MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, April 3, 2013

The Great Leap Forward from myth to history Đại nhảy vọt từ huyền thoại đến lịch sử




The Great Leap Forward from myth to history

Đại nhảy vọt từ huyền thoại đến lịch sử

By Peter Lee

Peter Lee


09-06-2012

The Great Leap Forward, a calamity that killed tens of millions, afflicted China with the misery and morals of a concentration camp and spawned the Cultural Revolution, was once a shunned and shameful topic.

Đại Nhảy Vọt là một thảm họa đã giết chết hàng chục triệu người, gây ra nỗi bất hạnh cho Trung Quốc và các vấn đề đạo lý về một trại tập trung, đẻ ra cuộc Cách mạng Văn hóa, đã từng là chủ đề đáng xấu hổ và bị lãng tránh.


But convenient myths - such as the threadbare explanation of "Three Years of Natural Disasters", fingerpointing at the Soviet Union, and exculpatory emphasis on quixotic but seemingly admirable revolutionary enthusiasm - are now crumbling as a new generation feels enough distance to confront the painful past, and at the same time races to record the memories of the citizens who suffered through the period before they pass on.


Nhưng các huyền thoại thích hợp – chẳng hạn như lời giải thích nhàm chán về “Ba năm thiên tai”, nhắm vào Liên Xô, và nhấn mạnh lời biện giải về sự hào hiệp viển vông nhưng có vẻ như nhiệt tình cách mạng đáng ngưỡng mộ – hiện đang sụp đổ khi một thế hệ mới cảm thấy khoảng cách đủ xa để đối đầu với quá khứ đau đớn, và cùng lúc, các cuộc đua nhau để ghi lại những kỷ niệm của những người dân đã phải chịu khổ trong thời kỳ đó trước khi họ vượt qua.

Through the efforts of Chinese and foreign researchers, a more complete history of the Great Leap Forward is emerging from archives and personal accounts, as a parade of folly, viciousness, and cruelty. This history - and the current regime's incomplete willingness to confront it - is finding resonance in the campaign to discredit Chongqing neo-Maoist firebrand Bo Xilai, and the effort to shape the agenda of the new leadership cadre that is expected to assume power in 2013.

Qua những nỗ lực của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và nước ngoài, lịch sử đầy đủ hơn về Đại Nhảy Vọt đang hiện ra từ các bài tường thuật cá nhân và từ kho lưu trữ, đã phô bày sự điên rồ, đồi bại và tàn ác. Giai đoạn lịch sử này – và thiện ý không đầy đủ của chế độ hiện hành để đương đầu với nó – đang tìm thấy tiếng vọng trong chiến dịch bị mất uy tín về tân chủ nghĩa Mao ở Trùng Khánh, mà Bạc Hy Lai đã khơi dậy, và nỗ lực hình thành nghị trình về các quan chức trong ban lãnh đạo mới, dự định sẽ lên nắm quyền vào năm 2013.

In the process, the era of the Great Leap Forward and its aftermath is acquiring a new name: The Great Famine.

Trong tiến trình đó, thời kỳ Đại Nhảy Vọt và hậu quả của nó được đặt cho một cái tên mới: Nạn Đói Lớn.

The Great Leap Forward was born of hubris: Mao Zedong's bet that his version of socialism could unleash unprecedented productivity from the Chinese economy and show the supercilious commissars of the Soviet Union who was the best and greatest Communist leader.

Đại Nhảy Vọt đã được sinh ra từ sự ngạo mạn: Mao Trạch Đông cá cược rằng, phiên bản chủ nghĩa xã hội của ông ta có thể giải phóng năng suất chưa từng có từ nền kinh tế Trung Quốc, cũng như để phô trương với các chính ủy kiêu căng của Liên Xô, là những người lãnh đạo Cộng sản tốt nhất và vĩ đại nhất.


In 1958 and 1959, China was convulsed by massive, disruptive labor projects, collectivization, and a mad rush to steelmaking. Agriculture was disrupted by diversion of labor and misapplied programs of deep planting, marginal land recovery, and over-irrigation. At the same time, local leaders made extravagant claims of increased agricultural output attributed to the new socialist system, figures that were further padded as they travelled up the chain of command to Beijing and, fatally, became the basis for central government grain requisitions.


Năm 1958 và 1959, Trung Quốc bị chấn động bởi các dự án lao động phá hủy khổng lồ, tập thể hóa, và điên cuồng đổ xô vào sản xuất thép. Nông nghiệp bị gián đoạn do sự chuyển đổi lao động và áp dụng sai các chương trình trồng trọt với mật độ dày hơn, khôi phục lại vùng đất khó trồng trọt và tưới tiêu quá mức. Cùng lúc đó, các lãnh đạo địa phương đã có những tuyên bố ngông cuồng rằng, sản lượng nông nghiệp sẽ tăng lên do hệ thống xã hội chủ nghĩa mới, các con số bị thổi phồng khi nó lên tới dàn lãnh đạo Bắc Kinh, và [sai lầm] chết người [là những con số này] trở thành yếu tố căn bản cho chính quyền trung ương ra các lệnh trưng thu lúa thóc.


Things turned very dark very quickly as local cadres emptied granaries in order to meet their requisition targets and demonstrate their ability, zeal, and loyalty to their superiors.


Mọi chuyện trở nên đen tối rất nhanh khi các cán bộ địa phương làm sạch kho thóc để đáp ứng mục tiêu trưng dụng và chứng minh khả năng, lòng nhiệt huyết và sự trung thành của họ đối với cấp trên.


One county in Henan claimed production of 7 billion jin of grain (about 3.5 million tonnes) - but actually produced only 2 billion jin - of which 1.6 billion jin was requisitioned.


Một quận ở Hà Nam tuyên bố sản xuất 7 tỷ jin ngũ cốc (khoảng 3,5 triệu tấn), nhưng thực tế họ chỉ sản xuất có 2 tỷ jin, trong đó 1,6 tỷ jin đã bị trưng thu.


By the late months of 1958, throughout China communal kitchens - where farmers in the new collectives went to get fed - were either handing out thin gruel or were no longer bothering to light their fires at all. People began to starve.


Vào những tháng cuối của năm 1958, toàn bộ nhà bếp công xã ở Trung Quốc – nơi các nông dân trong tập thể mới đến để ăn – hoặc là họ được phát cho cháo lỏng hoặc họ chẳng còn bận tâm để nhóm lửa. Người ta bắt đầu đói lả.


Despite concerted efforts by local and provincial leaders to cover up, it was soon apparent at the center that something was seriously amiss. And things got worse.


Bất chấp các nỗ lực phối hợp của các lãnh đạo địa phương và lãnh đạo cấp tỉnh để che đậy, chẳng bao lâu nó đã nhanh chóng hiện rõ ở trung tâm rằng có điều gì đó sai sót rất nghiêm trọng. Và mọi thứ trở tồi tệ hơn.


Mao Zedong adopted the self-serving explanation that the shortfall in grain was the result of a counter-revolutionary resurgence in the Chinese countryside, with ex-landlords and rich peasants conniving to conceal their bumper grain harvests from the state.


Mao Trạch Đông đã đưa ra lời giải thích phục vụ mục đích ích cá nhân ông rằng việc thiếu hụt lúa thóc là kết quả của sự trỗi dậy phản cách mạng ở nông thôn Trung Quốc, với các địa chủ cũ và phú nông thông đồng để che giấu nhà nước về việc bội thu thóc của họ.


Ironically, his convictions were buttressed by the party secretary of Guangdong province, who conducted a successful campaign to root out one million tonnes of grain hidden by desperate peasants. His name: Zhao Ziyang.


Trớ trêu thay, việc kết tội của ông ta được củng cố bởi bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, người này đã tiến hành một chiến dịch thành công để lôi ra một triệu tấn ngũ cốc đã được nông dân liều mạng giấu giếm. Tên của ông ta là Triệu Tử Dương.


As the situation deteriorated in the Chinese countryside, therefore, the afflicted areas were not regarded as disaster areas needing outside assistance; they were nests of anti-state criminals who had to be compelled to give up their ill-gotten grain.


Khi tình hình ở các vùng nông thôn Trung Quốc xấu đi, các khu vực bị ảnh hưởng không được xem là khu vực thiên tai cần sự giúp đỡ bên ngoài, do đó là hang ổ tội phạm chống nhà nước, những người đã bị ép buộc phải từ bỏ những hạt thóc bất chính của họ.


Then things got even worse. As news of widespread suffering trickled up to the party leadership, sub voce dissatisfaction with Mao's policies was amplified at the Lushan plenum in the summer of 1959 as open criticism of the Great Leap Forward as a whole by defense minister Peng Dehuai and party elder Zhang Wentian.


Sau đó mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn. Khi tin tức về sự đau khổ lan rộng, dần dần tới tai lãnh đạo đảng, với giọng không hài lòng về chính sách của Mao, được bàn tán rộng tại hội nghị Trung ương Lư Sơn vào mùa hè năm 1959, khi Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài và người lớn tuổi trong đảng là Trương Văn Thiên mở lời chỉ trích toàn bộ chính sách Đại Nhảy Vọt.


Mao interpreted the criticism at Lushan as an attack on himself by a cabal of candidate Khrushchevs and launched an all-out political war, loyally abetted by Zhou Enlai, Lin Biao, and most other senior leaders, against Peng, Zhang, and any cadre that presumed to criticize the Great Leap Forward.


Mao diễn giải những lời chỉ trích tại Lư Sơn là một cuộc tấn công vào chính ông ta bởi âm mưu của ứng viên Khrushchevs và dốc toàn lực phát động một cuộc chiến chính trị, được những người trung thành tiếp tay như Chu Ân Lai, Lâm Bưu và hầu hết các lãnh đạo cấp cao, chống lại Bành Đức Hoài, Trương Văn Thiên, và bất kỳ cán bộ nào được cho là chỉ trích Đại nhảy vọt.


The full human and political dimensions of the Great Famine - and a damning portrait of Mao as a leader who was happy to slay the messengers, by the tens of millions, rather than endure the humiliation of acknowledging the failure of his policies before his peers in China and the Soviet Union, or accept diminution of his authority and political power - are found in the book Mao's Great Famine by Dr Frank Dikotter (New York: Walker & Co, 2010). In the words of Dikotter:


Có đủ khía cạnh về chính trị và con người của Nạn Đói Lớn – và một hình ảnh đáng nguyền rủa của Mao như là một nhà lãnh đạo vui sướng khi giết người, hàng chục triệu người, hơn là chịu bẽ mặt do thừa nhận sự thất bại trong các chính sách của mình trước những nhân vật ngang hàng với ông ta ở Trung Quốc và Liên Xô, hoặc chấp nhận giảm bớt quyền hành và quyền lực chính trị – được tìm thấy trong cuốn sách của Tiến sĩ Frank Dikotter: Nạn đói vĩ đại của Mao (NXB New York Walker & Co, phát hành năm 2010). Theo lời của Dikotter:


Had the leadership reversed course in the summer of 1959 at Lushan, the number of victims claimed by famine would have been counted in the millions. Instead, as the country plunged into catastrophe, tens of millions of lives would be extinguished through exhaustion, illness, torture, and hunger.


Nếu ban lãnh đạo đảo ngược cách giải quyết trong mùa hè năm 1959 tại Lư Sơn, con số nạn nhân của nạn đói có thể sẽ là hàng triệu. Thay vào đó, khi đất nước rơi vào thảm họa, hàng chục triệu sinh mạng bị diệt do kiệt sức, bệnh tật, tra tấn, và đói khát.


As party ranks were purged of over 3 million officials whose doubts led them to soft-pedal Great Leap Forward policies (and swelled by new, more ruthless but perhaps less-qualified additions), local cadres, in a convulsion of fear, fury, and opportunism, beat, tortured, and killed peasants they considered thieves, malingerers, and complainers, while trying to obscure the dimensions of the disaster from their disbelieving superiors.


Khi hơn 3 triệu cán bộ trong hàng ngũ đảng bị thanh trừng, những người mà sự nghi ngờ đã giúp họ làm nhẹ bớt chính sách Đại nhảy vọt (và đã tăng lên do các bổ sung mới, tàn nhẫn hơn nhưng có lẽ không đủ tiêu chuẩn để thanh trừng hơn), các cán bộ địa phương, trong sự rối loạn vì sợ hãi, giận dữ, và chủ nghĩa cơ hội, đánh đập, bị tra tấn và đã giết chết những người nông dân mà họ coi là kẻ trộm, những người giả bệnh để trốn việc và những người than phiền, trong khi cố gắng để che đậy quy mô của thảm họa từ cấp trên hoài nghi của họ.


Dikotter told Asia Times Online how he was struck by documents surviving in mainland archives that showed that as many as 2.5 million people were tortured or beaten to death in those desperate years.


Dikotter nói với báo Asia Times Online rằng ông kinh ngạc như thế nào khi xem các tài liệu ở kho lưu trữ ở đại lục, cho thấy khoảng 2,5 triệu người đã bị tra tấn hoặc bị đánh đến chết trong những năm tháng khủng khiếp đó.


In his view, the Great Leap Forward was perhaps unique in scope of homicidal activity inflicted by the regime and its agents: more than the Great Terror accompanying the Chinese Communist Party's consolidation of power in the early 1950s, and more than the Great Proletarian Cultural Revolution, whose violence was on conspicuous national and international display in China's cities but not inflicted wholesale on China's hundreds of millions of peasants.


Theo ông, có lẽ Đại Nhảy Vọt là sự kiện đặc biệt về phạm vi hoạt động giết người do chế độ và các tay chân của nó gây ra: nhiều hơn chiến dịch Đại Thanh Trừng kèm theo việc củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc đầu thập niên 1950, và nhiều hơn Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản, những người mà việc sử dụng bạo lực được phơi bày rõ ở trong nước và quốc tế, tại các thành phố của Trung Quốc, nhưng hàng trăm triệu nông dân Trung Quốc không phải chịu tổn thương.


Beyond overt violence, there was the dark issue of the use of food by cadres as an instrument of reward - and execution. Dikotter noted to Asia Times Online:


Ngoài việc sử dụng bạo lực công khai, còn có vấn đề đen tối trong việc sử dụng thực phẩm của các cán bộ như một công cụ của việc thưởng – và thi hành hình phạt. Ông Dikotter lưu ý với Asia Times Online:


Who do you give the food to? You give to those who are reliable ... food was used as a weapon distributed according to political considerations … feed the strong, not the weak, the aged, the sick ...


Bạn cung cấp thực phẩm cho ai? Bạn cung cấp cho những người đáng tin cậy … thực phẩm được sử dụng như một thứ vũ khí được phân phối theo các cân nhắc chính trị … cho những người khỏe mạnh ăn, không cho những người đau yếu, người già, người bệnh ăn…


The worst suffering took place in provinces like Sichuan, Hunan, and Gansu, which counted their leaders as some of Mao's most committed supporters.


Đau khổ tồi tệ nhất diễn ra ở các tỉnh Tứ Xuyên, Hồ Nam và Cam Túc, những tỉnh dựa vào lãnh đạo của họ khi một số [lãnh đạo ở các tỉnh này là] những người cam kết ủng hộ Mao mạnh mẽ nhất.


The final toll is unknowable but most probably amounts to approximately 45 million excess deaths for the period from 1958 to 1962, when the central government finally acknowledged the extent of the catastrophe and retreated from collectivized agriculture.

Không rõ con số cuối cùng về các nạn nhân là bao nhiêu, nhưng con số ước lượng gần đúng nhất là khoảng hơn 45 triệu cái chết trong giai đoạn từ năm 1958 đến 1962, khi chính phủ trung ương cuối cùng đã thừa nhận mức độ thảm họa và rút lui khỏi nông nghiệp tập thể.


Many of the critics of the Great Leap Forward were rehabilitated in the 1980s, after the fall of the "Gang of Four". However, the venom of those years has yet to be completely expelled from China's system.


Nhiều người trong số các nhà phê bình Đại Nhảy Vọt đã được phục hồi trong thập niên 1980, sau khi “bè lũ bốn tên” sụp đổ. Tuy nhiên, sự độc ác của những năm tháng đó vẫn chưa hoàn toàn bị trục xuất khỏi hệ thống của Trung Quốc.


The volatile world of Chinese microblogs was roiled on April 29, 2012, by a statement posted by one Lin Zhibo, head of People's Daily Gansu Bureau and, apparently a neo-Maoist and supporter of Bo Xilai, the now-disgraced "Red Mayor" of Chongqing:


Thế giới biến động của các tiểu blog ở Trung Quốc đã bị khuấy đục hôm 29 tháng 4 năm 2012, qua một tuyên bố được đăng tải bởi Lin Zhibo, người đứng đầu Nhân dân Nhật báo ở Văn phòng Cam Túc và, rõ ràng là người ủng hộ tân chủ nghĩa Mao và Bạc Hy Lai, “Thị trưởng Đỏ” Trùng Khánh, hiện bị thất sủng.


"To bash Chairman Mao, some people even fabricated lies about the death of tens of millions of people during 1960 to 1962. To confirm the number, some visited those Henan villages which experiences the worst famine at the time. It turned out that the truth didn't match their lies. Many villagers have heard of people starving to death but never personally saw one themselves, which is direct evidence that very few people died of starvation at the time." (translations by Offbeat China) [1]


“Để hạ gục Mao Chủ tịch, một số người thậm chí đã bịa đặt dối trá về cái chết của hàng chục triệu người trong thời gian từ năm 1960 đến 1962. Để xác nhận con số đó, một số người đã đến thăm các khu làng ở Hà Nam, nơi trải qua nạn đói tồi tệ nhất vào thời điểm đó. Kết quả là, sự thật mà họ tìm thấy được không phù hợp với những con số dối trá của họ. Nhiều dân làng đã nghe nói về những người bị bỏ đói đến chết, nhưng chính họ chưa bao giờ nhìn thấy một người, là bằng chứng trực tiếp cho thấy, có rất ít người đã chết vì đói vào lúc đó“. (Bản dịch của Offbeat China) [1]


Lin's statement was indignantly rebutted in dozens of replies from netizens posting recollections of their parents of the horrendous suffering their families had endured, such as:


Tuyên bố của Lin đã bị bác bỏ một cách phẫn nộ của hàng chục đáp trả từ cư dân mạng, đăng các hồi ức của cha mẹ họ về sự đau khổ khủng khiếp mà gia đình họ đã phải chịu đựng, chẳng hạn như:


"The Great Famine experienced by my family. My hometown is Jingyan at Leshan. One of my aunts married a Mr Xiong from the same village. They had a total of 8 members in their family, the couple, one son, two grandparents, and three siblings. They all starved to death during the Great Famine. None survived! The tragedy happened right to our parents' generation. How does Lin Zhibo dare to deny it?"


“Gia đình tôi đã trải qua Nạn Đói Lớn. Quê tôi là Jingyan, Lạc Sơn. Một trong những người cô (dì) của tôi kết hôn với ông Xiong ở cùng làng. Họ có tổng cộng 8 người trong gia đình, hai vợ chồng, một con trai, ngoại ông bà ngoại, và ba anh chị em. Tất cả đã bị chết đói trong Nạn Đói Lớn. Không một ai sống sót! Thảm họa đã xảy ra ngay trong thế hệ cha mẹ của chúng tôi. Vì sao Lin Zhibo dám chối bỏ điều đó?“


An interesting element of this affair was what Sherlock Holmes termed the dog that didn't bark or, in this case, the censor who didn't censor. As Offbeat China put it: "Luckily no one seemed to report censorship over stories of the Great Famine on Sine [sic] Weibo."


Một yếu tố thú vị trong chuyện này là điều mà Sherlock Holmes gọi là con chó không biết sủa, hoặc trong trường hợp này, người kiểm duyệt đã không kiểm duyệt. Như Offbeat China đã nêu: “May mắn là dường như không có ai báo cáo sự kiểm duyệt về các câu chuyện của Nạn Đói Lớn trên Sine (ND: có lẽ là Sina) Weibo”.


The story took an even more interesting twist as some public figures weighed in on the Communist Party's greatest failure, a topic that might, under other circumstances, be considered taboo.

Câu chuyện thậm chí được xuyên tạc còn thú vị hơn khi vài con số công bố nói về sự thất bại lớn nhất của Đảng Cộng sản, một chủ đề mà có thể, trong các hoàn cảnh khác, được coi là điều cấm kỵ.


Apparently in response to Lin's microblog post, economist Mao Yushi (recently awarded the Milton Friedman Prize for Advancing Liberty by the Cato Institute) on May 2 posted a moving excerpt on his blog from his 2010 memoir, A Journey Without Regret. He discusses the reach of famine - including a family of 12 in the village of whom only one had survived - and the suffering he personally experienced while rusticated to Shandong in 1960 as a rightist:


Nói rõ trong phần trả lời bài viết trên tiểu blog của Lin, nhà kinh tế Mao Vu Thức (gần đây nhận được giải thưởng Milton Friedman về Phát huy Quyền Tự do của Viện CATO) hôm 2 tháng 5, đã đăng một đoạn trích cho di chuyển trên blog của ông, từ hồi ký năm 2010: Một cuộc hành trình không hối tiếc. Ông thảo luận về tầm ảnh hưởng của nạn đói, trong đó một gia đình có 12 người trong làng, nhưng chỉ có một người còn sống sót và nỗi khổ mà bản thân ông đã trải qua khi bị đuổi về Sơn Đông hồi năm 1960 vì là người hữu khuynh:

When people suffering hunger, their human consciousness yields completely to their base nature as a stinking skin sack. People lose any ideals and have only one desire, that is to "eat." ... While I was in Teng County, I was unendurably hungry. My entire body swelled up with edema, I couldn't even put on my shoes and it was difficult simply to bend at the waist ... I was able to make it through for only one reason, and that is that that I ate quite a few locusts during summer and autumn ... I would catch one and put it in an envelope. When I had seven or eight, I would burn the envelope in the fire ... and cook the locusts ... the locusts' digestive tract was filled with a green liquid ... it was extremely bitter and difficult to swallow. But hunger makes people disregard any other consideration ... If I had had to stay there for two more months I would, without question, have died. [2]


Khi cái đói hành hạ người ta, ý thức con người hoàn toàn nhường cho bản năng của họ, giống như là một cái túi da hôi hám. Người ta mất hết mọi lý tưởng và chỉ có một ham muốn, đó là “ăn”… Khi tôi ở Teng County, tôi không thể chịu đựng nổi cái đói. Toàn thân tôi sưng lên với chứng bệnh phù nề, thậm chí tôi không thể mang giày và chuyện đơn giản là khom lưng thôi, cũng rất khó khăn… Tôi có thể vượt qua được chỉ một lý do, đó là tôi đã ăn châu chấu trong suốt mùa hè và mùa thu… Tôi bắt một con và cho nó vào trong cái bao. Khi tôi có 7-8 con, tôi đưa cả cái bao vào trong lửa… và châu chấu được nướng chín… đường tiêu hóa của con châu chấu đầy thứ chất lỏng màu xanh lá cây… vô cùng đắng và rất khó nuốt. Nhưng đói làm cho người ta chẳng cần biết gì khác … Nếu tôi phải ở lại đó thêm hai tháng nữa, chắc chắn tôi đã chết. [2]


Then Southern People Weekly, a human interest and current affairs publication of the liberal Southern Media Group, devoted the cover and four in-depth articles of its May 21 edition to first-person testimony concerning the catastrophe of The Great Famine.

Tuần báo Người Phương Nam (Southern People Weekly), một tờ báo đăng tải về các vấn đề hiện tại và sự quan tâm về con người của Nhóm Truyền thông Miền Nam (Southern Media Group) tự do, dành trang bìa và bốn bài viết chuyên sâu, số ra ngày 21 tháng 5, đăng lời chứng của người trong cuộc, liên quan đến thảm họa của Nạn Đói Lớn.


One piece profiles a survivor who erected a crude memorial stele in his home town in Henan to the 73 victims (out of a total population of 128) who failed to make it through the "grain pass" to survival.


Một câu chuyện mô tả về một người sống sót, đã dựng lên một tấm bia tưởng niệm tại quê nhà của ông ở Hà Nam cho 73 nạn nhân (trong tổng số 128 người) những người đã thất bại trong việc “vượt qua thóc gạo” để tồn tại.


Another presented survivor stories from Gansu collected by a young writer that provide further insight into the misery and degradation of the period: the man who ate the dead and was shunned by his wife and son; the 100-plus people suffering from edema [swelling caused by fluid beneath the skin and body cavities) who were herded into an abandoned kiln to hide them from the visiting investigative team of senior party member Dong Biwu and died when it caved in; and the young man who staggered out of his house and collapsed, only to hear someone inside implore him to "Could you please die a little further off?", perhaps so that the family could be spared the insupportable effort needed to move and bury his corpse. 

Một câu chuyện khác về một người sống sót ở Cam Túc đã được một nhà văn trẻ thu thập, cho cái nhìn sâu xa hơn về những đau khổ và sự thoái hóa của thời kỳ này: một người đàn ông ăn xác người chết, đã bị vợ và con trai của ông ta xa lánh, hơn 100 người bị bịnh phù nề (bị sưng do chất lỏng tích tục trong các mô dưới da và cơ thể) những người đã bị dồn vào trong một cái lò bỏ hoang để giấu họ, không cho nhóm điều tra của ông Đổng Tất Vũ, lãnh đạo đảng cao cấp trông thấy, và họ đã chết khi bị đè bẹp dí. Một thanh niên đã lảo đảo đi ra khỏi nhà anh và ngã xuống, chỉ nghe ai đó trong nhà khẩn cầu: “Anh làm ơn chết xa hơn một chút có được không?”, có lẽ như thể để gia đình anh có thể dành chút sức tàn còn lại, đủ để chuyển và chôn xác của anh.


Then there was the story of Li Shengzhao, an investigator and gadfly who suffered incarceration under the most horrific, Monte Cristo-esque conditions (including solitary confinement for two years in a darkened room weighed down with 30 pounds of fetters) as punishment for trying to bring the excesses of the Great Leap Forward to light.

Kế tiếp là câu chuyện của Li Shengzhao, một điều tra viên và nỗi khổ mà ông phải chịu đựng khi bị giam giữ trong điều kiện khủng khiếp nhất, giống như Monte Cristo (gồm cả bị biệt giam hai năm trong một căn phòng tối, mang xiềng xích nặng 30 pounds) là hình phạt cho sự cố gắng để đưa những câu chuyện quá sức về Đại Nhảy Vọt ra ánh sáng.


In judging the current state of play concerning the Great Leap Forward, however, the most interesting article profiled Liao Bokang, who played a key role in bringing the suffering in Sichuan to the attention of the Party center.


Tuy nhiên, theo đánh giá tình trạng hiện tại liên quan đến Đại Nhảy Vọt, bài viết thú vị nhất đã được Liao Bokang mô tả, người này đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho lãnh đạo đảng chú ý đến sự đau khổ ở Tứ Xuyên.


The four pieces were the result of extensive site visits and interviews and were not cobbled together overnight.

Bốn câu chuyện trên là kết quả của những chuyến thăm bao quát và [thực hiện] các cuộc phỏng vấn, không phải được gom góp lại với nhau trong một đêm.


However, the introduction to Liao's piece specifically quoted and addressed Lin Zhibo's provocative post of a few days before:

Tuy nhiên, phần giới thiệu câu chuyện của Liao đã được trích dẫn cụ thể và đề cập đến bài khiêu khích của Lin Zhibo, đăng tải vài ngày trước:

During the May Day holiday of 2012, as the Weibo post ... had accumulated a few hundred responses, 88-year old Mr Liu Bokang already knew about it. He noted the author's level of higher education and his background in media work and remarked: You can be unaware of history. But you can't talk nonsense! Isn't there a campaign now to track down and investigate false rumors?

Trong dịp Lễ Lao Động năm 2012, khi Weibo đăng bài … đã thu được vài trăm câu trả lời, ông Liu Bokang, 88 tuổi, đã biết về điều đó. Ông lưu ý, tác giả là người có trình độ học vấn cao, có uy tín trong công việc truyền thông, và nhận xét: Bạn có thể không biết về lịch sử. Nhưng bạn không thể nói chuyện vô lý! Bộ bây giờ không có chiến dịch kiểm tra nào để dò ra và điều tra các tin đồn sai à?

As a corrective, Liao's recollections offer insights into the Great Leap Forward in Sichuan and provide testimony as to the massive death toll in the province - perhaps 25% to one-third of the national total.


Là người hiệu chỉnh, hồi ức của Liao cho thấy sự hiểu biết bên trong chiến dịch Đại nhảy vọt ở Tứ Xuyên và cung cấp chứng cứ về số người chết khủng khiếp trên địa bàn tỉnh – có lẽ từ 25%-33% (1/3) con số tổng của cả nước.


In the 1960s, Liao was an important cog in the Chongqing municipal government, serving as vice director of the municipal committee secretariat. He was also secretary of the Chongqing Municipal Young Communist League. At that time, Hu Yaobang, who was in charge of the national Young Communists organization, encouraged the local organizations to help bring abuses to the attention of the party.

Trong thập niên 1960, Liao là một mắt xích quan trọng trong chính quyền thành phố Trùng Khánh, giữ chức Phó Tổng thư ký Ủy ban Thành phố. Ông cũng là thư ký của Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Trùng Khánh. Lúc đó, Hồ Diệu Bang lúc đó phụ trách tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản quốc gia, đã khuyến khích các tổ chức địa phương giúp đảng chú ý đến các sự lạm dụng.

In 1962, Liao went to Beijing for a Young Communists conference and gave a detailed report to Hu Yaobang concerning the situation in Sichuan. Hu, now remembered as China's beloved reformer, instructed Liao to give an oral report to Yang Shangkun, now reviled as the iron fist in Deng Xiaoping's crackdown at Tiananmen in 1989, at that time pro-tem party secretary for the Young Communists as well as director of the Center's secretariat.


Năm 1962, Liao đi đến Bắc Kinh tham dự hội nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản và đã đưa cho Hồ Diệu Bang một báo cáo chi tiết, liên quan đến tình hình ở Tứ Xuyên. Hồ Diệu Bang, hiện được mọi người nhớ đến như là một nhà cải cách được yêu mến của Trung Quốc – đã hướng dẫn Liao đọc báo cáo cho Dương Thượng Côn, hiện đang bị nguyền rủa như là người sử dụng nắm đấm sắt trong cuộc đàn áp của Đặng Tiểu Bình tại Thiên An Môn hồi năm 1989 – lúc đó là tổng bí thư tạm thời, phụ trách Đoàn Thanh niên Cộng sản cũng như đứng đầu Ban Bí thư Trung ương.

According to Liao's account, as paraphrased by Southern People Weekly, Yang had been given death figures of 4 to 8 million by various departments, but didn't believe them:


Theo báo cáo của Liao, như Tuần báo Người Miền Nam diễn giải, Dương Thượng Côn đã được đưa cho các con số về số người chết từ 4-8 triệu, từ các phòng ban khác nhau, nhưng không tin các con số này:


Yang Shangkun said to Liao Bokang: According to you, how many people have really died in Sichuan? Liao Bokang extended a single finger, indicating 10 million...

Dương Thượng Côn nói với Liao Bokang: Theo anh, có bao nhiêu người thực sự đã chết ở Tứ Xuyên? Liao Bokang giơ một ngón ra, ý nói 10 triệu…

Liao showed Yang a May 1962 document... with an attachment showing that the population of Sichuan in 1957 was 72,156,000. At the end of 1960, the population was 62,360,000. In three years, the population of Sichuan had dropped by 10 million.

Liao đưa cho Dương một tài liệu năm 1962… với một hồ sơ đính kèm, cho thấy rằng dân số Tứ Xuyên vào năm 1957 là 72.156.000. Cuối năm 1960, dân số còn 62.360.000. Trong ba năm, dân số của Tứ Xuyên đã giảm đi 10 triệu.

Liao Bokang added: the actual number of dead should be more than 10 million. Yang responded, How do you say that?

Liao Bokang nói thêm: số lượng người chết trên thực tế nhiều hơn 10 triệu. Dương trả lời: Sao anh nói thế?

Liao's reasoning was that 1) the natural rate of population increase from 1957 to 1960 should be taken into account; 2) people were still starving to death in Sichuan through 1960 and the first half of 1962. Based on those two points, Liao believed another 2.5 million should be added to the count.

Lập luận của Liao là: 1) Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong 1957-1960 nên được tính vào; 2) Người dân vẫn còn đang chết đói ở Tứ Xuyên từ năm 1960 đến nửa đầu năm 1962. Căn cứ vào hai điểm này, Liao tin rằng nên tính thêm 2,5 triệu người.



Liao Bokang remembers: When Yang Shangkun heard that number, he slapped his thigh in agreement. He also instructed his secretary to open a small secured cabinet in the meeting room and take out a small, old fashioned string-bound notebook. After opening it, Yang examined it and declared, "That's the number!" This circumstance shows that the Center's leaders were screening the various numbers provided to it in an effort to figure out the actual circumstances.

Liao Bokang nhớ lại: Khi Dương Thượng Côn nghe đến con số đó, ông ta vỗ đùi đồng ý. Ông ta cũng chỉ thị cho thư ký mở tủ an toàn nhỏ trong phòng họp và lấy ra cuốn sổ tay buộc bằng dây lỗi thời. Sau khi mở ra, Dương kiểm tra và tuyên bố: “Đúng là con số đó!” Trường hợp này cho thấy rằng các nhà lãnh đạo trung ương đã sàng lọc các con số khác nhau mà họ được cung cấp để cố gắng tìm ra các trường hợp thực tế.

The upshot of this encounter, according to Liao, was a report to Deng Xiaoping by Yang and Deng's decision to dispatch a confidential investigative team composed of native Sichuanese officials "at the bureau level" (because officials of the ministerial level were required to report to the local party organization when they made a visit). The only non-Sichuanese member of the team was Xiao Feng, a high ranking official at People's Daily.

Theo ông Liao, kết quả cuối cùng của cuộc gặp gỡ này là một bản báo cáo của ông Dương Thượng Côn gửi cho Đặng Tiểu Bình và ông Đặng quyết định gửi một đội điều tra bí mật, gồm các quan chức địa phương người Tứ Xuyên “ở cấp phòng, ban” (bởi vì các quan chức cấp Bộ đã được yêu cầu báo cáo cho tổ chức đảng địa phương khi họ đến thăm). Chỉ một thành viên của đội không phải người Tứ Xuyên, là Xiao Feng, một quan chức cao cấp ở Nhân dân Nhật báo.


The team documented the tragedy in Sichuan in detail, but by the time they submitted the report the political winds had shifted back in Mao's favor. The report was spiked and as of today the only evidence of its existence is the manuscript copy of his section of the report retained by Xiao Feng, who is now 93 years old. It confirms the death toll of 12 million - 17% of the province's total population.


Nhóm nghiên cứu đã thu thập tài liệu chi tiết về thảm kịch ở Tứ Xuyên, nhưng vào lúc họ đệ trình báo cáo, các luồng gió chính trị đã quay lại ủng hộ Mao. Bản báo cáo đã bị hủy và cho đến nay, bằng chứng duy nhất về sự tồn tại của nó là copy của bản thảo phần báo cáo mà Xiao Feng đã giữ lại, hiện ông đã 93 tuổi. Điều này xác nhận số người chết là 12 triệu người, 17% tổng dân số của tỉnh.


For his pains, Liao was the target of a vendetta by the Sichuan provincial government. He was accused of participating in an anti-party clique and spent the next two decades in various labor and detention facilities until he was completely rehabilitated in 1982. Punning on the slogan, "A year (of great leap) is equivalent to 20 years (of ordinary development)", Liao quipped that "3 hours (of reporting to Yang on the Great Leap Forward) worked out to 20 years (of incarceration)."


Về nỗi đau của mình, Liao là mục tiêu trả thù của chính quyền tỉnh Tứ Xuyên. Ông ấy bị buộc tội tham gia vào bè lũ chống đảng và sau đó đã trải qua hai thập niên trong các cơ sở lao động và bị giam giữ cho đến khi ông được phục hồi hoàn toàn vào năm 1982. Chơi chữ trong khẩu hiệu “Một năm trong đại nhảy vọt tương đương với 20 năm phát triển bình thường”, Liao đã châm biếm rằng “3 giờ (báo cáo cho Dương Thượng Côn về Đại Nhảy Vọt) phải làm việc đến 20 năm (bị tống giam)”.

After his rehabilitation, Liao returned to work as secretary of the Chongqing municipal committee.

Sau khi được phục hồi, Liao trở lại với chức vụ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.


Liao's article is a decisive rebuke to the revisionism of Lin Zhibo. The fact that the key surviving document was composed and preserved by Xiao Feng - from Lin's own paper, People's Daily - adds an extra fillip of triumph to the exercise.


Bài viết của Liao là một lời khiển trách quả quyết đối với chủ nghĩa xét lại của Lin Zhibo. Thực tế là tài liệu quan trọng còn tồn tại do Xiao Feng viết và bảo quản – từ bài viết của Lin trên Nhân Dân Nhật báo – khuyến khích thêm sự thành công của việc thực hiện.

More significant, perhaps, is the picture it presents of reformers fighting the good and necessary fight against destructive leftism - in Chongqing, the previous stronghold of Bo Xilai and his brand of neo-Maoist populism, and in Sichuan, the site of perhaps the greatest catastrophe in the dismal history of CCP radical leftism.


Quan trọng hơn, có lẽ chính là hình ảnh mà nó thể hiện là, các nhà cải cách tranh đấu cho cái tốt và là cuộc chiến cần thiết chống lại chủ trương của phe cánh tả phá hoại – ở Trùng Khánh, thành trì trước đây của Bạc Hy Lai và thương hiệu của ông ta về chủ nghĩa dân tuý với tân chủ nghĩa Mao-ít, và ở Tứ Xuyên là hiện trường của thảm họa có lẽ lớn nhất trong lịch sử ảm đạm của phe cánh tả cực đoan trong ĐCS Trung Quốc.


Tales of derring-do by Liao and his associates in their initial attempt to get a letter to the Center evoke reports of the oppressive surveillance Bo allegedly brought to bear on his opponents.


Câu chuyện về sự táo bạo của Liao và các cộng sự của ông trong nỗ lực ban đầu của họ để có một bức thư gửi tới trung ương, gợi lên các tin tức về sự giám sát đè nặng ông Bạc, bị cáo buộc đã gây sức ép lên các đối thủ của ông.


In a case of what Liao wryly termed "semi-heroics", the group prepared an anonymous letter, had it typed by a mute ("so he couldn't talk about it"), and mailed it from Wuhan in an attempt to evade the wiretaps and mail covers the provincial government had already been deploying for several years. In the event, the authorship of the letter was ferreted out anyway, adding to Liao's not inconsiderable political difficulties.


Về điều mà ông Liao ghê tởm gọi là “anh hùng nửa vời”, nhóm đã chuẩn bị một bức thư nặc danh, đã được một người câm đánh máy (“để ông này không thể nói về bức thư”), và gửi đi từ Vũ Hán trong một nỗ lực nhằm tránh bị nghe trộm điện thoại và ngoài bì thư là từ chính quyền tỉnh đã được triển khai trong nhiều năm. Trong trường hợp tác giả của bức thư cuối cùng bị khám phá, cũng thêm vào những khó khăn chính trị không nhỏ cho ông Liao.


The article describes Liao's analysis of the causes of the tragedy in Sichuan:

Bài viết mô tả phân tích của Liao về các nguyên nhân của thảm kịch ở Tứ Xuyên:


"In Liao Bokang's heart, these questions have already been clearly parsed. Natural causes? Liao Bokang has checked the meteorological records; that was not the problem. Shipment of grain outside the province? Liao Bokang has compared Sichuan to other provinces. The amount of grain shipped out of the province was smaller, relatively speaking. The conclusion is: the problem was policy, and Sichuan was more left than most."

“Trong thâm tâm của Liao Bokang, những câu hỏi này đã được phân tích rõ ràng. Nguyên nhân tự nhiên ư? Liao Bokang đã kiểm tra các hồ sơ khí tượng; đó không phải là vấn đề. Gửi lúa thóc ra ngoài tỉnh? Liêu Bokang đã so Tứ Xuyên với các tỉnh khác. Số lượng lúa thóc được vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh là nhỏ, ở mức độ tương đối. Kết luận: vấn đề là chính sách và Tứ Xuyên bị bỏ rơi nhiều hơn hầu hết các nơi khác“.


This conclusion was echoed in another article on the controversy in Global Times, the voice of combative nationalism that is much closer to the levers of central power than the distant and distrusted Southern Daily.

Kết luận này được lặp lại trong một bài viết khác về điều tranh cãi trên Hoàn Cầu Thời báo, tiếng nói của những người theo chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến, gần gũi với các quyền lực trung ương hơn là Nhật báo Miền Nam ở xa và không được tin tưởng.


In a May 4 article titled "Counting the Dead", Zhao Qian cited estimates of as many as 36 million dead and wrote:

Trong một bài viết ngày 4 tháng 5 có nhan đề “Đếm số người chết”, Zhao Qian đã được trích dẫn, ước tính 36 triệu người đã chết, và viết:


Fu Siming, a professor with the Party School of the Central Committee, told the Global Times that the current debate among scholars is understandable, and some former senior officials did admit human errors that led to the disaster.

Fu Siming, một giáo sư ở Trường Đảng Trung ương, nói với Hoàn Cầu Thời báo rằng, tranh luận giữa các học giả hiện nay là điều dễ hiểu, và một số quan chức cấp cao trước đây đã thừa nhận, do lỗi lầm của con người đã dẫn đến thảm họa.


Then Chairman Liu Shaoqi pointed out at a conference in 1962 following the Great Leap Forward, that only 30% of the famine was due to natural disasters, and the remainder were "human errors".

Sau đó, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã chỉ ra trong một hội nghị hồi năm 1962 sau Đại Nhảy vọt, chỉ có 30% của nạn đói là do thiên tai, phần còn lại là do “lỗi của con người”.


But the authorities have not changed the references concerning the "Three Years of Natural Disasters," nor given a clear answer about exactly how many people died during the famine. Some books about this part of history, written by Chinese scholars, are still banned on the Chinese mainland.


Nhưng các nhà chức trách đã không thay đổi các tài liệu tham khảo liên quan đến “Ba năm thiên tai”, cũng không đưa ra một câu trả lời rõ ràng nào về con số chính xác, có bao nhiêu người đã chết trong nạn đói. Một số sách nói về phần lịch sử này, được các học giả Trung Quốc viết, vẫn còn bị cấm ở Trung Quốc đại lục.


As to the political ramifications, Zhao went on to say:

Đối với các phân nhánh chính trị, ông Zhao tiếp tục nói:

Cao Siyuan, a constitutional and economic scholar and director of Siyuan Think Tank, told the Global Times that the major reason for many scholars to highlight this part of history is to stress the importance of political reform at the Party's upcoming 18th National Congress, as many of them see that poor governance contributed to the famine. [3]


Cao Siyuan, một học giả về hiến pháp và kinh tế và là giám đốc Viện Nghiên cứu Siyuan, đã nói Hoàn Cầu Thời báo rằng, lý do chính để nhiều học giả làm nổi bật phần lịch sử này là nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng về cải cách chính trị của Đại hội Đảng lần thứ 18 sắp tới, khi nhiều người trong số họ nhìn thấy rằng quản trị yếu kém đã góp phần vào nạn đói. [3]

This is the kind of message that reformers would like to get out into the public domain as the hardline and left-leaning wing of the party is in disarray following the fall of Bo Xilai earlier this year.

Đây là loại thông điệp gửi tới những người cải cách muốn đưa vấn đề ra công chúng, khi những người theo đường lối cứng rắn và cánh tả của đảng đang trong tình trạng hỗn loạn, sau sự sụp đổ của Bạc Hy Lai đầu năm nay.

Bo's growing clout represented more than simply his cynical and skillful manipulation of mass politics; it raised the threat that popular disgust with the current lopsided and corrupt economic reform might translate into a backlash against the reformers and in favor of Maoist revolutionary nostalgia.

Ảnh hưởng quyền lực ngày càng gia tăng của Bạc Hy Lai cho thấy, không đơn giản chỉ là sự hoài nghi và lôi kéo khéo léo của ông ta về chính trị quần chúng, mà còn cho thấy mối đe dọa về sự căm phẫn của người dân đối với việc cải cách kinh tế lệch lạc và thối nát hiện nay, có thể diễn giải thành một phản ứng dữ dội chống lại những người cải cách và ủng hộ hoài niệm cách mạng của chủ nghĩa Mao. 

Turning the Chinese public's attention toward the Great Leap Forward, in other words, might be more than a matter of history, witness, remembrance, and justice. It might also be good politics as well.

Nói cách khác, việc chuyển sự chú ý của công chúng Trung Quốc vào Đại Nhảy Vọt có thể là vấn đề lớn hơn vấn đề lịch sử, nhân chứng, sự hồi tưởng và công bằng. Có thể việc làm này là vấn đề tốt cho hoạt động chính trị.

Notes:
1. Denial from People's Daily Branch Head Ignited Fury and Discussions of the Great Famine, Offbeat China, May 3, 2012.
2. Counting the dead, Global Times, May 4, 2012.
Peter Lee writes on East and South Asian affairs and their intersection with US foreign policy.

Ghi Chú:
1. Việc phủ nhận Nạn Đói Lớn của người đứng đầu chi nhánh Nhân Dân Nhật báo đã kích động sự phẫn nộ và các cuộc thảo luận về Nạn Đói Lớn, Offbeat China, ngày 3-5-2012.
2. Đếm số người chết, Hoàn Cầu Thời báo, ngày 4-5-2012.




Translated by Dương Lệ Chi


http://www.atimes.com/atimes/China/NF09Ad01.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn