|
|
Adopting Technology, but Not the
Freedoms, of the West
|
Áp dụng công nghệ, nhưng không
phải những tự do của phương Tây
|
By DIDI KIRSTEN TATLOW
The New York Times
June 12, 2013
|
Didi Kirsten Tatlow
The New York Times
12/06/2013
|
BEIJING — How did China go from being an impoverished
nation in the 1970s to challenging the United States’ role as the world
economic superpower? Cheap labor? Hard work? Authoritarianism? The unleashed
hunger of a people determined to prosper?
|
BẮC KINH - Làm thế nào mà Trung Hoa đi từ một đất nước
nghèo khó trong những năm 1970 đến vị trí dám thách thức vai trò của Hoa Kỳ
là siêu cường kinh tế thế giới? Lao động giá rẻ? Làm việc chăm chỉ? Độc tài?
Tham vọng của một dân tộc quyết tâm phát triển sự thịnh vượng?
|
The authors of a new book, “Chinese Industrial Espionage,”
say there is another factor: mass technology transfer. Since the mid-1950s,
the Chinese government has been transferring the science and technology of
the developed world to China via methods that are legal, illegal and
“extralegal” — because they are hidden from scrutiny — while keeping out the
democratic system and liberal education that enabled such advances in the
first place.
|
Các tác giả của một cuốn sách mới có tên Gián điệp Công
nghiệp của Trung Hoa, Chinese Industrial Espionage, nói rằng có một yếu tố
quan trọng khác đó là sự chuyển giao công nghệ trên qui mô lớn. Kể từ giữa
những năm 1950, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã được chuyển giao khoa học và công
nghệ của các nước phát triển sang Trung Hoa thông qua các phương pháp hợp
pháp, bất hợp pháp và "ngoài vòng pháp luật" - bởi chúng được dấu
kín từ sự giám sát - trong khi họ loại trừ các hệ thống dân chủ và nền giáo
dục tự do hầu mang lại những tiến bộ đó.
|
“We are talking here of an elaborate, comprehensive system
for spotting foreign technologies, acquiring them by every means imaginable,
and converting them into weapons and competitive goods. There is nothing like
it anywhere else in the world,” write William C. Hannas, James Mulvenon and
Anna B. Puglisi, who conduct research for the U.S. government.
|
Ba nhà nghiên cứu cho chính phủ Mỹ, William C. Hannas,
James Mulvenon và Anna B. Puglisi viết: "Chúng ta đang nói đến một hệ
thống tinh vi đầy kỷ xảo được thiết lập cho việc tìm kiếm công nghệ nước
ngoài, mua lại chúng bằng mọi phương tiện có thể được biết đến, và chuyển đổi
chúng vào các vũ khí và hàng hoá có sức cạnh tranh. Không có gì giống như nó
ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới."
|
Why do it?
One answer is that the cultural and political changes
necessary to build a creative and innovative society would endanger the
Communist Party’s grip on power, the authors said in written answers to
questions. By taking from the developed world what it cannot, or will not,
produce itself, it benefits from modernization and freedoms elsewhere, while
keeping the lid on at home.
|
Tại sao làm điều đó?
Câu trả lời là những thay đổi về văn hóa và chính trị cần
thiết để xây dựng một xã hội sáng tạo và đổi mới sẽ gây nguy hiểm cho sự kìm
kẹp của Đảng Cộng sản về quyền lực, các tác giả cho biết trong câu trả lời
bằng văn bản cho các câu hỏi. Bằng cách lấy từ thế giới phát triển những gì
nó không thể hoặc sẽ không tự phát minh, nó thừa hưởng nhiều lợi ích từ nền
văn minh hiện đại và nhiều sự tự do ở nơi khác, trong khi vẫn giữ cái nắp đậy
ở nhà.
|
“The problem China’s leaders face is how to encourage
innovation in one sphere while discouraging it in others,” the authors said.
“Thanks to these transfer programs, they can selectively import novel ideas
while avoiding the challenge of political survival in a free society.”
|
"Các nhà lãnh đạo phải đối mặt với các vấn đề nan
giải của Trung Hoa là làm thế nào để khuyến khích đổi mới trong một lĩnh vực
trong khi cấm đoán sự phát triển của những lĩnh vực khác," các tác giả cho
biết. "Nhờ có các chương trình chuyển giao, họ có thể áp dụng những ý
tưởng mới cách chọn lọc trong khi né tránh những thách thức đến sự sống còn
chính trị trong một xã hội tự do."
|
In recent years, the Chinese government has begun
encouraging innovation. The authors said it was happening in a limited way,
“in areas where the regime has identified a stake.”
|
Trong những năm gần đây, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bắt đầu
khuyến khích đổi mới. Các tác giả cho biết nó đã xảy ra một cách hạn chế
"trong những lĩnh vực mà chế độ đã xác định là một mối nguy."
|
“Pair talent (native or imported) and money with good
research facilities and ‘borrowing’ foreign ideas and it’s a potent mix,”
they said.
|
"Tài năng trong nước hoặc du nhập, tiền bạc với các
cơ sở nghiên cứu tốt và ý tưởng vai mượn từ nước ngoài tạo nên một hổn hợp
đầy hiệu năng", họ nói.
|
In a book likely to annoy and please in equal measure, the
authors use Chinese-language sources, often from public policy documents, to
describe a system that has at its core not the attention-grabbing issue of
cyberespionage, but human-based, meticulous, often open-source acquisition
that involves multiple actors at all levels of the party and state, and
appeals to the patriotism of Chinese abroad.
|
Trong một cuốn sách dường như vừa làm phiền vừa làm vui
lòng người đọc, các tác giả sử dụng các nguồn tiếng Hoa, thường được lấy từ
các tài liệu về chính sách công cộng, để mô tả một hệ thống mà cốt lõi của nó
không phải là vấn đề được chú ý về gián điệp mạng, nhưng nó dựa trên yếu tố
con người, hoạt động tỉ mỉ, việc thường xuyên thâu tóm các "mã nguồn
mở" có liên quan đến nhiều diễn viên ở mọi cấp của đảng và nhà nước, và
thu hút lòng yêu nước của người Hoa ở nước ngoài.
|
Who may be annoyed by the book’s conclusion that China
resorts to unfair methods? Those who believe that “‘developed countries’ have
no right to monopolize ‘the world’s technology,”’ a view regularly expressed
in the Chinese news media, the authors write; and Chinese patriots who say
they are only bringing back to China what they have created themselves.
|
Ai có thể bị khó chịu bởi kết luận của cuốn sách rằng
Trung Hoa dựa vào các phương cách không công bằng? Những người tin rằng
"các nước phát triển không có quyền độc quyền 'công nghệ của thế
giới,'" một cái nhìn thường xuyên được thể hiện trong các phương tiện
truyền thông ở Trung Hoa, các tác giả viết; và những người Hoa yêu nước nói
rằng họ chỉ mang lại cho Trung Hoa những gì họ tự tạo nên.
|
Who may be pleased? The “individuals and companies that
invest in original R&D,” and “countries that tolerate the strains, and
bear the costs, of an open and diverse society in which creativity can
flourish,” since the transfer practices are “unfair” to these two groups, the
authors say.
|
Ai có thể hài lòng? "Các cá nhân và các công ty đầu
tư vào việc nghiên cứu và phát triển," và "các quốc gia chịu đựng
những căng thẳng và chi phí ở một xã hội tự do và đa dạng sắc màu văn hóa
trong đó sự sáng tạo có thể đâm chồi nảy lộc," do đó các hoạt động
chuyển giao công nghệ là "không công bằng" với hai nhóm này, các
tác giả nói.
|
Support from Chinese abroad is often channeled through
science, technology and business associations in developed countries. While
the authors focus on the United States, they write that Europe, Japan,
Australia and other nations are equal targets.
|
Sự hỗ trợ của người Hoa ở nước ngoài thường được chuyển
qua trung gian các hiệp hội khoa học, công nghệ và kinh doanh ở các nước phát
triển. Trong khi các tác giả nhấn mạnh đến Hoa Kỳ, họ viết rằng châu Âu, Nhật
Bản, Úc và các quốc gia khác đều là những mục tiêu tương tự.
|
The Federation of Chinese Professional Associations in
Europe, which is based in Frankfurt, plays a key role, they say.
|
Liên Đoàn
các Hiệp Hội Chuyên Gia Hoa Kiều ở châu Âu có trụ sở tại thành phố Frankfurt
nước Đức đóng một vai trò quan trọng, họ nói.
|
“From the Baltic coast to the Alps, from the Ural
Mountains to the east coast of the Atlantic Ocean, on Europe’s vast earth,”
the association says on its Web site, “is gathered a crowd of yellow-skinned,
black-haired people,” whose “common ideal is to build a knowledge group of
Chinese spanning expertise and subjects to push strongly for China’s reform
and construction.” The organization lists 39 member groups in different
European countries.
|
"Từ bờ biển Baltic đến dãy núi Alps, từ dãy núi Ural
tới bờ biển phía đông của Đại Tây Dương, trên vùng đất rộng lớn của châu
Âu," hiệp hội đó nói trên trang mạng của họ, "là tập hợp một đám
đông của người da vàng tóc đen, " có cùng "lý tưởng là xây dựng một
nhóm Hoa Kiều có kiến thức chuyên
môn trong nhiều lỉnh vực để đẩy mạnh việc cải cách và xây dựng của Trung
Hoa." Tổ chức này liệt kê 39 nhóm thành viên ở các nước khác nhau ở Âu
châu.
|
The top post on the site announces the Yangtze River Delta
Meeting, an event being organized by the Chinese government for Sept. 9-14.
|
Thông tin hàng đầu trên trang mạng của họ ra thông báo về
Hội nghị đồng bằng sông Dương Tử từ ngày 9 đến 14 tháng 9, đây là một cuộc
hợp được nhà cầm quyền Bắc Kinh tổ chức.
|
Following the link leads to a form asking applicants to
list the European country they live in, their employer, their research and
results, including patents, as well as details of projects they can present.
It supplies a list of what the partner “science innovation parks” in China
are looking for, including new aircraft materials, energy, auto and microchip
technologies, cloud computing, pharmaceuticals and high-end medical
equipment. All expenses inside China will be covered by the organizers, the
Overseas Chinese Affairs offices of Zhejiang and Jiangsu Provinces and of
Shanghai. The goal? “To serve the country.”
|
Đường liên kết trên trang mạng đó dẫn đến một trang mà ở
đó các câu hỏi đuợc đặt ra cho những người muốn xin vào hiệp hội bao gồm tên
quốc gia ở châu Âu nơi họ sinh sống, nơi làm việc, quá trình và kết quả
nghiên cứu của họ, bao gồm bằng sáng chế, cũng như chi tiết của các dự án mà
họ có thể trình bày. Nó cung cấp một danh sách những gì đối tác nơi "các
công viên đổi mới khoa học" ở Trung Hoa đang tìm kiếm, bao gồm cả vật
liệu mới cho máy bay, năng lượng, xe hơi và công nghệ vi mạch, "điện
toán đám mây," dược phẩm và thiết bị y tế cao cấp. Mọi chi phí ở Trung
Hoa sẽ được tài trợ bởi các nhà tổ chức là Văn phòng Phụ trách Ngoại vụ Trung
Hoa của tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và Thượng Hải. Mục tiêu? "Để phục vụ
đất nước."
|
Efforts to contact the organizers by telephone failed. One
number was missing a digit, another’s voice mail said the recipient was
traveling, and a third rang, but no one answered on a holiday in China.
|
Mọi nỗ lực để liên lạc với các nhà tổ chức qua điện thoại
thất bại. Một số điện thoại thiếu một con số, một hộp thư thoại khác cho biết
người nhận đang đi công tác, và số điện thoại thứ ba có chuông vang lên nhưng
không ai trả lời trong ngày nghỉ lễ ở Trung Hoa.
|
The cultural pattern for this technology acquisition
effort reaches back to the 19th century, the authors write. Struggling to
respond to the challenge posed by the scientifically powerful West and Japan,
some Chinese reformers proposed the idea of “tiyong.” “Ti” means essence, and
“yong” means practical use; preserve the essence of Chinese learning but use
Western learning to serve China.
|
Truyền thống của nỗ lực mua lại công nghệ có từ thế kỷ 19,
các tác giả viết. Lúng túng trong việc đối phó với các thách thức đặt ra bởi
nền khoa học tiến bộ mạnh mẽ của phương Tây và Nhật Bản, một số nhà cải cách
Trung Hoa đề xuất ý tưởng "Ti-yong." "Ti" có nghĩa là bản
chất và "Yong" có nghĩa là ứng dụng thực tế. Họ chủ trương bảo tồn
bản chất của tri thức Trung Hoa nhưng sử dụng kiến thức phương Tây để phục vụ
Trung Hoa.
|
In their written answers, the authors said: “China seems
to think it can import or steal foreign technologies and then strip them of
their political or social content.”
|
Trong các câu trả lời bằng văn bản, các tác giả cho biết:
"Trung Hoa dường như nghĩ rằng nước đó có thể du nhập hay đánh cắp các
công nghệ nước ngoài và sau đó loại bỏ nội dung chính trị hoặc xã hội."
|
“While they have been successful thus far in importing
information and communication technologies for economic development without
threatening the stability of the regime, each new wave of disruptive
technologies poses dangerous challenges to the present government,” they
said.
|
"Trong khi họ đã thành công cho đến nay việc du nhập
công nghệ thông tin và truyền thông cho sự phát triển kinh tế mà không đe dọa
sự ổn định của chế độ, mỗi làn sóng mới của các công nghệ đột phá tạo ra
thách thức nguy hiểm cho chế độ hiện nay," họ nói.
|
“At the strategic level, the regime believes that it can
separate economic liberalization from political liberalization under the
so-called ‘Tiananmen bargain,’ whereby the population trades liberty for
continued prosperity,” referring to the economic and political model that
deepened after the suppression of the 1989 pro-democracy demonstrations at
Tiananmen Square. “This also reflects a superficial understanding of the
tectonic changes under way,” they said.
|
"Ở cấp độ chiến lược, chế độ tin rằng nó có thể tách
tự do hóa kinh tế ra khỏi tự do hóa chính trị dưới cái gọi là 'sự mặc cả
Thiên An Môn,' theo đó người dân đánh đổi tự do cho sự thịnh vượng tiếp
diễn." Chiến lược này đề cập đến mô hình kinh tế và chính trị đã được
đào sâu sau cuộc đàn áp vào năm 1989 nhắm vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân
chủ ở Thiên An Môn." Điều này cũng phản ánh một sự hiểu biết nông cạn về
những thay đổi kiến tạo đang
được tiến hành," họ nói.
|
Translated
by Như Ngọc
|
|
http://www.nytimes.com/2013/06/13/world/asia/13iht-letter13.html?pagewanted=all&_r=0
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, June 22, 2013
Adopting Technology, but Not the Freedoms, of the West Áp dụng công nghệ, nhưng không phải những tự do của phương Tây
Labels:
CHINA2-TRUNG QUỐC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn