|
|
Trading Up in Asia
|
Tăng cường quan hệ
mậu dịch tại châu Á
|
Bernard K. Gordon, Foreign Affairs, July/Aug 2012
|
Bernard K. Gordon, Foreign Affairs, tháng Bảy/tháng Tám,
2012
|
Why the United States Needs the Trans-Pacific Partnership
|
Tại sao Hoa Kỳ cần Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
/ TPP
|
Bernard K. Gordon
|
Bernard K. Gordon
|
As the Doha Round of global trade talks nears its 12th
year with no end in sight, the negotiations have all but failed. Frustrated
with Doha’s stagnation and eager to expand trade and secure alliances, the
United States has signed a series of bilateral free-trade agreements (FTAs),
culminating in last year’s pacts with Colombia, Panama, and South Korea.
These deals have been generally favorable to the United States; the agreement
with South Korea is expected to increase trade between the two countries by
billions of dollars and create tens of thousands of jobs for each.
|
Khi Vòng đàm phán Doha về mậu dịch toàn cầu gần đến năm
thứ 12 mà chưa có viễn tượng chấm dứt, các cuộc đàm phán đó gần như đã thất bại.
Thất vọng vì tình trạng bế tắc của Doha và muốn bành trướng mậu dịch cũng như
tạo dựng các liên minh, Hoa Kỳ đã ký kết một loạt các hiệp định tự do mậu
dịch song phương (FTA), mà kết quả là đưa đến những hiệp định với Colombia,
Panama, và Nam Hàn vào năm ngoái. Nói chung, những hiệp định này có lợi cho
Hoa Kỳ; hiệp định với Nam Hàn được dự kiến là sẽ gia tăng mậu dịch giữa hai
nước thêm hằng tỉ đôla và tạo hằng chục ngàn việc làm cho mỗi nước.
|
Despite these results, the bilateral approach doesn’t
offer much promise. The passage of last year’s deals ended a five-year
standoff between, on the one side, most Republicans in the House of
Representatives and pro-trade advocates in the business community and, on the
other, House Democrats, most unions, and U.S. car producers, which fought particularly
hard against the deal with South Korea due to long-standing restrictions
against U.S. car sales there. After a difficult process of lobbying,
wrangling, and compromise, the Obama administration has little stomach left
to attempt another bilateral deal.
|
Mặc dù với những kết quả như thế, đường lối song phương
không đưa ra nhiều hứa hẹn. Việc thông qua hiệp định mậu dịch năm ngoái đã
chấm dứt sự giằng co kéo dài đã 5 năm giữa, một bên, là đại đa số các dân
biểu Cộng hòa Hạ viện Mỹ, những thành phần ủng hộ mậu dịch trong cộng đồng
doanh nghiệp, và bên kia, là các dân biểu Dân chủ Hạ viện Mỹ, hầu hết các
công đoàn, và các hãng chế tạo xe hơi, vốn tranh đấu dữ dội chống lại hiệp
định với Nam Hàn vì nước này đặt ra những hạn chế lâu đời nhắm vào việc bán
xe Mỹ tại đó. Qua một tiến trình khó khăn gồm vận động hành lang, tranh đấu
và tương nhượng, chính quyền Obama không còn thiết tha gì đến việc mưu tính
một hiệp định song phương nào khác nữa.
|
To move its trade agenda forward, the White House has
instead embraced a measure between the global Doha Round and the bilateral
FTAs: a plurilateral process centered on the Trans-Pacific Partnership.
Currently being negotiated by Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New
Zealand, Peru, Singapore, the United States, and Vietnam, the TPP will
represent one of the world’s most expansive trade agreements. And if Canada,
Mexico, and especially Japan, all of which expressed interest in joining the
negotiations last November, also sign the agreement, the TPP will add
billions to the U.S. economy and solidify Washington’s political, financial,
and military commitment to the Pacific for decades to come. Given the
potential windfall, the Obama administration believes that the TPP has a
better chance of overcoming domestic opposition than would a Doha agreement
or new bilateral deals.
|
Thay vào đó, để xúc tiến nghị trình mậu dịch của mình, Nhà
Trắng đã lựa chọn một biện pháp trung dung giữa Vòng đàm phán Doha và các
FTA (hiệp định tự do mậu dịch) song
phương: một tiến trình đa phương đặt trọng tâm trên Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP). Hiện đang được đàm phán giữa Australia, Brunei, Chile,
Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ, và Việt Nam, TPP sẽ là một
trong những thỏa ước thương mại rộng lớn nhất thế giới. Và nếu Canada,
Mexico, và nhất là Nhật Bản, tất cả đều đã bày tỏ vào tháng 11 năm ngoái ý
muốn tham dự các cuộc đàm phán, cũng ký kết hiệp định, TPP sẽ cộng thêm nhiều
tỉ đôla vào nền kinh tế Mỹ và sẽ tăng cường các cam kết chính trị, tài chính,
và quân sự của Washington đối với khu vực Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ
tới. Với tiềm năng thuận lợi bất ngờ, chính quyền Obama tin rằng TPP có một
cơ may tốt đẹp để vượt qua sự chống đối trong nước hơn một thoả ước Doha hoặc
các thoả ước song phương mới.
|
But the TPP faces obstacles. Critics in several nations
involved in the negotiations fear that the United States, to protect its
businesses and innovators, is trying to use the agreement to impose its own
expansive copyright and patent regulations on its trade partners. The
relative secrecy surrounding the TPP talks has only deepened those anxieties.
Negotiators have allowed interested stakeholders, from industry to the
general public, to present information at open TPP sessions, but they have
refused to release the texts of the negotiations. If the Obama administration
fails to accommodate reservations about intellectual property rights and make
the talks more transparent, there is a growing possibility that the TPP could
collapse. The resulting failure would represent a major defeat for the Obama
administration and undermine its goal of ensuring a long-term presence for
the United States in the Asia-Pacific region.
|
Tuy vậy, TPP đang gặp nhiều trở ngại. Các nhà phê bình tại
một số quốc gia đang tham gia các cuộc đàm phán sợ rằng Hoa Kỳ, nhằm bảo vệ
các doanh nghiệp và các nhà sáng chế của mình, sẽ cố gắng sử dụng hiệp định
này để áp đặt các luật lệ tác quyền và bằng sáng chế trên các đối tác thương
mại. Bức màn tương đối bí mật vây quanh các cuộc đàm phán TPP chỉ đào sâu
thêm các mối lo ngại ấy. Những nhà đàm phán cho phép các bên liên quan
(interested stakeholders), từ công nghiệp đến đại chúng, trình bày thông tin
tại các phiên họp công khai của TPP, nhưng họ không chịu công bố các văn bản
đàm phán. Nếu chính quyền Obama không đáp ứng các lo ngại nói trên, thì sẽ có
một khả năng ngày càng lớn là TPP có thể suy sụp. Hậu quả này sẽ là một thất
bại to lớn đối với chính quyền Obama và phá vỡ luôn cả mục tiêu duy trì sự
hiện diện lâu dài của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Binh Dương.
|
Pacific Promise
As currently proposed, the TPP would go well beyond
categories traditionally included in trade agreements. To begin with, over
the next decade, it would gradually remove all tariffs on trade between
member states. Following the model of the FTA between the United States and
South Korea, it would affect almost all forms of economic interaction among
its members, covering policies on investment and government procurement,
labor and environmental standards, agriculture, intellectual property, and
such new sectors as state-owned and small and medium-sized enterprises,
businesses with anywhere between 50 and 500 employees. The United States and
its partners hope that the TPP becomes the linchpin of free trade in the
Asia-Pacific region.
|
HỨA HẸN THÁI BÌNH
DƯƠNG
Với nội dung được đề xuất hiện nay, TPP sẽ vượt quá những
phạm trù thường được bao gồm trong các hiệp định thương mại. Trước tiên,
trong thập kỷ tới, nó sẽ dần dần loại bỏ mọi thuế quan giữa các quốc gia
thành viên. Phỏng theo mô hình của FTA (hiệp định tự do mậu dịch) giữa Hoa Kỳ
và Nam Hàn, TPP sẽ ảnh hưởng hầu hết mọi hình thức tương tác kinh tế giữa các
thành viên, bao gồm các chính sách đầu tư và thu mua của chính phủ, các tiêu
chuẩn môi trường và lao động, nông nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, và các khu
vực mới như các công ty quốc doanh, các công ty cỡ nhỏ và trung bình, các
doanh nghiệp có từ 50 đến 500 nhân viên. Hoa Kỳ và các quốc gia đối tác hi
vọng rằng TPP sẽ trở thành then chốt của nền tự do mậu dịch trong khu vực
châu Á-Thái Bình Dương.
|
But the TPP cannot achieve that potential without Japan.
The country’s GDP is more than double that of all the other TPP nations
combined, save for the United States. Including Japan would mean that the
agreement covered 40 percent of global GDP and add $60 billion to the U.S. export
market. That is why the Obama administration and the U.S. export sector
declared its support for Japan’s addition to the TPP when Tokyo indicated its
interest in joining. This past December, more than 60 American food and
agricultural organizations sent a joint statement to Ron Kirk, the U.S. trade
representative, and Tom Vilsack, the U.S. secretary of agriculture,
encouraging them “to smooth the way for Japan’s full participation.” A week
later, the Business Roundtable, an association of CEOs, and the U.S. Business
Coalition for TPP, a collection of companies in favor of the free-trade
agreement, sent similar letters to the U.S. trade representative. In March,
Wendy Cutler, an assistant U.S. trade representative, told an audience in
Tokyo that “the prospect of Japan joining the TPP . . . is important; it’s
historic. And frankly it’s exciting.”
|
Nhưng TPP không thể đạt được tiềm năng đó nếu không có sự
tham dự của Nhật Bản. GDP của nước này còn cao gấp đôi GDP của tất cả các
quốc gia TPP khác cộng lại, nếu không kể đến Hoa Kỳ. Gộp Nhật Bản vào trong
nhóm nghĩa là TPP sẽ bao gồm 40% GDP toàn cầu và cộng thêm 60 tỉ đôla cho thị
trường xuất khẩu của Hoa Kỳ. Đó là lý do tại sao chính quyền Obama và khu vực
xuất khẩu Mỹ tuyên bố ủng hộ việc mời thêm Nhật Bản vào TPP khi Tokyo biểu lộ
ý muốn gia nhập. Tháng Chạp vừa qua, hơn 60 tổ chức nông nghiệp và thực phẩm Mỹ
gửi một tuyên bố chung đến Ron Kirk, đại diện thương mại Hoa Kỳ, và Tom
Vilsack, bộ trưởng nông nghiệp Hoa Kỳ, thúc đẩy họ “tạo điều kiện thuận lợi
để Nhật Bản chính thức tham gia”. Một tuần sau, Business Roundtable (Bàn tròn
Doanh nghiệp), một hiệp hội các tổng giám đốc, và U.S. Business Coalition for
TPP (Liên minh Doanh nghiệp Mỹ vì TPP), một tập hợp các công ty ủng hộ hiệp
định tự do mậu dịch này, đã gửi những lá thư tương tự đến đại diện thương mại
Hoa Kỳ. Vào tháng Ba, Wendy Cutler, một phụ tá đại diện thương mại Hoa Kỳ, đã
nói trước một cử tọa tại Tokyo rằng “viễn tượng Nhật Bản tham gia TPP… là
quan trọng, mang ý nghĩa lịch sử. Và thành thật mà nói, sẽ rất hào hứng”.
|
Enticed by that possibility, the Obama administration has
made the TPP the keystone of its trade policy, and it is doing all that it
can to shape the agreement in the United States’ favor. For example, it has
emphasized encouraging and protecting the interests of small and medium-sized
enterprises. Such businesses generally have little experience in dealing with
imports or exports, but Washington hopes to enhance their role in the TPP
because they compose the bulk of U.S. employment and so by aiding them, it
may be able to build domestic support for trade. Americans have long been
indifferent to trade, believing that it benefits mainly foreigners, costs
them jobs, and contributes to the U.S. trade deficit, which is seen as
inherently negative despite the fact that it has long coincided with American
trading and political power.
|
Trước sự hấp dẫn của khả năng này, chính quyền Obama đã
chọn TPP làm nguyên tắc cơ bản cho chính sách mậu dịch của mình, và đang làm
mọi thứ có thể làm được để hình thành hiệp định này trong cách thế có lợi cho
Hoa Kỳ. Chẳng hạn, chính quyền Obama đã nhấn mạnh việc khuyến khích và bảo vệ
lợi ích của các công ty cỡ nhỏ và trung bình. Những công ty này ít có kinh
nghiệm trong việc giao dịch xuất, nhập khẩu, nhưng Washington hi vọng tăng
cường vai trò của chúng vì chúng tạo ra phần lớn công ăn việc làm tại Mỹ. Vì
thế, bằng cách hỗ trợ các công ty nhỏ và trung bình này, chính phủ Mỹ có thể
xây dựng hậu thuẫn trong nước cho ngành mậu dịch. Từ lâu, người dân Mỹ đã tỏ
ra thờ ơ với mậu dịch, vì họ cho rằng mậu dịch chỉ làm lợi cho người nước
ngoài, lấy mất công ăn việc làm của dân Mỹ, và làm gia tăng thâm thủng mậu
dịch của Hoa Kỳ, một sự kiện bị coi là tiêu cực tự bản chất, bất chấp sự kiện
này từ lâu đã đi đôi với sức mạnh thương mại và chính trị Mỹ.
|
Property Wrongs
Even as Washington hopes that its efforts to shape the TPP
will sooth the concerns of U.S. industries and unions, it has already rankled
public interest groups and the governments of the other countries negotiating
the agreement — particularly when it comes to intellectual property.
|
NHỮNG SAI TRÁI VỀ
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Thậm chí trong khi chính quyền Mỹ hi vọng những nỗ lực
khuôn nắn TPP của mình sẽ xoa dịu những lo ngại của các công nghiệp và công
đoàn Hoa Kỳ, Washington đã gây bất mãn cho các nhóm lợi ích công cộng và
chính phủ các nước khác đang đàm phán hiệp định TPP -- đặc biệt liên quan
quyền sở hữu trí tuệ.
|
In February 2011, a draft text regarding intellectual
property from the TPP negotiations was leaked online. A number of U.S. and
foreign groups, such as Intellectual Property Watch, Public Knowledge, TPP
Watch, and Anonymous harshly criticized several measures outlined in the
document. In particular, they condemned proposals for criminal enforcement of
copyright and patent law that go beyond existing treaties between the various
negotiating countries. They also asserted that the TPP would require Internet
service providers to identify users and that the United States is
unreasonably seeking to impose its own extensive copyright protections on the
agreement. U.S. law stipulates that the vast majority of copyrights should
end after 70 years, but critics claim, incorrectly, that the Obama
administration has called for the TPP to include a 95-year minimum copyright
term on some works. The legal scholars Sean Flynn and Jimmy Koo captured
critics’ fears when they wrote in 2011 that the TPP would create “the most
extreme, anti-consumer and anti-development international instrument on
intellectual property to date.”
|
Tháng Giêng 2011, một bản thảo liên quan quyền sở hữu trí
tuệ từ các cuộc đàm phán TPP bị rò rỉ trên mạng. Một số nhóm lợi ích Mỹ và
nước ngoài, như Intellectual Property (Cơ quan theo dõi quyền sở hữu trí
tuệ), Public Knowledge (Tri thức công cộng), TPP Watch (Cơ quan theo dõi
TPP), và Anonymous (Vô danh), đã gay gắt chỉ trích một số biện pháp được thảo
ra trong văn bản. Đặc biệt, họ lên án các đề xuất kêu gọi thi hành luật hình
sự đối với các vi phạm bản quyền và bằng sáng chế, một việc đi ra ngoài các
hiệp định hiện hành giữa các nước đàm phán. Họ cũng quả quyết rằng TPP sẽ đòi
hỏi các công ty cung cấp dịch vụ Internet phải nêu danh tánh người sử dụng và
rằng Hoa Kỳ đang tìm cách áp đặt một cách vô lý những biện pháp bảo vệ tác
quyền rộng rãi của mình trên hiệp định. Luật pháp Mỹ qui định rằng đại đa số
bản quyền phải chấm dứt sau 70 năm, nhưng các người chỉ trích rêu rao, một
cách lệch lạc, rằng chính quyền Obama đã kêu gọi đưa vào TPP một thời khoảng
bản quyền tối thiểu 95 năm đối với một số tác phẩm. Hai chuyên gia pháp lý là
Sean Flynn và Jimmy Koo đã nắm bắt được sự lo ngại của những người chỉ trích,
khi họ viết vào năm 2011 rằng TPP sẽ tạo ra “một công cụ quốc tế cực đoan
nhất, chống giới tiêu thụ và chống phát triển nhất, trong lãnh vực quyền sở
hữu trí tuệ từ trước đến nay”.
|
The administration has supported these proposals not to
harm consumers but to protect American innovators. Intellectual property is
already a major source of value for the United States; in 2010, for example,
40 percent of worldwide payments made to intellectual property holders —
nearly $100 billion — went to Americans. According to the U.S. Commerce
Department, those sums matched the profits earned from the export of
aircraft, grain, and business services, three sectors that lead the U.S.
trade surplus. And U.S. intellectual property will only become more important
in the coming years, as several U.S.-based technological innovations, such as
next-generation manufacturing techniques and cutting-edge wireless
communications, drive the country’s trade. The creators of those technologies
will need as much shelter under the TPP as those who currently hold
copyrights and patents under U.S. law.
|
Chính quyền Obama đã hậu thuẫn những đề xuất này không
phải để gây thiệt hại cho giới tiêu thụ nhưng để bảo vệ những nhà phát minh
Mỹ. Quyền sở hữu trí tuệ vốn là một nguồn giá trị đối với Hoa Kỳ; vào năm
2010, chẳng hạn, 40% số tiền chi trả cho những người giữ quyền sở hữu trí tuệ
trên toàn thế giới -- gần 100 tỉ đôla – đã vào tay người Mỹ. Theo thông tin
của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, những nố tiền này tương đương với lợi nhuận kiếm
được do việc xuất khẩu máy bay, ngũ cốc, và các dịch vụ doanh nghiệp, ba khu
vực dẫn đầu thặng dư mậu dịch của Hoa Kỳ. Và quyền sở hữu trí tuệ của người
Mỹ càng trở nên quan trọng hơn nữa trong những năm tới, khi một số phát kiến
công nghệ có cơ sở tại Hoa Kỳ, như các kỹ thuật áp dụng cho nhiều lãnh vực
rộng lớn toàn cầu và các dụng cụ truyền thông vô tuyến cực kỳ hiện đại, sẽ
thúc đẩy sự phát triển mậu dịch của Hoa Kỳ. Những người sáng tạo ra những
công nghệ này sẽ cần đến sự che chở của TPP ở mức độ ngang hàng với những
người hiện nắm giữ tác quyền và bằng sáng chế đang được luật pháp Mỹ che chở.
|
The United States is hardly the only nation affiliated with
the TPP that has an interest in securing copyright and patent protections for
its citizens. In 2008, for example, Japan led the world in patent
applications. And Singapore, with its multibillion-dollar biotechnology
investments, also needs to protect its homegrown efforts. In rightly
defending the intellectual property rights of American innovators, the United
States has also led the way for these other nations. But it is clear that
some of those countries do not believe that the United States has their best
interests in mind.
|
Hoa Kỳ gần như không phải là quốc gia duy nhất liên quan
TPP có lợi ích trong việc bảo vệ tác quyền và bằng sáng chế cho công dân
mình. Năm 2008, chẳng hạn, Nhật Bản đã dẫn đầu thế giới về số đơn xin bằng
sáng chế. Và Singgapore, với những đầu tư công nghệ sinh học đáng giá nhiều
tỉ đôla, cũng cần bảo vệ các nỗ lực phát sinh từ trong nước. Trong việc bảo
vệ một cách chính đáng các quyền sở hữu trí tuệ của các nhà phát minh Mỹ, Hoa
Kỳ cũng đã dẫn đường cho nhiều quốc gia khác. Nhưng rõ ràng là, một vài nước
đang đàm phán hiệp định không tin rằng Hoa Kỳ quan tâm đến lợi ích cao nhất
của họ.
|
|
|
Free Talks
Despite the broad interest in strong intellectual property
protections among some countries negotiating the TPP, some nations continue
to charge that the United States is making unreasonable demands. At the 11th
TPP negotiating session, in Australia this past March, for example, the
Australian press reported that every TPP negotiating member had rebuffed U.S.
proposals regarding intellectual property rights. And in mid-April, several
negotiators from Chile put the future of the agreement in doubt when they
questioned “whether joining the TPP would be worth its costs if it included
additional demands on intellectual property.”
|
CÁC PHÁT BIỂU TÙY
TIỆN
Bất chấp quan tâm rộng lớn trong việc bảo vệ mạnh mẽ quyền
sở hữu trí tuệ giữa vài nước đàm phán TPP, một số quốc gia khác tiếp tục cáo
buộc rằng Hoa Kỳ đang đưa ra những đòi hỏi vô lý. Tại khóa họp đàm phán TPP
thứ 11, tại Australia tháng Ba vừa qua, chẳng hạn, báo chí Úc tường thuật
rằng mọi thành viên đàm phán TPP đã bác bỏ các đề nghị của Hoa Kỳ liên quan
quyền sở hữu trí tuệ. Và vào giữa tháng Tư, một số nhà thương thuyết Chí Lợi
đã bày tỏ hoài nghi về tương lai của hiệp định khi họ đặt nghi vấn là “liệu
việc gia nhập TPP có xứng với những thiệt hại do nó gây ra nếu hiệp định này
bao gồm thêm nhiều đòi hỏi về quyền sở hữu trí tuệ”.
|
Meanwhile, during the same meeting in Australia in March,
several organizations condemned the TPP for its potential impact on the
availability of cheap drugs. Doctors Without Borders, for example, accused
the U.S. government of inserting provisions into the TPP that would interfere
with the low-cost delivery of malaria and HIV/AIDS medicines to developing
nations. During a previous round of TPP negotiations, the group claimed that
the agreement would “extend monopoly protection for old drugs by simply
making minor modifications to existing formulas,” thereby preventing the
introduction of cheaper generic drugs.
|
Trong khi đó, trong cùng một phiên họp tại Australia vào
tháng Ba, một số tổ chức đã lên án TPP về tiềm năng gây ra sự khan hiếm thuốc
rẻ. Tổ chức Y sĩ không Biên giới, chẳng hạn, cáo buộc Hoa Kỳ về việc đưa vào
TPP những điều khoản sẽ gây trở ngại cho việc cung cấp những quốc gia đang
phát triển các loại thuốc trị sốt rét và HIV/AIDS với giá rẻ. Trong một vòng
đàm phán TPP trước đó, tổ chức này cho rằng hiệp định TPP sẽ “gia hạn việc
bảo vệ độc quyền cho các loại thuốc cũ bằng cách chỉ làm một vài thay đổi nhỏ
trong các công thức hiện hữu”, do đó ngăn chặn các công ty bào chế khác đưa
ra các loại thuốc tương đương với giá rẻ hơn (cheaper generic drugs).
|
The U.S. government has not addressed every accusation
leveled against it in the TPP process, but in late February, Demetrios
Marantis, the deputy U.S. trade representative, said that his office
“strongly disagree(s)” with Doctors Without Borders. He pointed out that the
Office of the U.S. Trade Representative had six months earlier established a
nine-point TPP program, “Trade Enhancing Access to Medicines,” to ensure, in
his words, that “generic drugs can get into the market as quickly as possible.”
|
Chính phủ Hoa Kỳ chưa trả lời hết mọi cáo buộc nhắm vào
mình trong tiến trình đàm phán TPP, nhưng vào cuối tháng Hai, Demetrios Marantis,
phó đại diện thương mại Hoa Kỳ, nói rằng văn phòng của ông “hết sức bất đồng”
với quan điểm của Tổ chức Y sĩ không Biên giới. Ông nêu rõ rằng sáu tháng
trước đó Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã soạn ra một chương trình TPP
gồm 9 điểm, nhan đề “Trade Enhancing Access to Medicines” (Mậu dịch tăng
cường sự tiếp cận thuốc men), nhằm đảm bảo, theo lời ông, rằng “các loại
thuốc tương đương rẻ tiền có thể đi vào thị trường càng sớm càng hay”.
|
The United States has thus at least begun to address the
anxieties of TPP skeptics. But a bigger problem remains. In the age of the
Internet, rumors about provisions within the agreement can quickly spark
worldwide resistance. More transparency and better information about the
negotiating process could help counter such rumors. And although the United
States and its partners have been receptive to presentations from interested
individuals and groups, they have not fully opened the process to the public,
fueling legitimate concerns about the ultimate shape of the agreement. In
January, for example, Gary Horlick, a prominent trade lawyer and former U.S.
trade official, described the TPP process as “the least transparent trade
negotiation I have ever seen.” Although Kirk, the U.S. trade representative,
has called the negotiations “the most open, transparent process ever,” his
team has presented very little of the U.S. position to the public or even to
interested parties not officially involved in TPP discussions.
|
Như vậy, chí ít Hoa Kỳ đã bắt đầu trả lời những quan ngại
của các người có thái độ hoài nghi đối với TPP. Nhưng một vấn đề nghiêm trọng
hơn vẫn còn tồn tại. Trong thời đại Internet, những đồn thổi về các điều
khoản trong hiệp định có thể nhanh chóng châm ngòi cho một sự phản đối đều
khắp trên thế giới. Chỉ có một đường lối minh bạch hơn và cung cấp thông tin
đầy đủ hơn về tiến trình đàm phán mới có thể chặn đứng những tin đồn như thế.
Và, mặc dù Hoa Kỳ và các quốc gia đối tác đã tỏ ra muốn tiếp thu ý kiến của
những cá nhân và tổ chức có quan tâm, nhưng các quốc gia này chưa thật sự
công khai hóa tiến trình đàm phán với đại chúng, do đó gây ra những lo lắng
chính đáng về hình thái sau cùng của hiệp định. Chẳng hạn, vào tháng Giêng,
Gary Horlick, một luật sư thương mại nổi tiếng và là cựu viên chức thương mại
Hoa Kỳ, đã mô tả tiến trình TPP là “cuộc đàm phán thương mại kém minh bạch
nhất mà tôi đã chứng kiến”. Mặc dù Kirk, đại diện thương mại Hoa Kỳ, đã gọi
các cuộc đàm phán này là “tiến trình cởi mở, minh bạch nhất từ trước đến
nay”, toán công tác của ông đã trình bày rất ít về lập trường của Mỹ trước
công chúng và thậm chí trước những tổ chức quan tâm không chính thức tham gia
các cuộc thảo luận TPP.
|
The issue came to a head this past February, when 23 U.S.
organizations representing the libraries of virtually every American research
institution and university urged the Obama administration to “mandate public
access” to the negotiation draft texts. They argued that the provisions of
the TPP “will touch every American family” and that “the enforceability and
permanence of such binding rules . . . necessitate maximal transparency.”
Days later, Senator Ron Wyden (D-Ore.) raised the request in a tense exchange
in a hearing with Kirk. Responding to the statement, Kirk said that the Obama
administration has “moved to disclose more information sooner than any
previous administration.”
|
Vấn đề này đã trở nên căng thẳng vào tháng Hai vừa qua,
khi 23 tổ chức Mỹ đại diện cho các thư viện của hầu hết mọi cơ quan nghiên
cứu và đại học Mỹ thúc đẩy chính quyền Obama “phải có chỉ thị để cho công
chúng được tự do tiếp cận” các bản thảo của cuộc đàm phán. Họ lý luận rằng
các điều khoản của TPP “sẽ ảnh hưởng đến mọi gia đình Mỹ” và rằng “khả năng
được áp dụng và tính thường trực của những luật lệ ấy… đòi hỏi tính minh bạch
tối đa”. Vài ngày sau đó, Thượng nghị sĩ Ron Wyden (Dân chủ - bang Oregon)
nêu yêu cầu này trong một cuộc trao đổi căng thẳng với Kirk. Đáp lại lời
tuyên bố của Wyden, Kirk cho rằng chính quyền Obama đã “có động thái tiết lộ
thông tin nhiều hơn và sớm hơn bất cứ một chính quyền nào trước đây”.
|
Unsatisfied with Kirk’s response, Wyden introduced
legislation that would require the disclosure of any TPP negotiating text
“not later than 24 hours after the document is shared with other parties.”
Wyden’s proposal failed to gain traction, but the clamor for more openness in
the TPP talks remains, both in the United States and abroad.
|
Không thoả mãn với câu trả lời của Kirk, Wyden đã đưa một
dự luật đòi hỏi chính quyền phải tiết lộ bất cứ một văn bản đàm phán TPP nào
“không quá 24 giờ sau khi văn bản đã được chia sẻ với các bên đàm phán khác”.
Đề nghị của Wyden không gây được ảnh hưởng, nhưng những tiếng nói ầm ỉ đòi
hỏi một sự cởi mở hơn nữa trong các cuộc đàm phán TPP vẫn còn tiếp diễn tại
Hoa Kỳ cũng như ở nước ngoài.
|
A New Kind Of Deal
If the TPP negotiations bear fruit, the United States will
become far stronger, economically and politically, over the next generation.
A deal that included Japan would essentially result in a free-trade agreement
between Washington and Tokyo, representing the long-sought “third opening” of
Japan and the affirmation of U.S. power in the Pacific region. More broadly,
the United States hopes that the TPP will cement a system of open,
interconnected trade based on mutually-agreed-on rules.
|
MỘT LOẠI HIỆP ĐỊNH
MỚI
Nếu các cuộc đàm phán TPP đạt được kết quả mong muốn, Hoa
Kỳ sẽ trở nên hùng mạnh hơn, về kinh tế lẫn chính trị, trong thế hệ tới. Một
hiệp định bao gồm cả Nhật Bản cơ bản sẽ đưa đến một hiệp định tự do mậu dịch
(FTA) giữa Washington và Tokyo, tiêu biểu cho điều mà lâu nay Mỹ vẫn tìm kiếm
là “mở cửa Nhật Bản lần thứ ba” đồng thời khẳng định quyền lực Mỹ trong khu
vực Thái Bình Dương. Nói rộng ra, Hoa Kỳ hi vọng rằng TPP sẽ gắn bó một hệ
thống mậu dịch mở, nối kết giữa các thành viên lại với nhau, đặt cơ sở trên
những luật lệ mà mọi bên đều đồng ý.
|
That is why the U.S. government hopes to complete the
broad outlines of a final deal by the end of the year. But first it must win
over domestic opposition to the TPP, especially among the country’s
automotive, insurance, and agricultural sectors. It also needs to
accommodate, wherever possible, the concerns of critics at home and abroad
about its intellectual property demands. And it must shed more light on the
negotiating process. If the Obama administration fails to take these steps,
then it may miss an opportunity to pave the way for a new kind of trade
agreement and to reaffirm its economic and political stake in the Pacific.
|
Đó là lý do tại sao chính phủ Hoa Kỳ hi vọng hoàn tất đề
cương phổ quát của một thoả thuận sau cùng vào cuối năm này. Nhưng trước
tiên, chính phủ này phải thuyết phục được lực lượng chống đối TPP ở trong
nước, đặc biệt là các khu vực kinh tế xe hơi, bảo hiểm, và nông nghiệp Mỹ.
Ngoài ra, chính phủ Hoa Kỳ cần phải hòa giải, trong bất cứ trường hợp nào nào
có thể, những lo ngại của các nhà phê bình ở trong nước cũng như ở nước ngoài
về những đòi hỏi liên quan quyền sở hữu trí tuệ. Và Hoa Kỳ phải minh bạch hóa
hơn nữa tiến trình đàm phán. Nếu chính quyền Obama không chịu đi những bước
này, thì nó có khả năng mất một cơ hội dọn đường cho một loại thỏa ước mậu
dịch mới và tái khẳng định vai trò kinh tế và chính trị của Mỹ trong khu vực
Thái Bình Dương.
|
BERNARD K. GORDON is
Professor Emeritus of Political Science at the University of New Hampshire.
He is the author of America’s Trade Follies and a forthcoming book about the
Trans-Pacific Partnership.)
|
BERNARD K. GORDON là
Giáo sư Danh dự Khoa Chính trị tại Đại học New Hampshire. Ông là tác giả cuốn
America’s Trade Follies (Những Điên rồ Mậu dịch của Mỹ) và một cuốn sách sắp
ra về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Binh Dương.
|
Translated by Trần Ngọc Cư
|
|
http://www.foreignaffairs.com/articles/137727/bernard-k-gordon/trading-up-in-asia
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Monday, July 9, 2012
Trading Up in Asia Tăng cường quan hệ mậu dịch tại châu Á
Labels:
ASEAN-ĐÔNG NAM Á
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn