An Outline of the
U.S. Economy
|
Khái quát nền kinh
tế Mỹ
|
|
This volume was
prepared for the U.S. Department of State by Christopher Conte, a former
editor and reporter for the Wall Street Journal, with Albert R. Karr, a
former Wall Street Journal reporter. It updates several previous editions
that had been issued by the U.S. Information Agency beginning in 1981.
|
Ấn phẩm này được
soạn cho Bộ Ngoại giao Mỹ bởi hai tác giả, Christopher Conte, cựu biên tập
viên và phóng viên cho tờ Wall Street Journal, và Albert R. Karr, cựu phóng
viên Wall Street Journal. Cập nhật một số phiên bản trước đó đã được Cơ quan
Thông tin Hoa Kỳ phát hành lần đầu vào
năm 1981.
|
|
CHAPTER 1: Continuity and Change
|
Chương 1: TÍNH LIÊN
TỤC VÀ THAY ĐỔI
|
|
The United States entered the 21st century with an economy
that was bigger, and by many measures more successful, than ever. Not only
had it endured two world wars and a global depression in the first half of
the 20th century, but it had surmounted challenges ranging from a 40-year
Cold War with the Soviet Union to extended bouts of sharp inflation, high
unemployment, and enormous government budget deficits in the second half of
the century. The nation finally enjoyed a period of economic calm in the
1990s: prices were stable, unemployment dropped to its lowest level in almost
30 years, the government posted a budget surplus, and the stock market
experienced an unprecedented boom.
|
Nước Mỹ bước vào thế kỷ XXI với một nền kinh tế lớn hơn
bao giờ hết và cùng với nhiều số liệu đánh giá là thành công chưa từng có. Nó
không những phải kinh qua hai cuộc chiến tranh thế giới và sự suy thoái toàn
cầu trong nửa đầu thế kỷ XX, mà còn phải vượt qua những thách thức từ cuộc
Chiến tranh Lạnh trong 40 năm với Liên Xô cho đến những đợt lạm phát sâu sắc,
thất nghiệp cao, và thâm hụt ngân sách nặng nề của chính phủ trong nửa cuối
thế kỷ XX. Nước Mỹ cuối cùng đã có được một giai đoạn ổn định kinh tế vào
những năm 1990: giá cả ổn định, thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong
vòng gần 30 năm qua, chính phủ công bố thặng dư ngân sách, và thị trường
chứng khoán tăng vọt chưa từng thấy.
|
|
In 1998, America's gross domestic product -- the total
output of goods and services -- exceeded $8.5 trillion. Though the United
States held less than 5 percent of the world's population, it accounted for
more than 25 percent of the world's economic output. Japan, the world's
second largest economy, produced about half as much. And while Japan and many
of the world's other economies grappled with slow growth and other problems
in the 1990s, the American economy recorded the longest uninterrupted period
of expansion in its history.
|
Năm 1998, tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ - gồm toàn bộ sản
lượng hàng hóa và dịch vụ trong nước - đạt trên 8,5 nghìn tỷ USD. Mặc dù
chiếm chưa đến 5% dân số thế giới, nhưng nước Mỹ lại chiếm tới hơn 25% sản
lượng kinh tế toàn thế giới. Nhật Bản, nước có nền kinh tế đứng thứ hai thế
giới, cũng chỉ tạo ra gần một nửa sản lượng trên. Trong khi nền kinh tế Nhật
Bản và nhiều nền kinh tế khác vật lộn với tăng trưởng chậm và các vấn đề khác
vào những năm 1990 thì nền kinh tế Mỹ lại có được thời kỳ phát triển liên tục
và kéo dài nhất trong lịch sử của mình.
|
|
As in earlier periods, however, the United States had been
undergoing profound economic change at the beginning of the 21st century. A
wave of technological innovations in computing, telecommunications, and the
biological sciences were profoundly affecting how Americans work and play. At
the same time, the collapse of communism in the Soviet Union and Eastern
Europe, the growing economic strength of Western Europe, the emergence of
powerful economies in Asia, expanding economic opportunities in Latin America
and Africa, and the increased global integration of business and finance
posed new opportunities as well as risks. All of these changes were leading
Americans to re-examine everything from how they organize their workplaces to
the role of government. Perhaps as a result, many workers, while content with
their current status, looked to the future with uncertainty.
|
Tuy nhiên, cũng như các giai đoạn trước đây, bước vào thế
kỷ XXI nền kinh tế Mỹ đang trải qua những biến động lớn lao. Một làn sóng đổi
mới công nghệ trong tin học, truyền thông và sinh học đã tác động sâu sắc đến
cách thức làm việc và nghỉ ngơi của người Mỹ. Cùng lúc đó, sự sụp đổ của chủ
nghĩa cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu, sự gia tăng tiềm lực kinh tế của Tây Âu,
sự nổi lên của các nền kinh tế đầy tiềm năng ở châu Á, sự mở rộng các cơ hội
phát triển kinh tế ở Mỹ Latinh và châu Phi và sự hội nhập toàn cầu đang tăng
lên về kinh tế và tài chính đã tạo ra những cơ hội cũng như thách thức mới.
Tất cả những thay đổi đó dẫn người Mỹ đến việc phải kiểm tra lại toàn bộ từ
cách thức bố trí nơi làm việc cho đến vai trò của chính phủ. Có lẽ do vậy,
nhiều người lao động, trong khi bằng lòng với hiện trạng của mình, đã nhìn về
tương lai với một tâm trạng không chắc chắn.
|
|
The economy also faced some continuing long-term
challenges. Although many Americans had achieved economic security and some
had accumulated great wealth, significant numbers -- especially unmarried
mothers and their children -- continued to live in poverty. Disparities in
wealth, while not as great as in some other countries, were larger than in
many. Environmental quality remained a major concern. Substantial numbers of
Americans lacked health insurance. The aging of the large post-World War II baby-boom
generation promised to tax the nation's pension and health-care systems early
in the 21st century. And global economic integration had brought some
dislocation along with many advantages. In particular, traditional
manufacturing industries had suffered setbacks, and the nation had a large
and seemingly irreversible deficit in its trade with other countries.
|
Nền kinh tế này cũng phải đối mặt với những thách thức
đang diễn ra liên tục trong dài hạn. Mặc dù nhiều người Mỹ có sự bảo đảm về
kinh tế và một số người tích lũy được rất nhiều của cải, nhưng còn một số
lượng đáng kể - đặc biệt là các bà mẹ không chồng cùng con cái họ - tiếp tục
sống trong cảnh nghèo khó. Chênh lệch về của cải, tuy không cao như một số
nước khác, nhưng cũng lớn hơn so với rất nhiều nước. Chất lượng môi trường
vẫn còn là mối lo ngại chính. Một số lượng đáng kể người Mỹ chưa có bảo hiểm
y tế. Sự già đi của thế hệ đông đảo những người sinh ra trong giai đoạn bùng
nổ dân số sau Chiến tranh thế giới thứ hai báo trước một gánh nặng đối với
các hệ thống chăm sóc sức khỏe và lương hưu quốc gia vào đầu thế kỷ XXI. Sự
hội nhập kinh tế toàn cầu mang đến những bất ổn nhất định bên cạnh các lợi
thế. Đặc biệt, các ngành công nghiệp chế tạo truyền thống sa sút, quốc gia bị
thâm hụt thương mại lớn và dường như không thể đảo ngược được trong buôn bán
với các nước khác.
|
|
Throughout the continuing upheaval, the nation has adhered
to some bedrock principles in its approach to economic affairs. First, and
most important, the United States remains a "market economy."
Americans continue to believe that an economy generally operates best when
decisions about what to produce and what prices to charge for goods are made
through the give-and-take of millions of independent buyers and sellers, not
by government or by powerful private interests. In a free market system,
Americans believe, prices are most likely to reflect the true value of
things, and thus can best guide the economy to produce what is most needed.
|
Xuyên suốt những biến động liên tục đó, nước Mỹ vẫn triệt
để tuân theo một số nguyên tắc cơ bản trong các hoạt động kinh tế của mình.
Thứ nhất, và là điều quan trọng nhất, nước Mỹ vẫn duy trì một “nền kinh tế
thị trường”. Người Mỹ tiếp tục cho rằng một nền kinh tế nhìn chung vận hành
tốt nhất khi các quyết định về sản xuất cái gì và định giá hàng hóa như thế
nào được hình thành thông qua hoạt động trao đổi qua lại của hàng triệu người
mua và người bán độc lập, chứ không phải bởi chính phủ hay những lợi ích cá
nhân có thế lực nào. Người Mỹ tin rằng trong một hệ thống thị trường tự do,
giá cả gần như phản ánh giá trị thật sự của đồ vật, và bởi vậy nó có thể là
chỉ dẫn tối ưu cho nền kinh tế nên sản xuất cái gì cần thiết nhất.
|
|
Besides believing that free markets promote economic
efficiency, Americans see them as a way of promoting their political values
as well -- especially, their commitment to individual freedom and political
pluralism and their opposition to undue concentrations of power. Indeed,
government leaders showed a renewed commitment to market forces in the 1970s,
1980s, and 1990s by dismantling regulations that had sheltered airlines,
railroads, trucking companies, banks, telephone monopolies, and even electric
utilities from market competition. And they pressed vigorously for other
countries to reform their economies to operate more on market principles too.
|
Ngoài việc tin rằng các thị trường tự do làm gia tăng hiệu
quả kinh tế, người Mỹ còn coi chúng là cách thức nâng cao các giá trị chính
trị của mình - đặc biệt là sự cam kết của họ đối với tự do cá nhân và đa
nguyên chính trị cũng như sự chống đối của họ đối với việc tập trung quyền
lực thái quá. Quả thực, các nhà lãnh đạo chính phủ đã đưa ra một cam kết mới
với các lực lượng thị trường vào các thập kỷ 1970, 1980 và 1990 bằng việc dỡ
bỏ những quy định bảo hộ các ngành hàng không, ngành đường sắt, các công ty
vận tải, các ngân hàng, các tổ chức độc quyền điện thoại, và ngay cả ngành
dịch vụ điện cũng phải xuất phát từ cạnh tranh thị trường. Họ gây áp lực mãnh
liệt với các nước khác nhằm cải cách những nền kinh tế này vận hành nhiều hơn
nữa theo các nguyên lý thị trường.
|
|
The American belief in "free enterprise" has not
precluded a major role for government, however. Americans at times have
looked to government to break up or regulate companies that appeared to be
developing so much power that they could defy market forces. They have relied
on government to address matters the private economy overlooks, from
education to protecting the environment. And despite their advocacy of market
principles, they have used government at times to nurture new industries, and
at times even to protect American companies from competition.
|
Tuy nhiên, niềm tin của người Mỹ vào “doanh nghiệp tự do”
không loại bỏ vai trò quan trọng của chính phủ. Đôi khi người Mỹ vẫn trông
cậy vào chính phủ để ngăn chặn hoặc điều tiết các công ty xuất hiện khuynh
hướng phát triển quá nhiều quyền lực đến mức không tuân theo các lực lượng
thị trường. Họ dựa vào chính phủ để giải quyết những vấn đề mà kinh tế tư
nhân bỏ qua, từ giáo dục cho đến bảo vệ môi trường. Và mặc dù ủng hộ tích cực
các nguyên lý thị trường, nhưng thỉnh thoảng họ vẫn sử dụng chính phủ để nuôi
dưỡng các ngành công nghiệp mới, và thậm chí để bảo vệ các công ty Mỹ trong
cạnh tranh.
|
|
As the sometimes inconsistent approach to regulation
demonstrates, Americans often disagree about the appropriate role of
government in the economy. In general, government grew larger and intervened
more aggressively in the economy from the 1930s until the 1970s. But economic
hardships in the 1960s and 1970s left Americans skeptical about the ability
of government to address many social and economic issues. Major social
programs -- including Social Security and Medicare, which, respectively,
provide retirement income and health insurance for the elderly -- survived
this period of reconsideration. But the growth of the federal government
slowed in the 1980s.
|
Như có thể thấy từ cách tiếp cận đôi khi không nhất quán
đối với hoạt động điều tiết của chính phủ, người Mỹ thường bất đồng về vai
trò thích hợp của chính phủ trong nền kinh tế. Nhìn chung, từ những năm 1930
cho đến tận những năm 1970, chính phủ ngày càng có vai trò lớn hơn và can
thiệp mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế. Nhưng các khó khăn về kinh tế trong những
năm 1960 và 1970 đã làm cho người Mỹ trở nên nghi ngờ về khả năng giải quyết
nhiều vấn đề kinh tế và xã hội của chính phủ. Các chương trình xã hội cơ bản
của giai đoạn này - bao gồm An sinh xã hội và Bảo hiểm y tế cung cấp thu nhập
hưu trí và bảo hiểm y tế cho người già - vẫn được duy trì sau cả giai đoạn
xem xét lại này. Nhưng sự phát triển về quy mô của chính phủ liên bang đã
giảm đi vào những năm 1980.
|
|
The pragmatism and flexibility of Americans has resulted
in an unusually dynamic economy. Change -- whether produced by growing
affluence, technological innovation, or growing trade with other nations ---
has been a constant in American economic history. As a result, the once
agrarian country is far more urban -- and suburban -- today than it was 100,
or even 50, years ago. Services have become increasingly important relative
to traditional manufacturing. In some industries, mass production has given way
to more specialized production that emphasizes product diversity and
customization. Large corporations have merged, split up, and reorganized in
numerous ways. New industries and companies that did not exist at the
midpoint of the 20th century now play a major role in the nation's economic
life. Employers are becoming less paternalistic, and employees are expected
to be more self-reliant. And increasingly, government and business leaders
emphasize the importance of developing a highly skilled and flexible work
force in order to ensure the country's future economic success.
|
Chủ nghĩa thực dụng và tính linh hoạt của người Mỹ đã tạo
ra một nền kinh tế năng động bất thường. Sự thay đổi - cho dù được tạo ra bởi
sự thịnh vượng ngày càng tăng, đổi mới công nghệ hoặc gia tăng buôn bán với
các nước khác - đã diễn ra liên tục trong lịch sử kinh tế Mỹ. Kết quả là từ
một nước nông nghiệp, nước Mỹ ngày nay được đô thị hóa hơn rất nhiều so với
cách đây 100 năm, thậm chí chỉ 50 năm. Dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng so
với ngành công nghiệp truyền thống. Trong một số ngành công nghiệp, sản xuất
hàng loạt đã nhường chỗ cho sản xuất theo phương thức chuyên môn hóa chú
trọng đến tính đa dạng của sản phẩm và thị hiếu thay đổi của khách hàng. Các
tập đoàn lớn hợp nhất lại, tách ra, và tổ chức lại theo nhiều cách khác nhau.
Các công ty và ngành công nghiệp mới chưa tồn tại vào giữa thế kỷ XX giờ đây
đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của quốc gia. Người thuê lao
động trở nên ít gia trưởng hơn và người làm công được mong đợi phát huy tính
tự chủ cao hơn. Các nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp ngày càng nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng lao động với tay nghề
cao và linh hoạt nhằm bảo đảm thành công của nền kinh tế đất nước trong tương
lai.
|
|
This book examines how the American economy works, and
explores how it evolved. It begins by providing a broad overview in chapters
1 and 2 and a description of the historical development of the modern
American economy in chapter 3. Next, chapter 4 discusses different forms of
business enterprise, from small businesses to the modern corporation. Chapter
5 explains the role of the stock market and other financial markets in the
economy. The two subsequent sections describe the role of government in the economy
-- chapter 6 by explaining the many ways government shapes and regulates free
enterprise, and chapter 7 by looking at how the government seeks to manage
the overall pace of economic activity in order to achieve price stability,
growth, and low unemployment. Chapter 8 examines the agricultural sector and
the evolution of American farm policy. Chapter 9 looks at the changing role
of labor in the American economy. Finally, chapter 10 describes the
development of current American policies concerning trade and international
economic affairs.
|
Cuốn sách này xem xét cơ chế vận hành và phát triển của
nền kinh tế Mỹ. Nó bắt đầu với cái nhìn khái quát trong chương 2 và mô tả
lịch sử phát triển nền kinh tế Mỹ hiện đại trong chương 3. Tiếp theo, chương
4 bàn về các hình thái khác nhau của doanh nghiệp kinh doanh, từ các doanh
nghiệp nhỏ cho đến tập đoàn hiện đại. Chương 5 giải thích về vai trò của thị
trường chứng khoán và các thị trường tài chính khác trong nền kinh tế. Hai
chương kế tiếp mô tả vai trò của chính phủ trong nền kinh tế - chương 6 giải
thích nhiều cách thức mà chính phủ định hình và điều tiết các doanh nghiệp tự
do, chương 7 đề cập vấn đề chính phủ bằng cách nào quản lý nhịp độ chung của
hoạt động kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu ổn định giá cả, tăng trưởng và
tỷ lệ thất nghiệp thấp. Chương 8 xem xét lĩnh vực nông nghiệp và sự phát
triển chính sách nông nghiệp Mỹ. Chương 9 đề cập vai trò đang thay đổi của
lao động trong nền kinh tế Mỹ. Cuối cùng, chương 10 mô tả sự phát triển các
chính sách hiện tại của Mỹ liên quan đến thương mại và hoạt động kinh tế quốc
tế.
|
|
As these chapters should make clear, the American
commitment to free markets endured at the dawn of the 21st century, even as
its economy remained a work in progress.
|
Như các chương này sẽ làm sáng tỏ, cam kết của Mỹ đối với
các thị trường tự do vẫn được duy trì vào buổi bình minh của thế kỷ XXI, ngay
cả khi nền kinh tế của Mỹ vẫn còn nhiều việc đang phải tiến hành.
|
|
CHAPTER 2: How the
U.S. Economy Works
In every economic system, entrepreneurs and managers bring
together natural resources, labor, and technology to produce and distribute
goods and services. But the way these different elements are organized and
used also reflects a nation's political ideals and its culture.
|
Chương 2: Nền kinh
tế Mỹ vận hành như thế nào
Trong mỗi hệ thống kinh tế, các doanh nhân và nhà quản lý
đều sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động và công nghệ để sản
xuất cũng như phân phối hàng hóa và dịch vụ. Nhưng phương thức tổ chức và sử
dụng các nhân tố khác nhau đó lại phản ánh những ý tưởng chính trị của mỗi
quốc gia và nền văn hóa của nó.
|
|
The United States is often described as a
"capitalist" economy, a term coined by 19th-century German
economist and social theorist Karl Marx to describe a system in which a small
group of people who control large amounts of money, or capital, make the most
important economic decisions. Marx contrasted capitalist economies to
"socialist" ones, which vest more power in the political system.
Marx and his followers believed that capitalist economies concentrate power
in the hands of wealthy business people, who aim mainly to maximize profits;
socialist economies, on the other hand, would be more likely to feature
greater control by government, which tends to put political aims -- a more
equal distribution of society's resources, for instance -- ahead of profits.
|
Nước Mỹ thường được mô tả là một nền kinh tế “tư bản”, một
khái niệm do Các Mác - nhà kinh tế và lý thuyết xã hội người Đức thế kỷ XIX -
đặt ra để mô tả một hệ thống trong đó một nhóm ít người kiểm soát một khối
lượng lớn tiền tệ, hoặc vốn, và đưa ra các quyết định về kinh tế quan trọng
nhất. Mác đã đặt các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tương phản với các nền kinh
tế “xã hội chủ nghĩa”, mô hình kinh tế tập trung nhiều quyền lực hơn vào hệ
thống chính trị. Mác và những người theo học thuyết của ông cho rằng các nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa tập trung quyền lực vào tay một số nhà kinh doanh
giàu có - những người lấy mục tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận; ngược lại,
các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dường như đề cao vai trò kiểm soát lớn hơn
của chính phủ, có xu hướng đặt các mục tiêu về chính trị - chẳng hạn như phân
phối công bằng hơn các nguồn tài nguyên của xã hội - lên trên lợi nhuận.
|
|
While those categories, though oversimplified, have
elements of truth to them, they are far less relevant today. If the pure
capitalism described by Marx ever existed, it has long since disappeared, as
governments in the United States and many other countries have intervened in
their economies to limit concentrations of power and address many of the
social problems associated with unchecked private commercial interests. As a
result, the American economy is perhaps better described as a
"mixed" economy, with government playing an important role along
with private enterprise.
|
Trong khi các phạm trù này, dù đã bị đơn giản hóa quá mức,
có những nhân tố đúng đắn thì ngày nay chúng cũng đã thay đổi nhiều. Nếu như
chủ nghĩa tư bản thuần túy như Mác mô tả đã từng tồn tại thì nó cũng biến
dạng từ lâu khi các chính phủ ở Mỹ và nhiều quốc gia khác can thiệp vào nền
kinh tế của họ nhằm hạn chế sự tập trung quyền lực và giải quyết nhiều vấn đề
xã hội liên quan đến lợi ích thương mại mang tính cá nhân không bị kiểm soát.
Do vậy, nền kinh tế Mỹ có lẽ tốt hơn được mô tả như một nền kinh tế “hỗn
hợp”, trong đó chính phủ đóng một vai trò quan trọng cùng với doanh nghiệp tư
nhân.
|
|
Although Americans often disagree about exactly where to
draw the line between their beliefs in both free enterprise and government
management, the mixed economy they have developed has been remarkably
successful.
|
Mặc dù người Mỹ thường bất đồng về ranh giới chính xác
giữa lòng tin của mình với doanh nghiệp tự do và với sự quản lý của chính
phủ, nhưng nền kinh tế hỗn hợp mà họ xây dựng và phát triển đã thu được những
thành công đáng kể.
|
|
Basic Ingredients of
the U.S. Economy
The first ingredient of a nation's economic system is its
natural resources. The United States is rich in mineral resources and fertile
farm soil, and it is blessed with a moderate climate. It also has extensive
coastlines on both the Atlantic and Pacific Oceans, as well as on the Gulf of
Mexico. Rivers flow from far within the continent, and the Great Lakes --
five large, inland lakes along the U.S. border with Canada -- provide
additional shipping access. These extensive waterways have helped shape the
country's economic growth over the years and helped bind America's 50
individual states together in a single economic unit.
|
Những nhân tố cấu
thành cơ bản của nền kinh tế Mỹ
Nhân tố cấu thành đầu tiên của một hệ thống kinh tế quốc
gia là nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia đó. Nước Mỹ rất giàu khoáng
sản, đất đai canh tác màu mỡ và được phú cho một khí hậu ôn hoà. Nó còn có
đường bờ biển trải dài cả hai bên bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cũng
như trên vịnh Mêhicô. Những con sông bắt nguồn từ sâu trong lục địa và hệ
thống Hồ Lớn - gồm năm hồ lớn nội địa dọc theo biên giới của Mỹ với Canada -
cung cấp thêm mạng lưới giao thông đường thuỷ. Những tuyến đường thủy mở rộng
này đã giúp nước Mỹ tạo ra tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm và nối liền 50
bang riêng rẽ thành một khối kinh tế thống nhất.
|
|
The second ingredient is labor, which converts natural
resources into goods. The number of available workers and, more importantly,
their productivity help determine the health of an economy. Throughout its
history, the United States has experienced steady growth in the labor force,
and that, in turn, has helped fuel almost constant economic expansion. Until
shortly after World War I, most workers were immigrants from Europe, their
immediate descendants, or African-Americans whose ancestors were brought to
the Americas as slaves. In the early years of the 20th century, large numbers
of Asians immigrated to the United States, while many Latin American
immigrants came in later years.
|
Nhân tố cấu thành thứ hai là lao động, yếu tố chuyển hóa
các tài nguyên thiên nhiên thành hàng hoá. Số lượng nhân công sẵn có, và điều
quan trọng hơn là năng suất lao động của họ, đã góp phần quyết định tình
trạng lành mạnh của nền kinh tế. Xuyên suốt lịch sử của mình, nước Mỹ đã có
sự tăng trưởng liên tục về lực lượng lao động, và chính điều đó lại góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế gần như liên tục. Cho đến ngay sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất, hầu hết số lao động là người nhập cư từ châu Âu, con cái
họ, hoặc người Mỹ gốc Phi, những người mà tổ tiên họ bị mang đến Mỹ làm nô
lệ. Vào những năm đầu thế kỷ XX, có một số lượng lớn người châu Á nhập cư vào
Mỹ, và rất nhiều người nhập cư Mỹ Latinh đến vào những năm sau đó.
|
|
Although the United States has experienced some periods of
high unemployment and other times when labor was in short supply, immigrants
tended to come when jobs were plentiful. Often willing to work for somewhat
lower wages than acculturated workers, they generally prospered, earning far
more than they would have in their native lands. The nation prospered as
well, so that the economy grew fast enough to absorb even more newcomers.
|
Mặc dù nước Mỹ đã trải qua một vài thời kỳ thất nghiệp cao
và những thời kỳ khác thiếu cung về lao động, nhưng khi có rất nhiều việc làm
thì người nhập cư lại có xu hướng đến đây. Họ thường sẵn sàng làm việc với
mức lương thấp hơn đôi chút so với lương lao động có văn hoá; và họ nhìn
chung đều phát đạt, kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều so với ở quê hương.
Nước Mỹ cũng thịnh vượng làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, đủ sức thu hút
nhiều người mới đến hơn nữa.
|
|
The quality of available labor -- how hard people are
willing to work and how skilled they are -- is at least as important to a
country's economic success as the number of workers. In the early days of the
United States, frontier life required hard work, and what is known as the
Protestant work ethic reinforced that trait. A strong emphasis on education,
including technical and vocational training, also contributed to America's
economic success, as did a willingness to experiment and to change.
|
Đối với sự thành công về kinh tế của một đất nước, chất
lượng lao động sẵn có - mọi người sẵn sàng làm việc chăm chỉ như thế nào và
tay nghề của họ ra sao - ít nhất cũng quan trọng như số lượng lao động. Trong
buổi ban đầu của nước Mỹ, cuộc sống tại vùng đất hoang vu rộng lớn này đòi
hỏi lao động nặng nhọc, và những gì được xem là nguyên tắc làm việc của người
Tin lành đã củng cố thêm nét đặc biệt này. Sự chú trọng đặc biệt tới giáo
dục, bao gồm cả đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, cũng góp phần đưa đến thành công
kinh tế cho nước Mỹ, cũng giống như ý chí sẵn sàng thử nghiệm và thay đổi.
|
|
Labor mobility has likewise been important to the capacity
of the American economy to adapt to changing conditions. When immigrants
flooded labor markets on the East Coast, many workers moved inland, often to
farmland waiting to be tilled. Similarly, economic opportunities in
industrial, northern cities attracted black Americans from southern farms in
the first half of the 20th century.
|
Tính lưu động của lao động cũng quan trọng như thế đối với
khả năng của nền kinh tế Mỹ để thích nghi với những điều kiện thay đổi. Khi
người nhập cư tràn ngập thị trường lao động ở bờ biển phía Đông, nhiều người
lao động đã di chuyển vào sâu trong nội địa, và thường là đến các vùng đất
trang trại đang chờ được canh tác. Tương tự như vậy, những cơ hội về kinh tế
trong các thành phố công nghiệp ở miền Bắc đã thu hút người Mỹ da đen đến từ
các trang trại miền Nam vào nửa đầu thế kỷ XX.
|
|
Labor-force quality continues to be an important issue.
Today, Americans consider "human capital" a key to success in
numerous modern, high-technology industries. As a result, government leaders
and business officials increasingly stress the importance of education and
training to develop workers with the kind of nimble minds and adaptable
skills needed in new industries such as computers and telecommunications.
|
Chất lượng của lực lượng lao động vẫn tiếp tục là một vấn
đề quan trọng. Ngày nay, người Mỹ coi “vốn nhân lực” là chìa khóa dẫn đến
thành công trong nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao, hiện đại. Do đó, các
nhà lãnh đạo chính phủ và các quan chức quản lý kinh doanh ngày càng nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo để phát triển lực lượng lao
động có đầu óc nhanh nhạy và kỹ năng thích hợp cần thiết cho các ngành công
nghiệp mới như tin học và viễn thông.
|
|
But natural resources and labor account for only part of
an economic system. These resources must be organized and directed as
efficiently as possible. In the American economy, managers, responding to
signals from markets, perform this function. The traditional managerial
structure in America is based on a top-down chain of command; authority flows
from the chief executive in the boardroom, who makes sure that the entire
business runs smoothly and efficiently, through various lower levels of
management responsible for coordinating different parts of the enterprise,
down to the foreman on the shop floor. Numerous tasks are divided among
different divisions and workers. In early 20th-century America, this
specialization, or division of labor, was said to reflect "scientific
management" based on systematic analysis.
|
Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động
mới chỉ là một phần của hệ thống kinh tế. Các nguồn lực đó cần phải được tổ
chức và quản lý để đạt được hiệu quả tối đa. Trong nền kinh tế Mỹ, các nhà
quản lý, người đáp lại các tín hiệu của thị trường, đảm nhận chức năng đó.
Cấu trúc quản lý truyền thống ở Mỹ dựa trên một chuỗi mệnh lệnh từ trên
xuống; quyền lực bắt đầu từ ban lãnh đạo tối cao, những người bảo đảm cho
hoạt động kinh doanh được thông suốt và hiệu quả, xuống tới các cấp quản lý
thấp hơn khác nhau chịu trách nhiệm điều phối các bộ phận của doanh nghiệp,
cho đến người quản đốc tại phân xưởng. Rất nhiều nhiệm vụ lại được phân công
cho các bộ phận khác nhau và người lao động. Ở nước Mỹ vào đầu thế kỷ XX,
tính chuyên môn hóa này, hay sự phân công lao động, được coi là phản ánh cách
“quản lý khoa học” dựa trên phân tích hệ thống.
|
|
Many enterprises continue to operate with this traditional
structure, but others have taken changing views on management. Facing
heightened global competition, American businesses are seeking more flexible
organization structures, especially in high-technology industries that employ
skilled workers and must develop, modify, and even customize products
rapidly. Excessive hierarchy and division of labor increasingly are thought
to inhibit creativity. As a result, many companies have "flattened"
their organizational structures, reduced the number of managers, and
delegated more authority to interdisciplinary teams of workers.
|
Rất nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục vận hành với cấu trúc
truyền thống, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp khác đã thay đổi quan điểm
quản lý. Đối mặt với tình trạng cạnh tranh gia tăng trên toàn cầu, các doanh
nghiệp Mỹ đang tìm kiếm những cấu trúc tổ chức linh hoạt hơn, đặc biệt trong
các ngành công nghiệp công nghệ cao đòi hỏi tuyển dụng những lao động tinh
xảo và phải phát triển, cải tiến sản phẩm và thậm chí đáp ứng thị hiếu khách
hàng một cách nhanh chóng. Việc phân cấp và phân công lao động quá mức ngày
càng bị coi là ngăn cản sự sáng tạo. Do vậy, nhiều công ty đã “san phẳng” cấu
trúc tổ chức của họ, giảm số lượng các nhà quản lý và trao quyền nhiều hơn
cho các nhóm công nhân thuộc nhiều lĩnh vực.
|
|
Before managers or teams of workers can produce anything,
of course, they must be organized into business ventures. In the United
States, the corporation has proved to be an effective device for accumulating
the funds needed to launch a new business or to expand an existing one. The
corporation is a voluntary association of owners, known as stockholders, who
form a business enterprise governed by a complex set of rules and customs.
|
Tất nhiên, trước khi các nhà quản lý và các nhóm công nhân
có thể tạo ra một sản phẩm nào đó, họ phải được tổ chức theo các kế hoạch
kinh doanh. Ở Mỹ, tập đoàn kinh doanh đã chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu
trong việc tập trung vốn cần thiết để tổ chức một hoạt động kinh doanh mới
hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại. Tập đoàn là một tổ chức liên kết
tự nguyện của các chủ sở hữu, được gọi là người nắm giữ cổ phần, những người
thành lập ra một doanh nghiệp kinh doanh được quản lý bằng một tập hợp các nguyên
tắc và điều lệ thống nhất.
|
|
Corporations must have financial resources to acquire the
resources they need to produce goods or services. They raise the necessary
capital largely by selling stock (ownership shares in their assets) or bonds
(long-term loans of money) to insurance companies, banks, pension funds,
individuals, and other investors. Some institutions, especially banks, also
lend money directly to corporations or other business enterprises. Federal
and state governments have developed detailed rules and regulations to ensure
the safety and soundness of this financial system and to foster the free flow
of information so investors can make well-informed decisions.
|
Các tập đoàn phải có nguồn tài chính để trang bị những gì
cần thiết cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Họ huy động vốn cần thiết bằng
cách bán chứng khoán (các cổ phần sở hữu trong tài sản của họ) hoặc trái
phiếu (giấy vay tiền dài hạn) cho các công ty bảo hiểm, các ngân hàng, các
quỹ trợ cấp, các cá nhân và các nhà đầu tư khác. Một số tổ chức, đặc biệt là
ngân hàng, cũng cho các tập đoàn hoặc doanh nghiệp khác vay tiền trực tiếp.
Chính phủ liên bang và chính quyền bang đã xây dựng các điều luật và quy định
chi tiết nhằm bảo đảm sự an toàn và tính lành mạnh cho hệ thống tài chính này
và khuyến khích luồng thông tin tự do để các nhà đầu tư có thể ra các quyết
định đầu tư với đầy đủ thông tin.
|
|
The gross domestic product measures the total output of
goods and services in a given year. In the United States it has been growing
steadily, rising from more than $3.4 trillion in 1983 to around $8.5 trillion
by 1998. But while these figures help measure the economy's health, they do
not gauge every aspect of national well-being. GDP shows the market value of
the goods and services an economy produces, but it does not weigh a nation's
quality of life. And some important variables -- personal happiness and
security, for instance, or a clean environment and good health -- are
entirely beyond its scope.
|
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đo lường toàn bộ sản lượng
hàng hóa và dịch vụ trong một năm cụ thể. Tổng sản lượng này của Mỹ tăng liên
tục, từ hơn 3,4 nghìn tỷ USD năm 1983 lên khoảng 8,5 nghìn tỷ USD năm 1998.
Tuy những số liệu này giúp đánh giá tình trạng lành mạnh của nền kinh tế,
nhưng chúng không đo được hết mọi phương diện của phúc lợi quốc gia. GDP cho
biết giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ mà một nền kinh tế tạo ra,
nhưng nó không đo được chất lượng cuộc sống của một quốc gia. Và một vài biến
số quan trọng - ví dụ như sự bình an và hạnh phúc cá nhân, hoặc môi trường
trong sạch hay sức khỏe tốt - hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của nó.
|
|
A Mixed Economy: The
Role of the Market
The United States is said to have a mixed economy because
privately owned businesses and government both play important roles. Indeed,
some of the most enduring debates of American economic history focus on the
relative roles of the public and private sectors.
|
Một nền kinh tế hỗn
hợp: Vai trò của thị trường
Nước Mỹ được coi là có một nền kinh tế hỗn hợp, bởi vì cả
doanh nghiệp sở hữu tư nhân và chính phủ đều đóng những vai trò quan trọng.
Quả thực, một số trong những cuộc tranh luận kéo dài nhất của lịch sử kinh tế
Mỹ tập trung vào vai trò tương đối của các khu vực nhà nước và tư nhân.
|
|
The American free enterprise system emphasizes private
ownership. Private businesses produce most goods and services, and almost
two-thirds of the nation's total economic output goes to individuals for
personal use (the remaining one-third is bought by government and business).
The consumer role is so great, in fact, that the nation is sometimes
characterized as having a "consumer economy."
|
Hệ thống doanh nghiệp tự do của Mỹ nhấn mạnh đến sở hữu tư
nhân. Các doanh nghiệp tư nhân tạo ra phần lớn hàng hóa và dịch vụ, và gần
hai phần ba tổng sản lượng kinh tế của quốc gia là dành cho tiêu dùng cá nhân
(một phần ba còn lại được mua bởi chính phủ và doanh nghiệp). Trên thực tế,
vai trò của người tiêu dùng lớn đến mức quốc gia này thỉnh thoảng được mô tả
là có một “nền kinh tế tiêu dùng”.
|
|
This emphasis on private ownership arises, in part, from
American beliefs about personal freedom. From the time the nation was
created, Americans have feared excessive government power, and they have
sought to limit government's authority over individuals -- including its role
in the economic realm. In addition, Americans generally believe that an
economy characterized by private ownership is likely to operate more
efficiently than one with substantial government ownership.
|
Sự nhấn mạnh này đối với sở hữu tư nhân xuất phát một phần
từ niềm tin của người Mỹ về tự do cá nhân. Ngay từ thời lập quốc, người Mỹ đã
lo sợ quyền lực quá mức của chính phủ, và họ luôn tìm cách hạn chế uy quyền
của chính phủ đối với cá nhân - bao gồm cả vai trò của chính phủ trong lĩnh
vực kinh tế. Hơn nữa, người Mỹ nhìn chung đều tin rằng một nền kinh tế được
đặc trưng bởi sở hữu tư nhân dường như hoạt động hiệu quả hơn so với nền kinh
tế đặc trưng bởi sở hữu nhà nước.
|
|
Why? When economic forces are unfettered, Americans
believe, supply and demand determine the prices of goods and services.
Prices, in turn, tell businesses what to produce; if people want more of a
particular good than the economy is producing, the price of the good rises.
That catches the attention of new or other companies that, sensing an
opportunity to earn profits, start producing more of that good. On the other
hand, if people want less of the good, prices fall and less competitive
producers either go out of business or start producing different goods. Such
a system is called a market economy. A socialist economy, in contrast, is
characterized by more government ownership and central planning. Most
Americans are convinced that socialist economies are inherently less
efficient because government, which relies on tax revenues, is far less
likely than private businesses to heed price signals or to feel the
discipline imposed by market forces.
|
Tại sao vậy? Người Mỹ tin rằng khi các nguồn lực kinh tế
được giải phóng, cung và cầu sẽ xác định giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Đến
lượt nó, giá cả sẽ mách bảo các doanh nghiệp nên sản xuất cái gì; nếu mọi
người muốn một loại hàng hóa đặc biệt nào đó nhiều hơn lượng cung của nền
kinh tế thì giá hàng hóa đó sẽ tăng lên. Điều này thu hút sự chú ý của các
công ty khác hoặc các công ty mới, những công ty này cảm thấy có cơ hội kiếm
được nhiều lợi nhuận và bắt đầu sản xuất hàng hóa này nhiều hơn. Ngược lại, nếu
mọi người có cầu ít hơn về một loại hàng hóa nào đó thì giá của nó sẽ giảm đi
và các nhà sản xuất có ít khả năng cạnh tranh sẽ ngừng kinh doanh hoặc tiến
hành sản xuất loại hàng hóa khác. Một hệ thống kinh tế như vậy được gọi là
nền kinh tế thị trường. Trái lại, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được đặc trưng
bởi sở hữu nhà nước và kế hoạch hóa tập trung nhiều hơn. Hầu hết người Mỹ cho
rằng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa vốn dĩ kém hiệu quả bởi vì chính phủ, vốn
dựa vào thu nhập từ thuế, nắm bắt các tín hiệu giá cả hoặc cảm nhận những
nguyên tắc do các lực lượng thị trường áp đặt kém xa so với các doanh nghiệp
tư nhân.
|
|
There are limits to free enterprise, however. Americans
have always believed that some services are better performed by public rather
than private enterprise. For instance, in the United States, government is
primarily responsible for the administration of justice, education (although
there are many private schools and training centers), the road system, social
statistical reporting, and national defense. In addition, government often is
asked to intervene in the economy to correct situations in which the price
system does not work. It regulates "natural monopolies," for
example, and it uses antitrust laws to control or break up other business combinations
that become so powerful that they can surmount market forces. Government also
addresses issues beyond the reach of market forces. It provides welfare and
unemployment benefits to people who cannot support themselves, either because
they encounter problems in their personal lives or lose their jobs as a
result of economic upheaval; it pays much of the cost of medical care for the
aged and those who live in poverty; it regulates private industry to limit
air and water pollution; it provides low-cost loans to people who suffer
losses as a result of natural disasters; and it has played the leading role
in the exploration of space, which is too expensive for any private
enterprise to handle.
|
Tuy vậy, doanh nghiệp tự do cũng có những hạn chế. Người
Mỹ luôn tin rằng một số dịch vụ do nhà nước đảm nhận sẽ tốt hơn các doanh
nghiệp tư nhân. Chẳng hạn, Chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm chủ yếu đối với các
hoạt động về tư pháp, giáo dục (mặc dù có rất nhiều trường học và trung tâm
đào tạo tư nhân), hệ thống đường giao thông, báo cáo thống kê xã hội và an
ninh quốc phòng. Hơn nữa, chính phủ cũng thường được yêu cầu can thiệp vào
nền kinh tế để điều chỉnh những tình huống mà ở đó hệ thống giá cả không hoạt
động. Ví dụ, chính phủ điều tiết các nhà “độc quyền tự nhiên”, và sử dụng
luật chống độc quyền để kiểm soát hoặc ngăn chặn các tổ hợp kinh doanh trở
nên quá mạnh đến mức chúng có thể chế ngự các lực lượng thị trường. Chính phủ
cũng giải quyết những vấn đề nằm ngoài phạm vi của các lực lượng thị trường.
Nó cung cấp phúc lợi và trợ cấp thất nghiệp cho những người không có khả năng
tự trang trải, do họ gặp rủi ro trong cuộc sống cá nhân hoặc bị mất việc làm
bởi biến động kinh tế đột ngột; nó thanh toán hầu hết chi phí chăm sóc y tế
cho người già và những người sống trong cảnh nghèo nàn; chính phủ điều tiết
ngành công nghiệp tư nhân nhằm hạn chế sự ô nhiễm không khí và nước; nó cung
cấp các khoản vay với lãi suất thấp cho những người bị thiệt hại do thiên
tai; và nó đóng vai trò đầu tàu trong việc khám phá vũ trụ, một ngành có chi
phí quá cao đối với bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào.
|
|
In this mixed economy, individuals can help guide the
economy not only through the choices they make as consumers but through the
votes they cast for officials who shape economic policy. In recent years,
consumers have voiced concerns about product safety, environmental threats
posed by certain industrial practices, and potential health risks citizens
may face; government has responded by creating agencies to protect consumer
interests and promote the general public welfare.
|
Trong nền kinh tế hỗn hợp này, các cá nhân có thể giúp
định hướng cho nền kinh tế không chỉ thông qua các lựa chọn khi họ là người
tiêu dùng mà còn thông qua các lá phiếu họ bầu chọn các quan chức, những
người thảo ra chính sách kinh tế. Trong những năm gần đây, người tiêu dùng tỏ
ra lo lắng về tình trạng an toàn của sản phẩm, về thảm họa môi trường do một
số ngành công nghiệp nhất định gây ra, và những nguy cơ tiềm ẩn về sức khoẻ
mà người dân có thể phải gánh chịu; chính phủ đã đáp ứng lại những mối quan ngại
này bằng việc lập ra các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao
phúc lợi công cộng nói chung.
|
|
The U.S. economy has changed in other ways as well. The
population and the labor force have shifted dramatically away from farms to
cities, from fields to factories, and, above all, to service industries. In
today's economy, the providers of personal and public services far outnumber
producers of agricultural and manufactured goods. As the economy has grown
more complex, statistics also reveal over the last century a sharp long-term
trend away from self-employment toward working for others.
|
Nền kinh tế Mỹ cũng đã biến đổi theo những cách thức khác
nhau. Dân số và lực lượng lao động dịch chuyển mạnh từ các trang trại ra
thành phố, từ các cánh đồng vào nhà máy, và trên hết là vào các ngành công
nghiệp dịch vụ. Trong nền kinh tế ngày nay, số lượng các nhà cung cấp dịch vụ
công cộng và cá nhân đông hơn rất nhiều so với số người sản xuất hàng hóa
công nghiệp và nông nghiệp. Do nền kinh tế ngày càng phát triển phức tạp hơn,
các số liệu thống kê cũng cho thấy một xu thế mang tính dài hạn rõ nét trong
thế kỷ qua là chuyển từ tự hoạt động kinh doanh sang làm việc cho những người
khác.
|
|
Government's Role in
the Economy
While consumers and producers make most decisions that
mold the economy, government activities have a powerful effect on the U.S.
economy in at least four areas.
|
Vai trò của chính
phủ trong nền kinh tế
Trong khi người tiêu dùng và người sản xuất đưa ra phần
lớn các quyết định hình thành nên nền kinh tế thì các hoạt động của chính phủ
có tác động mạnh đến nền kinh tế Mỹ ít nhất trên bốn lĩnh vực.
|
|
Stabilization and Growth. Perhaps most importantly, the
federal government guides the overall pace of economic activity, attempting
to maintain steady growth, high levels of employment, and price stability. By
adjusting spending and tax rates (fiscal policy) or managing the money supply
and controlling the use of credit (monetary policy), it can slow down or
speed up the economy's rate of growth -- in the process, affecting the level
of prices and employment.
|
Ổn định và tăng trưởng. Có lẽ điều quan trọng nhất là
chính phủ liên bang định hướng nhịp điệu chung của hoạt động kinh tế, cố gắng
duy trì tăng trưởng liên tục, giữ mức việc làm cao và ổn định giá cả. Bằng
việc điều chỉnh chi tiêu và thuế suất (chính sách tài khoá) hoặc điều khiển
mức cung tiền và kiểm soát việc sử dụng tín dụng (chính sách tiền tệ), chính
phủ có thể làm giảm hoặc thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế - trong
quá trình đó tác động đến mức giá cả và việc làm.
|
|
For many years following the Great Depression of the 1930s,
recessions -- periods of slow economic growth and high unemployment -- were
viewed as the greatest of economic threats. When the danger of recession
appeared most serious, government sought to strengthen the economy by
spending heavily itself or cutting taxes so that consumers would spend more,
and by fostering rapid growth in the money supply, which also encouraged more
spending. In the 1970s, major price increases, particularly for energy,
created a strong fear of inflation -- increases in the overall level of
prices. As a result, government leaders came to concentrate more on
controlling inflation than on combating recession by limiting spending,
resisting tax cuts, and reining in growth in the money supply.
|
Trong nhiều năm sau cuộc Đại khủng hoảng kinh tế của thập
kỷ 1930, các đợt suy thoái - những giai đoạn tăng trưởng kinh tế chậm và thất
nghiệp cao - được xem là mối đe dọa lớn nhất về kinh tế. Khi hiểm họa suy
thoái xuất hiện đến mức nghiêm trọng nhất, chính phủ phải tìm cách thúc đẩy
nền kinh tế bằng giải pháp tăng mạnh chi tiêu của chính mình hoặc cắt giảm
thuế để người tiêu dùng có thể chi tiêu nhiều hơn, và bằng việc tăng mạnh mức
cung tiền, điều này cũng khuyến khích tăng chi tiêu. Trong những năm 1970,
các đợt tăng giá hàng hoá, đặc biệt là giá năng lượng, đã gây ra nỗi sợ hãi
về lạm phát - sự tăng giá cả chung. Kết quả là các nhà lãnh đạo chính phủ đã
tập trung vào việc kiểm soát lạm phát hơn là chống lại suy thoái bằng cách
hạn chế tiêu dùng, từ chối cắt giảm thuế và kiềm chế gia tăng mức cung tiền.
|
|
Ideas about the best tools for stabilizing the economy
changed substantially between the 1960s and the 1990s. In the 1960s,
government had great faith in fiscal policy -- manipulation of government
revenues to influence the economy. Since spending and taxes are controlled by
the president and the Congress, these elected officials played a leading role
in directing the economy. A period of high inflation, high unemployment, and
huge government deficits weakened confidence in fiscal policy as a tool for
regulating the overall pace of economic activity. Instead, monetary policy --
controlling the nation's money supply through such devices as interest rates
-- assumed growing prominence. Monetary policy is directed by the nation's
central bank, known as the Federal Reserve Board, with considerable
independence from the president and the Congress.
|
Ý tưởng về những công cụ tốt nhất để ổn định nền kinh tế
đã thay đổi cơ bản trong giai đoạn từ thập kỷ 1960 tới thập kỷ 1990. Trong
thập kỷ 1960, chính phủ rất tin vào chính sách tài khóa - công cụ vận động
thu nhập của chính phủ để tác động đến nền kinh tế. Do tiêu dùng và thuế được
tổng thống và quốc hội kiểm soát, nên các quan chức được lựa chọn này đã đóng
một vai trò chủ đạo trong việc định hướng nền kinh tế. Một giai đoạn lạm phát
cao, thất nghiệp cao, và thâm hụt ngân sách lớn đã làm giảm lòng tin vào
chính sách tài khóa như một công cụ điều chỉnh nhịp độ chung của hoạt động
kinh tế. Thay vào đó, chính sách tiền tệ - kiểm soát mức cung tiền của quốc
gia bằng những công cụ như tỷ lệ lãi suất - lại có vai trò nổi bật. Chính
sách tiền tệ được điều khiển bởi Ngân hàng trung ương quốc gia, còn được gọi
là Cục dự trữ liên bang, với quyền độc lập đáng kể đối với tổng thống và quốc
hội.
|
|
Regulation and Control. The U.S. federal government
regulates private enterprise in numerous ways. Regulation falls into two
general categories. Economic regulation seeks, either directly or indirectly,
to control prices. Traditionally, the government has sought to prevent monopolies
such as electric utilities from raising prices beyond the level that would
ensure them reasonable profits. At times, the government has extended
economic control to other kinds of industries as well. In the years following
the Great Depression, it devised a complex system to stabilize prices for
agricultural goods, which tend to fluctuate wildly in response to rapidly
changing supply and demand. A number of other industries -- trucking and,
later, airlines -- successfully sought regulation themselves to limit what
they considered harmful price-cutting.
|
Điều tiết và kiểm soát. Chính phủ liên bang Mỹ điều tiết
các doanh nghiệp tư nhân bằng rất nhiều cách. Hoạt động điều tiết được phân
ra thành hai phạm trù chính. Điều tiết kinh tế tìm cách kiểm soát giá cả trực
tiếp hoặc gián tiếp. Theo truyền thống, chính phủ tìm cách ngăn cản các nhà
độc quyền như ngành dịch vụ điện để tránh tăng giá vượt quá mức bảo đảm cho
họ thu được lợi nhuận hợp lý. Thỉnh thoảng, chính phủ cũng mở rộng việc kiểm
soát kinh tế sang một số ngành công nghiệp khác nữa. Trong những năm sau cuộc
Đại khủng hoảng kinh tế, chính phủ đã trang bị một hệ thống phức tạp để bình
ổn giá cả cho hàng hóa nông nghiệp, bởi nó có xu hướng dao động bất thường
khi cung cầu thay đổi nhanh chóng. Một loạt các ngành công nghiệp khác - như
ngành vận tải và sau đó là ngành hàng không - đã tìm cách tự điều tiết thành
công nhằm hạn chế những gì họ cho là sự giảm giá có hại.
|
|
Another form of economic regulation, antitrust law, seeks
to strengthen market forces so that direct regulation is unnecessary. The
government -- and, sometimes, private parties -- have used antitrust law to
prohibit practices or mergers that would unduly limit competition.
|
Một dạng điều tiết kinh tế khác là luật chống độc quyền -
tìm cách tăng cường sức mạnh cho các lực lượng thị trường đến mức không cần
đến giải pháp điều tiết trực tiếp. Chính phủ, và đôi khi cả các tổ chức tư
nhân, đã sử dụng luật chống độc quyền để ngăn cấm các hoạt động hoặc những sự
hợp nhất gây hạn chế cạnh tranh một cách quá mức.
|
|
Government also exercises control over private companies
to achieve social goals, such as protecting the public's health and safety or
maintaining a clean and healthy environment. The U.S. Food and Drug
Administration bans harmful drugs, for example; the Occupational Safety and
Health Administration protects workers from hazards they may encounter in
their jobs; and the Environmental Protection Agency seeks to control water
and air pollution.
|
Chính phủ cũng tiến hành kiểm soát các công ty tư nhân để
đạt được các mục tiêu xã hội như bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho cộng đồng,
hoặc giữ gìn môi trường trong sạch. Ví dụ, Cơ quan quản lý lương thực và dược
phẩm Hoa Kỳ cấm lưu hành các loại thuốc độc hại; Cục sức khỏe và an toàn nghề
nghiệp bảo vệ công nhân tránh những mối nguy hiểm mà họ có thể gặp phải trong
khi làm việc; và Cơ quan bảo vệ môi trường tìm cách kiểm soát ô nhiễm nước và
không khí.
|
|
American attitudes about regulation changed substantially
during the final three decades of the 20th century. Beginning in the 1970s,
policy-makers grew increasingly concerned that economic regulation protected
inefficient companies at the expense of consumers in industries such as
airlines and trucking. At the same time, technological changes spawned new
competitors in some industries, such as telecommunications, that once were
considered natural monopolies. Both developments led to a succession of laws
easing regulation.
|
Thái độ của người Mỹ đối với hoạt động điều tiết đã thay
đổi cơ bản trong ba thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX. Bắt đầu từ những năm
1970, các nhà hoạch định chính sách ngày càng trở nên lo ngại rằng sự điều
tiết kinh tế đã bảo hộ những công ty làm ăn kém hiệu quả gây tổn thất cho
người tiêu dùng trong các ngành công nghiệp như ngành hàng không và vận tải.
Cùng lúc đó, những thay đổi công nghệ đã tạo ra các đối thủ cạnh tranh mới
trong một số ngành công nghiệp, chẳng hạn như ngành viễn thông, một ngành đã
có thời được coi là độc quyền tự nhiên. Cả hai xu hướng đó đã dẫn đến một
loạt các đạo luật làm giảm nhẹ sự điều tiết.
|
|
While leaders of both political parties generally favored
economic deregulation during the 1970s, 1980s, and 1990s, there was less
agreement concerning regulations designed to achieve social goals. Social
regulation had assumed growing importance in the years following the
Depression and World War II, and again in the 1960s and 1970s. But during the
presidency of Ronald Reagan in the 1980s, the government relaxed rules to
protect workers, consumers, and the environment, arguing that regulation
interfered with free enterprise, increased the costs of doing business, and
thus contributed to inflation. Still, many Americans continued to voice concerns
about specific events or trends, prompting the government to issue new
regulations in some areas, including environmental protection.
|
Trong khi các nhà lãnh đạo của cả hai đảng chính trị nhìn
chung đều ủng hộ phi điều tiết kinh tế, thì trong suốt các thập kỷ 1970, 1980
và 1990 đã có ít hơn các thỏa thuận liên quan đến điều tiết được soạn thảo
nhằm đạt tới các mục tiêu xã hội. Hoạt động điều tiết xã hội đã ngày càng trở
nên quan trọng trong những năm sau cuộc Đại khủng hoảng và Chiến tranh thế
giới thứ hai, và lại có vai trò quan trọng trong các thập kỷ 1960 và 1970.
Nhưng trong thời kỳ Tổng thống Ronald Reagan ở thập kỷ 1980, chính phủ nới
lỏng các đạo luật bảo vệ người lao động, người tiêu dùng và môi trường, với
lập luận rằng việc điều tiết đã can thiệp vào doanh nghiệp tự do, làm tăng
chi phí hoạt động kinh doanh và do đó góp phần gây ra lạm phát. Nhiều người
Mỹ vẫn tiếp tục tỏ ra lo lắng về những sự kiện hoặc xu hướng cụ thể, thúc đẩy
chính phủ phải đưa ra các luật điều tiết mới trong một số lĩnh vực, bao gồm
cả hoạt động bảo vệ môi trường.
|
|
Some citizens, meanwhile, have turned to the courts when
they feel their elected officials are not addressing certain issues quickly
or strongly enough. For instance, in the 1990s, individuals, and eventually government
itself, sued tobacco companies over the health risks of cigarette smoking. A
large financial settlement provided states with long-term payments to cover
medical costs to treat smoking-related illnesses.
|
Trong lúc đó, một số công dân đã quay ra khởi kiện khi họ
cảm thấy các quan chức được họ bầu ra không giải quyết một số vấn đề nào đó
một cách nhanh chóng hoặc dứt khoát. Ví dụ, trong những năm 1990, các cá nhân
và cuối cùng là ngay cả chính phủ đã kiện các công ty thuốc lá về những mối
nguy hại cho sức khỏe do việc hút thuốc lá gây ra. Một khoản bồi thường tài
chính lớn đã được chuyển cho các bang trong dài hạn để trang trải chi phí y
tế dùng vào điều trị các bệnh liên quan tới hút thuốc.
|
|
Direct Services. Each level of government provides many direct
services. The federal government, for example, is responsible for national
defense, backs research that often leads to the development of new products,
conducts space exploration, and runs numerous programs designed to help
workers develop workplace skills and find jobs. Government spending has a
significant effect on local and regional economies -- and even on the overall
pace of economic activity.
|
Các dịch vụ trực tiếp. Mỗi cấp chính quyền đều cung cấp
rất nhiều dịch vụ trực tiếp. Ví dụ, chính quyền liên bang chịu trách nhiệm về
quốc phòng, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu để phát triển các sản phẩm mới,
tiến hành hoạt động thám hiểm không gian vũ trụ, và thực hiện nhiều chương
trình được đưa ra nhằm giúp công nhân phát triển trình độ tay nghề và tìm
việc làm. Sự chi tiêu của chính phủ có tác động đáng kể đến các nền kinh tế
khu vực và địa phương - và ngay cả nhịp độ chung của hoạt động kinh tế.
|
|
State governments, meanwhile, are responsible for the
construction and maintenance of most highways. State, county, or city
governments play the leading role in financing and operating public schools.
Local governments are primarily responsible for police and fire protection.
Government spending in each of these areas can also affect local and regional
economies, although federal decisions generally have the greatest economic
impact.
|
Trong khi đó, chính quyền bang chịu trách nhiệm xây dựng
và duy tu phần lớn các đường cao tốc. Chính quyền bang, các tỉnh và thành phố
có vai trò lãnh đạo về tài chính và hoạt động của các trường học công lập.
Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chính về an ninh và cứu hoả. Việc chi
tiêu của chính quyền trong mỗi lĩnh vực đó cũng có thể tác động đến các nền
kinh tế của khu vực và địa phương, mặc dù các quyết định của liên bang nhìn
chung gây ảnh hưởng đến kinh tế lớn nhất.
|
|
Overall, federal, state, and local spending accounted for
almost 18 percent of gross domestic product in 1997.
|
Nhìn chung, liên bang, bang, và các địa phương đã chi tiêu
khoảng 18% tổng sản phẩm quốc nội trong năm 1997.
|
|
Direct Assistance. Government also provides many
kinds of help to businesses and individuals. It offers low-interest loans and
technical assistance to small businesses, and it provides loans to help
students attend college. Government-sponsored enterprises buy home mortgages
from lenders and turn them into securities that can be bought and sold by
investors, thereby encouraging home lending. Government also actively
promotes exports and seeks to prevent foreign countries from maintaining
trade barriers that restrict imports.
|
Hỗ trợ trực tiếp. Chính phủ cũng cung cấp nhiều
loại hình trợ giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân. Chính phủ đưa ra các
khoản vay với lãi suất thấp và trợ giúp kỹ thuật cho những doanh nghiệp nhỏ,
và cho sinh viên vay tiền để học đại học và cao đẳng. Các doanh nghiệp được
chính phủ bảo trợ mua lại nhà cầm cố từ những người cho thế chấp và chuyển
chúng thành chứng khoán để có thể mua và bán bởi các nhà đầu tư, nhờ vậy
khuyến khích hoạt động cho vay thế chấp nhà. Chính phủ cũng tích cực thúc đẩy
xuất khẩu và tìm cách ngăn cản các nước khác duy trì hàng rào thuế quan để
hạn chế nhập khẩu.
|
|
Government supports individuals who cannot adequately care
for themselves. Social Security, which is financed by a tax on employers and
employees, accounts for the largest portion of Americans' retirement income.
The Medicare program pays for many of the medical costs of the elderly. The
Medicaid program finances medical care for low-income families. In many
states, government maintains institutions for the mentally ill or people with
severe disabilities. The federal government provides Food Stamps to help poor
families obtain food, and the federal and state governments jointly provide
welfare grants to support low-income parents with children.
|
Chính phủ trợ giúp các cá nhân không đủ khả năng tự chăm
lo cho chính mình. An sinh xã hội, chương trình được cấp tài chính từ khoản
đóng thuế của chủ doanh nghiệp và người lao động, đóng góp phần lớn nhất
trong thu nhập hưu trí của người Mỹ. Chương trình Bảo hiểm y tế thanh toán
nhiều khoản chi phí thuốc men cho người già. Chương trình Hỗ trợ y tế cung
cấp tài chính để chăm sóc y tế cho các gia đình có thu nhập thấp. Trong nhiều
bang, chính quyền bang duy trì các tổ chức chăm sóc người thiểu năng trí tuệ
hoặc khuyết tật nặng. Chính phủ liên bang đưa ra chương trình Tem phiếu thực
phẩm để trợ giúp lương thực cho các gia đình nghèo, và chính phủ liên bang
cùng với chính quyền các bang cung cấp các khoản trợ cấp phúc lợi chung để hỗ
trợ những gia đình thu nhập thấp có trẻ em.
|
|
Many of these programs, including Social Security, trace
their roots to the "New Deal" programs of Franklin D. Roosevelt,
who served as the U.S. president from 1933 to 1945. Key to Roosevelt's
reforms was a belief that poverty usually resulted from social and economic
causes rather than from failed personal morals. This view repudiated a common
notion whose roots lay in New England Puritanism that success was a sign of
God's favor and failure a sign of God's displeasure. This was an important
transformation in American social and economic thought. Even today, however,
echoes of the older notions are still heard in debates around certain issues,
especially welfare.
|
Rất nhiều chương trình như vậy, bao gồm cả An sinh xã hội,
có nguồn gốc từ các chương trình “Chính sách mới” của Franklin D. Roosevelt,
Tổng thống Mỹ từ năm 1933 đến năm 1945. Điểm mấu chốt của các cải cách của
Roosevelt là niềm tin cho rằng nghèo đói thường là hậu quả của những nguyên
nhân kinh tế và xã hội chứ không phải do thiếu hụt nhân cách cá nhân. Quan
điểm này đã bác bỏ quan niệm chung có nguồn gốc từ chủ nghĩa Thanh giáo Mới ở
nước Anh cho rằng thành công là dấu hiệu thiện ý của Chúa trời còn thất bại
là dấu hiệu bất bình của Chúa trời. Đây là sự chuyển hóa quan trọng trong tư
duy về kinh tế và xã hội của người Mỹ. Tuy vậy, thậm chí ngày nay, chúng ta
vẫn còn nghe thấy tiếng vọng của những quan điểm cũ trong các cuộc tranh luận
xung quanh các vấn đề nhất định, đặc biệt là phúc lợi.
|
|
Many other assistance programs for individuals and
families, including Medicare and Medicaid, were begun in the 1960s during
President Lyndon Johnson's (1963-1969) "War on Poverty." Although
some of these programs encountered financial difficulties in the 1990s and
various reforms were proposed, they continued to have strong support from
both of the United States' major political parties. Critics argued, however,
that providing welfare to unemployed but healthy individuals actually created
dependency rather than solving problems. Welfare reform legislation enacted
in 1996 under President Bill Clinton (1993-2001) requires people to work as a
condition of receiving benefits and imposes limits on how long individuals
may receive payments.
|
Rất nhiều chương trình hỗ trợ khác dành cho các cá nhân và
gia đình, gồm cả Bảo hiểm y tế và Hỗ trợ y tế, đã được bắt đầu từ những năm
1960, trong “Cuộc chiến chống nghèo đói” của Tổng thống Lyndon Johnson
(1963-1969). Mặc dù một số trong các chương trình đó gặp khó khăn về tài
chính vào những năm 1990 và nhiều cải cách khác được đề xuất, nhưng các
chương trình này vẫn được cả hai đảng chính trị chủ chốt của Mỹ ủng hộ mạnh
mẽ. Tuy nhiên, những người chỉ trích lập luận rằng cung cấp phúc lợi cho
những người thất nghiệp nhưng còn khoẻ mạnh thực tế chỉ tạo ra tính phụ thuộc
chứ không giải quyết được vấn đề. Luật cải cách phúc lợi được ban hành năm
1996 dưới thời Tổng thống Bill Clinton (1993-2001) đòi hỏi mọi người phải làm
việc như là một điều kiện để được nhận phúc lợi và đưa ra các giới hạn về
khoảng thời gian mà các cá nhân có thể nhận được tiền.
|
|
Poverty and
Inequality
Americans are proud of their economic system, believing it
provides opportunities for all citizens to have good lives. Their faith is
clouded, however, by the fact that poverty persists in many parts of the
country. Government anti-poverty efforts have made some progress but have not
eradicated the problem. Similarly, periods of strong economic growth, which
bring more jobs and higher wages, have helped reduce poverty but have not
eliminated it entirely.
|
Sự nghèo đói và bất
bình đẳng
Người Mỹ tự hào về hệ thống kinh tế của họ, tin tưởng rằng
nó đem lại các cơ hội cho tất cả mọi người để có được cuộc sống tốt đẹp. Tuy
vậy, niềm tin của họ bị bao phủ bởi thực tế là sự nghèo đói vẫn tồn tại dai
dẳng trên nhiều vùng của đất nước. Những nỗ lực chống nghèo đói của chính phủ
đã tạo ra một số tiến bộ nhưng vẫn không thể trừ tiệt được tận gốc. Tương tự
như vậy, các thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh với nhiều việc làm và lương cao
đã làm giảm bớt tình trạng nghèo đói nhưng không thể xóa bỏ được hoàn toàn.
|
|
The federal government defines a minimum amount of income
necessary for basic maintenance of a family of four. This amount may
fluctuate depending on the cost of living and the location of the family. In
1998, a family of four with an annual income below $16,530 was classified as
living in poverty.
|
Chính phủ đã xác định một mức thu nhập tối thiểu cần thiết
để duy trì cuộc sống cơ bản của một gia đình có bốn người. Mức thu nhập này
có thể dao động phụ thuộc vào giá sinh hoạt và nơi cư trú của gia đình đó.
Trong năm 1998, một gia đình bốn người với thu nhập hàng năm dưới 16.530 USD
được xem là đang sống trong nghèo đói.
|
|
The percentage of people living below the poverty level
dropped from 22.4 percent in 1959 to 11.4 percent in 1978. But since then, it
has fluctuated in a fairly narrow range. In 1998, it stood at 12.7 percent.
|
Tỷ lệ người sống dưới mức nghèo giảm từ 22,4% năm 1959
xuống còn 11,4% năm 1978. Nhưng từ đó đến nay nó dao động trong phạm vi tương
đối hẹp. Năm 1998, nó ở mức 12,7%.
|
|
What is more, the overall figures mask much more severe
pockets of poverty. In 1998, more than one-quarter of all African-Americans
(26.1 percent) lived in poverty; though distressingly high, that figure did
represent an improvement from 1979, when 31 percent of blacks were officially
classified as poor, and it was the lowest poverty rate for this group since
1959. Families headed by single mothers are particularly susceptible to
poverty. Partly as a result of this phenomenon, almost one in five children
(18.9 percent) was poor in 1997. The poverty rate was 36.7 percent among
African-American children and 34.4 percent among Hispanic children.
|
Hơn nữa, các số liệu tổng quan còn che giấu tình trạng
nghèo đói nghiêm trọng hơn rất nhiều. Năm 1998, hơn một phần tư số người Mỹ
gốc Phi (26,1%) sống trong nghèo đói; mặc dù cao một cách đáng lo ngại, nhưng
số liệu này đã cho thấy một bước cải thiện từ năm 1979, khi có tới 31% người
da đen chính thức được coi là nghèo, và đây là tỷ lệ nghèo đói thấp nhất của
nhóm người này kể từ năm 1959. Các gia đình do các bà mẹ độc thân làm chủ hộ
đặc biệt dễ lâm vào cảnh nghèo túng. Một phần do hiện tượng này mà năm 1997,
gần một phần năm trẻ em (18,9%) thuộc diện nghèo. Tỷ lệ nghèo của trẻ em Mỹ
gốc Phi là 36,7%, của trẻ em gốc Tây Ban Nha là 34,4%.
|
|
Some analysts have suggested that the official poverty
figures overstate the real extent of poverty because they measure only cash
income and exclude certain government assistance programs such as Food
Stamps, health care, and public housing. Others point out, however, that
these programs rarely cover all of a family's food or health care needs and
that there is a shortage of public housing. Some argue that even families
whose incomes are above the official poverty level sometimes go hungry,
skimping on food to pay for such things as housing, medical care, and
clothing. Still others point out that people at the poverty level sometimes
receive cash income from casual work and in the "underground"
sector of the economy, which is never recorded in official statistics.
|
Một số nhà phân tích cho rằng các số liệu về tình trạng
nghèo đói được công bố đã thổi phồng quy mô thật sự của tình trạng này, bởi
vì chúng mới chỉ tính thu nhập bằng tiền mặt và bỏ qua các chương trình trợ
giúp của chính phủ như tem phiếu thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ, và nhà ở chung
cư. Tuy vậy, một số khác lại chỉ ra rằng các chương trình đó hầu như không đáp
ứng được tất cả các nhu cầu thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ cho mỗi gia đình
và vẫn còn tình trạng thiếu nhà ở chung cư. Một số người lập luận rằng ngay
cả các gia đình có mức thu nhập trên mức nghèo thỉnh thoảng vẫn bị đói ăn,
dùng tiền mua thức ăn để thanh toán các khoản như tiền thuê nhà, tiền thuốc
men và tiền quần áo. Một số nhà phân tích khác còn khẳng định rằng những
người sống ở mức nghèo khổ thỉnh thoảng có được thu nhập bằng tiền mặt từ các
công việc không ổn định và nằm trong khu vực “ngầm” của nền kinh tế, khoản
thu nhập không bao giờ được đưa vào số liệu thống kê chính thức.
|
|
In any event, it is clear that the American economic
system does not apportion its rewards equally. In 1997, the wealthiest
one-fifth of American families accounted for 47.2 percent of the nation's
income, according to the Economic Policy Institute, a Washington-based
research organization. In contrast, the poorest one-fifth earned just 4.2
percent of the nation's income, and the poorest 40 percent accounted for only
14 percent of income.
|
Dù trong trường hợp nào, một điều rất rõ ràng là hệ thống
kinh tế của Mỹ không phân phối công bằng của cải làm ra. Theo Viện chính sách
kinh tế, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington, năm 1997, một phần
năm số gia đình Mỹ giàu nhất chiếm tới 47,2% thu nhập quốc dân. Ngược lại,
một phần năm số gia đình nghèo nhất chỉ chiếm 4,2% thu nhập quốc dân, và 40%
dân số nghèo nhất chỉ chiếm 14% thu nhập quốc dân.
|
|
Despite the generally prosperous American economy as a
whole, concerns about inequality continued during the 1980s and 1990s.
Increasing global competition threatened workers in many traditional
manufacturing industries, and their wages stagnated. At the same time, the
federal government edged away from tax policies that sought to favor
lower-income families at the expense of wealthier ones, and it also cut
spending on a number of domestic social programs intended to help the
disadvantaged. Meanwhile, wealthier families reaped most of the gains from
the booming stock market.
|
Mặc dù nền kinh tế Mỹ nhìn chung là thịnh vượng, nhưng
những lo lắng về tình trạng bất bình đẳng vẫn tiếp tục kéo dài suốt trong
những năm 1980 và 1990. Cạnh tranh toàn cầu tăng lên đe dọa các công nhân
trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp truyền thống, và đồng lương của họ bị
o ép. Cùng lúc đó, chính phủ liên bang lại nới lỏng các chính sách thuế,
những chính sách tìm cách hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp bằng chi phí
của các gia đình giàu, và nó cũng cắt giảm chi tiêu cho nhiều chương trình xã
hội trong nước trợ giúp người có hoàn cảnh khó khăn. Trong khi đó, các gia
đình giàu có lại gặt hái hầu hết những lợi ích thu được từ thị trường chứng
khoán đang tăng mạnh.
|
|
In the late 1990s, there were some signs these patterns
were reversing, as wage gains accelerated -- especially among poorer workers.
But at the end of the decade, it was still too early to determine whether
this trend would continue.
|
Vào cuối những năm 1990, có một số dấu hiệu cho thấy tình
trạng này đang được đảo ngược, khi thu nhập từ lương tăng mạnh - đặc biệt
trong số công nhân nghèo. Nhưng đến cuối thập kỷ này, vẫn còn quá sớm để
khẳng định xu hướng này có còn tiếp tục hay không.
|
|
The Growth of
Government
The U.S. government grew substantially beginning with
President Franklin Roosevelt's administration. In an attempt to end the
unemployment and misery of the Great Depression, Roosevelt's New Deal created
many new federal programs and expanded many existing ones. The rise of the
United States as the world's major military power during and after World War
II also fueled government growth. The growth of urban and suburban areas in
the postwar period made expanded public services more feasible. Greater
educational expectations led to significant government investment in schools
and colleges. An enormous national push for scientific and technological
advances spawned new agencies and substantial public investment in fields
ranging from space exploration to health care in the 1960s. And the growing
dependence of many Americans on medical and retirement programs that had not
existed at the dawn of the 20th century swelled federal spending further.
|
Sự phát triển của
chính quyền
Chính quyền Mỹ thực sự phát triển bắt đầu với sự điều hành
của Tổng thống Franklin Roosevelt. Trong nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất
nghiệp và nghèo khổ của cuộc Đại khủng hoảng, Chính sách mới của Roosevelt đã
tạo ra nhiều chương trình mới của liên bang và mở rộng các chương trình hiện
có. Sự nổi lên của nước Mỹ như là một cường quốc quân sự lớn của thế giới sau
Chiến tranh thế giới thứ hai cũng tạo đà cho chính quyền phát triển. Sự phát
triển của các vùng đô thị và ngoại ô trong giai đoạn sau chiến tranh khiến
cho các dịch vụ công cộng mở rộng trở nên khả thi hơn. Những kỳ vọng vào giáo
dục lớn hơn làm cho chính phủ đặc biệt chú trọng đầu tư vào trường học. Nỗ
lực quốc gia to lớn nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ đã tạo ra các
công ty mới và những khoản đầu tư công cộng đáng kể trong các lĩnh vực từ
nghiên cứu vũ trụ cho đến chăm sóc sức khoẻ vào những năm 1960. Và sự phụ
thuộc đang tăng lên của nhiều người Mỹ vào các chương trình y tế và hưu trí,
một điều chưa từng có ở đầu thế kỷ XX, đã làm chi tiêu liên bang tiếp tục
tăng mạnh.
|
|
While many Americans think that the federal government in
Washington has ballooned out of hand, employment figures indicate that this
has not been the case. There has been significant growth in government
employment, but most of this has been at the state and local levels. From
1960 to 1990, the number of state and local government employees increased
from 6.4 million to 15.2 million, while the number of civilian federal
employees rose only slightly, from 2.4 million to 3 million. Cutbacks at the
federal level saw the federal labor force drop to 2.7 million by 1998, but
employment by state and local governments more than offset that decline,
reaching almost 16 million in 1998. (The number of Americans in the military
declined from almost 3.6 million in 1968, when the United States was
embroiled in the war in Vietnam, to 1.4 million in 1998.)
|
Trong khi nhiều người Mỹ nghĩ rằng chính phủ liên bang ở
Washington đã phình ra quá mức, thì những số liệu về tuyển dụng nhân sự lại
cho thấy tình trạng đó chưa xảy ra. Vẫn có sự tăng lên đáng kể trong việc
tuyển dụng lao động của chính phủ, nhưng hầu hết chỉ ở các cấp bang và địa
phương. Từ năm 1960 đến năm 1990, số nhân viên chính quyền ở các bang và địa
phương tăng từ 6,4 triệu lên đến 15,2 triệu người, trong khi đó số công chức
dân sự của liên bang chỉ tăng rất ít, từ 2,4 triệu lên 3 triệu người. Sự cắt
giảm biên chế ở cấp liên bang làm cho lực lượng công chức liên bang chỉ còn
2,7 triệu người năm 1998, nhưng việc tuyển dụng nhân viên của chính quyền các
bang và địa phương lại nhiều hơn lượng cắt giảm, đạt khoảng 16 triệu người
năm 1998. (Số người Mỹ phục vụ trong quân đội giảm từ khoảng 3,6 triệu năm
1968, thời điểm khi nước Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam, xuống còn
1,4 triệu năm 1998).
|
|
The rising costs of taxes to pay for expanded government
services, as well as the general American distaste for "big
government" and increasingly powerful public employee unions, led many
policy-makers in the 1970s, 1980s, and 1990s to question whether government
is the most efficient provider of needed services. A new word --
"privatization" -- was coined and quickly gained acceptance
worldwide to describe the practice of turning certain government functions
over to the private sector.
|
Chi phí lấy từ thuế tăng lên để trang trải cho các dịch vụ
của bộ máy chính phủ phình ra, cũng như sự không ưa thích của người Mỹ nói
chung về một “chính phủ lớn” và các tổ chức công đoàn của người lao động
thuộc khu vực nhà nước ngày càng mạnh lên đã làm cho nhiều nhà hoạch định
chính sách trong suốt những năm 1970, 1980 và 1990 đặt ra câu hỏi liệu chính
phủ có phải là người cung cấp có hiệu quả nhất các dịch vụ cần thiết hay
không. Một từ mới - “tư nhân hoá” - được đưa ra và nhanh chóng được chấp nhận
rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới để mô tả việc chuyển bớt một số chức năng
nhất định của chính phủ cho khu vực tư nhân.
|
|
In the United States, privatization has occurred primarily
at the municipal and regional levels. Major U.S. cities such as New York, Los
Angeles, Philadelphia, Dallas, and Phoenix began to employ private companies
or nonprofit organizations to perform a wide variety of activities previously
performed by the municipalities themselves, ranging from streetlight repair
to solid-waste disposal and from data processing to management of prisons.
Some federal agencies, meanwhile, sought to operate more like private
enterprises; the United States Postal Service, for instance, largely supports
itself from its own revenues rather than relying on general tax dollars.
|
Trong nước Mỹ, tư nhân hóa xuất hiện chủ yếu ở các cấp
thành phố và khu vực. Các thành phố lớn như New York, Los Angeles,
Philadelphia, Dallas, và Phoenix bắt đầu thuê các công ty tư nhân hoặc tổ
chức phi lợi nhuận để thực hiện nhiều hoạt động đa dạng khác nhau mà trước
đây do chính quyền thành phố tự đảm nhiệm, từ sửa chữa đèn chiếu sáng đường
cho đến xử lý chất thải rắn, từ xử lý số liệu cho đến quản lý trại giam.
Trong khi đó, một số cơ quan của liên bang lại tìm cách vận hành giống như các
doanh nghiệp tư nhân; ví dụ, công ty Dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ phần lớn tự
trang trải bằng nguồn thu nhập của chính mình hơn là dựa vào bao cấp của
chính phủ.
|
|
Privatization of public services remains controversial,
however. While advocates insist that it reduces costs and increases
productivity, others argue the opposite, noting that private contractors need
to make a profit and asserting that they are not necessarily being more
productive. Public sector unions, not surprisingly, adamantly oppose most privatization
proposals. They contend that private contractors in some cases have submitted
very low bids in order to win contracts, but later raised prices
substantially. Advocates counter that privatization can be effective if it
introduces competition. Sometimes the spur of threatened privatization may
even encourage local government workers to become more efficient.
|
Tuy nhiên, tư nhân hóa các dịch vụ công cộng là vấn đề vẫn
còn đang tranh cãi. Trong khi những người ủng hộ cho rằng nó làm giảm chi phí
và tăng năng suất lao động, thì những người khác lại lập luận ngược lại, cho
rằng các nhà thầu tư nhân cần tạo ra lợi nhuận và quả quyết rằng họ không cần
có năng suất cao hơn. Không có gì ngạc nhiên khi các tổ chức công đoàn trong
khu vực công cộng phản đối quyết liệt hầu hết những đề xuất tư nhân hoá. Họ
cho rằng các nhà thầu tư nhân trong một số trường hợp đưa ra giá mời thầu rất
thấp để thắng thầu, nhưng thực tế sau đó lại nâng giá. Những người ủng hộ
phản đối rằng tư nhân hóa có thể hoạt động hiệu quả nếu đưa vào cạnh tranh.
Đôi khi, nỗi lo sợ về việc tư nhân hóa thậm chí có thể khuyến khích các công
chức chính quyền địa phương làm việc hiệu quả hơn.
|
|
As debates over regulation, government spending, and
welfare reform all demonstrate, the proper role of government in the nation's
economy remains a hot topic for debate more than 200 years after the United
States became an independent nation.
|
Như các cuộc tranh cãi xung quanh các vấn đề về điều tiết,
chi tiêu của chính phủ và cải cách phúc lợi đã chỉ ra, vai trò thích hợp của
chính phủ trong nền kinh tế quốc gia vẫn còn là một đề tài nóng bỏng trong
hơn 200 năm qua kể từ khi nước Mỹ trở thành một quốc gia độc lập.
|
|
|
||
CHAPTER 3: The U.S.
Economy: A Brief History
|
Chương 3: Tóm lược
lịch sử nền kinh tế Mỹ
|
|
The modern American economy traces its roots to the quest
of European settlers for economic gain in the 16th, 17th, and 18th centuries.
The New World then progressed from a marginally successful colonial economy
to a small, independent farming economy and, eventually, to a highly complex
industrial economy. During this evolution, the United States developed ever
more complex institutions to match its growth. And while government
involvement in the economy has been a consistent theme, the extent of that
involvement generally has increased.
|
Nền kinh tế Mỹ hiện đại có nguồn gốc từ cuộc tìm kiếm lợi
ích kinh tế của những người định cư châu Âu vào thế kỷ XVI, XVII và XVIII.
Sau đó, Tân thế giới đã phát triển từ một nền kinh tế thuộc địa có ít thành
công thành một nền kinh tế trang trại nhỏ độc lập, và cuối cùng là một nền
kinh tế công nghiệp liên hợp cao. Trong quá trình tiến hóa này, Hoa Kỳ đã xây
dựng nhiều hơn bao giờ hết các thể chế phức tạp để phù hợp với sự phát triển
của mình. Và trong khi sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế còn là chủ
đề muôn thủơ, thì quy mô của sự can thiệp đó nói chung cũng tăng lên.
|
|
North America's first inhabitants were Native Americans --
indigenous peoples who are believed to have traveled to America about 20,000
years earlier across a land bridge from Asia, where the Bering Strait is
today. (They were mistakenly called "Indians" by European
explorers, who thought they had reached India when first landing in the
Americas.) These native peoples were organized in tribes and, in some cases,
confederations of tribes. While they traded among themselves, they had little
contact with peoples on other continents, even with other native peoples in
South America, before European settlers began arriving. What economic systems
they did develop were destroyed by the Europeans who settled their lands.
|
Những người dân đầu tiên của Bắc Mỹ là người Mỹ bản địa -
những người thổ dân được cho là đã đến đây định cư từ khoảng 20.000 năm trước
qua dải đất nối với châu Á, ngày nay gọi là eo biển Bering. (Họ bị những nhà
thám hiểm châu Âu gọi nhầm là “người ấn Độ” (Indians) vì nghĩ rằng đã đến
được ấn Độ khi lần đầu tiên đặt chân lên châu Mỹ). Những người bản địa này
được tổ chức theo các bộ tộc, và trong một số trường hợp theo liên minh các
bộ tộc. Họ chỉ buôn bán trao đổi với nhau, nên trước khi người định cư châu
Âu tới đây, họ có rất ít mối liên hệ với các dân tộc thuộc lục địa khác, ngay
cả với người bản địa khác ở Nam Mỹ. Các hệ thống kinh tế họ từng xây dựng nên
đã bị phá hủy bởi người châu Âu đến định cư trên đất đai của họ.
|
|
Vikings were the first Europeans to "discover"
America. But the event, which occurred around the year 1000, went largely
unnoticed; at the time, most of European society was still firmly based on
agriculture and land ownership. Commerce had not yet assumed the importance
that would provide an impetus to the further exploration and settlement of
North America.
|
Người Viking là những người châu Âu đầu tiên “khám phá” ra
châu Mỹ. Nhưng sự kiện này, xảy ra vào khoảng năm 1000, bị rơi vào quên lãng;
vào thời gian đó, phần lớn xã hội châu Âu vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp và
sở hữu đất đai. Thương nghiệp vẫn chưa có tầm quan trọng để có thể tạo ra
động lực cho việc thám hiểm sâu hơn và định cư trên Bắc Mỹ.
|
|
In 1492, Christopher Columbus, an Italian sailing under
the Spanish flag, set out to find a southwest passage to Asia and discovered
a "New World." For the next 100 years, English, Spanish,
Portuguese, Dutch, and French explorers sailed from Europe for the New World,
looking for gold, riches, honor, and glory.
|
Vào năm 1492, Christopher Columbus, một người Italia dẫn
đầu đoàn thuyền của Tây Ban Nha đã lên đường để tìm một tuyến đường phía tây
nam sang châu Á và đã khám phá ra một “Tân thế giới”. Trong 100 năm tiếp
theo, các nhà thám hiểm người Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Pháp từ
châu Âu đến Tân thế giới để tìm kiếm vàng, sự giàu có, danh vọng và vinh quang.
|
|
But the North American wilderness offered early explorers
little glory and less gold, so most did not stay. The people who eventually
did settle North America arrived later. In 1607, a band of Englishmen built
the first permanent settlement in what was to become the United States. The
settlement, Jamestown, was located in the present-day state of Virginia.
|
Nhưng vùng Bắc Mỹ hoang dã đã mang lại cho các nhà thám
hiểm đầu tiên này rất ít vinh quang và vàng bạc, nên hầu hết họ không ở lại.
Những người thực sự đến định cư ở Bắc Mỹ tới đây muộn hơn. Năm 1607, một nhóm
người Anh đã xây dựng nơi định cư lâu dài đầu tiên ở vùng đất sau này trở
thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nơi định cư này, Jamestown, ngày nay thuộc bang
Virginia.
|
|
Colonization
Early settlers had a variety of reasons for seeking a new
homeland. The Pilgrims of Massachusetts were pious, self-disciplined English
people who wanted to escape religious persecution. Other colonies, such as
Virginia, were founded principally as business ventures. Often, though, piety
and profits went hand-in-hand.
|
Sự thuộc địa hóa
Những người định cư đầu tiên có nhiều lý do khác nhau để
tìm kiếm một quê hương mới. Người hành hương định cư tại Massachusetts là
những người Anh ngoan đạo, có kỷ cương muốn thoát khỏi sự ngược đãi tôn giáo.
Các bang thuộc địa khác, chẳng hạn như Virginia, được thành lập chủ yếu dựa
trên các hoạt động kinh doanh. Nhưng dù sao, lòng ngoan đạo và lợi ích thường
đi đôi với nhau.
|
|
England's success at colonizing what would become the
United States was due in large part to its use of charter companies. Charter
companies were groups of stockholders (usually merchants and wealthy
landowners) who sought personal economic gain and, perhaps, wanted also to
advance England's national goals. While the private sector financed the
companies, the King provided each project with a charter or grant conferring
economic rights as well as political and judicial authority. The colonies
generally did not show quick profits, however, and the English investors
often turned over their colonial charters to the settlers. The political
implications, although not realized at the time, were enormous. The colonists
were left to build their own lives, their own communities, and their own
economy -- in effect, to start constructing the rudiments of a new nation.
|
Thành công của nước Anh trong việc thuộc địa hóa vùng đất
sau này trở thành nước Mỹ phần lớn là do nó sử dụng các công ty buôn bán có
đặc quyền do hoàng gia quy định. Các công ty có đặc quyền là những nhóm cổ
đông (thường là các thương nhân và các chủ đất giàu có) tìm kiếm các lợi ích
kinh tế cá nhân và có thể họ cũng muốn thúc đẩy các mục tiêu quốc gia của
nước Anh. Trong khi khu vực tư nhân cấp tài chính cho các công ty này, thì
nhà vua ban cho mỗi dự án một đặc quyền hay sự thừa nhận các quyền lợi về
kinh tế cũng như sự ủy quyền về chính trị và pháp lý. Tuy nhiên, các bang
thuộc địa nhìn chung không tạo ra lợi nhuận nhanh chóng, và các nhà đầu tư
người Anh thường chuyển giao các đặc quyền thuộc địa của họ cho những người
định cư. Mặc dù không được nhận thức ngay lúc đó, nhưng ý nghĩa chính trị của
việc làm này rất to lớn. Những người thuộc địa được tuỳ ý xây dựng cuộc sống
riêng, cộng đồng riêng và nền kinh tế riêng của mình - thực tế là bắt đầu xây
dựng các cơ sở nền tảng của một quốc gia mới.
|
|
What early colonial prosperity there was resulted from
trapping and trading in furs. In addition, fishing was a primary source of
wealth in Massachusetts. But throughout the colonies, people lived primarily
on small farms and were self-sufficient. In the few small cities and among
the larger plantations of North Carolina, South Carolina, and Virginia, some
necessities and virtually all luxuries were imported in return for tobacco,
rice, and indigo (blue dye) exports.
|
Sự thịnh vượng ban đầu ở thuộc địa là do săn bắt và buôn
bán lông thú. Thêm nữa, đánh bắt cá là nguồn của cải chủ yếu ở Massachusetts.
Nhưng trên khắp các bang thuộc địa, dân chúng cơ bản sống nhờ vào các trang
trại nhỏ và tự cung tự cấp. Ở vài thành phố nhỏ và trong các đồn điền lớn
thuộc Bắc Carolina, Nam Carolina và Virginia, một số nhu yếu phẩm và hầu như
toàn bộ hàng hóa xa xỉ được nhập khẩu, đồng thời những nơi này xuất đi thuốc
lá, gạo và thuốc nhuộm.
|
|
Supportive industries developed as the colonies grew. A
variety of specialized sawmills and gristmills appeared. Colonists
established shipyards to build fishing fleets and, in time, trading vessels.
The also built small iron forges. By the 18th century, regional patterns of
development had become clear: the New England colonies relied on
ship-building and sailing to generate wealth; plantations (many using slave
labor) in Maryland, Virginia, and the Carolinas grew tobacco, rice, and
indigo; and the middle colonies of New York, Pennsylvania, New Jersey, and
Delaware shipped general crops and furs. Except for slaves, standards of
living were generally high -- higher, in fact, than in England itself.
Because English investors had withdrawn, the field was open to entrepreneurs
among the colonists.
|
Các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển khi thuộc địa lớn
mạnh dần. Hàng loạt nhà máy cưa và nhà máy xay bột xuất hiện. Những người
định cư thành lập xưởng đóng tàu để xây dựng các đội tàu đánh cá và cả các
tàu buôn. Họ cũng xây dựng các xưởng rèn sắt. Đến thế kỷ XVIII, các mô hình
phát triển theo khu vực đã trở nên rõ ràng: các bang thuộc địa New England
dựa vào ngành đóng tàu và đi biển để làm giàu; các đồn điền (nhiều nơi sử
dụng lao động nô lệ) ở Maryland, Virginia và Carolina trồng thuốc lá, gạo,
thuốc nhuộm; các bang thuộc địa miền trung như New York, Pennsylvania, New
Jersey và Delaware xuất khẩu nông phẩm và lông thú. Trừ những người nô lệ,
mức sống ở đây tương đối cao - thực tế là cao hơn cả ở chính nước Anh. Do các
nhà đầu tư Anh rút đi nên địa bàn được mở rộng cho các nhà kinh doanh là
người định cư ở thuộc địa.
|
|
By 1770, the North American colonies were ready, both
economically and politically, to become part of the emerging self-government
movement that had dominated English politics since the time of James I (1603-1625).
Disputes developed with England over taxation and other matters; Americans
hoped for a modification of English taxes and regulations that would satisfy
their demand for more self-government. Few thought the mounting quarrel with
the English government would lead to all-out war against the British and to
independence for the colonies.
|
Tới năm 1770, các thuộc địa Bắc Mỹ đã chín muồi cả về kinh
tế lẫn chính trị để trở thành một phần của phong trào giành quyền tự trị đang
nổi lên, phong trào chi phối nền chính trị nước Anh từ thời James I
(1603-1625). Những cuộc tranh chấp với nước Anh về thuế khóa và các vấn đề
khác gia tăng; người Mỹ hy vọng có những thay đổi về mức thuế của nước Anh
cũng như những điều chỉnh đáp ứng yêu cầu của họ về quyền tự trị lớn hơn. Hầu
như không ai nghĩ rằng căng thẳng nổi lên với chính quyền Anh có thể dẫn đến bùng
nổ chiến tranh chống lại Anh và giành độc lập cho các thuộc địa.
|
|
Like the English political turmoil of the 17th and 18th
centuries, the American Revolution (1775-1783) was both political and
economic, bolstered by an emerging middle class with a rallying cry of
"unalienable rights to life, liberty, and property" -- a phrase
openly borrowed from English philosopher John Locke's Second Treatise on
Civil Government (1690). The war was triggered by an event in April 1775.
British soldiers, intending to capture a colonial arms depot at Concord,
Massachusetts, clashed with colonial militiamen. Someone -- no one knows
exactly who -- fired a shot, and eight years of fighting began. While
political separation from England may not have been the majority of colonists'
original goal, independence and the creation of a new nation -- the United
States -- was the ultimate result.
|
Cũng giống như sự rối loạn chính trị ở Anh vào thế kỷ XVII
và XVIII, cuộc Cách mạng Mỹ (1775-1783) mang cả tính chính trị lẫn kinh tế;
nó được cổ vũ bởi một tầng lớp trung lưu đang nổi lên, tập hợp dưới khẩu hiệu
“các quyền tất yếu và bất khả xâm phạm về cuộc sống, tự do và sở hữu tài sản”
- một cụm từ trích trong cuốn Tham luận thứ hai về chính quyền dân sự (Second
Treatise on Civil Government) (1690) của triết gia người Anh John Locke.
Chiến tranh được châm ngòi bởi một sự kiện vào tháng Tư 1775. Binh lính Anh,
trong khi định tịch thu một kho vũ khí của quân đội thuộc địa ở Concord, bang
Massachusetts, đã va chạm với lực lượng dân quân tự vệ thuộc địa. Một người -
không biết chính xác là ai - bắn một phát súng, và cuộc chiến kéo dài tám năm
bắt đầu. Trong khi việc ly khai chính trị khỏi nước Anh có thể không phải là
mục tiêu chính ban đầu của người dân thuộc địa, thì nền độc lập và sự hình thành
một quốc gia mới - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - lại là kết quả cuối cùng.
|
|
The New Nation's
Economy
The U.S. Constitution, adopted in 1787 and in effect to
this day, was in many ways a work of creative genius. As an economic charter,
it established that the entire nation -- stretching then from Maine to
Georgia, from the Atlantic Ocean to the Mississippi Valley -- was a unified,
or "common," market. There were to be no tariffs or taxes on
interstate commerce. The Constitution provided that the federal government
could regulate commerce with foreign nations and among the states, establish
uniform bankruptcy laws, create money and regulate its value, fix standards
of weights and measures, establish post offices and roads, and fix rules
governing patents and copyrights. The last-mentioned clause was an early
recognition of the importance of "intellectual property," a matter
that would assume great importance in trade negotiations in the late 20th
century.
|
Nền kinh tế của quốc
gia mới
Hiến pháp Hoa Kỳ, được thông qua năm 1787 và có hiệu lực
cho đến ngày nay, là một thành quả sáng tạo trên nhiều phương diện. Như một
hiến chương về kinh tế, nó thiết lập trên quốc gia toàn vẹn này - trải dài từ
Maine cho đến Georgia, từ Đại Tây Dương cho đến thung lũng Mississippi - một
thị trường thống nhất hay thị trường “chung”. Không có thuế quan hoặc các
loại thuế khác trong buôn bán giữa các bang. Hiến pháp quy định chính phủ
liên bang có thể điều chỉnh thương mại với nước ngoài và giữa các bang, xây
dựng luật phá sản thống nhất, in tiền và điều chỉnh giá trị của nó, cố định
các loại tiêu chuẩn về cân và đo lường, xây dựng các trạm bưu điện và đường
giao thông, xây dựng các đạo luật về quản lý bằng sáng chế và bản quyền tác
giả. Điều khoản cuối cùng này là sự thừa nhận rất sớm tầm quan trọng của “sở
hữu trí tuệ”, một vấn đề được coi là rất quan trọng trong thương lượng buôn
bán cuối thế kỷ XX.
|
|
Alexander Hamilton, one of the nation's Founding Fathers
and its first secretary of the treasury, advocated an economic development strategy
in which the federal government would nurture infant industries by providing
overt subsidies and imposing protective tariffs on imports. He also urged the
federal government to create a national bank and to assume the public debts
that the colonies had incurred during the Revolutionary War. The new
government dallied over some of Hamilton's proposals, but ultimately it did
make tariffs an essential part of American foreign policy -- a position that
lasted until almost the middle of the 20th century.
|
Alexander Hamilton, một trong những Nhà lập quốc và là Bộ
trưởng Tài chính đầu tiên, ủng hộ một chiến lược phát triển kinh tế trong đó
chính phủ liên bang cần phải nuôi dưỡng những ngành công nghiệp non trẻ bằng
việc cung cấp các khoản hỗ trợ công khai và đánh thuế bảo hộ vào hàng nhập
khẩu. Ông cũng đề xuất với chính phủ liên bang thành lập ngân hàng quốc gia
và gánh vác các khoản nợ công cộng mà các bang thuộc địa đã vay trong cuộc
Chiến tranh cách mạng. Chính phủ mới lần lữa đối với một số đề nghị của Hamilton,
nhưng cuối cùng đã chấp nhận thuế quan là một phần cơ bản của chính sách đối
ngoại Hoa Kỳ - một quan điểm kéo dài đến tận giữa thế kỷ XX.
|
|
Although early American farmers feared that a national
bank would serve the rich at the expense of the poor, the first National Bank
of the United States was chartered in 1791; it lasted until 1811, after which
a successor bank was chartered.
|
Mặc dù ban đầu người nông dân Mỹ sợ rằng ngân hàng quốc
gia sẽ phục vụ người giàu bằng phí tổn của người nghèo, nhưng Ngân hàng quốc
gia Hoa Kỳ đầu tiên vẫn được sáng lập vào năm 1791; nó tồn tại cho đến năm
1811, sau đó một ngân hàng kế vị khác được thành lập.
|
|
Hamilton believed the United States should pursue economic
growth through diversified shipping, manufacturing, and banking. Hamilton's
political rival, Thomas Jefferson, based his philosophy on protecting the
common man from political and economic tyranny. He particularly praised small
farmers as "the most valuable citizens." In 1801, Jefferson became
president (1801-1809) and turned to promoting a more decentralized, agrarian
democracy.
|
Hamilton tin rằng Hoa Kỳ có thể theo đuổi tăng trưởng kinh
tế thông qua hoạt động đa dạng của ngành tàu biển, ngành công nghiệp chế tạo
và hoạt động ngân hàng. Đối thủ chính trị của Hamilton, Thomas Jefferson, đã
đưa ra triết lý của mình dựa trên việc bảo vệ người dân bình thường khỏi sự
chuyên chế về chính trị và kinh tế. Ông đặc biệt ca ngợi người tiểu nông như
là “các công dân có giá trị nhất”. Đến năm 1801, Jefferson trở thành Tổng
thống Hoa Kỳ (1801-1809) và thúc đẩy một nền dân chủ nông nghiệp phi tập
trung hóa mạnh mẽ.
|
|
Movement South and
Westward
Cotton, at first a small-scale crop in the South, boomed
following Eli Whitney's invention in 1793 of the cotton gin, a machine that
separated raw cotton from seeds and other waste. Planters in the South bought
land from small farmers who frequently moved farther west. Soon, large
plantations, supported by slave labor, made some families very wealthy.
|
Phong trào hướng về
miền Nam và miền Tây
Cây bông ban đầu chỉ là một cây trồng có quy mô nhỏ ở miền
Nam, nhưng nó đã phát triển hết sức mạnh mẽ sau khi có sáng chế về máy tách
hạt bông của Eli Whitney vào năm 1793. Đây là một loại máy tách sợi bông thô
ra khỏi hạt và phế thải khác. Các chủ đồn điền ở miền Nam đã mua lại đất của
tiểu nông, những người thường có xu hướng di chuyển xa hơn về phía tây. Chẳng
bao lâu sau, các đồn điền lớn với lao động là nô lệ đã làm cho một số gia
đình trở nên rất giàu có.
|
|
It wasn't just southerners who were moving west, however.
Whole villages in the East sometimes uprooted and established new settlements
in the more fertile farmland of the Midwest. While western settlers are often
depicted as fiercely independent and strongly opposed to any kind of
government control or interference, they actually received a lot of
government help, directly and indirectly. Government-created national roads
and waterways, such as the Cumberland Pike (1818) and the Erie Canal (1825),
helped new settlers migrate west and later helped move western farm produce
to market.
|
Tuy nhiên, không chỉ có những người miền Nam di cư sang
miền Tây. Đôi khi, toàn bộ các làng ở miền Đông rời bỏ nơi đang sinh sống sang
định cư ở những vùng đất màu mỡ hơn thuộc vùng Trung Tây. Trong khi người
định cư miền Tây được mô tả là những người cực kỳ độc lập và phản đối kịch
liệt bất cứ một hình thức kiểm soát hoặc can thiệp nào của chính phủ, trên
thực tế họ thường nhận được rất nhiều sự hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp của
chính phủ. Các tuyến đường quốc lộ và đường thủy quốc gia do chính phủ xây
dựng, chẳng hạn như xa lộ Cumberland Pike (1818) và kênh đào Erie Canal
(1825) đã giúp người mới di cư sang định cư ở miền Tây và sau đó giúp vận
chuyển nông sản từ miền Tây ra thị trường.
|
|
Many Americans, both poor and rich, idealized Andrew
Jackson, who became president in 1829, because he had started life in a log
cabin in frontier territory. President Jackson (1829-1837) opposed the successor
to Hamilton's National Bank, which he believed favored the entrenched
interests of the East against the West. When he was elected for a second
term, Jackson opposed renewing the bank's charter, and Congress supported
him. Their actions shook confidence in the nation's financial system, and
business panics occurred in both 1834 and 1837.
|
Nhiều người Mỹ, cả giàu lẫn nghèo, đã lý tưởng hóa Andrew
Jackson, người trở thành Tổng thống vào năm 1829, bởi vì ông từng bắt đầu
cuộc sống trong một túp lều gỗ ở vùng biên giới. Tổng thống Jackson
(1829-1837) đã phản đối ngân hàng kế vị từ Ngân hàng quốc gia của Hamilton,
bởi ông tin rằng nó ủng hộ những quyền lợi cố hữu của miền Đông chống lại
miền Tây. Khi được bầu lại nhiệm kỳ thứ hai, ông đã phản đối việc gia hạn
điều lệ hoạt động của ngân hàng này, và quốc hội ủng hộ ông. Những hành động
này làm lay chuyển lòng tin vào hệ thống tài chính quốc gia, và sự hoảng loạn
trong kinh doanh đã xuất hiện vào năm 1834 và 1837.
|
|
Periodic economic dislocations did not curtail rapid U.S.
economic growth during the 19th century. New inventions and capital
investment led to the creation of new industries and economic growth. As
transportation improved, new markets continuously opened. The steamboat made
river traffic faster and cheaper, but development of railroads had an even
greater effect, opening up vast stretches of new territory for development.
Like canals and roads, railroads received large amounts of government
assistance in their early building years in the form of land grants. But
unlike other forms of transportation, railroads also attracted a good deal of
domestic and European private investment.
|
Những trục trặc về kinh tế theo chu kỳ đã không ảnh hưởng
tới tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Mỹ trong suốt thế kỷ XIX. Các phát
minh mới và việc đầu tư vốn dẫn đến sự hình thành những ngành công nghiệp mới
và tăng trưởng kinh tế. Khi mạng lưới giao thông được cải thiện, nhiều thị
trường mới tiếp tục được mở ra. Tàu thuyền chạy bằng hơi nước làm cho giao
thông trên sông nhanh hơn và rẻ hơn, nhưng sự phát triển đường sắt thậm chí
còn có tác động lớn hơn, nó mở ra con đường phát triển cho rất nhiều vùng
lãnh thổ mới. Cũng giống như các kênh đào và đường bộ, hệ thống đường sắt
nhận được sự hỗ trợ rất lớn của chính phủ trong những năm đầu xây dựng dưới
hình thức tài trợ bằng đất đai. Nhưng không giống như các hình thức giao
thông khác, ngành đường sắt lại thu hút khá nhiều đầu tư tư nhân cả trong
nước và châu Âu.
|
|
In these heady days, get-rich-quick schemes abounded. Financial
manipulators made fortunes overnight, but many people lost their savings.
Nevertheless, a combination of vision and foreign investment, combined with
the discovery of gold and a major commitment of America's public and private
wealth, enabled the nation to develop a large-scale railroad system,
establishing the base for the country's industrialization.
|
Trong những ngày sôi động này, có rất nhiều hoạt động làm
giàu nhanh chóng. Những nhà vận động tài chính phất lên chỉ sau một đêm,
nhưng cũng có rất nhiều người bị mất khoản tiền tiết kiệm của mình. Tuy
nhiên, sự kết hợp giữa khả năng trong tương lai và đầu tư nước ngoài, cùng
với việc khám phá ra vàng và một cam kết chủ yếu về quyền làm giàu tư nhân và
cộng đồng của Mỹ, đã cho phép quốc gia này phát triển hệ thống đường sắt với
quy mô lớn, thiết lập cơ sở hạ tầng cho công nghiệp hóa đất nước.
|
|
Industrial Growth
The Industrial Revolution began in Europe in the late 18th
and early 19th centuries, and it quickly spread to the United States. By
1860, when Abraham Lincoln was elected president, 16 percent of the U.S.
population lived in urban areas, and a third of the nation's income came from
manufacturing. Urbanized industry was limited primarily to the Northeast;
cotton cloth production was the leading industry, with the manufacture of
shoes, woolen clothing, and machinery also expanding. Many new workers were
immigrants. Between 1845 and 1855, some 300,000 European immigrants arrived
annually. Most were poor and remained in eastern cities, often at ports of
arrival.
|
Sự tăng trưởng công
nghiệp
Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở châu Âu vào cuối thế kỷ
XVIII và đầu thế kỷ XIX, và đã nhanh chóng lan sang nước Mỹ. Năm 1860, khi
Abraham Lincoln được bầu làm tổng thống, 16% dân số nước Mỹ sống ở đô thị, và
một phần ba thu nhập quốc dân là từ ngành công nghiệp chế tạo. Nền công
nghiệp được đô thị hóa ban đầu chỉ giới hạn ở vùng Đông Bắc; sản xuất vải
bông là ngành công nghiệp hàng đầu, tiếp đến là các ngành sản xuất giầy, vải
len và chế tạo máy cũng được mở rộng. Nhiều công nhân mới là người nhập cư.
Từ năm 1845 đến 1855, mỗi năm có gần 300.000 người nhập cư châu Âu đến đây.
Hầu hết họ là người nghèo và ở lại các thành phố miền Đông, thường là tại các
cảng nơi họ đến.
|
|
The South, on the other hand, remained rural and dependent
on the North for capital and manufactured goods. Southern economic interests,
including slavery, could be protected by political power only as long as the
South controlled the federal government. The Republican Party, organized in
1856, represented the industrialized North. In 1860, Republicans and their
presidential candidate, Abraham Lincoln were speaking hesitantly on slavery,
but they were much clearer on economic policy. In 1861, they successfully
pushed adoption of a protective tariff. In 1862, the first Pacific railroad
was chartered. In 1863 and 1864, a national bank code was drafted.
|
Ngược lại, miền Nam vẫn là vùng nông thôn và phụ thuộc vào
vốn đầu tư và hàng hóa sản xuất từ miền Bắc. Lợi ích kinh tế của miền Nam, kể
cả sự chiếm hữu nô lệ, chỉ có thể được các thế lực chính trị bảo vệ khi người
miền Nam kiểm soát chính phủ liên bang. Đảng Cộng hoà, được thành lập năm
1856, đại diện cho miền Bắc công nghiệp hoá. Năm 1860, các đảng viên Cộng hòa
và ứng cử viên tổng thống của họ, Abraham Lincoln, đã không tỏ rõ thái độ đối
với vấn đề chế độ nô lệ, nhưng họ lại dứt khoát hơn nhiều trong các chính
sách kinh tế. Năm 1861, họ đã thành công trong việc thúc đẩy thông qua chính
sách thuế quan bảo hộ. Năm 1862, tuyến đường sắt Thái Bình Dương đầu tiên
được thiết kế. Năm 1863 và 1864, bộ luật về ngân hàng quốc gia được dự thảo.
|
|
Northern victory in the U.S. Civil War (1861-1865),
however, sealed the destiny of the nation and its economic system. The
slave-labor system was abolished, making the large southern cotton
plantations much less profitable. Northern industry, which had expanded
rapidly because of the demands of the war, surged ahead. Industrialists came
to dominate many aspects of the nation's life, including social and political
affairs. The planter aristocracy of the South, portrayed sentimentally 70
years later in the film classic Gone with the Wind, disappeared.
|
Tuy nhiên, thắng lợi của miền Bắc trong cuộc Nội chiến Mỹ
(1861-1865) đã đặt dấu ấn cho vận mệnh quốc gia và hệ thống kinh tế của nó.
Chế độ lao động nô lệ bị xóa bỏ, làm cho các đồn điền lớn trồng bông ở miền
Nam không còn mấy lợi nhuận. Nền công nghiệp ở miền Bắc, vốn dĩ đã phát triển
rất nhanh do nhu cầu của chiến tranh, nay nổi lên dẫn đầu. Các nhà công
nghiệp trở thành người chi phối nhiều lĩnh vực của đời sống quốc gia, bao gồm
cả các hoạt động chính trị và xã hội. Chế độ quí tộc của các điền chủ miền
Nam, mà 70 năm sau được mô tả lại rất truyền cảm trong bộ phim kinh điển Cuốn
theo chiều gió (Gone With the Wind), đã biến mất.
|
|
Inventions,
Development, and Tycoons
The rapid economic development following the Civil War
laid the groundwork for the modern U.S. industrial economy. An explosion of
new discoveries and inventions took place, causing such profound changes that
some termed the results a "second industrial revolution." Oil was
discovered in western Pennsylvania. The typewriter was developed.
Refrigeration railroad cars came into use. The telephone, phonograph, and
electric light were invented. And by the dawn of the 20th century, cars were
replacing carriages and people were flying in airplanes.
|
Các phát minh, sự
phát triển, và các trùm tư bản
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng sau cuộc Nội chiến đã
đặt nền móng cho nền kinh tế công nghiệp hiện đại Hoa Kỳ. Sự bùng nổ các phát
minh và sáng chế mới xuất hiện, gây ra những biến đổi sâu sắc đến mức một số
người đã gọi các thành quả này là “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai”.
Dầu mỏ được khám phá ở phía tây Pennsylvania. Máy chữ được phát triển. Toa xe
lửa có máy lạnh được đưa vào sử dụng. Điện thoại, máy hát và đèn điện được
phát minh. Tới đầu thế kỷ XX, ô tô thay thế cho xe kéo và con người có thể
bay bằng máy bay.
|
|
Parallel to these achievements was the development of the
nation's industrial infrastructure. Coal was found in abundance in the
Appalachian Mountains from Pennsylvania south to Kentucky. Large iron mines
opened in the Lake Superior region of the upper Midwest. Mills thrived in
places where these two important raw materials could be brought together to
produce steel. Large copper and silver mines opened, followed by lead mines
and cement factories.
|
Song song với những thành quả đó là sự phát triển hạ tầng
cơ sở công nghiệp quốc gia. Than đá được phát hiện với trữ lượng lớn ở dãy
núi Appalachian chạy từ phía nam Pennsylvania cho đến Kentucky. Các mỏ sắt
lớn được khai thác ở vùng Thượng Hồ (Lake Superior) thuộc phía trên của miền
Trung Tây. Các nhà máy phát triển mạnh tại những nơi mà hai loại nguyên liệu
thô quan trọng trên có thể cùng được đưa vào để sản xuất ra thép. Các mỏ đồng
và bạc, tiếp đến là các mỏ chì và nhà máy xi măng, cũng được mở ra.
|
|
As industry grew larger, it developed mass-production
methods. Frederick W. Taylor pioneered the field of scientific management in
the late 19th century, carefully plotting the functions of various workers
and then devising new, more efficient ways for them to do their jobs. (True
mass production was the inspiration of Henry Ford, who in 1913 adopted the
moving assembly line, with each worker doing one simple task in the
production of automobiles. In what turned out to be a farsighted action, Ford
offered a very generous wage -- $5 a day -- to his workers, enabling many of
them to buy the automobiles they made, helping the industry to expand.)
|
Khi ngành công nghiệp phát triển mạnh lên, thì kèm theo nó
là các phương pháp sản xuất hàng loạt ra đời. Frederick W. Taylor là người đi
đầu trong lĩnh vực quản lý khoa học vào cuối thế kỷ XIX; ông đã chia nhỏ chức
năng của những công nhân khác nhau và trang bị những phương pháp mới hiệu quả
hơn để họ thực hiện công việc của mình. (Phương pháp sản xuất hàng loạt thực
sự là sáng kiến của Henry Ford; năm 1913 ông đã đưa các dây chuyền lắp ráp
vào hoạt động, mỗi công nhân chỉ thực hiện một nhiệm vụ đơn giản trong dây
chuyền sản xuất ô tô. Với một hành động được xem là biết nhìn xa, ông trả một
mức lương rất hào phóng - 5 USD một ngày - cho công nhân của mình, tạo điều
kiện cho nhiều người mua ô tô do mình sản xuất ra, giúp ngành công nghiệp này
phát triển).
|
|
The "Gilded Age" of the second half of the 19th
century was the epoch of tycoons. Many Americans came to idealize these
businessmen who amassed vast financial empires. Often their success lay in
seeing the long-range potential for a new service or product, as John D. Rockefeller
did with oil. They were fierce competitors, single-minded in their pursuit of
financial success and power. Other giants in addition to Rockefeller and Ford
included Jay Gould, who made his money in railroads; J. Pierpont Morgan,
banking; and Andrew Carnegie, steel. Some tycoons were honest according to
business standards of their day; others, however, used force, bribery, and
guile to achieve their wealth and power. For better or worse, business
interests acquired significant influence over government.
|
“Thời kỳ vàng son” của nửa sau thế kỷ XIX là kỷ nguyên của
các trùm tư bản. Nhiều người Mỹ đã lý tưởng hóa những nhà kinh doanh trùm tài
phiệt rất giàu có này. Thường thường, thành công của họ là do nắm bắt được
tiềm năng rộng lớn trong dài hạn của một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, chẳng hạn
như John D. Rockefeller đã làm với dầu mỏ. Họ là những nhà cạnh tranh mãnh
liệt, chỉ có mục đích duy nhất là theo đuổi thành công và quyền lực về tài
chính. Những người khổng lồ khác ngoài Rockefeller và Ford phải kể đến Jay
Gould, người đã đầu tư tiền của mình vào đường xe lửa; J.Pierpont Morgan đầu
tư vào ngân hàng, và Andrew Carnegie đầu tư vào thép. Một số trùm tư bản là
trung thực theo các chuẩn mực kinh doanh thời bấy giờ; tuy nhiên, những người
khác thường sử dụng vũ lực, hối lộ và lừa đảo để đạt được sự giàu có và quyền
lực cho mình. Dù tốt hay xấu, các nhóm lợi ích kinh doanh đều giành được ảnh
hưởng quan trọng đối với chính quyền.
|
|
Morgan, perhaps the most flamboyant of the entrepreneurs,
operated on a grand scale in both his private and business life. He and his
companions gambled, sailed yachts, gave lavish parties, built palatial homes,
and bought European art treasures. In contrast, men such as Rockefeller and
Ford exhibited puritanical qualities. They retained small-town values and
lifestyles. As church-goers, they felt a sense of responsibility to others.
They believed that personal virtues could bring success; theirs was the
gospel of work and thrift. Later their heirs would establish the largest philanthropic
foundations in America.
|
Morgan, có lẽ là nhà kinh doanh khoa trương nhất, hoạt
động với một quy mô rất lớn trong cả kinh doanh lẫn cuộc sống riêng của mình.
Ông và bạn bè đánh bạc, đua thuyền buồm, tiêu xài phung phí cho các bữa tiệc,
xây các tòa biệt thự, mua tranh nghệ thuật quí giá của châu Âu. Ngược lại,
những người như Rockefeller và Ford lại thể hiện những phẩm chất đạo đức khắt
khe. Họ vẫn giữ được phong cách sống và những giá trị của người dân ở vùng
thị trấn nhỏ. Là những người ngoan đạo, họ cảm thấy phải có trách nhiệm đối
với người khác. Họ tin rằng đạo đức cá nhân có thể mang lại thành công; đạo
lý của họ là tin tưởng vào công việc và tiết kiệm. Sau này, những người thừa
kế của họ đã thiết lập những tổ chức nhân đạo lớn nhất nước Mỹ.
|
|
While upper-class European intellectuals generally looked
on commerce with disdain, most Americans -- living in a society with a more
fluid class structure -- enthusiastically embraced the idea of moneymaking.
They enjoyed the risk and excitement of business enterprise, as well as the
higher living standards and potential rewards of power and acclaim that
business success brought.
|
Trong khi các trí thức thuộc tầng lớp trên ở châu Âu nói
chung nhìn hoạt động buôn bán với con mắt khinh thị, thì hầu hết người Mỹ -
sống trong một xã hội với cấu trúc giai cấp dễ thay đổi hơn - lại hăng hái
theo đuổi ý tưởng kiếm tiền. Họ thích mạo hiểm và sự kích động của hoạt động
kinh doanh, cũng như mức sống cao hơn, khả năng có được quyền lực và sự tôn
vinh do thành công trong kinh doanh mang lại.
|
|
As the American economy matured in the 20th century,
however, the freewheeling business mogul lost luster as an American ideal.
The crucial change came with the emergence of the corporation, which appeared
first in the railroad industry and then elsewhere. Business barons were
replaced by "technocrats," high-salaried managers who became the
heads of corporations. The rise of the corporation triggered, in turn, the
rise of an organized labor movement that served as a countervailing force to
the power and influence of business.
|
Tuy nhiên, khi nền kinh tế Mỹ đã phát triển vững mạnh
trong thế kỷ XX thì hình ảnh người có vai vế giàu có dựa vào kinh doanh đã
mất đi vẻ hào quang rực rỡ như một lý tưởng Mỹ. Sự thay đổi căn bản xảy ra
với việc xuất hiện tập đoàn kinh doanh, ra đời đầu tiên trong ngành công
nghiệp đường sắt và sau đó ở tất cả các lĩnh vực khác. Các nhà đại tư bản
kinh doanh bị thay thế bởi “các chuyên gia công nghệ”, các nhà quản lý lương
cao - những người trở thành lãnh đạo các tập đoàn. Ngược lại, sự lớn mạnh của
tập đoàn lại làm gia tăng phong trào công nhân có tổ chức, nó có vai trò như
một lực lượng đối trọng với quyền lực và ảnh hưởng của doanh nghiệp.
|
|
The technological revolution of the 1980s and 1990s
brought a new entrepreneurial culture that echoes of the age of tycoons. Bill
Gates, the head of Microsoft, built an immense fortune developing and selling
computer software. Gates carved out an empire so profitable that by the late
1990s, his company was taken into court and accused of intimidating rivals
and creating a monopoly by the U.S. Justice Department's antitrust division.
But Gates also established a charitable foundation that quickly became the
largest of its kind. Most American business leaders of today do not lead the
high-profile life of Gates. They direct the fate of corporations, but they
also serve on boards for charities and schools. They are concerned about the
state of the national economy and America's relationship with other nations,
and they are likely to fly to Washington to confer with government officials.
While they undoubtedly influence the government, they do not control it -- as
some tycoons in the Gilded Age believed they did.
|
Cách mạng khoa học công nghệ của những năm 1980 - 1990
mang lại một nền văn hóa kinh doanh mới, lặp lại kỷ nguyên của các trùm tư
bản. Bill Gates, nhà lãnh đạo hãng Microsoft, đã xây dựng một cơ đồ bao la về
phát triển và bán các phần mềm máy tính. Gates đã tạo ra một đế chế có khả
năng sinh lợi nhuận đến mức vào cuối những năm 1990, công ty của ông bị kiện
ra tòa và bị buộc tội đe dọa các đối thủ cạnh tranh và tạo ra độc quyền theo
điều luật chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ. Nhưng Gates cũng thành lập một
quỹ nhân đạo, và nó nhanh chóng trở thành tổ chức nhân đạo lớn nhất. Hầu hết
các nhà lãnh đạo kinh doanh Mỹ ngày nay không có được cuộc sống huy hoàng như
Gates. Họ quyết định vận mệnh của các tập đoàn, nhưng cũng tham gia hoạt động
của các quỹ nhân đạo và trường học. Họ quan tâm đến tình trạng nền kinh tế
quốc gia và mối quan hệ của Mỹ với các quốc gia khác, và dường như họ thích
bay đến Washington để xin ý kiến các quan chức chính phủ. Trong khi họ rõ
ràng có ảnh hưởng tới chính phủ, nhưng họ không kiểm soát nó như một số trùm
tư bản tin rằng đã từng làm được trong Thời kỳ vàng son.
|
|
Government
Involvement
In the early years of American history, most political
leaders were reluctant to involve the federal government too heavily in the
private sector, except in the area of transportation. In general, they
accepted the concept of laissez-faire, a doctrine opposing government
interference in the economy except to maintain law and order. This attitude
started to change during the latter part of the 19th century, when small
business, farm, and labor movements began asking the government to intercede
on their behalf.
|
Sự can thiệp của
chính phủ
Trong những năm đầu của lịch sử nước Mỹ, hầu hết các nhà
lãnh đạo chính trị đều ngần ngại khi để chính phủ liên bang can thiệp quá sâu
vào khu vực kinh tế tư nhân, trừ lĩnh vực vận tải. Nhìn chung, họ chấp nhận
khái niệm về chính sách để mặc tư nhân tự do kinh doanh (laissez-faire), một
học thuyết chống lại sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế trừ hoạt động
duy trì luật pháp và trật tự. Quan điểm này bắt đầu thay đổi vào cuối thế kỷ
XIX, khi các phong trào của người lao động, chủ trang trại và chủ doanh
nghiệp nhỏ bắt đầu yêu cầu chính phủ thay mặt họ can thiệp.
|
|
By the turn of the century, a middle class had developed
that was leery of both the business elite and the somewhat radical political
movements of farmers and laborers in the Midwest and West. Known as
Progressives, these people favored government regulation of business
practices to ensure competition and free enterprise. They also fought
corruption in the public sector.
|
Bước sang thế kỷ XX, một tầng lớp trung lưu đã phát triển;
tầng lớp này thận trọng với cả giới lãnh đạo kinh doanh lẫn các phong trào
chính trị phần nào cực đoan của nông dân và công nhân miền Tây và Trung Tây.
Được gọi là thành viên đảng Cấp tiến, những người này ủng hộ sự điều tiết của
chính phủ trong hoạt động kinh doanh nhằm bảo đảm cạnh tranh và doanh nghiệp
tự do. Họ cũng đấu tranh chống tham nhũng trong khu vực công cộng.
|
|
Congress enacted a law regulating railroads in 1887 (the
Interstate Commerce Act), and one preventing large firms from controlling a
single industry in 1890 (the Sherman Antitrust Act). These laws were not
rigorously enforced, however, until the years between 1900 and 1920, when
Republican President Theodore Roosevelt (1901-1909), Democratic President
Woodrow Wilson (1913-1921), and others sympathetic to the views of the
Progressives came to power. Many of today's U.S. regulatory agencies were
created during these years, including the Interstate Commerce Commission, the
Food and Drug Administration, and the Federal Trade Commission.
|
Quốc hội thông qua một đạo luật điều tiết ngành đường sắt
năm 1887 (Đạo luật Thương mại liên tiểu bang), và luật ngăn cản việc các hãng
lớn kiểm soát một ngành công nghiệp riêng vào năm 1890 (Đạo luật chống độc
quyền Sherman). Tuy vậy, các luật này không được thi hành chặt chẽ cho đến
những năm 1900 - 1920, khi Tổng thống Đảng Cộng hòa Theodore Roosevelt
(1901-1909), Tổng thống Đảng Dân chủ Woodrow Wilson (1913-1921), và những
người khác đồng quan điểm với các thành viên đảng Cấp tiến, lên nắm quyền.
Nhiều cơ quan điều tiết của Mỹ ngày nay được lập ra trong thời gian đó, kể cả
ủy ban thương mại liên tiểu bang, Cơ quan quản lý lương thực và dược phẩm và
ủy ban thương mại liên bang.
|
|
Government involvement in the economy increased most
significantly during the New Deal of the 1930s. The 1929 stock market crash
had initiated the most serious economic dislocation in the nation's history,
the Great Depression (1929-1940). President Franklin D. Roosevelt (1933-1945)
launched the New Deal to alleviate the emergency.
|
Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế tăng lên mạnh
mẽ trong suốt thời kỳ Chính sách mới những năm 1930. Sự sụp đổ của thị trường
chứng khoán năm 1929 mở đầu thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất trong
lịch sử nước Mỹ, cuộc Đại khủng hoảng kinh tế (1929-1940). Tổng thống
Franklin D. Roosevelt (1933-1945) đã đề ra Chính sách mới nhằm giảm bớt tình
trạng nguy cấp đó.
|
|
Many of the most important laws and institutions that
define American's modern economy can be traced to the New Deal era. New Deal
legislation extended federal authority in banking, agriculture, and public
welfare. It established minimum standards for wages and hours on the job, and
it served as a catalyst for the expansion of labor unions in such industries
as steel, automobiles, and rubber. Programs and agencies that today seem
indispensable to the operation of the country's modern economy were created:
the Securities and Exchange Commission, which regulates the stock market; the
Federal Deposit Insurance Corporation, which guarantees bank deposits; and,
perhaps most notably, the Social Security system, which provides pensions to
the elderly based on contributions they made when they were part of the work
force.
|
Rất nhiều đạo luật và thể chế quan trọng nhất xác lập nên
nền kinh tế hiện đại Hoa Kỳ đều được bắt nguồn trong kỷ nguyên của Chính sách
mới. Luật pháp thời kỳ này mở rộng quyền hạn của liên bang trong hoạt động
ngân hàng, nông nghiệp và phúc lợi công cộng. Nó thiết lập các chuẩn mực tối
thiểu về mức lương và giờ làm việc, và có vai trò như một chất xúc tác để mở
rộng các nghiệp đoàn lao động trong những ngành công nghiệp như ngành thép,
chế tạo ô tô và cao su. Các chương trình và các cơ quan mà ngày nay dường như
không thể thiếu được để điều hành nền kinh tế hiện đại của đất nước đã được
thiết lập: ủy ban chứng khoán và hối phiếu, cơ quan điều tiết thị trường
chứng khoán; Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang, là cơ quan bảo hiểm các
khoản ký thác tại ngân hàng; và có lẽ đáng chú ý nhất là hệ thống An sinh xã
hội, chương trình chu cấp các khoản hưu trí cho người cao tuổi dựa vào sự
tham gia đóng bảo hiểm của họ khi còn lao động.
|
|
New Deal leaders flirted with the idea of building closer
ties between business and government, but some of these efforts did not
survive past World War II. The National Industrial Recovery Act, a
short-lived New Deal program, sought to encourage business leaders and
workers, with government supervision, to resolve conflicts and thereby
increase productivity and efficiency. While America never took the turn to
fascism that similar business-labor-government arrangements did in Germany
and Italy, the New Deal initiatives did point to a new sharing of power among
these three key economic players. This confluence of power grew even more
during the war, as the U.S. government intervened extensively in the economy.
The War Production Board coordinated the nation's productive capabilities so
that military priorities would be met. Converted consumer-products plants
filled many military orders. Automakers built tanks and aircraft, for
example, making the United States the "arsenal of democracy." In an
effort to prevent rising national income and scarce consumer products to
cause inflation, the newly created Office of Price Administration controlled
rents on some dwellings, rationed consumer items ranging from sugar to
gasoline, and otherwise tried to restrain price increases.
|
Các nhà lãnh đạo của thời kỳ Chính sách mới đã ủng hộ ý
tưởng xây dựng mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp và chính
phủ, nhưng một số trong những cố gắng đó không tồn tại được qua cuộc Chiến
tranh thế giới thứ hai. Đạo luật khôi phục công nghiệp quốc gia, một chương
trình ngắn ngủi của thời kỳ Chính sách mới, tìm cách khuyến khích các chủ
doanh nghiệp và công nhân giải quyết tranh chấp dưới sự giám sát của chính
phủ và từ đó tăng năng suất và hiệu quả lao động. Trong khi nước Mỹ chưa bao
giờ hướng tới chủ nghĩa phát xít, điều mà các thỏa thuận tương tự giữa doanh
nghiệp - người lao động - chính phủ đã mang lại ở Đức và Italia, thì các sáng
kiến của Chính sách mới đã cho thấy một sự chia sẻ quyền lực mới giữa ba nhân
tố chủ chốt này của nền kinh tế. Sự tập hợp quyền lực này thậm chí phát triển
mạnh hơn trong thời kỳ chiến tranh, khi chính phủ Mỹ can thiệp rất mạnh vào
nền kinh tế. Ban sản xuất thời chiến đã điều phối các khả năng sản xuất của
quốc gia sao cho những ưu tiên cho quân sự có thể được đáp ứng. Các nhà máy
sản xuất hàng tiêu dùng được chuyển đổi đã hoàn thành nhiều hợp đồng của quân
đội. Ví dụ, các nhà sản xuất ô tô thì chế tạo xe tăng và máy bay, biến nước
Mỹ thành một “kho vũ khí của nền dân chủ”. Trong một nỗ lực phòng ngừa lạm
phát do việc nâng cao thu nhập quốc dân và tình trạng khan hiếm hàng tiêu
dùng gây ra, Văn phòng quản lý giá cả mới được thành lập đã kiểm soát tiền
thuê nhà của các nhà trọ, phân phối hàng tiêu dùng từ đường cho đến xăng dầu,
và mặt khác cố gắng kiềm chế sự tăng giá.
|
|
The Postwar Economy:
1945-1960
Many Americans feared that the end of World War II and the
subsequent drop in military spending might bring back the hard times of the
Great Depression. But instead, pent-up consumer demand fueled exceptionally
strong economic growth in the postwar period. The automobile industry
successfully converted back to producing cars, and new industries such as
aviation and electronics grew by leaps and bounds. A housing boom, stimulated
in part by easily affordable mortgages for returning members of the military,
added to the expansion. The nation's gross national product rose from about
$200,000 million in 1940 to $300,000 million in 1950 and to more than
$500,000 million in 1960. At the same time, the jump in postwar births, known
as the "baby boom," increased the number of consumers. More and
more Americans joined the middle class.
|
Nền kinh tế sau
chiến tranh: 1945-1960
Nhiều người Mỹ lo sợ rằng việc kết thúc Chiến tranh thế
giới thứ hai và sự cắt giảm chi tiêu quân sự tiếp sau đó có thể đưa đất nước
quay lại thời kỳ khó khăn của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế. Nhưng thay vào
đó, nhu cầu tiêu dùng bị kìm nén đã tạo đà tăng trưởng kinh tế cực kỳ mạnh mẽ
trong giai đoạn sau chiến tranh. Ngành công nghiệp ô tô quay lại sản xuất ô
tô với thành công lớn, nhiều ngành công nghiệp mới như hàng không và điện tử phát
triển nhảy vọt. Nhà ở tăng nhanh, được khuyến khích một phần bởi các khoản
thế chấp khá dễ dàng dành cho những người trở về từ quân ngũ, cũng góp phần
vào sự tăng trưởng. Tổng sản phẩm quốc dân tăng từ 200 tỷ USD năm 1940 lên
đến 300 tỷ USD năm 1950 và hơn 500 tỷ USD năm 1960. Cùng lúc đó, sự tăng vọt
tỷ lệ sinh sau chiến tranh, còn được gọi là “sự bùng nổ trẻ em”, làm số người
tiêu dùng tăng lên. Ngày càng có nhiều người Mỹ được xếp vào tầng lớp trung
lưu.
|
|
The need to produce war supplies had given rise to a huge
military-industrial complex (a term coined by Dwight D. Eisenhower, who
served as the U.S. president from 1953 through 1961). It did not disappear
with the war's end. As the Iron Curtain descended across Europe and the
United States found itself embroiled in a cold war with the Soviet Union, the
government maintained substantial fighting capacity and invested in
sophisticated weapons such as the hydrogen bomb. Economic aid flowed to
war-ravaged European countries under the Marshall Plan, which also helped
maintain markets for numerous U.S. goods. And the government itself
recognized its central role in economic affairs. The Employment Act of 1946
stated as government policy "to promote maximum employment, production,
and purchasing power."
|
Nhu cầu sản xuất các công cụ phục vụ chiến tranh đã tạo ra
một tổ hợp công nghiệp - quân sự khổng lồ (một khái niệm do Dwight D.
Eisenhower, Tổng thống Mỹ từ năm 1953 đến 1961, đặt ra). Nó không bị mất đi
khi chiến tranh chấm dứt. Khi Bức màn sắt hạ xuống cắt ngang châu Âu và nước
Mỹ thấy mình bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô, chính phủ vẫn
duy trì khả năng chiến đấu thực sự và đầu tư vào những vũ khí tinh vi, chẳng
hạn như bom hydro. Viện trợ kinh tế cho các nước châu Âu bị chiến tranh tàn phá
theo Kế hoạch Marshall cũng giúp duy trì thị trường cho nhiều hàng hóa Mỹ. Và
bản thân chính phủ cũng nhận ra vai trò trung tâm của mình trong các hoạt
động kinh tế. Đạo luật việc làm năm 1946 đã khẳng định chính sách của chính
phủ là “thúc đẩy tối đa việc làm, sản xuất và sức mua”.
|
|
The United States also recognized during the postwar
period the need to restructure international monetary arrangements,
spearheading the creation of the International Monetary Fund and the World
Bank -- institutions designed to ensure an open, capitalist international
economy.
|
Thời kỳ sau chiến tranh, Hoa Kỳ cũng nhận ra sự cần thiết
phải cấu trúc lại các tổ chức tiền tệ quốc tế, đi đầu trong việc thành lập
Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới - những tổ chức được hình thành
nhằm bảo đảm một nền kinh tế quốc tế tư bản chủ nghĩa công khai.
|
|
Business, meanwhile, entered a period marked by
consolidation. Firms merged to create huge, diversified conglomerates.
International Telephone and Telegraph, for instance, bought Sheraton Hotels,
Continental Banking, Hartford Fire Insurance, Avis Rent-a-Car, and other
companies.
|
Trong khi đó, các doanh nghiệp bước vào thời kỳ được đánh
dấu bởi sự sáp nhập. Các hãng hợp nhất lại tạo ra những tập đoàn kinh tế đa
dạng khổng lồ. Ví dụ như Tập đoàn điện thoại và điện báo quốc tế
(International Telephone and Telegraph) đã mua lại các hãng Sheraton Hotels,
Continental Banking, Hartford Fire Insurance, Avis Rent-a-Car, và nhiều công
ty khác.
|
|
The American work force also changed significantly. During
the 1950s, the number of workers providing services grew until it equaled and
then surpassed the number who produced goods. And by 1956, a majority of U.S.
workers held white-collar rather than blue-collar jobs. At the same time,
labor unions won long-term employment contracts and other benefits for their
members.
|
Lực lượng lao động Mỹ cũng thay đổi đáng kể. Trong những
năm 1950, số lao động trong ngành cung cấp dịch vụ tăng lên bằng rồi vượt số
người sản xuất hàng hoá. Cho tới năm 1956, số lao động Mỹ làm công việc hành
chính văn phòng nhiều hơn số công nhân trực tiếp sản xuất. Cùng lúc đó, các
nghiệp đoàn lao động đã giành được các hợp đồng lao động dài hạn và những
phúc lợi khác cho thành viên của mình.
|
|
Farmers, on the other hand, faced tough times. Gains in
productivity led to agricultural overproduction, as farming became a big
business. Small family farms found it increasingly difficult to compete, and
more and more farmers left the land. As a result, the number of people
employed in the farm sector, which in 1947 stood at 7.9 million, began a
continuing decline; by 1998, U.S. farms employed only 3.4 million people.
|
Nông dân, trái lại, phải đối mặt với một thời kỳ khó khăn.
Do nông nghiệp trở thành một ngành kinh doanh lớn, sự gia tăng năng suất đã
dẫn đến sản xuất nông nghiệp dư thừa. Các gia đình nông dân nhỏ càng gặp
nhiều khó khăn trong cạnh tranh, và ngày càng có nhiều nông dân rời bỏ ruộng
đất. Kết quả là số người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp bắt đầu giảm
liên tục; từ con số 7,9 triệu người năm 1947, đến năm 1998 chỉ còn 3,4 triệu
người làm việc trong các trang trại Mỹ.
|
|
Other Americans moved, too. Growing demand for
single-family homes and the widespread ownership of cars led many Americans
to migrate from central cities to suburbs. Coupled with technological
innovations such as the invention of air conditioning, the migration spurred
the development of "Sun Belt" cities such as Houston, Atlanta,
Miami, and Phoenix in the southern and southwestern states. As new, federally
sponsored highways created better access to the suburbs, business patterns
began to change as well. Shopping centers multiplied, rising from eight at
the end of World War II to 3,840 in 1960. Many industries soon followed,
leaving cities for less crowded sites.
|
Những người Mỹ khác cũng di chuyển. Sự gia tăng nhu cầu về
nhà ở cho các gia đình riêng và sở hữu riêng ô tô tăng mạnh dẫn đến việc
nhiều người Mỹ chuyển từ các trung tâm thành phố về vùng ngoại ô. Cùng với
những đổi mới công nghệ, chẳng hạn như phát minh máy điều hòa nhiệt độ, sự
dịch chuyển dân cư này đã kích thích phát triển các thành phố ở “Vành đai mặt
trời” như Houston, Atlanta, Miami và Phoenix ở các bang phía Nam và Tây Nam.
Khi những con đường cao tốc mới được liên bang đỡ đầu tạo ra tuyến giao thông
tốt hơn tới các vùng ngoại ô thì các mô hình kinh doanh cũng thay đổi. Các
trung tâm buôn bán nhân lên gấp bội, từ 8 trung tâm trong giai đoạn cuối
Chiến tranh thế giới thứ hai lên đến 3.840 vào năm 1960. Nhiều ngành công
nghiệp cũng dịch chuyển theo, khiến cho các thành phố bớt đông đúc hơn.
|
|
Years of Change: The
1960s and 1970s
The 1950s in America are often described as a time of
complacency. By contrast, the 1960s and 1970s were a time of great change.
New nations emerged around the world, insurgent movements sought to overthrow
existing governments, established countries grew to become economic
powerhouses that rivaled the United States, and economic relationships came
to predominate in a world that increasingly recognized military might could not
be the only means of growth and expansion.
|
Thời kỳ thay đổi:
Thập kỷ 1960 và 1970
Những năm 1950 ở Mỹ thường được mô tả là một thời kỳ ưng
ý. Trái lại, các thập kỷ 1960 và 1970 là thời kỳ có sự thay đổi lớn. Các quốc
gia mới xuất hiện trên khắp thế giới, những phong trào nổi dậy tìm cách lật
đổ các chính phủ đang cầm quyền, các nước độc lập đã phát triển thành những
quốc gia có tiềm lực kinh tế cạnh tranh với Mỹ, và các mối quan hệ kinh tế
giữ vai trò chi phối trong một thế giới ngày càng thừa nhận rằng sức mạnh
quân sự không phải là phương tiện duy nhất để tăng trưởng và phát triển.
|
|
President John F. Kennedy (1961-1963) ushered in a more
activist approach to governing. During his 1960 presidential campaign,
Kennedy said he would ask Americans to meet the challenges of the "New
Frontier." As president, he sought to accelerate economic growth by
increasing government spending and cutting taxes, and he pressed for medical
help for the elderly, aid for inner cities, and increased funds for education.
Many of these proposals were not enacted, although Kennedy's vision of
sending Americans abroad to help developing nations did materialize with the
creation of the Peace Corps. Kennedy also stepped up American space
exploration. After his death, the American space program surpassed Soviet
achievements and culminated in the landing of American astronauts on the moon
in July 1969.
|
Tổng thống John F. Kennedy (1961-1963) đã chỉ ra phương
thức tích cực hơn để lãnh đạo đất nước. Trong chiến dịch vận động tranh cử tổng
thống của mình năm 1960, Kennedy nói ông muốn yêu cầu người Mỹ chấp nhận
những thách thức của “Biên giới mới”. Khi là tổng thống, ông đã tìm cách đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế bằng việc tăng cường chi tiêu chính phủ và cắt giảm
thuế, và thúc giục các hoạt động trợ giúp y tế cho người già, trợ cấp cho các
khu ổ chuột trong thành phố, và tăng ngân sách cho giáo dục. Nhiều đề xuất
của ông không được thông qua, mặc dù quan điểm của Kennedy về việc đưa người
Mỹ ra nước ngoài để giúp các nước đang phát triển đã trở thành hiện thực với
việc hình thành Đội hòa bình Mỹ. Kennedy cũng tăng cường hoạt động khám phá
vũ trụ của Mỹ. Sau khi ông qua đời, chương trình vũ trụ của Mỹ đã có những
thành công vượt trội hơn so với Liên Xô và đạt tới đỉnh cao bằng sự kiện các
nhà phi hành Mỹ đặt chân lên mặt trăng vào tháng Bảy 1969.
|
|
Kennedy's assassination in 1963 spurred Congress to enact
much of his legislative agenda. His successor, Lyndon Baines Johnson
(1963-1969), sought to build a "Great Society" by spreading
benefits of America's successful economy to more citizens. Federal spending
increased dramatically, as the government launched such new programs as
Medicare (health care for the elderly), Food Stamps (food assistance for the
poor), and numerous education initiatives (assistance to students as well as
grants to schools and colleges).
|
Việc ám sát Kennedy năm 1963 đã thúc giục quốc hội thông
qua phần lớn chương trình nghị sự lập pháp của ông. Người kế nhiệm ông,
Lyndon Baines Johnson (1963-1969) tìm cách xây dựng một “Xã hội vĩ đại” bằng
việc phân phối rộng khắp các lợi ích thu được từ nền kinh tế phát đạt của Mỹ
cho nhiều công dân hơn nữa. Chi tiêu liên bang tăng mạnh khi chính phủ đưa ra
các chương trình mới như chương trình Bảo hiểm y tế (chăm sóc sức khoẻ cho
người già), chương trình Tem phiếu thực phẩm (giúp đỡ thực phẩm cho người
nghèo), và rất nhiều sáng kiến về giáo dục (giúp đỡ sinh viên cũng như trợ
cấp cho các trường phổ thông và đại học).
|
|
Military spending also increased as American's presence in
Vietnam grew. What had started as a small military action under Kennedy
mushroomed into a major military initiative during Johnson's presidency.
Ironically, spending on both wars -- the war on poverty and the fighting war
in Vietnam -- contributed to prosperity in the short term. But by the end of
the 1960s, the government's failure to raise taxes to pay for these efforts
led to accelerating inflation, which eroded this prosperity. The 1973-1974
oil embargo by members of the Organization of Petroleum Exporting Countries
(OPEC) pushed energy prices rapidly higher and created shortages. Even after
the embargo ended, energy prices stayed high, adding to inflation and
eventually causing rising rates of unemployment. Federal budget deficits
grew, foreign competition intensified, and the stock market sagged.
|
Chi tiêu quốc phòng cũng tăng lên khi sự tham gia của Mỹ ở
Việt Nam gia tăng. Cái mà khi bắt đầu chỉ là một hoạt động quân sự nhỏ dưới
thời Kennedy đã biến thành một sáng kiến quân sự lớn dưới thời Tổng thống
Johnson. Một điều thật mỉa mai là chi tiêu cho cả hai cuộc chiến - cuộc chiến
chống đói nghèo và chiến tranh ở Việt Nam - đã góp phần tạo ra sự thịnh vượng
trong một thời gian ngắn ngủi. Nhưng vào cuối thập kỷ 1960, thất bại của
chính phủ trong việc tăng thuế để trang trải cho những cố gắng đó dẫn đến lạm
phát tăng vọt, điều này đã làm suy mòn sự thịnh vượng ấy. Cuộc cấm vận dầu mỏ
1973-1974 của các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đẩy giá năng
lượng lên rất cao và gây ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Ngay cả sau khi
lệnh cấm vận kết thúc, giá năng lượng vẫn ở mức cao, làm tăng thêm lạm phát
và cuối cùng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Thâm hụt ngân sách liên bang tăng
lên, cạnh tranh nước ngoài khốc liệt và thị trường chứng khoán sa sút.
|
|
The Vietnam War dragged on until 1975, President Richard
Nixon (1969-1973) resigned under a cloud of impeachment charges, and a group
of Americans were taken hostage at the U.S. embassy in Teheran and held for
more than a year. The nation seemed unable to control events, including
economic affairs. America's trade deficit swelled as low-priced and
frequently high-quality imports of everything from automobiles to steel to
semiconductors flooded into the United States.
|
Chiến tranh Việt Nam kéo dài đến tận năm 1975, Tổng thống
Richard Nixon (1969-1974) phải từ chức do nguy cơ bị quốc hội luận tội, một
nhóm người Mỹ bị bắt cóc làm con tin tại sứ quán Mỹ ở Teheran và bị giam giữ
hơn một năm. Quốc gia này dường như không thể kiểm soát nổi các sự kiện, kể
cả các vấn đề kinh tế. Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng lên do hàng hóa nhập
khẩu với giá rẻ và thường là có chất lượng cao gồm mọi thứ từ ô tô đến thép
và cả chất bán dẫn tràn ngập vào thị trường Mỹ.
|
|
The term "stagflation" -- an economic condition
of both continuing inflation and stagnant business activity, together with an
increasing unemployment rate -- described the new economic malaise. Inflation
seemed to feed on itself. People began to expect continuous increases in the
price of goods, so they bought more. This increased demand pushed up prices,
leading to demands for higher wages, which pushed prices higher still in a
continuing upward spiral. Labor contracts increasingly came to include
automatic cost-of-living clauses, and the government began to peg some
payments, such as those for Social Security, to the Consumer Price Index, the
best-known gauge of inflation. While these practices helped workers and
retirees cope with inflation, they perpetuated inflation. The government's
ever-rising need for funds swelled the budget deficit and led to greater
government borrowing, which in turn pushed up interest rates and increased
costs for businesses and consumers even further. With energy costs and
interest rates high, business investment languished and unemployment rose to
uncomfortable levels.
|
Khái niệm “lạm phát đình đốn” - một đặc trưng của nền kinh
tế trong đó lạm phát tiếp tục tăng và hoạt động kinh doanh đình trệ, cùng với
tỷ lệ thất nghiệp gia tăng - đã mô tả tình trạng suy yếu mới này của nền kinh
tế. Lạm phát dường như trầm trọng thêm bởi chính bản thân nó. Mọi người bắt
đầu lo ngại sự leo cao liên tục của giá cả hàng hóa nên họ mua nhiều hơn.
Lượng cầu tăng lên này lại đẩy tiếp giá lên, dẫn đến yêu cầu về lương cao hơn
làm đẩy giá tiếp tục cao lên mãi trong một vòng xoáy trôn ốc. Các hợp đồng
lao động ngày càng có xu hướng bao gồm cả các điều khoản điều chỉnh tự động
theo chi phí sinh hoạt, và chính phủ bắt đầu đặt định mức cho một số khoản
thanh toán, chẳng hạn như các khoản thanh toán của chương trình An sinh xã
hội, theo chỉ số giá tiêu dùng, một công cụ được xem là tốt nhất để đo mức độ
lạm phát. Trong khi các hoạt động đó giúp cho công nhân và những người về hưu
đối phó với lạm phát, thì chúng lại duy trì lạm phát. Nhu cầu về ngân sách
của chính phủ tăng chưa từng thấy làm thâm hụt ngân sách càng lớn hơn, dẫn
đến vay nợ của chính phủ tăng lên, chính điều này lại đẩy tỷ lệ lãi suất lên
cao đồng thời làm tăng thêm nữa chi phí đối với các doanh nghiệp và người
tiêu dùng. Do chi phí năng lượng và tỷ lệ lãi suất cao nên đầu tư cho kinh
doanh giảm sút và thất nghiệp tăng đến mức đáng lo ngại.
|
|
In desperation, President Jimmy Carter (1977-1981) tried
to combat economic weakness and unemployment by increasing government
spending, and he established voluntary wage and price guidelines to control
inflation. Both were largely unsuccessful. A perhaps more successful but less
dramatic attack on inflation involved the "deregulation" of
numerous industries, including airlines, trucking, and railroads. These
industries had been tightly regulated, with government controlling routes and
fares. Support for deregulation continued beyond the Carter administration.
In the 1980s, the government relaxed controls on bank interest rates and
long-distance telephone service, and in the 1990s it moved to ease regulation
of local telephone service.
|
Trong tuyệt vọng, Tổng thống Jimmy Carter (1977 - 1981) đã
cố gắng chống đỡ lại những yếu kém kinh tế và thất nghiệp bằng cách tăng chi
tiêu của chính phủ, và ông xây dựng những nguyên tắc chỉ đạo về giá và lương
chủ động để kiểm soát lạm phát. Nhưng cả hai giải pháp trên phần lớn đều thất
bại. Có lẽ một giải pháp chống lại lạm phát mang đến nhiều thành công hơn
nhưng ít gây ấn tượng là thực hiện “phi điều tiết” trong nhiều ngành công
nghiệp, bao gồm ngành hàng không, vận tải và đường sắt. Các ngành này từng bị
điều tiết quá chặt chẽ với sự kiểm soát của chính phủ về tuyến đường và giá
vé. Sự ủng hộ phi điều tiết vẫn tiếp tục sau chính quyền Carter. Vào thập kỷ
1980, chính phủ nới lỏng kiểm soát tỷ lệ lãi suất ngân hàng và dịch vụ điện
thoại đường dài, và trong thập kỷ 1990 chuyển sang giảm bớt điều tiết đối với
dịch vụ điện thoại địa phương.
|
|
But the most important element in the war against
inflation was the Federal Reserve Board, which clamped down hard on the money
supply beginning in 1979. By refusing to supply all the money an
inflation-ravaged economy wanted, the Fed caused interest rates to rise. As a
result, consumer spending and business borrowing slowed abruptly. The economy
soon fell into a deep recession.
|
Nhưng nhân tố quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lạm
phát là Cục dự trữ liên bang (Fed), cơ quan kiểm soát chặt chẽ mức cung tiền
bắt đầu vào năm 1979. Bằng việc từ chối cung tất cả mọi khoản tiền mà một nền
kinh tế bị lạm phát tàn phá mong muốn, Fed đã làm cho tỷ lệ lãi suất tăng
lên. Kết quả là các khoản chi tiêu cho tiêu dùng và khoản vay để kinh doanh
giảm xuống đột ngột. Nền kinh tế lại nhanh chóng rơi vào trì trệ nặng nề.
|
|
The Economy in the
1980s
The nation endured a deep recession throughout 1982.
Business bankruptcies rose 50 percent over the previous year. Farmers were
especially hard hit, as agricultural exports declined, crop prices fell, and
interest rates rose. But while the medicine of a sharp slowdown was hard to
swallow, it did break the destructive cycle in which the economy had been
caught. By 1983, inflation had eased, the economy had rebounded, and the
United States began a sustained period of economic growth. The annual
inflation rate remained under 5 percent throughout most of the 1980s and into
the 1990s.
|
Nền kinh tế trong
thập kỷ 1980
Nước Mỹ đã trải qua một đợt suy thoái nặng nề trong suốt
năm 1982. Số doanh nghiệp phá sản tăng 50% so với năm trước. Nông dân gặp rất
nhiều khó khăn khi xuất khẩu hàng nông nghiệp giảm sút, giá nông phẩm đi
xuống và tỷ lệ lãi suất lại tăng. Nhưng trong khi liều thuốc đắng của suy
giảm sâu sắc thật khó nuốt thì chính nó lại bẻ gãy chu kỳ suy thoái tiêu cực
mà nền kinh tế gặp phải. Năm 1983, lạm phát đã lắng xuống, nền kinh tế hồi phục
lại và nước Mỹ bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng kinh tế bền vững. Tỷ lệ lạm
phát hàng năm được duy trì dưới 5% trong suốt thập kỷ 1980 và sang cả thập kỷ
1990.
|
|
The economic upheaval of the 1970s had important political
consequences. The American people expressed their discontent with federal
policies by turning out Carter in 1980 and electing former Hollywood actor
and California governor Ronald Reagan as president. Reagan (1981-1989) based
his economic program on the theory of supply-side economics, which advocated
reducing tax rates so people could keep more of what they earned. The theory
was that lower tax rates would induce people to work harder and longer, and
that this in turn would lead to more saving and investment, resulting in more
production and stimulating overall economic growth. While the Reagan-inspired
tax cuts served mainly to benefit wealthier Americans, the economic theory
behind the cuts argued that benefits would extend to lower-income people as
well because higher investment would lead new job opportunities and higher
wages.
|
Sự biến động về kinh tế của thập kỷ 1970 có những hậu quả
chính trị quan trọng. Người Mỹ bày tỏ sự bất bình của mình với các chính sách
của liên bang bằng việc phế bỏ Carter năm 1980 đồng thời bầu Ronald Reagan, một
cựu diễn viên điện ảnh Hollywood và là thống đốc bang California, làm tổng
thống. Reagan (1981-1989) đặt ra chương trình kinh tế của mình dựa trên cơ sở
lý thuyết kinh tế trọng cung, ủng hộ việc cắt giảm thuế suất sao cho mọi
người có thể giữ lại được nhiều hơn số tiền họ kiếm được. Lý thuyết này cho
rằng thuế suất thấp hơn khiến mọi người làm việc nhiều hơn và cố gắng hơn, và
điều này lại dẫn tới tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn, kết quả là sản xuất ra
nhiều hơn và kích thích toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Trong khi chính sách
cắt giảm thuế do Reagan đưa ra chủ yếu phục vụ cho lợi ích của những người Mỹ
giàu có, lý thuyết kinh tế đằng sau việc cắt giảm thuế này chỉ ra rằng lợi
ích cũng được mở rộng cho những người có thu nhập thấp hơn bởi vì đầu tư tăng
lên dẫn đến nhiều cơ hội việc làm mới và lương cao hơn.
|
|
The central theme of Reagan's national agenda, however,
was his belief that the federal government had become too big and intrusive.
In the early 1980s, while he was cutting taxes, Reagan was also slashing
social programs. Reagan also undertook a campaign throughout his tenure to
reduce or eliminate government regulations affecting the consumer, the
workplace, and the environment. At the same time, however, he feared that the
United States had neglected its military in the wake of the Vietnam War, so
he successfully pushed for big increases in defense spending.
|
Tuy nhiên, chủ đề trọng tâm trong chương trình nghị sự
quốc gia của Reagan là quan điểm của ông cho rằng chính phủ liên bang đã trở
nên quá cồng kềnh và lạm dụng. Vào đầu thập kỷ 1980, đồng thời với việc cắt
giảm thuế, Reagan cũng giảm mạnh các chương trình xã hội. Trong suốt nhiệm kỳ
của mình, Reagan cũng tiến hành một chiến dịch nhằm giảm bớt hoặc xóa bỏ các
hoạt động điều tiết của chính phủ tác động tới người tiêu dùng, việc làm và
môi trường. Tuy nhiên, cùng lúc đó, ông sợ rằng nước Mỹ thờ ơ với quân đội
của mình sau chiến tranh Việt Nam nên đã đẩy mạnh chi tiêu cho quốc phòng.
|
|
The combination of tax cuts and higher military spending
overwhelmed more modest reductions in spending on domestic programs. As a
result, the federal budget deficit swelled even beyond the levels it had
reached during the recession of the early 1980s. From $74,000 million in
1980, the federal budget deficit rose to $221,000 million in 1986. It fell
back to $150,000 million in 1987, but then started growing again. Some
economists worried that heavy spending and borrowing by the federal
government would re-ignite inflation, but the Federal Reserve remained
vigilant about controlling price increases, moving quickly to raise interest
rates any time it seemed a threat. Under chairman Paul Volcker and his
successor, Alan Greenspan, the Federal Reserve retained the central role of
economic traffic cop, eclipsing Congress and the president in guiding the
nation's economy.
|
Sự kết hợp giữa cắt giảm thuế và đẩy mạnh chi tiêu quốc
phòng lấn át hẳn việc giảm có mức độ chi tiêu cho các chương trình trong
nước. Kết quả là thâm hụt ngân sách liên bang tăng lên thậm chí vượt cả mức
thời kỳ kinh tế đình trệ nặng nề đầu thập kỷ 1980. Từ 74 tỷ USD năm 1980,
thâm hụt ngân sách liên bang đã tăng tới 221 tỷ USD năm 1986. Nó giảm xuống
150 tỷ USD năm 1987 nhưng sau đó bắt đầu tăng trở lại. Một số nhà kinh tế lo
lắng rằng việc chi tiêu và vay nợ quá nhiều của chính phủ liên bang có thể
thổi bùng lạm phát, nhưng Cục dự trữ liên bang vẫn duy trì cảnh giác với việc
kiểm soát giá cả leo thang, cơ động nhanh chóng để nâng lãi suất lên bất kỳ
lúc nào cảm thấy bị đe dọa. Cục dự trữ liên bang dưới thời chủ tịch Paul
Volcker và người kế nhiệm ông, Alan Greenspan, đã giữ vai trò trung tâm của
cảnh sát giao thông kinh tế, lấn át cả quốc hội và tổng thống trong việc chỉ
dẫn nền kinh tế quốc gia.
|
|
The recovery that first built up steam in the early 1980s
was not without its problems. Farmers, especially those operating small
family farms, continued to face challenges in making a living, especially in
1986 and 1988, when the nation's mid-section was hit by serious droughts, and
several years later when it suffered extensive flooding. Some banks faltered
from a combination of tight money and unwise lending practices, particularly
those known as savings and loan associations, which went on a spree of unwise
lending after they were partially deregulated. The federal government had to
close many of these institutions and pay off their depositors, at enormous
cost to taxpayers.
|
Việc khôi phục kinh tế mà trước hết là tập trung sức lực ở
đầu thập kỷ 1980 không phải không có vấn đề của nó. Nông dân, đặc biệt là
những người quản lý các trang trại gia đình nhỏ, tiếp tục phải đối mặt với
những thách thức nảy sinh trong cuộc sống, đặc biệt trong năm 1986 và 1988,
khi miền trung đất nước gặp hạn hán nặng nề và một vài năm sau đó lại phải
gánh chịu lũ lụt nghiêm trọng. Một số ngân hàng đã dao động bởi tiền tệ bị
thắt chặt, đồng thời hoạt động cho vay lại không thận trọng, đặc biệt là các
tổ chức tín dụng được gọi là các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đã cho vay
tiền bừa bãi sau khi được phi điều tiết một phần. Chính phủ liên bang đóng
cửa rất nhiều tổ chức như vậy và thanh toán hết cho những người gửi tiền, một
khoản phí tổn khổng lồ đối với người dân Mỹ.
|
|
While Reagan and his successor, George Bush (1989-1992),
presided as communist regimes collapsed in the Soviet Union and Eastern
Europe, the 1980s did not entirely erase the economic malaise that had
gripped the country during the 1970s. The United States posted trade deficits
in seven of the 10 years of the 1970s, and the trade deficit swelled
throughout the 1980s. Rapidly growing economies in Asia appeared to be
challenging America as economic powerhouses; Japan, in particular, with its
emphasis on long-term planning and close coordination among corporations,
banks, and government, seemed to offer an alternative model for economic
growth.
|
Trong khi Reagan và người kế nhiệm ông, George Bush
(1989-1993), nắm quyền đúng lúc chế độ cộng sản sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu,
thì thập kỷ 1980 không hoàn toàn xóa bỏ được tình trạng kinh tế trì trệ đã
gắn chặt với đất nước này trong suốt thập kỷ 1970. Nước Mỹ bị thâm hụt thương
mại trong suốt bảy năm của thập kỷ 1970, và thâm hụt thương mại vẫn tiếp tục
tăng lên trong thập kỷ 1980. Các nền kinh tế tăng trưởng mạnh ở châu Á xuất
hiện như những cường quốc kinh tế thách thức nước Mỹ. Đặc biệt là Nhật Bản,
với sự tập trung vào kế hoạch dài hạn và sự phối hợp chặt chẽ giữa các tập
đoàn kinh doanh, ngân hàng và chính phủ, dường như đưa ra một mô hình tăng
trưởng kinh tế mới.
|
|
In the United States, meanwhile, "corporate
raiders" bought various corporations whose stock prices were depressed
and then restructured them, either by selling off some of their operations or
by dismantling them piece by piece. In some cases, companies spent enormous
sums to buy up their own stock or pay off raiders. Critics watched such
battles with dismay, arguing that raiders were destroying good companies and
causing grief for workers, many of whom lost their jobs in corporate
restructuring moves. But others said the raiders made a meaningful
contribution to the economy, either by taking over poorly managed companies,
slimming them down, and making them profitable again, or by selling them off
so that investors could take their profits and reinvest them in more
productive companies.
|
Trong khi đó ở nước Mỹ, “những kẻ chộp giật tập thể” đã
mua lại rất nhiều tập đoàn khác nhau khi giá cổ phiếu của chúng bị ép xuống
và sau đó cấu trúc lại, bằng việc bán đứt một số hoạt động hoặc chia nhỏ
những tập đoàn này. Trong một số trường hợp, có những công ty phải bỏ ra rất
nhiều tiền để mua lại chính cổ phiếu của mình hoặc trả cho những kẻ chộp
giật. Các nhà phê bình chứng kiến những trận chiến như vậy với tâm trạng
hoang mang, tuyên bố rằng những kẻ chộp giật đang phá hoại các công ty hoạt
động tốt và gây ra đau khổ cho công nhân, rất nhiều người trong số họ mất
việc làm khi cấu trúc lại tập đoàn. Nhưng một số người khác lại cho rằng
những người chộp giật đã có một đóng góp rất ý nghĩa vào nền kinh tế, bằng
việc tiếp quản các công ty quản lý yếu kém, thu gọn cơ cấu của chúng và làm cho
chúng lại có khả năng sinh lợi nhuận, hoặc bán đứt chúng để nhà đầu tư có thể
thu được lợi nhuận và đầu tư lại vào những công ty sản xuất tốt hơn.
|
|
The 1990s and Beyond
The 1990s brought a new president, Bill Clinton
(1993-2000). A cautious, moderate Democrat, Clinton sounded some of the same
themes as his predecessors. After unsuccessfully urging Congress to enact an
ambitious proposal to expand health-insurance coverage, Clinton declared that
the era of "big government" was over in America. He pushed to
strengthen market forces in some sectors, working with Congress to open local
telephone service to competition. He also joined Republicans to reduce
welfare benefits. Still, although Clinton reduced the size of the federal
work force, the government continued to play a crucial role in the nation's
economy. Most of the major innovations of the New Deal, and a good many of
the Great Society, remained in place. And the Federal Reserve system
continued to regulate the overall pace of economic activity, with a watchful
eye for any signs of renewed inflation.
|
Thập kỷ 1990 và sau
đó
Thập kỷ 1990 đưa đến một vị tổng thống mới, Bill Clinton
(1993-2001). Là một người Dân chủ ôn hòa và thận trọng, Clinton đưa ra một số
chủ trương giống như những người tiền nhiệm của ông. Sau khi không thành công
trong việc thuyết phục quốc hội thông qua một đề xuất đầy tham vọng về mở
rộng bảo hiểm y tế, Clinton tuyên bố rằng kỷ nguyên của “chính phủ lớn” ở Mỹ
đã kết thúc. Ông đã nỗ lực để tăng cường sức mạnh cho các lực lượng thị trường
trong một số lĩnh vực, phối hợp với quốc hội để đưa dịch vụ điện thoại địa
phương vào cạnh tranh. Ông cũng đồng tình với những người Cộng hòa để cắt
giảm phúc lợi. Tuy nhiên, dù Clinton đã cắt giảm quy mô bộ máy làm việc của
liên bang, chính phủ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế
quốc gia. Hầu hết những sáng kiến quan trọng trong thời Chính sách mới và rất
nhiều chương trình của giai đoạn Xã hội vĩ đại vẫn được duy trì. Và hệ thống
Dự trữ liên bang tiếp tục điều tiết nhịp độ chung của hoạt động kinh tế, với
sự cảnh giác cao độ trước bất kỳ dấu hiệu mới nào của lạm phát.
|
|
The economy, meanwhile, turned in an increasingly healthy
performance as the 1990s progressed. With the fall of the Soviet Union and
Eastern European communism in the late 1980s, trade opportunities expanded
greatly. Technological developments brought a wide range of sophisticated new
electronic products. Innovations in telecommunications and computer
networking spawned a vast computer hardware and software industry and
revolutionized the way many industries operate. The economy grew rapidly, and
corporate earnings rose rapidly. Combined with low inflation and low
unemployment, strong profits sent the stock market surging; the Dow Jones
Industrial Average, which had stood at just 1,000 in the late 1970s, hit the
11,000 mark in 1999, adding substantially to the wealth of many -- though not
all -- Americans.
|
Đồng thời, trong suốt những năm 1990, nền kinh tế vận hành
ngày càng lành mạnh. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và Đông
Âu vào cuối thập kỷ 1980, các cơ hội buôn bán mở ra rất lớn. Những tiến bộ về
công nghệ mang lại một loạt các sản phẩm điện tử mới hết sức tinh vi. Những
đổi mới trong thông tin viễn thông và hệ thống mạng máy tính đã sản sinh ra
một ngành công nghiệp lớn về phần cứng và phần mềm máy tính và cách mạng hóa
phương thức hoạt động của nhiều ngành công nghiệp. Nền kinh tế tăng trưởng
nhanh chóng và lợi nhuận của các tập đoàn cũng tăng mạnh. Cùng với lạm phát
và thất nghiệp ở mức thấp, những khoản lợi nhuận lớn được đưa vào thị trường
chứng khoán đang dấy lên sôi động; chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chỉ
ở mức 1.000 điểm vào cuối thập kỷ 1970 thì năm 1999 đã lên đến 11.000 điểm,
góp phần đáng kể vào sự giàu có của nhiều người Mỹ - tuy không phải là tất
cả.
|
|
Japan's economy, often considered a model by Americans in
the 1980s, fell into a prolonged recession -- a development that led many
economists to conclude that the more flexible, less planned, and more
competitive American approach was, in fact, a better strategy for economic
growth in the new, globally-integrated environment.
|
Nền kinh tế Nhật Bản, thường được người Mỹ xem là hình mẫu
ở thập kỷ 1980, lại rơi vào trì trệ kéo dài - một diễn biến làm cho nhiều nhà
kinh tế đi đến kết luận rằng cách tiếp cận linh hoạt hơn, ít kế hoạch hóa
hơn, và cạnh tranh hơn của Mỹ thực sự là một chiến lược tốt hơn để tăng
trưởng kinh tế trong môi trường mới, hội nhập toàn cầu.
|
|
America's labor force changed markedly during the 1990s.
Continuing a long-term trend, the number of farmers declined. A small portion
of workers had jobs in industry, while a much greater share worked in the
service sector, in jobs ranging from store clerks to financial planners. If
steel and shoes were no longer American manufacturing mainstays, computers
and the software that make them run were.
|
Lực lượng lao động của Mỹ thay đổi đáng kể trong những năm
1990. Số nông dân tiếp tục giảm phản ánh một xu hướng trong dài hạn. Một tỷ
lệ nhỏ công nhân làm việc trong ngành công nghiệp, còn lại phần lớn làm việc
trong lĩnh vực dịch vụ với những công việc từ thủ kho cho đến lập kế hoạch
tài chính. Nếu thép và giầy dép đã từng là mặt hàng sản xuất chủ lực của Mỹ
thì nay máy tính và phần mềm đang thay thế chúng.
|
|
After peaking at $290,000 million in 1992, the federal
budget steadily shrank as economic growth increased tax revenues. In 1998,
the government posted its first surplus in 30 years, although a huge debt --
mainly in the form of promised future Social Security payments to the baby
boomers -- remained. Economists, surprised at the combination of rapid growth
and continued low inflation, debated whether the United States had a
"new economy" capable of sustaining a faster growth rate than
seemed possible based on the experiences of the previous 40 years.
|
Sau khi đạt tới đỉnh cao với 290 tỷ USD vào năm 1992, ngân
sách liên bang liên tục thu hẹp lại do tăng trưởng kinh tế và mức tăng thu
nhập từ thuế. Năm 1998, chính phủ công bố thặng dư ngân sách lần đầu tiên
trong vòng 30 năm qua, mặc dù một khoản nợ khổng lồ - chủ yếu dưới dạng các
khoản thanh toán trong tương lai của chương trình An sinh xã hội dành cho thế
hệ sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số - vẫn còn đó. Các nhà kinh tế, ngạc
nhiên trước sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế nhanh và lạm phát thấp kéo
dài, đã tranh luận về việc liệu nước Mỹ có một “nền kinh tế mới” có khả năng
duy trì được tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn so với khả năng có thể dựa vào kinh
nghiệm của 40 năm trước hay không.
|
|
Finally, the American economy was more closely intertwined
with the global economy than it ever had been. Clinton, like his
predecessors, had continued to push for elimination of trade barriers. A
North American Free Trade Agreement (NAFTA) had further increased economic
ties between the United States and its largest trading partners, Canada and
Mexico. Asia, which had grown especially rapidly during the 1980s, joined
Europe as a major supplier of finished goods and a market for American
exports. Sophisticated worldwide telecommunications systems linked the
world's financial markets in a way unimaginable even a few years earlier.
|
Cuối cùng, nền kinh tế Mỹ đã gắn bó chặt chẽ với nền kinh
tế toàn cầu hơn bao giờ hết. Clinton, giống như những người tiền nhiệm của
ông, tiếp tục đẩy mạnh việc xóa bỏ các rào cản thương mại. Hiệp định thương
mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã tăng cường hơn nữa các mối quan hệ kinh tế giữa
Mỹ và những đối tác thương mại lớn nhất của mình là Canada và Mêhicô. Châu Á,
khu vực tăng trưởng rất nhanh trong suốt thập kỷ 1980, đã cùng với châu Âu
trở thành nơi cung cấp hàng hóa thành phẩm chủ yếu và là một thị trường cho
hàng xuất khẩu của Mỹ. Những hệ thống liên lạc viễn thông toàn cầu tinh vi đã
liên kết các thị trường tài chính của thế giới thành một mối, một điều không
thể hình dung nổi ngay trong vài năm trước.
|
|
While many Americans remained convinced that global
economic integration benefited all nations, the growing interdependence
created some dislocations as well. Workers in high-technology industries --
at which the United States excelled -- fared rather well, but competition
from many foreign countries that generally had lower labor costs tended to
dampen wages in traditional manufacturing industries. Then, when the
economies of Japan and other newly industrialized countries in Asia faltered
in the late 1990s, shock waves rippled throughout the global financial
system. American economic policy-makers found they increasingly had to weigh
global economic conditions in charting a course for the domestic economy.
|
Trong khi nhiều người Mỹ vẫn tin rằng hội nhập kinh tế
toàn cầu mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia, thì sự phụ thuộc lẫn nhau
tăng lên cũng đã tạo ra một số trục trặc nhất định. Người lao động ở các
ngành công nghệ cao - những ngành mà Mỹ vượt trội - được trả lương tương đối
cao, nhưng trong các ngành sản xuất truyền thống, việc cạnh tranh với nhiều
nước ngoài, thường là những nước có chi phí lao động thấp, đã tạo ra xu hướng
dìm mức lương xuống. Tiếp nữa, khi nền kinh tế của Nhật Bản và những nước
công nghiệp hóa mới nổi lên khác ở châu Á giảm sút vào cuối thập kỷ 1990, làn
sóng những cú sốc đã xé toạc hệ thống tài chính toàn cầu. Các nhà hoạch định
chính sách kinh tế của Mỹ nhận thấy họ phải cân nhắc hơn nữa những điều kiện
kinh tế toàn cầu khi vạch ra biểu đồ cho nền kinh tế trong nước.
|
|
Still, Americans ended the 1990s with a restored sense of
confidence. By the end of 1999, the economy had grown continuously since
March 1991, the longest peacetime economic expansion in history. Unemployment
totaled just 4.1 percent of the labor force in November 1999, the lowest rate
in nearly 30 years. And consumer prices, which rose just 1.6 percent in 1998
(the smallest increase except for one year since 1964), climbed only somewhat
faster in 1999 (2.4 percent through October). Many challenges lay ahead, but
the nation had weathered the 20th century -- and the enormous changes it
brought -- in good shape.
|
Tuy vậy, người Mỹ đã khôi phục được lòng tin khi kết thúc
thập kỷ 1990. Đến cuối năm 1999, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng liên tục tính
từ tháng Ba 1991, đây là thời kỳ phát triển kinh tế trong thời bình dài nhất
trong lịch sử nước Mỹ. Tháng Mười một 1999, tổng số người thất nghiệp chỉ
chiếm 4,1% lực lượng lao động, một tỷ lệ thấp nhất trong gần 30 năm qua. Và
giá cả hàng hóa tiêu dùng, chỉ tăng 1,6% trong năm 1998 (tỷ lệ tăng thấp nhất
ngoại trừ một năm kể từ 1964), chỉ tăng lên chút ít trong năm 1999 (2,4% tính
đến tháng Mười). Vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước, nhưng quốc gia này đã
vượt qua thế kỷ XX - cùng những biến động to lớn của thế kỷ này - trong tình
trạng sung sức.
|
|
|
||
CHAPTER 4: Small
Business and the Corporation
Americans have always believed they live in a land of
opportunity, where anybody who has a good idea, determination, and a
willingness to work hard can start a business and prosper. In practice, this
belief in entrepreneurship has taken many forms, from the self-employed
individual to the global conglomerate.
|
Chương 4: Doanh
nghiệp nhỏ và tập đoàn
Người Mỹ luôn luôn tin rằng họ đang sống trên một xứ sở
của cơ hội, nơi mà bất kỳ người nào nếu có ý tưởng tốt, lòng quyết tâm và sẵn
sàng làm việc chăm chỉ, đều có thể bắt đầu một hoạt động kinh doanh và thành
đạt. Trên thực tế, lòng tin đó trong kinh doanh được thể hiện rất đa dạng, từ
một cá nhân tự chủ kinh doanh cho đến tập đoàn kinh doanh quốc tế khổng lồ.
|
|
In the 17th and 18th centuries, the public extolled the
pioneer who overcame great hardships to carve a home and a way of life out of
the wilderness. In 19th-century America, as small agricultural enterprises
rapidly spread across the vast expanse of the American frontier, the
homesteading farmer embodied many of the ideals of the economic
individualist. But as the nation's population grew and cities assumed
increased economic importance, the dream of being in business for oneself
evolved to include small merchants, independent craftsmen, and self-reliant
professionals as well.
|
Trong thế kỷ XVII và XVIII, công chúng thường ca tụng
những người đi tiên phong vượt qua khó khăn thử thách để tạo dựng một gia
đình và một phương cách sống vượt lên điều kiện thiên nhiên hoang dã. Ở Mỹ
thế kỷ XIX, khi các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ nhanh chóng phát triển rộng
khắp sang các khu vực được mở rộng của biên giới nước Mỹ, người nông dân
trang trại mang nhiều lý tưởng của người làm kinh tế cá thể. Nhưng đến khi
dân số trong nước tăng lên và các thành phố ngày càng trở nên quan trọng cho
phát triển kinh tế thì giấc mơ trở thành người kinh doanh cho chính mình còn
bao gồm cả các thương gia nhỏ, thợ thủ công độc lập và những người tự hành
nghề.
|
|
The 20th century, continuing a trend that began in the
latter part of the 19th century, brought an enormous leap in the scale and
complexity of economic activity. In many industries, small enterprises had
trouble raising sufficient funds and operating on a scale large enough to
produce most efficiently all of the goods demanded by an increasingly
sophisticated and affluent population. In this environment, the modern
corporation, often employing hundreds or even thousands of workers, assumed
increased importance.
|
Thế kỷ XX, tiếp nối xu hướng bắt đầu từ nửa sau thế kỷ
XIX, đã mang đến một bước chuyển biến to lớn cả về quy mô và tính phức tạp
của hoạt động kinh tế. Trong nhiều ngành công nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ
thường gặp phải khó khăn trong việc huy động đủ vốn và hoạt động với quy mô
đủ lớn để sản xuất hiệu quả nhất tất cả các loại hàng hóa thỏa mãn nhu cầu
của những người dân ngày càng giàu có và khó tính. Trong bối cảnh đó, tập
đoàn kinh tế hiện đại, nơi thường tuyển dụng hàng trăm thậm chí hàng nghìn
công nhân, có tầm quan trọng ngày càng lớn.
|
|
Today, the American economy boasts a wide array of
enterprises, ranging from one-person sole proprietorships to some of the
world's largest corporations. In 1995, there were 16.4 million non-farm, sole
proprietorships, 1.6 million partnerships, and 4.5 million corporations in
the United States -- a total of 22.5 million independent enterprises.
|
Ngày nay, nền kinh tế Mỹ lấy làm kiêu hãnh về một mạng
lưới các doanh nghiệp rộng khắp, từ các doanh nghiệp chỉ do một người làm chủ
cho đến những tập đoàn lớn nhất thế giới. Năm 1995, nước Mỹ có 16,4 triệu
doanh nghiệp không phải trang trại do một người làm chủ, 1,6 triệu doanh
nghiệp hợp danh và 4,5 triệu tập đoàn - tổng cộng có 22,5 triệu doanh nghiệp
độc lập.
|
|
Small Business
Many visitors from abroad are surprised to learn that even
today, the U.S. economy is by no means dominated by giant corporations. Fully
99 percent of all independent enterprises in the country employ fewer than
500 people. These small enterprises account for 52 percent of all U.S.
workers, according to the U.S. Small Business Administration (SBA). Some 19.6
million Americans work for companies employing fewer than 20 workers, 18.4
million work for firms employing between 20 and 99 workers, and 14.6 million
work for firms with 100 to 499 workers. By contrast, 47.7 million Americans
work for firms with 500 or more employees.
|
Doanh nghiệp nhỏ
Nhiều khách tham quan nước ngoài lấy làm ngạc nhiên khi
biết rằng thậm chí đến bây giờ, nền kinh tế Mỹ hoàn toàn không bị khống chế
bởi các tập đoàn khổng lồ. 99% tất cả các doanh nghiệp độc lập trong nước
tuyển dụng ít hơn 500 người. Theo Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA),
các doanh nghiệp nhỏ này chiếm 52% tổng số lao động Mỹ. Khoảng 19,6 triệu
người Mỹ làm việc cho các công ty có ít hơn 20 người, 18,4 triệu người làm
việc cho các hãng có từ khoảng 20 đến 99 công nhân, và 14,6 triệu người làm
cho các hãng có từ 100 đến 499 công nhân. Ngược lại, 47,7 triệu người Mỹ làm
việc cho các hãng có từ 500 nhân viên trở lên.
|
|
Small businesses are a continuing source of dynamism for
the American economy. They produced three-fourths of the economy's new jobs
between 1990 and 1995, an even larger contribution to employment growth than
they made in the 1980s. They also represent an entry point into the economy
for new groups. Women, for instance, participate heavily in small businesses.
The number of female-owned businesses climbed by 89 percent, to an estimated
8.1 million, between 1987 and 1997, and women-owned sole proprietorships were
expected to reach 35 percent of all such ventures by the year 2000. Small
firms also tend to hire a greater number of older workers and people who
prefer to work part-time.
|
Các doanh nghiệp nhỏ là một nguồn động lực liên tục cho
nền kinh tế Mỹ. Trong thời gian từ năm 1990 đến 1995, chúng tạo ra ba phần tư
số việc làm mới của nền kinh tế, một sự đóng góp vào tỷ lệ tăng trưởng việc
làm thậm chí còn lớn hơn so với những gì chúng tạo ra trong thập kỷ 1980.
Chúng cũng tiêu biểu cho nơi gia nhập nền kinh tế của những nhóm mới. Ví dụ,
phụ nữ tham gia rất nhiều vào các hoạt động kinh doanh nhỏ. Từ năm 1987 đến
năm 1997, số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ lên đến 89%, ước tính khoảng 8,1
triệu, và số doanh nghiệp chỉ do một phụ nữ làm chủ dự tính đạt tới 35% tổng
số các doanh nghiệp loại này vào năm 2000. Các hãng nhỏ cũng có xu hướng thuê
nhiều hơn các công nhân lớn tuổi và những người thích làm việc theo giờ.
|
|
A particular strength of small businesses is their ability
to respond quickly to changing economic conditions. They often know their
customers personally and are especially suited to meet local needs. Small
businesses -- computer-related ventures in California's "Silicon
Valley" and other high-tech enclaves, for instance -- are a source of
technical innovation. Many computer-industry innovators began as
"tinkerers," working on hand-assembled machines in their garages,
and quickly grew into large, powerful corporations. Small companies that
rapidly became major players in the national and international economies
include the computer software company Microsoft; the package delivery service
Federal Express; sports clothing manufacturer Nike; the computer networking
firm America OnLine; and ice cream maker Ben & Jerry's.
|
Một thế mạnh đặc biệt của doanh nghiệp nhỏ là khả năng
phản ứng rất nhanh đối với các điều kiện kinh tế thay đổi. Họ thường quen
biết cá nhân khách hàng của mình và đặc biệt thích hợp để thỏa mãn các nhu
cầu địa phương. Các doanh nghiệp nhỏ - ví dụ các công ty kinh doanh trong
lĩnh vực máy tính ở “Thung lũng Silicon” của California và các lãnh địa kỹ
thuật cao khác - là những nguồn đổi mới kỹ thuật. Nhiều nhà cải cách công
nghiệp - máy tính bắt đầu chỉ là “thợ sửa chữa”, làm việc bên máy móc lắp ráp
bằng tay trong xưởng của mình, rồi nhanh chóng phát triển thành các tập đoàn
lớn đầy sức mạnh. Các công ty nhỏ nhanh chóng trở thành các đấu thủ chính
trong các nền kinh tế quốc gia và quốc tế bao gồm công ty phần mềm máy tính
Microsoft; công ty dịch vụ vận chuyển bưu kiện Federal Express; công ty sản
xuất quần áo thể thao Nike; hãng dịch vụ mạng máy tính America OnLine; và
hãng sản xuất kem Ben & Jerry.
|
|
Of course, many small businesses fail. But in the United
States, a business failure does not carry the social stigma it does in some
countries. Often, failure is seen as a valuable learning experience for the
entrepreneur, who may succeed on a later try. Failures demonstrate how market
forces work to foster greater efficiency, economists say.
|
Tất nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp nhỏ thất bại. Nhưng
ở Mỹ, thất bại trong kinh doanh không phải là một vết nhơ mang tính xã hội
như ở một số nước. Thông thường, thất bại được xem như một bài học kinh
nghiệm giá trị cho các nhà kinh doanh, những người có thể sẽ thành công trong
lần thử sức sau. Các nhà kinh tế nói rằng thất bại cho thấy các lực lượng thị
trường vận hành như thế nào để khuyến khích tính hiệu quả lớn hơn.
|
|
The high regard that people hold for small business
translates into considerable lobbying clout for small firms in the U.S.
Congress and state legislatures. Small companies have won exemptions from
many federal regulations, such as health and safety rules. Congress also
created the Small Business Administration in 1953 to provide professional
expertise and financial assistance (35 percent of federal dollars award for
contracts is set aside for small businesses) to persons wishing to form or
run small businesses. In a typical year, the SBA guarantees $10,000 million
in loans to small businesses, usually for working capital or the purchase of
buildings, machinery, and equipment. SBA-backed small business investment
companies invest another $2,000 million as venture capital.
|
Sự đánh giá cao của dân chúng đối với hoạt động kinh doanh
nhỏ đã biến thành các cuộc vận động hành lang đáng kể cho lợi ích của các
doanh nghiệp nhỏ tại quốc hội và các cơ quan lập pháp bang ở Mỹ. Các công ty
nhỏ đã giành được quyền miễn trừ đối với nhiều hoạt động điều tiết liên bang,
chẳng hạn như các quy định về an toàn và sức khoẻ. Quốc hội cũng thành lập
Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ vào năm 1953 để trợ giúp chuyên môn và tài chính
cho những người mong muốn thành lập hoặc điều hành doanh nghiệp nhỏ (35% số
tiền liên bang cấp cho các hợp đồng được dành riêng cho các doanh nghiệp
nhỏ). Trong một năm điển hình, Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA) bảo
lãnh 10 tỷ USD tiền vay cho các doanh nghiệp nhỏ, thông thường dành cho vốn
sản xuất, mua sắm nhà cửa, máy móc và trang thiết bị. Các công ty đầu tư kinh
doanh nhỏ được SBA hỗ trợ đầu tư 2 tỷ USD nữa làm vốn kinh doanh.
|
|
The SBA seeks to support programs for minorities,
especially African, Asian, and Hispanic Americans. It runs an aggressive
program to identify markets and joint-venture opportunities for small
businesses that have export potential. In addition, the agency sponsors a
program in which retired entrepreneurs offer management assistance for new or
faltering businesses. Working with individual state agencies and
universities, the SBA also operates about 900 Small Business Development
Centers that provide technical and management assistance.
|
SBA tìm cách hỗ trợ những chương trình dành cho các dân
tộc thiểu số, đặc biệt là người Mỹ gốc Phi, gốc á và gốc Tây Ban Nha. Nó tiến
hành một chương trình năng động nhằm xác định các thị trường và những cơ hội
kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ có tiềm năng xuất khẩu. Thêm vào đó, cơ
quan này còn đỡ đầu một chương trình trong đó các doanh nhân về hưu hỗ trợ về
mặt quản lý cho những doanh nghiệp mới hoặc còn yếu. Cùng cộng tác riêng với
các trường đại học và các cơ quan của bang, SBA còn điều hành 900 Trung tâm
phát triển doanh nghiệp nhỏ nhằm cung cấp sự trợ giúp về kỹ thuật và quản lý.
|
|
In addition, the SBA has made over $26,000 million in
low-interest loans to homeowners, renters, and businesses of all sizes
suffering losses from floods, hurricanes, tornadoes, and other disasters.
|
Thêm vào đó, SBA cấp tín dụng trên 26.000 triệu USD dưới
hình thức những khoản cho vay với lãi suất thấp cho các chủ sở hữu nhà, người
thuê nhà và các doanh nghiệp với mọi quy mô bị tổn thất do lũ lụt, gió bão,
thiên tai và những thảm họa khác.
|
|
Small-Business
Structure
The Sole Proprietor. Most businesses are sole
proprietorships -- that is, they are owned and operated by a single person.
In a sole proprietorship, the owner is entirely responsible for the
business's success or failure. He or she collects any profits, but if the
venture loses money and the business cannot cover the loss, the owner is
responsible for paying the bills -- even if doing so depletes his or her
personal assets.
|
Cấu trúc doanh
nghiệp nhỏ
Chủ sở hữu duy nhất. Phần lớn các doanh nghiệp đều thuộc
loại doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu, tức là chúng thuộc quyền sở hữu và
được điều hành bởi một người duy nhất. Trong một doanh nghiệp có chủ sở hữu
duy nhất, người chủ sở hữu sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về thành công hoặc
thất bại của doanh nghiệp. Ông hay bà ta thu về toàn bộ lợi nhuận, nhưng nếu
doanh nghiệp thất thoát tiền và hoạt động kinh doanh không thể bù đắp thiệt
hại này thì người chủ doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán các khoản đó -
ngay cả khi việc này làm thâm hụt nặng nề tài sản cá nhân của ông hoặc bà ta.
|
|
Sole proprietorships have certain advantages over other
forms of business organization. They suit the temperament of people who like
to exercise initiative and be their own bosses. They are flexible, since
owners can make decisions quickly without having to consult others. By law,
individual proprietors pay fewer taxes than corporations. And customers often
are attracted to sole proprietorships, believing an individual who is
accountable will do a good job.
|
Các doanh nghiệp chỉ một chủ sở hữu có những ưu việt nhất
định so với các dạng tổ chức kinh doanh khác. Chúng phù hợp với khí chất của
những người thích thực hiện các sáng kiến và là chủ của chính mình. Chúng rất
linh hoạt vì những người chủ có thể ra quyết định rất nhanh chóng mà không
phải xin ý kiến người khác. Theo luật pháp, các chủ sở hữu là cá nhân phải
đóng ít thuế hơn so với các tập đoàn. Khách hàng thường bị các doanh nghiệp
một chủ sở hữu lôi cuốn, tin tưởng rằng một cá nhân chịu trách nhiệm sẽ làm
việc tốt.
|
|
This form of business organization has some disadvantages,
however. A sole proprietorship legally ends when an owner dies or becomes
incapacitated, although someone may inherit the assets and continue to
operate the business. Also, since sole proprietorships generally are
dependent on the amount of money their owners can save or borrow, they
usually lack the resources to develop into large-scale enterprises.
|
Tuy nhiên, dạng tổ chức kinh doanh này cũng có một số hạn
chế. Theo pháp luật, doanh nghiệp do một chủ sở hữu sẽ chấm dứt khi người chủ
sở hữu chết hoặc không còn khả năng, dù cho một ai đó có thể thừa kế tài sản
và tiếp tục hoạt động kinh doanh. Mặt khác, do doanh nghiệp một chủ sở hữu
nói chung phụ thuộc vào số tiền người chủ của chúng có được hoặc vay được,
nên các doanh nghiệp này thường thiếu các nguồn lực để phát triển thành doanh
nghiệp có quy mô lớn.
|
|
The Business Partnership. One way to start or expand a
venture is to create a partnership with two or more co-owners. Partnerships
enable entrepreneurs to pool their talents; one partner may be qualified in
production, while another may excel at marketing, for instance. Partnerships
are exempt from most reporting requirements the government imposes on
corporations, and they are taxed favorably compared with corporations.
Partners pay taxes on their personal share of earnings, but their businesses
are not taxed.
|
Doanh nghiệp hợp danh. Một cách thức để bắt đầu hoặc mở
rộng một hoạt động kinh doanh là tạo ra một doanh nghiệp hợp danh với hai
hoặc nhiều người cùng sở hữu doanh nghiệp. Doanh nghiệp hợp danh giúp cho
hoạt động kinh doanh tập trung được tài năng của từng người; chẳng hạn người
này có thể có trình độ về sản xuất, trong khi người khác lại vượt trội về
marketing. Doanh nghiệp hợp danh được miễn hầu hết các yêu cầu báo cáo mà
chính phủ bắt các tập đoàn phải thực hiện, và bị đánh thuế thấp hơn so với
các tập đoàn. Các thành viên của doanh nghiệp hợp danh phải đóng thuế thu
nhập cá nhân, nhưng hoạt động kinh doanh của họ không phải chịu thuế.
|
|
States regulate the rights and duties of partnerships.
Co-owners generally sign legal agreements specifying each partner's duties.
Partnership agreements also may provide for "silent partners," who
invest money in a business but do not take part in its management.
|
Các bang quy định quyền và nghĩa vụ cho các doanh nghiệp
hợp danh. Các đồng chủ sở hữu thường ký kết thỏa thuận pháp lý quy định rõ
trách nhiệm của từng thành viên. Các thỏa thuận này của doanh nghiệp cũng có
thể quy định cho “các thành viên hợp danh kín”, là những người đầu tư tiền
vào doanh nghiệp nhưng không tham gia quản lý.
|
|
A major disadvantage of partnerships is that each member
is liable for all of a partnership's debts, and the action of any partner
legally binds all the others. If one partner squanders money from the
business, for instance, the others must share in paying the debt. Another
major disadvantage can arise if partners have serious and constant
disagreements.
|
Một hạn chế cơ bản của doanh nghiệp hợp danh là mỗi thành
viên phải chịu trách nhiệm pháp lý cho mọi khoản nợ của doanh nghiệp, và mỗi
hoạt động của bất kỳ thành viên nào cũng có tính ràng buộc pháp lý đối với
mọi người khác. Ví dụ, nếu một thành viên tiêu phung phí tiền của doanh
nghiệp thì những người khác phải cùng chịu trách nhiệm chi trả cho khoản nợ
đó. Một hạn chế cơ bản nữa có thể nảy sinh nếu các thành viên bất đồng nghiêm
trọng và kéo dài.
|
|
Franchising and Chain Stores. Successful small businesses
sometimes grow through a practice known as franchising. In a typical
franchising arrangement, a successful company authorizes an individual or
small group of entrepreneurs to use its name and products in exchange for a
percentage of the sales revenue. The founding company lends its marketing
expertise and reputation, while the entrepreneur who is granted the franchise
manages individual outlets and assumes most of the financial liabilities and
risks associated with the expansion.
|
Trao đặc quyền và các cửa hàng mắt xích. Các doanh nghiệp
nhỏ thành đạt đôi khi phát triển thông qua một hình thức hoạt động gọi là
trao đặc quyền. Trong một hợp đồng trao đặc quyền điển hình, một công ty có
tiếng tăm ủy quyền cho một cá nhân hoặc một nhóm người được phép sử dụng tên
và sản phẩm của mình để đổi lại một số phần trăm tiền doanh thu. Công ty đó
cho mượn cả kinh nghiệm marketing và danh tiếng của mình, trong khi người
kinh doanh được hưởng đặc quyền này phải tự quản lý cá nhân về đầu ra và chịu
hầu hết các trách nhiệm pháp lý cũng như rủi ro liên quan tới phát triển kinh
doanh.
|
|
While it is somewhat more expensive to get into the
franchise business than to start an enterprise from scratch, franchises are
less costly to operate and less likely to fail. That is partly because
franchises can take advantage of economies of scale in advertising,
distribution, and worker training.
|
Trong khi để có được một doanh nghiệp trao đặc quyền
thường tốn kém hơn một doanh nghiệp bắt đầu từ vạch xuất phát, thì các doanh
nghiệp có đặc quyền lại thường ít tốn kém cho việc điều hành hoạt động và ít
bị thất bại. Sở dĩ như vậy vì các doanh nghiệp có đặc quyền thường tận dụng
được lợi thế về chi phí thấp trong quảng cáo, phân phối và đào tạo công nhân.
|
|
Franchising is so complex and far-flung that no one has a
truly accurate idea of its scope. The SBA estimates the United States had
about 535,000 franchised establishments in 1992 -- including auto dealers,
gasoline stations, restaurants, real estate firms, hotels and motels, and
drycleaning stores. That was about 35 percent more than in 1970. Sales
increases by retail franchises between 1975 and 1990 far outpaced those of
non-franchise retail outlets, and franchise companies were expected to
account for about 40 percent of U.S. retail sales by the year 2000.
|
Hoạt động trao đặc quyền thường phức tạp và tỏa ra rất
rộng đến mức không ai biết được chính xác phạm vi của nó. Cục quản lý doanh
nghiệp nhỏ ước tính nước Mỹ có khoảng 535.000 doanh nghiệp có đặc quyền trong
năm 1992 - bao gồm các đại lý ô tô, các trạm xăng dầu, các nhà hàng, các hãng
bất động sản, các khách sạn và nhà trọ, và các cửa hàng giặt là. Con số này
tăng hơn khoảng 35% so với năm 1970. Doanh thu bán hàng của các cửa hàng bán
lẻ có đặc quyền từ năm 1975 đến năm 1990 tăng nhanh hơn rất nhiều so với
doanh thu bán hàng của các cửa hàng bán lẻ không có đặc quyền, và các công ty
đặc quyền ước tính đạt khoảng 40% tổng doanh số bán lẻ của Mỹ trong năm 2000.
|
|
Franchising probably slowed down in the 1990s, though, as
the strong economy created many business opportunities other than
franchising. Some franchisors also sought to consolidate, buying out other
units of the same business and building their own networks. Company-owned
chains of stores such as Sears Roebuck & Co. also provided stiff
competition. By purchasing in large quantities, selling in high volumes, and
stressing self-service, these chains often can charge lower prices than
small-owner operations. Chain supermarkets like Safeway, for example, which
offer lower prices to attract customers, have driven out many independent
small grocers.
|
Tuy vậy, hình thức trao đặc quyền đã giảm đi tương đối vào
thập kỷ 1990, khi nền kinh tế mạnh đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh khác hơn
so với hình thức trao đặc quyền. Một số công ty trao đặc quyền cũng tìm cách củng
cố, mua lại các cơ sở khác có cùng kiểu kinh doanh và xây dựng mạng lưới
riêng của mình. Các cửa hàng mắt xích do công ty sở hữu như Sears Roebuck
& Co. cũng tiến hành cạnh tranh không khoan nhượng. Bằng cách mua hàng
với số lượng lớn, bán sỉ và chú trọng tới hệ thống dịch vụ tự động, các cửa
hàng mắt xích này thường bán với giá thấp hơn so với các cửa hàng của chủ sở
hữu nhỏ. Ví dụ, các siêu thị mắt xích như Safeway, thường chào bán giá thấp
để hấp dẫn khách hàng, và đã đánh bật khỏi thị trường nhiều cửa hàng tạp phẩm
nhỏ độc lập.
|
|
Nonetheless, many franchise establishments do survive.
Some individual proprietors have joined forces with others to form chains of
their own or cooperatives. Often, these chains serve specialized, or niche,
markets.
|
Tuy nhiên, nhiều cơ sở đặc quyền vẫn tồn tại. Một số chủ
sở hữu cá thể liên kết với nhau để hình thành các cửa hàng mắt xích của chính
họ hoặc các hợp tác xã. Thường thường, các cửa hàng mắt xích này phục vụ cho
các thị trường chuyên biệt, hoặc thị trường ngách.
|
|
Corporations
Although there are many small and medium-sized companies,
big business units play a dominant role in the American economy. There are
several reasons for this. Large companies can supply goods and services to a
greater number of people, and they frequently operate more efficiently than
small ones. In addition, they often can sell their products at lower prices
because of the large volume and small costs per unit sold. They have an
advantage in the marketplace because many consumers are attracted to
well-known brand names, which they believe guarantee a certain level of
quality.
|
Các Tổng công ty
Mặc dù có rất nhiều công ty với quy mô vừa và nhỏ, nhưng
các đơn vị kinh doanh lớn vẫn đóng vai trò chi phối trong nền kinh tế Mỹ. Có
một số lý do giải thích cho tình trạng này. Các công ty lớn có thể cung cấp
hàng hóa và dịch vụ cho nhiều người, và chúng thường hoạt động hiệu quả hơn
các công ty nhỏ. Thêm nữa, chúng thường có thể bán các sản phẩm của mình với
giá thấp hơn bởi vì hàng hóa được bán ra với số lượng lớn và giá thành thấp.
Chúng có ưu thế trên thị trường vì nhiều khách hàng bị hấp dẫn bởi những nhãn
hiệu nổi tiếng, điều mà họ tin là sẽ bảo đảm một mức độ chất lượng nhất định.
|
|
Large businesses are important to the overall economy
because they tend to have more financial resources than small firms to
conduct research and develop new goods. And they generally offer more varied
job opportunities and greater job stability, higher wages, and better health
and retirement benefits.
|
Các doanh nghiệp lớn còn quan trọng đối với toàn bộ nền
kinh tế bởi vì chúng thường có được những nguồn tài chính lớn hơn các doanh
nghiệp nhỏ để tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Và nhìn chung,
chúng thường đưa ra các cơ hội việc làm đa dạng hơn, ổn định hơn, lương cao
hơn và phúc lợi về sức khoẻ cũng như hưu trí tốt hơn.
|
|
Nevertheless, Americans have viewed large companies with
some ambivalence, recognizing their important contribution to economic
well-being but worrying that they could become so powerful as to stifle new
enterprises and deprive consumers of choice. What's more, large corporations
at times have shown themselves to be inflexible in adapting to changing
economic conditions. In the 1970s, for instance, U.S. auto-makers were slow
to recognize that rising gasoline prices were creating a demand for smaller,
fuel-efficient cars. As a result, they lost a sizable share of the domestic
market to foreign manufacturers, mainly from Japan.
|
Tuy nhiên, người Mỹ có những quan điểm mâu thuẫn đối với
các công ty lớn, một mặt họ thừa nhận sự đóng góp quan trọng của chúng đối
với sự thịnh vượng của nền kinh tế, nhưng mặt khác lại lo lắng rằng chúng có
thể trở nên quá mạnh đến mức bóp nghẹt các doanh nghiệp mới và tước bỏ quyền
lựa chọn của người tiêu dùng. Hơn nữa, thỉnh thoảng các tập đoàn lớn tỏ ra
không linh hoạt trong việc thích nghi với các điều kiện kinh tế thay đổi. Ví
dụ, vào những năm 1970, các nhà sản xuất ô tô Mỹ rất chậm nhận thấy rằng giá
xăng dầu đang lên sẽ tạo ra cầu về loại ô tô nhỏ, ngốn ít xăng. Kết quả là họ
mất đi một thị phần đáng kể trong nước cho các nhà sản xuất nước ngoài, mà
chủ yếu là từ Nhật Bản.
|
|
In the United States, most large businesses are organized
as corporations. A corporation is a specific legal form of business
organization, chartered by one of the 50 states and treated under the law
like a person. Corporations may own property, sue or be sued in court, and
make contracts. Because a corporation has legal standing itself, its owners are
partially sheltered from responsibility for its actions. Owners of a
corporation also have limited financial liability; they are not responsible
for corporate debts, for instance. If a shareholder paid $100 for 10 shares
of stock in a corporation and the corporation goes bankrupt, he or she can
lose the $100 investment, but that is all. Because corporate stock is
transferable, a corporation is not damaged by the death or disinterest of a
particular owner. The owner can sell his or her shares at any time, or leave
them to heirs.
|
Trong nước Mỹ, hầu hết các doanh nghiệp lớn đều được tổ
chức thành những tập đoàn. Tập đoàn là một hình thức tổ chức kinh doanh mang
tính pháp lý đặc biệt, được bảo hộ bởi một trong 50 bang và được đối xử trước
pháp luật như một pháp nhân. Các tập đoàn có thể sở hữu tài sản, có thể kiện
hoặc bị kiện trước tòa và có thể ký kết hợp đồng. Vì bản thân tập đoàn có địa
vị pháp lý riêng nên những người chủ tập đoàn được bảo vệ một phần khỏi trách
nhiệm pháp lý về hoạt động của nó. Các chủ sở hữu của một tập đoàn cũng chỉ
có trách nhiệm pháp lý hữu hạn về tài chính; ví dụ như họ không chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của tập đoàn. Giả sử nếu một cổ đông trả 100 USD cho 10
cổ phiếu chứng khoán của một tập đoàn và tập đoàn này bị phá sản, thì cổ đông
trên có thể mất 100 USD tiền đầu tư, tất cả chỉ có vậy. Do chứng khoán của
tập đoàn có thể chuyển nhượng được nên một tập đoàn không bị hủy hoại khi một
chủ sở hữu cụ thể nào đó chết hoặc từ bỏ tập đoàn. Chủ sở hữu đó có thể bán
cổ phần của mình vào bất cứ lúc nào, hoặc để lại cho người thừa kế.
|
|
The corporate form has some disadvantages, though. As
distinct legal entities, corporations must pay taxes. The dividends they pay
to shareholders, unlike interest on bonds, are not tax-deductible business
expenses. And when a corporation distributes these dividends, the
stockholders are taxed on the dividends. (Since the corporation already has
paid taxes on its earnings, critics say that taxing dividend payments to
shareholders amounts to "double taxation" of corporate profits.)
|
Tuy vậy, hình thức tổ chức tập đoàn có một số hạn chế. Vì
là những thực thể pháp lý rõ ràng nên các tập đoàn phải đóng thuế. Tiền lãi
cổ phần tập đoàn trả cho các cổ đông, không giống như tiền lãi của trái
phiếu, không phải là những chi phí kinh doanh được khấu trừ thuế. Và khi tập
đoàn phân phối các khoản lãi cổ phần này thì các cổ đông phải chịu thuế cho
những khoản lãi cổ phần đó. (Do tập đoàn đã đóng thuế thu nhập nên các nhà
phê bình chỉ trích rằng khoản tiền đóng thuế lãi cổ phần của các cổ đông là khoản
“thuế kép” đánh vào lợi nhuận của tập đoàn.)
|
|
Many large corporations have a great number of owners, or
shareholders. A major company may be owned by a million or more people, many
of whom hold fewer than 100 shares of stock each. This widespread ownership
has given many Americans a direct stake in some of the nation's biggest
companies. By the mid-1990s, more than 40 percent of U.S. families owned
common stock, directly or through mutual funds or other intermediaries.
|
Nhiều công ty lớn có nhiều chủ sở hữ hay cổ đông. Một công
ty lớn có thể được sở hữu bởi một triệu người trở lên, nhiều người trong số
họ nắm giữ ít hơn 100 cổ phần mỗi người. Quyền sở hữu trên diện rộng này đã trao
cho nhiều người Mỹ cổ phần trực tiếp tại một số công ty lớn nhất của quốc
gia. Đến giữa những năm 1990, hơn 40% gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu phổ thông,
trực tiếp hoặc thông qua các quỹ tương hỗ hay các trung gian khác.
|
|
But widely dispersed ownership also implies a separation
of ownership and control. Because shareholders generally cannot know and
manage the full details of a corporation's business, they elect a board of
directors to make broad corporate policy. Typically, even members of a
corporation's board of directors and managers own less than 5 percent of the
common stock, though some may own far more than that. Individuals, banks, or
retirement funds often own blocks of stock, but these holdings generally
account for only a small fraction of the total. Usually, only a minority of
board members are operating officers of the corporation. Some directors are
nominated by the company to give prestige to the board, others to provide
certain skills or to represent lending institutions. It is not unusual for
one person to serve on several different corporate boards at the same time.
|
Nhưng quyền sở hữu bị phân tán rộng cũng có nghĩa là có sự
chia cắt về sở hữu và kiểm soát. Do các cổ đông nhìn chung không thể biết và
quản lý toàn bộ chi tiết hoạt động kinh doanh của tập đoàn nên họ phải bầu ra
một hội đồng quản trị để xây dựng chính sách lớn của tập đoàn. Thường thường,
ngay cả các thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc tập đoàn cũng chỉ sở
hữu chưa đến 5% cổ phiếu thường, mặc dù một số người có thể sở hữu nhiều hơn
thế rất nhiều. Các cá nhân, các ngân hàng, các quỹ hưu trí thường sở hữu một
số lượng lớn cổ phiếu nhưng nói chung số cổ phần đó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ
so với toàn bộ. Thông thường, chỉ một số ít các thành viên của hội đồng quản
trị tham gia với tư cách là cán bộ điều hành tập đoàn. Một số giám đốc do
công ty chỉ định để đem lại thanh thế cho hội đồng quản trị, một số khác có
kỹ năng chuyên môn nhất định hoặc đại diện cho những tổ chức góp vốn. Cho nên
cũng không lấy làm lạ khi một người cùng một lúc có thể tham gia vào vài hội
đồng quản trị tập đoàn khác nhau.
|
|
Corporate boards place day-to-day management decisions in
the hands of a chief executive officer (CEO), who may also be a board's
chairman or president. The CEO supervises other executives, including a
number of vice presidents who oversee various corporate functions, as well as
the chief financial officer, the chief operating officer, and the chief
information officer (CIO). The CIO came onto the corporate scene as high
technology became a crucial part of U.S. business affairs in the late 1990s.
|
Hội đồng quản trị tập đoàn trao quyền quyết định quản lý
hàng ngày cho một tổng giám đốc điều hành (CEO), người này có thể là chủ tịch
hội đồng quản trị. Tổng giám đốc điều hành giám sát các cán bộ quản lý khác,
bao gồm các phó tổng giám đốc quản lý chung những chức năng khác nhau của tập
đoàn, cũng như giám đốc tài chính, giám đốc điều hành, và giám đốc phụ trách
thông tin (CIO). Giám đốc thông tin nhanh chóng có vai trò quan trọng đối với
tập đoàn khi công nghệ cao trở thành một yếu tố quan trọng trong hoạt động
kinh doanh ở Hoa Kỳ cuối những năm 1990.
|
|
As long as a CEO has the confidence of the board of
directors, he or she generally is permitted a great deal of freedom in
running a corporation. But sometimes, individual and institutional
stockholders, acting in concert and backing dissident candidates for the
board, can exert enough power to force a change in management.
|
Khi tổng giám đốc điều hành được hội đồng quản trị tin
cậy, ông hoặc bà ta nói chung được phép có nhiều quyền tự do điều hành hoạt
động của tập đoàn. Nhưng đôi khi các cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức, phối
hợp nhịp nhàng và ủng hộ những ứng cử viên bất đồng quan điểm vào ban lãnh
đạo, có thể dùng sức ép đủ mạnh để buộc có những thay đổi trong quản lý.
|
|
Generally, only a few people attend annual shareholder
meetings. Most shareholders vote on the election of directors and important
policy proposals by "proxy" -- that is, by mailing in election
forms. In recent years, however, some annual meetings have seen more
shareholders -- perhaps several hundred -- in attendance. The U.S. Securities
and Exchange Commission (SEC) requires corporations to give groups
challenging management access to mailing lists of stockholders to present
their views.
|
Nhìn chung, chỉ có rất ít người có mặt trong các buổi họp
cổ đông hàng năm. Hầu hết các cổ đông lựa chọn bầu hội đồng quản trị và bỏ
phiếu thông qua các đề xuất chính sách quan trọng bằng hình thức “ủy nhiệm” -
tức là bầu chọn bằng cách gửi thư. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số
cuộc họp hàng năm đã có nhiều cổ đông hơn tham gia - có thể có đến vài trăm
người có mặt. Ủy ban chứng khoán và hối phiếu Hoa Kỳ (SCE) yêu cầu các tập
đoàn đưa cho những nhóm bất đồng về quản lý danh sách địa chỉ thư tín của các
cổ đông để họ có thể trình bày các quan điểm của mình.
|
|
How Corporations
Raise Capital
Large corporations could not have grown to their present
size without being able to find innovative ways to raise capital to finance
expansion. Corporations have five primary methods for obtaining that money.
|
Các tập đoàn huy
động vốn như thế nào
Các tập đoàn lớn không thể phát triển với quy mô hiện tại
nếu không có khả năng đổi mới cách huy động vốn để mở rộng tài chính. Các tập
đoàn thường có năm phương pháp cơ bản để thu được lượng tiền này.
|
|
Issuing Bonds. A bond is a written promise to
pay back a specific amount of money at a certain date or dates in the future.
In the interim, bondholders receive interest payments at fixed rates on
specified dates. Holders can sell bonds to someone else before they are due.
|
Phát hành trái phiếu. Một trái phiếu là một chứng từ
ghi nợ cam kết trả một khoản tiền nhất định vào một hoặc những thời điểm nhất
định trong tương lai. Trong khoảng thời gian đó, người giữ trái phiếu nhận
các khoản thanh toán lãi với lãi suất cố định vào những thời điểm cụ thể.
Người giữ trái phiếu có thể bán trái phiếu cho người khác trước khi đến hạn.
|
|
Corporations benefit by issuing bonds because the interest
rates they must pay investors are generally lower than rates for most other
types of borrowing and because interest paid on bonds is considered to be a
tax-deductible business expense. However, corporations must make interest
payments even when they are not showing profits. If investors doubt a
company's ability to meet its interest obligations, they either will refuse
to buy its bonds or will demand a higher rate of interest to compensate them
for their increased risk. For this reason, smaller corporations can seldom
raise much capital by issuing bonds.
|
Các tập đoàn có lợi khi phát hành trái phiếu bởi vì lãi
suất mà họ phải trả cho các nhà đầu tư nhìn chung thấp hơn lãi suất của hầu
hết các hình thức vay khác, và bởi vì tiền lãi phải trả trên trái phiếu được
xem như một loại chi phí kinh doanh được khấu trừ thuế. Tuy nhiên, các tập
đoàn vẫn phải thanh toán các khoản tiền lãi ngay cả khi họ thấy không có lợi
nhuận. Nếu các nhà đầu tư nghi ngờ khả năng trả lãi của một công ty, họ sẽ
hoặc là từ chối mua trái phiếu của công ty đó, hoặc sẽ đòi hỏi lãi suất cao
hơn để bù đắp cho rủi ro lớn hơn của họ. Vì lý do đó, các tập đoàn nhỏ ít khi
huy động được nhiều vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu.
|
|
Issuing Preferred
Stock. A company
may choose to issue new "preferred" stock to raise capital. Buyers of
these shares have special status in the event the underlying company
encounters financial trouble. If profits are limited, preferred-stock owners
will be paid their dividends after bondholders receive their guaranteed
interest payments but before any common stock dividends are paid.
|
Phát hành cổ phiếu
ưu tiên. Một công
ty có thể chọn cách phát hành cổ phiếu “ưu tiên” mới để huy động vốn. Những
người mua các cổ phiếu này có quyền ưu tiên đặc biệt khi công ty gặp phải khó
khăn về tài chính. Nếu lợi nhuận bị hạn chế thì chủ sở hữu cổ phiếu ưu tiên
sẽ được nhận tiền lãi sau chủ sở hữu trái phiếu nhưng trước chủ sở hữu bất kỳ
loại cổ phiếu thường nào.
|
|
Selling Common
Stock. If a
company is in good financial health, it can raise capital by issuing common
stock. Typically, investment banks help companies issue stock, agreeing to
buy any new shares issued at a set price if the public refuses to buy the
stock at a certain minimum price. Although common shareholders have the
exclusive right to elect a corporation's board of directors, they rank behind
holders of bonds and preferred stock when it comes to sharing profits.
|
Bán cổ phiếu thường. Nếu một công ty đang ở trong tình
trạng tài chính lành mạnh, nó có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ
phiếu thường. Thông thường, các ngân hàng đầu tư giúp các công ty phát hành
cổ phiếu, đồng ý mua bất kỳ cổ phần mới nào được phát hành với mức giá đặt
trước nếu công chúng từ chối mua cổ phiếu đó với mức giá tối thiểu nhất định.
Mặc dù người giữ cổ phiếu thường có quyền riêng bầu chọn hội đồng quản trị
tập đoàn, nhưng họ vẫn xếp sau người giữ trái phiếu và cổ phiếu ưu tiên khi
đến kỳ chia lợi nhuận.
|
|
Investors are attracted to stocks in two ways. Some
companies pay large dividends, offering investors a steady income. But others
pay little or no dividends, hoping instead to attract shareholders by
improving corporate profitability -- and hence, the value of the shares
themselves. In general, the value of shares increases as investors come to
expect corporate earnings to rise. Companies whose stock prices rise
substantially often "split" the shares, paying each holder, say, one
additional share for each share held. This does not raise any capital for the
corporation, but it makes it easier for stockholders to sell shares on the
open market. In a two-for-one split, for instance, the stock's price is
initially cut in half, attracting investors.
|
Các nhà đầu tư bị cổ phiếu hấp dẫn theo hai cách. Một số
công ty trả những khoản lợi tức cổ phiếu lớn, mang lại cho các nhà đầu tư một
khoản thu nhập đều đặn. Nhưng cũng có những công ty khác trả rất ít hoặc
không trả lợi tức ngay, thay vào đó họ hy vọng hấp dẫn các nhà đầu tư bằng
việc cải thiện khả năng sinh lợi của tập đoàn - và do đó nâng cao giá trị của
chính các cổ phiếu ấy. Nhìn chung, giá trị cổ phần tăng lên khi các nhà đầu
tư đặt hy vọng vào lợi nhuận tăng lên của tập đoàn. Các công ty có giá cổ
phiếu thực sự tăng thường “chia tách” các cổ phần ra, trả cho mỗi cổ đông
thêm một cổ phần cho mỗi cổ phần mà họ có. Điều này không làm tăng vốn cho tập
đoàn nhưng làm cho cổ đông dễ dàng hơn khi bán các cổ phần trên thị trường
mở. Ví dụ, mỗi cổ phần chia làm hai thì giá mỗi cổ phiếu ban đầu sẽ giảm đi
một nửa làm hấp dẫn các nhà đầu tư.
|
|
Borrowing. Companies can also raise
short-term capital -- usually to finance inventories -- by getting loans from
banks or other lenders.
|
Đi vay. Các công ty cũng có thể huy động
vốn ngắn hạn - thường là để bù đắp tài chính cho hàng hóa tồn kho - bằng cách
đi vay ngân hàng hoặc những người cho vay khác.
|
|
Using profits. As noted, companies also can
finance their operations by retaining their earnings. Strategies concerning
retained earnings vary. Some corporations, especially electric, gas, and
other utilities, pay out most of their profits as dividends to their
stockholders. Others distribute, say, 50 percent of earnings to shareholders
in dividends, keeping the rest to pay for operations and expansion. Still
other corporations, often the smaller ones, prefer to reinvest most or all of
their net income in research and expansion, hoping to reward investors by
rapidly increasing the value of their shares.
|
Sử dụng lợi nhuận. Như đã nói, các công ty cũng có
thể cấp vốn cho các hoạt động của mình bằng cách giữ lại các khoản lợi nhuận.
Những chiến lược liên quan đến việc giữ lợi nhuận lại rất khác nhau. Một số
tập đoàn, đặc biệt thuộc ngành điện, khí ga và các ngành dịch vụ công cộng
khác,thường thanh toán hầu hết lợi nhuận của mình cho cổ đông dưới hình thức
lãi cổ phần. Một số tập đoàn khác lại phân phối chẳng hạn như 50% lợi nhuận
cho cổ đông dưới hình thức lãi cổ phần, giữ phần còn lại để chi trả cho các
hoạt động và mở rộng kinh doanh. Nhưng cũng có tập đoàn, thường là các tập
đoàn nhỏ, lại muốn đầu tư lại hầu hết hoặc toàn bộ thu nhập ròng của mình vào
hoạt động nghiên cứu và mở rộng quy mô doanh nghiệp, hy vọng sẽ mang lại cho
các nhà đầu tư giá trị cổ phần tăng lên nhanh chóng.
|
|
Monopolies, Mergers,
and Restructuring
The corporate form clearly is a key to the successful
growth of numerous American businesses. But Americans at times have viewed
large corporations with suspicion, and corporate managers themselves have
wavered about the value of bigness.
|
Độc quyền, hợp nhất
và cấu trúc lại
Hình thức tổ chức thành tập đoàn rõ ràng là chìa khóa mang
lại tăng trưởng rực rỡ cho nhiều doanh nghiệp Mỹ. Nhưng đôi khi người Mỹ vẫn
nhìn các tập đoàn lớn với con mắt ngờ vực, và ngay chính các nhà quản lý tập
đoàn cũng do dự về giá trị của sự lớn mạnh.
|
|
In the late 19th century, many Americans feared that
corporations could raise vast amounts of capital to absorb smaller ones or
could combine and collude with other firms to inhibit competition. In either
case, critics said, business monopolies would force consumers to pay high
prices and deprive them of choice. Such concerns gave rise to two major laws
aimed at taking apart or preventing monopolies: the Sherman Antitrust Act of
1890 and the Clayton Antitrust Act of 1914. Government continued to use these
laws to limit monopolies throughout the 20th century. In 1984, government
"trustbusters" broke a near monopoly of telephone service by
American Telephone and Telegraph. In the late 1990s, the Justice Department
sought to reduce dominance of the burgeoning computer software market by
Microsoft Corporation, which in just a few years had grown into a major
corporation with assets of $22,357 million.
|
Vào cuối thế kỷ XIX, nhiều người Mỹ lo sợ rằng các tập
đoàn lớn có thể huy động những khoản vốn khổng lồ để sáp nhập các doanh
nghiệp nhỏ hoặc có thể cấu kết và thông đồng với các hãng khác để ngăn cản
cạnh tranh. Các nhà phê bình cho rằng trong cả hai trường hợp, các nhà độc
quyền kinh doanh đều có thể buộc những người tiêu dùng phải trả giá cao hơn
và lấy đi của họ quyền lựa chọn. Những lo lắng ấy đã tạo cơ sở cho sự ra đời
của hai đạo luật cơ bản nhằm hạn chế một phần hoặc ngăn cản độc quyền: Đạo
luật chống độc quyền Sherman năm 1890 và Đạo luật chống độc quyền Clayton năm
1914. Chính phủ đã tiếp tục sử dụng những luật này để hạn chế độc quyền trong
suốt thế kỷ XX. Năm 1984, “những người chống độc quyền” trong chính phủ đã
phá vỡ vị trí gần như độc quyền về dịch vụ điện thoại của Công ty điện thoại
và điện báo Hoa Kỳ. Vào cuối những năm 1990, Bộ Tư pháp tìm cách giảm bớt sự
thống lĩnh thị trường phần mềm máy tính đang mở rộng của tập đoàn Microsoft,
một tập đoàn chỉ trong vài năm đã trở thành một tập đoàn khổng lồ với tài sản
trị giá 22.357 triệu USD.
|
|
In general, government antitrust officials see a threat of
monopoly power when a company gains control of 30 percent of the market for a
commodity or service. But that is just a rule of thumb. A lot depends on the
size of other competitors in the market. A company can be judged to lack
monopolistic power even if it controls more than 30 percent of its market
provided other companies have comparable market shares.
|
Nhìn chung, các quan chức chống độc quyền của chính phủ
coi nguy cơ độc quyền xuất hiện khi một công ty giành quyền kiểm soát tới 30%
thị trường của một loại hàng hóa và dịch vụ. Nhưng đó chỉ là cách xác định
thông thường. Việc xác định một công ty có phải là độc quyền hay không còn
phụ thuộc rất nhiều vào tầm cỡ của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị
trường. Một công ty có thể được coi là chưa độc quyền ngay cả khi nó kiểm
soát trên 30% thị trường nếu các công ty khác cũng có những thị phần tương
đương.
|
|
While antitrust laws may have increased competition, they
have not kept U.S. companies from getting bigger. Seven corporate giants had
assets of more than $300,000 million each in 1999, dwarfing the largest
corporations of earlier periods. Some critics have voiced concern about the
growing control of basic industries by a few large firms, asserting that
industries such as automobile manufacture and steel production have been seen
as oligopolies dominated by a few major corporations. Others note, however,
that many of these large corporations cannot exercise undue power despite
their size because they face formidable global competition. If consumers are
unhappy with domestic auto-makers, for instance, they can buy cars from
foreign companies. In addition, consumers or manufacturers sometimes can
thwart would-be monopolies by switching to substitute products; for example,
aluminum, glass, plastics, or concrete all can substitute for steel.
|
Trong khi các đạo luật chống độc quyền có thể làm tăng
tính cạnh tranh, chúng vẫn không thể ngăn cản các công ty Mỹ trở nên lớn mạnh
hơn. Năm 1999, Mỹ có bảy tập đoàn khổng lồ, mỗi tập đoàn có tài sản hơn 300
tỷ USD, khiến cho các tập đoàn lớn nhất trong những giai đoạn trước trở thành
nhỏ bé. Một số nhà phê bình tỏ ra lo lắng về sự kiểm soát đang gia tăng của
một vài hãng lớn đối với các ngành công nghiệp cơ bản, khẳng định rằng các
ngành công nghiệp như chế tạo ô tô và sản xuất thép được coi là những ngành
độc quyền bị khống chế bởi một vài tập đoàn lớn. Tuy nhiên, những người khác
cũng lưu ý rằng các tập đoàn lớn này cũng không thể bành trướng quyền lực quá
mức mặc dù có quy mô lớn vì chúng phải đối mặt với cuộc cạnh tranh toàn cầu
dữ dội. Chẳng hạn, nếu người tiêu dùng không hài lòng với các nhà sản xuất ô
tô trong nước, họ có thể mua ô tô của các công ty nước ngoài. Hơn nữa, người
tiêu dùng hoặc nhà sản xuất đôi khi cũng có thể ngăn cản nguy cơ độc quyền
bằng cách chuyển sang các hàng hóa thay thế; ví dụ, nhôm, thủy tinh, nhựa
hoặc bê tông tất cả đều có thể thay thế cho thép.
|
|
Attitudes among business leaders concerning corporate
bigness have varied. In the late 1960s and early 1970s, many ambitious
companies sought to diversify by acquiring unrelated businesses, at least
partly because strict federal antitrust enforcement tended to block mergers
within the same field. As business leaders saw it, conglomerates -- a type of
business organization usually consisting of a holding company and a group of
subsidiary firms engaged in dissimilar activities, such as oil drilling and
movie-making -- are inherently more stable. If demand for one product
slackens, the theory goes, another line of business can provide balance.
|
Quan điểm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp về sự lớn mạnh
của tập đoàn cũng thay đổi. Cuối thập kỷ 1960 và đầu thập kỷ 1970, nhiều công
ty có tham vọng tìm cách đa dạng hóa thông qua việc mua lại các doanh nghiệp
hoạt động trong những lĩnh vực không có liên quan, một phần do sự cưỡng chế
gắt gao của những đạo luật chống độc quyền của liên bang có xu hướng ngăn cản
sự hợp nhất của các công ty trong cùng một lĩnh vực. Như các nhà lãnh đạo
doanh nghiệp nhìn nhận, các conglomerate - một kiểu tổ chức kinh doanh bao
gồm một công ty trụ cột và một nhóm các hãng bổ sung tiến hành các hoạt động
kinh doanh không giống nhau, chẳng hạn như khoan dầu và sản xuất phim - tất
yếu sẽ ổn định hơn. Lập luận ở đây là, nếu cầu về một sản phẩm này giảm xuống
thì hoạt động kinh doanh khác của công ty có thể làm cân bằng.
|
|
But this advantage sometimes is offset by the difficulty
of managing diverse activities rather than specializing in the production of
narrowly defined product lines. Many business leaders who engineered the
mergers of the 1960s and 1970s, found themselves overextended or unable to
manage all of their newly acquired subsidiaries. In many cases, they divested
the weaker acquisitions.
|
Nhưng lợi thế này đôi khi bị bù lại bởi quản lý nhiều loại
hoạt động sẽ khó khăn hơn là chuyên môn hóa sản xuất vào những loại sản phẩm
được thu hẹp. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành các hoạt động hợp nhất
trong những năm 1960 và 1970 tự nhận thấy họ bị dàn trải quá mức hoặc không
có khả năng quản lý tất cả các hãng bổ sung mới thu nạp. Trong nhiều trường
hợp họ xóa bỏ các cơ sở yếu.
|
|
The 1980s and 1990s brought new waves of friendly mergers
and "hostile" takeovers in some industries, as corporations tried
to position themselves to meet changing economic conditions. Mergers were prevalent,
for example, in the oil, retail, and railroad industries, all of which were
undergoing substantial change. Many airlines sought to combine after
deregulation unleashed competition beginning in 1978. Deregulation and
technological change helped spur a series of mergers in the
telecommunications industry as well. Several companies that provide local
telephone service sought to merge after the government moved to require more
competition in their markets; on the East Coast, Bell Atlantic absorbed
Nynex. SBC Communications joined its Southwestern Bell subsidiary with
Pacific Telesis in the West and with Southern New England Group
Telecommunications, and then sought to add Ameritech in the Midwest.
Meanwhile, long-distance firms MCI Communications and WorldCom merged, while
AT&T moved to enter the local telephone business by acquiring two cable
television giants: Tele-Communications and MediaOne Group. The takeovers,
which would provide cable-line access to about 60 percent of U.S. households,
also offered AT&T a solid grip on the cable TV and high-speed
Internet-connection markets.
|
Những năm 1980 và 1990 đã mang đến những làn sóng mới của
những hoạt động hợp nhất thân thiện và những hoạt động tiếp quản “thù địch”
trong một số ngành công nghiệp, khi các tập đoàn cố gắng củng cố vị trí của
họ để thích ứng với điều kiện kinh tế thay đổi. Các hoạt động hợp nhất trở
nên phổ biến, ví dụ trong các ngành công nghiệp dầu mỏ, bán lẻ và đường sắt,
tất cả các ngành này đều đang trải qua sự thay đổi cơ bản. Nhiều hãng hàng
không tìm cách kết hợp với nhau sau khi chính sách phi điều tiết hóa làm mở
rộng cạnh tranh bắt đầu vào năm 1978. Chính sách phi điều tiết hóa và sự thay
đổi công nghệ cũng khuyến khích hình thành hàng loạt các công ty hợp nhất
trong ngành công nghiệp viễn thông. Một số công ty dịch vụ điện thoại địa
phương tìm cách hợp nhất sau khi chính phủ yêu cầu sự cạnh tranh mạnh hơn nữa
trên thị trường của họ; tại vùng Bờ Đông, công ty Bell Atlantic thu nạp
Nynex. Công ty truyền thông SBC liên kết chi nhánh Tây Nam (Southwestern
Bell) của mình với Pacific Telesis ở miền Tây và với Tập đoàn truyền thông
New England ở miền Nam, rồi sau đó tìm cách bổ sung thêm Ameritech ở vùng
Trung Tây. Trong khi đó, các hãng truyền thông đường dài MCI Communications
hợp nhất với WorldCom, đồng thời Công ty điện thoại và điện báo Hoa Kỳ
(AT&T) thâm nhập vào lĩnh vực điện thoại địa phương bằng việc mua lại hai
kênh truyền hình cáp khổng lồ: Tele-Communications và MediaOne Group. Sự tiếp
quản này có thể cung cấp dịch vụ truyền thông cáp cho khoảng 60% số hộ gia
đình Mỹ, và cũng đem lại cho AT&T một vị trí vững chắc trên các thị
trường kinh doanh về truyền hình cáp và truy cập mạng Internet tốc độ cao.
|
|
Also in the late 1990s, Travelers Group merged with
Citicorp, forming the world's largest financial services company, while Ford
Motor Company bought the car business of Sweden's AB Volvo. Following a wave
of Japanese takeovers of U.S. companies in the 1980s, German and British
firms grabbed the spotlight in the 1990s, as Chrysler Corporation merged into
Germany's Daimler-Benz AG and Deutsche Bank AG took over Bankers Trust. Marking
one of business history's high ironies, Exxon Corporation and Mobil
Corporation merged, restoring more than half of John D. Rockefeller's
industry-dominating Standard Oil Company empire, which was broken up by the
Justice Department in 1911. The $81,380 million merger raised concerns among
antitrust officials, even though the Federal Trade Commission (FTC)
unanimously approved the consolidation.
|
Cũng vào cuối những năm 1990, Travellers Group hợp nhất
với Citicorp, hình thành nên công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới,
trong khi Ford Motor Company mua lại công ty ô tô của Thụy Điển AB Volvo.
Tiếp theo làn sóng tiếp quản của Nhật đối với các công ty Mỹ trong thập kỷ
1980, đến lượt các hãng của Đức và Anh chiếm vị trí nổi bật trong những năm
1990 khi Chrysler Corperation sáp nhập vào tập đoàn sản xuất ô tô
Daimler-Benz AG của Đức và ngân hàng Deutsche Bank tiếp quản ngân hàng
Bankers Trust. Một trong những điều trớ trêu lớn trong lịch sử kinh doanh là
tập đoàn Exxon và tập đoàn Mobil hợp nhất với nhau, khôi phục lại hơn một nửa
công ty Standard Oil của vua dầu mỏ John Rockefeller, một công ty đã từng
thống trị ngành công nghiệp này nhưng bị Bộ Tư pháp chia nhỏ vào năm 1911. Vụ
sáp nhập trị giá 81.380 triệu USD này gây lo lắng cho các quan chức chống độc
quyền, mặc dù ủy ban thương mại liên bang (FTC) đã nhất trí tán thành việc
hợp nhất .
|
|
The Commission did require Exxon and Mobil agreed to sell
or sever supply contracts with 2,143 gas stations in the Northeast and
mid-Atlantic states, California, and Texas, and to divest a large California
refinery, oil terminals, a pipeline, and other assets. That represented one
of the largest divestitures ever mandated by antitrust agencies. And FTC
Chairman Robert Pitofsky warned that any further petroleum-industry mergers
with similar "national reach" could come close to setting off
"antitrust alarms." The FTC staff immediately recommended that the
agency challenge a proposed purchase by BP Amoco PLC of Atlantic Richfield
Company.
|
Ủy ban thương mại liên bang đã yêu cầu Exxon và Mobil chấp
thuận bán hoặc cắt bớt các hợp đồng cung cấp với 2.143 trạm bán ga tại các
bang ở Đông Bắc và Trung Đại Tây Dương, California và Texas, đồng thời từ bỏ
công ty lọc dầu lớn ở California, các trạm xăng dầu, một đường ống dẫn và
nhiều tài sản khác. Đây là một trong những hành động nhằm giảm bớt quyền lực lớn
nhất đã từng được các cơ quan chống độc quyền tiến hành. Chủ tịch FTC Robert
Pitofsky cảnh báo rằng bất kỳ một sự hợp nhất tiếp theo nào trong ngành công
nghiệp dầu mỏ có “tầm cỡ quốc gia” tương tự đều có thể dẫn đến việc “báo động
chống độc quyền”. Các quan chức FTC ngay lập tức tuyên bố rằng cơ quan này
không thừa nhận đề nghị mua lại Atlantic Richfield Company của tập đoàn BP
Amoco PLC.
|
|
Instead of merging, some firms have
tried to bolster their business clout through joint ventures with
competitors. Because these arrangements eliminate competition in the product
areas in which companies agree to cooperate, they can pose the same threat to
market disciplines that monopolies do. But federal antitrust agencies have
given their blessings to some joint ventures they believe will yield
benefits.
|
Thay vì hợp nhất, một số hãng cố gắng tăng cường ảnh hưởng
kinh doanh của mình thông qua các liên doanh với đối thủ cạnh tranh. Bởi vì
những thỏa thuận liên doanh này xóa bỏ cạnh tranh trong lĩnh vực sản phẩm mà
các công ty chấp thuận hợp tác nên chúng có thể đe dọa các nguyên tắc thị
trường tương tự như các doanh nghiệp độc quyền gây ra. Nhưng các cơ quan
chống độc quyền liên bang đã chấp thuận một số loại hình liên doanh mà họ tin
sẽ mang lại lợi ích.
|
|
Many American companies also have joined in cooperative
research and development activities. Traditionally, companies conducted
cooperative research mainly through trade organizations -- and only then to
meet environmental and health regulations. But as American companies observed
foreign manufacturers cooperating in product development and manufacturing,
they concluded that they could not afford the time and money to do all the
research themselves. Some major research consortiums include Semiconductor
Research Corporation and Software Productivity Consortium.
|
Nhiều công ty Mỹ cũng tiến hành liên kết trong các hoạt
động nghiên cứu và phát triển. Theo truyền thống, các công ty tiến hành hợp
tác nghiên cứu chủ yếu thông qua các tổ chức thương mại - và chỉ khi ấy mới
đáp ứng được những quy định về môi trường và sức khoẻ. Nhưng khi các công ty
Mỹ quan sát những nhà sản xuất nước ngoài hợp tác trong việc phát triển và
chế tạo sản phẩm, họ đi đến kết luận rằng họ không thể có đủ thời gian và
tiền bạc để tự mình tiến hành tất cả những nghiên cứu như vậy. Một số tập
đoàn liên kết nghiên cứu lớn gồm có Tập đoàn nghiên cứu chất bán dẫn và Tập
đoàn năng suất phần mềm.
|
|
A spectacular example of cooperation among fierce
competitors occurred in 1991 when International Business Machines, which was
the world's largest computer company, agreed to work with Apple Computer, the
pioneer of personal computers, to create a new computer software operating
system that could be used by a variety of computers. A similar proposed
software operating system arrangement between IBM and Microsoft had fallen
apart in the mid-1980s, and Microsoft then moved ahead with its own
market-dominating Windows system. By 1999, IBM also agreed to develop new
computer technologies jointly with Dell Computer, a strong new entry into
that market.
|
Một ví dụ đáng chú ý về sự hợp tác giữa những đối thủ cạnh
tranh mãnh liệt xuất hiện vào năm 1991 khi công ty máy tính lớn nhất thế giới
International Business Machines (IBM) đồng ý làm việc với công ty Apple
Computer, một công ty tiên phong về máy tính cá nhân, để tạo ra một phần mềm
hệ thống điều hành máy tính mới có thể sử dụng cho các loại máy tính. Một
thỏa thuận về phần mềm hệ thống điều hành tương tự giữa IBM và Microsoft đã
đổ vỡ vào giữa thập kỷ 1980, rồi sau đó Microsoft vượt lên dẫn đầu với hệ
thống Windows của chính mình chiếm lĩnh thị trường. Vào năm 1999, IBM cũng
đồng ý phát triển các công nghệ máy tính mới cùng với Dell Computer, một công
ty mạnh mới gia nhập thị trường này.
|
|
Just as the merger wave of the 1960s and 1970s led to
series of corporate reorganizations and divestitures, the most recent round
of mergers also was accompanied by corporate efforts to restructure their
operations. Indeed, heightened global competition led American companies to
launch major efforts to become leaner and more efficient. Many companies
dropped product lines they deemed unpromising, spun off subsidiaries or other
units, and consolidated or closed numerous factories, warehouses, and retail
outlets. In the midst of this downsizing wave, many companies -- including
such giants as Boeing, AT&T, and General Motors -- released numerous
managers and lower-level employees.
|
Cũng như làn sóng hợp nhất của thập kỷ 1960 và 1970 đã dẫn
đến một loạt các hoạt động tái tổ chức và tước bớt quyền lực của các tập
đoàn, những đợt sáp nhập gần đây nhất cũng được kèm theo bởi các nỗ lực của
tập đoàn nhằm cấu trúc lại các hoạt động của mình. Thực vậy, cạnh tranh toàn
cầu tăng lên làm cho các công ty Mỹ phải nỗ lực cố gắng để trở nên gọn nhẹ và
hiệu quả hơn. Nhiều công ty cắt giảm những dây chuyền sản phẩm bị coi là
không hứa hẹn, bỏ bớt các chi nhánh hoặc các đơn vị kinh doanh khác và củng
cố lại hoặc cho đóng cửa nhiều nhà máy, cửa hàng và các đại lý bán lẻ. Giữa
làn sóng giảm quy mô này, nhiều công ty - bao gồm cả những công ty khổng lồ
như Boeing, AT&T và General Motors - đã sa thải nhiều giám đốc và các
công nhân tay nghề thấp.
|
|
Despite employment reductions among many manufacturing
companies, the economy was resilient enough during the boom of the 1990s to
keep unemployment low. Indeed, employers had to scramble to find qualified
high-technology workers, and growing service sector employment absorbed labor
resources freed by rising manufacturing productivity. Employment at Fortune
magazine's top 500 U.S. industrial companies fell from 13.4 million workers
in 1986 to 11.6 million in 1994. But when Fortune changed its analysis to
focus on the largest 500 corporations of any kind, cranking in service firms,
the 1994 figure became 20.2 million -- and it rose to 22.3 million in 1999.
|
Mặc dù việc tuyển dụng nhân công giảm đi trong nhiều công
ty sản xuất, nhưng nền kinh tế vẫn đủ khả năng hồi phục trong suốt thời kỳ
bùng nổ của thập kỷ 1990 để giữ cho tình trạng thất nghiệp ở mức thấp. Thực vậy,
các nhà tuyển dụng tranh giành nhau để tìm các nhân viên có trình độ trong
các ngành công nghệ cao và việc gia tăng tuyển dụng trong lĩnh vực dịch vụ đã
thu hút nguồn lao động bị dôi ra do năng suất chế tạo tăng lên. Số nhân công
tuyển dụng của 500 công ty công nghiệp hàng đầu ở Mỹ do tạp chí Fortune xếp
loại đã giảm từ 13,4 triệu người trong năm 1986 xuống còn 11,6 triệu người
trong năm 1994. Nhưng khi Fortune thay đổi cách phân tích của mình để tập
trung vào 500 tập đoàn lớn nhất gồm tất cả các loại, kể cả các hãng dịch vụ,
thì con số của năm 1994 là 20,2 triệu người - và tăng lên đến 22,3 triệu
người trong năm 1999.
|
|
Thanks to the economy's prolonged vigor and all of the
mergers and other consolidations that occurred in American business, the size
of the average company increased between 1988 and 1996, going from 17,730
employees to 18,654 employees. This was true despite layoffs following
mergers and restructurings, as well as the sizable growth in the number and
employment of small firms.
|
Nhờ có sức mạnh được duy trì lâu dài của nền kinh tế và
tất cả những hoạt động hợp nhất và củng cố của các doanh nghiệp, trong khoảng
từ năm 1988 đến 1996 quy mô của các công ty trung bình đã tăng lên, từ 17.730
nhân công lên đến 18.654 nhân công. Đó là sự thật mặc dù có sự tạm giãn nhân
công sau khi hợp nhất và cấu trúc lại các doanh nghiệp, và thực tế cũng có sự
gia tăng quy mô của các doanh nghiệp nhỏ cả về số lượng lẫn số nhân công được
tuyển dụng.
|
|
http://usa.usembassy.de/etexts/oecon/chap1.htm
|
||
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, February 18, 2013
An Outline of the U.S. Economy 1 Khái quát nền kinh tế Mỹ 1
Labels:
ECONOMICS-Kinh tế,
US studies-HOA KỲ HOC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn