MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, February 18, 2013

Will China Ever Be No. 1? Liệu Trung Quốc có trở thành số 1?




Will China Ever Be No. 1?

Liệu Trung Quốc có trở thành số 1?

BY GRAHAM ALLISON, ROBERT D. BLACKWILL
Foreign policy
FEBRUARY 16, 2013
BY GRAHAM ALLISON, ROBERT D. BLACKWILL
Foreign policy
FEBRUARY 16/2/2013


If you want to know the answer, ask Singapore's Lee Kuan Yew.

Nếu bạn muốn biết câu trả lời, hãy hỏi Lý Quang Diệu của Singapore.

Will China continue to grow three times faster than the United States to become the No. 1 economy in the world in the decade ahead? Does China aspire to be the No. 1 power in Asia and ultimately the world? As it becomes a great power, will China follow the path taken by Japan in becoming an honorary member of the West?

Liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh gấp ba lần Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới trong những thập kỷ tới? Trung Quốc có khao khát trở thành cường quốc số 1 ở châu Á và cuối cùng là cường quốc số 1 thế giới? Khi nó trở thành cường quốc, liệu Trung Quốc sẽ đi theo con đường của Nhật Bản để trở thành một thành viên danh dự của phương Tây?
Despite current punditry to the contrary, the surest answer to these questions is: No one knows. But statesmen, investors, and citizens in the region and beyond are placing their bets. And U.S. policymakers, as they shape the Obama administration's pivot to Asia, are making these judgments too. In formulating answers to these questions, if you could consult just one person in the world today, who would it be? Henry Kissinger, the American who has spent by far the most time with China's leaders since Mao, has an answer: Lee Kuan Yew.

Mặc dù các ý kiến xác đàng hiện nay đang mâu thuẫn, câu trả lời chắc chắn nhất cho những câu hỏi này là: Không ai biết. Tuy nhiên, các chính khách, các nhà đầu tư và người dân trong và ngoài khu vực đang phải đặt cược. Và các nhà hoạch định chính sách Mỹ, khi chính quyền Obama định hình hướng trục sang châu Á, cũng đang có các phán đoán của họ. Trong khi hình thành câu trả lời cho những câu hỏi này, nếu bạn có thể tham khảo ý kiến ​​một người trong thế giới ngày nay, thì người đó sẽ là ai? Henry Kissinger, người Mỹ đã dành nhiều thời gian nhất với các nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ thời Mao đến nay, có một câu trả lời: Lý Quang Diệu.

Lee is the founding father of modern Singapore and was its prime minister from 1959 to 1990. He has honed his wisdom over more than a half century on the world stage, serving as advisor to Chinese leaders from Deng Xiaoping to Xi Jinping and American presidents from Richard Nixon to Barack Obama. This gives him a uniquely authoritative perspective on the geopolitics and geoeconomics of East and West.

Ông Lý là người cha khai sinh ra Singapore hiện đại và là thủ tướng từ 1959 đến 1990. Ông đã mài dũa trí tuệ của mình trên hơn một nửa thế kỷ trên sân khấu thế giới, giữ vai trò cố vấn cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình và các tổng thống Mỹ từ Richard Nixon tới Barack Obama. Điều này mang lại cho ông một quan điểm duy nhất có thẩm quyền về địa chính trị và địa kinh tế của cả phương Đông và phươngTây.

Lee Kuan Yew's answers to the questions above are: yes, yes, and no. Yes, China will continue growing several times faster than the United States and other Western competitors for the next decade, and probably for several more. Yes, China's leaders are serious about becoming the top power in Asia and on the globe. As he says: "Why not? Their reawakened sense of destiny is an overpowering force." No, China will not simply take its seat within the postwar order created by the United States. Rather, "it is China's intention to become the greatest power in the world -- and to be accepted as China, not as an honorary member of the west," he said in a 2009 speech.

Câu trả lời của Lý Quang Diệu cho các câu hỏi trên là: có, có, và không. Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn nhiều lần so với Hoa Kỳ và các đối thủ cạnh tranh phương Tây khác trong thập kỷ tới, và có lẽ thêm vài thập kỷ nữa. Đúng là, các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất nghiêm túc về việc trở thành cường quốc hàng đầu ở châu Á và trên toàn thế giới. Như ông nói: "Tại sao không? Cảm giác được đánh thức của họ về vận mệnh là một sức mạnh áp đảo." Không, Trung Quốc sẽ không chỉ đơn giản giữ lấy vị thế của mình trong trật tự sau chiến tranh lạnh được Hoa Kỳ tạo. Thay vào đó, Trung Quốc rắp tâm trở thành quyền lực lớn nhất trên thế giới - và được chấp nhận với tư cách là Trung Hoa chứ không phải là một thành viên danh dự của phương Tây, "ông nói trong một bài phát biểu năm 2009.

Western governments repeatedly appeal to China to prove its sense of international responsibility by being a good citizen in the global order set up by Western leaders in the aftermath of World War II. But as Kissinger observes, these appeals are "grating to a country that regards itself as adjusting to membership in an international system designed in its absence on the basis of programs it did not participate in developing."

Các chính phủ phương Tây nhiều lần kêu gọi Trung Quốc để chứng minh ý thức trách nhiệm quốc tế của mình bằng cách là một công dân tốt trong trật tự toàn cầu được các nhà lãnh đạo phương Tây thiết lập theo kết quả của chiến tranh thế giới thứ II. Nhưng theo như Kissinger nhận xét, những lời kêu gọi này là "gây khó chịu đối với một quốc gia tự coi mình có thể điều chỉnh tư cách thành viên trong một hệ thống quốc tế đã được thiết kế khi nó chưa có mặt và dựa trên trên cơ sở các chương trình mà quốc gia này đã không tham gia phát triển."

In Lee's view, "the Chinese are in no hurry to displace the U.S. as the number one power in the world." As he told us in an interview, some Chinese, "imagine that the 21st century will belong to China, others expect to share the century with the U.S. as they build up to the Chinese century to follow."

Theo quan điểm của ông Lý, "Trung Quốc không vội vàng để thay thế Mỹ làm cường quốc số một trên thế giới." Như ông đã nói với chúng tôi trong một cuộc phỏng vấn, một số người Trung Quốc, "tưởng tượng rằng thế kỷ 21 sẽ thuộc về Trung Quốc, những người khác mong đợi để chia sẻ thế kỷ này với Mỹ trong khi họ tích lũy cho thế kỷ tiếp theo của Trung Quốc."

China's strategy to achieving preeminence, according to Lee, is "to build a strong and prosperous future and use their huge and increasingly highly skilled and educated workforce to out-sell, and out-build all others." Militarily, China's leaders do not envision a confrontation until the country has "overtaken the U.S. in the development and application of technology," an area in which it still lags.

Chiến lược của Trung Quốc nhằm đạt được vị trí ưu việt, theo ông Lý, là "xây dựng một tương lai mạnh mẽ và thịnh vượng và sử dụng lực lượng lao động khổng lồ được đào tạo và ngày càng có tay nghề cao và để bán ra nhiều hàng hơn, và xây dựng nhiều thứ hơn tất cả những nước khác." Về quân sự, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có dự liệu cuộc đối đầu cho đến khi đất nước này đã "vượt Mỹ, về phát triển và ứng dụng công nghệ" một lãnh vực, mà nước này vẫn còn tụt hậu.

As Lee says, "the Chinese have figured out that if they stay with 'peaceful rise' and just contest for first position economically and technologically, they cannot lose." But when it comes to hard power, Chinese leaders are primarily still heeding the maxim of Deng Xiaoping: "Hide your strength, bide your time."

Ông Lý nói rằng, "Trung Quốc đã phát hiện ra rằng nếu họ vẫn ở lại với "trỗi dậy hòa bình" và chỉ tranh đua vị trí đầu tiên về kinh tế và công nghệ, họ sẽ không thua." Nhưng khi nói đến quyền lực cứng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ yếu vẫn đi theo châm ngôn của Đặng Tiểu Bình: "Ẩn giấu sức mạnh, chờ đợi thời cơ."

Are we thus entering a Chinese era? Lee expects so, though he notes that "the chances of it going wrong in China are about one in five." If Lee is correct, leaders in both China and the United States will face a huge challenge in coming decades as a rising power rivals a ruling power. Historically, statesmen have failed this test: 11 of 15 such cases since 1500 ended in war. Today's leaders must bear this grim statistic in mind, learn from the success stories, and brace themselves for the fact that massive adjustments of attitudes and actions will be required by both sides to avoid violent conflict in the future.

Thế thì, liệu chúng ta có bước vào một kỷ nguyên Trung Quốc hay không? Ông Lý cho là có, mặc dù ông lưu ý rằng "xác suất sai đối với Trung Quốc là một phần năm". Nếu ông Lý nói chính xác, các nhà lãnh đạo ở cả Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn trong những thập kỷ tới khi một cường quốc đang lên đối mặt với một cường quốc đang thống trị. Trong lịch sử, chính khách đã không thể qua được thử thách này: 11 trong số 15 trường hợp soán ngôi kể từ năm 1500 cho đến nay đều đã kết thúc bằng chiến tranh. Các nhà lãnh đạo ngày nay phải ghi nhớ trong đầu con số thống kê ảm đạm này, nên học hỏi từ những câu chuyện thành công, và chuẩn bị tinh thần cho một thực tế mà những điều chỉnh lớn về thái độ và hành động sẽ được yêu cầu từ cả hai phía để tránh xung đột bạo lực trong tương lai.


Translated by  nguyễn quang


http://www.foreignpolicy.com/articles/2013/02/16/will_china_ever_be_no_1_lee_kuan_yew?page=0,1


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn