|
|
U.S. Relations with
Vietnam
Testimony
|
Quan hệ Mỹ Việt
Điều trần
|
Joseph Yun
Acting Assistant Secretary, Bureau of East Asian and
Pacific Affairs
|
Joseph Yun, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng, Vụ Đông Á – Thái
Bình Dương
|
House Committee on Foreign Affairs Subcommittee on Asia
and the Pacific
Washington, DC
June 5, 2013
|
Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện, Tiểu ban Châu Á – Thái Bình
Dương
Washington, DC
June 5/7/2013
|
Mr. Chairman, Mr. Faleomaveaga, and Members of the
Subcommittee, thank you very much for inviting me here today to testify on
the United States’ relationship with Vietnam. It is also a pleasure to
testify together with my colleague Deputy Assistant Secretary Dan Baer from
our Democracy, Human Rights, and Labor Bureau. Deputy Assistant Secretary
Baer will discuss the human rights situation in Vietnam in detail. In my
testimony I will provide an overview of our economic, security,
military-to-military, and people-to-people relationship with Vietnam. Our
bilateral relationship with Vietnam is developing into an important emerging
partnership. Today, we are building on our common interest in a stable,
secure, and prosperous Asia-Pacific. Our efforts in Vietnam focus on
promoting a market-oriented economy that welcomes U.S. exports and investment;
advancing regional peace and security; increasing respect for human rights,
religious freedom, good governance and rule of law; and promoting human
welfare and health.
|
Thưa ngài Chủ tịch Faleomaveaga và các thành viên Tiểu
ban, rất cám ơn quý vị hôm nay đã mời tôi đến đây để điều trần về mối quan hệ
của Hoa Kỳ với Việt Nam. Đây còn là niềm vinh hạnh của tôi khi được điều trần
với người đồng nghiệp, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Dan Baer đến từ Vụ Dân chủ,
Lao động và Nhân quyền. Phó Trợ lý Ngoại trưởng Dan Baer sẽ thảo luận chi
tiết về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Trong phần điều trần của mình, tôi
sẽ phác hoạ một bức tranh tổng quan về mối quan hệ kinh tế, an ninh, quân sự
– quân sự và nhân dân – nhân dân với Việt Nam. Mối quan hệ song phương với
Việt Nam đang phát triển thành một mối quan hệ đối tác quan trọng và ngày
càng rõ nét. Hiện nay, chúng ta đang phát triển trên nền tảng lợi ích chung của
mình trong một Châu Á – Thái Bình Dương ổn định, an ninh và thịnh vượng. Nỗ
lực của chúng ta ở Việt Nam tập trung vào việc thúc đẩy một nền kinh tế theo
định hướng thị trường, một nền kinh tế mở cửa với hàng hoá và đầu tư từ Mỹ;
thúc đẩy hoà bình và an ninh khu vực; nâng cao thái độ tôn trọng dành cho
nhân quyền, tự do tôn giáo, quản trị nhà nước hiệu quả và pháp trị; và thúc
đẩy phúc lợi và sức khoẻ cho con người.
|
I would like to emphasize that our concern for human
rights factors into all aspects of our policy approach and engagement with
Vietnam. We believe that greater respect for human rights on the part of the
Government of Vietnam would help ensure that country’s future economic,
social, and political development and allow us to strengthen our bilateral
relationship. We have underscored with the Vietnamese leadership that the
American people will not support a dramatic upgrading of our bilateral ties
without demonstrable progress on human rights.
|
Tôi muốn nhấn mạnh rằng mối quan ngại của chúng tôi về nhân
quyền là một nhân tố xuyên suốt mọi khía cạnh liên quan đến cách tiếp cận
chính sách và sự can dự của chúng ta với Việt Nam. Chúng tôi tin rằng việc
Chính phủ Việt Nam dành thái độ tôn trọng tốt hơn cho nhân quyền sẽ giúp đảm
bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước này trong
tương lai và cho phép tăng cường mối quan hệ song phương với chúng ta. Chúng
tôi đã nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng nhân dân Mỹ sẽ không ủng
hộ việc tăng cường mạnh mẽ quan hệ song phương nếu không có tiến bộ rõ rệt về
nhân quyền.
|
It is useful to consider how far we have come in our
bilateral relationship since our two countries normalized diplomatic
relations in 1995. Eighteen years ago, United States two-way trade with
Vietnam was just $450 million, which was barely a rounding error in our
global trade. With the completion of our bilateral trade agreement in 2001,
our economic relationship took off. Today, we conduct close to $25 billion in
two-way trade with Vietnam per year, and Vietnam has attracted more than $10
billion in U.S. direct investment – a significant benefit to both countries.
The decision of Vietnam’s leaders in the 1980s to scrap Soviet-style state
planning and integrate Vietnam into the global trading system has paid rich
dividends for Vietnamese economic growth and development. It is true that
Vietnam continues to grapple with problems of corruption, inefficient
state-owned enterprises, and an unequal distribution of wealth, but it is
important to acknowledge Vietnam’s achievements in poverty reduction,
particularly over the last two decades. I believe U.S. economic engagement
has played a significant role in this ongoing transformation.
|
Thật hữu ích khi đánh giá xem chúng ta đã đi tới đâu trong
mối quan hệ song phương của mình kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ
ngoại giao năm 1995. Mười tám năm trước, kim ngạch thương mại hai chiều giữa
Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ là 450 triệu USD, gần như chỉ bằng sai số làm tròn
trong giá trị giao dịch thương mại toàn cầu của chúng ta. Với việc hoàn tất
hiệp định thương mại song phương năm 2001, quan hệ kinh tế đã cất cánh. Hiện
nay, kim ngạch thương mại hai chiều của chúng ta với Việt Nam đạt tới gần 25
tỷ USD mỗi năm, và Việt Nam đã thu hút trên 10 tỷ USD đầu tư trực tiếp từ Hoa
Kỳ – một lợi ích đáng kể cho cả hai quốc gia. Quyết định của các nhà lãnh đạo
Việt Nam trong thập niên 1980 khi vứt bỏ chế độ kế hoạch hoá nhà nước theo
kiểu Soviet và đưa Việt Nam hội nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu đã giúp
Việt Nam đạt được nhiều thành quả trong tăng trưởng kinh tế và phát triển.
Đúng là Việt Nam vẫn tiếp tục phải vật lộn với những vấn đề về tham nhũng, về
các DNNN thiếu hiệu quả, và về sự phân phối của cải bất bình đẳng, song điều
quan trọng là phải thừa nhận những thành tựu của Việt Nam về xoá đói giảm
nghèo, đặc biệt là trong hai thập niên vừa qua. Tôi tin rằng sự can dự về mặt
kinh tế của Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển tiếp
đang diễn ra ở đây.
|
It is important to highlight the vital role that
Vietnamese-Americans are playing in Vietnam’s development. We see the
Vietnamese-American community as an essential partner in strengthening the
bilateral relationship, and the Department of State values our continuing
dialogue with this key constituency. As part of this ongoing effort, our
Ambassador to Vietnam, David Shear, is visiting California this week and will
hold town hall events in both Orange County and San Jose to hear the concerns
of Vietnamese-Americans and to discuss our policy toward Vietnam.
|
Việc nêu bật vai trò thiết yếu mà những người Mỹ gốc Việt
vẫn đang đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam là điều rất quan trọng.
Chúng tôi coi cộng đồng người Mỹ gốc Việt là một đối tác chủ chốt trong việc
tăng cường mối quan hệ song phương, và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá cao cuộc
đối thoại thường xuyên của chúng tôi với nhóm người ủng hộ then chốt này. Như
là một phần trong nỗ lực liên tục này, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear
đang thực hiện chuyến viếng thăm California tuần này và sẽ tổ chức một số sự
kiện tại toà thị chính ở cả Quận Cam (Orange County) lẫn thành phố San Jose
để lắng nghe những quan ngại của người Mỹ gốc Việt và thảo luận chính sách
của chúng ta đối với Việt Nam.
|
Vietnamese-American owned businesses have invested
hundreds of millions of dollars in Vietnam, and an increasing number of
Vietnamese-Americans have gone to work in Vietnam, many as executives in
multi-national companies with operations in the country. The approximately $7
billion in remittances sent back to Vietnam from the United States each year
provides capital for new businesses and boosts consumption. The influence of
Vietnamese-Americans goes beyond business and includes important cultural,
educational, and family links. This contact is extremely beneficial, and we
want to encourage more, especially among younger generations. There certainly
are difficulties and lingering suspicions, which are a legacy of the Vietnam
War. Too often overseas Vietnamese who want their homeland to become more
open, democratic, and prosperous are viewed with distrust by Vietnam’s
security services. We have urged the Government of Vietnam to improve its
outreach to Vietnamese-Americans and to address the community’s human rights
concerns, which are shared by the Administration.
|
Các doanh nghiệp thuộc sở hữu của người Mỹ gốc Việt đã đầu
tư hàng trăm triệu USD vào Việt Nam, và ngày càng có nhiều người Mỹ gốc Việt
sang làm việc tại Việt Nam, nhiều trong số đó là giám đốc điều hành trong các
công ty đa quốc gia hoạt động ở Việt Nam. Lượng kiều hối khoảng 7 tỷ USD từ
Mỹ gửi về Việt Nam hàng năm cung cấp nguồn vốn cho những hoạt động kinh doanh
mới và thúc đẩy tiêu dùng. Tầm ảnh hưởng của người Mỹ gốc Việt vượt ra ngoài
kinh doanh và bao gồm các mối liên kết quan trọng về văn hoá, giáo dục và gia
đình. Sự liên hệ đó là vô cùng hữu ích, và chúng tôi muốn khuyến khích nhiều
hơn thế, đặc biệt là trong số các thế hệ trẻ hơn. Chắc chắn là ở đây vẫn tồn
tại những bất đồng và những mối nghi ngại đeo đẳng, vốn là di sản của cuộc
chiến tranh Việt Nam. Những Việt kiều muốn quê hương mình trở nên cởi mở, dân
chủ và thịnh vượng hơn thường xuyên bị soi xét với con mắt nghi ngại từ phía
lực lượng an ninh Việt Nam. Chúng tôi đã hối thúc Chính phủ Việt Nam mở rộng
vòng tay hơn nữa với những người Mỹ gốc Việt và giải quyết những quan ngại về
nhân quyền của cộng đồng này, một mối bận tâm mà Chính phủ Mỹ chia sẻ.
|
The centerpiece of our economic agenda with Vietnam is the
Trans-Pacific Partnership (TPP), a 21st-century regional free trade agreement
that will economically integrate Vietnam with countries on both sides of the
Asia-Pacific region. To derive the economic benefits of being part of the
premier trade and investment grouping in the region, Vietnam will need to
open its goods and services markets and meet high standards across a broad
range of areas, including intellectual property rights protection,
transparency and openness in government procurement practices, disciplines on
preferential treatment toward state-owned enterprises free flow of
information for promoting the digital economy, strong labor protections for
workers, to name a few. Completing the agreement will be a challenge, but the
rewards will be considerable – preliminary analysis suggests Vietnam will be
one of the biggest beneficiaries of the TPP. U.S. technical assistance
continues to support the Government of Vietnam in addressing the broad range
of new trade and investment issues under negotiation in the TPP and maintains
momentum for Vietnam’s market reforms, modernization, and integration. In
addition to joining the TPP, Vietnam has high ambitions to grow a high-tech
and knowledge-based economy, but draft rules to control the internet and
regulate foreign broadcast content run counter to this goal. We regularly
engage Vietnamese officials to emphasize that building a vibrant, innovative
economy requires allowing people the freedom to think, create, and take full
advantage of the trade and investment ecosystem that TPP will afford.
|
Trọng tâm trong nghị trình kinh tế của chúng ta với Việt
Nam là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương
mại tự do khu vực trong thế kỷ 21 giúp hội nhập nền kinh tế Việt Nam với các
quốc gia ở cả hai phía của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Để thu được lợi
ích kinh tế từ việc tham gia hiệp ước thương mại và đầu tư thượng thặng trong
khu vực này, Việt Nam cần phải mở cửa các thị trường hàng hoá, dịch vụ và đáp
ứng những tiêu chuẩn cao trong một loạt lĩnh vực, bao gồm việc bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ, sự minh bạch và công khai trong thông lệ mua sắm của chính
phủ, việc thắt chặt ưu đãi dành cho các DNNN, sự tự do hoá thông tin nhằm
thúc đẩy nền kinh tế số (digital economy), các biện pháp bảo hộ lao động hữu
hiệu dành cho công nhân, v.v và v.v. Hoàn tất bản hiệp định sẽ là một thách
thức, song phần thưởng từ đó lại đáng kể – phân tích sơ bộ cho thấy Việt Nam
sẽ là một trong những đối tượng thụ hưởng nhiều nhất từ TPP. Sự hỗ trợ kỹ
thuật từ phía Mỹ vẫn tiếp tục nhằm trợ giúp Chính phủ Việt Nam trong việc
giải quyết một loạt vấn đề thương mại và đầu tư mới nằm trong nghị trình đàm
phán của TPP và nhằm giữ đà cho những cải cách thị trường, hiện đại hoá và
hội nhập của Việt Nam. Ngoài việc tham gia TPP, Việt Nam còn có nhiều tham
vọng phát triển một nền kinh tế kỹ thuật cao và dựa vào tri thức, song những
dự thảo quy định nhằm kiểm soát internet và quản lý nội dung phát sóng của
các đài truyền hình nước ngoài lại đi ngược lại mục tiêu đó. Chúng tôi thường
kéo các quan chức Việt Nam vào cuộc để nhấn mạnh rằng, xây dựng một nền kinh
tế năng động, sáng tạo đòi hỏi phải cho phép mọi người tự do suy nghĩ, sáng
tạo và tận dụng hết lợi thế của môi trường thương mại và đầu tư mà TPP sẽ tạo
ra.
|
Our cooperation on regional issues has deepened
considerably. Since its highly successful chairmanship of the Association of
Southeast Asian Nations (ASEAN) in 2010, Vietnam has solidified its position
as a regional leader. We have worked together in ASEAN and other multilateral
fora to encourage discussion of maritime security, humanitarian assistance,
and disaster relief issues facing the region. The United States also supports
the efforts by Vietnam and other ASEAN members to negotiate with China a Code
of Conduct in the South China Sea and to resolve disputes through diplomatic
or other peaceful means and in accordance with international law, including
as reflected in the UN Law of the Sea Convention. We realize that the
region’s prosperity is based on continued stability, particularly in the
South China Sea, and we support regional efforts to manage these disputes
without the use of force or coercion. In addition, we work together to
advance development in the Mekong sub-region through the Lower Mekong
Initiative (LMI).
|
Công cuộc hợp tác của chúng ta về những chủ đề khu vực đã
tiến khá xa. Kể từ khi đảm nhiệm rất thành công vai trò chủ tịch ASEAN năm
2010, Việt Nam đã củng cố vị thế của mình như một nhà lãnh đạo khu vực. Chúng
tôi đã làm việc cùng nhau trong ASEAN và các diễn đàn đa phương khác nhằm
khuyến khích việc thảo luận về an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo, và các chủ
đề cứu trợ thảm hoạ mà khu vực phải đối mặt. Hoa Kỳ cũng ủng hộ những nỗ lực
của Việt Nam và các thành viên ASEAN khác trong việc đàm phán với Trung Quốc
về một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) trên Biển Đông cũng như trong việc giải quyết
tranh chấp thông qua các biện pháp ngoại giao hay các biện pháp ôn hoà khác,
phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước LHQ về Luật Biển. Chúng
tôi nhận ra rằng sự thịnh vượng của khu vực dựa trên sự ổn định liên tục, đặc
biệt là trên Biển Đông, và chúng tôi ủng hộ những nỗ lực của khu vực trong
việc xử lý những tranh chấp này mà không phải viện đến vũ lực hay đe doạ.
Ngoài ra, chúng tôi còn làm việc với nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển trong
tiểu vùng sông Mê Kông thông qua Sáng kiến Hạ vùng Mê Kông (LMI).
|
On the diplomatic side of the relationship, the United
States and Vietnam are cooperating more closely on regional and global
security issues. Vietnam and the United States share a common interest in
maintaining peace and security in Southeast Asia and, more broadly, in the
Asia Pacific. We appreciate Vietnam’s commitment to non-proliferation,
including its ratification of the International Atomic Energy Agency’s
Additional Protocol last year and completion of the removal of highly
enriched uranium from the Da Lat nuclear research reactor. Vietnam sits along
vital shipping routes, and the United States is working with Vietnam to
enhance its maritime domain awareness and strengthen its maritime police
force so that Hanoi can become an even stronger and more effective partner in
countering narcotics smuggling, piracy, and covert shipments related to
weapons of mass destruction. We are enhancing military-to-military exchanges
and conducting joint trainings in search and rescue and disaster relief. The
United States welcomes Vietnam’s plans to deploy its first troops overseas in
support of United Nations peacekeeping missions by 2014. To help with this
effort, the United States is providing broad-based professional military
education to the Vietnamese military to help them prepare for these missions.
|
Trên phương diện ngoại giao của mối quan hệ, Hoa Kỳ và
Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ hơn về các chủ đề an ninh khu vực và toàn cầu.
Việt Nam và Hoa Kỳ cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc duy trì hoà bình và
an ninh ở Đông Nam Á và, rộng hơn, ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Chúng
tôi đánh giá cao cam kết của Việt Nam trong việc không phổ biến vũ khí hạt nhân,
kể cả việc họ phê chuẩn Nghị định thư Bổ sung của Cơ quan Năng lượng Nguyên
tử Quốc tế (International Atomic Energy Agency’s Additional Protocol) năm
ngoái và hoàn thành việc dỡ bỏ uranium với độ giàu cao ra khỏi lò nghiên cứu
hạt nhân Đà Lạt. Việt Nam nằm dọc theo các tuyến hàng hải huyết mạch, và Hoa
Kỳ đang làm việc với Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của Việt Nam về lĩnh
vực hàng hải và tăng cường lực lượng cảnh sát biển để Hà Nội có thể trở thành
một đối tác còn mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong công cuộc chống buôn lậu ma
tuý, cướp biển, cũng như hoạt động vận chuyển ngầm liên quan đến vũ khí huỷ
diệt hàng loạt. Chúng tôi đang nâng cao các hoạt động trao đổi quân sự và
tiến hành các cuộc huấn luyện chung trong hoạt động tìm kiếm, cứu hộ và cứu
trợ thảm hoạ. Hoa Kỳ hoan nghênh các kế hoạch triển khai quân đội ở nước
ngoài lần đầu tiên của Việt Nam nhằm ủng hộ sứ mạng gìn giữ hoà bình của LHQ
trước năm 2015. Để hỗ trợ cho nỗ lực này, Hoa Kỳ đang cung cấp các chương
trình giáo dục quân sự chuyên nghiệp với nội dung đa dạng cho quân đội Việt
Nam nhằm giúp họ chuẩn bị cho các sứ mạng này.
|
While we intend to pursue closer security ties with
Vietnam, there remain limits on our military-to-military relationship related
to human rights. In 2007, the U.S. government modified the embargo on defense
sales to Vietnam to allow for the sale of non-lethal military equipment on a
case-by-case basis. We will continue to support Vietnam’s efforts to
modernize its military within the non-lethal realm to support the security
priorities I have outlined above. However, we have made clear to Vietnam’s
defense and civilian leaders that for the United States to consider lifting
the remaining restrictions on defense equipment exports, including on lethal
weapons, there needs to be continued demonstrable, sustained improvement in
the human rights situation in the country.
|
Mặc dù chúng ta dự định theo đuổi mối quan hệ an ninh gần
gũi hơn với Việt Nam, ở đây vẫn tồn tại những giới hạn về mối quan hệ quân sự
– quân sự liên quan đến nhân quyền. Năm 2007, chính phủ Mỹ đã điều chỉnh lệnh
cấm bán hàng hoá quốc phòng cho Việt Nam nhằm cho phép việc bán thiết bị quân
sự phi sát thương trên cơ sở từng thương vụ. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ
lực của Việt Nam trong việc hiện đại hoá quân đội trong phạm vi phi sát
thương nhằm hỗ trợ những ưu tiên về an ninh mà tôi đã phác hoạ ở trên. Tuy
nhiên, chúng tôi cũng đã nêu rõ với các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự của
Việt Nam rằng để Hoa Kỳ cân nhắc việc dỡ bỏ những hạn chế còn lại đối với các
thiết bị quốc phòng xuất khẩu, kể cả các vũ khí sát thương, Việt Nam cần phải
có sự cải thiện liên tục, rõ rệt và bền vững về tình hình nhân quyền.
|
We have a difficult history, but both sides have moved to
resolve war legacy issues in a way that has built considerable trust and
goodwill. For over two decades now, Vietnam has facilitated operations to
recover the remains of American service members missing from the Vietnam War.
This cooperation started in the 1980s and has in many ways served as an
icebreaker and confidence-builder that led to the normalization of diplomatic
relations in 1995. As of April this year, 693 sets of remains have been
recovered from sites inside Vietnam and returned to families for burial in
the United States. Vietnam has also steadily lifted restrictions on sensitive
areas once off-limits to our recovery teams.
|
Chúng ta có một lịch sử khó khăn, song cả hai bên đều đi
đến giải quyết những vấn đề di sản chiến tranh theo một cách thức mà qua đó
đã giúp xây dựng lòng tin và thiện chí đáng kể. Hơn hai chục năm nay, Việt
Nam đã hỗ trợ hoạt động tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến
tranh. Cuộc hợp tác này bắt đầu từ thập niên 1980 và theo nhiều cách khác
nhau đã sưởi ấm mối quan hệ băng giá và xây dựng lòng tin, dẫn đến việc bình
thường hoá quan hệ ngoại giao năm 1995. Tháng Tư năm nay, 693 bộ hài cốt đã
được phát hiện tại các khu vực bên trong lãnh thổ Việt Nam và chuyển về cho
các gia đình để an táng ở Mỹ. Việt Nam cũng từng bước dỡ bỏ những hạn chế đối
với những khu vực nhậy cảm từng bị cấm chỉ đối với các đội tìm kiếm của chúng
ta.
|
We are committed to helping Vietnam resolve the problem of
unexploded ordnance (UXO). Since 1998 the Department of State, with the
support of Congress, has provided over $35 million to assist with clearance
and public education programs aimed at reducing injury and deaths. Our shared
goal is to reduce UXO-related casualties in Vietnam. We also fund programs to
help victims of explosive remnants of war with vocational training, provision
of professionally made prosthetics, and other assistance.
|
Chúng tôi cam kết giúp Việt Nam giải quyết vấn đề bom đạn
chưa phát nổ (UXO). Từ năm 1998, Bộ Ngoại giao, với sự hỗ trợ của Quốc hội,
đã cung cấp trên 35 triệu USD nhằm hỗ trợ hoạt động rà phá bom mìn cùng các
chương trình giáo dục cộng đồng nhằm mục đích giảm bớt thương vong. Mục tiêu
chung của chúng tôi là giảm con số thương vong liên quan đến UXO ở Việt Nam.
Chúng tôi cũng tài trợ cho các chương trình giúp đỡ nạn nhân của vật liệu nổ
trong chiến tranh với hoạt động đào tạo nghề, cung cấp các bộ phận cơ thể
nhân tạo được sản xuất chuyên nghiệp, và các hoạt động hỗ trợ khác.
|
Of all the issues associated with the war, addressing
dioxin contamination is the most challenging. Last August, USAID broke ground
on its project to remediate the dioxin hotspot at the former U.S. airbase in
Danang. This project is one of the most expensive and complex remediation
efforts the U.S. government has ever conducted overseas. Completing the
Danang project will require the continued support of Congress and close
cooperation with our Vietnamese partners. The United States hopes that in the
near future we can work with the Vietnamese to put Agent Orange-related
issues behind us.
|
Trong số những vấn đề gắn với cuộc chiến, giải quyết tình
trạng ô nhiễm dioxin là thách thức lớn nhất. Tháng Tám vừa qua, USAID đã bắt
đầu thực hiện dự án xử lý điểm nóng dioxin tại căn cứ không quân cũ của Mỹ ở
Đà Nẵng. Dự án này là một trong những nỗ lực xử lý phức tạp và tốn kém nhất
mà chính phủ Mỹ từng thực hiện ở nước ngoài. Việc hoàn thành dự án ở Đà Nẵng
đòi hỏi sự hỗ trợ liên tục của Quốc hội và sự hợp tác chặt chẽ với các đối
tác Việt Nam của chúng tôi. Hoa Kỳ hy vọng rằng trong tương lai gần, chúng ta
có thể làm việc với Việt Nam để giải quyết xong các vấn đề liên quan đến chất
độc màu da cam.
|
Our forward-looking relationship with Vietnam manifests
itself most clearly in our blossoming people-to-people relationships. We
believe building these connections through exchange opportunities, cultural
enrichment, and educational ties is key to establishing a broader partnership
with Vietnam’s people, 60 percent of whom were born after 1975. There are
over 15,000 Vietnamese students studying in the United States this year,
which makes Vietnam the eighth-largest sender of foreign students to U.S.
schools. This is a dramatic change from 1995, when only 800 Vietnamese
students were studying here. We also work closely with the Government of
Vietnam and other partners on domestic education reform to strengthen English
language proficiency and other skills that will produce the human capital necessary
for Vietnam to participate more effectively in the global economy. Finally,
our Fulbright program celebrated its 20th anniversary in 2012 and counts
Foreign Minister Pham Binh Minh, Deputy Prime Minister Nguyen Thien Nhan, and
Vietnamese Ambassador to the United States Nguyen Quoc Cuong among its
alumni. Fulbright and our other exchange programs build trust and mutual
understanding, contributing to the full range of our strategic goals by
boosting our ties with Vietnam’s leaders and future leaders in all sectors of
society.
|
Mối quan hệ hướng tới tương lai của chúng ta với Việt Nam
thể hiện rõ nét nhất qua hiện tượng bùng nổ các mối quan hệ giữa nhân dân hai
nước. Chúng tôi tin tưởng rằng, việc xây dựng các mối quan hệ này thông qua
các cơ hội trao đổi, qua sự trau dồi văn hoá, và qua các mối quan hệ giáo dục
là chìa khoá để thiết lập một mối quan hệ đối tác rộng lớn hơn với nhân dân
Việt Nam, một đất nước có 60% dân số ra đời sau năm 1975. Năm nay Việt Nam có
hơn 15.000 sinh viên đang nghiên cứu tại Mỹ, và là quốc gia gửi sinh viên
sang Mỹ học tập nhiều thứ 8. Đây là một sự thay đổi ngoạn mục kể từ năm 1995,
khi chỉ có 800 sinh viên Việt Nam nghiên cứu tại Mỹ. Chúng tôi cũng làm việc
chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và các đối tác khác về cải cách giáo dục
trong nước nhằm tăng cường độ thuần thục tiếng Anh cũng như những kỹ năng
khác, những thứ giúp tạo ra nguồn vốn con người cần thiết để Việt Nam tham
gia hiệu quả hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Cuối cùng, chương trình Fullbright
đã tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 20 vào năm 2012 và ghi nhận Bộ trường Ngoại
giao Phạm Bình Minh, Phó TT Nguyễn Thiện Nhân và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ
Nguyễn Quốc Cường như là những cựu sinh viên của mình. Fulbright và các
chương trình trao đổi khác giúp xây dựng sự tin cậy và sự hiểu biết lẫn nhau,
đóng góp vào hàng loạt mục tiêu chiến lược của chúng ta bằng cách thúc đẩy
mối quan hệ của chúng ta với các nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai của Việt
Nam trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
|
We have an ambitious agenda with Vietnam, one that
includes promoting free trade and economic reform, building cooperation to
maintain peace and security in Southeast Asia, continuing to address war
legacy issues, and strengthening our education and cultural links. In this
testimony, I have tried to highlight that human rights is not a single
stove-piped issue; rather it is an issue that permeates our entire policy
approach and engagement with Vietnam. Simply put, our relationship will not
reach its full potential until Vietnam does more to protect the human rights
of its citizens and abide by its commitments under the Universal Declaration
of Human Rights.
|
Chúng tôi có một nghị trình đầy tham vọng với Việt Nam,
một nghị trình bao gồm việc thúc đẩy tự do thương mại và cải cách kinh tế,
tăng cường hợp tác nhằm duy trì hoà bình và an ninh ở Đông Nam Á, tiếp tục
giải quyết những vấn đề di sản chiến tranh, và tăng cường các mối quan hệ
giáo dục và văn hoá. Trong bản điều trần này, tôi đã cố gắng nêu rõ rằng nhân
quyền không phải là một vấn đề tách biệt duy nhất; đúng hơn, đây là một chủ
đề liên quan đến toàn bộ phương pháp chính sách và sự can dự của chúng ta với
Việt Nam. Nói một cách đơn giản, mối quan hệ của chúng ta sẽ không đạt đến
tiềm năng đầy đủ cho đến khi Việt Nam làm nhiều hơn để bảo vệ các quyền con
người cho công dân của mình và tuân thủ các cam kết của họ theo Tuyên ngôn
Nhân quyền Quốc tế.
|
Deputy Assistant Secretary Dan Baer will provide more
detail on our human rights diplomacy with Vietnam, but I would like to
underscore that we are working hard with Vietnamese officials to reverse a
trend over the last several years of increasing arrests and ever-harsher
sentences, particularly for bloggers. Thus far in 2013, Vietnam has taken
some positive steps on human rights, including releasing lawyer Le Cong Dinh
(albeit with restrictions) and hosting a visit by Amnesty International in
February. We hope to see more releases and outreach to human rights NGOs this
year. On religious freedom, we were encouraged that Communist Party General
Secretary Nguyen Phu Trong met with Pope Benedict during Trong’s visit to the
Vatican in January. We also hope that Vietnam can accelerate the registration
of religious groups, particularly in the Central Highlands and Northwest
Highlands.
|
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Dan Baer sẽ cung cấp thêm chi tiết
về chính sách ngoại giao nhân quyền của chúng ta với Việt Nam, song tôi muốn
nhấn mạnh rằng chúng tôi đang làm việc hết mình với các quan chức Việt Nam
hòng đảo ngược một xu hướng trong vài năm qua, đó là tình trạng gia tăng các
vụ bắt bớ cùng với những bản án khắc nghiệt chưa từng thấy, đặc biệt là dành
cho các blogger. Cho đến thời điểm này của năm 2013, Việt Nam đã thực hiện
một số bước đi tích cực về nhân quyền, trong đó có việc phóng thích luật sư
Lê Công Định (dù kèm theo một số hạn chế) và tiếp đón cuộc viếng thăm của Tổ
chức Ân xá Quốc tế (AI) vào tháng Hai. Chúng tôi hy vọng sẽ được chứng kiến
thêm nhiều vụ phóng thích và nhiều cuộc đối thoại với các tổ chức phi chính
phủ về nhân quyền trong năm nay. Về tự do tôn giáo, chúng tôi cảm thấy được
khích lệ khi thấy TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ Giáo hoàng Benedict
trong chuyến thăm Vatican vào tháng Giêng của ông. Chúng tôi cũng hy vọng
rằng Việt Nam có thể đẩy nhanh việc đăng ký các nhóm tôn giáo, đặc biệt là ở
Tây Nguyên và vùng cao Tây Bắc.
|
This year we have witnessed a very lively debate by
individuals from all sectors of Vietnamese society as Vietnam amends its
constitution. The United States respects Vietnam’s independence and
sovereignty, and we believe that all of the Vietnamese people should have a
voice in determining Vietnam’s future. We urge Vietnam’s leaders to provide
an environment in which Vietnamese from all walks of life can peacefully and
freely express their political views and have them taken into account. Such
open debate and expression is essential to Vietnam’s achieving the stable and
prosperous future it richly deserves.
|
Năm nay, chúng ta đã được chứng kiến một cuộc tranh luận
rất sôi nổi giữa các cá nhân thuộc mọi thành phần xã hội của Việt Nam khi
Việt Nam tiến hành sửa đổi hiến pháp. Hoa Kỳ tôn trọng độc lập và chủ quyền
của Việt Nam, và chúng tôi tin tưởng rằng tất cả mọi người dân Việt Nam cần
có tiếng nói trong việc quyết định tương lai của Việt Nam. Chúng tôi hối thúc
các nhà lãnh đạo Việt Nam tạo ra một môi trường mà ở đó người Việt Nam thuộc
mọi thành phần khác nhau có thể bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách
ôn hoà và tự do, đồng thời được lắng nghe. Cuộc tranh luận mở và sự bày tỏ
quan điểm công khai như vậy là điều kiện thiết yếu để Việt Nam hướng tới
tương lai ổn định và thịnh vượng mà nó rất xứng đáng được hưởng.
|
Thank you, Mr. Chairman. I welcome any questions you may
have.
|
Xin cám ơn ngài Chủ tịch. Tôi hoan nghênh bất kỳ câu hỏi
nào của quý vị.
|
Translated by Lê Anh
Hùng
|
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Friday, August 16, 2013
U.S. Relations with Vietnam Testimony Quan hệ Mỹ Việt Điều trần
Labels:
DIPLOMACY-NGOẠI GIAO
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn