MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, July 10, 2012

Remarks With Foreign Minister Pham Binh Minh After Their Meeting Phát biểu với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sau buổi họp

xxx

Remarks With Foreign Minister Pham Binh Minh After Their Meeting

Phát biểu với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sau buổi họp

US Department of State

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Remarks
Hillary Rodham Clinton
Secretary of State
Government Guest House
Hanoi, Vietnam
July 10, 2012

Phát biểu của
Ngoại Trưởng
Hillary Rodham Clinton
Nhà khách chính phủ
Hà Nội – Việt Nam
10-07-2012

FOREIGN MINISTER MINH: (In Vietnamese.)

SECRETARY CLINTON: Thank you very much, Foreign Minister Minh, for your warm welcome today. It's wonderful being back in Vietnam, and I appreciate this opportunity to reaffirm the growing and mutually beneficial partnership between our two nations.


Bộ trưởng Ngoại giao Minh: (Nói tiếng Việt).

Ngoại trưởng Clinton: Cảm ơn ông rất nhiều, Bộ trưởng Ngoại giao Minh, về sự đón tiếp nồng nhiệt của ông hôm nay. Thật là tuyệt vời khi trở lại Việt Nam, và tôi đánh giá cao cơ hội này để tái khẳng định quan hệ đối tác đang phát triển và đôi bên cùng có lợi, giữa hai nước chúng ta.

I fondly remember my first visit here in the year 2000, and it's remarkable now on my third visit as Secretary of State to see all the changes and the progress that we've made together. We're working on everything from maritime security and nonproliferation to public health and disaster relief to promoting trade and economic growth. And of course, as the Minister and I discussed, we continued to address legacy issues such as Agent Orange, unexploded ordnance, and accounting for those missing in action as well.


Tôi thích thú khi nhớ lại chuyến thăm đầu tiên của tôi đến đây hồi năm 2000, và đặc biệt đây là chuyến thăm lần thứ ba của tôi trên cương vị ngoại trưởng, để thấy tất cả các thay đổi và tiến bộ mà chúng ta cùng thực hiện với nhau. Chúng ta đang làm tất cả mọi thứ, từ an ninh hàng hải và chống phổ biến [hạt nhân], cho đến vấn đề y tế công cộng và cứu trợ thảm họa, thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế. Và dĩ nhiên, như Bộ trưởng và tôi đã thảo luận, chúng tôi tiếp tục giải quyết các vấn đề quá khứ để lại, chẳng hạn như chất độc da cam, bom mìn, cũng như tìm kiếm những người mất tích khi làm nhiệm vụ.


Vietnam has emerged as a leader in the lower Mekong region and in Southeast Asia, and the United States and Vietnam share important strategic interests. When the Foreign Minister and I travel to the ASEAN Regional Forum in Phnom Penh, we will have a chance to engage with our colleagues such as regional integration, the South China Sea, cyber security, North Korea, and the future of Burma.


Việt Nam đã nổi lên như một lãnh đạo ở khu vực hạ lưu sông Mêkông và Đông Nam Á, Hoa Kỳ và Việt Nam chia sẻ lợi ích chiến lược quan trọng. Khi Bộ trưởng Ngoại giao và tôi đi đến Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Phnom Penh, chúng tôi sẽ có cơ hội tham gia với những người đồng nhiệm, [về các vấn đề] như hội nhập khu vực, vấn đề biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam), an ninh mạng, Bắc Triều Tiên, và tương lai của Miến Điện.


The United States greatly appreciates Vietnam's contributions to a collaborative, diplomatic resolution of disputes and a reduction of tensions in the South China Sea. And we look to ASEAN to make rapid progress with China toward an effective code of conduct in order to ensure that as challenges arise, they are managed and resolved peacefully through a consensual process in accordance with established principles of international law.


Hoa Kỳ đánh giá rất cao sự đóng góp của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp bằng con đường hợp tác, ngoại giao, và giảm căng thẳng ở biển Đông và chúng tôi mong ASEAN đẩy nhanh tiến độ với Trung Quốc về một quy tắc ứng xử hữu hiệu để bảo đảm rằng, khi có những thách thức phát sinh, thì chúng bị chế ngự và giải quyết một cách hòa bình, thông qua quá trình đồng thuận, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thiết lập.


The Foreign Minister and I discussed these and many other issues, including our interest in deepening cultural, educational, and economic ties. We have a business delegation with us on this trip, and I will be meeting with them later.


Bộ trưởng Ngoại giao và tôi đã thảo luận những vấn đề này và nhiều vấn đề khác, bao gồm sự quan tâm của chúng tôi trong việc gia tăng các mối quan hệ văn hóa, giáo dục, và kinh tế. Chúng tôi có một đoàn doanh nghiệp đi cùng chúng tôi trong chuyến đi này, và tôi sẽ họp mặt với họ sau đó.

I will also help celebrate the 20th anniversary of the return of the Fulbright Program in Vietnam. Nearly 15,000 Vietnamese students study in the United States each year. They come home and contribute to Vietnam's continued development, and we are very much hoping to deepen our ties even further by sending Peace Corps volunteers to Vietnam in the near future.

Tôi cũng sẽ giúp chào mừng kỷ niệm 20 sự trở lại của Chương trình Fulbright ở Việt Nam. Gần 15.000 sinh viên Việt Nam du học ở Hoa Kỳ hàng năm. Các sinh viên này đã trở về nước và góp phần phát triển đất nước Việt Nam, và chúng tôi hy vọng rất nhiều trong việc tăng cường các mối quan hệ hơn nữa bằng cách gửi các tình nguyện viên của Tổ chức Hoà bình (Peace Corps) đến Việt Nam trong tương lai không xa.


When I visit with the American Chamber of Commerce and a number of both Vietnamese and American business leaders, we will look for ways to expand trade and investment. As the Minister and I were discussing, it has increased from practically nothing in 1995 to more than $22 billion today. In fact, in just the two years that – between now and 2010, it's grown more than 40 percent.


Khi tôi viếng thăm cùng với Phòng Thương mại Hoa Kỳ và một số lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ, chúng tôi sẽ tìm cách mở rộng thương mại và đầu tư. Khi Bộ trưởng và tôi thảo luận, thương mại đã tăng từ thực tế là con số 0 hồi năm 1995 lên tới con số hiện tại là hơn 22 tỉ đô la. Thật vậy, chỉ trong hai năm, từ năm 2010 đến nay, thương mại đã gia tăng hơn 40%.

So we're working on expanding it through a far-reaching, new regional trade agreement called the Trans-Pacific Partnership, which would lower trade barriers while raising standards on everything from labor conditions to environmental protection to intellectual property. Both of our countries will benefit. And in fact, economists expect that Vietnam would be among the countries under the Trans-Pacific Partnership to benefit the most. And we hope to finalize this agreement by the end of the year.


Cho nên chúng tôi đang làm việc để mở rộng thương mại, thông qua thỏa thuận thương mại mới trong khu vực, có ảnh hưởng sâu rộng, được gọi là Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong đó sẽ hạ thấp các rào cản thương mại, trong khi nâng cao tất cả các tiêu chuẩn, từ điều kiện lao động cho đến bảo vệ môi trường, đến quyền sở hữu trí tuệ. Cả hai nước chúng ta sẽ được hưởng lợi. Thật vậy, các kinh tế gia hy vọng rằng Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Và chúng tôi hy vọng sẽ hoàn tất thỏa thuận này vào cuối năm nay.


Higher standards are important, because if Vietnam is going to continue developing and transition to an innovative entrepreneurial economy for the 21st century, there will have to be more space created for the free exchange of ideas, to strengthen the rule of law, and respect the universal rights of all workers, including the right to unionize.


Nâng cao các tiêu chuẩn thì rất quan trọng, bởi vì nếu Việt Nam tiếp tục phát triển và chuyển sang một nền kinh tế kinh doanh sáng tạo cho thế kỷ 21, sẽ có nhiều không gian được tạo ra cho tự do trao đổi ý tưởng, tăng cường pháp trị và tôn trọng các quyền phổ quát của tất cả các công nhân, gồm cả quyền thành lập và tham gia công đoàn.


I want to underscore something I said in Mongolia yesterday. I know there are some who argue that developing economies need to put economic growth first and worry about political reform and democracy later, but that is a short-sided bargain. Democracy and prosperity go hand in hand, political reform and economic growth are linked, and the United States wants to support progress in both areas.


Tôi muốn nhấn mạnh điều mà hôm qua tôi đã nói ở Mông Cổ. Tôi biết có một số người lập luận rằng, phát triển kinh tế cần phải đặt tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu, còn lo nghĩ về cải cách chính trị và dân chủ thì hãy để sau, nhưng đó là một kiểu mặc cả thiển cận. Dân chủ và thịnh vượng đi đôi với nhau, cải cách chính trị và tăng trưởng kinh tế liên quan với nhau, và Hoa Kỳ mong muốn hỗ trợ sự phát triển trong cả hai lĩnh vực này.


So I also raised concerns about human rights, including the continued detention of activists, lawyers, and bloggers, for the peaceful expression of opinions and ideas. In particular, we are concerned about restrictions on free expression online and the upcoming trial of the founders of the so-called Free Journalists Club. The Foreign Minister and I agreed to keep talking candidly and to keep expanding our partnership.


Cho nên tôi cũng lo ngại về vấn đề nhân quyền, bao gồm việc tiếp tục giam giữ các nhà hoạt động, các luật sư và các blogger phát biểu ý kiến ôn hòa. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm về các hạn chế tự do ngôn luận trên mạng, và phiên tòa sắp diễn ra để xử những người sáng lập [nhóm] được gọi là Câu Lạc bộ Nhà Tự do. Bộ trưởng Ngoại giao và tôi đã đồng ý tiếp tục nói chuyện thẳng thắn và tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác.


So again, Minister Minh, let me thank you for your hospitality and thank you for coming back from Cambodia to meet with me. I greatly appreciate that effort that you made, and we look forward to continuing both our bilateral and regional cooperation.


Cho nên, một lần nữa, Bộ trưởng Minh, cho tôi cảm ơn sự hiếu khách của ông và cảm ơn ông đã từ Cambodia trở về để gặp tôi. Tôi đánh giá rất cao nỗ lực đó của ông, và chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác song phương và hợp tác trong khu vực [với Việt Nam].

MODERATOR: (In Vietnamese.)

QUESTION: (In Vietnamese.)

FOREIGN MINISTER MINH: (In Vietnamese.)

MODERATOR: (In Vietnamese.)


Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).

Hỏi: (Bằng tiếng Việt).

Bộ trưởng Minh: (Nói tiếng Việt).

Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).


QUESTION: Thanks very much. Madam Secretary, Egypt's highest court and its top generals rejected President Morsi's call to reconvene parliament, and that's setting them on a direct collision course. What do you think this does to the political stability in Egypt? And do you view that as a matter of a power grab or a defense of democracy?


Câu hỏi: Cám ơn bà rất nhiều. Bà Ngoại trưởng, tòa án tối cao Ai Cập và các tướng lĩnh cao cấp ở đó đã bác bỏ lời kêu gọi tái triệu tập quốc hội của Tổng thống Morsi, và điều đó sẽ đặt họ vào một cuộc xung đột trực tiếp. Bà nghĩ, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự ổn định chính trị ở Ai Cập? Bà có xem đó như là một vấn đề thu tóm quyền lực hay là sự bảo vệ nền dân chủ?


SECRETARY CLINTON: Well, first, I think it is important what is happening into context. There was a largely peaceful revolution, competitive elections, and now there is an elected president, the first ever in Egypt's very long history, and the United States remains committed to working with Egypt, both the government and civil society to assist it in completing a democratic transition, in particular, dealing with a lot of the difficult economic and security issues that the new government will have to face. But I think it's important to underscore that democracy is not just about elections. It is about creating a vibrant, inclusive political dialogue, listening to civil societies, having good relations between civilian officials and military officials where each is working to serve the interests of the citizens, and democracy really is about empowering citizens to determine the direction of their own country.

Ngoại trưởng Clinton: Vâng, trước tiên, tôi nghĩ những gì đang xảy ra trong bối cảnh hiện nay thì rất quan trọng. Có một cuộc cách mạng khá yên bình, một cuộc bầu cử cạnh tranh, và bây giờ có một cuộc bầu cử tổng thống, rất lâu mới có cuộc bầu cử đầu tiên trong lịch sử ở Ai Cập, và Hoa Kỳ vẫn cam kết làm việc với Ai Cập, với chính quyền và xã hội dân sự để hỗ trợ nước này trong việc hoàn thành quá trình chuyển đổi qua dân chủ, đặc biệt, đối phó với rất nhiều vấn đề khó khăn về an ninh và kinh tế mà chính phủ mới sẽ phải đối mặt. Nhưng tôi nghĩ, điều quan trọng là nhấn mạnh rằng, dân chủ không phải chỉ là các cuộc bầu cử, mà là việc tạo ra một cuộc đối thoại chính trị toàn diện, đầy hứng thú, lắng nghe các xã hội dân sự, có quan hệ tốt đẹp giữa các quan chức dân sự và các quan chức quân sự, nơi mà mỗi nhóm người làm việc để phục vụ cho lợi ích của công dân, và dân chủ thực sự là việc trao quyền cho công dân của mình để xác định hướng đi của đất nước.


And I’m well aware that change is difficult. It's not going to happen quickly. We've seen over the last few days that there's a lot of work ahead of Egypt to keep this transition on course, and we urge that there be intensive dialogue among all of the stakeholders in order to ensure that there is a clear path for them to be following and that the Egyptian people get what they protested for and what they voted for, which is a fully elected government making the decisions for the country going forward. And the United States has been a partner with Egypt for a long time. We want to continue to work with them to promote regional stability, to prevent conflict, to try to protect our mutual interests in the region. The relationship is important to us. It's also important to Egypt's neighbors.


Và tôi cũng nhận thấy rằng thay đổi thì khó khăn. Thay đổi sẽ không xảy ra cách nhanh. Chúng tôi thấy, trong vài ngày qua có rất nhiều việc ở Ai Cập đang đi về phía trước để giữ cho quá trình chuyển tiếp này đi đúng hướng, và chúng tôi mong rằng có sự đối thoại chuyên sâu giữa tất cả các bên có liên quan để bảo đảm rằng, có một con đường rõ ràng để họ đi theo và những người dân Ai Cập được hưởng những gì mà họ mong đợi khi xuống đường và những gì họ đã bầu chọn, là một chính phủ hoàn toàn được bầu, ra quyết định cho đất nước để đi về phía trước. Và Hoa Kỳ là một đối tác với Ai Cập trong một thời gian dài. Chúng tôi muốn tiếp tục làm việc với họ để thúc đẩy sự ổn định trong khu vực, ngăn ngừa xung đột, cố gắng bảo vệ lợi ích chung trong khu vực. Mối quan hệ với Ai Cập thì quan trọng đối với chúng tôi. Nó cũng quan trọng đối với các nước láng giềng của Ai Cập.


So I look forward to meeting with and talking to President Morsi and other leading Egyptian officials along with representatives from a broad cross section of Egyptian society when I'm in Egypt this weekend to hear their views. But we strongly urge dialogue and a concerted effort on the part of all to try to deal with the problems that are understandable but have to be resolved in order to avoid any kind of difficulties that could derail the transition that is going on.


Cho nên tôi mong được gặp và nói chuyện với Tổng thống Morsi và các quan chức hàng đầu khác của Ai Cập, cùng với những người đại diện từ một bộ phận rộng lớn của xã hội Ai Cập khi tôi tới Ai Cập cuối tuần này, để lắng nghe các quan điểm của họ. Tuy nhiên, chúng tôi yêu cầu đối thoại và một nỗ lực phối hợp tất cả các nhóm để cố gắng đối phó với những vấn đề có thể hiểu được, nhưng phải được giải quyết để tránh bất kỳ trở ngại nào có thể làm hỏng quá trình chuyển đổi đang diễn ra.


MODERATOR: (In Vietnamese.)

QUESTION: (In Vietnamese.)

MODERATOR: That's a question for you.


Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).

Hỏi: (Bằng tiếng Việt).

Người điều khiển: Câu hỏi đó dành cho bà.


SECRETARY CLINTON: Is it for me? Ah. (Laughter.) I'm sorry. I didn't realize that. As we discussed, I have worked very hard to make sure that the United States is addressing the Agent Orange issue. It is a legacy issue that we are – we remain concerned about, and we have increased our financial commitment to dealing with it. The Minister and I discussed consulting on having a long-term plan so that we can look not just from year to year, but into the future to try to determine the steps that we can both take. The Minister also mentioned the idea of getting the private sector involved in remediation efforts, and we will certainly explore that as part of this ongoing discussion.


Ngoại trưởng Clinton: Dành cho tôi à? (Cười). Xin lỗi, tôi đã không nhận ra. Như chúng tôi thảo luận, tôi đã làm việc rất nhiều để bảo đảm rằng Hoa Kỳ đang giải quyết vấn đề chất độc da cam. Đó là một vấn đề quá khứ để lại mà chúng tôi vẫn quan tâm, và chúng tôi đã gia tăng cam kết tài chính của chúng tôi để giải quyết vấn đề đó. Bộ trưởng [Minh] và tôi đã thảo luận ý kiến về một kế hoạch dài hạn để chúng tôi không chỉ xem xét mỗi năm, mà nhìn vào tương lai để cố gắng xác định các bước mà cả hai nước có thể thực hiện. Bộ trưởng cũng đã đề cập đến ý kiến đưa thành phần tư nhân tham gia vào nỗ lực khắc phục hậu quả, và chúng tôi chắc chắn sẽ khảo sát ý kiến đó khi phần thảo luận này diễn ra.


And then with respect to missing in action accounting, the United States greatly appreciates Vietnam's cooperation over more than two decades in our efforts to account for missing U.S. personnel. In fact, we began that effort even before we established formal diplomatic relations back in 1995. When I visited with my husband when he came as President in 2000, we went out and saw the work of the joint American-Vietnamese teams, and I was deeply moved by that. And we want to continue that work. It's work that we believe very strongly in. Through these efforts, we've repatriated and identified nearly 700 Americans. But nearly 1,300 personnel remain missing, and when Secretary Panetta was here, Vietnam announced that it would open areas that had previously been restricted, and we're very appreciative of that. And we want to do more to help Vietnam recover their missing as well. So there's a lot for us to be doing, and we want to be as focused in the follow-up as possible.


Liên quan đến vấn đề những người mất tích khi làm nhiệm vụ, Hoa Kỳ rất cảm kích sự hợp tác của Việt Nam hơn hai thập kỷ qua, trong nỗ lực giải quyết các quân nhân Hoa Kỳ mất tích. Thật ra, chúng tôi bắt đầu nỗ lực đó trước khi chúng tôi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm 1995. Khi tôi cùng với chồng tôi đến thăm [Việt Nam] năm 2000, khi ông ấy còn làm tổng thống, chúng tôi đã thấy công việc mà các đội Mỹ-Việt cùng thực hiện chung, và tôi vô cùng xúc động về điều đó. Và chúng tôi muốn tiếp tục công việc đó. Đó là công việc mà chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ. Thông qua những nỗ lực này, chúng tôi đã xác định được và đưa về nước gần 700 người Mỹ. Nhưng vẫn còn gần 1.300 quân nhân mất tích, và khi Bộ trưởng [Quốc phòng] Panetta đến đây, Việt Nam đã thông báo sẽ mở các khu vực mà trước đây bị hạn chế, và chúng tôi rất cảm kích về điều này. Chúng tôi cũng muốn làm nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam lấy lại  những gì đã mất, có rất nhiều điều để chúng tôi làm, và chúng tôi muốn tập trung làm tiếp những điều đang làm khi có thể được.


MODERATOR: (In Vietnamese.)

QUESTION: Thank you, Madam Secretary. Brad Klapper from AP. You'll be going as well to Israel next week and – in another effort to promote peace efforts. At the same time, the Palestinian Prime Minister has – Palestinian President has approved the exhumation of former leader Yasser Arafat amid claims that he may have been poisoned by Israel. In this kind -- is this kind of atmosphere conducive to any progress on peace? And if there were any evidence uncovered to suggest or even create more suspicion regarding Arafat's death, what would that mean for peace efforts? Thank you.


Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).

Câu hỏi: Cảm ơn bà, thưa bà, tôi là Brad Klapper từ AP. Bà cũng sẽ đi Israel tuần tới và trong một nỗ lực để thúc đẩy hòa bình. Cùng lúc, Thủ tướng Palestine – Tổng thống Palestine đã chấp thuận khai quật cựu lãnh đạo Yasser Arafat, trong lúc có các tuyên bố rằng ông ấy có thể đã bị Israel đầu độc. Trong bầu không khí này, liệu có lợi cho bất kỳ tiến bộ hòa bình nào không? Và nếu có tìm ra bất kỳ bằng chứng nào, hoặc thậm chí tạo thêm nghi ngờ về cái chết của Arafat, sẽ có ý nghĩa gì cho những nỗ lực hòa bình? Cảm ơn bà.


SECRETARY CLINTON: Well, Bradley, I'm not going to answer a string of hypotheticals. Nobody can predict what may or may not come of such action. I'll be going to Israel to discuss a broad range of issues that are of deep concern to Israel, to the United States, and to the region and certainly the ongoing efforts to create a conducive environment for the peace processes among them. But it's not the only important matter on our agenda. But I think that we are not going to be responding to the rumors or the suppositions that others are making. I will await whatever investigation is carried out. But I also look forward to continuing my dialogue with the Palestinians. As you know, I met with President Abbas in Paris a few days ago. I look forward to seeing other Palestinian leaders as well. So I think there is a broad discussion that is important for us to have without in any way prejudging the outcome of any individual issue.


Ngoại trưởng Clinton: Vâng, Bradley, tôi sẽ không trả lời câu hỏi nào liên quan đến các giả thuyết. Không ai có thể tiên đoán điều gì có thể hoặc không thể xảy ra về hành động như thế. Tôi sẽ đi đến Israel để thảo luận về một loạt các vấn đề mà Israel, Hoa Kỳ, và các nước trong khu vực quan tâm sắc, và chắc chắn các nỗ lực liên tục để tạo ra một môi trường thuận lợi cho quá trình hòa bình đó. Nhưng đó không phải là vấn đề quan trọng duy nhất trong chương trình nghị sự của chúng tôi. Tôi nghĩ rằng, chúng tôi sẽ không trả lời các tin đồn hoặc các giả thuyết mà những người khác đang thực hiện. Tôi sẽ chờ bất cứ cuộc điều tra nào được thực hiện. Nhưng tôi cũng mong muốn tiếp tục đối thoại với người Palestine. Như ông biết, tôi đã gặp Tổng thống Abbas ở Paris vài ngày trước. Tôi cũng mong gặp các nhà lãnh đạo Palestine khác. Nên tôi nghĩ rằng, có một cuộc thảo luận rộng rãi, quan trọng đối với chúng tôi, mà không có cách nào để đoán trước kết quả của bất kỳ vấn đề cá nhân nào.


MODERATOR: (In Vietnamese.)

FOREIGN MINISTER MINH: Thank you.

SECRETARY CLINTON: Thank you.

Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).

Bộ trưởng Minh: Cám ơn bà.

Ngoại trưởng Clinton: Cảm ơn ông.

Translated by Dương Lệ Chi



http://www.state.gov/secretary/rm/2012/07/194766.htm


Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại buổi họp báo

 
U.S. Secretary of State Hillary Clinton and Vietnam’s Foreign Minister Pham Binh Minh at a press conference
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại buổi họp báo


Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton phát biểu tại buổi họp báo


U.S. Secretary of State Hillary Clinton stated at a press conference
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton phát biểu tại buổi họp báo

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

US Secretary of State Hillary Clinton and Foreign Minister Pham Binh Minh.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.



Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại buổi hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh

US Secretary of State Hillary Clinton in talks with Foreign Minister Pham Binh Minh
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại buổi hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh

Toàn cảnh buổi hội đàm

Overview of the talks

Toàn cảnh buổi hội đàm

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đón Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton

 
Foreign Minister Pham Binh Minh welcomed Secretary of State Hillary Clinton

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đón Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh  
 
After the talks, U.S. Secretary of State Hillary Clinton visited the Foreign Trade University and met with alumni groups of Educational Exchange Program on the occasion of the 20th anniversary of the Fulbright Scholarship Program by Government of the United States in Vietnam.


Sau khi kết thúc buổi hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đã thăm Trường Đại học Ngoại thương và gặp gỡ nhóm cựu sinh viên Chương trình Trao đổi Giáo dục nhân kỷ niệm 20 năm Chương trình Học bổng Fulbright của Chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton dự Lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình học bổng Fulbright của Chính phủ Hoa Kỳ tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội

U.S. Secretary of State Hillary Clinton at the celebrations for the 20th anniversary of the Fulbright Program by United States Government at the University of Foreign Trade, Hanoi

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton dự Lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình học bổng Fulbright của Chính phủ Hoa Kỳ tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội

 Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton nói chuyện với cựu sinh viên chương trình Fulbright và sinh viên Đại học Ngoại thương.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton nói chuyện với cựu sinh viên chương trình Fulbright và sinh viên Đại học Ngoại thương.
 Bộ trưởng Hillary Clinton và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã chứng kiến lễ ký kết giữa GE (General Electric) và Tổng công ty truyền tải điện quốc gia

Hillary Clinton and Vietnam's Deputy Minister of Foreign Affairs Nguyen Phuong Nga witnessed the signing ceremony between GE (General Electric) and Corporations national electricity transmission
Bộ trưởng Hillary Clinton và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã chứng kiến lễ ký kết giữa GE (General Electric) và Tổng công ty truyền tải điện quốc gia

 Bộ trưởng Hillary Clinton ký tên tặng độc giả
Secretary Hillary Clinton gave her readers her autographs
Hillary Clinton ký tên tặng độc giả



    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.
 
Prime Minister Nguyen Tan Dung and Secretary of State Hillary Clinton.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.

  Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trao đổi với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Prime Minister Nguyen Tan Dung and Secretary of State Hillary Clinton.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton
Prime Minister Nguyen Tan Dung and Secretary of State Hillary Clinton.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton giới thiệu các thành viên trong đoàn
Secretary of State Hillary Clinton introduced US members
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton giới thiệu các thành viên trong đoàn


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định hai bên cần tiếp tục nỗ lực tăng cường quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.



Prime Minister Nguyen Tan Dung and Secretary of State Hillary Clinton.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng 
tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton
General Secretary Nguyen Phu Trong welcomed Secretary of State Hillary Clinton
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton
General Secretary Nguyen Phu Trong welcomed Secretary of State Hillary Clinton
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton.
General Secretary Nguyen Phu Trong welcomed Secretary of State Hillary Clinton
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; khẳng định coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng của Việt Nam.
General Secretary Nguyen Phu Trong welcomed Secretary of State Hillary Clinton
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn