Where is China
taking Asia?
|
Trung Quốc đang đưa
châu Á đi về đâu?
|
Mahani Zainal Abidin, ISIS
January 5th, 2013
|
Mahani Zainal Abidin, ISIS
January 5/1/2013
|
The recent upping of
the ante by China in the disputed South China Sea and the flexing of its
maritime muscle has underlined the dilemma faced by many countries in the
region: how can countries in Asia expand and deepen economic links and
interdependence when political tension is rising?
|
Gần đây Trung Quốc
đã tỏ ra quyết đoán hơn đối với các tranh chấp tại Biển Đông và tiếp tục phô
trương lực lượng quân sự của họ. Việc này dẫn tới tình trạng tiến thoái lưỡng
nan mà các nước trong khu vực phải đối mặt: làm thế nào để các nước ở châu Á
có thể mở rộng và thắt chặt thêm các liên kết kinh tế và phụ thuộc lẫn nhau
khi căng thẳng chính trị đang tiếp tục gia tăng?
|
China is a very important source of economic growth,
manufacturing and commercial activity for the region and beyond. Regional
production networks and supply chains have intertwined China with other
countries to the point that whatever happens in one part will soon have a
knock-on effect in another. Therefore, recent action by China that has raised
political and military tensions must be viewed seriously.
|
Trung Quốc là một nguồn tăng trưởng kinh tế, hoạt động sản
xuất và thương mại quan trọng đối với khu vực [châu Á] cũng như nhiều nước
khác. Mạng lưới sản xuất trong khu vực và chuỗi cung ứng đã gắn bó Trung Quốc
với các nước khác với nhau đến mức bất cứ điều gì xảy ra tại một trong những
nước này sẽ sớm đưa đến hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến một nước khác. Vì
vậy, hành động gây căng thẳng chính trị và quân sự gần đây của Trung Quốc cần
phải được xem xét một cách nghiêm trọng.
|
The hard stance taken by China earlier in the year on the
disputed seas was thought to be an attempt to distract attention from
internal problems such as the burgeoning corruption and the widening income
inequality. Rising nationalism, especially among young Chinese, is another
factor influencing the actions of the Chinese leadership. It is not surprising
then, that outgoing president, Hu Jintao, when speaking at the 18th National
Congress made a special call to ‘resolutely safeguard China’s maritime rights
and interests, and build China into a maritime power’.
|
Lập trường cứng rắn của Trung Quốc vào đầu năm nay tại
vùng biển có tranh chấp được coi là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng sự chú ý
từ các vấn đề nội bộ như tham nhũng dai dẳng và tình trạng khoảng cách giàu
nghèo [tính theo thu nhập đầu người] ngày càng trầm trọng. Chủ nghĩa dân tộc
hiện đang gia tăng, đặc biệt trong giới trẻ Trung Quốc, cũng là một yếu tố
ảnh hưởng đến các hành động trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Điều này cũng
không có gì đáng ngạc nhiên khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào phát biểu tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ 18, kêu gọi ‘kiên quyết bảo vệ quyền hàng hải và lợi
ích của Trung Quốc, và xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc hàng hải’.
|
The smooth leadership transition has not reduced Chinese
assertions over its strategic interests in the South China Sea. The new
leadership announced that from 1 January 2013 police forces in the province
of Hainan will board, search and seize ships entering what China considers
its territorial waters. China will also send more maritime surveillance ships
to patrol the South China Sea.
|
Việc chuyển đổi lãnh đạo một cách êm thắm đã không giảm
tính quyết đoán của Trung Quốc đối với
lợi ích chiến lược của họ tại Biển Đông. Lãnh đạo mới của nước này thông báo
rằng kể từ ngày 1 tháng Một năm 2013, lực lượng cảnh sát ở tỉnh Hải Nam sẽ
tiến hành kiếm soát và bắt giam các tàu thuyền đi vào vùng [Biển Đông] mà
Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền lãnh hải của họ. Trung Quốc cũng cho biết
sẽ gửi thêm các tàu khảo sát biển tuần tra đến khu vực Biển Đông.
|
The policing of shipping will exacerbate earlier Chinese
confrontations with Vietnamese and Philippine vessels. Free and safe passage
along international shipping lanes in the South China Seas is crucial for
free flow of international trade because it is the artery connecting East
Asia to the Indian Ocean. The United States may be compelled to respond if
this shipping passage is disrupted. China further fuelled tensions recently
when it issued new Chinese passports with a map of China that includes the
disputed parts of the South China Sea.
|
Các chính sách về vận chuyển đường biển trước đây đã làm
vấn đề này trở nên trầm trọng hơn giữa các tàu thuyền Việt Nam và Philippines
với phía Trung Quốc. Quyền di chuyển tự do và an toàn dọc theo tuyến đường
vận chuyển quốc tế trong vùng Biển Đông rất quan trọng đối với các mối thương
mại quốc tế bởi vì đây là động mạch chính kết nối Đông Á với Ấn Độ Dương. Hoa
Kỳ có thể bắt buộc phải lên tiếng nếu đường vận chuyển này bị gián đoạn. Gần
đây Trung Quốc cũng đã gây thêm căng thẳng khi họ phát hành phiên bản hộ
chiếu mới có in bản đồ [lưỡi bò] bao gồm cả khu vực đang tranh chấp ở Biển
Đông.
|
Are all these moves just part of a power transition, which
might be expected to settle down in the first quarter of 2013? Although it is
tempting to take this view and to hope for the best, it must be remembered
that Chinese military actions could have long lasting economic impacts.
|
Liệu tất cả những động thái này chỉ là một phần trong quá
trình chuyển giao quyền lực, và có thể được dự kiến sẽ được giải quyết trong quý đầu
tiên của năm 2013? Mặc dù việc này sẽ rất hấp dẫn để theo dõi và hy vọng điều
tốt đẹp nhất sẽ diễn ra, nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng các hành động quân
sự của Trung Quốc từ lâu đã có những tác động lâu dài đến nền kinh tế.
|
China is developing deeper and more extensive economic
links with the region. The webs of interconnection are complex and
widespread, with foreign companies establishing operations in China and
investing in skills upgrading and technology transfers. China welcomes its
integration with the global economy by facilitating production facilities and
logistics, building infrastructure and providing labour.
|
Trung Quốc hiện đang phát triển sâu và rộng hơn với các
nền kinh tế ở khu vực này. Sự liên kết đang trong giai đoạn rất phức tạp và
lan rộng, với các công ty nước ngoài thiết lập nhiều hoạt động ở Trung Quốc
cũng như đầu tư vào các kỹ năng nâng cấp và chuyển giao công nghệ. Trung Quốc
hoan nghênh sự hội nhập với nền kinh tế toàn cầu bằng cách tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ sở sản xuất và hậu cần, xây dựng cơ sở hạ tầng và cung
cấp nguồn lao động.
|
China wants ASEAN to be its key economic partner and
Nanning, the capital of South Guangxi Zhuang Autonomous Region, has been
nominated to lead this initiative. The annual China–ASEAN Expo, attended by
leaders from China and ASEAN, provides a venue for discussion on cooperation
in trade, investment, infrastructure and tourism. In 2011, Malaysia
established the Qinzhou Industrial Park in Nanning. Its sister park will soon
be developed in Kuantan, forming part of a larger project to establish links
between China and ASEAN via the development of the Pan Beibu region.
|
Trung Quốc hiện đang muốn ASEAN trở thành đối tác kinh tế
trọng điểm của họ và Nam Ninh, thủ phủ thuộc khu vực tự trị tại Nam Quảng
Tây, đã được đề cử để dẫn đầu sáng kiến này. Hội chợ triển lãm Trung Quốc–ASEAN diễn ra hàng năm
với sự tham dự của các lãnh đạo từ Trung Quốc cũng như ASEAN đã cung cấp một
địa điểm để các bên có thể thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực thương mại, cơ
sở hạ tầng, đầu tư và du lịch. Trong năm 2011, Malaysia đã thành lập Khu công
nghiệp Qinzhou tại Nam Ninh. Một khu công nghiệp khác cũng sẽ sớm được phát
triển ở Kuantan, tạo thành một phần trong dự án lớn hơn nhằm thiết lập mối
liên kết giữa Trung Quốc và ASEAN thông qua sự phát triển ở khu vực Pan
Beibu.
|
The expansion of the China–ASEAN economic relationship
needs to be facilitated by deepening their free trade agreement. The present
state of trade liberalisation is insufficient and more has to be done to open
up trade in services, to agree on health standards and to improve trade
facilitation. These additional commitments will help improve the
effectiveness of the China–ASEAN FTA. As it is, studies have shown that
awareness and uptake of opportunities in the FTA are not encouraging and
Indonesia has raised concerns about the possible negative effect of
liberalisation on its domestic industries. China and ASEAN have to work
closely together to create an environment that will encourage stronger
economic relations.
|
Việc mở rộng quan hệ kinh tế Trung Quốc–ASEAN cần được tạo
điều kiện bằng cách làm sâu sắc thêm các thỏa thuận thương mại tự do giữa các
nước. Hiện nay việc tự do hóa thương mại vẫn chưa đủ và cần phải làm nhiều
hơn nữa để mở rộng thương mại dịch vụ, thống nhất về tiêu chuẩn y tế và tạo
thêm nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Những cam kết bổ sung này sẽ giúp nâng
cao tính hiệu quả của Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc–ASEAN. Vì hiện
tại các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức và hấp thu các cơ hội trong các
thỏa thuận thương mại không được khuyến khích và Indonesia đã dấy lên những
lo ngại về tác động tiêu cực có thể có từ việc tự do hóa các ngành công
nghiệp trong nước. Trung Quốc và ASEAN cần phải nổ lực chặt chẽ với nhau để
tạo ra một môi trường khuyến khích quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn.
|
China sees itself as an integral part of, and source of
growth and prosperity for the regional economy. In this context China should
be mindful that it cannot separate economics from strategic imperatives. By
recklessly showing off its maritime power, China will surely create an
unsettled economic environment. An environment of peace and stability must be
nurtured: economic and commercial activities can only grow in a climate free
from tension.
|
Trung Quốc cũng nhìn thấy chính họ là một phần không thể
tách rời, và nguồn gốc của sự tăng trưởng và thịnh vượng đối với nền kinh tế
trong khu vực. Trong bối cảnh này, Trung Quốc nên lưu tâm rằng họ không thể
tách rời kinh tế ra khỏi các chính sách chiến lược. Nhưng với việc thiếu thận
trọng trong việc phô trương sức mạnh quân sự tại Biển Đông, Trung Quốc chắc
chắn sẽ tạo ra một môi trường kinh tế bất ổn định. Một môi trường hòa bình và
ổn định phải được nuôi dưỡng: các hoạt động kinh tế và thương mại chỉ có thể
phát triển trong một môi trường tự do, không có căng thẳng.
|
The way that China advances economically and uses its
military will have far reaching implications for the region. Other countries
in the region too need to walk a fine line between economic interdependence
and protecting their strategic interests. The decisions that the new Chinese
leadership make will largely determine the region’s future but other
countries in the region, and their partners, will also have to play their
card right.
|
Cách mà Trung Quốc phát triển về kinh tế cũng như sử dụng
quân sự của họ sẽ có tác động lớn đối với cả khu vực. Các quốc gia khác trong
khu vực đang phải đi bên cạnh một ranh giới mong manh giữa sự phụ thuộc lẫn
nhau về kinh tế và bảo vệ các lợi ích chiến lược của riêng họ. Các quyết định
mà giới lãnh đạo mới của Trung Quốc đưa ra phần lớn sẽ mang tính quyết định
của cả khu vực trong tương lai nhưng các quốc gia khác trong vùng châu Á cũng
như các đối tác của họ cũng cần phải chơi lá bài đúng đắn.
|
Mahani Zainal Abidin
is Chief Executive of the Institute of Strategic and International Studies,
Malaysia.
|
Mahani Zainal Abidin
là Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Malaysia.
|
Translated by Bảo Anh
|
|
http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.eastasiaforum.org/2013/01/05/where-is-china-taking-asia/
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, January 6, 2013
Where is China taking Asia? Trung Quốc đang đưa châu Á đi về đâu?
Labels:
CHINA2-TRUNG QUỐC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn