India-ASEAN naval
cooperation: An important strategy
|
HỢP TÁC HẢI QUÂN ẤN ĐỘ-ASEAN
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Darshana M. Baruah
|
Darshana M. Baruah
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
06 July 2013
|
06/07/2013
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Maritime cooperation is one of the important aspects of
the India-ASEAN strategic partnership. The ongoing territorial disputes among
some of the ASEAN nations and China in the South China Sea is challenging the
regions peace and tranquillity. India holds a primary interest in the Freedom
of Navigation (FON) through the South China Sea. It also has an economic
interest in exploring hydrocarbon resources in the area with ONGC Videsh Ltd.
(OVL) the global arm of the Indian petroleum company, Oil and Natural Gas
Ltd. (ONGC) operating in two oil blocks in Vietnam.
|
Hợp tác hàng hải là một lĩnh vực quan trọng trong quan hệ
đối tác chiến lược Ấn Độ-ASEAN. Tranh chấp lãnh thổ hiện nay giữa một số nước
ASEAN với Trung Quốc tại biển Đông là thách thức đối với hòa bình và ổn định
của khu vực. Ấn Độ đang có “lợi ích quan trọng” về tự do hàng hải tại Biển
Đông, đồng thời có lợi ích kinh tế trong hoạt động khai thác dầu khí tại khu
vực này, với việc ONGC Videsh Ltd. (OVL), chi nhánh toàn cầu của tập đoàn dầu
mỏ và khí đốt tự nhiên Ấn Độ Oil và Natural Gas Ltd. (ONGC) đang thăm dò hai
lô dầu thuộc chủ quyền của Việt Nam.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
China's increasingly assertive navy make it necessary for
New Delhi to maintain its stakes and safeguard its interests in the region.
This in turn will require continued naval engagement with the littorals. India
can be a key player in maintaining peace and security in the region and for
that New Delhi must further strengthen its maritime cooperation with the
Association for the South East Asian Nations, despite China's disapproval. As
India looks to strengthening its ties with members of the Association for
Southeast Asian nations (ASEAN), this article looks at India's naval
cooperation with ASEAN countries and evaluates India's role as the balancing
actor that the ASEAN nations seek.
|
Việc lực lượng hải quân Trung Quốc ngày càng thể hiện sức
mạnh tại biển Đông làm cho Ân Độ nhận thấy sự cần thiết phải “duy trì vị thế”
và “bảo vệ lợi ích” của mình trong khu vực. Điều này có nghĩa là Ấn Độ cần
tiếp tục tăng cường sự can dự của lực lượng hải quân đối với vùng biển này.
Ấn Độ có thể trở thành một đối tác chính trong việc duy trì an ninh, hòa bình
tại Biển Đông. Chính vì vậy, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Ấn Độ phải
tăng cường hơn nữa hợp tác hàng hải với các nước ASEAN, bài viết này nhận
định sự hợp tác hải quân của Ấn Độ với các nước ASEAN và đánh giá vai trò của
Ấn Độ với tư cách là nước đóng vai trò cân bằng mà các nước ASEAN đang tìm
kiếm.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
China's growing
assertiveness
The SCS is an important trade route and a major Sea Lane of
Communication (SLOC)with six nations (China, Taiwan, the Philippines,
Vietnam, Brunei and Malaysia) competing over territorial rights in the
region. China, the most assertive in its claims, considers the entire SCS in
a U shaped line as its territory.
|
Sự quyết đoán ngày
càng tăng của Trung Quốc
Biển Đông là một tuyến đường lưu thông thương mại quan
trọng và là tuyến đường vận tải trên biển chính yếu với sáu quốc gia và vùng
lãnh thổ (gồm Trung Quốc, Đài Loan, Philíppin, Việt Nam, Brunây và Malaixia)
đang tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong khu vực.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Beijing's claims go well into the Exclusive Economic Zone
(EEZ) of the other disputing nations. China's vigorous pursuance of its
territorial claims concern the international community as this affects a major
SLOC. China even protests India's oil exploration with Vietnam in Block 128
despite the block falling within Vietnam's EEZ. Beijing nevertheless went
ahead and put the block up for bidding to international companies ignoring
the fact that it is already being operated by India. The China Philippines
row in 2012 over the Scarborough Shoal incident is another instance where
China displayed its assertive behaviour.
|
Bắc Kinh yêu sách chủ quyền lấn sâu vào vùng đặc quyền
kinh tế (EEZ) của các quốc gia tranh chấp khác. Sự theo đuổi mạnh mẽ của
Trung Quốc về yêu sách chủ quyền liên quan đến cộng đồng quốc tế vì điều này
ảnh hưởng đến một tuyến giao thông hàng hải quan trọng. Trung Quốc thậm chí
còn phản đối khai thác dầu khí của Ấn Độ với Việt Nam tại Lô 128 mặc dù lô
này thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Bắc Kinh vẫn ngang nhiên cho các
công ty quốc tế đấu thầu lô này bỏ qua thực tế là nó đang được điều hành bởi
Ấn Độ. Các cuộc trạnh cãi liên tiếp giữa Trung Quốc và Philippines trong năm
2012 trong vụ bãi cạn Scarborough là một trường hợp mà Trung Quốc thể hiện
hành vi quyết đoán của mình.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
While Beijing strongly opposes internationalisation of the
issue and suggests that the disputes be resolved bilaterally, countries like
Vietnam and the Philippines do not want to be seated alone against Beijing at
the negotiating table. Hence, the countries seek extra regional powers to
balance the situation.
|
Trong khi Bắc Kinh phản đối kịch liệt quốc tế hóa về vấn
đề này và cho rằng các tranh chấp được giải quyết song phương, các nước như
Việt Nam và Philippines không muốn ngồi đối diện với Bắc Kinh tại bàn thương
lượng. Do đó, các quốc gia này tìm kiếm các cường quốc ngoài khu vực để cân
bằng tình hình.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
India-ASEAN naval
cooperation
India's naval cooperation with the Southeast Asian nations
is an important dimension of the "Look East Policy", launched in
the early 1990's. India ASEAN relations have improved incrementally in recent
years with India becoming the ASEAN Sectoral Dialogue Partner in 1992, and a
full Dialogue Partner as well as a member of the ASEAN Regional Forum (ARF)
in 1996. In December 2012, India and ASEAN celebrated 20 years of dialogue
partnership and 10 years of Summit level partnership. Today India ASEAN
relations stand at an elevated echelon of a strategic partnership.
|
Hợp tác hải quân Ấn
Độ-ASEAN
Hợp tác hải quân giữa Ấn Độ với các quốc gia Đông Nam Á là
một lĩnh vực quan trọng trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ. Quan hệ Ấn
Độ-ASEAN cải thiện mạnh mẽ trong những năm gần đây, với việc Ấn Độ đã trở
thành Đối tác đối thoại theo từng lĩnh vực năm 1992 và Đối tác đối thoại đầy
đủ, cũng như thành viên Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1996. Tháng 12/2012,
Ấn Độ và ASEAN đã kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Đối tác đối thoại và 10
năm Đối tác cấp cao. Hiện nay, quan hệ Ấn Độ-ASEAN đã được nâng cấp thành Đối
tác chiến lược.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
The Indian Navy has been carrying out joint exercises and
military drills with the navies of the Southeast Asian nations for a long
period of time. India has enhanced its naval cooperation with the ASEAN
nations and seek to further strengthen its defence cooperation with the
countries. However, China is wary of New Delhi's growing closeness to its
ASEAN neighbours and perceives this as a strategy to counter balance a rising
China. Such concerns are fuelled due to countries such as Vietnam and the
Philippines, who are seeking extra regional powers to maintain their presence
and encourage their engagements in the region.
|
Lực lượng Hải quân Ấn Độ đã và đang tham gia các cuộc tập
trận chung với lực lượng hải quân của các nước Đông Nam Á trong một thời gian
dài. Ấn Độ đã nâng cấp quan hệ hợp tác hải quân với các quốc gia ASEAN và
mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng với các nước này. Tuy nhiên,
Trung Quốc đã cảnh báo sự tăng cường quan hệ quốc phòng của Ấn Độ với các
nước ASEAN và cho rằng điều này là một chiến lược nhằm chống lại sự nổi lên
của Trung Quốc. Những quan ngại đó ngày càng tăng khi những nước như Việt Nam,
Philíppin đang tìm kiếm các cường quốc khác trong khu vực nhằm duy trì sự
hiện diện của họ và khuyến khích tăng cường sự can dự vào khu vực.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
It must be noted that India's naval cooperation with the
ASEAN nations date back to the early 1990's. Although India and its ASEAN
counterparts may not have yet realised the full potential of their naval
cooperation, there has been incremental progress on this front over the
years.
The table below lists out the current
exercises between the Indian Navy and the navies of the ASEAN nations.
|
Phải lưu ý rằng quan hệ hợp tác hải quân giữa Ấn Độ và các
nước ASEAN đã được thiết lập từ những năm 1990. Mặc dù Ấn Độ và các đối tác
ASEAN có thể chưa triển khai đầy đủ tiềm năng hợp tác hải quân, song đã đạt
được tiến bộ đáng kể ở lĩnh vực này trong những năm qua.
Bảng dưới đây liệt
kê ra các cuộc diễn tập hiện nay giữa Hải quân Ấn Độ và các lực lượng hải
quân của các quốc gia ASEAN.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||
Indian presence in the region has not been fuelled solely
by the recent ongoing maritime disputes. Indian presence in the South China
Sea dates back to early 2000 with India's overseas naval deployment to the
area as well as in the form of SIMBEX.
|
Sự hiện diện của Ấn Độ tại khu vực không chỉ do các cuộc
tranh chấp hàng hải hiện nay. Sự xuất hiện của Ấn Độ tại Biển Đông đã có từ
trước năm 2000, với việc triển khai lực lượng hải quân ra nước ngoài của Ấn
Độ đến khu vực này cũng như sự tham gia các cuộc tập trận chung giữa hải quân
Ấn Độ và Xingapo (SIMBEX).
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
As India's stake in the region increase and tension over
maritime disputes rise, the need for Indian presence is set to shoot up.
|
Khi vai trò của Ấn Độ trong khu vực và sự gia tăng căng
thẳng trong tranh chấp biển tăng lên, thì nhu cầu về sự hiện diện của Ấn Độ cũng
tăng lên.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
India has regularly deployed its vessels from its Eastern
Fleet to Southeast Asia and the SCS. New Delhi has deployed its vessels for
Presence-cum-Surveillance missions in the Malacca Strait, Sunda Strait and
the South China Sea during May 2003.
|
Ấn Độ thường xuyên triển khai tàu hải quân, các hạm đội
Đông Bắc đến các nước Đông Nam Á và khu vực biển Đông. Niu Đêli cũng triển
khai tàu hải quân giám sát tại khu vực eo biển Malacca, Sunda và Biển Đông
trong tháng 5/2003.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
India also sent its aircraft carrier INS Viraat on
Southeast Asia deployments to mark its presence and build its ties with the
ASEAN navies complemented with high level visits on the defence front between
India and the ASEAN nations. In 2003 Singapore's Defence Minister, visited
India and signed an agreement on defence cooperationII. A bilateral agreement
for the conduct of joint military training and exercises between the two
countries was signed in 2007. New Delhi held its first India Vietnam security
dialogue in 2003 and signed a Memorandum of Understanding (MoU) on defence
cooperation in 2009. India also participated in a security dialogue with the
Philippines in 2003III and institutionalized the Joint Defence Cooperation
Committee in 2012.
|
Vừa qua, Ấn Độ đã đưa tàu sân bay INSViraat tới khu vực
Đông Nam Á nhằm đánh dấu sự hiện diện của lực lượng hải quân nước này và tăng
cường quan hệ với lực lượng hải quân của các nước ASEAN cũng như việc tăng
cường các chuyến viếng thăm quốc phòng cấp cao giữa Ấn Độ và các nước ASEAN.
Năm 2003, Bộ trưởng Quốc phòng Xinhgapo thăm Ấn Độ và ký một thoả thuận về
hợp tác quốc phòng. Một thoả thuận song phương về hợp tác huấn luyện và tham
gia các cuộc tập trận chung giữa hai nước được ký năm 2007. Ấn Độ đã tổ chức
cuộc đối thoại an ninh đầu tiên với Việt Nam năm 2003 và ký bản ghi nhớ về
hợp tác quốc phòng năm 2009. Ấn Độ cũng tham gia một cuộc đối thoại an ninh
với Philíppin năm 2003 và thành lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác quốc phòng năm
2012.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Additionally, the Indian Navy frequently visits major
ports in Singapore, Thailand, Vietnam, the Philippines, Cambodia and
Indonesia while deployed to the SCS and Southeast Asia. The 2012
Commemorative Summit also saw the Indian Naval Ship Sudarshini embarking on a
commemorative ship expedition to ASEAN countries from 15 September 2012 to 25
March 2013. The expedition retraced the sea routes linking India with South
East Asia, covering most of the modern and ancient ports in the ASEAN
countries. The expedition was conceptualized to demonstrate India's
historical proximity with its ASEAN neighbours and to commemorate the
longstanding ASEAN-India maritime and trade relationship.
|
Ngoài ra, Hải quân Ấn Độ thường xuyên viếng thăm các cảng
chính của Xinhgapo, Thái Lan, Việt Nam, Philíppin, Campuchia và Inđônêxia khi
triển khai tại Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Khi diễn ra Hội nghị thượng
đỉnh ASEAN-Ấn Độ năm 2012, tàu huấn luyện Hải quân Ấn Độ Sudarshini đã có
chuyến thăm hữu nghị tới các nước ASEAN, từ 15/11/2012 đến 25/3/2013. Lộ
trình của tàu kéo dài từ Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á, tới thăm các cảng hiện
đại cũng như lâu đời của các nước ASEAN. Cuộc hành trình này là biểu tượng
cho sự hợp tác chiến lược giữa hải quân Ấn Độ và các nước ASEAN cũng như đánh
dấu mốc lịnh sử vươn ra xa của lực lượng hải quân Ấn Độ.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Defence diplomacy
Naval goodwill visits are an important element of defence
diplomacy. Defence engagements are crucial to build and maintain trust and
contribute toward conflict prevention and resolution. In this, India and
ASEAN share common ground wherein both parties seek to maintain peace and security
in the region. This was reflected by the Vision statement adopted at the
India-ASEAN commemorative Summit 2012, which underlines the importance of
maritime security. "We are committed to strengthening cooperation to
ensure maritime security and freedom of navigation, and safety of sea lanes
of communication for unfettered movement of trade in accordance with
international law, including UNCLOS" stated the Vision Statement,
highlighting the main concerns in the SCS namely freedom of navigation and the
need to adhere to international rules and norms.
|
Ngoại giao quốc
phòng
Các chuyến thăm hữu nghị của lực lượng hải quân là một yếu
tố quan trọng trong ngoại giao quốc phòng. Sự can dự quốc phòng rất quan
trọng trong việc xây dựng và duy trì lòng tin, đồng thời góp phần ngăn chặn
và giải quyết xung đột. Ấn Độ và ASEAN có nhận thức chung trong vấn đề này
bởi cả hai bên đều tìm cách duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực. Điều
này đã được phản ánh qua tuyên bố của Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm thiết lập
Quan hệ Đối thoại Ấn Độ-ASEAN năm 2012, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của
an ninh hàng hải, cam kết tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo an ninh, tự do hàng
hải và an toàn cho các tuyến giao thông trên biển đối với các hoạt động
thương mại trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tuyên bố này nhấn mạnh sự quan ngại
về tự do hàng hải ở Biển Đông và sự cần thiết phải tuân theo luật pháp quốc
tế.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
ASEAN nations have welcomed Indian presence in the region
and wish to see India pursue its engagements. Both sides have realised the
importance of India ASEAN cooperation. Indian Prime Minister Manmohan Singh
underlining the need to further strengthen ties remarked in May 2013 that
"...ASEAN countries are our strategic partners and there are enormous
opportunities of expanding trade ties, expanding investment relations,
expanding maritime cooperation, expanding the scope of trade and investment.
And now we have reached a stage where large-scale flow of trade and
investment is becoming a reality..."
|
Các quốc gia ASEAN đã hoan nghênh sự hiện diện của lực
lượng hải quân Ấn Độ tại khu vực và mong muốn Ấn Độ can dự sâu hơn vào khu
vực. Cả hai bên đã nhận thấy tầm quan trọng của hợp tác Ấn Độ-ASEAN. Thủ
tướng Ấn Độ Manmohan Singh nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường quan hệ trong một
phát biểu mạnh mẽ, tháng 5/2013 ông nói "... Các nước ASEAN là đối tác
chiến lược của chúng ta và có những cơ hội to lớn về mở rộng quan hệ thương
mại, mở rộng quan hệ đầu tư, mở rộng hợp tác hàng hải, mở rộng phạm vi thương
mại và đầu tư. Và bây giờ chúng ta đã đạt đến một giai đoạn mà dòng thương
mại và đầu tư quy mô lớn trở đã thành hiện thực... "
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
When Beijing put up Block 128 for bidding to international
companies, Vietnam was enraged and protested vigorously. Vietnam then
requested OVL to stay put in the block and promised more data and help to
successfully drill the oil block. India had earlier decided that it may
vacate the oil block due to unsuccessful drilling but reconsidered its
decision. In January 2013, Vietnamese Deputy Prime Minister Mr. Vu Van Ninh
invited "Indian companies to continue to invest and enter into
Vietnam".
|
Khi Bắc Kinh đưa ra đấu thầu lô 128 cho cho các công ty
quốc tế, Việt Nam đã tức giận và phản đối mạnh mẽ. Việt Nam sau đó yêu cầu
OVL ở lại trong lô này và hứa hẹn nhiều dữ liệu hơn và giúp đỡ để khoan thành
công lô dầu này. Ấn Độ trước đó đã quyết định rằng nó có thể từ bỏ lô dầu này
do khoan không thành công nhưng đã xem xét lại quyết định của mình. Trong
tháng 1 năm 2013, Phó Thủ tướng Việt Nam, Vũ Văn Ninh mời "các công ty
Ấn Độ tiếp tục đầu tư và tiến vào Việt Nam".
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
The stabilising
factor
The ongoing maritime disputes in the SCS are a major concern
for the ASEAN nations. It has created a rift within ASEAN as the nations are
divided on how to resolve the disputes. Countries like Singapore and Vietnam
believe that India can play a positive role in the regions peace and
stability. India is concerned over the maritime disputes and their
implications. The maritime disputes and the safety of sea lanes are discussed
in all major forums between India and ASEAN for whether it is the India ASEAN
Summit, or the Delhi Dialogue. What is yet to be seen if India can be the
balancing actor that the region seeks.
|
Yếu tố ổn định
Tranh chấp hàng hải hiện nay ở Biển Đông là quan ngại
chính đối với các nước ASEAN. Điều này đã gây rạn nứt trong ASEAN khi các
nước bị chia rẽ về cách thức giải quyết tranh chấp trên. Các nước như
Xinhgapo và Việt Nam tin tưởng rằng Ấn Độ có thể đóng vai trò tích cực trong
việc giữ gìn an ninh và hòa bình ở khu vực. Ấn Độ quan ngại về tranh chấp
trên biển và sự dính líu của họ. Tranh chấp hàng hải và an toàn cho các tuyến
đường biển đã được thảo luận trong các diễn đàn chính giữa Ấn Độ và ASEAN như
Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN hay Đối thoại Niu Đêli.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
New Delhi's presence in the area is not a strategy to
counter China but rather a necessity to safeguard its interests from an increasingly
assertive Beijing. India looks to increase its engagements with ASEAN nations
and in turn, the Southeast Asian nations seek its presence in stabilising the
region. Although there is a concerted effort for an increased cooperation on
maritime security, New Delhi must be careful not to let China intimidate this
collaboration.
|
Sự hiện diện của Niu Đêli tại khu vực trên không phải là
chiến lược nhằm chống lại Trung Quốc mà là sự cần thiết để đảm bảo lợi ích
của Ấn Độ trước sự bành trướng ngày càng tăng của Bắc Kinh. Ấn Độ muốn tăng
cường liên kết với các nước ASEAN và ngược lại các nước Đông Nam Á muốn tìm
kiếm sự hiện diện của Ấn Độ nhằm ổn định khu vực. Mặc dù Ấn Độ và ASEAN có nỗ
lực phối hợp nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải, nhưng
Niu Đêli phải thận trọng không để Trung Quốc đe doạ sự hợp tác này.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Keeping in mind the rapidly changing geo political
dynamics in Asia, and India's vision of enhanced cooperation, it would be
beneficial for India to remain in the area and protect its interests. New
Delhi must continue to engage and cooperate with the ASEAN countries to
realise its desired level of strategic partnership. This in turn would
involve deepening naval cooperation with the key countries of ASEAN and major
powers sharing India's interest in defending the principle of Freedom of
Navigation and maintaining peace and stability. New Delhi must find the
political will to be the stabilising factor that its ASEAN friends seek.
|
Chú ý đến sự thay đổi nhanh chóng về địa chính trị tại
châu Á và tầm nhìn của Ấn Độ về hợp tác đã được tăng cường, Ấn Độ sẽ có lợi
trong việc duy trì sự hiện diện trong khu vực và bảo vệ những lợi ích của
mình. Niu Đêli phải tiếp tục tăng cường can dự và hợp tác với các nước ASEAN
nhằm triển khai đầy đủ quan hệ đối tác chiến lược. Điều này có nghĩa là Ấn Độ
sẽ tăng cường hơn nữa về hợp tác hải quân với các nước đóng vai trò quan
trọng của ASEAN và với các cường quốc khác nhằm chia sẻ lợi ích của Ấn Độ
trong việc bảo vệ tự do hàng hải và duy trì an ninh và ổn định tại khu vực.
Niu Đêli phải nhận thấy quyết tâm chính trị sẽ là yếu tố tạo ra sự ổn định mà
ASEAN tìm kiếm.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Endnotes:
1. Annual Report-2004-05, Ministry of
Defence, Government of India.
2. Annual Report-2003-04, Ministry of
Defence, Government of India
3. Ibid.
(Darshana M. Baruah
is an Editorial Associate, South China Sea Monitor)
|
Ghi chú:
1. Báo cáo hàng năm
2004-05, Bộ Quốc phòng, Chính phủ Ấn Độ.
2. Báo cáo hàng năm
2003-04, Bộ Quốc phòng, Chính phủ Ấn Độ
3. Ibid.
(Darshana M. Baruah
là Phó biên tập, tạp chí Quan trắc Biển Đông)
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Friday, August 16, 2013
India-ASEAN naval cooperation: An important strategy HỢP TÁC HẢI QUÂN ẤN ĐỘ-ASEAN
Labels:
ASEAN-ĐÔNG NAM Á,
INDIA-ẤN ĐỘ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn