MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, July 15, 2012

Asian Leaders at Regional Meeting Fail to Resolve Disputes Over South China Sea Lãnh đạo châu Á tại hội nghị khu vực không giải quyết được tranh chấp biển Đông






China's foreign minister, Yang Jiechi, at the conference of the Association of Southeast Asian Nations in Phnom Penh on Thursday.

Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì, tại hội nghị của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại Phnom Penh hôm thứ Năm.
Asian Leaders at Regional Meeting Fail to Resolve Disputes Over South China Sea

Lãnh đạo châu Á tại hội nghị khu vực không giải quyết được tranh chấp biển Đông

By JANE PERLEZ
New York Times, July 12, 2012

JANE PERLEZ
New York Times, July 12/7/2012

PHNOM PENH, Cambodia — Disputes in the strategically important South China Sea proved so contentious here  that an annual regional gathering  has ended without even a basic diplomatic communiqué, which appeared to have been blocked by China.

PHNOM PENH, Campuchia — Các tranh chấp trên biển Đông, vùng biển có tầm quan trọng chiến lược, cho thấy rất dễ gây bất đồng tại đây khi cuộc họp khu vực hàng năm [Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN] kết thúc mà không hề có thông cáo chung, hình như điều này đã bị Trung Quốc ngăn chặn.


The host for the conference of the Association of Southeast Asian Nations, Cambodia, a close ally of China, refused to play the customary role of seeking agreement among the 10 participating countries, thus undermining the possibility of an accord,  a senior diplomat from the association said Thursday.


Chủ trì hội nghị này của ASEAN là Campuchia, một đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã từ chối đóng vai trò theo thông lệ là tìm kiếm sự đồng thuận từ 10 quốc gia thành viên, do vậy làm hủy hoại khả năng thống nhất lập trường trong khối, một quan chức ngoại giao cao cấp của hiệp hội này cho biết hôm thứ Năm.


“China bought the chair, simple as that,” said the diplomat, who declined to be identified publicly according to usual protocol. The diplomat pointed to an article on Thursday by China’s state news agency, Xinhua, in which the country’s foreign minister, Yang Jiechi, was quoted as thanking Cambodia’s prime minister for supporting China’s “core interests.”


“Trung Quốc đã mua đứt chiếc ghế [Camphuchia], đơn giản là thế”, đó là nhận xét của nhà ngoại giao, người từ chối công khai danh tính theo nghi thức ngoại giao thông thường. Vị này cũng chỉ rõ một bài viết hôm thứ Năm đăng trên Tân Hoa xã, thông tấn xã của nhà nước Trung Quốc, theo đó bộ trưởng ngoại giao nước này, Dương Khiết Trì, được trích lời bày tỏ cám ơn thủ tướng Campuchia vì ủng hộ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.


Secretary of State Hillary Rodham Clinton, who met with foreign ministers at the conference of the Southeast Asian group, said in remarks clearly aimed at China that it was important that the disputes be resolved “without coercion, without intimidation, without threats and without use of force.”


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton, người đã có cuộc gặp với các vị đồng nhiệm khối ASEAN tại hội nghị, đã đưa ra nhận định rất rõ nhằm vào Trung Quốc: điều quan trọng là các tranh chấp phải được giải quyết trên tinh thần “không chèn ép, không dọa nạt, không đe dọa, và không sử dụng vũ lực”.


A last-ditch effort  to reach agreement on a watered-down communique failed after Cambodia, backed by China, refused to agree, the senior diplomat said. The foreign ministers of Indonesia and Singapore tried to persuade the Cambodian foreign minister, Hor Nam Hong, to go along with a compromise, the diplomat said. But the Cambodian declined, saying it was a “matter of principle” for the association not to take sides in bilateral disputes. 


Theo tiết lộ của nhà ngoại giao cao cấp nói trên, cố gắng cuối cùng nhằm đạt sự đồng thuận về bản thông cáo chung có lời lẽ nhẹ nhàng hơn đã thất bại sau khi Campuchia, vốn được Trung Quốc chống lưng, tỏ ra không đồng ý. Vị này cũng cho hay các ngoại trưởng Indonesia và Singapore đã cố thuyết phục ngoại trưởng Campuchia Hor Nam Hong theo hướng thỏa hiệp. Nhưng quan chức Campuchia này đã bác bỏ, cho rằng đây là “vấn đề mang tính nguyên tắc” đối với hiệp hội ASEAN, là không đứng về bất cứ bên nào trong những tranh chấp song phương.


Vietnam and the Philippines, the two nations with the current disputes with China over the South China Sea, had agreed to the compromise, the diplomat said.   After some additional efforts at persuasion by the Singaporean and Indonesian foreign ministers, the Cambodian picked up his papers, and stormed out of the room, the diplomat said.


Cũng theo nhà ngoại giao này, Việt Nam và Philippines, hai quốc gia hiện đang có tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc, đã đồng ý đi đến thỏa hiệp [về bản thông cáo chung]. Sau khi ngoại trưởng Singapore và Indonesia gia tăng nỗ lực thuyết phục, vị đồng nhiệm phía Campuchia đã cầm lấy giấy tờ và giận dữ bỏ ra khỏi phòng họp.


The influence of China, which was represented here by Mr. Yang, hung over the behind-the-scenes deliberations on the South China Sea in many respects, dividing countries that are beholden to China and those that are willing to stand up to the Chinese.


Ảnh hưởng của Trung Quốc, với đại diện tại hội nghị là ông Dương Khiết Trì, đã tạo mối bận tâm đối với những toan tính phía sau hậu trường ở nhiều phương diện trên bàn cờ biển Đông, gây chia rẽ giữa nhóm nước đang “mang ơn” Trung Quốc và nhóm nước đang sẳn sàng đương đầu với Trung Quốc.


Cambodia receives large amounts of assistance from Beijing, including new military aid that it got a few months ago.


Campuchia nhận sự trợ giúp rất lớn từ Bắc Kinh, bao gồm khoản viện trợ quân sự mới toanh mà quốc gia này nhận được chỉ cách đây ít tháng.


Indonesia, which has no territorial claims in the South China Sea, tried to forge a last-minute consensus at the meeting but without success. The Indonesian foreign minister, Marty Natalegawa, praised Mrs. Clinton for “showing interest but giving space” in the effort to reach an agreement.


Indonesia, nước không có yêu sách lãnh thổ trên biển Đông, đã cố gắng tạo nên sự đồng thuận tại hội nghị vào phút chót, nhưng không thành công. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa khen bà Clinton vì “đã thể hiện sự quan tâm nhưng cũng tạo bầu không khí cần thiết” trong nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận.


The Foreign Ministers of Indonesia and Singapore tried to persuade the Cambodian Foreign Minister, Hor Nam Hong, to go along with a compromise, the diplomat said. But the Cambodian declined, saying it was a “matter of principle” for the association not to take sides in bilateral disputes. 


Các Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia và Singapore đã cố gắng thuyết phục Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Campuchia, Hor Nam Hong, để đi cùng với một sự thỏa hiệp, nhà ngoại giao cho biết. Tuy nhiên, Campuchia từ chối, nói rằng đó là một "vấn đề nguyên tắc" cho các hiệp hội không đứng về bên nào trong tranh chấp song phương.



Territorial disputes in the South China Sea have increased in the last several months between the Philippines and China, and between Vietnam and China. One conflict, which lasted for months, involved a standoff between lightly armed vessels belonging to China and to the Philippines at the Scarborough Shoal off the coast of the Philippines. Another dispute centered on a law enacted in Vietnam claiming sovereignty over the Paracel and Spratly Islands, which China also claims.


Tranh chấp lãnh hải trên biển Đông đã leo thang trong vài tháng qua giữa Trung Quốc với Philippines, và giữa Việt Nam với Trung Quốc. Phải kể đến cuộc xung đột kéo dài hàng tháng nay, liên quan đến cuộc giằng co giữa các tàu vũ trang hạng nhẹ của Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough, ngoài khơi bờ biển Philippines. Một tranh cãi khác [giữa Trung Quốc và Việt Nam] tập trung vào Luật Biển vừa được Việt Nam thông qua, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi Trung Quốc cũng có yêu sách chủ quyền.


As the long-dominant United States and the fast-growing China both seek to increase their naval power in the Asia-Pacific region, the disputes have become more threatening.


Khi Mỹ, siêu cường giữ ưu thế vượt trội từ lâu và Trung Quốc, quốc gia đang vươn lên nhanh chóng theo đuổi sự tăng cường sức mạnh hải quân trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, những tranh chấp này đã trở thành nguy cơ đe dọa nhiều hơn.


China has repeatedly told American diplomats that the energy-rich South China Sea is none of Washington’s business.


Trung Quốc nhắc đi nhắc lại với giới chức ngoại giao Mỹ rằng vùng biển Đông giàu năng lượng không phải là công việc của Washington.


But the Obama administration has made clear that freedom of navigation is at stake in one of the world’s most important bodies of water for commerce.


Nhưng chính quyền Obama nêu rõ quyền tự do đi lại đang bị đe dọa tại một trong các vùng biển quan trọng nhất thế giới về mặt thương mại.


In her statement to the news media, Mrs. Clinton said, “The United States is a resident Pacific power,” a term intended to signal to China and the countries of the region that the United States is staying, and even increasing its presence.


Trong tuyên bố với giới truyền thông, bà Clinton khẳng định “Mỹ vẫn luôn là một cường quốc Thái Bình Dương”, một cụm từ nhằm đưa ra tín hiệu với Trung Quốc và các nước trong vùng, rằng Mỹ đang tiếp tục ở lại, và thậm chí đang gia tăng sự hiện diện của mình trong khu vực.


“No nation can fail to be concerned by the increase in tensions, the uptick in confrontational rhetoric and disagreement over resource exploitation,” Mrs. Clinton said.


“Không nước nào có thể cho rằng mình không liên quan đến sự gia tăng căng thẳng, cũng như hiện tượng châm thêm những lời lẽ đối đầu và bất đồng chung quanh vấn đề khai thác tài nguyên”, bà Clinton nhấn mạnh.


“We have seen worrisome instances of economic coercion and the problematic use of military and government vessels in connection with disputes among fishermen,” she said. The mention of economic coercion appeared to be a reference to China’s decision to stop importing Philippine bananas and to clamp down on Chinese tourist groups.


Bà nói, “chúng ta đã nhìn thấy một số trường hợp chèn ép về mặt kinh tế đáng quan ngại, và việc sử dụng lập lờ các tàu quân sự và tàu chính phủ can thiệp vào tranh chấp giữa các ngư dân trên biển”. Sự đề cập tình trạng chèn ép kinh tế có vẻ ám chỉ quyết định của Trung Quốc ngưng nhập khẩu chuối của Philippines và đình chỉ các đoàn khách du lịch Trung Quốc [đến Philippines].


China has made clear that it wants to deal with the South China Sea disputes with each country individually, and not through any regional forum. That stance has made the future of a code of conduct to resolve disputes in the South China Sea unclear.


Trung Quốc tuyên bố rõ họ muốn giải quyết tranh chấp biển Đông với từng quốc gia riêng lẻ, chứ không phải qua bất kỳ diễn đàn khu vực nào. Lập trường này đã làm cho tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử (COC) nhằm giải quyết  các tranh chấp trên biển Đông trở nên mờ mịt.

Asian diplomats said Thursday that the main elements of a code of conduct, which the United States has urged the Southeast Asian group to adopt, had been agreed upon at this week’s gathering. The diplomats declined to specify the content of the proposed code.

Giới ngoại giao các nước châu Á cho biết hôm thứ Năm rằng, các yếu tố chính của Bộ Quy tắc Ứng xử biển Đông mà Mỹ vẫn thúc giục nhóm các nước Đông Nam Á thực hiện, đã được các nước đồng ý tại cuộc họp tuần này. Giới ngoại giao từ chối nêu rõ nội dung của Bộ quy tắc dự kiến.


The spokesman for China’s Ministry of Foreign Affairs has repeatedly said that China is willing to discuss a code of conduct only “when conditions mature.”


Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc lập lại tuyên bố Trung Quốc sẽ sẳn sàng thảo luận về COC chỉ khi “các điều kiện chín muồi”.

Last Sunday, Mrs. Clinton began a tour of Asia that is intended to show that the administration’s shift to that region reaches beyond military engagement.

Chủ nhật vừa qua, bà Clinton đã bắt đầu chuyến công du đến châu Á, chuyến đi nhằm biểu thị sự chuyển hướng của chính phủ Mỹ đối với khu vực này còn vượt xa hơn cả sự can dự về mặt quân sự.


The trip drew negative coverage in the Chinese press on Thursday. People’s Daily wrote that a trade agreement that Washington is seeking, called the Trans-Pacific Partnership, which excludes China, was an effort to weaken Asian integration. China Business News referred to “those hyping up the South China Sea issue,” a veiled reference to the United States.


Chuyến đi của bà Clinton đã thu hút làn sóng đưa tin tiêu cực trên báo chí Trung Quốc từ hôm thứ Năm. Tờ Nhân dân Nhật báo viết rằng, hiệp định thương mại mà Washington đang theo đuổi, gọi là Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, không bao gồm Trung Quốc, là nỗ lực làm suy yếu sự hội nhập của các nước châu Á. Tờ China Business News đề cập “những nước đang thổi phồng vấn đề biển Đông”, một sự ám chỉ úp mở với Mỹ.


The meeting here was held in a white-pillared conference hall, called the Peace Palace, that was built for the occasion by the Chinese government. When a Cambodian reporter asked Mrs. Clinton about American assistance to Cambodia, she made a reference to the difference between Chinese aid and that provided by the United States.


Cuộc họp được tổ chức trong một đại sảnh hội nghị với những hàng cột màu trắng, mang tên Cung Điện Hòa Bình, được chính phủ Trung Quốc đứng ra xây dựng phục vụ cho sự kiện này. Khi một phóng viên Campuchia hỏi bà Clinton về sự giúp đỡ của Mỹ dành cho nước này, bà viện dẫn sự khác nhau giữa viện trợ của Trung Quốc và của Mỹ.


“We can’t point to a big building,” she said, indicating that American aid was directed at feeding people in need, ensuring the survival of women who give birth and trying to improve people’s lives, especially those of children.
“Chúng tôi không thể nhắm đến việc xây dựng tòa nhà to lớn nào đó”,  bà cho biết viện trợ của Mỹ là nhằm giúp những người dân Campuchia đang trong hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo sức khỏe của các bà mẹ, cố gắng cải thiện cuộc sống người dân, đặc biệt là trẻ em.




http://www.nytimes.com/2012/07/13/world/asia/asian-leaders-fail-to-resolve-disputes-on-south-china-sea-during-asean-summit.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn