|
|
Vietnam's President
Visiting the White House to Talk Strategy
|
Chủ tịch nước Việt
Nam thăm Nhà Trắng bàn chuyện Chiến lược
|
By Murray Hiebert, Phoebe De Padua
CSIS
JUL 11, 2013
|
Murray
Hiebert, Phoebe De Padua
CSIS
JUL 11/7/2013
|
President Barack Obama is scheduled to host Vietnamese
president Truong Tan Sang at the White House on July 25. Sang’s first-ever
visit to Washington will provide a platform for the leaders to explore closer
cooperation between the two historically linked countries.
|
Ngày 25 tháng 7 tới đây, tổng thống Barack Obama sẽ tiếp chủ tịch nước Việt Nam
Trương Tấn Sang tại Tòa Bạch Ốc. Chuyến đi Washington lần đầu tiên này của
ông Sang sẽ mang lại một nền tảng cho hai nhà lãnh đạo khám phá mối hợp tác
chặt chẽ hơn giữa hai nước từng có những liên kết lịch sử.
|
Within ASEAN, Vietnam may be the country most focused on
geostrategic balancing. Given its proximity to, history with, and unique
understanding of China, Vietnam has become one of the region’s most effective
proponents for strengthening relations, building institutions, and convincing
China to emerge as a regional power with respect for its neighbors.
|
Trong các nước ASEAN, Việt Nam có thể là quốc gia chú
trọng nhất đến việc cân bằng địa chiến lược. Căn cứ vào lịch sử, vị trí gần
gũi và sự hiểu biết đặc thù với Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành một trong
những người cổ vũ có hiệu quả nhất cho việc tăng cường quan hệ, xây dựng thể
chế và thuyết phục Trung Quốc nổi lên như một cường quốc khu vực với sự tôn
trọng các nước láng giềng của mình trong khu vực.
|
While it thinks regionally, Vietnam itself is evolving
politically. Sang’s visit comes at a particularly critical time at home. The
government is struggling with how to allow more political space for its
citizens, who have become empowered through the economic benefits of its
reform efforts. Vietnam expert Jonathan London of City University of Hong
Kong points out that over the past six months, a much more vibrant and open
political debate has emerged in the country on issues such as revising the
constitution. The Communist Party of Vietnam has allowed higher levels of
access to government decision-making and accountability, including allowing
National Assembly members to evaluate the performance of top government
leaders.
|
Trong suy tính về khu vực, bản thân Việt Nam đang xoay
chuyển về chính trị. Chuyến đi của Sang đến vào thời điểm đặc biệt quan trọng
ở trong nước. Chính phủ đang vất vả trong việc mở ra một không gian chính trị
lớn hơn cho công dân, những người đã trở nên được mạnh mẽ hơn từ lợi ích kinh
tế của các nỗ lực cải cách. Jonathan London, chuyên gia Việt Nam của Đại học
Thành phố Hồng Kông chỉ ra rằng trong sáu tháng qua, một cuộc tranh luận
chính trị sôi động và cởi mở hơn đã nổi lên trong cả nước về các vấn đề như
sửa đổi hiến pháp. Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho phép các cấp cao hơn được
tiếp cận và có trách nhiệm với các cấp quyết định của chính phủ, bao gồm cho
phép các thành viên Quốc hội được đánh giá hiệu quả các nhà lãnh đạo hàng đầu
của chính phủ.
|
Much of this debate has played out in a dynamic
blogosphere at the same time that more Vietnamese bloggers are being
arrested. Interestingly, this debate has emerged at a time when the domestic
economy has slowed and conflicts within the ruling party have burst into the
open.
|
Hầu hết các cuộc tranh luận này đã diễn ra trong một thế
giới blog năng động đồng thời với việc những người viết blog ở Việt Nam đang
bị bắt giữ nhiều hơn. Điều thú vị là, cuộc tranh luận này đã xuất hiện tại
một thời điểm khi nền kinh tế trong nước bị chậm lại và các cuộc xung đột
trong nội bộ đảng cầm quyền đã vỡ ra công khai.
|
Despite these complications at home, and in part because
of them, Vietnam’s leaders have launched a diplomatic offensive of sorts in
recent months. Sang is coming to Washington shortly after visits to Beijing
to meet with the new Chinese leadership and to Indonesia to sign a strategic
partnership agreement. The Vietnamese president’s meeting with Obama will
come less than two months after Sang’s political rival, Prime Minister Nguyen
Tan Dung, made what London calls “an unusually effective presentation of
Vietnamese views on the international stage” when he delivered a keynote
speech on regional security at the Shangri-La Dialogue in Singapore in early
June.
|
Mặc dù có những biến chứng như thế ở trong nước, và một
phần cũng vì những diễn biến ấy, nhà lãnh đạo Việt Nam đã phát động một loại
tấn công bằng ngoại giao trong những tháng gần đây. Sang đến Washington ngay
sau khi vừa đi Bắc Kinh gặp gỡ với nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc và đi
Indonesia để ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược. Cuộc hội kiến với Obama
của vị chủ tịch nước Việt Nam sẽ đến trong ít hơn hai tháng sau khi thủ tưóng
Nguyễn Tấn Dũng, đối thủ chính trị của Sang, thực hiện được những gì mà Jonathan
London gọi là "một bài thuyết trình có hiệu quả bất thường về quan điểm
của Việt Nam trên trường quốc tế" khi ông đã đưa ra một bài phát biểu về
an ninh khu vực tại hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào đầu tháng
Sáu.
|
Vietnamese leaders competing for good ideas and leadership
profile is not a bad thing for the country’s partners, including the United
States. The Obama administration came into office in 2009 looking to
rebalance the focus of U.S. foreign policy toward a more broadly defined
Indo-Pacific region with Southeast Asia at its core. As part of that effort,
it proposed discussing a strategic partnership with Vietnam. But that
strategic partnership never quite took off.
|
Việc cạnh tranh cá nhân và những ý tưởng tốt của giới lãnh
đạo Việt Nam chẳng phải là một điều xấu đối với các đối tác của nước này,
trong đó có cả Hoa Kỳ. Lên nắm quyền vào năm 2009, chính phủ Obama đã tìm
cách tái cân bằng trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ đối với một khu vực
Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng hơn với khu vực Đông Nam Á. Một đề nghị bàn thảo
về quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam đã được đề xuất từ một phần của nỗ
lực đó. Tuy nhiên quan hệ đối tác chiến lược ấy chưa bao giờ được thực sự cất
cánh.
|
Conservative factions in Vietnam appeared reluctant to go
too far too fast with the United States out of concerns about irritating
China, a country with which Vietnam’s Communist Party and military enjoy
long-standing but often tense ties. In Washington, Congress put increasing
pressure on the administration to address human rights violations in Vietnam,
which worsened at the same time that nearby Myanmar’s dramatic political
reforms were garnering increasing attention in Washington.
|
Vì lo sợ sẽ chọc giận đến Trung Quốc, một đất nước mà Đảng
và quân đội Cộng sản Việt Nam đã hưởng được mối quan hệ lâu dài nhưng thường
xuyên căng thẳng, các phe nhóm bảo thủ ở Việt Nam có vẻ không muốn đi quá xa,
quá nhanh với Hoa Kỳ. Tại Washington, quốc hội ngày càng gây áp lực với chính
quyền để phải giải quyết những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, vốn đã trở
nên tồi tệ cùng với thời điểm các cải cách chính trị đáng kể ở Myanmar đã thu
hút sự quan tâm tại Washington.
|
Sang’s arrival will give both sides an opportunity to recalibrate
the bilateral relationship. It is not clear if the two partners believe this
is the right time to resurrect the strategic partnership, but the discussion
is expected to be comprehensive, covering economic and trade relations,
political and security issues, and people-to-people ties.
|
Chuyến đi đến tòa Bạch Ốc của Sang sẽ cung cấp cho cả hai
bên một cơ hội để điều chỉnh lại mối quan hệ song phương. Sự việc hai đối tác
này có tin rằng đây là thời điểm tốt để để phục hồi lại quan hệ đối tác chiến
lược hay không là điều chưa rõ ràng, nhưng các cuộc thảo luận dự kiến sẽ là toàn diện, bao gồm các mối
quan hệ kinh tế và thương mại, các vấn đề chính trị an ninh và các mối quan
hệ giữa dân chúng hai nước.
|
For Vietnam, the visit will offer an opportunity to pursue
issues like the Trans-Pacific Partnership (TPP), enhancing
military-to-military ties, and a discussion of security issues in Asia,
particularly in the disputed South China Sea where both China and Vietnam are
claimants.
|
Đối với Việt Nam, chuyến thăm này sẽ là một cơ hội để theo
đuổi những vấn đề như quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tăng cường
quan hệ quân sự với quân sự và một cuộc thảo luận về vấn đề an ninh ở châu Á,
đặc biệt là trong các tranh chấp ở Biển Đông mà cả Trung Quốc và Việt Nam là
các nước cùng có yêu sách.
|
For the United States, the visit will provide a chance to
discuss its concerns on human rights and religious freedom. These issues,
once a one-way discussion, have become more interactive, according to
officials on both sides. That sadly has not eradicated the issues causing
concern, but a foundation for mutual respect and consideration is starting to
be established.
|
Đối với Hoa Kỳ, chuyến thăm này sẽ mang lại cơ hội để thảo
luận về mối quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo. Theo các quan chức hai
bên, những vấn đề này, vốn từng là những cuộc thảo luận một chiều, đã trở nên
tương tác hơn. Đáng buồn là không loại trừ được nguồn gốc của các vấn nạn,
nhưng một nền tảng cho sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau bắt đầu được hình
thành.
|
“Human rights should be part [of a larger U.S.] strategy,
but should not become the focal point that impedes progress in other areas,”
argues Carlyle Thayer, a leading scholar on Vietnam at the Australia Defence
Force Academy.
|
"Nhân quyền nên là một phần chiến lược (lớn hơn) của
Hoa Kỳ, nhưng không nên trở thành tâm điểm, làm ngăn cản trở tiến bộ trong
các lĩnh vực khác," Carlyle Thayer, một học giả hàng đầu về Việt Nam tại
Học viện Quốc phòng Úc đã lập luận.
|
Bilateral relations between the United States and Vietnam
have improved dramatically since normalization 17 years ago. The two
countries now enjoy strong two-way trade, which reached $25 billion in 2012
(with the United States suffering a trade deficit of almost $16 billion), and
they are partners in the 12-nation TPP trade agreement negotiations. Strong
people-to-people ties have developed, with Vietnam now the eighth-largest
provider of foreign students to U.S. schools.
|
Quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được cải
thiện đáng kể kể từ sau khi bình thường hóa 17 năm trước đây. Hiện nay, hai
nước đang tận hưởng nền thương mại hai chiều mạnh mẽ, đạt 25 tỷ USD năm 2012
(với Mỹ bị thâm hụt thương mại gần 16 tỷ), và hai nước là những đối tác trong
các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại TPP gồm 12 quốc gia. Mối quan hệ
chặt chẽ giữa nhân dân hai nước đã phát triển với việc Việt Nam hiện nay là
nhà cung cấp sinh viên nước ngoài lớn hàng thứ tám cho các trường học Mỹ.
|
A robust economic partnership is the linchpin of strong
U.S.-Vietnam relations. Washington pushed hard to include Vietnam, one of the
least developed countries negotiating the TPP, in the agreement. Vietnam
signed on because officials thought it would speed up the country’s
integration into the global market and accelerate domestic economic reform.
Many analysts believe that Vietnam stands to be one of the biggest winners
from the TPP.
|
Một quan hệ đối tác kinh tế tốt đẹp là then chốt cho mối
quan hệ Mỹ-Việt Nam. Washington đã rất nỗ lực để đưa Việt Nam, một trong
những nước kém phát triển nhất trong đàm phán TPP vào được thỏa thuận này.
Việt Nam muốn đăng nhập vào TPP vì các quan chức nghĩ rằng sẽ gia tăng được
tốc độ hội nhập của đất nước vào thị trường toàn cầu và đẩy mạnh cải cách
kinh tế trong nước. Nhiều nhà phân tích tin rằng Việt Nam sẽ là nước hưởng
lợi nhất từ TPP.
|
During his visit, Sang will look for a signal from the
U.S. president that the United States will provide increased market access to
Vietnam’s booming garment industry, a key condition for Hanoi agreeing to
other TPP provisions. Some TPP negotiating partners are quietly urging the
United States to give this issue more consideration, as it is fundamental for
Vietnam to participate in an agreement that could completely reorder its laws
and its approach to commercial engagement with partners in the TPP.
|
Trong chuyến thăm của mình, Sang sẽ tìm một tín hiệu từ
Tổng thống Mỹ về việc Hoa Kỳ sẽ gia tăng khả năng tiếp cận thị trường cho
ngành công nghiệp dệt may đang bùng nổ của Việt Nam, một điều kiện quan trọng
để Hà Nội đồng ý với các quy định khác của TPP. Một số đối tác đàm phán TPP
đang âm thầm thúc giục Hoa Kỳ phải xem xét vấn đề kỹ lưỡng hơn vì nó là nền
tảng cho Việt Nam tham gia vào một thỏa thuận hoàn toàn có thể sắp xếp lại
các luật lệ và cách tiếp cận của mình để tham gia về thương mại với các đối tác
trong TPP.
|
Washington, on the other hand, will look for a commitment
from Vietnam that it will level the playing field for competition with its
state-owned enterprises and do more to protect intellectual property rights.
Obama can also be expected to offer Vietnam technical assistance to address
the broad range of new trade and investment issues the country will confront
in the TPP.
|
Mặt khác, Washington sẽ tìm kiếm một cam kết từ Việt Nam
rằng đất nước này sẽ mang lại một sân chơi cân bằng với các doanh nghiệp nhà
nước và hành động nhiều hơn để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Obama cũng có thể
sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để giải quyết các vấn đề thương mại
và đầu tư mới mà đất nưóc này sẽ phải đối đầu trong TPP.
|
The South China Sea dispute is another hot topic that will
be discussed in the meeting. Both presidents can be expected to endorse
efforts between ASEAN countries and China to negotiate a code of conduct to
avoid accidental conflicts in the South China Sea.
|
Tranh chấp Biển Đông là một chủ đề nóng khác sẽ được thảo
luận trong cuộc họp. Cả hai người lãnh đạo có thể dự kiến sẽ ủng hộ các nỗ lực đàm phán về
quy tắc ứng xử giữa các nước ASEAN và Trung Quốc để tránh xung đột ngoài ý
muốn trong vùng biển Nam Trung Hoa.
|
Thayer recommends that the United States consider ways to
assist Vietnam in raising maritime domain awareness through the sale of
coastal radar technology, supporting aerial surveillance, and promoting
cooperation between the U.S. Coast Guard and Vietnam’s Marine Police.
|
Thayer khuyến cáo rằng Hoa Kỳ nên xem xét các phương cách
hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải thông qua
việc bán công nghệ radar ven biển, hỗ trợ giám sát trên không và thúc đẩy hợp
tác giữa Lực lượng tuần tra bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ (US Coast Guard) và Cảnh
sát biển của Việt Nam.
|
On military-to-military relations, Vietnam has been
focused but careful, based on its concern that cooperation with the United
States could complicate relations with China. Nonetheless, there could be a
thaw in the air with the recent meeting in Washington between Vietnam’s chief
of the General Staff, Senior Lt. Gen. Do Ba Ty, and the U.S. chairman of the
Joint Chiefs of Staff, Gen. Martin Dempsey.
|
Về quan hệ quân sự với quân sự, Việt Nam đã chú trọng
nhưng cẩn thận, vì mối lo lắng của mình rằng sự hợp tác với Hoa Kỳ có thể làm
phức tạp mối quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, có thể có sự bớt dè dặt hơn
sau cuộc họp gần đây tại Washington giữa Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, thứ trưởng Bộ
Quốc phòng VN và tướng Martin Dempsey, tham mưu Liên quân Hoa Kỳ.
|
To follow up on the general’s visit, Thayer suggests that
Washington consider offering Vietnamese officers more fellowships at U.S.
national defense establishments and fund Vietnam’s participation in
international seminars and conferences of interest to both countries.
Washington has earlier offered to assist Vietnam with its commitment to
increase its involvement in international peacekeeping.
|
Sau chuyến thăm của tướng Tỵ, Thayer cho rằng Washington
nên xem xét cung cấp nhiều học bổng hơn cho các sĩ quan Việt Nam tại các cơ
sở quốc phòng Mỹ và trợ cấp kinh phí cho Việt Nam trong việc tham dự các cuộc
hội thảo, hội nghị quốc tế có lợi chung cho cả hai nước. Trước đó, Washington
đã hỗ trợ Việt Nam với cam kết gia tăng sự tham gia vào công cuộc gìn giữ hòa
bình quốc tế.
|
Both Vietnam and the United States recognize that it is in
their strategic interests to maintain close relations. Sang’s visit will
reaffirm that shared belief and set the stage for a more enhanced
U.S.-Vietnam partnership in the decade ahead.
|
Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều nhận ra rằng chính vì lợi ích
chiến lược của mình để phải duy trì quan hệ chặt chẽ. Cuộc viếng thăm của
Sang sẽ tái khẳng định niềm tin chung này và tạo tiền đề cho quan hệ đối tác
Mỹ-Việt Nam tăng cường hơn trong những thập kỷ tới
|
Translated by Lê
Quốc Tuấn
|
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Friday, August 16, 2013
Vietnam's President Visiting the White House to Talk Strategy Chủ tịch nước Việt Nam thăm Nhà Trắng bàn chuyện Chiến lược
Labels:
DIPLOMACY-NGOẠI GIAO
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn