MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, May 24, 2012

WHY DO ECONOMIES STOP GROWING Tại sao các nền kinh tế ngừng tăng trưởng?


 
WHY DO ECONOMIES STOP GROWING

Tại sao các nền kinh tế ngừng tăng trưởng?
Michael Spence

Michael Spence
Michael Spence, a Nobel laureate in economics, is currently Chairman of the Commission on Growth and Development, an international body charged with charting opportunities for global economic growth

Giáo sư Michael Spence, từng đoạt giải Nobel Kinh tế và là trưởng khoa Kinh doanh đại học Harvard, là chủ tịch ủy ban Tăng trưởng và phát triển, một cơ quan quốc tế có trách nhiệm tìm kiếm cơ hội tăng trưởng kinh tế toàn cầu.


MILAN – Over the years, advanced and developing countries have experimented, sometimes deliberately and frequently inadvertently, with a variety of approaches to growth. Unfortunately, many of these strategies have turned out to have built-in limitations or decelerators – what one might call elements of unsustainability. And avoiding serious damage and difficult recoveries requires us to get a lot better at recognizing these self-limiting growth patterns early on.

MILAN – Trong nhiều năm, những nước tiên tiến và đang phát triển đã thí nghiệm nhiều phương thức tăng trưởng, đôi khi chủ tâm, nhưng thường là vô tình. Rủi thay, nhiều chiến lược trong số này hóa ra chứa sẵn những hạn chế hay giảm tốc – cái mà người ta có thể gọi là những yếu tố của phát triển không bền vững. Và để tránh tổn thất nghiêm trọng cùng hồi phục khó khăn, chúng ta buộc phải nhận rõ hơn ngay từ đầu những mô hình tăng trưởng tự hạn chế này.


Here are some of the items in a growing library of decelerating growth models.
In developing countries, import substitution as a way to jump-start economic diversification can work for a while; but, over time, as productivity growth lags and comparative advantage is over-ridden, growth grinds to a halt.

Đây là một số hạng mục trong vốn dữ liệu ngày càng nhiều về giảm chậm mô hình tăng trưởng.
Trong các nước đang phát triển, sự thay thế nhập khẩu như một cách khởi động đa dạng hóa kinh tế có thể đạt hiệu quả trong một thời gian; nhưng dần dần, khi sản lượng trì trệ và lợi thế cạnh tranh bị gạt sang bên, tăng trưởng dừng lại.


Small, open economies are naturally somewhat specialized, which leaves them vulnerable to shocks and volatility. But, in terms of growth and living standards, the cost of economic diversification, when implemented by protecting domestic industries from foreign competition, eventually outweighs the benefits. It is better to allow specialization, and build effective social safety nets and support systems to protect people and families during economic transitions. Such “structural flexibility” is better adapted to enabling the broad changes that rapidly evolving technological and global economic forces require.

Những nền kinh tế mở và nhỏ tự nhiên chuyên biệt hóa một chút, làm cho kinh tế dễ bị tổn thương khi có những cú sốc và bất ổn. Nhưng, đối với những tiêu chuẩn sinh hoạt và tăng trưởng, khi đa dạng hóa kinh tế được thực hiện bằng cách bảo vệ các nền công nghiệp trong nước trong cạnh tranh với nước ngoài, chi phí đa dạng hóa cuối cùng có nhiều tác dụng hơn lợi nhuận. Điều tốt hơn là cho phép chuyên biệt hóa, và xây dựng mạng lưới an toàn xã hội có hiệu quả và hỗ trợ các hệ thống bảo vệ con người và gia đình trong quá trình chuyển đổi kinh tế. “Sự linh động cơ cấu” như thế thích hợp hơn để cho phép những thay đổi rộng rãi mà những lực lượng kinh tế toàn cầu và công nghệ tiến triển nhanh chóng đòi hỏi.

Mismanagement of natural-resource wealth underpins an especially potent self-limiting pattern of growth and development. If invested in infrastructure, education, and external financial assets, natural-resource revenues can accelerate growth. But, too often, such revenues distort economic incentives, which come to favor rent-seeking and interfere with the diversification that is essential for growth.

Quản lý yếu kém nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào tạo thuận lợi cho một mô hình tăng trưởng và phát triển tự hạn chế đặc biệt lớn mạnh. Nếu được đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục và tài sản tài chính bên ngoài, lợi nhuận từ tài nguyên thiên nhiên có thể đẩy nhanh tăng trưởng. Nhưng, tình trạng diễn ra quá thường xuyên là những lợi nhuận này phá hủy động lực kinh tế, dẫn đến việc tìm kiếm thuê mướn và cản trở đa dạng hóa, vốn chủ yếu cho tăng trưởng.


More recently, many advanced countries have discovered a “new” set of growth models with built-in structural limitations: excessive private or public consumption, or both, usually accompanied and enabled by rising debt and inflated asset prices, and a corresponding decline in investment. This approach appears to work until domestic aggregate demand can no longer sustain growth and employment, at which point it ends in either gradual stagnation or a violent financial and economic crisis. (In fact, many developing countries have learned this the hard way, but the lessons seem not to have crossed over to advanced countries.)

Gần đây hơn, nhiều nước tiên tiến đã phát hiện một loạt mô hình tăng trưởng “mới” với những hạn chế cơ cấu sẵn có: tiêu thụ công hay tư quá mức, hay cả hai, thường đi kèm và được cho phép bởi nợ gia tăng và giá tài sản bị thổi phồng, và một sự sút giảm đầu tư tương ứng. Phương thức này bề ngoài có hiệu quả cho đến khi tổng cầu (aggregate demand) nội địa không còn có thể hỗ trợ tăng trưởng và việc làm, ở thời điểm mà cuối cùng dẫn đến chỗ hoặc là trì trệ hoặc là một khủng hoảng tài chính và kinh tế trầm trọng. (Thực tế, nhiều nước đang phát triển đã hiểu được điều này một cách khó khăn, nhưng những bài học có được dường như đã không thay đổi vị thế so với các nước tiên tiến).


But the opposite of the excessive-consumption model – excessive reliance on investment to generate aggregate demand – is also a self-limiting growth pattern. When the private and social returns of investment diminish too much, growth cannot be sustained indefinitely, even though rising investment rates can sustain aggregate demand for a while. Altering this growth pattern is a significant part of the challenge that China now faces.

Nhưng trái với mô hình tiêu dùng quá mức – lệ thuộc đầu tư quá mức để tạo tổng cầu - cũng là một kiểu tăng trưởng tự hạn chế. Khi lợi nhuận đầu tư của tư nhân và xã hội giảm quá nhiều, tăng trưởng không còn có thể được hỗ trợ vô hạn, mặc dù tỉ lệ đầu tư tăng có thể hỗ trợ tổng cầu trong một thời gian. Thay đổi mô hình tăng trưởng này là một phần quan trọng trong thách thức mà Trung Quốc đang đối mặt.

Rising inequality in either opportunity or outcomes (and often both) also poses threats to the sustainability of growth patterns. While people in a wide range of countries accept some degree of market-determined income variation, based on differential talents and personal preferences, there are limits. When they are breached, the typical result is a sense of unfairness, followed by resistance and, ultimately, political choices that address the inequality, though sometimes in counter-productive, growth-impeding ways.

Gia tăng bất bình đẳng hoặc là trong cơ hội hoặc là kết quả (và thường là cả hai) cũng tạo ra những mối đe dọa cho sự phát triển bền vững của các mô hình tăng trưởng. Cho người dân nhiều nước chấp nhận một mức độ thay đổi lợi nhuận nào đó do thị trường quyết định dựa vào tài năng khác biệt và ưu thế cá nhân, vẫn có những hạn chế. Khi những hạn chế bị phá vỡ, kết quả điển hình là một ý tưởng về sự bất công, theo sau là sự chống đối và cuối cùng, những chọn lựa chính trị nhằm giải quyết bất bình đẳng, cho dù đôi khi theo những cách phản tác dụng và cản trở tăng trưởng.


Perhaps the largest long-run sustainability issue concerns the adequacy of the global economy’s natural-resource base: output will more than triple over the coming two or three decades, as high-growth developing economies’ four billion people converge toward advanced-country income levels and consumption patterns. Existing economic-development strategies will require significant adaption to accommodate this kind of growth.

Có lẽ vấn đề phát triển bền vững lâu dài lớn nhất liên quan đến sự đầy đủ của nền tảng tài nguyên thiên nhiên của kinh tế toàn cầu: sản xuất sẽ tăng hơn gấp ba trong vòng hai hay ba thập niên tới; khi bốn tỉ người của các nền kinh tế đang phát triển và tăng trưởng cao cùng hướng đến các mức lợi nhuân và mô hình tiêu dùng của nước tiên tiến. Các chiến lược phát triển kinh tế hiện có sẽ đòi hỏi thích nghi đáng kể để hỗ trợ kiểu tăng trưởng này.


Some adaptation will occur naturally, as rising energy and other commodity prices generate incentives to economize or seek alternatives. But the un-priced environmental externalities – global warming and water depletion, for example – will require serious attention, not myopic, reactive mindsets and approaches.

Một sự thích nghi nào đó sẽ tự nhiên xảy ra, khi giá năng lượng và các mặt hàng hóa khác tăng lên tạo động lực khuyến khích tiết kiệm hay tìm kiếm những phương thức khác. Nhưng trạng thái bên ngoài của môi trường không có giá – ví dụ, tình trạng nóng lên toàn cầu và cạn kiệt nước – sẽ cần được lưu ý nghiêm túc, mà không phải là những thói quen và phương pháp phản ứng thiển cận.

All of these self-limiting growth patterns tend to have three things in common. First, in one or several dimensions, some part of the economy’s base of tangible, intangible, and natural-resource assets is being run down. I would include social cohesion as part of the asset base: it is the one that is depreciated by excessive inequality.


Tất cả những mô hình tăng trưởng tự hạn chế này có xu hướng có ba điểm chung. Thứ nhất, ở một hay vài phương diện, một phần nào đó của nền tảng kinh tế vô hình, hữu hình và tài sản tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt. Michael Spence kể đến sự cố kết xã hội như là một phần của nền tảng của cải: chính là cái bị mất giá bởi bất bình đẳng quá mức.


*John Maynard Keynes (1884-1946): nhà kinh tế học người Anh, sáng tạo thuyết Kinh tế học Keynes, ảnh hưởng lớn đến kinh tế học hiện đại và chính trị, cũng như chính sách tài chính của nhiều chính phủ. Một trong những ý tưởng của Keynes là ủng hộ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, giảm đi những ảnh hưởng bất lợi của suy thoái kinh tế hay bùng phát kinh tế.

Measurement issues play an important role here. It is easier to run down something that is partly invisible because it is not regularly or effectively measured. Expanded measurement of the dimensions of economic, social, and environmental performance is necessary to broaden awareness of sustainability issues. 

Những vấn đề về đo lường giữ một vai trò quan trọng ở đây. Điều dễ dàng hơn là tìm kiếm cái gì đó vốn một phần là vô hình bởi vì không được đo lường đúng đắn và thường xuyên. Mở rộng đo lường qui mô của hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường là điều cần thiết để mở rộng nhận thức về các vấn đề phát triển bền vững.

Second, unidentified self-limiting growth patterns produce very bad results. Expectations come to exceed reality, and resetting the system to a sustainable growth pattern is difficult. After all, past investment shortfalls have to be made up and future-oriented investments undertaken simultaneously – a double burden that must be borne by the current generation. An inability to resolve the distributional and fairness problem can produce gridlock, paralysis, and prolonged stagnation.

Thứ hai, các mô hình tăng trưởng tự hạn chế không rõ ràng tạo ra những kết quả rất kém. Những mong muốn sẽ vượt quá hiện thực, và điều chỉnh lại hệ thống cho một mô hình tăng trưởng bền vững là điều khó khăn. Sau cùng, hao hụt đầu tư trong quá khứ phải được thu xếp và đầu tư hướng đến tương lai đồng thời được bảo đảm – một gánh nặng kép mà thế hệ hiện tại phải chịu đựng. Nếu không có khả năng giải quyết vấn đề công bằng và phân phối, có thể tạo ra tình trạng tắt nghẽn, tê liệt và trì trệ kéo dài.

Finally, many of these flawed growth patterns involve fiscal distress. Contrary to the prevailing wisdom nowadays, some degree of Keynesian demand management in the transition to a more sustainable growth pattern is not in conflict with restoring fiscal balance over a sensible time period. On the contrary, applied both individually and together, fiscal stimulus and consolidation are necessary parts of the adjustment process.

Cuối cùng, nhiều mô hình trong số những mô hình tăng trưởng không hoàn thiện này kéo theo tình trạng kiệt quệ tài chính. Trái với cách nghĩ phổ biến hiện nay, một mức độ quản lý nhu cầu theo thuyết kinh tế của Keynes* trong quá trình chuyển đổi sang một mô hình tăng trưởng bền vững hơn sẽ không tương phản với hồi phục sự cân bằng tài chính trong một khoảng thời gian hợp lý. Ngược lại, khi được áp dụng cả cho cá nhân và tập thể, kích cầu và củng cố tài chính là những bộ phận cần thiết của quá trình điều chỉnh.

But they are not sufficient. The crucial missing pieces are a shift in the structure of accessible aggregate demand and restoration of those parts of the economy’s asset base that have been run down, implying the need for structural change and investment.
Nhưng vẫn không đủ. Những phần chủ yếu còn thiếu là một sự chuyển đổi trong cơ cấu tổng cầu có thể đạt được và sự hồi phục những phần khác trong nền tảng tài sản kinh tế đã bị cạn kiệt, hàm ý nhu cầu thay đổi cơ cấu và đầu tư.


Translated by Võ Phương

http://www.project-syndicate.org/commentary/why-do-economies-stop-growing-

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn