MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, March 9, 2013

An Outline of the U.S. Economy 2 Khái quát nền kinh tế Mỹ 2






An Outline of the U.S. Economy 2
Khái quát nền kinh tế Mỹ 2

This volume was prepared for the U.S. Department of State by Christopher Conte, a former editor and reporter for the Wall Street Journal, with Albert R. Karr, a former Wall Street Journal reporter. It updates several previous editions that had been issued by the U.S. Information Agency beginning in 1981.

Ấn phẩm này được soạn cho Bộ Ngoại giao Mỹ bởi hai tác giả, Christopher Conte, cựu biên tập viên và phóng viên cho tờ Wall Street Journal, và Albert R. Karr, cựu phóng viên Wall Street Journal. Cập nhật một số phiên bản trước đó đã được Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ phát hành lần đầu  vào năm 1981.



CHAPTER 5: Stocks, Commodities, and Markets

Capital markets in the United States provide the lifeblood of capitalism. Companies turn to them to raise funds needed to finance the building of factories, office buildings, airplanes, trains, ships, telephone lines, and other assets; to conduct research and development; and to support a host of other essential corporate activities. Much of the money comes from such major institutions as pension funds, insurance companies, banks, foundations, and colleges and universities. Increasingly, it comes from individuals as well. As noted in chapter 3, more than 40 percent of U.S. families owned common stock in the mid-1990s.

Chương 5: Chứng khoán, hàng hóa và thị trường

Các thị trường vốn ở Mỹ là huyết mạch của chủ nghĩa tư bản. Các công ty đến đây nhằm huy động lượng vốn cần thiết để xây dựng nhà máy, văn phòng, máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ, điện thoại và nhiều tài sản khác; để tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm; và để trang trải cho hàng loạt các hoạt động cần thiết khác của tập đoàn. Phần lớn số tiền này đến từ các tổ chức lớn như các quỹ trợ cấp, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng, các hiệp hội, và các trường cao đẳng và đại học. Nó cũng đến từ các cá nhân ngày càng nhiều. Như đã nói đến ở chương 4, vào giữa những năm 1990, hơn 40% số gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu thường.

Very few investors would be willing to buy shares in a company unless they knew they could sell them later if they needed the funds for some other purpose. The stock market and other capital markets allow investors to buy and sell stocks continuously.

Rất ít nhà đầu tư sẵn sàng mua cổ phần trong một công ty trừ khi họ biết rằng họ có thể bán chúng sau này nếu cần tiền cho những mục đích khác. Thị trường chứng khoán và những thị trường vốn khác cho phép các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu liên tục.

The markets play several other roles in the American economy as well. They are a source of income for investors. When stocks or other financial assets rise in value, investors become wealthier; often they spend some of this additional wealth, bolstering sales and promoting economic growth. Moreover, because investors buy and sell shares daily on the basis of their expectations for how profitable companies will be in the future, stock prices provide instant feedback to corporate executives about how investors judge their performance.

Những thị trường này còn đóng những vai trò khác nữa trong nền kinh tế Mỹ. Chúng là một nguồn thu nhập cho các nhà đầu tư. Khi cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính khác tăng giá trị thì các nhà đầu tư trở nên giàu có hơn; thường thường họ tiêu một phần số tài sản tăng thêm này để hỗ trợ bán hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, do các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu hàng ngày trên cơ sở những kỳ vọng của họ về khả năng sinh lời của các công ty trong tương lai, nên giá cổ phiếu cung cấp ngay lập tức thông tin phản hồi cho ban lãnh đạo tập đoàn về việc các nhà đầu tư đánh giá như thế nào đối với hoạt động của họ.


Stock values reflect investor reactions to government policy as well. If the government adopts policies that investors believe will hurt the economy and company profits, the market declines; if investors believe policies will help the economy, the market rises. Critics have sometimes suggested that American investors focus too much on short-term profits; often, these analysts say, companies or policy-makers are discouraged from taking steps that will prove beneficial in the long run because they may require short-term adjustments that will depress stock prices. Because the market reflects the sum of millions of decisions by millions of investors, there is no good way to test this theory.

Các giá trị cổ phiếu đồng thời cũng phản ánh phản ứng của các nhà đầu tư đối với chính sách của chính phủ. Nếu chính phủ thực thi những chính sách mà các nhà đầu tư cho là sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế và lợi nhuận của doanh nghiệp, thì thị trường suy giảm; nếu các nhà đầu tư tin tưởng các chính sách đó sẽ giúp ích cho nền kinh tế, thì thị trường sẽ tăng. Đôi khi, các nhà phê bình cho rằng những nhà đầu tư Mỹ tập trung quá nhiều vào lợi nhuận trong ngắn hạn; các nhà phân tích này nói rằng, các công ty và các nhà hoạch định chính sách thường không được khuyến khích trong việc tạo ra những bước đi chứng tỏ sẽ mang lại lợi ích trong dài hạn, bởi vì chúng có thể đòi hỏi những điều chỉnh trong ngắn hạn, làm giảm giá cổ phiếu. Do thị trường phản ánh tổng thể hàng triệu quyết định của hàng triệu nhà đầu tư nên không có một phương thức hiệu quả nào để kiểm định lý thuyết này.


In any event, Americans pride themselves on the efficiency of their stock market and other capital markets, which enable vast numbers of sellers and buyers to engage in millions of transactions each day. These markets owe their success in part to computers, but they also depend on tradition and trust -- the trust of one broker for another, and the trust of both in the good faith of the customers they represent to deliver securities after a sale or to pay for purchases. Occasionally, this trust is abused. But during the last half century, the federal government has played an increasingly important role in ensuring honest and equitable dealing. As a result, markets have thrived as continuing sources of investment funds that keep the economy growing and as devices for letting many Americans share in the nation's wealth.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người Mỹ đều tự hào về tính hiệu quả của thị trường chứng khoán và các thị trường vốn khác của mình, những thị trường cho phép một số lượng lớn người bán và người mua thực hiện hàng triệu giao dịch mỗi ngày. Các thị trường này thu được thắng lợi một phần nhờ có máy tính, nhưng chúng cũng phụ thuộc vào truyền thống và sự tin cậy - sự tin cậy của người môi giới này đối với người khác, và sự tin cậy của cả hai phía đối với thiện ý của các khách hàng mà họ đại diện để cung cấp chứng khoán sau khi bán hoặc trả tiền để mua. Đôi khi, lòng tin đó bị lạm dụng. Nhưng trong suốt nửa cuối thế kỷ XX, chính phủ liên bang đã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo đảm tính trung thực và công bằng trong giao dịch. Kết quả là các thị trường đã phát triển rất mạnh với vai trò là nguồn đầu tư liên tục giữ cho nền kinh tế tăng trưởng, đồng thời là công cụ cho phép nhiều người Mỹ chia sẻ sự thịnh vượng của quốc gia.

To work effectively, markets require the free flow of information. Without it, investors cannot keep abreast of developments or gauge, to the best of their ability, the true value of stocks. Numerous sources of information enable investors to follow the fortunes of the market daily, hourly, or even minute-by-minute. Companies are required by law to issue quarterly earnings reports, more elaborate annual reports, and proxy statments to tell stockholders how they are doing. In addition, investors can read the market pages of daily newspapers to find out the price at which particular stocks were traded during the previous trading session. They can review a variety of indexes that measure the overall pace of market activity; the most notable of these is the Dow Jones Industrial Average (DJIA), which tracks 30 prominent stocks. Investors also can turn to magazines and newsletters devoted to analyzing particular stocks and markets. Certain cable television programs provide a constant flow of news about movements in stock prices. And now, investors can use the Internet to get up-to-the-minute information about individual stocks and even to arrange stock transactions.

Để hoạt động hiệu quả, các thị trường đòi hỏi phải có những luồng thông tin tự do. Không có điều này, các nhà đầu tư với khả năng tốt nhất của mình cũng không thể theo kịp sự phát triển hoặc đánh giá đúng giá trị thực của cổ phiếu. Việc có rất nhiều nguồn thông tin tạo điều kiện cho các nhà đầu tư theo dõi vận mệnh của thị trường từng ngày, từng giờ, hoặc thậm chí từng phút. Luật pháp đòi hỏi các công ty phải niêm yết báo cáo thu nhập hàng quí, báo cáo thường niên thật tỷ mỉ, và các biên bản ủy nhiệm để thông báo cho cổ đông biết họ đang hoạt động như thế nào. Hơn nữa, các nhà đầu tư có thể đọc các trang thị trường trên các báo ra hàng ngày để phát hiện những mức giá mà các cổ phiếu cụ thể được mua bán trong phiên giao dịch trước. Họ có thể xem xét hàng loạt chỉ số đo nhịp độ chung của hoạt động thị trường, đáng chú ý nhất trong số đó là chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA) theo dõi 30 loại cổ phiếu nổi bật nhất. Các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng các tạp chí và các bản tin nội bộ tập trung vào phân tích các cổ phiếu và thị trường cụ thể. Một số chương trình truyền hình cáp cũng đưa ra luồng thông tin liên tục về sự thay đổi giá cổ phiếu. Và ngày nay, các nhà đầu tư có thể dùng Internet để truy cập thông tin cập nhật từng phút về những cổ phiếu riêng lẻ và thậm chí để tiến hành các giao dịch cổ phiếu.

The Stock Exchanges

There are thousands of stocks, but shares of the largest, best-known, and most actively traded corporations generally are listed on the New York Stock Exchange (NYSE). The exchange dates its origin back to 1792, when a group of stockbrokers gathered under a buttonwood tree on Wall Street in New York City to make some rules to govern stock buying and selling. By the late 1990s, the NYSE listed some 3,600 different stocks. The exchange has 1,366 members, or "seats," which are bought by brokerage houses at hefty prices and are used for buying and selling stocks for the public. Information travels electronically between brokerage offices and the exchange, which requires 200 miles (320 kilometers) of fiber-optic cable and 8,000 phone connections to handle quotes and orders.

Sở giao dịch chứng khoán

Có hàng ngàn loại cổ phiếu, nhưng nói chung các cổ phiếu của những tập đoàn lớn nhất, nổi tiếng nhất và kinh doanh tích cực nhất được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Sở giao dịch này có nguồn gốc từ năm 1792, khi một nhóm các nhà môi giới cổ phiếu tụ tập dưới một gốc cây trên phố Wall Street trong thành phố New York để xây dựng một số nguyên tắc quản lý việc mua và bán cổ phiếu. Cho tới cuối những năm 1990, NYSE đã niêm yết gần 3.600 loại cổ phiếu khác nhau. Sở giao dịch này có 1.366 thành viên, hoặc “chỗ ngồi”, được các công ty môi giới mua với giá rất cao và được sử dụng để mua và bán cổ phiếu cho công chúng. Thông tin truyền đi bằng điện tử giữa các văn phòng môi giới và sở giao dịch, và phải cần tới 200 dặm (320 km) đường dây sợi cáp quang và 8.000 kết nối điện thoại để điều khiển việc định giá và các lệnh mua bán.

How are stocks traded? Suppose a schoolteacher in California wants to take an ocean cruise. To finance the trip, she decides to sell 100 shares of stock she owns in General Motors Corporation. So she calls her broker and directs him to sell the shares at the best price he can get. At the same time, an engineer in Florida decides to use some of his savings to buy 100 GM shares, so he calls his broker and places a "buy" order for 100 shares at the market price. Both brokers wire their orders to the NYSE, where their representatives negotiate the transaction. All this can occur in less than a minute. In the end, the schoolteacher gets her cash and the engineer gets his stock, and both pay their brokers a commission. The transaction, like all others handled on the exchange, is carried out in public, and the results are sent electronically to every brokerage office in the nation.

Các cổ phiếu được mua bán như thế nào? Giả sử một cô giáo ở California muốn thực hiện một chuyến du lịch trên biển. Để có tiền cho chuyến du lịch, cô ta quyết định bán đi 100 cổ phiếu cô đang sở hữu thuộc tập đoàn General Motors. Thế là cô gọi cho người môi giới của mình và đề nghị anh ta bán đi các cổ phiếu đó với giá cao nhất mà anh ta có thể thu được. Cùng lúc đó, một kỹ sư ở Florida quyết định sử dụng tiền tiết kiệm của mình để mua 100 cổ phiếu của General Motors, anh ta gọi cho người môi giới của mình và đặt một lệnh “mua” 100 cổ phiếu theo giá thị trường. Cả hai người môi giới điện báo các lệnh của họ cho NYSE, nơi các đại diện của họ đàm phán việc chuyển nhượng. Tất cả hoạt động trên diễn ra trong vòng chưa đến một phút. Cuối cùng, cô giáo có được tiền mặt và anh kỹ sư có được cổ phiếu của mình, và cả hai trả cho người môi giới của mình một khoản tiền hoa hồng. Sự chuyển nhượng, cũng giống như tất cả các chuyển nhượng khác được điều khiển trên sàn giao dịch, được tiến hành trong công chúng và các kết quả được chuyển bằng điện tử cho mỗi văn phòng môi giới trên đất nước.


Stock exchange "specialists" play a crucial role in the process, helping to keep an orderly market by deftly matching buy and sell orders. If necessary, specialists buy or sell stock themselves when there is a paucity of either buyers or sellers.

“Các chuyên gia” của sở giao dịch chứng khoán đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình này, giúp giữ cho thị trường hoạt động có trật tự bằng việc khớp khéo léo các lệnh mua và bán. Khi cần thiết, các chuyên gia này cũng mua hoặc bán cổ phiếu cho chính mình khi có ít người mua hoặc bán.


The smaller American Stock Exchange, which lists numerous energy industry-related stocks, operates in much the same way and is located in the same Wall Street area as the New York exchange. Other large U.S. cities host smaller, regional stock exchanges.

Sở giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ nhỏ hơn, là nơi niêm yết nhiều cổ phiếu liên quan đến ngành công nghiệp năng lượng, cũng vận hành giống như vậy và nằm cùng trên khu vực phố Wall Street như Sở giao dịch chứng khoán New York. Các thành phố lớn khác của Mỹ cũng có những sở giao dịch chứng khoán địa phương nhỏ hơn.

The largest number of different stocks and bonds traded are traded on the National Association of Securities Dealers Automated Quotation system, or Nasdaq. This so-called over-the-counter exchange, which handles trading in about 5,240 stocks, is not located in any one place; rather, it is an electronic communications network of stock and bond dealers. The National Association of Securities Dealers, which oversees the over-the-counter market, has the power to expel companies or dealers that it determines are dishonest or insolvent. Because many of the stocks traded in this market are from smaller and less stable companies, the Nasdaq is considered a riskier market than either of the major stock exchanges. But it offers many opportunities for investors. By the 1990s, many of the fastest growing high-technology stocks were traded on the Nasdaq.

Số lượng mua bán lớn nhất các loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau được giao dịch trên Hệ thống niêm yết giá tự động của Hiệp hội giao dịch chứng khoán quốc gia, viết tắt là Nasdaq. Hoạt động được gọi là giao dịch ngoài luồng này, tiến hành mua bán khoảng 5.240 loại cổ phiếu, không được đặt cố định tại một địa điểm nào; đúng hơn, nó là một mạng thông tin điện tử của các nhà giao dịch cổ phiếu và trái phiếu. Hiệp hội giao dịch chứng khoán quốc gia, cơ quan giám sát thị trường giao dịch ngoài luồng này, có quyền trục xuất các công ty và nhà giao dịch nào bị xác định là gian lận hoặc không trả được nợ. Vì nhiều chứng khoán được giao dịch ở thị trường này là từ các công ty nhỏ và ít ổn định nên Nasdaq được xem là thị trường có nhiều rủi ro hơn hai sở giao dịch lớn nói trên. Nhưng nó lại đưa ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Vào những năm 1990, nhiều cổ phiếu của các ngành công nghệ cao có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất được mua bán trên Nasdaq.


A Nation of Investors

An unprecedented boom in the stock market, combined with the ease of investing in stocks, led to a sharp increase in public participation in securities markets during the 1990s. The annual trading volume on the New York Stock Exchange, or "Big Board," soared from 11,400 million shares in 1980 to 169,000 million shares in 1998. Between 1989 and 1995, the portion of all U.S. households owning stocks, directly or through intermediaries like pension funds, rose from 31 percent to 41 percent.

Một quốc gia của các nhà đầu tư

Sự bùng nổ chưa từng thấy trong thị trường chứng khoán cùng với việc đầu tư thoải mái vào cổ phiếu làm gia tăng rất nhanh sự tham gia của công chúng vào thị trường chứng khoán trong suốt những năm 1990. Khối lượng mua bán hàng năm trên Sở giao dịch chứng khoán New York, hay “Hội đồng lớn”, tăng vọt từ 11.400 triệu cổ phiếu năm 1980 lên 169.000 triệu cổ phiếu năm 1998. Trong khoảng từ năm 1989 đến năm 1995, tỷ lệ số hộ gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu, trực tiếp hoặc thông qua trung gian như các quỹ trợ cấp, tăng từ 31% lên tới 41%.


Public participation in the market has been greatly facilitated by mutual funds, which collect money from individuals and invest it on their behalf in varied portfolios of stocks. Mutual funds enable small investors, who may not feel qualified or have the time to choose among thousands of individual stocks, to have their money invested by professionals. And because mutual funds hold diversified groups of stocks, they shelter investors somewhat from the sharp swings that can occur in the value of individual shares.

Sự tham gia của công chúng vào thị trường này được tạo thuận lợi rất nhiều bởi các quỹ tín dụng, các quỹ này nhận tiền từ các cá nhân và thay mặt họ đầu tư vào những danh mục đầu tư chứng khoán khác nhau. Các quỹ tín dụng này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, những người cảm thấy không có khả năng hoặc thời gian để chọn trong số hàng ngàn cổ phiếu riêng, đầu tư tiền của mình thông qua các nhà chuyên nghiệp. Và do các quỹ tín dụng sở hữu các nhóm cổ phiếu rất đa dạng nên họ bảo vệ cho các nhà đầu tư phần nào khi xuất hiện những dao động mạnh đối với giá trị của các cổ phiếu riêng biệt.

There are dozens of kinds of mutual funds, each designed to meet the needs and preferences of different kinds of investors. Some funds seek to realize current income, while others aim for long-term capital appreciation. Some invest conservatively, while others take bigger chances in hopes of realizing greater gains. Some deal only with stocks of specific industries or stocks of foreign companies, and others pursue varying market strategies. Overall, the number of funds jumped from 524 in 1980 to 7,300 by late 1998.

Có hàng chục loại quỹ tín dụng, mỗi loại được lập nên để đáp ứng những nhu cầu và sở thích khác nhau của các nhà đầu tư. Một số quỹ tìm cách có được thu nhập ngay, trong khi một số quỹ khác lại nhằm mục đích nâng vốn lên cao trong dài hạn. Một số quỹ đầu tư một cách thận trọng, trong khi một số khác lại đầu tư mạo hiểm hơn với hy vọng thu được lời nhiều hơn. Một số chỉ mua bán cổ phiếu của những ngành công nghiệp cụ thể hoặc cổ phiếu của các công ty nước ngoài, số khác lại theo đuổi những chiến lược thị trường thay đổi. Nhìn tổng thể, số lượng các quỹ tín dụng đã tăng vọt từ 524 trong năm 1980 lên 7.300 vào cuối năm 1998.


Attracted by healthy returns and the wide array of choices, Americans invested substantial sums in mutual funds during the 1980s and 1990s. At the end of the 1990s, they held $5.4 trillion in mutual funds, and the portion of U.S. households holding mutual fund shares had increased to 37 percent in 1997 from 6 percent in 1979.


Bị hấp dẫn bởi thu nhập ổn định và một phạm vi rất rộng các khả năng lựa chọn nên người Mỹ đã đầu tư một khối lượng tiền rất lớn vào các quỹ tín dụng trong suốt những năm 1980 và 1990. Vào cuối những năm 1990, họ đã có 5,4 nghìn tỷ USD trong các quỹ tín dụng, và tỷ lệ số gia đình Mỹ giữ cổ phần trong quỹ tín dụng đã lên tới 37% năm 1997 so với 6% năm 1979.



How Stock Prices Are Determined

Stock prices are set by a combination of factors that no analyst can consistently understand or predict. In general, economists say, they reflect the long-term earnings potential of companies. Investors are attracted to stocks of companies they expect will earn substantial profits in the future; because many people wish to buy stocks of such companies, prices of these stocks tend to rise. On the other hand, investors are reluctant to purchase stocks of companies that face bleak earnings prospects; because fewer people wish to buy and more wish to sell these stocks, prices fall.

Giá cổ phiếu được xác định như thế nào

Giá cổ phiếu được hình thành bởi một tổ hợp các yếu tố mà không một nhà phân tích nào có thể hiểu hoặc dự đoán được một cách chắc chắn. Các nhà kinh tế nói rằng nhìn chung, chúng phản ánh lợi nhuận tiềm năng của các công ty trong dài hạn. Nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi các cổ phiếu của những công ty mà họ hy vọng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận trong tương lai; vì nhiều người cũng muốn mua cổ phiếu của các công ty như vậy nên giá cổ phiếu của chúng có xu hướng tăng lên. Ngược lại, nhà đầu tư ngần ngại khi mua cổ phiếu của những công ty đối mặt với một viễn cảnh lợi nhuận ảm đạm; do ít người muốn mua và nhiều người muốn bán những cổ phiếu này nên giá của chúng giảm xuống.

When deciding whether to purchase or sell stocks, investors consider the general business climate and outlook, the financial condition and prospects of the individual companies in which they are considering investing, and whether stock prices relative to earnings already are above or below traditional norms. Interest rate trends also influence stock prices significantly. Rising interest rates tend to depress stock prices -- partly because they can foreshadow a general slowdown in economic activity and corporate profits, and partly because they lure investors out of the stock market and into new issues of interest-bearing investments. Falling rates, conversely, often lead to higher stock prices, both because they suggest easier borrowing and faster growth, and because they make new interest-paying investments less attractive to investors.

Khi quyết định có nên mua hoặc bán cổ phiếu hay không, các nhà đầu tư xem xét bối cảnh và triển vọng kinh doanh nói chung, điều kiện tài chính và viễn cảnh của cá nhân các công ty mà họ đang xem xét đầu tư, và cân nhắc xem liệu giá cổ phiếu liên quan tới thu nhập đang ở trên hay ở dưới mức chuẩn truyền thống. Xu hướng tỷ lệ lãi suất cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu. Tỷ lệ lãi suất tăng có xu hướng làm giảm giá cổ phiếu - một phần do chúng có thể báo trước sự giảm sút nói chung của hoạt động kinh tế và lợi nhuận tập đoàn, và một phần do chúng lôi kéo các nhà đầu tư ra khỏi thị trường chứng khoán và đầu tư vào các danh mục đầu tư có lãi mới. Ngược lại, tỷ lệ lãi suất giảm thường đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn, do chúng báo hiệu việc vay mượn dễ hơn và tăng trưởng nhanh hơn, đồng thời do chúng làm cho những hoạt động đầu tư lấy lãi mới trở nên ít hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư.

A number of other factors complicate matters, however. For one thing, investors generally buy stocks according to their expectations about the unpredictable future, not according to current earnings. Expectations can be influenced by a variety of factors, many of them not necessarily rational or justified. As a result, the short-term connection between prices and earnings can be tenuous.

Tuy nhiên, còn nhiều yếu tố khác làm cho vấn đề phức tạp hơn. Chẳng hạn, các nhà đầu tư nhìn chung thường mua cổ phiếu theo kỳ vọng của họ về một tương lai không dự đoán được, chứ không theo lợi nhuận thu được hiện tại. Những kỳ vọng này có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, mà trong số đó nhiều yếu tố không nhất thiết phải hợp lý hoặc giải thích được. Do đó, mối liên hệ ngắn hạn giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận có thể là rất mỏng manh.

Momentum also can distort stock prices. Rising prices typically woo more buyers into the market, and the increased demand, in turn, drives prices higher still. Speculators often add to this upward pressure by purchasing shares in the expectation they will be able to sell them later to other buyers at even higher prices. Analysts describe a continuous rise in stock prices as a "bull" market. When speculative fever can no longer be sustained, prices start to fall. If enough investors become worried about falling prices, they may rush to sell their shares, adding to downward momentum. This is called a "bear" market.

Đà tăng lên của giá cũng có thể bóp méo giá cổ phiếu. Thường thường, giá đang tăng sẽ thu hút nhiều người mua hơn tham gia vào thị trường, và lượng cầu tăng lên này lại đẩy tiếp giá lên cao. Các nhà đầu cơ thường góp thêm vào áp lực đang gia tăng đó bằng việc mua các cổ phiếu với hy vọng sau đó họ có thể bán lại chúng cho những người mua khác với mức giá cao hơn. Các nhà phân tích mô tả hiện tượng tăng giá cổ phiếu liên tục như trên là một thị trường “giá lên”. Khi cơn sốt đầu cơ không thể duy trì lâu hơn nữa thì giá cổ phiếu bắt đầu hạ. Nếu nhiều nhà đầu tư trở nên lo lắng về giá hạ, họ vội vã bán đi cổ phiếu của mình, làm tăng thêm đà giảm giá. Hiện tượng này gọi là thị trường “giá hạ”.

Market Strategies

During most of the 20th century, investors could earn more by investing in stocks than in other types of financial investments -- provided they were willing to hold stocks for the long term.

Các chiến lược thị trường

Trong hầu hết thế kỷ XX, các nhà đầu tư có thể kiếm được nhiều lợi nhuận khi đầu tư vào cổ phiếu hơn là vào những hình thức đầu tư tài chính khác - với điều kiện là họ sẵn sàng giữ cổ phiếu trong dài hạn.

In the short term, stock prices can be quite volatile, and impatient investors who sell during periods of market decline easily can suffer losses. Peter Lynch, a renowned former manager of one of America's largest stock mutual funds, noted in 1998, for instance, that U.S. stocks had lost value in 20 of the previous 72 years. According to Lynch, investors had to wait 15 years after the stock market crash of 1929 to see their holdings regain their lost value. But people who held their stock 20 years or more never lost money. In an analysis prepared for the U.S. Congress, the federal government's General Accounting Office said that in the worst 20-year period since 1926, stock prices increased 3 percent. In the best two decades, they rose 17 percent. By contrast, 20-year bond returns, a common investment alternative to stocks, ranged between 1 percent and 10 percent.

Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu có thể luôn thay đổi, và các nhà đầu tư không kiên nhẫn rất dễ bị thiệt hại khi bán chúng trong giai đoạn thị trường đi xuống. Ví dụ, Peter Lynch, một cựu giám đốc nổi tiếng của một trong những quỹ tín dụng lớn nhất Hoa Kỳ, năm 1998 đã nói rằng các cổ phiếu Hoa Kỳ bị mất giá trị tới 20 năm trong vòng 72 năm qua. Theo ý kiến của Lynch, các nhà đầu tư đã phải chờ đợi 15 năm sau khi thị trường chứng khoán đổ vỡ năm 1929 để thấy các cổ phiếu mình đang giữ lấy lại được giá trị đã mất. Nhưng những người giữ cổ phiếu 20 năm hoặc lâu hơn thì không bao giờ bị lỗ. Trong một báo cáo phân tích được chuẩn bị cho Quốc hội Hoa Kỳ, Văn phòng kế toán tổng hợp liên bang đã nói rằng trong giai đoạn 20 năm xấu nhất kể từ năm 1926, giá cổ phiếu tăng 3%. Trong hai thập kỷ thuận lợi nhất, chúng tăng tới 17%. Ngược lại, thu nhập từ trái phiếu, một hình thức đầu tư phổ biến giống như cổ phiếu, trong 20 năm chỉ dao động trong khoảng từ 1% đến 10%.

Economists conclude from analyses like these that small investors fare best if they can put their money into a diversified portfolio of stocks and hold them for the long term. But some investors are willing to take risks in hopes of realizing bigger gains in the short term. And they have devised a number of strategies for doing this.

Từ những phân tích tương tự như vậy, các nhà kinh tế kết luận rằng những nhà đầu tư nhỏ làm ăn tốt nhất nếu họ đặt tiền của mình vào một danh mục đầu tư đa dạng các cổ phiếu và giữ chúng trong một thời gian dài. Nhưng một số nhà đầu tư lại sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm với hy vọng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trong ngắn hạn. Và họ trang bị một loạt các chiến lược để thực hiện điều đó.

Buying on Margin. Americans buy many things on credit, and stocks are no exception. Investors who qualify can buy "on margin," making a stock purchase by paying 50 percent down and getting a loan from their brokers for the remainder. If the price of stock bought on margin rises, these investors can sell the stock, repay their brokers the borrowed amount plus interest and commissions, and still make a profit. If the price goes down, however, brokers issue "margin calls," forcing the investors to pay additional money into their accounts so that their loans still equal no more than half of the value of the stock. If an owner cannot produce cash, the broker can sell some of the stock -- at the investor's loss -- to cover the debt.

Mua có trả trước tiền bảo chứng. Người Mỹ thường mua chịu nhiều thứ, và cổ phiếu không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhà đầu tư có đủ khả năng có thể mua “có trả trước tiền bảo chứng”, tức là mua cổ phiếu bằng cách thanh toán ngay 50% và nợ người môi giới phần còn lại. Nếu giá cổ phiếu mua theo hình thức này tăng, nhà đầu tư đó có thể bán cổ phiếu rồi thanh toán cho người môi giới khoản nợ này cộng với lãi suất và tiền hoa hồng, số còn lại là lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu giảm, người môi giới đưa ra thông báo “bổ sung tiền bảo chứng”, buộc nhà đầu tư phải trả thêm tiền vào tài khoản của họ sao cho số tiền cho vay của họ không vượt quá một nửa giá trị cổ phiếu. Nếu chủ sở hữu cổ phiếu không có tiền mặt, người môi giới có thể bán đi một phần cổ phiếu đó - với thiệt hại gây ra cho nhà đầu tư - để bù đắp cho số nợ trên.


Buying stock on margin is one kind of leveraged trading. It gives speculators -- traders willing to gamble on high-risk situations -- a chance to buy more shares. If their investment decisions are correct, speculators can make a greater profit, but if they are misjudge the market, they can suffer bigger losses.

Mua cổ phiếu có trả trước tiền bảo chứng là một hình thức mua bán đầu cơ vay nợ. Nó tạo cho các nhà đầu cơ - là người mua bán sẵn sàng mạo hiểm đánh bạc với những tình huống rủi ro cao - cơ hội để mua nhiều cổ phần hơn. Nếu quyết định đầu tư của họ là đúng đắn thì các nhà đầu cơ thu được lợi nhuận rất lớn, nhưng nếu họ đánh giá sai thị trường thì họ có thể bị thua lỗ rất nặng.



The Federal Reserve Board (frequently called "the Fed"), the U.S. government's central bank, sets the minimum margin requirements specifying how much cash investors must put down when they buy stock. The Fed can vary margins. If it wishes to stimulate the market, it can set low margins. If it sees a need to curb speculative enthusiasm, it sets high margins. In some years, the Fed has required a full 100 percent payment, but for much of the time during the last decades of the 20th century, it left the margin rate at 50 percent.

Cục dự trữ liên bang (thường gọi là “Fed”), ngân hàng trung ương của chính phủ Mỹ, đặt ra những yêu cầu về số tiền bảo chứng tối thiểu quy định cụ thể số tiền mặt mà nhà đầu tư phải thanh toán ngay khi mua cổ phiếu. Fed có thể thay đổi các mức tiền bảo chứng. Nếu muốn kích thích thị trường, nó có thể đặt các mức tiền bảo chứng thấp. Nếu thấy cần phải hạn chế việc đầu cơ quá mức, nó đặt các mức tiền bảo chứng cao. Trong một số năm, Fed yêu cầu phải thanh toán đầy đủ 100%, nhưng phần lớn thời gian trong các thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, nó giữ tỷ lệ tiền bảo chứng ở mức 50%.

Selling Short. Another group of speculators are known as "short sellers." They expect the price of a particular stock to fall, so they sell shares borrowed from their broker, hoping to profit by replacing the stocks later with shares purchased on the open market at a lower price. While this approach offers an opportunity for gains in a bear market, it is one of the riskiest ways to trade stocks. If a short seller guesses wrong, the price of stock he or she has sold short may rise sharply, hitting the investor with large losses.

Bán khống. Một nhóm các nhà đầu cơ khác lại buôn bán cổ phiếu theo một hình thức được gọi là “bán khống”. Họ cho rằng giá của một loại cổ phiếu nào đó sẽ hạ, nên họ bán đi các cổ phiếu vay từ người môi giới với hy vọng kiếm được lợi nhuận từ việc mua lại sau đó các cổ phiếu này với giá thấp hơn ở thị trường mở để thế vào. Trong khi cách thức này mang lại một cơ hội thu lợi nhuận trong thị trường giá hạ, thì nó đồng thời là hình thức buôn bán cổ phiếu mạo hiểm nhất. Nếu người bán khống dự đoán sai, giá cổ phiếu mà anh ta đã bán khống có thể tăng mạnh, thì nhà đầu tư này sẽ bị thua lỗ rất lớn.

Options. Another way to leverage a relatively small outlay of cash is to buy "call" options to purchase a particular stock later at close to its current price. If the market price rises, the trader can exercise the option, making a big profit by then selling the shares at the higher market price (alternatively, the trader can sell the option itself, which will have risen in value as the price of the underlying stock has gone up). An option to sell stock, called a "put" option, works in the opposite direction, committing the trader to sell a particular stock later at close to its current price. Much like short selling, put options enable traders to profit from a declining market. But investors also can lose a lot of money if stock prices do not move as they hope.

Quyền chọn mua và bán cổ phiếu. Có một hình thức đầu cơ khác là bỏ ra một khoản tiền mặt tương đối nhỏ mua một quyền “chọn mua” cho phép mua một loại cổ phiếu cụ thể sau đó với một mức giá gần với giá hiện tại của nó. Nếu giá thị trường tăng, nhà kinh doanh đó có thể thực hiện quyền chọn mua này và thu được lợi nhuận rất lớn khi bán cổ phiếu với giá thị trường cao hơn (khả năng lựa chọn nữa là nhà kinh doanh có thể bán chính ngay quyền chọn mua này, nó sẽ tăng giá trị khi giá của cổ phiếu đã đặt mua tăng lên). Quyền để bán chứng khoán, được gọi là quyền “chọn bán”, hoạt động theo chiều ngược lại; nó cam kết nhà kinh doanh này sau đó sẽ bán một cổ phiếu cụ thể với một mức giá gần với giá hiện tại của nó. Cũng giống như hình thức bán khống, các quyền chọn bán này tạo khả năng cho nhà kinh doanh thu được lợi nhuận từ thị trường giá hạ. Nhưng các nhà đầu tư cũng có thể mất rất nhiều tiền nếu giá cổ phiếu không thay đổi như họ hy vọng.

Commodities and Other Futures

Commodity "futures" are contracts to buy or sell certain certain goods at set prices at a predetermined time in the future. Futures traditionally have been linked to commodities such as wheat, livestock, copper, and gold, but in recent years growing amounts of futures also have been tied to foreign currencies or other financial assets as well. They are traded on about a dozen commodity exchanges in the United States, the most prominent of which include the Chicago Board of Trade, the Chicago Mercantile Exchange, and several exchanges in New York City. Chicago is the historic center of America's agriculture-based industries. Overall, futures activity rose to 417 million contracts in 1997, from 261 million in 1991.

Hàng hóa và các hợp đồng kỳ hạn khác

Hợp đồng hàng hóa “giao sau” (hợp đồng kỳ hạn) là các hợp đồng mua hoặc bán những hàng hóa nhất định với giá đã định vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Thông thường, hợp đồng hàng hóa giao sau ràng buộc với các hàng hóa như lúa mì, gia súc, đồng và vàng, nhưng trong những năm gần đây, ngày càng nhiều hợp đồng hàng hóa giao sau gắn với các loại ngoại tệ cũng như các tài sản tài chính khác. Chúng được buôn bán trên hơn một chục thị trường hàng hóa ở Mỹ, trong đó có các thị trường nổi bật nhất là Sở thương mại Chicago, Thị trường buôn bán Chicago, và một số thị trường khác ở thành phố New York. Chicago là một trung tâm có tính lịch sử của các ngành công nghiệp dựa vào nông nghiệp của Mỹ. Nhìn tổng thể, các hợp đồng hàng hóa giao sau tăng từ 261 triệu hợp đồng năm 1991 lên đến 417 triệu hợp đồng năm 1997.

Commodities traders fall into two broad categories: hedgers and speculators. Hedgers are business firms, farmers, or individuals that enter into commodity contracts to be assured access to a commodity, or the ability to sell it, at a guaranteed price. They use futures to protect themselves against unanticipated fluctuations in the commodity's price. Thousands of individuals, willing to absorb that risk, trade in commodity futures as speculators. They are lured to commodity trading by the prospect of making huge profits on small margins (futures contracts, like many stocks, are traded on margin, typically as low as 10 to 20 percent on the value of the contract).

Các nhà kinh doanh hàng hóa được chia làm hai loại chính: nhà kinh doanh thận trọng và các nhà đầu cơ. Nhà buôn thận trọng bao gồm các hãng kinh doanh, nông dân hoặc các cá nhân, họ ký kết các hợp đồng hàng hóa để bảo đảm có được một loại hàng hoá, hoặc khả năng có thể bán nó, với mức giá bảo đảm trước. Họ sử dụng các hợp đồng giao sau để bảo vệ mình tránh khỏi những dao động không lường trước được của giá hàng hoá. Có hàng ngàn cá nhân, những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, lại buôn bán hàng hóa giao sau như những nhà đầu cơ. Họ bị thu hút vào hoạt động kinh doanh hàng hóa bởi viễn cảnh thu được lợi nhuận rất lớn trên những khoản tiền bảo chứng rất nhỏ (các hợp đồng hàng hóa giao sau, cũng giống như nhiều cổ phiếu, được buôn bán trên cơ sở “có trả trước tiền bảo chứng”, thường chỉ bằng khoảng 10% đến 20% giá trị hợp đồng).

Speculating in commodity futures is not for people who are averse to risk. Unforeseen forces like weather can affect supply and demand, and send commodity prices up or down very rapidly, creating great profits or losses. While professional traders who are well versed in the futures market are most likely to gain in futures trading, it is estimated that as many as 90 percent of small futures traders lose money in this volatile market.

Đầu cơ vào hàng hóa giao sau không dành cho những người không thích mạo hiểm. Các yếu tố không dự đoán trước được như thời tiết có thể ảnh hưởng đến cung và cầu, làm cho giá hàng hóa lên xuống rất đột ngột, tạo ra lợi nhuận hoặc thua lỗ lớn. Trong khi các nhà kinh doanh chuyên nghiệp, những người rất thành thạo trong thị trường hàng hóa giao sau, hầu như thường thu được lợi nhuận trong các hợp đồng giao sau, thì ước tính có khoảng 90% các nhà kinh doanh hàng hóa giao sau nhỏ bị thua lỗ trong thị trường hay thay đổi này.

Commodity futures are a form of "derivative" -- complex instruments for financial speculation linked to underlying assets. Derivatives proliferated in the 1990s to cover a wide range of assets, including mortgages and interest rates. This growing trade caught the attention of regulators and members of Congress after some banks, securities firms, and wealthy individuals suffered big losses on financially distressed, highly leveraged funds that bought derivatives, and in some cases avoided regulatory scrutiny by registering outside the United States.

Các hợp đồng hàng hóa giao sau là một hình thức hàng hóa “dẫn xuất” - công cụ phức tạp để đầu cơ tài chính được ràng buộc với những tài sản cơ bản. Các hàng hóa dẫn xuất tăng nhanh vào những năm 1990, bao gồm một phạm vi rộng các tài sản, trong đó có cả tài sản cầm cố và tỷ lệ lãi suất. Hình thức thương mại đang gia tăng này đã gây chú ý đối với các nhà điều tiết và các nghị sĩ quốc hội sau khi một số ngân hàng, hãng bảo hiểm và cá nhân giàu có bị mất mát rất nhiều tiền trong các quỹ đầu cơ vay nợ cao bị khánh kiệt về tài chính, các quỹ này đã mua hàng hóa dẫn xuất, và trong một số trường hợp còn đăng ký ở bên ngoài nước Mỹ để tránh sự giám sát điều tiết.


The Regulators

The Securities and Exchange Commission (SEC), which was created in 1934, is the principal regulator of securities markets in the United States. Before 1929, individual states regulated securities activities. But the stock market crash of 1929, which triggered the Great Depression, showed that arrangement to be inadequate. The Securities Act of 1933 and the Securities Exchange Act of 1934 consequently gave the federal government a preeminent role in protecting small investors from fraud and making it easier for them to understand companies' financial reports.

Các nhà điều tiết

Ủy ban chứng khoán và hối phiếu (SEC), cơ quan được thành lập vào năm 1934, là nhà điều tiết chủ yếu các thị trường chứng khoán ở Mỹ. Trước năm 1929, các bang tiến hành các hoạt động điều tiết riêng. Nhưng thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1929, châm ngòi cho cuộc Đại khủng hoảng, cho thấy cách tổ chức này chưa phù hợp. Đạo luật về chứng khoán năm 1933 và tiếp sau đó là Đạo luật về thị trường chứng khoán năm 1934 đã trao cho chính phủ liên bang vai trò nổi bật trong việc bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ tránh khỏi sự lừa gạt và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho họ nắm được các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

The commission enforces a web of rules to achieve that goal. Companies issuing stocks, bonds, and other securities must file detailed financial registration statements, which are made available to the public. The SEC determines whether these disclosures are full and fair so that investors can make well-informed and realistic evaluations of various securities. The SEC also oversees trading in stocks and administers rules designed to prevent price manipulation; to that end, brokers and dealers in the over-the-counter market and the stock exchanges must register with the SEC. In addition, the commission requires companies to tell the public when their own officers buy or sell shares of their stock; the commission believes that these "insiders" possess intimate information about their companies and that their trades can indicate to other investors their degree of confidence in their companies' future.

Ủy ban này đã thực thi hàng loạt luật lệ để đạt được mục tiêu đó. Các công ty khi phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác phải đệ trình báo cáo tài chính chi tiết và sẵn sàng niêm yết trước công chúng. SEC xác định xem liệu các báo cáo công khai này đã đầy đủ và chính xác hay chưa, từ đó các nhà đầu tư có thể đưa ra những đánh giá thực tế và dựa trên thông tin đầy đủ về các loại chứng khoán khác nhau. SEC cũng giám sát việc buôn bán cổ phiếu và xây dựng các qui tắc quản lý để ngăn ngừa mánh khoé vận động giá cả; do mục đích đó, các nhà môi giới và buôn bán trong thị trường ngoài luồng và trong các sở giao dịch chứng khoán phải đăng ký với SEC. Hơn nữa, ủy ban chứng khoán và hối phiếu còn yêu cầu các công ty công bố với công chúng mỗi khi các thành viên ban quản trị công ty mua hoặc bán cổ phiếu của chính công ty mình; ủy ban tin rằng những “người trong cuộc” này luôn nắm các thông tin mật thiết về công ty của họ và việc mua bán của họ có thể cho các nhà đầu tư khác thấy mức độ tin cậy của họ vào tương lai của công ty mình.


The agency also seeks to prevent insiders from trading in stock based on information that has not yet become public. In the late 1980s, the SEC began to focus not just on officers and directors but on insider trades by lower-level employees or even outsiders like lawyers who may have access to important information about a company before it becomes public.

Ủy ban này cũng tìm cách ngăn cản những người trong cuộc buôn bán cổ phiếu dựa vào các thông tin chưa được công bố cho công chúng. Vào cuối thập kỷ 1980, SEC bắt đầu tập trung vào không chỉ các nhà lãnh đạo hội đồng quản trị và giám đốc mà còn vào cả những người mua bán trong cuộc là nhân viên ở cấp thấp hơn hoặc thậm chí cả những người ngoài cuộc như các luật sư - những người có thể có được thông tin quan trọng về công ty trước khi chúng được đưa ra công chúng.

The SEC has five commissioners who are appointed by the president. No more than three can be members of the same political party; the five-year term of one of the commissioners expires each year.
SEC có năm thành viên được tổng thống chỉ định. Không có quá ba người cùng thuộc một đảng chính trị; nhiệm kỳ 5 năm của mỗi thành viên ủy ban sẽ hết hạn vào mỗi năm.

The Commodity Futures Trading Commission oversees the futures markets. It is particularly zealous in cracking down on many over-the-counter futures transactions, usually confining approved trading to the exchanges. But in general, it is considered a more gentle regulator than the SEC. In 1996, for example, it approved a record 92 new kinds of futures and farm commodity options contracts. From time to time, an especially aggressive SEC chairman asserts a vigorous role for that commission in regulating futures business.

Ủy ban Thương mại hàng hóa giao sau giám sát các thị trường hàng hóa giao sau. Nó đặc biệt sốt sắng trong việc hạn chế các chuyển nhượng hàng hóa giao sau trên các thị trường ngoài luồng, thường là giới hạn các hoạt động buôn bán đã được cấp phép trong các sở giao dịch. Nhưng nhìn chung, nó được coi là một cơ quan điều tiết nhẹ nhàng hơn so với SEC. Ví dụ, năm 1996 nó đã phê chuẩn một danh mục gồm 92 loại hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền chọn mua bán trước hàng hóa nông phẩm mới. Đôi khi, một vị chủ tịch SEC đặc biệt hung hăng thường đòi hỏi ủy ban này phải có vai trò tích cực trong nhiệm vụ điều tiết hoạt động kinh doanh hàng hóa giao sau.

"Black Monday" and the Long Bull Market

On Monday, October 19, 1987, the value of stocks plummeted on markets around the world. The Dow Jones Industrial Average fell 22 percent to close at 1738.42, the largest one-day decline since 1914, eclipsing even the famous October 1929 market crash.

"Ngày thứ hai đen tối" và thị trường giá lên kéo dài

Vào thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 1987, giá trị các cổ phiếu tụt xuống trên các thị trường toàn cầu. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 22% vào lúc đóng cửa ở mức 1.738,42 điểm, đây là sự suy giảm trong một ngày lớn nhất kể từ năm 1914, thậm chí còn vượt cả sự sụt giảm trong ngày thị trường chứng khoán sụp đổ tháng Mười 1929.

The Brady Commission (a presidential commission set up to investigate the fall) the SEC, and others blamed various factors for the 1987 debacle -- including a negative turn in investor psychology, investors' concerns about the federal government budget deficit and foreign trade deficit, a failure of specialists on the New York Stock Exchange to discharge their duty as buyers of last resort, and "program trading" in which computers are programmed to launch buying or selling of large volumes of stock when certain market triggers occur.

Ủy ban Brady (một ủy ban thuộc phủ tổng thống được lập ra để điều tra sự suy sụp này), SEC và các cơ quan khác đổ lỗi cho nhiều nhân tố khác nhau gây ra suy sụp năm 1987 - bao gồm chiều hướng tiêu cực trong tâm lý nhà đầu tư, sự lo lắng của nhà đầu tư về thâm hụt ngân sách chính phủ liên bang và thâm hụt cán cân thương mại, sự thất bại của các chuyên gia trên Thị trường chứng khoán New York trong việc thực thi nhiệm vụ của họ là người mua cứu cánh cuối cùng, và “chương trình thương mại điện tử”, trong đó các máy tính được lập trình sẵn để đưa ra các hoạt động mua hoặc bán khối lượng lớn cổ phiếu khi xuất hiện sự lên xuống đột ngột nào đó trên thị trường.

The stock exchange subsequently initiated safeguards. It said it would restrict program trading whenever the Dow Jones Industrial Average rose or fell 50 points in a single day, and it created a "circuit-breaker" mechanism to halt all trading temporarily any time the DJIA dropped 250 points. Those emergency mechanisms were later substantially adjusted to reflect the large rise in the DJIA level. In late 1998, one change required program-trading curbs whenever the DJIA rose or fell 2 percent in one day from a certain average recent close; in late 1999, this formula meant that program trading would be halted by a market change of about 210 points. The new rules set also a higher threshold for halting all trading; during the fourth quarter of 1999, that would occur if there was at least a 1,050-point DJIA drop.

Sau đó, thị trường chứng khoán đã tiến hành các biện pháp bảo vệ. Nó tuyên bố sẽ hạn chế chương trình thương mại điện tử bất cứ khi nào chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA) dao động lên xuống 50 điểm trong một ngày, và nó tạo ra một cơ chế “ngắt mạch” để dừng lại tạm thời tất cả các giao dịch thương mại mỗi khi chỉ số DJIA giảm xuống 250 điểm. Những cơ chế khẩn cấp đó sau này đã được điều chỉnh cơ bản để phản ánh sự tăng mạnh về mức độ chỉ số DJIA. Vào cuối năm 1998, có một thay đổi đã yêu cầu hạn chế chương trình thương mại điện tử khi chỉ số DJIA dao động lên xuống 2% trong một ngày so với mức trung bình vào lúc kết thúc phiên giao dịch gần nhất; cuối năm 1999, thể thức này quy định rằng chương trình thương mại điện tử sẽ bị dừng lại khi thị trường thay đổi khoảng 210 điểm. Những quy định mới này cũng đặt ra một ngưỡng cao hơn để dừng tất cả các giao dịch; trong quý tư năm 1999, việc ngừng tất cả các giao dịch có thể xảy ra nếu như có sự rớt xuống ít nhất là 1.050 điểm của chỉ số DJIA.


Those reforms may have helped restore confidence, but a strong performance by the economy may have been even more important. Unlike its performance in 1929, the Federal Reserve made it clear it would ease credit conditions to ensure that investors could meet their margin calls and could continue operating. Partly as a result, the crash of 1987 was quickly erased as the market surged to new highs. In the early 1990s, the Dow Jones Industrial Average topped 3,000, and in 1999 it topped the 11,000 mark. What's more, the volume of trading rose enormously. While trading of 5 million shares was considered a hectic day on the New York Stock Exchange in the 1960s, more than a thousand-million shares were exchanged on some days in 1997 and 1998. On the Nasdaq, such share days were routine by 1998.

Những cải cách đó có thể đã giúp khôi phục lại lòng tin, nhưng chính sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mới là điều quan trọng hơn. Không giống như hoạt động của mình vào năm 1929, Cục dự trữ liên bang đã tuyên bố rõ ràng rằng nó sẽ giảm nhẹ các điều kiện tín dụng để bảo đảm cho nhà đầu tư có thể đáp ứng các thông báo bổ sung tiền bảo chứng của mình và tiếp tục hoạt động. Một phần nhờ vào điều này mà sự suy sụp năm 1987 đã nhanh chóng bị xóa bỏ khi thị trường phát triển lên tầm cao mới. Đầu những năm 1990, chỉ số Dow Jones lên cao nhất là 3.000 điểm, đến năm 1999 nó đạt đến đỉnh với 11.000 điểm. Hơn thế nữa, khối lượng giao dịch tăng lên hết sức mạnh mẽ. Trong khi khối lượng giao dịch với 5 triệu cổ phiếu đã được xem là một ngày đỉnh điểm trên Thị trường chứng khoán New York vào những năm 1960, thì có một số ngày trong năm 1997 và 1998 đã có hơn một tỷ cổ phiếu được trao đổi. Trên thị trường Nasdaq năm 1998, những ngày có số cổ phiếu được giao dịch nhiều như vậy đã trở thành thường xuyên.




Much of the increased activity was generated by so-called day traders who would typically buy and sell the same stock several times in one day, hoping to make quick profits on short-term swings. These traders were among the growing legions of persons using the Internet to do their trading. In early 1999, 13 percent of all stock trades by individuals and 25 percent of individual transactions in securities of all kinds were occurring over the Internet.
Hoạt động thị trường gia tăng này phần lớn được tạo ra bởi các nhà giao dịch ngày, những người thường mua và bán nhiều lần cùng một loại cổ phiếu trong một ngày với hy vọng thu được lợi nhuận nhanh chóng từ những dao động ngắn hạn. Các nhà giao dịch này nằm trong nhóm ngày càng đông những người sử dụng Internet để tiến hành mua bán. Vào đầu năm 1999, 13% tổng số các giao dịch chứng khoán do cá nhân tiến hành và 25% số giao dịch cá nhân về các loại chứng khoán được thực hiện qua Internet.

With the greater volume came greater volatility. Swings of more than 100 points a day occurred with increasing frequency, and the circuit-breaker mechanism was triggered on October 27, 1997, when the Dow Jones Industrial Average fell 554.26 points. Another big fall -- 512.61 points -- occurred on August 31, 1998. But by then, the market had climbed so high that the declines amounted to only about 7 percent of the overall value of stocks, and investors stayed in the market, which quickly rebounded.

Khối lượng giao dịch càng lớn càng dễ dẫn đến biến động. Những dao động trên 100 điểm trong một ngày xuất hiện ngày càng thường xuyên, và cơ chế ngắt mạch đã được thực hiện vào ngày 27 tháng Mười 1997 khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tụt 554,26 điểm. Một sự sụt giảm lớn nữa với 512,61 điểm xảy ra vào ngày 31 tháng Tám 1998. Nhưng lúc đó, thị trường đã tăng cao đến mức sự suy giảm tính ra chỉ bằng khoảng 7% tổng giá trị cổ phiếu, và các nhà đầu tư vẫn ở lại trên thị trường được hồi phục nhanh chóng sau đó.


CHAPTER 6: The Role of Government in the Economy

America points to its free enterprise system as a model for other nations. The country's economic success seems to validate the view that the economy operates best when government leaves businesses and individuals to succeed -- or fail -- on their own merits in open, competitive markets. But exactly how "free" is business in America's free enterprise system? The answer is, "not completely." A complex web of government regulations shape many aspects of business operations. Every year, the government produces thousands of pages of new regulations, often spelling out in painstaking detail exactly what businesses can and cannot do.

Chương 6: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế

Nước Mỹ coi hệ thống doanh nghiệp tự do của mình như là một mô hình cho các quốc gia khác. Thành công về kinh tế của đất nước này dường như củng cố quan điểm cho rằng nền kinh tế vận hành tốt nhất khi chính phủ để cho các doanh nghiệp và cá nhân giành lấy thắng lợi - hay thất bại - bằng năng lực của chính họ trên những thị trường cạnh tranh và rộng mở. Nhưng chính xác thì kinh doanh trong hệ thống doanh nghiệp tự do của Mỹ được “tự do” đến mức nào? Câu trả lời là “không hoàn toàn”. Một tập hợp những quy định phức tạp của chính phủ đã định hình nhiều phương diện của hoạt động kinh doanh. Mỗi năm, chính phủ lại thảo ra hàng ngàn trang những quy định mới, thường là giải thích rõ ràng và chi tiết những gì các doanh nghiệp được phép làm và không được làm.


The American approach to government regulation is far from settled, however. In recent years, regulations have grown tighter in some areas and been relaxed in others. Indeed, one enduring theme of recent American economic history has been a continuous debate about when, and how extensively, government should intervene in business affairs.

Tuy nhiên, cách tiếp cận của người Mỹ đối với hoạt động điều tiết của chính phủ vẫn luôn thay đổi. Trong những năm gần đây, các chính sách điều tiết trở nên chặt chẽ hơn trong một số lĩnh vực và nới lỏng hơn ở những lĩnh vực khác. Trên thực tế, một chủ đề xuyên suốt trong lịch sử kinh tế Mỹ gần đây là cuộc tranh luận liên tục về việc khi nào thì chính phủ nên can thiệp vào hoạt động kinh doanh và ở mức độ nào.

Laissez-faire Versus Government Intervention

Historically, the U.S. government policy toward business was summed up by the French term laissez-faire -- "leave it alone." The concept came from the economic theories of Adam Smith, the 18th-century Scot whose writings greatly influenced the growth of American capitalism. Smith believed that private interests should have a free rein. As long as markets were free and competitive, he said, the actions of private individuals, motivated by self-interest, would work together for the greater good of society. Smith did favor some forms of government intervention, mainly to establish the ground rules for free enterprise. But it was his advocacy of laissez-faire practices that earned him favor in America, a country built on faith in the individual and distrust of authority.

Chính sách tự do kinh doanh và sự can thiệp của chính phủ

Trong lịch sử, chính sách kinh doanh của chính phủ Mỹ được tóm tắt bằng một thuật ngữ tiếng Pháp “laissez-faire” (hãy để mặc nó). Khái niệm này xuất phát từ các học thuyết kinh tế của Adam Smith, một nhà kinh tế học người Xcôtlen ở thế kỷ XVIII, người mà các tác phẩm của ông đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Smith tin rằng lợi ích cá nhân cần có tự do hoàn toàn. Ông nói rằng chừng nào các thị trường còn tự do và cạnh tranh thì hoạt động của từng người, được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân, sẽ có thể phối hợp để tạo ra lợi ích lớn hơn cho xã hội. Smith ủng hộ một số dạng can thiệp của chính phủ, chủ yếu để thiết lập nên những qui tắc cơ bản cho doanh nghiệp tự do. Nhưng chính sự ủng hộ mạnh mẽ của ông đối với việc thực thi các chính sách tự do kinh doanh đã khiến ông được ưa chuộng ở Mỹ, một đất nước được xây dựng trên lòng tin vào cá nhân và ngờ vực uy quyền.

Laissez-faire practices have not prevented private interests from turning to the government for help on numerous occasions, however. Railroad companies accepted grants of land and public subsidies in the 19th century. Industries facing strong competition from abroad have long appealed for protections through trade policy. American agriculture, almost totally in private hands, has benefited from government assistance. Many other industries also have sought and received aid ranging from tax breaks to outright subsidies from the government.

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, việc thực thi chính sách tự do kinh doanh không ngăn cản các nhóm lợi ích cá nhân hướng tới chính phủ để nhờ giúp đỡ. Các công ty đường sắt chấp nhận sự giúp đỡ về đất đai và tiền trợ cấp công ích trong thế kỷ XIX. Các ngành công nghiệp đương đầu với cạnh tranh mạnh mẽ của nước ngoài từ lâu đã kêu gọi sự bảo hộ thông qua chính sách thương mại. Ngành nông nghiệp Mỹ, hầu như toàn bộ nằm trong tay tư nhân, đã hưởng lợi từ những chính sách trợ giúp của chính phủ. Nhiều ngành công nghiệp khác cũng tìm kiếm và nhận được sự giúp đỡ của chính phủ từ việc cắt giảm thuế cho đến trợ cấp toàn bộ.


Government regulation of private industry can be divided into two categories -- economic regulation and social regulation. Economic regulation seeks, primarily, to control prices. Designed in theory to protect consumers and certain companies (usually small businesses) from more powerful companies, it often is justified on the grounds that fully competitive market conditions do not exist and therefore cannot provide such protections themselves. In many cases, however, economic regulations were developed to protect companies from what they described as destructive competition with each other. Social regulation, on the other hand, promotes objectives that are not economic -- such as safer workplaces or a cleaner environment. Social regulations seek to discourage or prohibit harmful corporate behavior or to encourage behavior deemed socially desirable. The government controls smokestack emissions from factories, for instance, and it provides tax breaks to companies that offer their employees health and retirement benefits that meet certain standards.

Sự điều tiết của chính phủ đối với ngành công nghiệp tư nhân có thể được chia thành hai phạm trù - điều tiết kinh tế và điều tiết xã hội. Hoạt động điều tiết kinh tế chủ yếu tìm cách kiểm soát giá cả. Được xây dựng về mặt lý thuyết để bảo vệ người tiêu dùng và những công ty nhất định (thường là các doanh nghiệp nhỏ) trước các công ty có thế lực mạnh hơn, hoạt động này thường được biện hộ trên cơ sở cho rằng các điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo không tồn tại và do đó bản thân chúng không thể tự tạo ra sự bảo hộ như vậy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các hoạt động điều tiết kinh tế lại được tiến hành nhằm bảo vệ các công ty tránh khỏi sự cạnh tranh tiêu cực. Ngược lại, điều tiết xã hội lại thúc đẩy các mục tiêu không mang tính kinh tế - chẳng hạn như điều kiện làm việc an toàn hơn hoặc một môi trường trong sạch hơn. Các hoạt động điều tiết xã hội tìm cách hạn chế hoặc ngăn cấm các hành vi có hại mang tính tập thể hoặc khuyến khích các hành vi được xã hội mong muốn. Ví dụ, chính phủ kiểm soát việc xả khói thải từ các nhà máy, và cắt giảm thuế cho những công ty đáp ứng được các chuẩn mực nhất định về quyền lợi hưu trí và sức khoẻ đối với người lao động của mình.


American history has seen the pendulum swing repeatedly between laissez-faire principles and demands for government regulation of both types. For the last 25 years, liberals and conservatives alike have sought to reduce or eliminate some categories of economic regulation, agreeing that the regulations wrongly protected companies from competition at the expense of consumers. Political leaders have had much sharper differences over social regulation, however. Liberals have been much more likely to favor government intervention that promotes a variety of non-economic objectives, while conservatives have been more likely to see it as an intrusion that makes businesses less competitive and less efficient.

Lịch sử nước Mỹ đã nhiều lần chứng kiến sự dao động giữa những nguyên tắc tự do kinh doanh và những yêu cầu về sự điều tiết của chính phủ ở cả hai hình thức. Trong 25 năm qua, những người theo phái tự do cũng như phái bảo thủ đều tìm cách giảm bớt hoặc xóa bỏ một số hình thức điều tiết kinh tế, nhất trí rằng các hoạt động điều tiết này đã bảo vệ một cách sai lầm các công ty tránh khỏi cạnh tranh bằng phí tổn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính trị lại có rất nhiều ý kiến khác nhau về điều tiết xã hội. Những người tự do nghiêng về ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm thúc đẩy hàng loạt các mục tiêu phi kinh tế, trong khi những người bảo thủ lại coi đó như là một sự xâm phạm làm cho các doanh nghiệp bị giảm tính cạnh tranh và hiệu quả.

Growth of Government Intervention

In the early days of the United States, government leaders largely refrained from regulating business. As the 20th century approached, however, the consolidation of U.S. industry into increasingly powerful corporations spurred government intervention to protect small businesses and consumers. In 1890, Congress enacted the Sherman Antitrust Act, a law designed to restore competition and free enterprise by breaking up monopolies. In 1906, it passed laws to ensure that food and drugs were correctly labeled and that meat was inspected before being sold. In 1913, the government established a new federal banking system, the Federal Reserve, to regulate the nation's money supply and to place some controls on banking activities.

Sự gia tăng can thiệp của chính phủ

Trong buổi đầu của nước Mỹ, phần lớn các nhà lãnh đạo chính phủ đều cố kiềm chế không tiến hành điều tiết kinh doanh. Tuy nhiên, khi bước sang thế kỷ XX, việc củng cố ngành công nghiệp Hoa Kỳ thành những tập đoàn ngày càng hùng mạnh đã khích lệ sự can thiệp của chính phủ nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng. Năm 1890, Quốc hội đã thông qua Đạo luật chống độc quyền Sherman, đây là một đạo luật được xây dựng nhằm khôi phục lại cạnh tranh và doanh nghiệp tự do bằng cách làm suy yếu các công ty độc quyền. Năm 1906, Quốc hội thông qua các luật nhằm bảo đảm thực phẩm, thuốc men phải được dán nhãn chính xác và thịt phải được kiểm dịch trước khi mang ra bán. Năm 1913, chính phủ thiết lập một hệ thống ngân hàng liên bang mới, hệ thống Dự trữ liên bang, nhằm điều tiết việc cung tiền và kiểm soát các hoạt động ngân hàng.


The largest changes in the government's role occurred during the "New Deal," President Franklin D. Roosevelt's response to the Great Depression. During this period in the 1930s, the United States endured the worst business crisis and the highest rate of unemployment in its history. Many Americans concluded that unfettered capitalism had failed. So they looked to government to ease hardships and reduce what appeared to be self-destructive competition. Roosevelt and the Congress enacted a host of new laws that gave government the power to intervene in the economy. Among other things, these laws regulated sales of stock, recognized the right of workers to form unions, set rules for wages and hours, provided cash benefits to the unemployed and retirement income for the elderly, established farm subsidies, insured bank deposits, and created a massive regional development authority in the Tennessee Valley.

Những thay đổi lớn nhất trong vai trò của chính phủ xuất hiện vào thời kỳ “Chính sách mới”, chính sách đối phó lại cuộc Đại khủng hoảng kinh tế của Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Suốt giai đoạn này trong những năm 1930, nước Mỹ đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong lịch sử của mình. Nhiều người Mỹ cho rằng chủ nghĩa tư bản tự do đã thất bại. Do đó, họ đã trông cậy vào chính phủ để làm dịu bớt khó khăn và giảm đi những hoạt động dường như là cạnh tranh tự hủy diệt. Roosevelt và Quốc hội đã thông qua một loạt các luật mới cho phép chính phủ có quyền can thiệp vào nền kinh tế. Bên cạnh những vấn đề khác, các luật này điều tiết hoạt động bán cổ phiếu, thừa nhận quyền của công nhân được thành lập nghiệp đoàn, đặt ra các quy định về tiền lương và giờ làm việc, cấp phúc lợi bằng tiền mặt cho người thất nghiệp và thu nhập hưu trí cho người già, xây dựng chương trình trợ giá cho nông nghiệp, bảo hiểm tiền gửi ngân hàng, và thành lập một tập đoàn ủy quyền phát triển khu vực rộng lớn tại Thung lũng Tennessee.


Many more laws and regulations have been enacted since the 1930s to protect workers and consumers further. It is against the law for employers to discriminate in hiring on the basis of age, sex, race, or religious belief. Child labor generally is prohibited. Independent labor unions are guaranteed the right to organize, bargain, and strike. The government issues and enforces workplace safety and health codes. Nearly every product sold in the United States is affected by some kind of government regulation: food manufacturers must tell exactly what is in a can or box or jar; no drug can be sold until it is thoroughly tested; automobiles must be built according to safety standards and must meet pollution standards; prices for goods must be clearly marked; and advertisers cannot mislead consumers.

Rất nhiều luật và chính sách điều tiết khác được ban hành từ những năm 1930 để bảo vệ công nhân và người tiêu dùng nhiều hơn nữa. Việc các nhà tuyển dụng phân biệt đối xử khi thuê mướn nhân công dựa trên cơ sở độ tuổi, giới tính, chủng tộc, và tôn giáo là trái phép. Lao động trẻ em nói chung bị cấm. Các nghiệp đoàn lao động độc lập được bảo đảm quyền tổ chức, thương lượng và đình công. Chính phủ ban hành và thực thi các bộ luật về bảo vệ sức khoẻ và an toàn lao động. Gần như mỗi sản phẩm được bán trên thị trường Mỹ đều phải chịu tác động bởi một vài loại điều tiết nào đó của chính phủ: các nhà sản xuất thực phẩm phải ghi rõ chính xác cái gì đựng trong can, trong bình hoặc trong hộp; không một loại dược phẩm nào có thể được bán cho đến khi đã kiểm tra kỹ lưỡng; ô tô phải được thiết kế theo các tiêu chuẩn an toàn và phải đáp ứng các tiêu chuẩn về ô nhiễm; giá cả hàng hóa phải dán công khai; các nhà quảng cáo không được lừa dối người tiêu dùng.

By the early 1990s, Congress had created more than 100 federal regulatory agencies in fields ranging from trade to communications, from nuclear energy to product safety, and from medicines to employment opportunity. Among the newer ones are the Federal Aviation Administration, which was established in 1966 and enforces safety rules governing airlines, and the National Highway Traffic Safety Administration (NHSTA), which was created in 1971 and oversees automobile and driver safety. Both are part of the federal Department of Transportation.

Cho tới đầu thập kỷ 1990, Quốc hội đã thiết lập hơn 100 cơ quan điều tiết liên bang trong các lĩnh vực từ thương mại đến thông tin, từ năng lượng nguyên tử cho đến an toàn sản phẩm, và từ dược phẩm cho đến cơ hội việc làm. Trong số các cơ quan mới này có Cục quản lý hàng không liên bang, được thành lập năm 1966 và thi hành các quy định an toàn về quản lý các chuyến bay, và Cục quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia (NHSTA), được thành lập năm 1971 và có nhiệm vụ giám sát an toàn lái xe và ô tô. Cả hai cơ quan này đều trực thuộc Bộ giao thông vận tải liên bang.


Many regulatory agencies are structured so as to be insulated from the president and, in theory, from political pressures. They are run by independent boards whose members are appointed by the president and must be confirmed by the Senate. By law, these boards must include commissioners from both political parties who serve for fixed terms, usually of five to seven years. Each agency has a staff, often more than 1,000 persons. Congress appropriates funds to the agencies and oversees their operations. In some ways, regulatory agencies work like courts. They hold hearings that resemble court trials, and their rulings are subject to review by federal courts.

Rất nhiều cơ quan điều tiết được cơ cấu tổ chức sao cho biệt lập với tổng thống và, trên lý thuyết, với các áp lực chính trị. Chúng được điều hành bởi các ủy ban độc lập với các thành viên do tổng thống chỉ định và phải được thượng viện phê chuẩn. Theo luật, các ủy ban này phải bao gồm những người được ủy quyền của cả hai đảng chính trị và làm việc trong một thời hạn cố định, thông thường từ năm đến bảy năm. Mỗi cơ quan có bộ máy nhân sự khoảng hơn 1.000 người. Quốc hội dành riêng ngân sách cho những cơ quan này và giám sát hoạt động của chúng. Xét theo một số khía cạnh, các cơ quan điều tiết hoạt động giống như những tòa án. Chúng tổ chức các buổi điều trần giống như những phiên xét xử của tòa án, và các phán quyết của chúng phụ thuộc vào việc xem xét lại của tòa án liên bang.


Despite the official independence of regulatory agencies, members of Congress often seek to influence commissioners on behalf of their constituents. Some critics charge that businesses at times have gained undue influence over the agencies that regulate them; agency officials often acquire intimate knowledge of the businesses they regulate, and many are offered high-paying jobs in those industries once their tenure as regulators ends. Companies have their own complaints, however. Among other things, some corporate critics complain that government regulations dealing with business often become obsolete as soon as they are written because business conditions change rapidly.

Mặc dù các cơ quan điều tiết có tính độc lập chính thức, nhưng các đại biểu quốc hội thay mặt cử tri của mình thường tìm cách gây ảnh hưởng tới các thành viên của chúng. Một số nhà phê bình cho rằng đôi khi các doanh nghiệp đã có được ảnh hưởng quá mức đối với các cơ quan điều tiết chúng; các quan chức của cơ quan này thường có quan hệ mật thiết với những doanh nghiệp mà họ điều tiết, và rất nhiều người được mời làm việc với mức lương cao ở những ngành công nghiệp đó khi nhiệm kỳ làm cán bộ điều tiết của họ hết hạn. Tuy nhiên, các công ty cũng có những than phiền riêng của mình. Ngoài những vấn đề khác, một số tập đoàn chỉ trích rằng các chính sách điều tiết kinh doanh của chính phủ thường lỗi thời ngay sau khi vừa được viết ra bởi vì các điều kiện kinh doanh thay đổi rất nhanh chóng.


Federal Efforts to Control Monopoly

Monopolies were among the first business entities the U.S. government attempted to regulate in the public interest. Consolidation of smaller companies into bigger ones enabled some very large corporations to escape market discipline by "fixing" prices or undercutting competitors. Reformers argued that these practices ultimately saddled consumers with higher prices or restricted choices. The Sherman Antitrust Act, passed in 1890, declared that no person or business could monopolize trade or could combine or conspire with someone else to restrict trade. In the early 1900s, the government used the act to break up John D. Rockefeller's Standard Oil Company and several other large firms that it said had abused their economic power.

Những nỗ lực của liên bang để kiểm soát độc quyền

Các công ty độc quyền nằm trong số những thực thể kinh doanh đầu tiên mà chính phủ Mỹ cố gắng điều tiết vì quyền lợi cộng đồng. Sự sáp nhập các công ty nhỏ thành các công ty lớn hơn đã tạo điều kiện cho một số tập đoàn có quy mô rất lớn tránh khỏi những nguyên tắc thị trường bằng cách “cố định” giá cả hoặc loại bớt đối thủ cạnh tranh. Các nhà cải cách lập luận rằng những hành động này cuối cùng đều khiến cho người tiêu dùng phải trả giá cao hơn hoặc hạn chế sự lựa chọn của họ. Đạo luật chống độc quyền Sherman, được thông qua năm 1890, tuyên bố rằng không một ai hoặc một doanh nghiệp nào được phép độc quyền hóa thương mại hoặc phối hợp hay liên kết với người khác nhằm hạn chế thương mại. Vào đầu những năm 1900, chính phủ đã sử dụng đạo luật này để chia tách công ty dầu mỏ Standard Oil Company của John D.Rockefeller và một số hãng lớn khác bị coi là đã lạm dụng sức mạnh kinh tế của mình.


In 1914, Congress passed two more laws designed to bolster the Sherman Antitrust Act: the Clayton Antitrust Act and the Federal Trade Commission Act. The Clayton Antitrust Act defined more clearly what constituted illegal restraint of trade. The act outlawed price discrimination that gave certain buyers an advantage over others; forbade agreements in which manufacturers sell only to dealers who agree not to sell a rival manufacturer's products; and prohibited some types of mergers and other acts that could decrease competition. The Federal Trade Commission Act established a government commission aimed at preventing unfair and anti-competitive business practices.

Năm 1914, Quốc hội lại thông qua hai luật nữa được xây dựng để củng cố Đạo luật chống độc quyền Sherman: Đạo luật chống độc quyền Clayton và Đạo luật về ủy ban thương mại liên bang. Đạo luật chống độc quyền Clayton xác định rõ ràng hơn cái gì bị coi là hạn chế thương mại bất hợp pháp. Đạo luật này cấm phân biệt giá làm cho một số người mua nhất định có ưu thế hơn người khác; cấm các hợp đồng trong đó các nhà sản xuất chỉ bán cho các đại lý đồng ý không bán hàng hóa của đối thủ cạnh tranh; và ngăn cấm một số kiểu sáp nhập và những hoạt động khác làm suy giảm cạnh tranh. Đạo luật về ủy ban thương mại liên bang lập ra một ủy ban của chính phủ nhằm mục đích ngăn cản các hoạt động kinh doanh không công bằng và chống lại cạnh tranh.


Critics believed that even these new anti-monopoly tools were not fully effective. In 1912, the United States Steel Corporation, which controlled more than half of all the steel production in the United States, was accused of being a monopoly. Legal action against the corporation dragged on until 1920 when, in a landmark decision, the Supreme Court ruled that U.S. Steel was not a monopoly because it did not engage in "unreasonable" restraint of trade. The court drew a careful distinction between bigness and monopoly, and suggested that corporate bigness is not necessarily bad.

Các nhà phê bình cho rằng ngay cả những công cụ chống độc quyền mới này cũng chưa hoàn toàn có hiệu quả. Năm 1912, Tập đoàn thép Hoa Kỳ, một tập đoàn kiểm soát hơn một nửa toàn bộ sản lượng thép của Mỹ, đã bị tố cáo là độc quyền. Hoạt động pháp lý chống lại tập đoàn này kéo dài cho đến tận năm 1920 khi Tòa án tối cao, trong một quyết định mang tính bước ngoặt, đã phán quyết rằng Tập đoàn thép Hoa Kỳ không phải là độc quyền bởi vì nó không ngăn cản thương mại “một cách bất hợp lý”. Tòa án đã đưa ra sự phân biệt thận trọng giữa khái niệm khổng lồ và độc quyền, và cho rằng quy mô to lớn của một tập đoàn không nhất thiết là xấu.

The government has continued to pursue antitrust prosecutions since World War II. The Federal Trade Commission and the Antitrust Division of the Justice Department watch for potential monopolies or act to prevent mergers that threaten to reduce competition so severely that consumers could suffer. Four cases show the scope of these efforts:

Từ Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ lại tiếp tục theo đuổi các vụ khởi tố chống độc quyền. Ủy ban thương mại liên bang và Vụ chống độc quyền của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ theo dõi các công ty có khả năng trở nên độc quyền hoặc tiến hành ngăn cản những hoạt động sáp nhập có nguy cơ làm suy giảm cạnh tranh nghiêm trọng đến mức người tiêu dùng phải gánh chịu thiệt hại. Bốn trường hợp sau chỉ ra quy mô của những nỗ lực đó:

In 1945, in a case involving the Aluminum Company of America, a federal appeals court considered how large a market share a firm could hold before it should be scrutinized for monopolistic practices. The court settled on 90 percent, noting "it is doubtful whether sixty or sixty-five percent would be enough, and certainly thirty-three percent is not."

Năm 1945, trong một vụ kiện liên quan đến Công ty nhôm Hoa Kỳ, tòa án phúc thẩm liên bang đã cân nhắc xem một công ty có thể nắm giữ một thị phần lớn đến mức nào trước khi nó cần bị thẩm tra là có những hoạt động độc quyền. Tòa án này đặt ra mức 90%, lưu ý rằng “vẫn còn nghi ngờ liệu 60% hoặc 65% đã là đủ hay chưa, còn 33% thì chắc chắn là không”.

In 1961, a number of companies in the electrical equipment industry were found guilty of fixing prices in restraint of competition. The companies agreed to pay extensive damages to consumers, and some corporate executives went to prison.

Năm 1961, nhiều công ty trong ngành thiết bị điện bị buộc tội cố định giá làm hạn chế cạnh tranh. Các công ty này đã chấp thuận thanh toán đền bù những thiệt hại lớn cho người tiêu dùng, và một số lãnh đạo tập đoàn phải vào tù.

In 1963, the U.S. Supreme Court held that a combination of firms with large market shares could be presumed to be anti-competitive. The case involved Philadelphia National Bank. The court ruled that if a merger would cause a company to control an undue share of the market, and if there was no evidence the merger would not be harmful, then the merger could not take place.

Năm 1963, Tòa án tối cao Hoa Kỳ phán quyết rằng sự liên kết của các hãng có những thị phần lớn có thể bị qui là chống cạnh tranh. Vụ tranh chấp pháp lý này liên quan đến Ngân hàng quốc gia Philadelphia. Tòa án phán quyết rằng nếu một sự sáp nhập có thể làm cho một công ty kiểm soát một thị phần quá mức, và nếu không có chứng cớ nào cho thấy sự sáp nhập đó là vô hại, thì việc sáp nhập này không được tiến hành.

In 1997, a federal court concluded that even though retailing is generally unconcentrated, certain retailers such as office supply "superstores" compete in distinct economic markets. In those markets, merger of two substantial firms would be anti-competitive, the court said. The case involved a home office supply company, Staples, and a building supply company, Home Depot. The planned merger was dropped.

Năm 1997, một phiên tòa liên bang đã kết luận rằng mặc dù việc bán lẻ là không tập trung, nhưng có những người bán lẻ nhất định như “các siêu thị” cung cấp văn phòng phẩm cạnh tranh trong những thị trường có đặc trưng riêng biệt về kinh tế. Tòa án tuyên bố rằng, trong những thị trường như vậy, sự hợp nhất của hai hãng lớn có thể là chống cạnh tranh. Vụ tranh chấp pháp lý này liên quan đến công ty Stapes cung cấp văn phòng phẩm và đồ gia dụng và công ty Home Depot cung cấp trang thiết bị xây dựng. Sự hợp nhất theo kế hoạch này đã thất bại.

As these examples demonstrate, it is not always easy to define when a violation of antitrust laws occurs. Interpretations of the laws have varied, and analysts often disagree in assessing whether companies have gained so much power that they can interfere with the workings of the market. What's more, conditions change, and corporate arrangements that appear to pose antitrust threats in one era may appear less threatening in another. Concerns about the enormous power of the Standard Oil monopoly in the early 1900s, for instance, led to the breakup of Rockefeller's petroleum empire into numerous companies, including the companies that became the Exxon and Mobil petroleum companies. But in the late 1990s, when Exxon and Mobil announced that they planned to merge, there was hardly a whimper of public concern, although the government required some concessions before approving the combination. Gas prices were low, and other, powerful oil companies seemed strong enough to ensure competition.

Như các ví dụ trên đã cho thấy, thường thường không dễ xác định khi nào xuất hiện sự vi phạm luật chống độc quyền. Sự giải thích về các luật này cũng rất khác nhau, và các nhà phân tích thường bất đồng trong việc đánh giá liệu các công ty đã có đủ sức mạnh đến mức có thể can thiệp vào hoạt động thị trường hay chưa. Hơn thế nữa, các điều kiện thay đổi, và những thỏa thuận giữa các tập đoàn đem lại những nguy cơ chống độc quyền trong một giai đoạn này có thể lại ít có tính đe dọa hơn trong một giai đoạn khác. Ví dụ, những lo lắng về sức mạnh to lớn của tập đoàn độc quyền dầu mỏ Standard Oil vào đầu những năm 1900 dẫn đến sự chia tách đế chế dầu mỏ của Rockefeller thành rất nhiều công ty, gồm cả những công ty sau này trở thành các công ty dầu mỏ Exxon và Mobil. Nhưng đến cuối những năm 1990, khi Exxon và Mobil công bố họ đã lên kế hoạch hợp nhất, hầu như không có tiếng rên rỉ lo lắng nào của công chúng, mặc dù chính phủ đã yêu cầu một số nhượng bộ trước khi chấp thuận sự sáp nhập này. Giá khí ga thấp, và một điều nữa là các công ty dầu mỏ lớn khác dường như đủ mạnh để bảo đảm cạnh tranh.


Deregulating Transportation

While antitrust law may have been intended to increase competition, much other regulation had the opposite effect. As Americans grew more concerned about inflation in the 1970s, regulation that reduced price competition came under renewed scrutiny. In a number of cases, government decided to ease controls in cases where regulation shielded companies from market pressures.

Phi điều tiết ngành giao thông vận tải

Trong khi luật chống độc quyền dường như có xu hướng làm tăng cạnh tranh, thì rất nhiều hoạt động điều tiết khác lại có tác dụng ngược lại. Do người Mỹ ngày càng trở nên lo lắng về tình trạng lạm phát vào những năm 1970 nên chính sách điều tiết nhằm giảm cạnh tranh về giá được đưa ra xem xét lại rất kỹ lưỡng. Trong nhiều trường hợp, chính phủ quyết định nới lỏng kiểm soát ở những lĩnh vực mà việc điều tiết khiến các công ty tránh khỏi áp lực thị trường.


Transportation was the first target of deregulation. Under President Jimmy Carter (1977-1981), Congress enacted a series of laws that removed most of the regulatory shields around aviation, trucking, and railroads. Companies were allowed to compete by utilizing any air, road, or rail route they chose, while more freely setting the rates for their services. In the process of transportation deregulation, Congress eventually abolished two major economic regulators: the 109-year-old Interstate Commerce Commission and the 45-year-old Civil Aeronautics Board.

Ngành giao thông vận tải là mục tiêu đầu tiên của chính sách phi điều tiết. Dưới thời Tổng thống Jimmy Carter (1977-1981), Quốc hội thông qua một loạt đạo luật bãi bỏ hầu hết những quy định điều tiết bảo hộ ngành hàng không, vận tải và đường sắt. Các công ty được phép cạnh tranh thông qua việc sử dụng bất cứ tuyến đường hàng không, đường bộ, hoặc đường sắt nào mà họ chọn, đồng thời được phép tự do hơn khi định giá cho các dịch vụ của mình. Trong quá trình phi điều tiết ngành vận tải, Quốc hội cuối cùng đã xóa bỏ hai cơ quan điều tiết kinh tế cơ bản là: ủy ban thương mại liên tiểu bang được thành lập trước đó 109 năm và Cục hàng không dân dụng được thành lập trước đó 45 năm.

Although the exact impact of deregulation is difficult to assess, it clearly created enormous upheaval in affected industries. Consider airlines. After government controls were lifted, airline companies scrambled to find their way in a new, far less certain environment. New competitors emerged, often employing lower-wage nonunion pilots and workers and offering cheap, "no-frills" services. Large companies, which had grown accustomed to government-set fares that guaranteed they could cover all their costs, found themselves hard-pressed to meet the competition. Some -- including Pan American World Airways, which to many Americans was synonymous with the era of passenger airline travel, and Eastern Airlines, which carried more passengers per year than any other American airline -- failed. United Airlines, the nation's largest single airline, ran into trouble and was rescued when its own workers agreed to buy it.

Mặc dù tác động chính xác của chính sách phi điều tiết thật khó đánh giá, nhưng rõ ràng nó đã tạo ra sự thay đổi lớn đối với những ngành công nghiệp bị tác động. Hãy xem xét ngành hàng không. Sau khi chính phủ bãi bỏ kiểm soát, các hãng hàng không đã cất cánh tìm đường cho mình trong một môi trường mới, ít chắc chắn hơn. Các đối thủ cạnh tranh mới nổi lên, thường tuyển dụng các phi công và công nhân lương thấp không thuộc nghiệp đoàn và đưa ra các dịch vụ rẻ, “không rườm rà”. Các công ty lớn, vốn quen với việc được chính phủ đặt giá vé sao cho có thể bảo đảm cho họ trang trải được toàn bộ chi phí của mình, cảm thấy áp lực nặng nề trước cuộc cạnh tranh. Một số hãng đã thất bại, trong đó bao gồm cả Pan American World Airways, một hãng mà đối với nhiều người Mỹ được coi là đồng nghĩa với kỷ nguyên du lịch bằng máy bay của hành khách, và Eastern Airlines, là hãng mà mỗi năm chuyên chở nhiều hành khách nhất so với tất cả các hãng hàng không khác của Mỹ. United Airlines, hãng hàng không lớn nhất của quốc gia, gặp rắc rối và được cứu thoát khi chính các công nhân của nó đồng ý mua lại.


Customers also were affected. Many found the emergence of new companies and new service options bewildering. Changes in fares also were confusing -- and not always to the liking of some customers. Monopolies and regulated companies generally set rates to ensure that they meet their overall revenue needs, without worrying much about whether each individual service recovers enough revenue to pay for itself. When airlines were regulated, rates for cross-country and other long-distance routes, and for service to large metropolitan areas, generally were set considerably higher than the actual cost of flying those routes, while rates for costlier shorter-distance routes and for flights to less-populated regions were set below the cost of providing the service. With deregulation, such rate schemes fell apart, as small competitors realized they could win business by concentrating on the more lucrative high-volume markets, where rates were artificially high.

Các khách hàng cũng bị ảnh hưởng. Nhiều người cảm thấy hoang mang trước sự nổi lên của các công ty mới và trước những lựa chọn dịch vụ mới. Những thay đổi về giá vé cũng làm họ bối rối - và không phải khi nào cũng đúng sở thích của một số khách hàng. Các hãng độc quyền và các hãng bị điều tiết nói chung đều đặt ra những giá vé chỉ nhằm bảo đảm cho họ đáp ứng được nhu cầu thu nhập toàn bộ, chứ không quan tâm nhiều đến việc liệu mỗi dịch vụ riêng lẻ có thu đủ để trang trải cho chính nó hay không. Khi ngành hàng không bị điều tiết, giá vé của các tuyến xuyên quốc gia hoặc các tuyến đường dài khác cũng như dịch vụ cho các vùng thành phố lớn thường được đặt cao hơn rất nhiều so với chi phí thực tế của các tuyến bay đó, trong khi giá vé của các tuyến ngắn hơn có chi phí cao hơn và các chuyến bay tới những vùng thưa dân cư lại được đặt thấp hơn chi phí cung cấp các dịch vụ đó. Với chính sách phi điều tiết, hệ thống giá như vậy bị xóa bỏ một phần, khi các đối thủ cạnh tranh nhỏ nhận ra họ có thể kinh doanh thắng lợi bằng cách tập trung vào những thị trường lớn có nhiều khả năng sinh lợi, nơi có giá vé cao một cách giả tạo.


As established airlines cut fares to meet this challenge, they often decided to cut back or even drop service to smaller, less-profitable markets. Some of this service later was restored as new "commuter" airlines, often divisions of larger carriers, sprang up. These smaller airlines may have offered less frequent and less convenient service (using older propeller planes instead of jets), but for the most part, markets that feared loss of airline service altogether still had at least some service.

Khi các hãng hàng không lớn cắt giảm giá để đối phó lại thách thức này, họ thường quyết định cắt bớt hoặc thậm chí dừng cung cấp dịch vụ ở những thị trường nhỏ, ít khả năng sinh lời. Một số dịch vụ này sau đó được khôi phục lại khi những hãng hàng không mới cho “người dùng vé tháng” xuất hiện, đây thường là chi nhánh của những hãng vận tải lớn. Các hãng hàng không nhỏ hơn này có thể đưa ra những dịch vụ không thường xuyên và kém tiện nghi hơn (sử dụng máy bay cánh quạt lạc hậu thay vì máy bay phản lực), nhưng phần lớn các thị trường sợ mất đi dịch vụ hàng không nên vẫn giữ lại một số dịch vụ tối thiểu.


Most transportation companies initially opposed deregulation, but they later came to accept, if not favor, it. For consumers, the record has been mixed. Many of the low-cost airlines that emerged in the early days of deregulation have disappeared, and a wave of mergers among other airlines may have decreased competition in certain markets. Nevertheless, analysts generally agree that air fares are lower than they would have been had regulation continued. And airline travel is booming. In 1978, the year airline deregulation began, passengers flew a total of 226,800 million miles (362,800 million kilometers) on U.S. airlines. By 1997, that figure had nearly tripled, to 605,400 million passenger miles (968,640 kilometers).


Hầu hết các công ty giao thông vận tải ban đầu đều chống lại chính sách phi điều tiết, nhưng sau cũng đều đi đến chấp nhận nó. Đối với khách hàng, số liệu ghi chép thống kê cho thấy có lẫn cả hai quan điểm. Nhiều hãng hàng không giá rẻ mới xuất hiện trong giai đoạn đầu thực thi chính sách phi điều tiết đã biến mất, và làn sóng hợp nhất trong các hãng khác làm suy giảm tính cạnh tranh trong một số thị trường nhất định. Tuy thế, các nhà phân tích nhìn chung đều cho là giá vé máy bay vẫn còn thấp hơn mức giá nếu tiếp tục hoạt động điều tiết. Và du lịch bằng máy bay đang tăng mạnh. Năm 1978, năm mà chính sách phi điều tiết hàng không bắt đầu, khách hàng bay tổng cộng 226.800 triệu dặm (362.880 triệu km) trên các hãng hàng không của Mỹ. Đến năm 1997, số liệu đó đã tăng gần gấp ba, lên tới 605.400 triệu dặm (968.640 km).


Telecommunications

Until the 1980s in the United States, the term "telephone company" was synonymous with American Telephone & Telegraph. AT&T controlled nearly all aspects of the telephone business. Its regional subsidiaries, known as "Baby Bells," were regulated monopolies, holding exclusive rights to operate in specific areas. The Federal Communications Commission regulated rates on long-distance calls between states, while state regulators had to approve rates for local and in-state long-distance calls.

Ngành viễn thông

Cho đến tận những năm 1980, khái niệm “công ty điện thoại” ở Hoa Kỳ đồng nghĩa với Công ty điện thoại và điện báo Hoa Kỳ (AT&T). AT&T kiểm soát gần như toàn bộ các lĩnh vực kinh doanh điện thoại. Các chi nhánh tại địa phương của nó, còn gọi là các “Baby Bell”, được phép hoạt động như các nhà độc quyền và được độc quyền kinh doanh trong những lĩnh vực cụ thể. Ủy ban thông tin liên lạc liên bang điều tiết giá những cuộc gọi đường dài giữa các bang, còn các nhà điều tiết bang định giá cho những cuộc gọi nội hạt và đường dài trong bang.

Government regulation was justified on the theory that telephone companies, like electric utilities, were natural monopolies. Competition, which was assumed to require stringing multiple wires across the countryside, was seen as wasteful and inefficient. That thinking changed beginning around the 1970s, as sweeping technological developments promised rapid advances in telecommunications. Independent companies asserted that they could, indeed, compete with AT&T. But they said the telephone monopoly effectively shut them out by refusing to allow them to interconnect with its massive network.

Chính sách điều tiết của chính phủ dựa trên lý thuyết cho rằng các công ty điện thoại, cũng giống như ngành dịch vụ điện, là những nhà độc quyền tự nhiên. Sự cạnh tranh với yêu cầu phải kéo rất nhiều dây qua các vùng trên khắp đất nước được xem là lãng phí và không hiệu quả. Suy nghĩ đó đã thay đổi vào đầu thập kỷ 1970, khi sự phát triển công nghệ vượt bậc hứa hẹn có những tiến bộ nhanh chóng trong ngành viễn thông. Các công ty độc lập khẳng định rằng họ thực sự có thể cạnh tranh với AT&T. Nhưng họ nói rằng nhà độc quyền điện thoại này đã đóng cửa hoàn toàn thị trường bằng cách từ chối không cho họ nối với hệ thống mạng rộng lớn của nó.

Telecommunications deregulation came in two sweeping stages. In 1984, a court effectively ended AT&T's telephone monopoly, forcing the giant to spin off its regional subsidiaries. AT&T continued to hold a substantial share of the long-distance telephone business, but vigorous competitors such as MCI Communications and Sprint Communications won some of the business, showing in the process that competition could bring lower prices and improved service.

Chính sách phi điều tiết ngành viễn thông được tiến hành qua hai giai đoạn. Năm 1984, một phiên tòa đã chấm dứt hoàn toàn sự độc quyền điện thoại của AT&T, buộc công ty khổng lồ này phải nhả ra các chi nhánh địa phương của mình. AT&T vẫn tiếp tục giữ một phần đáng kể trong dịch vụ kinh doanh điện thoại đường dài, nhưng các đối thủ cạnh tranh mạnh như MCI Communications và Sprint Communications đã thắng trong một số hoạt động kinh doanh, và trong quá trình này đã chỉ ra rằng cạnh tranh có thể mang lại giá cả thấp hơn và dịch vụ được cải thiện.

A decade later, pressure grew to break up the Baby Bells' monopoly over local telephone service. New technologies -- including cable television, cellular (or wireless) service, the Internet, and possibly others -- offered alternatives to local telephone companies. But economists said the enormous power of the regional monopolies inhibited the development of these alternatives. In particular, they said, competitors would have no chance of surviving unless they could connect, at least temporarily, to the established companies' networks -- something the Baby Bells resisted in numerous ways.

Một thập kỷ sau đó, áp lực nhằm xóa bỏ sự độc quyền dịch vụ điện thoại địa phương của các Baby Bell ngày càng gia tăng. Những công nghệ mới - bao gồm cả truyền hình cáp, dịch vụ điện thoại không dây, Internet và nhiều phương tiện khác - đưa ra cho các công ty điện thoại địa phương nhiều khả năng lựa chọn. Nhưng các nhà kinh tế lại tin rằng sức mạnh to lớn của các nhà độc quyền địa phương đã ngăn cản sự phát triển của những khả năng đó. Cụ thể hơn, họ cho rằng các đối thủ cạnh tranh sẽ không có cơ hội tồn tại nếu không nối được, ít nhất là tạm thời, với mạng của những công ty được thiết lập trước - một điều mà các Baby Bell đã chống lại bằng rất nhiều cách.


In 1996, Congress responded by passing the Telecommunications Act of 1996. The law allowed long-distance telephone companies such as AT&T, as well as cable television and other start-up companies, to begin entering the local telephone business. It said the regional monopolies had to allow new competitors to link with their networks. To encourage the regional firms to welcome competition, the law said they could enter the long-distance business once new competition was established in their domains.

Năm 1996, Quốc hội đã phản ứng bằng việc thông qua Đạo luật về viễn thông 1996. Luật này cho phép các công ty điện thoại đường dài như AT&T, cũng như truyền hình cáp và các công ty mới bắt đầu khai thác, được tham gia vào thị trường kinh doanh điện thoại địa phương. Luật này tuyên bố các nhà độc quyền địa phương phải cho phép những đối thủ cạnh tranh mới nối với mạng của mình. Để khuyến khích các hãng địa phương hưởng ứng cạnh tranh, luật này cũng cho phép các hãng này tham gia kinh doanh dịch vụ điện thoại đường dài một khi cuộc cạnh tranh mới được thiết lập trên lãnh địa của họ.


At the end of the 1990s, it was still too early to assess the impact of the new law. There were some positive signs. Numerous smaller companies had begun offering local telephone service, especially in urban areas where they could reach large numbers of customers at low cost. The number of cellular telephone subscribers soared. Countless Internet service providers sprung up to link households to the Internet. But there also were developments that Congress had not anticipated or intended. A great number of telephone companies merged, and the Baby Bells mounted numerous barriers to thwart competition. The regional firms, accordingly, were slow to expand into long-distance service. Meanwhile, for some consumers -- especially residential telephone users and people in rural areas whose service previously had been subsidized by business and urban customers -- deregulation was bringing higher, not lower, prices.

Vào cuối thập kỷ 1990, vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của luật mới này. Đã có một số dấu hiệu tích cực. Nhiều công ty nhỏ đã bắt đầu đưa ra các dịch vụ điện thoại địa phương, đặc biệt ở những vùng đô thị là những nơi có thể có nhiều khách hàng với chi phí thấp. Số thuê bao điện thoại không dây tăng vọt. Vô số nhà cung cấp dịch vụ Internet xuất hiện để nối hộ gia đình với Internet. Nhưng cũng có nhiều diễn biến mới mà Quốc hội không lường được hoặc dự tính trước. Một số lượng rất đông các công ty điện thoại đã hợp nhất, và các Baby Bell dựng lên nhiều rào cản để ngăn chặn cạnh tranh. Do đó, nhiều hãng ở địa phương phát triển dịch vụ đường dài rất chậm. Trong khi đó, đối với một số khách hàng, chính sách phi điều tiết lại đưa giá lên cao hơn chứ không phải thấp đi - đặc biệt là đối với những người sử dụng điện thoại cố định và những người ở vùng nông thôn, nơi mà dịch vụ của họ trước đây được trợ giá nhờ hoạt động kinh doanh và khách hàng thuộc vùng đô thị.

The Special Case of Banking

Banks are a special case when it comes to regulation. On one hand, they are private businesses just like toy manufacturers and steel companies. But they also play a central role in the economy and therefore affect the well-being of everybody, not just their own consumers. Since the 1930s, Americans have devised regulations designed to recognize the unique position banks hold.

Trường hợp đặc biệt của hoạt động ngân hàng

Các ngân hàng là một trường hợp đặc biệt khi áp dụng chính sách điều tiết. Một mặt, chúng là các doanh nghiệp tư nhân như các công ty chế tạo đồ chơi và công ty thép. Nhưng mặt khác, chúng cũng đóng một vai trò trung tâm trong nền kinh tế và do vậy không chỉ tác động đến phúc lợi khách hàng riêng của chúng mà còn tác động đến phúc lợi của mọi người. Từ những năm 1930, người Mỹ đã đưa ra các hoạt động điều tiết với mục đích thừa nhận vị trí đặc biệt mà ngân hàng nắm giữ.

One of the most important of these regulations is deposit insurance. During the Great Depression, America's economic decline was seriously aggravated when vast numbers of depositors, concerned that the banks where they had deposited their savings would fail, sought to withdraw their funds all at the same time. In the resulting "runs" on banks, depositors often lined up on the streets in a panicky attempt to get their money. Many banks, including ones that were operated prudently, collapsed because they could not convert all their assets to cash quickly enough to satisfy depositors. As a result, the supply of funds banks could lend to business and industrial enterprise shrank, contributing to the economy's decline.

Một trong những hoạt động điều tiết quan trọng nhất là bảo hiểm tiền gửi. Trong thời kỳ Đại khủng hoảng, sự suy sụp của nền kinh tế Mỹ bị trầm trọng thêm do rất nhiều người gửi tiền lo sợ ngân hàng nơi mình gửi tiền tiết kiệm đổ vỡ nên đã tìm cách rút tất cả tiền gửi vào cùng một lúc. Trong cuộc chạy đua “đổ dồn” đến ngân hàng, người gửi tiền thường xếp hàng dài trên đường trong tâm trạng hốt hoảng với cố gắng lấy lại tiền của mình. Nhiều ngân hàng, kể cả những ngân hàng hoạt động rất thận trọng, đã sụp đổ bởi vì họ không thể kịp chuyển tài sản của mình đủ nhanh ra tiền mặt để thỏa mãn người gửi. Kết quả là việc cung cấp tiền vay của ngân hàng cho các doanh nghiệp công nghiệp và kinh doanh bị thu hẹp, góp phần làm trầm trọng thêm sự xuống dốc của nền kinh tế.

Deposit insurance was designed to prevent such runs on banks. The government said it would stand behind deposits up to a certain level -- $100,000 currently. Now, if a bank appears to be in financial trouble, depositors no longer have to worry. The government's bank-insurance agency, known as the Federal Deposit Insurance Corporation, pays off the depositors, using funds collected as insurance premiums from the banks themselves. If necessary, the government also will use general tax revenues to protect depositors from losses. To protect the government from undue financial risk, regulators supervise banks and order corrective action if the banks are found to be taking undue risks.

Bảo hiểm tiền gửi được xây dựng nhằm ngăn ngừa trường hợp đổ dồn tới ngân hàng như vậy. Chính phủ tuyên bố bảo hiểm cho những khoản tiền gửi tới một mức nhất định - hiện nay là 100.000 USD. Bây giờ, nếu ngân hàng gặp khó khăn về tài chính thì người gửi không có gì phải lo lắng. Cơ quan bảo hiểm ngân hàng của chính phủ, còn gọi là Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang, thanh toán hết cho người gửi bằng quỹ bảo hiểm được hình thành từ tiền đóng bảo hiểm của chính các ngân hàng. Nếu cần thiết, chính phủ cũng sẽ sử dụng thu nhập từ thuế nói chung để bảo vệ người gửi khỏi mất mát. Để bảo vệ cho chính phủ khỏi bị rủi ro quá mức về tài chính, các cơ quan điều tiết giám sát các ngân hàng và ra lệnh điều chỉnh hoạt động nếu thấy ngân hàng đang mạo hiểm quá mức.

The New Deal of the 1930s era also gave rise to rules preventing banks from engaging in the securities and insurance businesses. Prior to the Depression, many banks ran into trouble because they took excessive risks in the stock market or provided loans to industrial companies in which bank directors or officers had personal investments. Determined to prevent that from happening again, Depression-era politicians enacted the Glass-Steagall Act, which prohibited the mixing of banking, securities, and insurance businesses. Such regulation grew controversial in the 1970s, however, as banks complained that they would lose customers to other financial companies unless they could offer a wider variety of financial services.

Chính sách mới của thời kỳ những năm 1930 cũng tăng cường các quy định nhằm ngăn cản ngân hàng lao vào các hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chứng khoán. Trước cuộc Đại khủng hoảng, nhiều ngân hàng gặp rắc rối vì họ tham gia quá mạo hiểm vào thị trường chứng khoán hoặc cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp công nghiệp mà trong đó các giám đốc hoặc cán bộ ngân hàng cũng đầu tư với tính chất cá nhân. Kiên quyết tránh điều đó lặp lại, các nhà chính trị thời kỳ Đại khủng hoảng đã thông qua Đạo luật Glass-Steagall cấm pha trộn hoạt động ngân hàng với kinh doanh bảo hiểm và chứng khoán. Tuy nhiên, chính sách điều tiết này đã gây tranh cãi vào thập kỷ 1970, khi các ngân hàng than phiền rằng họ sẽ bị mất khách hàng vào tay các công ty tài chính khác nếu họ không đa dạng hóa các dịch vụ tài chính.

The government responded by giving banks greater freedom to offer consumers new types of financial services. Then, in late 1999, Congress enacted the Financial Services Modernization Act of 1999, which repealed the Glass-Steagall Act. The new law went beyond the considerable freedom that banks already were enjoying to offer everything from consumer banking to underwriting securities. It allowed banks, securities, and insurance firms to form financial conglomerates that could market a range of financial products including mutual funds, stocks and bonds, insurance, and automobile loans. As with laws deregulating transportation, telecommunications, and other industries, the new law was expected to generate a wave of mergers among financial institutions.

Chính phủ đáp ứng lại bằng cách cho phép ngân hàng có quyền tự do hơn trong việc đưa ra các hình thức dịch vụ tài chính mới cho khách hàng. Sau đó, vào cuối năm 1999, Quốc hội thông qua Đạo luật hiện đại hóa dịch vụ tài chính năm 1999 thay thế Đạo luật Glass-Steagall. Luật mới này mở rộng đáng kể quyền tự do mà các ngân hàng đang được hưởng để cho phép chúng đưa ra mọi dịch vụ từ vay gửi của khách hàng cho đến bao tiêu phát hành chứng khoán. Nó cho phép ngân hàng, các công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm hình thành những tập đoàn có đủ khả năng cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm tài chính bao gồm quỹ tín dụng, cổ phiếu và hối phiếu, bảo hiểm và các khoản vay nợ của ngành sản xuất ô tô. Cũng như luật phi điều tiết ngành giao thông vận tải, viễn thông và các ngành công nghiệp khác, luật mới này được hy vọng cũng sẽ tạo ra làn sóng hợp nhất giữa các tổ chức tài chính.


Generally, the New Deal legislation was successful, and the American banking system returned to health in the years following World War II. But it ran into difficulties again in the 1980s and 1990s -- in part because of social regulation. After the war, the government had been eager to foster home ownership, so it helped create a new banking sector -- the "savings and loan" (S&L) industry -- to concentrate on making long-term home loans, known as mortgages. Savings and loans faced one major problem: mortgages typically ran for 30 years and carried fixed interest rates, while most deposits have much shorter terms. When short-term interest rates rise above the rate on long-term mortgages, savings and loans can lose money. To protect savings and loan associations and banks against this eventuality, regulators decided to control interest rates on deposits.

Nhìn chung, luật pháp thời Chính sách mới là thành công và người Mỹ đã khôi phục lành mạnh hệ thống ngân hàng vào những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng nó lại gặp khó khăn vào những năm 1980 và 1990 - một phần do chính sách điều tiết xã hội. Sau chiến tranh, chính phủ chú trọng tới việc tăng cường quyền sở hữu nhà ở, do vậy đã góp phần tạo ra một lĩnh vực hoạt động ngân hàng mới - “tiết kiệm và cho vay” (S&L) - để tập trung vào các khoản vay thế chấp nhà cửa dài hạn, còn gọi là các khoản vay thế chấp. Hoạt động tiết kiệm và cho vay đối mặt với một vấn đề cơ bản: các khoản vay thế chấp thường kéo dài 30 năm với lãi suất cố định, trong khi đó hầu hết các khoản tiền gửi có thời hạn ngắn hơn nhiều. Khi lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn của các khoản vay thế chấp, hoạt động tiết kiệm và cho vay có thể sẽ bị lỗ. Để bảo vệ các tổ chức tín dụng tiết kiệm và cho vay và ngân hàng tránh khỏi sự cố này, các nhà điều tiết quyết định kiểm soát lãi suất tiền gửi.

For a while, the system worked well. In the 1960s and 1970s, almost all Americans got S&L financing for buying their homes. Interest rates paid on deposits at S&Ls were kept low, but millions of Americans put their money in them because deposit insurance made them an extremely safe place to invest. Starting in the 1960s, however, general interest rate levels began rising with inflation. By the 1980s, many depositors started seeking higher returns by putting their savings into money market funds and other non-bank assets. This put banks and savings and loans in a dire financial squeeze, unable to attract new deposits to cover their large portfolios of long-term loans.

Trong một khoảng thời gian, hệ thống này vận hành rất tốt. Vào các thập kỷ 1960 và 1970, hầu hết người Mỹ sử dụng hình thức tài chính S&L để mua nhà ở. Tỷ lệ lãi suất trả cho tiền gửi tại các tổ chức tín dụng S&L được giữ ở mức thấp, nhưng hàng triệu người Mỹ vẫn gửi tiền của mình vào đây bởi vì bảo hiểm tiền gửi đã làm cho các tổ chức này trở thành một nơi đầu tư cực kỳ an toàn. Tuy nhiên, đầu thập kỷ 1960, các mức tỷ lệ lãi suất chung bắt đầu tăng cùng với lạm phát. Vào thập kỷ 1980, nhiều người gửi tìm cách nâng cao thu nhập bằng việc chuyển tiền tiết kiệm của mình vào những quỹ thị trường tiền tệ và những tài sản không thuộc ngân hàng khác. Điều này đã đặt ngân hàng và các quỹ tiết kiệm và cho vay vào tình trạng kiệt quệ về tài chính, không có khả năng thu hút các khoản tiền gửi mới để trang trải cho danh mục đầu tư lớn của mình với những món nợ dài hạn.

Responding to their problems, the government in the 1980s began a gradual phasing out of interest rate ceilings on bank and S&L deposits. But while this helped the institutions attract deposits again, it produced large and widespread losses on S&Ls' mortgage portfolios, which were for the most part earning lower interest rates than S&Ls now were paying depositors. Again responding to complaints, Congress relaxed restrictions on lending so that S&Ls could make higher-earning investments. In particular, Congress allowed S&Ls to engage in consumer, business, and commercial real estate lending. They also liberalized some regulatory procedures governing how much capital S&Ls would have to hold.
    
Để giải quyết các vấn đề của họ, vào thập kỷ 1980 chính phủ bắt đầu rút bỏ dần trần lãi suất đối với tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng S&L. Mặc dù điều này giúp các tổ chức tín dụng thu hút tiền gửi trở lại, nhưng nó lại tạo ra những thua lỗ lớn và rộng khắp cho các danh mục đầu tư dựa vào vay thế chấp của các tổ chức S&L, những khoản đầu tư mà trong phần lớn thời gian đều có lãi suất thấp hơn so với mức hiện tại mà tổ chức S&L phải trả cho người gửi. Để giải quyết điều đó, Quốc hội nới lỏng các điều kiện cho vay để các tổ chức tín dụng S&L có thể tiến hành những hoạt động đầu tư với thu nhập cao hơn. Cụ thể, Quốc hội cho phép các tổ chức S&L thực hiện các khoản tín dụng phục vụ cho tiêu dùng, kinh doanh và bất động sản thương mại. Họ cũng được giải phóng khỏi một số thủ tục điều tiết quy định mức vốn mà các tổ chức tín dụng S&L phải duy trì.

Fearful of becoming obsolete, S&Ls expanded into highly risky activities such as speculative real estate ventures. In many cases, these ventures proved to be unprofitable, especially when economic conditions turned unfavorable. Indeed, some S&Ls were taken over by unsavory people who plundered them. Many S&Ls ran up huge losses. Government was slow to detect the unfolding crisis because budgetary stringency and political pressures combined to shrink regulators' staffs.
Do lo sợ bị thu hẹp nên các tổ chức tín dụng S&L đã mở rộng sang các hoạt động có rủi ro cao như đầu cơ bất động sản. Trong rất nhiều trường hợp, những hoạt động kinh doanh như vậy đã chứng tỏ không có lãi, đặc biệt khi các điều kiện kinh tế trở nên bất lợi. Thực vậy, một số tổ chức S&L đã bị những người không trung thực tiếp quản, họ là những kẻ chiếm đoạt. Nhiều tổ chức S&L bị thua lỗ lớn. Chính phủ đã chậm phát hiện ra cuộc khủng hoảng này do sự khan hiếm ngân sách cùng với các áp lực chính trị làm chùn bước bộ máy điều tiết.


The S&L crisis in a few years mushroomed into the biggest national financial scandal in American history. By the end of the decade, large numbers of S&Ls had tumbled into insolvency; about half of the S&Ls that had been in business in 1970 no longer existed in 1989. The Federal Savings and Loan Insurance Corporation, which insured depositors' money, itself became insolvent. In 1989, Congress and the president agreed on a taxpayer-financed bailout measure known as the Financial Institutions Reform, Recovery, and Enforcement Act (FIRREA). This act provided $50 billion to close failed S&Ls, totally changed the regulatory apparatus for savings institutions, and imposed new portfolio constraints. A new government agency called the Resolution Trust Corporation (RTC) was set up to liquidate insolvent institutions. In March 1990, another $78,000 million was pumped into the RTC. But estimates of the total cost of the S&L cleanup continued to mount, topping the $200,000 million mark.

Cuộc khủng hoảng tín dụng S&L trong một vài năm đã nhanh chóng trở thành vụ bê bối tài chính quốc gia lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đến cuối thập kỷ 1980, rất nhiều tổ chức tín dụng S&L rơi vào tình trạng không trả được nợ; khoảng một nửa số tổ chức S&L đã từng hoạt động vào năm 1970 thì đến năm 1989 không còn tồn tại. Chính Công ty bảo hiểm tiền gửi và cho vay liên bang, cơ quan bảo hiểm tiền gửi, cũng rơi vào tình trạng không trả được nợ. Năm 1989, Quốc hội và Tổng thống đã đồng ý thông qua một giải pháp bảo lãnh tài chính cho những người đóng thuế, còn gọi là Đạo luật cải cách, khôi phục và cưỡng chế các tổ chức tài chính (FIRREA). Đạo luật này cung cấp 50 tỷ USD để đóng cửa các tổ chức S&L bị đổ bể, thay đổi hoàn toàn bộ máy điều tiết các tổ chức tiết kiệm và đặt ra các điều kiện đầu tư mới. Một cơ quan mới của chính phủ với tên gọi là Tổ chức thanh lý quỹ tiết kiệm phá sản (RTC) được thành lập để thanh lý các tổ chức tín dụng không trả được nợ. Tháng Ba 1990, một khoản tiền 78 tỷ USD khác được rót cho RTC. Nhưng ước tính chi phí toàn bộ để thanh toán nợ của các tổ chức S&L còn tiếp tục leo thang tới mức 200 tỷ USD.

Americans have taken a number of lessons away from the post-war experience with banking regulation. First, government deposit insurance protects small savers and helps maintain the stability of the banking system by reducing the danger of runs on banks. Second, interest rate controls do not work. Third, government should not direct what investments banks should make; rather, investments should be determined on the basis of market forces and economic merit. Fourth, bank lending to insiders or to companies affiliated with insiders should be closely watched and limited. Fifth, when banks do become insolvent, they should be closed as quickly as possible, their depositors paid off, and their loans transferred to other, healthier lenders. Keeping insolvent institutions in operation merely freezes lending and can stifle economic activity.

Người Mỹ đã rút ra rất nhiều bài học từ kinh nghiệm điều tiết hoạt động ngân hàng sau chiến tranh. Thứ nhất, bảo hiểm tiền gửi của chính phủ bảo vệ người gửi tiền và giúp duy trì ổn định hệ thống ngân hàng bằng cách giảm nguy cơ người gửi tiền ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng. Thứ hai, việc kiểm soát tỷ lệ lãi suất là không có tác dụng. Thứ ba, chính phủ không nên điều khiển trực tiếp những khoản đầu tư nào mà ngân hàng thấy nên tiến hành; tốt hơn hết các khoản đầu tư nên được xác định dựa trên cơ sở các lực lượng thị trường và giá trị kinh tế. Thứ tư, việc ngân hàng cho vay đối với những người trong ngân hàng hoặc các công ty liên kết với người trong ngân hàng cần phải được hạn chế và giám sát chặt chẽ. Thứ năm, khi ngân hàng ở vào tình trạng không trả được nợ thì cần phải đóng cửa ngay càng nhanh càng tốt, thanh toán hết cho người gửi, và các khoản nợ của nó chuyển cho các ngân hàng khác mạnh hơn. Việc duy trì hoạt động của các tổ chức không thanh toán được nợ chỉ làm ngưng trệ việc cho vay và có thể phong tỏa hoạt động kinh tế.


Finally, while banks generally should be allowed to fail when they become insolvent, Americans believe that the government has a continuing responsibility to supervise them and prevent them from engaging in unnecessarily risky lending that could damage the entire economy. In addition to direct supervision, regulators increasingly emphasize the importance of requiring banks to raise a substantial amount of their own capital. Besides giving banks funds that can be used to absorb losses, capital requirements encourage bank owners to operate responsibly since they will lose these funds in the event their banks fail. Regulators also stress the importance of requiring banks to disclose their financial status; banks are likely to behave more responsibly if their activities and conditions are publicly known.

Tóm lại, trong khi các ngân hàng nói chung được phép phá sản khi chúng không thanh toán được nợ, người Mỹ cho rằng chính phủ nên tiếp tục giám sát chúng và ngăn cản chúng tránh lao vào hoạt động cho vay mạo hiểm không cần thiết có thể phương hại đến toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh việc giám sát trực tiếp, các nhà điều tiết luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc yêu cầu các ngân hàng phải nâng cao đáng kể nguồn vốn của mình. Bên cạnh việc tạo cho ngân hàng nguồn vốn có thể được sử dụng để bù đắp thua lỗ, các yêu cầu về vốn còn khuyến khích chủ sở hữu ngân hàng hoạt động có trách nhiệm vì họ có thể bị mất nguồn vốn đó nếu ngân hàng của họ phá sản. Các nhà điều tiết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc yêu cầu ngân hàng phải công khai hóa tình trạng tài chính của mình; các ngân hàng dường như sẽ hoạt động có trách nhiệm hơn nếu các hoạt động và tình trạng của họ được công chúng biết.

Protecting the Environment

The regulation of practices that affect the environment has been a relatively recent development in the United States, but it is a good example of government intervention in the economy for a social purpose.

Bảo vệ môi trường

Việc tiến hành điều tiết các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường là bước phát triển tương đối mới mẻ ở nước Mỹ, nhưng nó là một ví dụ rõ nét cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế vì mục đích của xã hội.

Beginning in the 1960s, Americans became increasingly concerned about the environmental impact of industrial growth. Engine exhaust from growing numbers of automobiles, for instance, was blamed for smog and other forms of air pollution in larger cities. Pollution represented what economists call an externality -- a cost the responsible entity can escape but that society as a whole must bear. With market forces unable to address such problems, many environmentalists suggested that government has a moral obligation to protect the earth's fragile ecosystems -- even if doing so requires that some economic growth be sacrificed. A slew of laws were enacted to control pollution, including the 1963 Clean Air Act, the 1972 Clean Water Act, and the 1974 Safe Drinking Water Act.

Vào đầu những năm 1960, người Mỹ ngày càng trở nên quan tâm đến tác động môi trường của tăng trưởng công nghiệp. Ví dụ, khói thải từ động cơ của một lượng lớn ô tô bị qui trách nhiệm là tạo ra sương khói và các dạng ô nhiễm không khí khác ở những thành phố lớn. Ô nhiễm biểu thị những gì mà các nhà kinh tế học gọi là một tác động ngoại biên - một chi phí mà thực thể chịu trách nhiệm có thể lẩn tránh nhưng toàn thể xã hội lại phải gánh chịu. Do các lực lượng thị trường không thể giải quyết được những vấn đề như vậy, nên nhiều nhà môi trường cho rằng chính phủ phải có bổn phận mang tính đạo đức để bảo vệ hệ sinh thái yếu ớt của trái đất - ngay cả khi thực hiện điều này đòi hỏi phải hy sinh một phần tăng trưởng kinh tế. Một loạt các luật được thông qua nhằm kiểm soát ô nhiễm, bao gồm Đạo luật về không khí sạch năm 1963, Đạo luật về nước sạch năm 1972, và Đạo luật về nước uống an toàn năm 1974.

Environmentalists achieved a major goal in December 1970 with the establishment of the U.S. Environmental Protection Agency (EPA), which brought together in a single agency many federal programs charged with protecting the environment. The EPA sets and enforces tolerable limits of pollution, and it establishes timetables to bring polluters into line with standards; since most of the requirements are of recent origin, industries are given reasonable time, often several years, to conform to standards. The EPA also has the authority to coordinate and support research and anti-pollution efforts of state and local governments, private and public groups, and educational institutions. Regional EPA offices develop, propose, and implement approved regional programs for comprehensive environmental protection activities.

Các nhà môi trường đã đạt được một mục tiêu cơ bản vào tháng Mười hai 1970 với việc thiết lập Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), thâu tóm nhiều chương trình liên bang có trách nhiệm bảo vệ môi trường vào một cơ quan riêng. EPA quy định và cưỡng chế những giới hạn ô nhiễm có thể được chấp nhận, và nó thiết lập thời gian biểu để đưa các đối tượng gây ô nhiễm vào giới hạn chuẩn; do hầu hết các yêu cầu này còn mới mẻ nên các ngành công nghiệp được cho một thời gian đáng kể, thường là vài năm, để tuân theo các tiêu chuẩn. EPA cũng có thẩm quyền phối hợp và giúp đỡ việc nghiên cứu cũng như các cố gắng chống ô nhiễm của chính quyền bang và địa phương, các nhóm cá nhân và cộng đồng, và các cơ sở giáo dục. Các văn phòng EPA ở địa phương xây dựng, đề xuất và thực hiện những chương trình địa phương đã được phê chuẩn về hoạt động bảo vệ môi trường một cách toàn diện.

Data collected since the agency began its work show significant improvements in environmental quality; there has been a nationwide decline of virtually all air pollutants, for example. However, in 1990 many Americans believed that still greater efforts to combat air pollution were needed. Congress passed important amendments to the Clean Air Act, and they were signed into law by President George Bush (1989-1993). Among other things, the legislation incorporated an innovative market-based system designed to secure a substantial reduction in sulfur dioxide emissions, which produce what is known as acid rain. This type of pollution is believed to cause serious damage to forests and lakes, particularly in the eastern part of the United States and Canada.

Các số liệu được thu thập từ khi cơ quan này bắt đầu làm việc cho thấy có những cải thiện đáng kể về chất lượng môi trường; ví dụ, có sự giảm xuống hầu như tất cả các chất gây ô nhiễm không khí trong toàn quốc. Tuy nhiên, năm 1990, nhiều người Mỹ cho rằng vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa để chống lại ô nhiễm không khí. Quốc hội đã thông qua những sửa đổi bổ sung quan trọng cho Đạo luật về không khí sạch, và chúng được Tổng thống George Bush (1989-1993) phê chuẩn thành luật. Ngoài những vấn đề khác, đạo luật này đã kết hợp một hệ thống các nhân tố mới dựa trên thị trường nhằm mục đích bảo đảm giảm đáng kể lượng khí thải sulphua dioxid, một chất tạo ra mưa axid. Đây là một dạng ô nhiễm bị coi là gây thiệt hại nghiêm trọng cho rừng và hồ ao, đặc biệt là vùng phía Đông nước Mỹ và Canada.

What's Next?\

The liberal-conservative split over social regulation is probably deepest in the areas of environmental and workplace health and safety regulation, though it extends to other kinds of regulation as well. The government pursued social regulation with great vigor in the 1970s, but Republican President Ronald Reagan (1981-1989) sought to curb those controls in the 1980s, with some success. Regulation by agencies such as National Highway Traffic Safety Administration and the Occupational Safety and Health Administration (OSHA) slowed down considerably for several years, marked by episodes such as a dispute over whether NHTSA should proceed with a federal standard that, in effect, required auto-makers to install air bags (safety devices that inflate to protect occupants in many crashes) in new cars. Eventually, the devices were required.

Tiếp theo là gì?

Sự phân hóa giữa hai phái tự do và bảo thủ về chính sách điều tiết xã hội có lẽ sâu sắc nhất trong lĩnh vực môi trường và lĩnh vực sức khoẻ và an toàn lao động, mặc dù nó cũng mở rộng sang cả các lĩnh vực điều tiết khác. Vào những năm 1970, chính phủ đã theo đuổi chính sách điều tiết xã hội với một nỗ lực mãnh liệt và thu được một số thắng lợi, nhưng trong những năm 1980, Tổng thống Đảng Cộng hòa Ronald Reagan (1981-1989) đã tìm cách giảm bớt việc kiểm soát đó. Hoạt động điều tiết của những cơ quan như Cục quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia (NHTSA) và Cục sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp (OSHA) bị làm chậm lại đáng kể trong một số năm, đánh dấu bởi một số sự kiện như cuộc tranh cãi xung quanh việc liệu NHTSA có nên tiếp tục đưa ra một tiêu chuẩn liên bang mà trên thực tế yêu cầu các nhà sản xuất ô tô phải lắp đặt các túi khí (thiết bị an toàn được thổi phồng lên để bảo vệ người trong xe trong nhiều tình huống va đập) trong các ô tô mới. Cuối cùng, yêu cầu phải có các thiết bị này được áp dụng.

Social regulation began to gain new momentum after the Democratic Clinton administration took over in 1992. But the Republican Party, which took control of Congress in 1994 for the first time in 40 years, again placed social regulators squarely on the defensive. That produced a new regulatory cautiousness at agencies like OSHA.

Chính sách điều tiết xã hội bắt đầu có thêm sức mạnh mới sau khi chính quyền chuyển về tay Clinton thuộc Đảng Dân chủ năm 1993. Nhưng Đảng Cộng hoà, lần đầu tiên trong 40 năm qua đã nắm quyền kiểm soát Quốc hội vào năm 1995, lại kiên quyết đặt các nhà điều tiết xã hội vào thế phòng ngự. Điều này tạo ra một sự thận trọng mới trong hoạt động điều tiết tại các cơ quan như OSHA.

The EPA in the 1990s, under considerable legislative pressure, turned toward cajoling business to protect the environment rather than taking a tough regulatory approach. The agency pressed auto-makers and electric utilities to reduce small particles of soot that their operations spewed into the air, and it worked to control water-polluting storm and farm-fertilizer runoffs. Meanwhile, environmentally minded Al Gore, the vice president during President Clinton's two terms, buttressed EPA policies by pushing for reduced air pollution to curb global warming, a super-efficient car that would emit fewer air pollutants, and incentives for workers to use mass transit.

Vào những năm 1990, Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA), dưới một áp lực lập pháp đáng kể, đã quay sang kêu gọi thuyết phục các doanh nghiệp bảo vệ môi trường hơn là tiến hành điều tiết một cách cứng rắn. Cơ quan này buộc các nhà sản xuất ô tô và dịch vụ cung cấp điện phải giảm muội khói mà hoạt động của họ thải ra không khí, và nó cũng tiến hành kiểm soát các cơn mưa gây ô nhiễm nước và dòng chảy mặt có phân hóa học từ các trang trại. Trong khi đó, Al Gore - người rất quan tâm tới vấn đề môi trường - Phó Tổng thống trong suốt hai nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton, lại ủng hộ chính sách môi trường của EPA bằng cách thúc đẩy việc gia tăng cắt giảm ô nhiễm không khí nhằm hạn chế sự ấm nóng toàn cầu thông qua sản xuất một loại ô tô có hiệu quả siêu việt thải ra ít chất ô nhiễm không khí hơn, và khuyến khích công nhân sử dụng phương tiện đi lại công cộng.

The government, meanwhile, has tried to use price mechanisms to achieve regulatory goals, hoping this would be less disruptive to market forces. It developed a system of air-pollution credits, for example, which allowed companies to sell the credits among themselves. Companies able to meet pollution requirements least expensively could sell credits to other companies. This way, officials hoped, overall pollution-control goals could be achieved in the most efficient way.

Đồng thời, chính phủ đã cố gắng sử dụng cơ chế giá cả để đạt được các mục tiêu điều tiết, với hy vọng điều đó sẽ ít ảnh hưởng tới các lực lượng thị trường. Ví dụ, chính phủ xây dựng một hệ thống tín dụng ô nhiễm không khí, cho phép các công ty bán các tín dụng đó cho nhau. Những công ty có khả năng đáp ứng được các yêu cầu về ô nhiễm với chi phí thấp nhất có thể bán lại tín dụng của mình cho công ty khác. Các nhà chức trách hy vọng rằng biện pháp này là cách thức hiệu quả nhất để có thể đạt được các mục tiêu kiểm soát ô nhiễm nói chung.

Economic deregulation maintained some appeal through the close of the 1990s. Many states moved to end regulatory controls on electric utilities, which proved a very complicated issue because service areas were fragmented. Adding another layer of complexity were the mix of public and private utilities, and massive capital costs incurred during the construction of electric-generating facilities.

Chính sách phi điều tiết kinh tế vẫn giữ được sức cuốn hút cho đến hết thập kỷ 1990. Nhiều bang đã chấm dứt việc kiểm soát điều tiết đối với ngành dịch vụ điện, đây là một vấn đề rất phức tạp vì các khu vực cần dịch vụ nằm rất rời rạc. Thêm vào đó, một vấn đề phức tạp nữa là sự pha trộn giữa dịch vụ công cộng và tư nhân, và chi phí vốn đầu tư rất lớn trong giai đoạn xây dựng các thiết bị phát điện.



CHAPTER 7: Monetary and Fiscal Policy
Chương 7: Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá

The role of government in the American economy extends far beyond its activities as a regulator of specific industries. The government also manages the overall pace of economic activity, seeking to maintain high levels of employment and stable prices. It has two main tools for achieving these objectives: fiscal policy, through which it determines the appropriate level of taxes and spending; and monetary policy, through which it manages the supply of money.

Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế Mỹ còn được mở rộng ra ngoài phạm vi các hoạt động của một nhà điều tiết trong các ngành công nghiệp riêng biệt. Chính phủ cũng quản lý nhịp độ chung của hoạt động kinh tế, tìm cách duy trì tuyển dụng nhân lực ở mức cao và ổn định giá cả. Chính phủ có hai công cụ cơ bản nhằm đạt được những mục tiêu trên: chính sách tài khóa thông qua việc xác định mức thuế và chi tiêu thích hợp; và chính sách tiền tệ thông qua việc quản lý mức cung tiền.


Much of the history of economic policy in the United States since the Great Depression of the 1930s has involved a continuing effort by the government to find a mix of fiscal and monetary policies that will allow sustained growth and stable prices. That is no easy task, and there have been notable failures along the way.

Rất nhiều lần trong lịch sử chính sách kinh tế của Mỹ từ cuộc Đại khủng hoảng ở những năm 1930 đến nay, chính phủ luôn nỗ lực nhằm tìm ra một giải pháp chính sách tài khóa và tiền tệ hỗn hợp cho phép tăng trưởng bền vững và ổn định giá cả. Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng, và có những thất bại đáng kể dọc theo tiến trình đó.

But the government has gotten better at promoting sustainable growth. From 1854 through 1919, the American economy spent almost as much time contracting as it did growing: the average economic expansion (defined as an increase in output of goods and services) lasted 27 months, while the average recession (a period of declining output) lasted 22 months. From 1919 to 1945, the record improved, with the average expansion lasting 35 months and the average recession lasting 18 months. And from 1945 to 1991, things got even better, with the average expansion lasting 50 months and the average recession lasting just 11 months.

Nhưng chính phủ đã thu được thành quả ngày càng tốt hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Từ năm 1854 đến năm 1919, nền kinh tế Mỹ bị thu hẹp trong một khoảng thời gian gần bằng khoảng thời gian nó tăng trưởng: sự tăng trưởng kinh tế trung bình (tính theo tăng trưởng tổng sản lượng về hàng hóa và dịch vụ) kéo dài 27 tháng, trong khi đó sự trì trệ kinh tế trung bình (giai đoạn suy giảm sản lượng) kéo dài 22 tháng. Từ năm 1919 đến năm 1945, tình hình đã được cải thiện, với sự tăng trưởng kinh tế trung bình kéo dài 35 tháng và sự trì trệ kinh tế trung bình kéo dài 18 tháng. Và từ năm 1945 đến năm 1991, mọi việc còn tốt hơn, với sự tăng trưởng kinh tế trung bình kéo dài 50 tháng và sự trì trệ kinh tế trung bình chỉ kéo dài 11 tháng.

Inflation, however, has proven more intractable. Prices were remarkably stable prior to World War II; the consumer price level in 1940, for instance, was no higher than the price level in 1778. But 40 years later, in 1980, the price level was 400 percent above the 1940 level.

Tuy nhiên, lạm phát đã chứng tỏ là căn bệnh nan giải hơn nhiều. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, giá cả ổn định một cách đặc biệt; ví dụ, mặt bằng giá tiêu dùng năm 1940 không cao hơn mặt bằng giá năm 1778. Nhưng 40 năm sau, năm 1980, mặt bằng giá tăng 400% so với mặt bằng giá năm 1940.

In part, the government's relatively poor record on inflation reflects the fact that it put more stress on fighting recessions (and resulting increases in unemployment) during much of the early post-war period. Beginning in 1979, however, the government began paying more attention to inflation, and its record on that score has improved markedly. By the late 1990s, the nation was experiencing a gratifying combination of strong growth, low unemployment, and slow inflation. But while policy-makers were generally optimistic about the future, they admitted to some uncertainties about what the new century would bring.

Thành tích tương đối nghèo nàn của chính phủ trong lĩnh vực chống lạm phát phần nào phản ánh một thực tế là chính phủ đã tập trung nhiều hơn vào cuộc chiến chống lại trì trệ kinh tế (và kèm theo là gia tăng thất nghiệp) trong phần lớn giai đoạn ngay sau chiến tranh. Tuy nhiên, vào năm 1979, chính phủ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến lạm phát, và số liệu về mức lạm phát đã được cải thiện đáng kể. Đến cuối thập kỷ 1990, nền kinh tế quốc gia đã đạt được tình trạng tốt đẹp với sự kết hợp giữa tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát thấp. Nhưng trong khi các nhà hoạch định chính sách nhìn chung rất lạc quan về tương lai thì họ cũng phải thừa nhận rằng có những bất trắc mà thế kỷ mới có thể mang lại.

Fiscal Policy -- Budget and Taxes

The growth of government since the 1930s has been accompanied by steady increases in government spending. In 1930, the federal government accounted for just 3.3 percent of the nation's gross domestic product, or total output of goods and services excluding imports and exports. That figure rose to almost 44 percent of GDP in 1944, at the height of World War II, before falling back to 11.6 percent in 1948. But government spending generally rose as a share of GDP in subsequent years, reaching almost 24 percent in 1983 before falling back somewhat. In 1999 it stood at about 21 percent.

Chính sách tài khóa - Ngân sách và thuế

Sự phát triển của chính phủ kể từ những năm 1930 đi cùng với sự gia tăng chi tiêu liên tục của chính phủ. Năm 1930, chi tiêu của chính phủ chỉ bằng 3,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hoặc tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ không kể xuất nhập khẩu. Con số này đã tăng lên gần 44% GDP năm 1944, vào thời kỳ cao điểm của Chiến tranh thế giới thứ hai, trước khi giảm xuống còn 11,6% năm 1948. Nhưng chi tiêu chính phủ nói chung lại tăng lên trong những năm tiếp theo, đạt khoảng 24% vào năm 1983 sau đó giảm đi chút ít. Năm 1999 tỷ lệ này vào khoảng 21%.



The development of fiscal policy is an elaborate process. Each year, the president proposes a budget, or spending plan, to Congress. Lawmakers consider the president's proposals in several steps. First, they decide on the overall level of spending and taxes. Next, they divide that overall figure into separate categories -- for national defense, health and human services, and transportation, for instance. Finally, Congress considers individual appropriations bills spelling out exactly how the money in each category will be spent. Each appropriations bill ultimately must be signed by the president in order to take effect. This budget process often takes an entire session of Congress; the president presents his proposals in early February, and Congress often does not finish its work on appropriations bills until September (and sometimes even later).

Xây dựng chính sách tài khóa là một quá trình rất công phu. Mỗi năm, tổng thống đệ trình một ngân sách, hay một kế hoạch chi tiêu, cho Quốc hội. Các nhà lập pháp xem xét đề nghị của tổng thống theo một số bước. Đầu tiên, họ quyết định một mức chung cho chi tiêu và thuế. Sau đó, họ phân chia số tiền chung này cho từng hạng mục riêng - ví dụ, cho quốc phòng, cho các dịch vụ y tế và con người, và cho giao thông vận tải. Cuối cùng, Quốc hội xem xét các dự luật chuẩn chi ngân sách riêng, xác định chính xác trong mỗi hạng mục sẽ cần bao nhiêu tiền. Mỗi dự luật chuẩn chi ngân sách cuối cùng phải được tổng thống ký để có hiệu lực thi hành. Quá trình lập ngân sách này thường kéo dài toàn bộ kỳ họp Quốc hội; tổng thống đệ trình các đề xuất của mình vào đầu tháng Hai, và Quốc hội thường không kết thúc thông qua các dự luật chuẩn chi ngân sách cho đến trước tháng Chín (đôi khi còn muộn hơn).

The federal government's chief source of funds to cover its expenses is the income tax on individuals, which in 1999 brought in about 48 percent of total federal revenues. Payroll taxes, which finance the Social Security and Medicare programs, have become increasingly important as those programs have grown. In 1998, payroll taxes accounted for one-third of all federal revenues; employers and workers each had to pay an amount equal to 7.65 percent of their wages up to $68,400 a year. The federal government raises another 10 percent of its revenue from a tax on corporate profits, while miscellaneous other taxes account for the remainder of its income. (Local governments, in contrast, generally collect most of their tax revenues from property taxes. State governments traditionally have depended on sales and excise taxes, but state income taxes have grown more important since World War II.)

Nguồn ngân sách chủ yếu của chính phủ liên bang để trang trải chi tiêu là thuế thu nhập cá nhân, trong năm 1999 nó chiếm khoảng 48% tổng số thu của liên bang. Thuế theo bảng lương, nguồn tài chính chi cho các chương trình An sinh xã hội và Bảo hiểm y tế, ngày càng trở nên quan trọng khi các chương trình này phát triển. Năm 1998, thuế theo bảng lương chiếm một phần ba tổng thu nhập liên bang; mỗi viên chức và công nhân phải đóng một khoản bằng 7,65% lương của mình, nhưng không vượt quá 68.400 USD trong một năm. Chính phủ liên bang có được 10% nữa trong tổng thu của mình từ thuế lợi nhuận doanh nghiệp, phần còn lại của nguồn thu chính phủ là từ các loại thuế khác. (Ngược lại, các chính quyền bang có phần lớn thu nhập thuế là từ thuế tài sản. Chính quyền các bang có truyền thống dựa vào thuế kinh doanh và thuế tiêu thụ, nhưng từ Chiến tranh thế giới thứ hai thuế thu nhập bang ngày càng trở nên quan trọng hơn.)


The federal income tax is levied on the worldwide income of U.S. citizens and resident aliens and on certain U.S. income of non-residents. The first U.S. income tax law was enacted in 1862 to support the Civil War. The 1862 tax law also established the Office of the Commissioner of Internal Revenue to collect taxes and enforce tax laws either by seizing the property and income of non-payers or through prosecution. The commissioner's powers and authority remain much the same today.

Thuế thu nhập liên bang được đánh vào thu nhập trên toàn thế giới của các công dân Mỹ và người nước ngoài ngụ cư tại Mỹ, và một phần thu nhập tại Mỹ của những người không ngụ cư tại đây. Luật thuế thu nhập của Mỹ lần đầu tiên được thông qua năm 1862 để hỗ trợ cho cuộc Nội chiến. Luật thuế năm 1862 cũng thiết lập Văn phòng ủy ban thu nhập quốc nội để thu thuế và cưỡng chế thi hành luật thuế bằng việc tịch thu tài sản và thu nhập của những người không đóng thuế hoặc thông qua việc khởi tố. Quyền lực của ủy ban này vẫn được duy trì phần lớn cho đến ngày nay.


The income tax was declared unconstitutional by the Supreme Court in 1895 because it was not apportioned among the states in conformity with the Constitution. It was not until the 16th Amendment to the Constitution was adopted in 1913 that Congress was authorized to levy an income tax without apportionment. Still, except during World War I, the income tax system remained a relatively minor source of federal revenue until the 1930s. During World War II, the modern system for managing federal income taxes was introduced, income tax rates were raised to very high levels, and the levy became the principal sources of federal revenue. Beginning in 1943, the government required employers to collect income taxes from workers by withholding certain sums from their paychecks, a policy that streamlined collection and significantly increased the number of taxpayers.

Thuế thu nhập bị Tòa án tối cao tuyên bố là không hợp hiến vào năm 1895 vì nó không được phân chia cho các bang theo quy định của Hiến pháp. Phải đến tận khi Tu chính án thứ mười sáu của Hiến pháp được thông qua vào năm 1913, Quốc hội mới được ủy quyền đánh thuế thu nhập mà không cần sự phân bổ tỷ lệ giữa các bang. Tuy nhiên, trừ giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất, hệ thống thuế thu nhập vẫn chỉ là một nguồn tương đối nhỏ của thu nhập liên bang cho đến những năm 1930. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một hệ thống hiện đại để quản lý thuế thu nhập liên bang được áp dụng, tỷ lệ thuế thu nhập được nâng lên tới mức rất cao, và tiền thuế thu được đã trở thành nguồn chính yếu của ngân khố liên bang. Bắt đầu từ năm 1943, chính phủ yêu cầu các nhà tuyển dụng lao động thu thuế thu nhập của công nhân bằng cách giữ lại một phần tiền nhất định từ séc thanh toán của họ, đây là một chính sách cải tiến việc thu thuế và làm tăng nhanh đáng kể số người đóng thuế.


Most debates about the income tax today revolve around three issues: the appropriate overall level of taxation; how graduated, or "progressive" the tax should be; and the extent to which the tax should be used to promote social objectives.

Ngày nay, hầu hết các cuộc tranh cãi về thuế thu nhập đều xoay quanh ba vấn đề: mức đánh thuế chung phù hợp; loại thuế này nên được tăng dần, hoặc “lũy tiến”, như thế nào; và phạm vi mà thuế này được áp dụng để thúc đẩy các mục tiêu xã hội.


The overall level of taxation is decided through budget negotiations. Although Americans allowed the government to run up deficits, spending more than it collected in taxes during the 1970s, 1980s, and the part of the 1990s, they generally believe budgets should be balanced. Most Democrats, however, are willing to tolerate a higher level of taxes to support a more active government, while Republicans generally favor lower taxes and smaller government.

Mức đánh thuế chung được quyết định thông qua các cuộc thương lượng về ngân sách. Mặc dù người Mỹ đã cho phép chính phủ thâm hụt ngân sách, chi nhiều hơn thu từ thuế trong những năm 1970, 1980 và đầu những năm 1990, nhưng nói chung họ vẫn cho rằng ngân sách cần phải được cân bằng. Tuy vậy, hầu hết những người thuộc Đảng Dân chủ đều sẵn sàng chịu mức thuế cao hơn để giúp cho chính phủ tích cực hơn, trong khi những người phái Cộng hòa nói chung lại ủng hộ mức thuế thấp hơn và một chính phủ có quy mô nhỏ hơn.


From the outset, the income tax has been a progressive levy, meaning that rates are higher for people with more income. Most Democrats favor a high degree of progressivity, arguing that it is only fair to make people with more income pay more in taxes. Many Republicans, however, believe a steeply progressive rate structure discourages people from working and investing, and therefore hurts the overall economy. Accordingly, many Republicans argue for a more uniform rate structure. Some even suggest a uniform, or "flat," tax rate for everybody. (Some economists -- both Democrats and Republicans -- have suggested that the economy would fare better if the government would eliminate the income tax altogether and replace it with a consumption tax, taxing people on what they spend rather than what they earn. Proponents argue that would encourage saving and investment. But as of the end of the 1990s, the idea had not gained enough support to be given much chance of being enacted.)

Ngay từ buổi ban đầu, thuế thu nhập đã là một loại thuế lũy tiến, có nghĩa là mức thuế cao hơn đối với người có thu nhập nhiều hơn. Hầu hết những người phái Dân chủ đều ủng hộ một mức thuế lũy tiến cao với lập luận rằng chỉ thực sự công bằng khi những người có thu nhập nhiều hơn phải đóng thuế nhiều hơn. Tuy vậy, nhiều người Cộng hòa lại cho rằng một cơ cấu tỷ lệ thuế lũy tiến cao sẽ không khuyến khích mọi người làm việc và đầu tư, do đó sẽ làm phương hại đến nền kinh tế nói chung. Theo đó, nhiều người phái Cộng hòa đã biện hộ cho cơ cấu tỷ lệ thuế đồng đều hơn. Thậm chí có một số người còn đề nghị một mức thuế giống nhau, hoặc “cào bằng”, cho mọi người. (Một số nhà kinh tế - thuộc cả phái Dân chủ và Cộng hòa - còn cho rằng nền kinh tế sẽ trở nên tốt hơn nếu chính phủ xóa bỏ hẳn thuế thu nhập và thay vào đó một loại thuế tiêu dùng đánh vào những gì mọi người chi tiêu hơn là đánh vào những gì họ kiếm được. Những người đưa ra đề xuất này lập luận rằng như vậy sẽ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. Nhưng cho đến cuối những năm 1990, ý tưởng này đã không giành được đủ sự ủng hộ để có cơ hội được thông qua.)


Over the years, lawmakers have carved out various exemptions and deductions from the income tax to encourage specific kinds of economic activity. Most notably, taxpayers are allowed to subtract from their taxable income any interest they must pay on loans used to buy homes. Similarly, the government allows lower- and middle-income taxpayers to shelter from taxation certain amounts of money that they save in special Individual Retirement Accounts (IRAs) to meet their retirement expenses and to pay for their children's college education.

Nhiều năm qua, các nhà lập pháp đã tạo ra nhiều loại miễn và giảm thuế thu nhập khác nhau nhằm khuyến khích các loại hình hoạt động kinh tế đặc biệt. Đáng chú ý nhất là người đóng thuế được phép khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế của mình mọi khoản lãi suất phải trả cho khoản tiền vay để mua nhà ở. Tương tự như vậy, chính phủ cho phép người đóng thuế có thu nhập thấp và trung bình không phải đóng thuế cho những khoản tiền nhất định mà họ gửi tiết kiệm vào Tài khoản hưu trí cá nhân đặc biệt (IRAs) nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi về hưu và cho việc học đại học của con cái họ.


The Tax Reform Act of 1986, perhaps the most substantial reform of the U.S. tax system since the beginning of the income tax, reduced income tax rates while cutting back many popular income tax deductions (the home mortgage deduction and IRA deductions were preserved, however). The Tax Reform Act replaced the previous law's 15 tax brackets, which had a top tax rate of 50 percent, with a system that had only two tax brackets -- 15 percent and 28 percent. Other provisions reduced, or eliminated, income taxes for millions of low-income Americans.


Đạo luật cải cách thuế năm 1986, có lẽ là một cuộc cải cách lớn lao nhất của hệ thống thuế Hoa Kỳ kể từ khi áp dụng thuế thu nhập, đã giảm các mức thuế thu nhập đồng thời cũng bỏ bớt nhiều loại hình miễn giảm thuế thu nhập phổ biến (tuy nhiên, vẫn giữ lại việc miễn giảm thuế đối với tiền lãi trả cho khoản vay thế chấp nhà ở và các khoản tiết kiệm trong tài khoản hưu trí cá nhân IRA). Đạo luật cải cách thuế này thay thế 15 nhóm thuế thu nhập của luật trước đây với mức thuế cao nhất là 50% bằng một hệ thống chỉ có hai nhóm thuế - 15% và 28%. Các điều khoản khác của đạo luật này cắt giảm hoặc bãi bỏ thuế thu nhập cho hàng triệu người Mỹ có thu nhập thấp.

Fiscal Policy and Economic Stabilization

In the 1930s, with the United States reeling from the Great Depression, the government began to use fiscal policy not just to support itself or pursue social policies but to promote overall economic growth and stability as well. Policy-makers were influenced by John Maynard Keynes, an English economist who argued in The General Theory of Employment, Interest, and Money (1936) that the rampant joblessness of his time resulted from inadequate demand for goods and services. According to Keynes, people did not have enough income to buy everything the economy could produce, so prices fell and companies lost money or went bankrupt. Without government intervention, Keynes said, this could become a vicious cycle. As more companies went bankrupt, he argued, more people would lose their jobs, making income fall further and leading yet more companies to fail in a frightening downward spiral. Keynes argued that government could halt the decline by increasing spending on its own or by cutting taxes. Either way, incomes would rise, people would spend more, and the economy could start growing again. If the government had to run up a deficit to achieve this purpose, so be it, Keynes said. In his view, the alternative -- deepening economic decline -- would be worse.

Chính sách tài khóa và ổn định nền kinh tế

Vào những năm 1930, khi nước Mỹ còn quay cuồng bởi cuộc Đại khủng hoảng thì chính phủ đã bắt đầu sử dụng chính sách tài khóa không chỉ để hỗ trợ bản thân nó hay theo đuổi các chính sách xã hội mà còn để kích thích tăng trưởng và ổn định nền kinh tế nói chung. Các nhà hoạch định chính sách chịu ảnh hưởng của John Maynard Keynes, một nhà kinh tế học người Anh đã lập luận trong tác phẩm Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ (The General Theory of Employment, Interest, and Money) (1936) rằng sự thất nghiệp tràn lan trong thời đại của ông là hậu quả của cầu về hàng hóa và dịch vụ không tương thích. Theo Keynes, mọi người không có đủ thu nhập để mua mọi thứ mà nền kinh tế có thể sản xuất ra, dẫn đến giá cả suy giảm và các công ty thua lỗ hoặc phá sản. Keynes nói rằng không có sự can thiệp của chính phủ thì điều đó sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn. Ông lập luận rằng, khi nhiều công ty bị phá sản thì sẽ có nhiều người mất việc làm hơn, khiến cho thu nhập tiếp tục giảm và dẫn đến nhiều công ty nữa bị thất bại trong một vòng xoáy trôn ốc đi xuống một cách đáng sợ. Keynes cho rằng chính phủ cần phải ngăn chặn sự suy giảm đó bằng cách tăng chi tiêu của chính mình hoặc cắt giảm thuế. Cả hai cách đó đều sẽ làm tăng thu nhập và mọi người có khả năng tiêu dùng nhiều hơn khiến cho nền kinh tế có thể bắt đầu tăng trưởng trở lại. Keynes còn nói, nếu chính phủ bị thâm hụt ngân sách mà đạt được mục đích đó thì cũng là điều nên làm. Theo quan điểm của ông, nếu lựa chọn khả năng để nền kinh tế tiếp tục suy giảm trầm trọng còn là điều tồi tệ hơn.


Keynes's ideas were only partially accepted during the 1930s, but the huge boom in military spending during World War II seemed to confirm his theories. As government spending surged, people's incomes rose, factories again operated at full capacity, and the hardships of the Depression faded into memory. After the war, the economy continued to be fueled by pent-up demand from families who had deferred buying homes and starting families.

Trong những năm 1930, ý tưởng của Keynes chỉ được chấp nhận phần nào, nhưng sự tăng vọt chi tiêu quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ hai dường như đã khẳng định cho lý thuyết của ông. Khi chi tiêu của chính phủ tăng lên, thu nhập của dân chúng tăng, các nhà máy lại vận hành hết công suất và những khó khăn của cuộc Đại khủng hoảng chìm dần vào dĩ vãng. Sau chiến tranh, nền kinh tế lại tiếp tục được kích thích bởi lượng cầu bị dồn nén bấy lâu của các gia đình do họ đã phải trì hoãn việc mua nhà cửa và xây dựng gia đình.

By the 1960s, policy-makers seemed wedded to Keynesian theories. But in retrospect, most Americans agree, the government then made a series of mistakes in the economic policy arena that eventually led to a reexamination of fiscal policy. After enacting a tax cut in 1964 to stimulate economic growth and reduce unemployment, President Lyndon B. Johnson (1963-1969) and Congress launched a series of expensive domestic spending programs designed to alleviate poverty. Johnson also increased military spending to pay for American involvement in the Vietnam War. These large government programs, combined with strong consumer spending, pushed the demand for goods and services beyond what the economy could produce. Wages and prices started rising. Soon, rising wages and prices fed each other in an ever-rising cycle. Such an overall increase in prices is known as inflation.

Trong những năm 1960, các nhà hoạch định chính sách dường như đã trung thành với lý thuyết của Keynes. Nhưng khi hồi tưởng lại, phần lớn người Mỹ đều cho rằng chính phủ khi đó đã mắc phải một loạt sai lầm trong lĩnh vực chính sách kinh tế mà cuối cùng đã dẫn tới một cuộc kiểm nghiệm lại chính sách tài khoá. Sau khi thông qua một đạo luật cắt giảm thuế năm 1964 để kích thích tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp, Tổng thống Lyndon B. Johnson (1963-1969) và Quốc hội đã đưa ra một loạt chương trình chi tiêu trong nước tốn kém với mục đích làm giảm bớt nghèo đói. Johnson cũng gia tăng chi tiêu quân sự để trang trải cho sự tham gia của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Những chương trình lớn đó của chính phủ cùng với việc nâng cao tiêu dùng đã đẩy lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ vượt quá khả năng mà nền kinh tế có thể sản xuất ra. Lương và giá cả bắt đầu tăng. Ngay sau đó, sự tăng lương và giá đã thúc đẩy lẫn nhau trong một vòng xoáy tăng mãi. Sự gia tăng toàn bộ về giá cả như vậy được gọi là lạm phát.

Keynes had argued that during such periods of excess demand, the government should reduce spending or raise taxes to avert inflation. But anti-inflation fiscal policies are difficult to sell politically, and the government resisted shifting to them. Then, in the early 1970s, the nation was hit by a sharp rise in international oil and food prices. This posed an acute dilemma for policy-makers. The conventional anti-inflation strategy would be to restrain demand by cutting federal spending or raising taxes. But this would have drained income from an economy already suffering from higher oil prices. The result would have been a sharp rise in unemployment. If policy-makers chose to counter the loss of income caused by rising oil prices, however, they would have had to increase spending or cut taxes. Since neither policy could increase the supply of oil or food, however, boosting demand without changing supply would merely mean higher prices.

Keynes lập luận rằng trong những giai đoạn lượng cầu tăng quá mức như thế, chính phủ cần phải giảm chi tiêu hoặc tăng thuế để ngăn chặn lạm phát. Nhưng về mặt chính trị, các chính sách tài khóa chống lạm phát thật khó áp dụng, và chính phủ đã cưỡng lại việc thực thi chúng. Sau đó, vào đầu những năm 1970, đất nước lại vấp phải sự gia tăng quá cao của giá thực phẩm và dầu mỏ trên thế giới. Điều này đã đặt các nhà hoạch định chính sách vào một tình thế cực kỳ khó xử. Chiến lược chống lạm phát thông thường có thể là kiềm chế cầu bằng việc cắt giảm chi tiêu liên bang hoặc tăng thuế. Nhưng điều này lại có thể làm cạn kiệt thu nhập từ một nền kinh tế vốn đã bị thiệt hại do giá dầu mỏ tăng. Kết quả có thể làm thất nghiệp trầm trọng hơn. Tuy vậy, nếu các nhà hoạch định chính sách lựa chọn cách đối phó với những mất mát thu nhập do giá dầu mỏ tăng lên gây ra thì họ lại phải tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế. Chính vì cả hai chính sách đều không làm tăng lượng cung về dầu mỏ và thực phẩm nên nếu đẩy cầu tăng mà không thay đổi cung thì chỉ làm giá cả tăng cao hơn.


President Jimmy Carter (1973-1977) sought to resolve the dilemma with a two-pronged strategy. He geared fiscal policy toward fighting unemployment, allowing the federal deficit to swell and establishing countercyclical jobs programs for the unemployed. To fight inflation, he established a program of voluntary wage and price controls. Neither element of this strategy worked well. By the end of the 1970s, the nation suffered both high unemployment and high inflation.

Tổng thống Jimmy Carter (1977-1981) đã tìm cách giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan đó bằng một chiến lược theo hai hướng. Ông đã đẩy mạnh chính sách tài khóa hướng vào việc chống thất nghiệp, cho phép tăng thâm hụt ngân sách liên bang và tạo ra các chương trình việc làm đối phó với suy thoái theo chu kỳ cho những người thất nghiệp. Để chống lại lạm phát, ông tạo ra một chương trình kiểm soát giá cả và lương tự động. Cả hai hướng của chiến lược này đều không có hiệu quả. Đến cuối những năm 1970, đất nước phải gánh chịu cả nạn thất nghiệp lẫn lạm phát cao.


While many Americans saw this "stagflation" as evidence that Keynesian economics did not work, another factor further reduced the government's ability to use fiscal policy to manage the economy. Deficits now seemed to be a permanent part of the fiscal scene. Deficits had emerged as a concern during the stagnant 1970s. Then, in the 1980s, they grew further as President Ronald Reagan (1981-1989) pursued a program of tax cuts and increased military spending. By 1986, the deficit had swelled to $221,000 million, or more than 22 percent of total federal spending. Now, even if the government wanted to pursue spending or tax policies to bolster demand, the deficit made such a strategy unthinkable.

Trong khi nhiều người Mỹ nhìn nhận tình trạng “lạm phát đình đốn” này như là một bằng chứng cho thấy học thuyết kinh tế của Keynes không còn đúng thì một yếu tố khác đã làm giảm hơn nữa khả năng của chính phủ trong việc sử dụng chính sách tài khóa để quản lý nền kinh tế - đó là thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách giờ đây dường như là một bộ phận thường trực của bối cảnh tài chính. Thâm hụt ngân sách nổi lên thành một mối quan tâm trong suốt thời kỳ trì trệ của những năm 1970. Sau đó, vào thập kỷ 1980 thâm hụt ngân sách lại tiếp tục gia tăng khi Tổng thống Ronald Reagan (1981-1989) theo đuổi một chương trình cắt giảm thuế và tăng chi tiêu quân sự. Năm 1986, thâm hụt ngân sách vọt lên đến 221 tỷ USD, chiếm hơn 22% tổng chi tiêu của liên bang. Giờ đây, ngay cả khi chính phủ muốn theo đuổi các chính sách chi tiêu hoặc thuế để kích thích cầu thì thâm hụt ngân sách cũng khiến cho một chiến lược như vậy là không thể được.

Beginning in the late 1980s, reducing the deficit became the predominant goal of fiscal policy. With foreign trade opportunities expanding rapidly and technology spinning off new products, there seemed to be little need for government policies to stimulate growth. Instead, officials argued, a lower deficit would reduce government borrowing and help bring down interest rates, making it easier for businesses to acquire capital to finance expansion. The government budget finally returned to surplus in 1998. This led to calls for new tax cuts, but some of the enthusiasm for lower taxes was tempered by the realization that the government would face major budget challenges early in the new century as the enormous post-war baby-boom generation reached retirement and started collecting retirement checks from the Social Security system and medical benefits from the Medicare program.

Bắt đầu từ cuối thập kỷ 1980, việc giảm thâm hụt ngân sách đã trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tài chính. Với các cơ hội trong ngoại thương được mở rộng nhanh chóng và ngành công nghệ tạo ra rất nhiều sản phẩm mới, dường như các chính sách kích thích tăng trưởng của chính phủ không còn cần thiết. Thay vào đó, các quan chức cho rằng thâm hụt ngân sách thấp hơn sẽ làm giảm vay mượn của chính phủ và giúp hạ thấp lãi suất, tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp có được nhiều vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Cuối cùng, ngân sách của chính phủ đã trở lại tình trạng thặng dư vào năm 1998. Điều này dẫn tới những yêu cầu cắt giảm thuế mới, nhưng một số nỗ lực giảm thuế bị cản trở bởi một thực tế là chính phủ sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn về ngân sách vào đầu thế kỷ mới khi thế hệ công dân ra đời trong thời kỳ bùng nổ dân số sau chiến tranh đến tuổi nghỉ hưu và bắt đầu nhận lương hưu từ hệ thống An sinh xã hội và các quyền lợi y tế từ chương trình Bảo hiểm y tế.


By the late 1990s, policy-makers were far less likely than their predecessors to use fiscal policy to achieve broad economic goals. Instead, they focused on narrower policy changes designed to strengthen the economy at the margins. President Reagan and his successor, George Bush (1989-1993), sought to reduce taxes on capital gains -- that is, increases in wealth resulting from the appreciation in the value of assets such as property or stocks. They said such a change would increase incentives to save and invest. Democrats resisted, arguing that such a change would overwhelmingly benefit the rich. But as the budget deficit shrank, President Clinton (1993-2001) acquiesced, and the maximum capital gains rate was trimmed to 20 percent from 28 percent in 1996. Clinton, meanwhile, also sought to affect the economy by promoting various education and job-training programs designed to develop a highly skilled -- and hence, more productive and competitive -- labor force.
Vào cuối những năm 1990, các nhà hoạch định chính sách ít có khả năng hơn những người đi trước trong việc sử dụng chính sách tài khóa để đạt được những mục tiêu kinh tế rộng lớn. Thay vào đó, họ tập trung vào những thay đổi chính sách hẹp hơn với mục đích tăng cường nền kinh tế tới cận biên. Tổng thống Reagan và người kế nhiệm ông, George Bush (1989-1993) tìm cách giảm thuế lợi nhuận - tức là những khoản tài sản gia tăng từ kết quả đánh giá giá trị tài sản như bất động sản hoặc cổ phiếu. Họ nói sự thay đổi như vậy sẽ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn. Những người phái Dân chủ phản đối và cho rằng sự thay đổi như vậy sẽ làm lợi quá mức cho người giàu. Nhưng khi thâm hụt ngân sách thu hẹp thì Tổng thống Clinton (1993-2001) đã chấp thuận, và mức thuế lợi nhuận cao nhất đã giảm từ 28% xuống còn 20% vào năm 1996. Trong khi đó, Clinton cũng tìm cách tác động vào nền kinh tế bằng việc xúc tiến các chương trình giáo dục và đào tạo nghề khác nhau nhằm phát triển lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao hơn - và do đó cũng nâng cao năng suất và tính cạnh tranh.

Money in the U.S. Economy

While the budget remained enormously important, the job of managing the overall economy shifted substantially from fiscal policy to monetary policy during the later years of the 20th century. Monetary policy is the province of the Federal Reserve System, an independent U.S. government agency. "The Fed," as it is commonly known, includes 12 regional Federal Reserve Banks and 25 Federal Reserve Bank branches. All nationally chartered commercial banks are required by law to be members of the Federal Reserve System; membership is optional for state-chartered banks. In general, a bank that is a member of the Federal Reserve System uses the Reserve Bank in its region in the same way that a person uses a bank in his or her community.

Tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ

Trong khi ngân sách vẫn đóng vai trò quan trọng thì công việc điều hành nền kinh tế cơ bản đã được chuyển từ chính sách tài khóa sang chính sách tiền tệ trong suốt những năm cuối của thế kỷ XX. Chính sách tiền tệ là lĩnh vực của Hệ thống dự trữ liên bang, một cơ quan độc lập của chính phủ Mỹ. Hệ thống dự trữ liên bang, còn gọi là “Fed”, bao gồm 12 ngân hàng dự trữ liên bang ở địa phương và 25 chi nhánh ngân hàng dự trữ liên bang. Tất cả các ngân hàng thương mại đặc quyền quốc gia theo luật yêu cầu đều phải là thành viên của Hệ thống dự trữ liên bang; tư cách hội viên là không bắt buộc đối với các ngân hàng đặc quyền bang. Nói chung, một ngân hàng là thành viên của Hệ thống dự trữ liên bang sử dụng Ngân hàng dự trữ ở khu vực của nó cũng giống như cách thức một người sử dụng ngân hàng trong cộng đồng nơi người đó sống.


The Federal Reserve Board of Governors administers the Federal Reserve System. It has seven members, who are appointed by the president to serve overlapping 14-year terms. Its most important monetary policy decisions are made by the Federal Open Market Committee (FOMC), which consists of the seven governors, the president of the Federal Reserve Bank of New York, and presidents of four other Federal Reserve banks who serve on a rotating basis. Although the Federal Reserve System periodically must report on its actions to Congress, the governors are, by law, independent from Congress and the president. Reinforcing this independence, the Fed conducts its most important policy discussions in private and often discloses them only after a period of time has passed. It also raises all of its own operating expenses from investment income and fees for its own services.

Ban Thống đốc dự trữ liên bang điều hành Hệ thống dự trữ liên bang. Ban này gồm bảy thành viên do tổng thống chỉ định phục vụ trong một nhiệm kỳ nối tiếp là 14 năm. Các quyết định quan trọng nhất về chính sách tiền tệ do ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) tiến hành, ủy ban này gồm bảy ủy viên nói trên, chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang New York và các chủ tịch của bốn Ngân hàng dự trữ liên bang khác làm việc trên cơ sở luân phiên. Mặc dù Hệ thống dự trữ liên bang phải báo cáo định kỳ hoạt động của mình cho Quốc hội, nhưng theo luật các ủy viên của ban Thống đốc độc lập với Quốc hội và tổng thống. Để tăng cường tính độc lập này, Fed tiến hành các cuộc thảo luận riêng về chính sách quan trọng nhất của mình và thường chỉ công bố sau một thời gian. Nó cũng trang trải mọi chi phí hoạt động của mình từ khoản thu nhập đầu tư và phí dịch vụ của nó.

The Federal Reserve has three main tools for maintaining control over the supply of money and credit in the economy. The most important is known as open market operations, or the buying and selling of government securities. To increase the supply of money, the Federal Reserve buys government securities from banks, other businesses, or individuals, paying for them with a check (a new source of money that it prints); when the Fed's checks are deposited in banks, they create new reserves -- a portion of which banks can lend or invest, thereby increasing the amount of money in circulation. On the other hand, if the Fed wishes to reduce the money supply, it sells government securities to banks, collecting reserves from them. Because they have lower reserves, banks must reduce their lending, and the money supply drops accordingly.

Fed có ba công cụ chính để duy trì kiểm soát việc cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế. Công cụ quan trọng nhất là hoạt động thị trường mở, hoặc bán và mua chứng khoán chính phủ. Để tăng mức cung tiền, Fed mua chứng khoán chính phủ từ các ngân hàng, các doanh nghiệp khác hoặc các cá nhân, thanh toán cho họ bằng séc (một nguồn tiền mới do nó in); khi các tấm séc của Fed được gửi vào ngân hàng, chúng tạo ra lượng dự trữ mới - một phần trong đó ngân hàng có thể cho vay hoặc đầu tư, do đó làm tăng lượng tiền trong lưu thông. Mặt khác, nếu Fed muốn giảm mức cung tiền, nó bán các chứng khoán chính phủ cho các ngân hàng để thu lại tiền dự trữ từ các ngân hàng. Do mức dự trữ thấp đi, các ngân hàng phải giảm lượng cho vay và do vậy mức cung tiền lập tức giảm theo.

The Fed also can control the money supply by specifying what reserves deposit-taking institutions must set aside either as currency in their vaults or as deposits at their regional Reserve Banks. Raising reserve requirements forces banks to withhold a larger portion of their funds, thereby reducing the money supply, while lowering requirements works the opposite way to increase the money supply. Banks often lend each other money over night to meet their reserve requirements. The rate on such loans, known as the "federal funds rate," is a key gauge of how "tight" or "loose" monetary policy is at a given moment.

Fed cũng có thể kiểm soát mức cung tiền bằng việc quy định cụ thể lượng tiền dự trữ mà các tổ chức nhận tiền gửi phải dành riêng ra như là lượng tiền mặt trong két của mình hay như tiền đặt cọc tại các ngân hàng dự trữ địa phương. Những yêu cầu tăng lượng dự trữ buộc các ngân hàng phải giữ lại một tỷ lệ tiền lớn hơn trong quỹ của mình, do đó làm giảm mức cung tiền, trong khi các yêu cầu giảm lượng dự trữ vận hành theo chiều ngược lại làm tăng mức cung tiền. Các ngân hàng thường cho nhau vay tiền qua đêm để đáp ứng các yêu cầu dự trữ của mình. Lãi suất cho những khoản vay như vậy, còn gọi là “lãi suất quỹ liên bang”, là thước đo chủ yếu xem mức độ chính sách tiền tệ “chặt” hay “lỏng” như thế nào tại mỗi thời điểm.


The Fed's third tool is the discount rate, or the interest rate that commercial banks pay to borrow funds from Reserve Banks. By raising or lowering the discount rate, the Fed can promote or discourage borrowing and thus alter the amount of revenue available to banks for making loans.

Công cụ thứ ba của Fed là tỷ lệ chiết khấu, hay tỷ lệ lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải thanh toán khi vay tiền từ quỹ của các ngân hàng dự trữ. Thông qua việc tăng hoặc giảm tỷ lệ chiết khấu, Fed có thể khuyến khích hoặc không khuyến khích việc vay tiền và do đó làm thay đổi mức thu nhập của các ngân hàng khi cho vay.


These tools allow the Federal Reserve to expand or contract the amount of money and credit in the U.S. economy. If the money supply rises, credit is said to be loose. In this situation, interest rates tend to drop, business spending and consumer spending tend to rise, and employment increases; if the economy already is operating near its full capacity, too much money can lead to inflation, or a decline in the value of the dollar. When the money supply contracts, on the other hand, credit is tight. In this situation, interest rates tend to rise, spending levels off or declines, and inflation abates; if the economy is operating below its capacity, tight money can lead to rising unemployment.

Các công cụ này cho phép Fed mở rộng hay thu hẹp lượng tiền và tín dụng trong nền kinh tế Mỹ. Nếu mức cung tiền tăng thì tín dụng được gọi là nới lỏng. Trong bối cảnh đó, các tỷ lệ lãi suất có xu hướng giảm xuống, chi tiêu cho kinh doanh và tiêu dùng có xu hướng tăng, và việc làm cũng tăng; nếu như nền kinh tế đang hoạt động gần như hết tiềm năng của nó thì quá nhiều tiền có thể sẽ dẫn đến lạm phát, hoặc suy giảm giá trị đồng đôla. Ngược lại, khi mức cung tiền thu hẹp lại thì tín dụng sẽ chặt. Trong bối cảnh đó, tỷ lệ lãi suất có xu hướng tăng, các mức chi tiêu ngưng lại hoặc suy giảm và lạm phát giảm xuống; nếu như nền kinh tế đang hoạt động dưới mức tiềm năng của nó, thì tiền tệ chặt chẽ có thể dẫn đến gia tăng thất nghiệp.


Many factors complicate the ability of the Federal Reserve to use monetary policy to promote specific goals, however. For one thing, money takes many different forms, and it often is unclear which one to target. In its most basic form, money consists of coins and paper currency. Coins come in various denominations based on the value of a dollar: the penny, which is worth one cent or one-hundredth of a dollar; the nickel, five cents; the dime, 10 cents; the quarter, 25 cents; the half dollar, 50 cents; and the dollar coin. Paper money comes in denominations of $1, $2, $5, $10, $20, $50, and $100.

Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố làm phức tạp thêm khả năng của Fed trong việc sử dụng chính sách tiền tệ nhằm thực thi các mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, tiền tệ có nhiều hình thái khác nhau và thường không rõ chính sách tiền tệ nên nhằm vào loại nào. Dạng cơ bản nhất của tiền gồm có tiền xu và tiền giấy. Tiền xu cũng có nhiều loại khác nhau dựa trên giá trị đồng đôla: đồng penny có giá trị một cent hay một phần trăm của một đôla; đồng nickel bằng 5 cent; đồng dime bằng 10 cent; đồng quarter bằng 25 cent; đồng nửa đôla bằng 50 cent; và đồng một đôla (1USD). Tiền giấy có các loại 1USD, 2USD, 5USD, 10USD, 20USD, 50USD, và 100USD.


A more important component of the money supply consists of checking deposits, or bookkeeping entries held in banks and other financial institutions. Individuals can make payments by writing checks, which essentially instruct their banks to pay given sums to the checks' recipients. Time deposits are similar to checking deposits except the owner agrees to leave the sum on deposit for a specified period; while depositors generally can withdraw the funds earlier than the maturity date, they generally must pay a penalty and forfeit some interest to do so. Money also includes money market funds, which are shares in pools of short-term securities, as well as a variety of other assets that can be converted easily into currency on short notice.

Một thành phần quan trọng hơn của việc cung tiền là tồn khoản chi phiếu hay tiền vào sổ kế toán giữ lại trong các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Các cá nhân có thể thanh toán bằng viết séc, với những chỉ dẫn cần thiết cho ngân hàng của họ để thanh toán một số tiền cụ thể cho người nhận séc. Tiền gửi có kỳ hạn cũng giống như tồn khoản chi phiếu ngoại trừ người chủ sở hữu chấp nhận gửi số tiền đó trong một thời hạn định trước; nói chung người gửi có thể rút tiền sớm hơn thời hạn quy định nhưng họ phải trả một khoản tiền phạt và mất đi một ít lãi suất để làm việc đó. Tiền cũng còn gồm cả các quỹ thị trường tiền tệ, đó là cổ phần trong các quỹ góp chung những chứng khoán ngắn hạn, cũng như nhiều loại tài sản khác có thể chuyển đổi dễ dàng ra tiền trong một thời hạn ngắn.

The amount of money held in different forms can change from time to time, depending on preferences and other factors that may or may not have any importance to the overall economy. Further complicating the Fed's task, changes in the money supply affect the economy only after a lag of uncertain duration.

Lượng tiền giữ dưới các dạng khác nhau theo thời gian có thể thay đổi phụ thuộc vào sở thích và các yếu tố khác mà có thể có hoặc không có tầm quan trọng nào đối với nền kinh tế nói chung. Một rắc rối nữa cho nhiệm vụ của Fed là những thay đổi trong việc cung tiền chỉ có tác động đến nền kinh tế sau một khoảng thời gian không biết trước.

Monetary Policy and Fiscal Stabilization

The Fed's operation has evolved over time in response to major events. The Congress established the Federal Reserve System in 1913 to strengthen the supervision of the banking system and stop bank panics that had erupted periodically in the previous century. As a result of the Great Depression in the 1930s, Congress gave the Fed authority to vary reserve requirements and to regulate stock market margins (the amount of cash people must put down when buying stock on credit).

Chính sách tiền tệ và hoạt động tài chính

Hoạt động của Fed tiến triển theo thời gian nhằm đáp ứng những sự kiện chính yếu. Quốc hội đã thiết lập Hệ thống dự trữ liên bang vào năm 1913 để tăng cường giám sát hệ thống ngân hàng và chấm dứt tình trạng hoang mang sợ hãi với ngân hàng như đã từng nổ ra theo chu kỳ trong thế kỷ trước. Do hậu quả của cuộc Đại khủng hoảng trong những năm 1930, Quốc hội đã ủy quyền cho Fed thay đổi các yêu cầu dự trữ và điều tiết các mức tiền bảo chứng của thị trường chứng khoán (lượng tiền mặt mọi người phải trả khi mua chứng khoán bằng tín dụng).

Still, the Federal Reserve often tended to defer to the elected officials in matters of overall economic policy. During World War II, for instance, the Fed subordinated its operations to helping the U.S. Treasury borrow money at low interest rates. Later, when the government sold large amounts of Treasury securities to finance the Korean War, the Fed bought heavily to keep the prices of these securities from falling (thereby pumping up the money supply). The Fed reasserted its independence in 1951, reaching an accord with the Treasury that Federal Reserve policy should not be subordinated to Treasury financing. But the central bank still did not stray too far from the political orthodoxy. During the fiscally conservative administration of President Dwight D. Eisenhower (1953-1961), for instance, the Fed emphasized price stability and restriction of monetary growth, while under more liberal presidents in the 1960s, it stressed full employment and economic growth.

Tuy nhiên, Fed vẫn thường có xu hướng làm theo các quan chức đã được bầu đối với những vấn đề của chính sách kinh tế nói chung. Ví dụ, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Fed đã xem nhẹ hoạt động của mình hơn là việc giúp Ngân khố Hoa Kỳ vay tiền với lãi suất thấp. Sau đó, khi Chính phủ Mỹ bán một lượng lớn chứng khoán Ngân khố để trang trải cho cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Fed đã mua rất nhiều để giữ giá các chứng khoán này khỏi tụt xuống (do vậy đã bơm mạnh mức cung tiền). Fed đã khẳng định lại tính độc lập của mình vào năm 1951, bằng một thỏa thuận đạt được với Ngân khố rằng chính sách của Fed sẽ không bị coi nhẹ hơn việc tài trợ cho Ngân khố. Nhưng Ngân hàng trung ương vẫn không đi chệch quá xa khỏi tính chất chính thống chính trị. Ví dụ, trong thời kỳ chính quyền mang tính bảo thủ tài khóa của Tổng thống Dwight D. Eisenhower (1953-1961), Fed nhấn mạnh đến ổn định giá cả và hạn chế tăng mức cung tiền, nhưng dưới thời các tổng thống có tính tự do hơn trong những năm 1960 thì nó lại nhấn mạnh đến toàn dụng nhân công và tăng trưởng kinh tế.

During much of the 1970s, the Fed allowed rapid credit expansion in keeping with the government's desire to combat unemployment. But with inflation increasingly ravaging the economy, the central bank abruptly tightened monetary policy beginning in 1979. This policy successfully slowed the growth of the money supply, but it helped trigger sharp recessions in 1980 and 1981-1982. The inflation rate did come down, however, and by the middle of the decade the Fed was again able to pursue a cautiously expansionary policy. Interest rates, however, stayed relatively high as the federal government had to borrow heavily to finance its budget deficit. Rates slowly came down, too, as the deficit narrowed and ultimately disappeared in the 1990s.

Trong nhiều năm của thập kỷ 1970, Fed cho phép mở rộng tín dụng nhanh chóng để phù hợp với mong muốn tiến hành chống lại nạn thất nghiệp của chính phủ. Nhưng do lạm phát tăng cao tàn phá nền kinh tế nên Ngân hàng trung ương đột ngột thắt chặt chính sách tiền tệ bắt đầu vào năm 1979. Chính sách này đã thành công trong việc giảm gia tăng mức cung tiền, nhưng lại góp phần gây ra tình trạng trì trệ kinh tế nặng nề vào các năm 1980 và 1981-1982. Tuy vậy, tỷ lệ lạm phát đã hạ xuống và đến giữa thập kỷ 1980, Fed lại có thể theo đuổi một chính sách mở rộng tiền tệ thận trọng. Nhưng tỷ lệ lãi suất vẫn ở mức tương đối cao do chính phủ liên bang đã vay quá nhiều để trang trải thâm hụt ngân sách. Tỷ lệ lãi suất rồi cũng giảm dần xuống khi thâm hụt ngân sách giảm đi và cuối cùng biến mất vào những năm 1990.

The growing importance of monetary policy and the diminishing role played by fiscal policy in economic stabilization efforts may reflect both political and economic realities. The experience of the 1960s, 1970s, and 1980s suggests that democratically elected governments may have more trouble using fiscal policy to fight inflation than unemployment. Fighting inflation requires government to take unpopular actions like reducing spending or raising taxes, while traditional fiscal policy solutions to fighting unemployment tend to be more popular since they require increasing spending or cutting taxes. Political realities, in short, may favor a bigger role for monetary policy during times of inflation.

Tầm quan trọng ngày càng tăng của chính sách tiền tệ và vai trò đang mất dần của chính sách tài khóa trong những nỗ lực nhằm ổn định kinh tế phản ánh những hiện thực cả về kinh tế lẫn chính trị. Kinh nghiệm của những năm 1960, 1970 và 1980 cho thấy rằng các chính quyền được bầu một cách dân chủ thường gặp nhiều rắc rối hơn khi sử dụng chính sách tài khóa để chống lạm phát so với chống thất nghiệp. Cuộc chiến chống lạm phát đòi hỏi chính phủ phải tiến hành những hoạt động không được ưa chuộng như giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, trong khi đó các giải pháp chính sách tài khóa truyền thống để chống thất nghiệp lại có xu hướng được ưa chuộng hơn vì chúng đòi hỏi tăng chi tiêu và cắt giảm thuế. Tóm lại, thực tiễn chính trị có thể ủng hộ một vai trò lớn hơn đối với chính sách tiền tệ trong thời kỳ lạm phát.

One other reason suggests why fiscal policy may be more suited to fighting unemployment, while monetary policy may be more effective in fighting inflation. There is a limit to how much monetary policy can do to help the economy during a period of severe economic decline, such as the United States encountered during the 1930s. The monetary policy remedy to economic decline is to increase the amount of money in circulation, thereby cutting interest rates. But once interest rates reach zero, the Fed can do no more. The United States has not encountered this situation, which economists call the "liquidity trap," in recent years, but Japan did during the late 1990s. With its economy stagnant and interest rates near zero, many economists argued that the Japanese government had to resort to more aggressive fiscal policy, if necessary running up a sizable government deficit to spur renewed spending and economic growth.

Một nguyên nhân nữa giải thích tại sao chính sách tài khóa lại thích hợp hơn trong việc chống thất nghiệp, trong khi chính sách tiền tệ lại hiệu quả hơn trong việc chống lạm phát. Có một giới hạn đối với mức độ mà chính sách tiền tệ có thể thực thi để khôi phục nền kinh tế sau một giai đoạn suy sụp trầm trọng như giai đoạn mà nước Mỹ đã phải đương đầu vào những năm 1930. Phương sách của chính sách tiền tệ đối với tình trạng suy sụp kinh tế là tăng lượng tiền trong lưu thông, và do đó sẽ giảm tỷ lệ lãi suất. Nhưng một khi tỷ lệ lãi suất đạt đến 0 thì Fed không thể làm gì được nữa. Trong những năm gần đây, nước Mỹ chưa gặp phải tình trạng này, tình trạng mà các nhà kinh tế gọi là “bẫy thanh khoản”, nhưng vào những năm cuối thập kỷ 1990 Nhật Bản đã bị rơi vào tình trạng đó. Nhiều nhà kinh tế cho rằng với một nền kinh tế trì trệ và tỷ lệ lãi suất gần bằng 0 thì chính phủ Nhật Bản phải áp dụng chính sách tài khóa mạnh hơn nữa, nếu cần thiết phải tăng nhanh thâm hụt ngân sách chính phủ với một mức lớn để thúc đẩy chi tiêu mới và tăng trưởng kinh tế.

A New Economy?

Today, Federal Reserve economists use a number of measures to determine whether monetary policy should be tighter or looser. One approach is to compare the actual and potential growth rates of the economy. Potential growth is presumed to equal the sum of the growth in the labor force plus any gains in productivity, or output per worker. In the late 1990s, the labor force was projected to grow about 1 percent a year, and productivity was thought to be rising somewhere between 1 percent and 1.5 percent. Therefore, the potential growth rate was assumed to be somewhere between 2 percent and 2.5 percent. By this measure, actual growth in excess of the long-term potential growth was seen as raising a danger of inflation, thereby requiring tighter money.

Có phải một nền kinh tế mới

Ngày nay, các nhà kinh tế thuộc Hệ thống dự trữ liên bang sử dụng nhiều phương pháp đo lường để xác định liệu chính sách tiền tệ cần chặt hơn hay lỏng hơn. Có một cách tiếp cận là so sánh tỷ lệ tăng trưởng thực tế với tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế. Tăng trưởng tiềm năng được cho bằng tổng của tăng trưởng lực lượng lao động và lợi ích tăng thêm của năng suất, hay sản lượng trên mỗi công nhân. Vào cuối những năm 1990, lực lượng lao động được dự kiến tăng khoảng 1% mỗi năm, và năng suất được cho là tăng lên trong khoảng từ 1% đến 1,5%. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng ước tính trong khoảng từ 2% đến 2,5%. Bằng cách tính này, nếu tăng trưởng thực tế vượt quá tăng trưởng tiềm năng dài hạn thì được xem là làm gia tăng nguy cơ lạm phát, và do đó sẽ yêu cầu chính sách tiền tệ chặt hơn.

The second gauge is called NAIRU, or the non-accelerating inflation rate of unemployment. Over time, economists have noted that inflation tends to accelerate when joblessness drops below a certain level. In the decade that ended in the early 1990s, economists generally believed NAIRU was around 6 percent. But later in the decade, it appeared to have dropped to about 5.5 percent.

Công cụ thứ hai là tỷ lệ thất nghiệp không gia tăng lạm phát hay còn gọi là NAIRU. Qua thời gian, các nhà kinh tế thấy rằng lạm phát có xu hướng gia tăng nếu thất nghiệp giảm xuống dưới một mức nhất định. Trong thập kỷ 1980, các nhà kinh tế nhìn chung đều cho rằng tỷ lệ thất nghiệp không làm gia tăng lạm phát vào khoảng 6%. Nhưng vào cuối thập kỷ đó, nó hạ xuống còn khoảng 5,5%.


Perhaps even more importantly, a range of new technologies -- the microprocessor, the laser, fiber-optics, and satellite -- appeared in the late 1990s to be making the American economy significantly more productive than economists had thought possible. "The newest innovations, which we label information technologies, have begun to alter the manner in which we do business and create value, often in ways not readily foreseeable even five years ago," Federal Reserve Chairman Alan Greenspan said in mid-1999.

Có lẽ một điều còn quan trọng hơn là hàng loạt những công nghệ mới như bộ xử lý vi mạch, máy lade, sợi cáp quang và vệ tinh xuất hiện vào cuối những năm 1990 làm cho nền kinh tế Mỹ tăng trưởng hơn nhiều so với dự đoán của các nhà kinh tế. Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Alan Greenspan đã nói vào giữa năm 1999: “Những sáng chế mới nhất, mà chúng ta gọi là công nghệ thông tin, đã bắt đầu làm thay đổi phong cách chúng ta tiến hành kinh doanh và tạo ra giá trị, thường bằng những cách mà ta không thể đoán được thậm chí chỉ năm năm trước đây”.


Previously, lack of timely information about customers' needs and the location of raw materials forced businesses to operate with larger inventories and more workers than they otherwise would need, according to Greenspan. But as the quality of information improved, businesses could operate more efficiently. Information technologies also allowed for quicker delivery times, and they accelerated and streamlined the process of innovation. For instance, design times dropped sharply as computer modeling reduced the need for staff in architectural firms, Greenspan noted, and medical diagnoses became faster, more thorough, and more accurate.

Cũng theo Greenspan, trước đây việc thiếu thông tin kịp thời về nhu cầu khách hàng và nguồn nguyên vật liệu buộc các doanh nghiệp phải hoạt động với một lượng hàng tồn kho lớn hơn và nhiều nhân công hơn so với mức cần thiết. Nhưng khi chất lượng thông tin được cải thiện, các doanh nghiệp này có thể hoạt động hiệu quả hơn. Công nghệ thông tin cũng cho phép thời gian giao hàng nhanh hơn, đồng thời công nghệ thông tin thúc đẩy và hợp lý hóa quá trình đổi mới. Ví dụ, theo lời Greenspan, thời gian thiết kế giảm xuống rất nhiều do việc mô hình hóa bằng máy tính làm giảm nhu cầu về nhân sự trong các hãng kiến trúc, và việc chuẩn đoán bệnh trở nên nhanh hơn, kỹ hơn và chính xác hơn.


Such technological innovations apparently accounted for an unexpected surge in productivity in the late 1990s. After rising at less than a 1 percent annual rate in the early part of the decade, productivity was growing at about a 3 percent rate toward the end of the 1990s -- well ahead of what economists had expected. Higher productivity meant that businesses could grow faster without igniting inflation. Unexpectedly modest demands from workers for wage increases -- a result, possibly, of the fact that workers felt less secure about keeping their jobs in the rapidly changing economy -- also helped subdue inflationary pressures.

Những đổi mới công nghệ như vậy hiển nhiên là nguyên nhân khiến cho năng suất tăng mạnh vào cuối những năm 1990. Đầu thập kỷ này, mức tăng trưởng mỗi năm chưa đến 1%, nhưng đến cuối những năm 1990, năng suất đã tăng lên với tỷ lệ 3%/năm - vượt cả sự mong đợi của các nhà kinh tế. Năng suất cao hơn có nghĩa là hoạt động kinh doanh sẽ tăng nhanh hơn mà không gây ra lạm phát. Những yêu cầu khiêm tốn tới mức bất ngờ của người công nhân về việc tăng lương - có lẽ lý do ở đây là người lao động cảm thấy bất ổn về việc làm của mình trong một nền kinh tế thay đổi cực nhanh - cũng giúp giảm nhẹ các áp lực gây ra lạm phát.


Some economists scoffed at the notion American suddenly had developed a "new economy," one that was able to grow much faster without inflation. While there undeniably was increased global competition, they noted, many American industries remained untouched by it. And while computers clearly were changing the way Americans did business, they also were adding new layers of complexity to business operations.

Một số nhà kinh tế đã giễu cợt ý niệm nước Mỹ đột nhiên phát triển “một nền kinh tế mới”, một nền kinh tế có khả năng tăng trưởng rất nhanh mà không xảy ra lạm phát. Họ lưu ý rằng trong khi cạnh tranh toàn cầu gia tăng là không thể tránh khỏi, rất nhiều ngành công nghiệp của Mỹ vẫn chưa phải đối mặt với thách thức này. Và trong khi máy tính rõ ràng đang làm thay đổi cách thức người Mỹ tiến hành kinh doanh thì chúng cũng mang lại những rắc rối mới cho hoạt động kinh doanh.


But as economists increasingly came to agree with Greenspan that the economy was in the midst of a significant "structural shift," the debate increasingly came to focus less on whether the economy was changing and more on how long the surprisingly strong performance could continue. The answer appeared to depend, in part, on the oldest of economic ingredients -- labor. With the economy growing strongly, workers displaced by technology easily found jobs in newly emerging industries. As a result, employment was rising in the late 1990s faster than the overall population. That trend could not continue indefinitely. By mid-1999, the number of "potential workers" aged 16 to 64 -- those who were unemployed but willing to work if they could find jobs -- totaled about 10 million, or about 5.7 percent of the population. That was the lowest percentage since the government began collecting such figures (in 1970). Eventually, economists warned, the United States would face labor shortages, which, in turn, could be expected to drive up wages, trigger inflation, and prompt the Federal Reserve to engineer an economic slowdown.

Nhưng khi các nhà kinh tế ngày càng đi đến thống nhất với Greenspan rằng nền kinh tế này đang đứng giữa một “sự dịch chuyển cơ cấu” quan trọng, cuộc tranh cãi ngày càng ít tập trung vào việc liệu nền kinh tế này còn tiếp tục thay đổi mà tập trung nhiều hơn vào câu hỏi sự vận hành lành mạnh đáng ngạc nhiên đó có thể kéo dài trong bao lâu nữa. Câu trả lời một phần phụ thuộc vào thành phần kinh tế cổ điển nhất - đó là lao động. Với nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh, những lao động bị thay thế bởi công nghệ dễ dàng tìm việc trong những ngành công nghiệp mới đang nổi lên. Kết quả là vào cuối những năm 1990, mức tăng việc làm nhanh hơn mức tăng dân số nói chung. Xu hướng này không thể tăng mãi. Vào giữa năm 1999, tổng số “lao động tiềm năng” có độ tuổi từ 16 đến 64 - những người thất nghiệp nhưng sẵn sàng đi làm nếu tìm được việc - vào khoảng 10 triệu người, hay khoảng 5,7% dân số. Đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ khi chính phủ bắt đầu thu thập loại số liệu này vào năm 1970. Các nhà kinh tế cảnh báo rằng cuối cùng, nước Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt lao động, và điều đó có thể sẽ đẩy lương cao lên, gây ra lạm phát, và khiến Hệ thống dự trữ liên bang phải điều tiết tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Still, many things could happen to postpone that seemingly inevitable development. Immigration might increase, thereby enlarging the pool of available workers. That seemed unlikely, however, because the political climate in the United States during the 1990s did not favor increased immigration. More likely, a growing number of analysts believed that a growing number of Americans would work past the traditional retirement age of 65. That also could increase the supply of potential workers. Indeed, in 1999, the Committee on Economic Development (CED), a prestigious business research organization, called on employers to clear away barriers that previously discouraged older workers from staying in the labor force. Current trends suggested that by 2030, there would be fewer than three workers for every person over the age of 65, compared to seven in 1950 -- an unprecedented demographic transformation that the CED predicted would leave businesses scrambling to find workers.

Vẫn còn nhiều điều có thể xảy ra làm trì hoãn sự phát triển có vẻ ổn định này. Số người nhập cư có thể gia tăng, và do vậy sẽ mở rộng nguồn lao động dự phòng. Tuy nhiên, điều này dường như không chắc chắn bởi vì không khí chính trị ở nước Mỹ trong suốt những năm 1990 không ủng hộ gia tăng nhập cư. Nhiều nhà phân tích cho rằng sẽ có ngày càng nhiều người Mỹ làm việc sau độ tuổi về hưu truyền thống là 65 tuổi. Điều này cũng có thể làm gia tăng mức cung về lao động tiềm năng. Thật vậy, năm 1999 ủy ban phát triển kinh tế (CED), một tổ chức nghiên cứu về kinh doanh có uy tín, đã kêu gọi giới chủ doanh nghiệp bãi bỏ các rào cản trước đây không khuyến khích người lao động lớn tuổi ở lại làm việc. Xu thế hiện nay cho thấy đến năm 2030, ứng với mỗi người trên độ tuổi 65 sẽ có chưa đến ba lao động, so với bảy lao động vào năm 1950 - một sự chuyển đổi dân số học chưa từng có mà CED dự đoán sẽ làm cho các doanh nghiệp phải tranh giành nhau để tìm lao động.


"Businesses have heretofore demonstrated a preference for early retirement to make way for younger workers," the group observed. "But this preference is a relic from an era of labor surpluses; it will not be sustainable when labor becomes scarce."
Nhóm nghiên cứu này đã quan sát rằng “từ trước đến nay, các doanh nghiệp đều bộc lộ ý thích cho người lao động nghỉ hưu sớm để nhường chỗ cho những người trẻ hơn. Nhưng ý thích đó là di tích của một kỷ nguyên thừa lao động; nó không thể duy trì được nữa khi lao động đang trở nên khan hiếm”.

While enjoying remarkable successes, in short, the United States found itself moving into uncharted economic territory as it ended the 1990s. While many saw a new economic era stretching indefinitely into the future, others were less certain. Weighing the uncertainties, many assumed a stance of cautious optimism. "Regrettably, history is strewn with visions of such `new eras' that, in the end, have proven to be a mirage," Greenspan noted in 1997. "In short, history counsels caution."





PART 1     PART 3
Tóm lại, trong lúc còn đang tận hưởng những thành công phi thường, nước Mỹ đã tự nhận thấy mình đang chuyển đến một lãnh địa kinh tế chưa được khám phá khi kết thúc thập kỷ 1990. Trong khi nhiều người cho rằng một kỷ nguyên kinh tế mới sẽ kéo dài vô tận, thì những người khác lại thấy không chắc chắn. Cân nhắc giữa những khả năng đó, nhiều người đã bày tỏ một thái độ lạc quan thận trọng. Năm 1997, Greenspan đã lưu ý “Thật đáng tiếc, lịch sử được trải ra với những viễn cảnh của ‘các kỷ nguyên mới’ mà cuối cùng lại được chứng minh chỉ là một ảo tưởng. Tóm lại, lịch sử mách bảo chúng ta hãy thận trọng.”


PHẦN 1                         PHẦN 3

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn