MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, December 16, 2012

CHINA HIDES BEHIND WHITE PAINT Trung Quốc ẩn núp phía sau màu sơn trắng

China Builds a Nimitz Class Carrier


CHINA HIDES BEHIND WHITE PAINT

Trung Quốc ẩn núp phía sau màu sơn trắng

Strategy Page
Strategy Page
December 11, 2012
11 tháng 12, 2012


The recent Chinese announcement that it would begin enforcing new rules, starting January 1st, that will have Chinese naval patrols escorting, or expelling, foreign ships from most of the South China Sea has mobilized a lot of resistance. But the Chinese have been clever about how they will go about this. China is not planning on having grey painted navy ships do the intercepting and harassing but white painted coast guard vessels. White paint and vertical red stripes on the hull is an internationally recognized way to present coast guard ships. This is much less threatening than warships. China also calls in civilian vessels (owners of these privately owned ships understand that refusing to help is not an option) to get in the way of foreign ships the coast guard wants gone. Thus if foreign warships open fire to try and scare away these harassing vessels they become the bad guys.

Gần đây nhiều nước đã cực lực phản đối thông báo của Trung Quốc về các quy định mới, sẽ bắt đầu từ ngày 01 tháng Một tới đây, bao gồm việc hải quân Trung Quốc sẽ tuần tra và hộ tống hoặc trục xuất tàu nước ngoài trong vùng Biển Đông. Nhưng Trung Quốc đã rất thông minh về cách ứng xử của họ đối với việc này. Trung Quốc không có kế hoạch phủ lớp sơn màu xám lên các tàu hải quân để ngăn chặn và quấy rối các tàu nước ngoài, ngược lại, họ đã sử dụng lớp sơn trắng của các tàu tuần duyên. Màu sơn trắng và các sọc đỏ dọc trên thân tàu được quốc tế công nhận là màu sơn của tàu tuần duyên. Điều này ít nhất là không mang lại nhiều đe dọa so với các tàu chiến. Trung Quốc cũng kêu gọi các tàu dân sự (trong đó chủ sở hữu của các tàu này hiểu rằng từ chối giúp đỡ không phải là cách mà họ có thể lựa chọn) nhập cuộc ngăn chắn các tàu nước ngoài. Vì vậy, nếu các tàu chiến nước ngoài nổ súng để đe dọa và xua đuổi các tàu quấy rối này thì ngay lập tức họ trở thành những kẻ xấu.


China has three 1,500 ton coastal patrol ships ("cutters" in American parlance) being built simultaneously, next to each other as part of a 36 ship order. All these are for the China Marine Surveillance (CMS). Seven of the new ships are the size of corvettes (1,500 tons), while the rest are smaller (15 are 1,000 ton ships and 14 are 600 tons). For a long time coastal patrol was carried out by navy cast-offs. But in the last decade the coastal patrol force has been getting more and more new ships (as well as more retired navy small ships). Delivery of all 36 CMS ships is to be completed in the next two years. Meanwhile China is transferring more elderly navy small (corvette type) warships to the various law enforcement agencies responsible for coastal security. As of January 1st China will officially include the coasts of many uninhabited islets, rocks, and reefs in the South China Sea in that jurisdiction. This will make a lot of areas that the rest of the world considers international waters into Chinese coastal waters. China needs a lot more ships to patrol all this.

Trung Quốc có khoảng ba tàu tuần duyên hạng nặng 1.500 tấn (được biết đến với tên gọi “máy cắt” theo cách nói của người Mỹ) đang được xây dựng, một phần trong số 36 chiếc trong đơn đặt hàng. Tất cả các tàu này thuộc Cơ quan Giám sát Biển Trung Quốc. Bảy trong số các tàu mới này có kích thước của tàu hộ tống (1.500 tấn), trong khi phần còn lại là các số nhỏ hơn (15 chiếc có trọng lượng 1.000 tấn và 14 chiếc có trọng lượng 600 tấn). Trong một thời gian dài, việc tuần tra ven biển được thực hiện bởi lược lượng hải quân. Tuy nhiên, trong một thập kỷ qua, lực lượng tuần duyên đã có được nhiều tàu mới hơn. Kế hoạch giao 36 chiếc tàu cho CMS sẽ được hoàn thành trong vòng hai năm tới. Trong khi đó, Trung Quốc đang chuyển giao lại các loại tàu chiến nhỏ hơn (tàu hộ tống loại nhỏ) cho các cơ quan thực thi pháp luật khác nhau chịu trách nhiệm về an ninh biển. Ngày 1 tháng Một tới đây Trung Quốc sẽ chính thức ra lệnh kiểm soát các bờ biển tại các đảo không có người ở, cũng như các bãi đá ngầm và rạn san hô ở khu vực Biển Đông. Điều này sẽ làm cho rất nhiều các khu vực được xem là thuộc vùng biển quốc tế, được Trung Quốc đưa vào chủ quyền của nước này. Và hiện Trung Quốc đang cần thêm tàu để có thể thực hiện những hoạt động này.


The CMS service is one of five Chinese organizations responsible for law enforcement along the coast. The others are the Coast Guard, which is a military force of white painted vessels that constantly patrols the coasts. The Maritime Safety Administration handles search and rescue along the coast. The Fisheries Law Enforcement Command polices fishing grounds. The Customs Service polices smuggling. China has multiple coastal patrol organizations because it is the custom in communist dictatorships to have more than one security organization doing the same task, so each outfit can keep an eye on the other.

CMS là một trong năm cơ quan chịu trách nhiệm thực thi pháp luật dọc theo bờ biển của Trung Quốc. Các cơ quan khác bao gồm Cảnh sát biển, một lực lượng quân sự có các tàu mang lớp sơn trắng liên tục tuần tra các bờ biển. Cơ quan Quản lý An toàn Hàng hải chuyên phụ trách tìm kiếm và cứu hộ dọc theo bờ biển. Cơ quan Thực thi Chính sách Thuỷ sản phụ trách việc đánh bắt cá trái phép. Và Cơ quan Hải quan chuyên chống buôn lậu. Trung Quốc có nhiều cơ quan tuần tra duyên hải bởi vì nước này theo chế độ độc tài cộng sản, việc có nhiều cơ quan an ninh làm các nhiệm vụ tương tự nhau để họ có thể kiểm soát lẫn nhau.


CMS is the most recent of these agencies, having been established in 1998. It is actually the police force for the Chinese Oceanic Administration, which is responsible for surveying non-territorial waters that China has economic control over (the exclusive economic zones or EEZ) and for enforcing environmental laws in its coastal waters. The new ship building program will expand the CMS strength from 9,000 to 10,000 personnel. CMS already has 300 boats and ten aircraft.

CMS là cơ quan mới nhất được thành lập vào năm 1998. Cơ quan này thực sự là lực lượng cảnh sát Quản lý đại dương của Trung Quốc, có trách nhiệm khảo sát các vùng biển mà Trung Quốc có đặc quyền kinh tế (vùng đặc quyền kinh tế hoặc – exclusive economic zone) và thực thi các pháp luật về môi trường ở các vùng này. Chương trình xây dựng tàu mới này sẽ mở rộng sức mạnh của CMS từ 9.000 đến 10.000 nhân viên. CMS hiện đã có 300 tàu thuyền và 10 máy bay.


In addition, CMS collects and coordinates data from marine surveillance activities in ten large coastal cities and 170 coastal counties. When there is an armed confrontation over contested islands in the South China Sea it's usually CMS patrol boats that are frequently described as "Chinese warships." The CMS and the four other “coast guard” forces have several hundred large ships (over 1,000 tons, including several that are over 3,000 tons) and thousands of smaller patrol boats. China is building small bases in the disputed islands that can serve as home port for the small patrol boats. It should be noted that many of these patrol vessels are designed to be equipped with heavier weapons (missiles, torpedoes) in wartime.


Ngoài ra, CMS thu thập và phối hợp các dữ liệu hoạt động giám sát biển tại mười thành phố lớn và 170 quận ven biển. Khi có các cuộc đối đầu vũ trang tại các đảo tranh chấp ở Biển Đông, CMS là các tàu tuần tra thường xuyên được mô tả là “tàu chiến của Trung Quốc”. CMS và bốn “cơ quan bảo vệ bờ biển” khác của Trung Quốc có hàng trăm tàu cỡ lớn (hơn 1.000 tấn, trong đó có một số có trọng lượng hơn 3.000 tấn) và hàng ngàn tàu tuần tra nhỏ hơn. Trung Quốc hiện đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở các đảo có tranh chấp để có thể phục vụ cho các tàu tuần tra nhỏ loại này. Cần lưu ý rằng nhiều trong số các tàu tuần tra này được trang bị các vũ khí hạng nặng (như tên lửa, ngư lôi) nêu có chiến tranh xảy ra.


Thus the current expansion is mostly about the EEZ and patrolling it more frequently and aggressively. International law (the 1994 Law of the Sea treaty) recognizes the waters 22 kilometers from land as under the jurisdiction of the nation controlling the nearest land. That means ships cannot enter these "territorial waters" without permission. However, the waters 360 kilometers from land are considered the Exclusive Economic Zone (EEZ) of the nation controlling the nearest land. The EEZ owner can control who fishes there and extracts natural resources (mostly oil and gas) from the ocean floor. But the EEZ owner cannot prohibit free passage or the laying of pipelines and communications cables. China has already claimed that foreign ships have been conducting illegal espionage in their EEZ. But the 1994 treaty says nothing about such matters. China is simply doing what China has been doing for centuries, trying to impose its will on neighbors or anyone venturing into what China considers areas under its control.


Vì vậy, Trung Quốc thường xuyên tuần tra và tích cực hơn tại các vùng biển mà họ có đặc quyền kinh tế. Luật pháp quốc tế (Hiệp ước Biển năm 1994) công nhận vùng biển cách đất liền 22 kilomet và cho phép nước nào có chủ quyền được kiểm soát khu vực này. Điều đó có nghĩa rằng các tàu [nước ngoài] không được phép đi vào “vùng lãnh hải” nếu như không phép của nước có chủ quyền. Tuy nhiên, các vùng biển cách đất liền 360 kilomet được xem là khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ). Các nước có chủ quyền ở vùng đặc quyền kinh tế này có thể kiểm soát các tàu đánh cá và những chất được chiết xuất từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (chủ yếu là dầu khí) từ đáy biển. Tuy nhiên, chủ sở hữu vùng này không thể ngăn cấm quyền tự do qua lại đối với các tàu nước ngoài hoặc lắp đặt các đường ống và cáp thông tin. Trong khi đó thì phía Trung Quốc đã lên tiếng tuyên bố rằng các tàu nước ngoài đã tiến hành các hoạt động gián điệp bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Tuy nhiên, Hiệp ước năm 1994 đặc biệt không nói gì về những vấn đề như vậy. Trung Quốc chỉ đơn giản thực hiện những gì họ đã làm trong nhiều thế kỷ qua, cố gắng áp đặt ý chí của họ lên các nước láng giềng hay bất cứ nước nào mạo hiểm đi vào những gì mà Trung Quốc xem là khu vực thuộc quyền kiểm soát của họ.


For the last two centuries China has been prevented from exercising its "traditional rights" in nearby waters because of the superior power of foreign navies (first the cannon armed European sailing ships, then, in the 19th century, newly built steel warships from Japan). However, since the communists took over China 60 years ago, there have been increasingly violent attempts to reassert Chinese control over areas that have long (for centuries) been considered part of the "Middle Kingdom" (or China, as in the "center of the world").


Trong hai thế kỷ vừa qua Trung Quốc đã bị ngăn cản thực hiện các “quyền truyền thống” trong vùng biển gần đó vì sức mạnh vượt trội của các lực lượng hải quân nước ngoài (đầu tiên là súng pháo cannon của châu Âu, sau đó vào thế kỷ 19 là tàu chiến thép mới từ Nhật Bản). Tuy nhiên, kể từ khi những người cộng sản lên chiếm quyền 60 năm trước đây, Trung Quốc đã sử dụng bạo lực để tái khẳng định lại quyền kiểm soát của họ trong khu vực (trong nhiều thế kỷ) mà họ xem là một phần của “Vương quốc Trung Tâm – Middle Kingdom” (hoặc Trung Quốc, như là trung tâm “của thế giới”).


China is particularly concerned about the nearby Spratlys, a group of some 100 islets, atolls, and reefs that total only about 5 square kilometers of land but sprawl across some 410,000 square kilometers of the South China Sea. Set amid some of the world's most productive fishing grounds, the islands are believed to have enormous underwater oil and gas reserves. Several nations have overlapping claims on the group. About 45 of the islands are currently occupied by small numbers of military personnel. China claims them all but occupies only 8, Vietnam has occupied or marked 25, the Philippines 8, Malaysia 6, and Taiwan one.


Hiện nay Trung Quốc đặc biệt quan tâm quần đảo Trường Sa ở gần đó, một nhóm đảo gồm khoảng 100 đảo nhỏ, rạn san hô, và các bãi đá ngầm có tổng cộng khoảng 5 cây số vuông đất, nhưng bao gồm 410.000 cây số vuông diện tích biển ở Biển Đông. Ngoài có tiếng là một ngư trường lớn nhất thế giới, các đảo này còn được cho là có nguồn dầu mỏ và khí đốt rất lớn bên dưới đáy biển. Một số quốc gia khác cũng đã lên tiếng tuyên bố chủ quyền. Hiện có khoảng 45 trong số các hòn đảo tại đây được các nhóm quân sự chiếm đóng. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các hòn đảo tại đây nhưng họ chỉ chiếm đóng được 8 đảo, Việt Nam đã chiếm hoặc đánh dấu 25 đảo, Philippines chiếm 8 đảo, Malaysia có 6 đảo, và Đài Loan chiếm duy nhất 01 đảo.


China prefers to use non-military or paramilitary ships (like those of the CMS) to harass foreign ships it wants out of the EEZ or disputed warfare. This approach is less likely to spark an armed conflict and makes it easier for the Chinese to claim they were the victims. These claims of being a victim come across as a bad joke to China’s neighbors. That’s because the new rules mean offshore areas of the Philippines, Malaysia, Taiwan, Brunei, and Vietnam that international law does not recognize as Chinese are now formally claimed by China. India and the United States have both announced that they will not obey and that Indian and American warships expect to move unmolested through the South China Sea in 2013.

Trung Quốc muốn sử dụng các tàu phi quân sự hoặc bán quân sự (giống như tàu của CMS) để quấy rối các tàu nước ngoài nhằm đuổi họ ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế hay các khu vực có tranh chấp. Cách tiếp cận này ít có khả năng châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang và dễ dàng hơn cho phía Trung Quốc tuyên bố họ là nạn nhân. Việc này diễn ra như một vỡ kịch đối với các nước láng giềng khi Trung Quốc tuyên bố họ là nạn nhân. Đó là bởi vì các quy định mới dưới luật pháp quốc tế tại các khu vực ngoài khơi bở biển của Philippines, Malaysia, Đài Loan, Brunei và Việt Nam không công nhận thuộc chủ quyền của Trung Quốc như cách mà Trung Quốc đang làm. Ấn Độ và Hoa Kỳ đã công bố rằng họ sẽ không tuân thủ các quy định trên [của Trung Quốc] và mong rằng các tàu chiến của Ấn Độ và Hoa Kỳ không bị trở ngại khi di chuyển qua khu vực Biển Đông vào năm 2013 tới đây.




Translated by Hiền Trang




http://www.strategypage.com/htmw/htsurf/articles/20121211.aspx

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn