|
|
Vietnam-China's
relations in the Asia-Pacific
|
Quan hệ Việt-Trung
trong bối cảnh Châu Á - Thái Bình Dương
|
The Diplomat
|
The Diplomat
|
Hung Nguyen
|
Nguyễn Hùng
|
Since the establishment of the People’s Republic of China,
Vietnam-China relations have gone through roughly four major phases.
|
Từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, quan
hệ Việt Nam-Trung Quốc đã trải qua khoảng bốn giai đoạn chính.
|
The first phase, which ran from 1949 to 1978, was
characterized by ideological comradeship, mutual trust and support. China was a steady and indispensable source
of support for the Democratic Republic of Vietnam (DRV) throughout both its
war against the French, then against the United States and South Vietnam.
|
Giai đoạn đầu tiên, từ năm 1949 đến năm 1978, được đặc
trưng bởi tình đồng chí xuyên qua nền tảng ý thức hệ, tin cậy và hỗ trợ lẫn
nhau. Trong suốt cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp, sau đó là Hoa Kỳ và miền
Nam Việt Nam, thì Trung Quốc đã đóng một vai trò vững chắc và không thể thiếu
trong việc hỗ trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
|
The second phase began with Vietnam’s invasion of Cambodia
in 1978 and China’s border war with Vietnam in 1979, and ended in 1990. This
period featured antagonism, war and mutual distrust.
|
Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi Việt Nam vào Campuchia vào
năm 1978 và chiến tranh biên giới Việt-Trung vào năm 1979, và sau đó kết thúc
vào năm 1990. Đây là một trong những thời kỳ đặc trưng đối lập, chiến tranh
và mất lòng tin lẫn nhau trong quan hệ Việt- Trung.
|
The third phase began in 1991, with the restoration of
diplomatic relations between the two countries through 2007. The first few
years of this period saw a rapid improvement in bilateral relations based on
‘sixteen golden words’—friendly neighbours, total cooperation, stable and long-term,
future-oriented increased trade and settlement of border disputes, mostly in
favour of China. This spirit of
cooperation and renewed friendship was, however, weakened toward the latter
part of the period due to Vietnam’s concern over China’s rise and its
aggressive behavior in the South China Sea.
|
Giai đoạn thứ ba bắt đầu vào năm 1991, trong đó quan hệ
ngoại giao giữa hai nước phục hồi đến năm 2007. Những năm đầu của thời kỳ
này, sự cải thiện nhanh chóng trong quan hệ song phương dựa trên ‘mười sáu
chữ vàng’ đã được chứng kiến rõ ràng, ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’nhằm thúc đẩy kinh tế và giải
quyết các tranh chấp biên giới, theo chiều hướng có lợi cho phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, tinh thần hợp tác và tình hữu nghị này đã làm suy yếu trong giai
đoạn sau đó do mối quan tâm của Việt Nam về sự lớn mạnh của Trung Quốc và các
hành động mạnh bạo của họ ở biển Đông.
|
The fourth phase, which began in 2008, pitched China’s
increasing assertiveness against Vietnam’s efforts to preserve its
sovereignty and territorial integrity in the face of the China challenge. The
future of Vietnam-China relations depends on the interaction between two
constants (geography and history) and two variables (China’s policy and
changing big powers’ relationship).
|
Giai đoạn thứ tư, bắt đầu vào năm 2008, thể hiện qua sự
quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc chống lại các nỗ lực của Việt Nam
trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ở biển Đông.
Tương lai của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phụ thuộc vào sự tương tác giữa hai
nước (về địa lý và lịch sử) và hai biến số (chính sách của Trung Quốc và thay
đổi trong mối quan hệ của các cường quốc).
|
Geographically, Vietnam is a small country living in the
shadow of a huge neighbour. It’s normal for a big country to seek influence
over a smaller neighbour, just as it’s normal for a small country to resist
that effort to preserve its independence until they reach a mutually
satisfactory accommodation. In the past, when the two countries shared the
same ideological fervour and faced a common enemy—the anticommunist
‘imperialists’—relations were close and solid. The end of the Cold War, the
collapse of European communism, the
ascendancy of the market economy and the force of global integration have
weakened the special ideological bond between China and Vietnam and have
revived the perennial problem of the big neighbour-small neighbour
relationship, as well as Vietnam’s strategic mistrust of China.
|
Về mặt địa lý, Việt Nam là một đất nước nhỏ bé sống trong
cái bóng của một người hàng xóm khổng lồ. Đó là việc bình thường đối với một
nước lớn trong cuộc mưu tìm ảnh hưởng đối với một người hàng xóm nhỏ hơn, và
việc nước nhỏ hơn nổ lực chống lại sự bành trướng để bảo vệ nền độc lập cho
đến khi hai bên đạt được một thỏa hiệp có lợi thì cũng là chuyện dễ hiểu.
Trong quá khứ, khi hai nước cùng chia sẻ một hệ tư tưởng và phải đối mặt
chung một kẻ thù – những đế quốc‘ chống chủ nghĩa cộng sản – thì mối quan hệ
tất nhiên chặt chẽ và vững chắc. Nhưng sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, sự
sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu, và nền kinh tế thị trường bắt đầu
phát triển mạnh cũng như hội nhập với thế giới thì các tư tưởng ý thức hệ
giữa Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu suy yếu, đồng thời làm sống lại mối quan
hệ theo dạng nước lớn-nước nhỏ, và sựu mất lòng tin về mặt chiến lược của
Việt Nam đối với Trung Quốc.
|
In 1990, feeling threatened by the radical transformation
in the communist world, Vietnam sought a communist alliance with China
against the threat of a perceived Western-instigated ‘peaceful evolution.’
China accepted Vietnam’s proposal for reconciliation, but rejected its
request for an alliance. Failing to secure an alliance with China, Vietnam
began to take serious steps to reorient Vietnam’s foreign policy toward its
neighbouring countries and the West, and worked to improve its international
profile. The success of this policy has resulted in the normalization of
US-Vietnam relations, deepening Vietnam’s integration into the ASEAN system,
and its election as a non-permanent member of the United Nations Security
Council in 2008 and as the Chair of ASEAN in 2010.
|
Năm 1990, khi Việt Nam cảm thấy bị đe dọa bởi các biến đổi
triệt để trong thế giới cộng sản thì họ quay sang tìm kiếm đồng minh với
Trung Quốc nhằm chống lại mối đe dọa diễn biến hòa bình' của phương Tây.
Nhưng Trung Quốc một mặt chấp nhật sự giải hoà, nhưng đã bác bỏ yêu cầu liên
minh của Việt Nam. Vì không được sự hậu thuẫn chặt chẽ bởi Trung Quốc, nên
Việt Nam bắt đầu có những bước đi khác nhằm định hướng lại chính sách đối
ngoại đối với các nước láng giềng và phương Tây, cũng như cố gắng cải thiện
hồ sơ của mình trên trường quốc tế. Thành công của chính sách này mang lại
kết quả bình thường hóa mối quan hệ Việt-Mỹ, đưa Việt Nam hội nhập vào các hệ
thống ASEAN, và vừa qua đã trở thành thành viên không thường trực của Hội
đồng Bảo an Liên hiệp Quốc trong năm 2008 và Chủ tịch của ASEAN trong năm
2010.
|
If geography and history combine to make Vietnam’s
mistrust of China an underlying factor in bilateral relations, Chinas’
actions since 2008 have further reinforced this. On the one hand, China
accelerated its naval build up in the South China Sea, while Chinese web
sites began to publish ‘invasion plans’ against Vietnam. On the other hand,
China began to warn foreign oil companies against exploring for energy in
area claimed by Vietnam while allowing them to explore in area disputed by
Vietnam.
|
Nếu về mặt địa lý và lịch sử kết hợp để minh chứng cho sự
mất lòng tin của Việt Nam đối với Trung Quốc trong quan hệ song phương cơ bản
này thì hành động của Trung Quốc từ năm 2008 đã trực tiếp khẳng định điều
này. Một mặt, Trung Quốc tăng tốc xây dựng hải quân trong khu vực biển Đông,
trong khi đó thì các trang web Trung Quốc bắt đầu công bố "kế hoạch xâm
lược" chống lại Việt Nam. Mặt khác, Trung Quốc bắt đầu cảnh báo các công
ty dầu mỏ nước ngoài không nên tiếp tục khai thác năng lượng trong khu vực mà
Việt Nam tuyên bố chủ quyền trong khi đó thì họ vẫ tiếp tục khai thác dầu trong
khu vực tranh chấp với Việt Nam.
|
More recently, in 2009, China unilaterally imposed a
fishing moratorium in the South China Sea, arrested Vietnamese fishermen and
made public its claim over 80 percent of the South China Sea—a claim that
seriously encroached upon Vietnam’s exclusive economic zone. Vietnam reacted
by encouraging Vietnamese fishing vessels to continue fishing in disputed
areas, purchasing arms to beef up its defences and, despite China’s protests,
multilateralizing the South China Sea dispute and seeking the cooperation of
other countries.
|
Gần đây hơn, trong năm 2009, Trung Quốc đơn phương áp đặt
một lệnh cấm đánh cá trong vùng biển Đông, bắt giữ ngư dân Việt Nam và công
khai tuyên bố chủ quyền với hơn 80% diện tích khu vực biển Đông – một tuyên
bố đã vi phạm nghiêm trọng khu kinh tế độc quyền của Việt Nam. Việt Nam đã
phản ứng bằng cách khuyến khích các tàu đánh cá Việt Nam tiếp tục đánh bắt cá
trong khu vực tranh chấp, mua bán vũ khí để tăng cường phòng thủ, và bất chấp
sự phản đối từ phía Trung Quốc, Việt Nam vẫn tiếp tục đa phương hóa vấn đề
tranh chấp Biển Đông và tìm kiếm sự hợp tác của các nước khác.
|
The US has made clear it doesn’t share China’s views over
its excessive territorial claim, and that it opposes any attempt to intimidate US companies
‘engaging in legitimate economic activity’ and interference with the free
navigation in the South China Sea. China’s aggressive behavior thus speeds up
the process of US re-engagement in Asia, including with Vietnam. This new US determination emboldened
countries including Vietnam to stand up to China, as reflected at the
Shangri-La dialogue in June 2010, the Fifth East Asian Summit and the first
ADMM-Plus in Hanoi in October 2010.
|
Hoa Kỳ đã có những ý kiến rõ ràng rằng họ không chia sẻ
quan điểm về các tuyên bố của Trung Quốc ở biển Đông, và phản đối bất kỳ nỗ
lực nào liên quan đến việc đe dọa các công ty Mỹ tham gia vào hoạt động kinh
tế hợp pháp‘ cũng như ngăn cản sự tự do duy chuyển trong vùng biển Đông. Tuy
nhiên, những hành vi hung hăng của Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng khiến Hoa
Kỳ tranh thủ quay lại châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Quyết tâm mới này của Hoa
Kỳ nhằm khuyến khích sự tin tưởng đối với các quốc gia châu Á, trong đó có
Việt Nam, phải mạnh mẽ phản đối Trung Quốc, như đã được phản ánh tại cuộc đối
thoại Shangri-La trong tháng 6 năm 2010 trong Hội nghị thượng đỉnh châu Á
Đông lần thứ năm và ADMM-Plus tại Hà Nội trong tháng 10 năm 2010.
|
At the same time, US-Vietnam military relations have
improved markedly, beginning with the first political-military dialogue in
2009 and followed by the first defence policy dialogue in 2010. China’s
aggressive behavior in the South China Sea brought about a convergence of
strategic interests between Vietnam and the United States and served as a
driving force behind Vietnam’s rapid rapprochement with America despite its
fear of ‘peaceful evolution.’
|
Đồng thời, quan hệ quân sự Việt-Mỹ đã được cải thiện rõ
rệt, thông qua các cuộc đối thoại chính trị-quân sự đầu tiên trong năm 2009
và tiếp theo là các cuộc đối thoại về chính sách quốc phòng trong năm 2010.
Những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông đã phần nào giúp hội tụ
lại những lợi ích về mặt chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và giúp đẩy mạnh
mối quan hệ hữu nghị nhanh chóng, bất chấp nỗi lo sợ "diễn biến hoà
bình" của Việt Nam.
|
All this said, Vietnam doesn’t want to antagonize China
unnecessarily. Ideologically, it’s more comfortable with China than with the
United States. Economically, China is a potential market, a source of
financial assistance and a model of development. The biggest obstacle to good
relations between the two countries is their conflicting claims over the South
China Sea.
|
Tất cả điều này cho biết, Việt Nam không muốn chống lại
Trung Quốc nếu không cần thiết. Về ý thức hệ, Việt Nam vẫn cảm thấy thoải mái
với Trung Quốc hơn so với Hoa Kỳ. Về kinh tế, Trung Quốc là một thị trường
đầy tiềm năng, cũng là một nguồn hỗ trợ tài chính và một mô hình phát triển
mà Việt Nam có thể học theo. Trở ngại lớn nhất đối với mối quan hệ tốt đẹp
giữa hai nước hiện nay vẫn là các mâu thuẫn và tranh chấp xoay quanh khu vực
biển Đông.
|
Vietnam has for its part declared that it won’t make
further concessions to China’s excessive demands. A peaceful solution to this
problem therefore depends heavily on China’s restraint and magnanimity. If it
can’t respond as hoped, China will simply drive Vietnam and other countries
further away—and into closer cooperation with the United States.
|
Việt Nam đã tuyên bố một phần rằng họ sẽ không nhượng bộ
thêm nữa đối với những yêu cầu khó chấp nhận của Trung Quốc. Do đó, giải pháp
hòa bình cho vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào sự kiềm chế và lòng hào hiệp
của Trung Quốc. Nếu không thể đáp ứng như mong đợi, thì Trung Quốc sẽ chỉ đơn
giản đẩy Việt Nam và các nước khác xa hơn và hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
|
Hung Nguyen is an
associate professor of government and international relations at George Mason
University.
|
Nguyễn Hùng là giáo
sư ngành chính phủ và quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason.
|
|
|
http://thediplomat.com/whats-next-china/vietnam/
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, December 16, 2012
Vietnam-China's relations in the Asia-Pacific Quan hệ Việt-Trung trong bối cảnh Châu Á - Thái Bình Dương
Labels:
ASIA-CHÂU Á
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn