|
|
The TPP, Abenomics
and America’s Asia Pivot
|
TPP, kinh tế Abe và
chiến lược xoay trục hướng về châu Á của Mỹ
|
By Andre Stein and Miro Vassilev
|
Andre
Stein và Miro Vassilev
|
The Diplomat
August 06, 2013
|
The Diplomat,
06 tháng Tám 2013
|
The TPP talks are
critical for both Japan’s future and U.S. Asia policy.
|
Các cuộc đàm phán TPP là rất quan trọng đối với tương
lai Nhật Bản và chính sách châu Á của Mỹ.
|
Japan’s entrance into the Trans-Pacific Partnership
free-trade treaty negotiations is arguably the most important event in U.S.
relations with the Asia-Pacific in the last decade. This is because the
sustainability of long-term American strategic power in Asia and Prime
Minister Shinzo Abe’s attempts to resuscitate the Japanese economy are
entirely co-dependent. Without an economically resurgent Japan, Asia will be
increasingly sucked away from the U.S. and into the Chinese economic and
strategic orbit.
|
Nhiều người tranh luận rằng việc Nhật Bản tham gia các
cuộc thương thuyết về hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TTP) là biến cố quan trọng nhất trong quan hệ của Mỹ đối với khu vực châu
Á-Thái Bình Dương trong vòng một thập niên nay. Sự thể cũng chỉ vì tính bền
vững của quyền lực chiến lược lâu dài của Mỹ tại châu Á và những nỗ lực vực
dậy nền kinh tế Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe hoàn toàn nương tựa vào
nhau. Nếu không có một Nhật Bản vươn dậy lại trong mặt trận kinh tế, thì châu
Á ngày càng bị hút khỏi từ trường của Mỹ và dần dần đi vào quĩ đạo kinh tế và
chiến lược của Trung Quốc.
|
Washington’s Asia pivot is not complete without a
Japan-powered TPP, which both supports its growing Asia-Pacific political and
security alliance and acts as an economic containment treaty against China.
|
Chính sách xoay trục chiến lược hướng về châu Á của
Washington sẽ không kiện toàn nếu không có một TPP được Nhật Bản tiếp sức –
TPP vừa hỗ trợ một liên minh chính trị an ninh châu Á-Thái Bình Dương hiện
đang phát triển, vừa đóng vai trò một hiệp định ngăn chặn Trung Quốc về mặt
kinh tế.
|
Just as the Soviet Union relied on a massive military
arsenal for its power, Chinese influence derives overwhelmingly from its
economy. Until now, the U.S. has had relatively few economic levers in its
Asia pivot, with the exception of free trade agreements (FTAs) with its
firmest friends: Australia, Singapore and Korea. Instead, Washington has
focused mainly on political and military efforts, whether improving frosty
relations with former foes such as Vietnam or deploying additional regional
ballistic missile defense resources.
|
Nếu ngày trước Liên Xô đã dựa vào kho vũ khí khổng lồ để
duy trì quyền lực bao nhiêu, thì ngày nay thanh thế của Trung Quốc cũng dựa
vào sức mạnh khống chế của nền kinh tế của nó bấy nhiêu. Cho đến nay, một
cách tương đối, Hoa Kỳ không có đủ những đòn bẫy kinh tế trong chiến lược
chuyển trục hướng về châu Á của mình, ngoại trừ các hiệp định tự do mậu dịch
(FTA) với một số nước bạn trung kiên nhất: Australia, Singapore và Hàn Quốc.
Thay vào đó, Hoa Kỳ đã tập trung chủ yếu vào các nỗ lực chính trị và quân sự,
hoặc bằng cách cải thiện quan hệ vốn lạnh nhạt với các nước cựu thù như Việt
Nam hoặc triển khai thêm các lực lượng tên lửa đạn đạo phòng thủ khu vực.
|
If implemented, the TPP including Japan fixes this
economic gap in America’s Asia policy by increasing trade flows among its
members, making them less dependent on trade with China and thereby
strengthening their economic position relative to their giant neighbor.
Importantly, Japan’s participation as the largest Asian economy in the TPP
multiplies the treaty’s economic network effects. It also gets the U.S. back
in the free-trade game, given that China has already signed, or is pursuing,
FTAs with a number of TPP member-countries including Singapore, Australia,
New Zealand and Chile.
|
Nếu được thực hiện, Hiệp định TPP gồm có Nhật Bản sẽ lấp
khoảng hở kinh tế này trong chính sách châu Á của Mỹ bằng cách gia tăng các
luồng mậu dịch giữa các nước thành viên, làm giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào
Trung Quốc và nhờ thế tăng cường địa vị kinh tế của họ trước người láng giềng
khổng lồ. Điều quan trọng là, việc gia nhập TPP của Nhật Bản trong vai vế là
một nền kinh tế lớn nhất châu Á sẽ làm gia tăng gấp bội các hiệu ứng mạng
lưới kinh tế của hiệp định này. Nó còn đưa Hoa Kỳ trở lại sân banh tự do mậu
dịch trong bối cảnh Trung Quốc đã ký kết, hay đang theo đuổi, các hiệp định
tự do mậu dịch (FTA) với một số nước thành viên TPP gồm Singapore, Australia,
New Zealand và Chile.
|
The TPP also complements Washington’s security
relationships. TPP countries are predominantly close U.S. military allies
that share concerns about – and often bear the brunt of – China’s aggressive
regional military swagger. Tokyo’s reliance on shipping lanes for hydrocarbon
imports provides a fulcrum for coordinated efforts on regional energy and
security policies, including blunting ongoing Chinese attempts to intimidate
TPP members on maritime boundary claims and the valuable oil and gas that
lies beneath the seabed.
|
Hiệp định TPP còn bổ túc những quan hệ an ninh của
Washington. Các nước TPP đa phần là những đồng minh quân sự thân cận của Mỹ
cùng chia sẻ những mối quan ngại về – và thường đứng mũi chịu sào trước –
những thách thức hung hăng của Trung Quốc ở trong khu vực. Việc Nhật Bản lệ
thuộc vào những tuyến đường biển để nhập khẩu dầu lửa tạo ra một điểm tựa cho
những nỗ lực kết hợp [coordinated efforts] liên quan đến các chính sách năng
lượng và an ninh khu vực, trong đó có việc làm cùn nhụt những âm mưu hiện nay
của Trung Quốc trong việc hù dọa các thành viên TPP bằng các tuyên bố chủ
quyền trên biển và dầu khí nằm dưới đáy biển.
|
U.S. strategy in Asia relies on the economic rejuvenation
of Japan, which in turn relies on Abe’s three-pronged economic program. The
first two elements of Abenomics, fiscal and monetary, are already in place
and are set to continue for the foreseeable future. This is the easy stuff of
economic policy which sweetens the patient for the bitter medicine to follow.
The Bank of Japan’s massive monetary easing (which is bigger than that of the
U.S. Federal Reserve’s efforts), record deficit spending and rising inflation
expectations are the first caffeine boosts to the Japanese economy. Like
double espressos on an empty stomach, the java fix is powerful at first, but
eventually fades. This is why Abe intends to implement domestic structural
reform to permanently waken Japan from its two-decade economic slumber.
|
Chiến lược châu Á của Mỹ dựa vào tiến trình làm trẻ trung
lại nền kinh tế Nhật Bản, một tiến trình vốn dựa vào chương trình kinh tế ba
mũi của Abe. Hai yếu tố đầu của kinh tế Abe, ngân sách và tiền tệ, đã được
lên kế hoạch và sẵn sàng xúc tiến trong một tương lai có thể thấy trước. Đây
là chuyện dễ trong chính sách kinh tế – cho bệnh nhân nếm vị ngọt trước khi
uống thuốc đắng. Việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ồ ạt hạ lãi suất đồng
thời cho lưu hành thêm tiền như một biện pháp kích thích kinh tế [monetary
easing](mạnh tay hơn cả Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ) và những dự kiến về việc chi
tiêu thâm thủng ở mức kỷ lục và về nạn lạm phát trong thời gian tới là những
liều caféin đầu tiên kích thích nền kinh tế Nhật Bản. Cũng như uống một lúc
hai ly expresso khi bụng đói, sự kích thích của cà phê lúc đầu là rất mạnh,
nhưng sau cùng sẽ loãng đi. Đó là lý do vì sao Abe có dự định thực hiện cải
tổ cơ cấu trong nước để vĩnh viễn đánh thức Nhật Bản ra khỏi giấc nồng kinh
tế [economic slumber] đã kéo dài hai thập niên nay.
|
Politically, Abe is relying on the TPP negotiations as a
vehicle to drive this structural reform agenda. The central plank of these
reforms is improving Japan’s competitiveness and regaining its export edge.
The TPP will lead to lower costs for imported goods, increased regional
access for Japanese exporters and reduced Japanese reliance on trade with
China. However this export boost requires the successful execution of
contentious domestic initiatives, including raising the consumption tax rate,
lifting workforce participation, lowering electricity prices through
deregulation, and encouraging foreign direct investment. The biggest
challenge for the Prime Minister is cutting Japanese tariff and non-tariff
barriers on key staples such as rice, given the LDP’s rural voting base and
resulting opposition within his own party. Not surprisingly, Abe has already
indicated that he will partially protect key agricultural sectors in order to
persuade his MPs to support the rest of his agenda.
|
Về mặt chính trị, Abe đang dựa vào những cuộc đàm phán TPP
như một phương tiện thúc đẩy nghị trình cải tổ cơ cấu này. Chính sách trung
tâm của những cải tổ này là tăng cường sức cạnh tranh và lấy lại lợi thế của
ngành xuất khẩu Nhật Bản. TPP sẽ dẫn đến việc cắt giảm chi phí đối với hàng
nhập khẩu, gia tăng khả năng tiếp cận khu vực của hàng xuất khẩu Nhật Bản và
giảm bớt sự lệ thuộc của Nhật Bản vào quan hệ mậu dịch với Trung Quốc. Tuy
nhiên, muốn đẩy mạnh xuất khẩu, chính phủ Nhật Bản phải thực hiện thành công
những nỗ lực nội bộ xung khắc nhau, gồm việc tăng thuế suất tiêu thụ, nâng
cao số người tham gia lực lượng lao động, giảm giá điện thông qua việc nới
lỏng các luật lệ điều tiết hoạt động kinh tế, và khuyến khích vốn trực tiếp
đầu tư nước ngoài. Thử thách lớn nhất đối với Thủ tướng Abe là cắt giảm những
rào cản thuế quan và phi thuế quan của Nhật Bản đối với những nông phẩm chính
như gạo chẳng hạn, nếu xét đến cơ sở cử tri nông thôn của Đảng Dân chủ Tự do
và sự chống đối trong nội bộ đảng về vấn đề này. Điều không đáng ngạc nhiên
là, Abe đã đưa ra chỉ dấu cho thấy rằng ông sẽ tiếp tục bảo hộ mậu dịch một
phần nào cho những khu vực nông nghiệp chủ yếu, nhằm thuyết phục các đại biểu
Quốc hội trong đảng ông hậu thuẫn những chương trình khác trong nghị trình
của ông.
|
Domestic Japanese politics will increasingly determine the
success or otherwise of the TPP. U.S. and its allies’ policymakers, while
recognizing their own national economic interests, should make every effort
to support Abe in his reform program. Japan should be allowed a slow tapering
of its agricultural tariffs over a long period of time – which will both encourage
long-term domestic agricultural reform while preventing a wholesale revolt
within the LDP that could effectively end Japanese involvement in the TPP.
Maintaining a constructive silence on the devaluation of the yen,
particularly in the great unknown of the post-Bernanke era, would also help
bolster Japanese exports and serve as an analgesic while the pain of
structural reforms hit.
|
Chính trị nội bộ Nhật Bản sẽ ngày càng có khả năng quyết
định sự thành công hay thất bại của Hiệp định TPP. Các nhà hoạch định chính
sách Mỹ và đồng minh, mặc dù ý thức về quyền lợi kinh tế của quốc gia mình,
cũng nên thể hiện mọi nỗ lực để hậu thuẫn Abe trong chương trình cải tổ của
ông. Họ nên cho phép Nhật Bản từ từ giảm thuế quan nông nghiệp qua một thời
gian dài – sự dễ dãi này sẽ khuyến khích việc cải tổ dài hạn của nông nghiệp
Nhật Bản, đồng thời ngăn chặn một cuộc nổi dậy đồng loạt trong nội bộ Đảng
Dân chủ Tự do, vì đây là một phản ứng có thể chấm dứt sự tham gia của Nhật
Bản vào Hiệp định TPP. Duy trì một thái độ im lặng có tính xây dựng [a
constructive silence] về việc giảm giá đồng yen, đặc biệt trong cái ẩn số to
tướng của thời hậu Bernanke, cũng sẽ là một cách hỗ trợ ngành xuất khẩu Nhật
Bản và có chức năng một loại thuốc giảm đau khi cơn nhức nhối của những cải
tổ cơ cấu bột phát.
|
The failure of Abenomics, including the structural reforms
driven by Japanese TPP negotiations, may pose severe global stability risks.
If Abe fails at home, structural reforms will stall and with these, any hope
for a Japanese recovery. There are two worrying scenarios – both bad for
Japan and its friends. First, without reform implementation, Abe’s massive
monetary easing program combined with aggressive deficit stimulus may lead to
stagflation, a terrible mix of high inflation, stunted growth and rising
unemployment.
|
Sự thất bại của kinh tế Abe, kéo theo những cải tổ cơ cấu
được thúc đẩy bởi các cuộc đàm phán TPP của Nhật Bản, có khả năng đặt ra
những nguy cơ an ninh nghiêm trọng toàn cầu. Nếu Abe thất bại trên những vấn
đề quốc nội, các chương trình cải tổ cơ cấu sẽ khựng lại và cùng với chúng,
mọi hi vọng phục hồi kinh tế Nhật Bản sẽ tiêu tan. Có hai kịch bản đáng lo
ngại – cả hai đều bất lợi cho Nhật Bản lẫn đồng minh. Một là, nếu không thực
hiện được các cải tổ, chương trình đồ sộ của Abe vừa giảm lãi suất vừa in
thêm tiền, kết hợp với việc kích thích kinh tế táo bạo bằng chi tiêu thâm
thủng, có thể dẫn đến đình phát [stagflation], một sự kết hợp đáng sợ gồm lạm
phát cao, tăng trưởng kinh tế khựng lại và số người thất nghiệp gia tăng.
|
Second, given Japan’s enormous debt burden at 230% of GDP,
a mere 2% increase in interest rates on Japanese Government Bonds will lift
debt service costs to 100% of the government budget. This scenario is a real
possibility given Japan’s persistent trade deficits and sluggish growth. In
the worst case this may lead to a run on Japanese bonds – as they lose their
safe haven status for foreign investors, with declining numbers of Japanese
savers to pick up the slack.
|
Hai là, với núi nợ khổng lồ của Nhật Bản ở mức 230% GDP,
nếu lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật bản chỉ tăng thêm 2%, thì các chi phí
để phục vụ cho núi nợ này sẽ lên tới 100% ngân sách chính phủ. Kịch bản này
là một khả năng rất thật, căn cứ vào các thâm thủng mậu dịch triền miên và
tăng trưởng trì trệ của kinh tế Nhật Bản. Trong khả năng xấu nhất, tình trạng
này có thể dẫn đến việc bán tháo trái phiếu Nhật Bản – khi chúng mất đi tư
thế là nơi cất giữ an toàn cho giới đầu tư nước ngoài, trong khi số người
Nhật bỏ tiền vào các quĩ tiết kiệm thì ngày càng giảm đi, không đủ sức lấp
chỗ thiếu hụt.
|
Either of these scenarios would edge Japan towards default
with massive global ramifications that would dwarf the Eurozone crisis, let
alone trashing the TPP negotiations. Worst of all, an economically desperate
Japan would likely turn inwards with virulent nationalism, while ironically
falling deeper into the arms of China, wrecking America’s Asia strategy.
|
Một trong hai kịch bản này sẽ đẩy Nhật Bản đến chỗ vỡ nợ,
tạo ra nhiều di lụy rộng lớn, thậm chí có thể làm lu mờ cuộc khủng hoảng của
đồng euro hiện nay, đừng nói chi đến việc làm sụp đổ các cuộc đàm phán TPP.
Khả năng xấu nhất là, một nước Nhật Bản tuyệt vọng về kinh tế có khả năng chỉ
biết hướng nội với một thứ chủ nghĩa dân tộc cực kỳ độc hại, đồng thời rơi
vào vòng tay Trung Quốc một cách bẽ bàng, hoàn toàn phá vỡ chiến lược châu Á
của Mỹ.
|
Andre Stein and Miro
Vassilev are principals of Cryptos Global Investments, a New York-based Global
Macro Fund. Stein is a New York Fellow at the Foreign Policy Initiative, and
Vassilev is a Fellow at the Truman National Security Project.
|
Andre Stein và Miro
Vassilev là những nhân vật chính của Công ty Cryptos Global Investments, một
Quĩ Vĩ mô Toàn cầu có trụ sở tại New York. Stein còn là nhà nghiên cứu tại
Foreign Policy Initiative, New York, và Vassilev là nhà nghiên cứu tại Truman
National Security Project.
|
Translated by Trần
Ngọc Cư
|
|
thediplomat.com/2013/08/06/the-tpp-abenomics-and-americas-asia-pivot/?all=true
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, August 15, 2013
The TPP, Abenomics and America’s Asia Pivot TPP, kinh tế Abe và chiến lược xoay trục hướng về châu Á của Mỹ
Labels:
ASIA-CHÂU Á,
JAPAN-NHẬT BẢN
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn