MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, April 8, 2013

Strategic Horizons: Thinking the Unthinkable on a Second Korean War Chân trời chiến lược: Những điều không thể tưởng về cuộc chiến Triều Tiên lần hai





Photo: A North Korean soldier stands guard at the 36th parallel (photo by Iason Athanasiadis).

Ảnh: Một người lính Bắc Triều Tiên canh gác tại vỹ tuyến 36 (ảnh Iason Athanasiadis).
Strategic Horizons: Thinking the Unthinkable on a Second Korean War

Chân trời chiến lược: Những điều không thể tưởng về cuộc chiến Triều Tiên lần hai
By Steven Metz,
World politics review.
13 Mar 2013
Steven Metz,
Tạp chí Chính trị Thế giới
13/3/2013


Today, North Korea is the most dangerous country on earth and the greatest threat to U.S. security. For years, the bizarre regime in Pyongyang has issued an unending stream of claims that a U.S. and South Korean invasion is imminent, while declaring that it will defeat this offensive just as -- according to official propaganda -- it overcame the unprovoked American attack in 1950. Often the press releases from the official North Korean news agency are absurdly funny, and American policymakers tend to ignore them as a result. Continuing to do so, though, could be dangerous as events and rhetoric turn even more ominous.

Hiện nay Bắc Triều Tiên là quốc gia nguy hiểm nhất trên trái đất và là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh của Mỹ. Nhiều năm qua, chế độ kỳ dị ở Bình Nhưỡng liên tục tuyên bố Mỹ và Hàn Quốc đang chuẩn bị một cuộc xâm lược, đồng thời khẳng định Bắc Triều Tiên sẽ đánh bại cụộc tấn công này như đã từng đánh bại hành động xâm lược vô cớ của Mỹ năm 1950. Thông thường các thông cáo báo chí của hãng thông tấn chính thức ở Bắc Triều Tiên rất lố bịch và nực cười, do đó các nhà hoạch định chính – sách và các nhà chiến lược của Chính phủ Mỹ có xu hướng bỏ qua các tuyên bố đó. Nhưng tiếp tục thái độ như vậy có thể rất nguy hiểm khi các sự kiện và tuyên bố dẫn đến những hành động bất ngờ.


In response to North Korea's Feb. 12 nuclear test, the U.N. Security Council recently tightened existing sanctions against Pyongyang. Even China, North Korea's long-standing benefactor and protector, went along. Convulsed by anger, Pyongyang then threatened a pre-emptive nuclear strike against the United States and South Korea, abrogated the 1953 armistice that ended the Korean War and cut off the North-South hotline installed in 1971 to help avoid an escalation of tensions between the two neighbors. A spokesman for the North Korean Foreign Ministry asserted that a second Korean War is unavoidable. He might be right; for the first time, an official statement from the North Korean government may prove true.

Phản ứng trước vụ thử hạt nhân ngày 12/2 của Bắc Triều Tiên, gần đây Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc thắt chặt các biện pháp trừng phạt hiện nay đối với Bình Nhưỡng, Thậm chí Trung Quốc, ân nhân và cũng là nước bảo vệ lâu đời của Bắc Triêu Tiên, cũng ủng hộ động thái này của Liên hợp quốc. Vô cùng tức giận, sau đó Bình Nhưỡng lên tiếng đe dọa phát động một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu chống Mỹ và Hàn Quốc, tuyên bố hủy bỏ hiệp định đình chiến năm 1953 và cắt đứt đường dây nóng giữa hai miền Nam- Bắc Triều Tiên được thiết lập năm 1971 vốn để giúp tránh căng thẳng leo thang giữa hai nước láng giềng. Thậm chí một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên khẳng định không thể tránh khỏi cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai. Tuyên bố của nhà ngoại giao đó có thể đúng. Và lần đầu tiên tuyên bố chính thức của Chính phủ Bắc Triều Tiên có khả năng trở thành hiện thực.


No American leader wants another war in Korea. The problem is that the North Koreans make so many threatening and bizarre official statements and sustain such a high level of military readiness that American policymakers might fail to recognize the signs of impending attack. After all, every recent U.S. war began with miscalculation; American policymakers misunderstood the intent of their opponents, who in turn underestimated American determination. The conflict with North Korea could repeat this pattern.


Không một nhà lãnh đạo Mỹ nào mong muốn lại xảy ra một cuộc chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên, vấn đề là, trong khi Bắc Triều Tiên đưa ra rất nhiều tuyên bố chính thức kỳ lạ và đe dọa duy trì quân đội trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao như vậy, thì các nhà hoạch định chính sách của Mỹ lại không nhận thấy các dấu hiệu của một cuộc tấn công sắp xảy ra. Thực tế mỗi cuộc chiến tranh gần đây của Mỹ thường bắt đầu bằng những tính toán sai lầm. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiểu sai ý đồ của các đối phương, trái lại các đối phương lại đánh giá thấp quyết tâm của Oasinhtơn. Cuộc xung đột với Bắc Triều Tiên có thể lặp lại tình huống này.

Since the regime of Kim Jong Un has continued its predecessors’ tradition of responding hysterically to every action and statement it doesn't like, it's hard to assess exactly what might push Pyongyang over the edge and cause it to lash out. It could be something that the United States considers modest and reasonable, or it could be some sort of internal power struggle within the North Korean regime invisible to the outside world. While we cannot know whether the recent round of threats from Pyongyang is serious or simply more of the same old lathering, it would be prudent to think the unthinkable and reason through what a war instigated by a fearful and delusional North Korean regime might mean for U.S. security.

Do chế độ của nhà lãnh đạo Kim Châng Un tiếp tục truyền thống phản ứng kiên quyết của những người tiền nhiệm trước mỗi hành động và tuyên bố mà Bình Nhưỡng không ưa thích, không ai có thể đánh giá chính xác điều gì có thể kích động sự tức giận của Bình Nhưỡng và khiến họ hành động liều lĩnh. Nhiều khả năng Mỹ coi những hành động đó là khiêm tốn và hợp lý hoặc những hành động đó biểu hiện của một cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ của chế độ Bắc Triều Tiên. Mặc dù không ai hiểu những mối đe dọa gần đây của Bình Nhưỡng nghiêm trọng ở mức nào hay đơn giản chỉ là sự kích động như trong quá khứ, nhưng suy nghĩ về những điều không thể tưởng tượng và lý do dẫn đến một cuộc chiến tranh của một chế độ đáng sợ và ảo tưởng ở Bắc Triều Tiên có thể là điều rất cần cho an ninh của Mỹ.

The second Korean War could begin with missile strikes against South Korean, Japanese or U.S. targets, or with a combination of missile strikes and a major conventional invasion of the South -- something North Korea has prepared for many decades. Early attacks might include nuclear weapons, but even if they didn't, the United States would probably move quickly to destroy any existing North Korean nuclear weapons and ballistic missiles.

Cuộc Chiến tranh Triều Tiên làn thứ hai có thể được bắt đầu bằng các cuộc tấn công tên lửa nhằm phá hủy các mục tiêu của Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ, hoặc một cuộc chiến tranh phối hợp giữa các cuộc tấn công tên lửa và một cuộc xâm lược Hàn Quốc thông thường – một cuộc chiến tranh đã được Bắc Triều Tiên chuẩn bị từ nhiều thập kỷ. Các cuộc tấn công đầu tiên có thể có các loại vũ khí hạt nhân, trừ trường hợp họ không có, nhưng Mỹ có thể nhanh chóng hành động để phá hủy bất cứ loại vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo nào hiện có của Bắc Triều Tiên.

The war itself would be extremely costly and probably long. North Korea is the most militarized society on earth. Its armed forces are backward but huge. It's hard to tell whether the North Korean people, having been fed a steady diet of propaganda based on adulation of the Kim regime, would resist U.S. and South Korean forces that entered the North or be thankful for relief from their brutally parasitic rulers. As the conflict in Iraq showed, the United States and its allies should prepare for widespread, protracted resistance even while hoping it doesn't occur. Extended guerrilla operations and insurgency could potentially last for years following the defeat of North Korea's conventional military. North Korea would need massive relief, as would South Korea and Japan if Pyongyang used nuclear weapons. Stabilizing North Korea and developing an effective and peaceful regime would require a lengthy occupation, whether U.S.-dominated or with the United States as a major contributor.

Cuộc chiến tranh sẽ rất tốn kém và có khả năng kéo dài. Bắc Triều Tiên là một xã hội quân sự hóa nhất trên trái đất. Lực lượng vũ trang Bắc Triều Tiên tuy lạc hậu nhưng rất lớn. Thật khó có thể đoán trước được liệu người dân Bắc Triều Tiên, thường được tuyên truyền là yêu quý và bảo vệ chế độ, sẽ chống lại lực lượng Mỹ và Hàn Quốc khi tiến vào Bắc Triều Tiên hay sẽ biết ơn vì điều đó cứu họ thoát khỏi bàn tay sắt của các nhà lãnh đạo tàn bạo. Qua cuộc xâm lược Irắc cho thấy, Mỹ và các nước đồng minh nên sẵn sàng đối phó với một cuộc kháng chiến lan rộng và kéo dài, mặc dù Mỹ hy vọng điều đó không xảy ra. Các hoạt động du kích và nổi dậy có thể kéo dài nhiều năm sau thất bại của quân đội thông thường Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên sẽ cần cứu trợ rất lớn giống như Hàn Quốc và Nhật Bản nếu Bình Nhưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân. Ổn định Bắc Triều Tiên và phát triển một chế độ hiệu quả và hòa bình sẽ đòi hỏi việc chiếm đóng kéo dài, mặc dù Mỹ chiếm ưu thế hoặc là nước đóng góp chủ yếu.

The second Korean War would force military mobilization in the United States. This would initially involve the military's existing reserve component, but it would probably ultimately require a major expansion of the U.S. military and hence a draft. The military's training infrastructure and the defense industrial base would have to grow. This would be a body blow to efforts to cut government spending in the United States and postpone serious deficit reduction for some time, even if Washington increased taxes to help fund the war. Moreover, a second Korean conflict would shock the global economy and potentially have destabilizing effects outside Northeast Asia.

Cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai sẽ buộc Mỹ phải huy động lực lượng trên cả nước. Việc huy động này đầu tiên sẽ liên quan đến thành phần dự bị hiện có của quân đội, nhưng khả năng cuộc chiến sẽ đòi hỏi lực lượng lớn của quân đội Mỹ. Cơ sở hạ tầng huấn luyện quân sự và các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ sẽ phải phát triển. Đây sẽ là khó khăn cho các nỗ lực cắt giảm chi tiêu của Chính phủ Mỹ và làm chậm kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách nghiêm trọng trong một thời gian, mặc dù Oasinhtơn có thể tăng các loại thuế để hỗ trợ chiến tranh. Hơn nữa, cuộc xung đột Triều Tiên lần thứ hai sẽ gây cú sốc cho nền kinh tế toàn cầu và khả năng sẽ có những tác động gây mất ổn định bên ngoài khu vực Đông Bắc Á.


Eventually, though, the United States and its allies would defeat the North Korean military. At that point it would be impossible for the United States to simply re-establish the status quo ante bellum as it did after the first Korean War. The Kim regime is too unpredictable, desperate and dangerous to tolerate. Hence regime change and a permanent ending to the threat from North Korea would have to be America's strategic objective.


Mặc dù cuối cùng Mỹ và các nước đồng minh sẽ đánh bại quân đội Bắc Triều Tiên, nhưng ở thời điểm đó chắc chắn Mỹ không thể khôi phục vị thế như trước chiến tranh giống như Mỹ đã làm sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên lần thứ nhất. Chế độ Bắc Triều Tiên không thể đoán trước, tuyệt vọng và nguy hiểm nên không thể tha thứ. Do đó thay đổi chế độ và chấm dứt vĩnh viễn mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên phải là mục tiêu chiến lược của Mỹ.
China would pose the most pressing and serious challenge to such a transformation of North Korea. After all, Beijing's intervention saved North Korean dictator Kim Il Sung after he invaded South Korea in the 1950s, and Chinese assistance has kept the subsequent members of the Kim family dictatorship in power. Since the second Korean War would invariably begin like the first one -- with North Korean aggression -- hopefully China has matured enough as a great power to allow the world to remove its dangerous allies this time. If the war began with out-of-the-blue North Korean missile strikes, China could conceivably even contribute to a multinational operation to remove the Kim regime.


Trung Quốc sẽ tạo nên thách thức cấp bách và nghiêm trọng nhất để dẫn đến thay đổi của Bắc Triều Tiên. Rõ ràng hành động can thiệp trước đây của Bắc Kinh đã cứu nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành sau khi ông ta xâm lược Hàn Quốc năm 1950 và các khoản viện trợ của Trung Quốc đã giúp các thành viên tiếp theo trong chế độ gia đình trị của ông Kim tiếp tục nắm quyền. Nếu cuộc chiến bắt đầu bằng các cuộc tiến công tên lửa hoàn toàn bất ngờ của Bắc Triều Tiên, Trung Quốc có thể góp phần vào một chiến dịch đa quốc gia để loại bỏ chế độ Bình Nhưỡng.


Still, China would vehemently oppose a long-term U.S. military presence in North Korea or a unified Korea allied with the United States. One way around this might be a grand bargain leaving a unified but neutral Korea. However appealing this might be, Korea might hesitate to adopt neutrality as it sits just across the Yalu River from a China that tends to claim all territory that it controlled at any point in its history.


Nhưng Trung Quốc sẽ kịch liệt phản đối sự hiện diện quân sự lâu dài của Mỹ ở Bắc Triều Tiên hoặc một Triều Tiên thống nhất liên minh với Mỹ. Giải pháp cho vấn đề này có thể là một thỏa thuận quan trọng cho phép Triều Tiên thống nhất nhưng trung lập. Nhưng có khả năng là Triều Tiên có thể không muốn trung lập, bởi vì nước này nằm ngay bên kia sông Áp Lục gần một Trung Quốc có xu hướng tuyên bố toàn bộ chủ quyền đối với lãnh thổ của Triều Tiên ở bất cứ thời điểm nào trong lịch sử.
If the aftermath of the second Korean War is not handled adroitly, the result could easily be heightened hostility between the United States and China, perhaps even a new cold war. After all, history shows that deep economic connections do not automatically prevent nations from hostility and war -- in 1914 Germany was heavily involved in the Russian economy and had extensive trade and financial ties with France and Great Britain. It is not inconceivable then, that after the second Korean War, U.S.-China relations would be antagonistic and hostile at the same time that the two continued mutual trade and investment. Stranger things have happened in statecraft.

Nếu không quản lý khéo léo hậu quả của cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai, hậu quả đó có thế dễ dàng thúc đẩy sự thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc, thậm chí có thể biến thành một cuộc chiến tranh lạnh mới. Thực tế lịch sử cho thấy các mối quan hệ kinh tế sâu sắc không ngăn nổi các quốc gia tránh khỏi thù địch và chiến tranh, chẳng hạn năm 1914, Đức có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga và phát triển các mối quan hệ thương mại và tài chính với Pháp và Anh, Do đó sau cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai, rất có thể các mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở nên đối đầu và thù địch mặc dù hai nước tiếp tục quan hệ thương mại và đầu tư lẫn nhau. Những điều kỳ lạ đã từng xảy ra trong quản lý nhà nước.

Whatever the diplomatic results of a second Korean War, it would represent a humanitarian and economic disaster of epic proportions. It should be avoided at all costs. Still, even the best and wisest U.S. diplomacy may not be enough to avert conflict given the paranoid and unbalanced nature of the North Korean regime. For this reason, American policymakers and strategists should think through a second Korean War even while they work to avoid it. Planning for the aftermath, and beginning to build a political consensus within the United States for such an eventuality, is a depressing but prudent task.

Bất kể kết quả ngoại giao của cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai sẽ như thế nào, nó sẽ là một thảm họa nhân đạo và kinh tế của lịch sử. Do đó, cần tránh cuộc chiến tranh này bằng mọi giá. Nhưng mặc dù Mỹ có nền ngoại giao khôn ngoan và hiệu quả nhất nhưng cũng không đủ để ngăn chặn xung đột do bản chất hoang tưởng và mất cân bằng của chế độ Bắc Triều Tiên. Vì lý do đó, các nhà hoạch định chính sách và các nhà chiến lược Mỹ cần suy nghĩ về một cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai, đồng thời nỗ lực tìm kiếm giải pháp để tránh cuộc chiến tranh như vậy. Dự kiến các hậu quả và bắt đầu xây dựng sự đồng thuận chính trị ở Mỹ về một tình huống có thể xảy ra là nhiệm vụ cấp bách nhưng thận trọng.

Steven Metz is a defense analyst and the author of "Iraq and the Evolution of American Strategy." His weekly WPR column, Strategic Horizons, appears every Wednesday.


Steven Metz là một nhà phân tích quốc phòng, tác giả của "Iraq và sự tiến hóa của Chiến lược Mỹ." Các bài báo của ông trongmục Chân trời Chiến lược của tạp chí WPR xuất hiện thứ Tư hàng tuần.




http://www.worldpoliticsreview.com/articles/12786/strategic-horizons-thinking-the-unthinkable-on-a-second-korean-war

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn