuyệt vời.
|
Congratulations, Class of 2013.
I wish you great happiness, all the luck in the world, and
a beautiful summer.
|
Xin chúc mừng, Lớp học khóa 2013.
Tôi cầu chúc bạn hạnh phúc tuyệt vời, mọi sự may mắn trên đời,
và một mùa hè thật đẹp
|
Translated by Thanh Xuân
|
|
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Friday, August 16, 2013
George Saunders’s Advice to Graduates Lời Khuyên của George Saunders dành cho học sinh tốt nghiệp
Labels:
SPEECH-Diễn văn
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn