MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, May 26, 2012

Chinese communist leaders denounce U.S. values but send children to U.S. colleges Lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc lên án các giá trị Mỹ nhưng gửi con cái học ở các trường Hoa Kỳ




Xi Jinping is the heir apparent to lead China’s Communist Party. His daughter is at Harvard University.

Tập Cận Bình người thừa kế rõ ràng lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc có con gái theo học tại Đại học Harvard.
Chinese communist leaders denounce U.S. values but send children to U.S. colleges

Lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc lên án các giá trị Mỹ nhưng gửi con cái học ở các trường Hoa Kỳ

By Andrew Higgins and Maureen Fan, Published: May 19

Andrew Higgins và Maureen Fan
CAMBRIDGE, Mass. — When scholars gathered at Harvard last month to discuss the political tumult convulsing China’s ruling Communist Party, a demure female undergraduate with a direct stake in the outcome was listening intently from the top row of the lecture hall. She was the daughter of Xi Jinping, China’s vice president and heir apparent for the party’s top job.

CAMBRIDGE, Massachusetts – Khi các môn sinh tụ họp tại trường Harvard hồi tháng trước để thảo luận về sự hỗn loạn chính trị làm rung chuyển Đảng Cộng sản Trung Quốc, một nữ sinh kín đáo, với kết quả ảnh hưởng trực tiếp, đang chăm chú lắng nghe từ hàng ghế trên cùng của giảng đường. Cô chính là con gái của Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Trung Quốc, và là người chắc chắn sẽ nắm giữ chức vụ hàng đầu trong đảng.


Xi’s daughter, Xi Mingze, enrolled at Harvard University in 2010, under what people who know her there say was a fake name, joining a long line of Chinese “princelings,” as the offspring of senior party officials are known, who have come to the United States to study.

Con gái của Tập Cận Bình, cô Tập Minh Trạch, đã ghi danh theo học ở trường Đại học Harvard năm 2010, theo những người quen biết cô ở đó nói là tên giả, đã gia nhập vào một danh sách dài của những “thái tử đảng” Trung Quốc, là con cái của các quan chức cao cấp trong đảng được biết đến, những người đã đến Mỹ để học hành.


In some ways, the rush to U.S. campuses by the party’s “red nobility” simply reflects China’s national infatuation with American education. China has more students at U.S. colleges than in any other foreign country. They numbered 157,558 in the 2010-11 academic year, according to data compiled by the Institute of International Education — up nearly fourfold in 15 years.

Ở một khía cạnh nào đó, “giới quý tộc đỏ” của đảng đổ xô vào các trường đại học Mỹ đơn giản phản ánh sự mê tít nền giáo dục Mỹ của Trung Quốc. Trung Quốc có số sinh viên theo học tại các trường đại học ở Mỹ nhiều hơn so với bất kỳ nước nào khác. Năm học 2010-2011, con số sinh viên học ở các trường Mỹ là 157.558, theo dữ liệu thu thập của Viện Giáo dục Quốc tế, tăng gần gấp bốn lần trong 15 năm.
But the kin of senior party officials are a special case: They rarely attend state schools but congregate instead at top-tier — and very expensive — private colleges, a stark rejection of the egalitarian ideals that brought the Communist Party to power in 1949. Of the nine members of the Politburo Standing Committee, the supreme decision-making body of a Communist Party steeped in anti-American rhetoric, at least five have children or grandchildren who have studied or are studying in the United States.

Nhưng thân nhân của các quan chức cao cấp trong đảng là một trường hợp đặc biệt: họ hiếm khi học ở các trường nhà nước, thay vào đó họ theo học tại các trường đại học tư nhân hàng đầu – và rất đắt tiền – một sự từ chối hoàn toàn về các lý tưởng bình đẳng đã đưa Đảng Cộng sản lên nắm quyền năm 1949. Trong số chín ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyết sách hàng đầu của Đảng Cộng sản mải mê chống Mỹ, có ít nhất năm người có con hoặc cháu đã từng học hoặc đang học ở Mỹ.


Helping to foster growing perceptions that the party is corrupt is a big, unanswered question raised by the foreign studies of its leaders’ children: Who pays their bills? Harvard, which costs hundreds of thousands of dollars in tuition and living expenses over four years, refuses to discuss the funding or admission of individual students.

Giúp thúc đẩy sự hiểu biết thêm về đảng tham nhũng là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp, đã được đặt ra bởi các nghiên cứu nước ngoài về con cái của các nhà lãnh đạo: Ai là người trả tiền cho họ? Harvard, trường đại học phải tốn hàng trăm ngàn đô la cho tiền học phí và các chi phí sinh hoạt khác trong bốn năm, từ chối thảo luận về vấn đề kinh phí hoặc chuyện nhập học của từng học sinh.

Grandchildren of two of the party’s last three top leaders — Zhao Ziyang, who was purged and placed under house arrest for opposing the military assault on Tiananmen Square protesters in June 1989, and his successor, Jiang Zemin — studied at Harvard.

Các cháu nội (hay ngoại) trai của hai trong ba cựu lãnh đạo hàng đầu — ông Triệu Tử Dương, người đã bị thanh lọc và quản chế tại gia do chống lại cuộc tấn công quân sự vào những người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hồi tháng 6 năm 1989, và người kế nhiệm ông, là ông Giang Trạch Dân — đã theo học tại Harvard.

The only prominent princeling to address the question of funding publicly is Bo Guagua, a graduate student at Harvard’s Kennedy School of Government. His father is the now-disgraced former Chongqing party boss Bo Xilai, who, like Xi Jinping, is the son of an early revolutionary leader who fought alongside Mao Zedong.

Thái tử đảng nổi tiếng duy nhất nói về vấn đề kinh phí một cách công khai là Bạc Qua Qua, một sinh viên tốt nghiệp đang theo học [cao học] tại Trường Quản lý Hành chính công Kennedy, thuộc Đại học Harvard. Cha của anh là cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, hiện đang bị thất sủng, ông Bạc Hy Lai, cũng như ông Tập Cận Bình, là con của một lãnh đạo thời kỳ sơ khai của cuộc cách mạng, đã chiến đấu cùng với Mao Trạch Đông.


Bo Guagua did not attend the seminar at Harvard’s Fairbank Center for Chinese Studies, which focused on his family’s travails. But in a statement sent a few days later to Harvard’s student-run newspaper, the Crimson, he responded to allegations of ill-gotten wealth. He said he had never used his family name to make money and, contrary to media reports, had never driven a Ferrari. Funding for his overseas studies, he said, came entirely from unspecified “scholarships earned independently, and my mother’s generosity from the savings she earned from her years as a successful lawyer and writer.”

Bạc Qua Qua đã không tham dự buổi hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Fairbank của trường Harvard, buổi hội thảo tập trung vào chuyện khó khăn của gia đình anh. Tuy nhiên, trong một tuyên bố vài ngày sau đó gửi cho báo Crimson, tờ báo do sinh viên trường Harvard điều hành, anh đã trả lời những cáo buộc về sự giàu có phi pháp. Anh nói rằng anh chưa bao giờ sử dụng tên tuổi của gia đình mình để kiếm tiền và, trái với tin tức từ các phương tiện truyền thông, anh chưa bao giờ lái xe Ferrari. Anh nói rằng kinh phí cho chuyện học hành ở nước ngoài của mình hoàn toàn đến từ “học bổng giành được độc lập, và sự hào phóng của mẹ tôi từ các khoản tiết kiệm mà bà kiếm được trong những năm bà là một luật sư thành công và là một nhà văn”.

His mother, Gu Kailai, is in detention somewhere in China on suspicion of involvement in the death of Neil Heywood, a Briton who served as a business adviser to the Bo family. After what Chinese authorities say was a falling-out over money, Heywood was found dead, apparently poisoned, in a Chongqing hotel room in November.

Mẹ của anh, bà Cốc Khai Lai, đang bị tạm giam tại một nơi nào đó ở Trung Quốc do bị tình nghi có liên quan đến cái chết của Neil Heywood, một người Anh, từng là cố vấn kinh doanh cho gia đình ông Bạc. Sau khi điều mà các nhà chức trách Trung Quốc nói là một vụ cãi nhau vì tiền bạc, Heywood đã chết, dường như bị đầu độc, trong một phòng khách sạn ở Trùng Khánh hồi tháng 11.

Bo Guagua “is very worried about what might happen to his mother,” said Ezra F. Vogel, a Harvard professor who said he had received a visit from a “very anxious” Bo last week. Bo’s image as a wild playboy, Vogel added, is “greatly exaggerated.”

Bạc Qua Qua “rất lo lắng về những gì có thể xảy ra cho mẹ mình”, ông Ezra F. Vogel, một giáo sư Harvard nói về hình ảnh của Bạc “rất lo lắng” đã đến thăm ông hồi tuần trước. Ông Vogel nói thêm, hình ảnh của Bạc [đã được mô tả] như là một tay chơi hoang dã thì “phóng đại rất nhiều”.

In China’s “dog-eat-dog” political culture, Harvard scholar Roderick MacFarquhar told the Fairbank Center seminar, the family is both “a wealth-generating unit” and a “form of general protection.” As a result, he added, “you have a party that is seen as deeply corrupt.”

Học giả Roderick MacFarquhar của trường Harvard nói tại buổi hội thảo ở Trung tâm Fairbank, trong một nền văn hóa chính trị “đấu nhau dữ dội” ở Trung Quốc, gia đình vừa là “chỗ tạo ra của cải” (người dịch: ý nói các quan chức ăn cắp của cải rồi chuyển cho gia đình hợp thức hóa) và còn là một “hình thức bảo vệ chung” (người dịch: bảo vệ phe của mình khi đánh nhau với các phe phái khác). Ông nói thêm, kết quả là “bạn nhìn thấy một đảng tham nhũng dữ dội”.



Before his ouster, Bo Xilai had an official annual salary of less than $20,000. But his son attended Harrow School, an exclusive private academy in London with annual fees of about $48,000; then Oxford, which, for overseas students, costs more than $25,000 a year just in tuition; and the Kennedy School, which, according to its own estimates, requires about $70,000 a year to cover tuition and living expenses.

Trước khi bị truất phế, ông Bạc Hy Lai có mức lương chính thức hàng năm chưa tới 20.000 đô la. Nhưng con trai ông học ở truờng Harrow, một trường tư nổi tiếng ở London với chi phí hàng năm khoảng 48.000 đô, sau đó là trường Oxford, đối với sinh viên nước ngoài, phải trả hơn 25.000 đô la một năm chỉ riêng tiền học phí, và trường Kennedy, theo ước tính riêng của trường này, cần khoảng 70.000 đô một năm để trang trải học phí và các chi phí sinh hoạt.

‘Top of the food chain’

“This is about haves and have-nots,” said Hong Huang, the stepdaughter of Mao’s foreign minister Qiao Guanhua and a member of an earlier generation of American-educated princelings. “China’s old-boy network ... is no different from America’s old-boy network,” said Hong, who went to Vassar College in Poughkeepsie, N.Y., and whose mother served as Mao’s English teacher.

‘Đứng đầu chuỗi thức ăn’

“Đây là chuyện về người giàu và người nghèo”, bà Hồng Hoảng, con gái riêng của vợ ông Kiều Quán Hoa, Bộ trưởng Ngoại giao của Mao Trạch Đông và là thành viên của các thái tử đảng thuộc thế hệ trước, [hấp thu] nền giáo dục Mỹ. “Mạng lưới những người có quyền ở Trung Quốc… không khác gì mạng lưới những người có quyền ở Mỹ”, bà Hồng, người đã học trường Vassar College ở Poughkeepsie, New York, và mẹ bà là giáo viên dạy tiếng Anh cho Mao.


“There is something about elitism that says if you are born in the right family, you have to go to the right school to perpetuate the glory of the family. Going to an elite college is a natural extension of that,” said Hong, now a Beijing-based style guru and publisher. Among her ventures is iLook, an edgy fashion and lifestyle magazine that offers tips on how to enjoy what a 2010 cover story proclaimed as China’s “Gilded Age.”

“Có điều gì đó về giới thượng lưu nói rằng, nếu bạn được sinh ra trong đúng gia đình nào đó, thì bạn phải đi học đúng trường để giữ tiếng tăm cho gia đình. Vào một trường đại học hàng đầu chính là kết quả đó“, bà Hồng nói. Bà hiện là cố vấn có uy tín về thời trang, có trụ sở Bắc Kinh và là nhà xuất bản. Trong số các doanh nghiệp của bà là iLook, một tạp chí về lối sống và thời trang mới, đưa ra lời khuyên về việc làm thế nào để tận hưởng điều mà câu ‘chuyện hàng đầu năm 2010’ đã tuyên bố như là “Thời vàng son” của Trung Quốc.

Noting that the Communist Party has drifted far from its early ideological moorings, Hong said she sees no contradiction between the desire for an Ivy League education and the current principles of the ruling party and its leaders: “What part of China is communist, and what part of Harvard is against elitist authoritarianism?”

Lưu ý rằng Đảng Cộng sản đã rời xa khỏi những ý thức hệ trói buộc ban đầu, bà Hồng nói bà không thấy có mâu thuẫn nào giữa ước muốn được hưởng nền giáo dục nổi tiếng và các nguyên tắc hiện hành của đảng cầm quyền và các nhà lãnh đạo của đảng: “Phần nào của Trung Quốc là cộng sản, và phần nào của Harvard là chống lại chủ nghĩa độc tài của những người ưu tú“?


Hong’s stepfather, Qiao, was purged as foreign minister in 1976 and his ministerial post passed to Mao’s former interpreter, Huang Hua, whose son, Huang Bin, also went to Harvard. At the time, China’s education system lay in ruins, wrecked by the ­1966-76 Cultural Revolution and Mao’s vicious campaigns against intellectuals, who were reviled as the “stinking ninth category.”


Cha dượng của bà Hồng, ông Kiều Quán Hoa, là bộ trưởng ngoại giao đã bị thanh trừng hồi năm 1976 và chức bộ trưởng của ông đã được chuyển giao cho người thông dịch cũ của Mao, ông Hoàng Hoa, ông này có con trai tên là Hoàng Tân (Huang Bin), cũng đã học ở trường Harvard. Vào lúc đó, hệ thống giáo dục của Trung Quốc đổ nát, đã bị Cách mạng Văn hóa năm 1966-1976 tàn phá và các chiến dịch sai lầm của Mao chống lại trí thức, những người đã bị nhục mạ là “lão chín thối”.

Today, Chinese universities have not only recovered but become so fiercely competitive that getting into them is difficult even for well-connected princelings. Even so, top American universities still carry more cachet among many in China’s political and business elite, in part because they are so expensive. A degree from Harvard or the equivalent ranks as “the ultimate status symbol” for China’s elite, said Orville Schell, a Harvard graduate and director of the Center on U.S.-China Relations at the Asia Society in New York.

Ngày nay, các trường đại học Trung Quốc không những được hồi phục mà còn cạnh tranh khốc liệt, để được vào các trường đó thì rất khó, ngay cả đối với các thái tử đảng có các mối quan hệ rộng rãi. Dù vậy, các trường đại học hàng đầu của Mỹ vẫn còn mang dấu ấn đậm hơn so với nhiều trường khác trong giới tinh hoa chính trị và giới thương gia ở Trung Quốc, một phần là vì chúng rất đắt tiền. Một bằng cấp ở trường Đại học Harvard hoặc tương đương chính là “biểu tượng về tình trạng tột bậc” của tầng lớp thượng lưu Trung Quốc, ông Orville Schell nói. Ông tốt nghiệp trường Harvard và là giám đốc Trung tâm Quan hệ Trung – Mỹ tại Asia Society ở New York.

“There is such a fascination with brand names” in China that “just as they want to wear Hermes or Ermenegildo Zegna, they also want to go to Harvard. They think this puts them at the top of the food chain,” Schell said.

“Có một niềm đam mê các thương hiệu như thế” ở Trung Quốc, “giống như họ muốn xài hàng hiệu Hermes hay Ermenegildo Zegna, họ cũng muốn đi đến Harvard. Họ nghĩ rằng điều này đưa họ lên đẳng cấp hàng đầu“, ông Schell nói.

The attraction of a top-brand university is so strong that some princelings flaunt even tenuous affiliations with a big-name American college. Li Xiaolin, the daughter of former prime minister and ex-Politburo member Li Peng, for example, has long boasted that she attended the Massachusetts Institute of Technology as a “visiting scholar at the Sloan Business School.” MIT says the only record it has of attendance by a student with Li’s name was enrollment in a “non-degree short course” open to executives who have “intellectual curiosity” and are ready to spend $7,500 for just 15 days of classes.

Sự hấp dẫn của một trường đại học thương hiệu hàng đầu quá mạnh đối với một số thái tử đảng khoe khoang, ngay cả với cái tên chung chung là trường đại học Mỹ. Chẳng hạn như bà Lý Tiểu Lâm, con gái của ông Lý Bằng, cựu thủ tướng và là cựu ủy viên Bộ Chính trị, từ lâu đã tự hào rằng bà theo học tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), là một “học giả thỉnh giảng tại trường Kinh doanh Sloan“. MIT nói rằng họ chỉ có một hồ sơ duy nhất về sự tham dự của một sinh viên tên Lý đã ghi danh học “một khóa học ngắn hạn, không cấp bằng” mở ra cho những người điều hành có “có đầu óc tò mò” và sẵn sàng trả 7.500 đô la cho các lớp học chỉ kéo dài 15 ngày.

Discipline case

The welfare of princelings studying abroad can become a matter for the Chinese government.

Trường hợp kỷ luật

Tiền chu cấp cho các thái tử đảng theo học ở nước ngoài có thể trở thành một vấn đề cho chính phủ Trung Quốc.

During his final year at Oxford University in England, Bo Guagua ran into trouble because of inattention to his studies. When the university initiated a disciplinary process against him, the Chinese Embassy in London sent a three-person diplomatic delegation to Oxford to discuss the matter with Bo’s tutor at Balliol College, according to an academic who was involved in the episode and who spoke on the condition of anonymity to be able to speak candidly. The embassy did not respond to a request for comment.

Trong năm cuối cùng theo học tại Đại học Oxford ở Anh, Bạc Qua Qua gặp rắc rối vì không tập trung vào chuyện học hành. Khi trường này bắt đầu tiến trình xử lý kỷ luật, Đại Sứ quán Trung Quốc ở London đã gửi một phái đoàn ngoại giao gồm ba người đến Oxford để thảo luận vấn đề với gia sư của Bạc ở trường Balliol College, theo một người làm việc ở trường đại học đã tham gia sự việc này và đã nói chuyện với điều kiện giấu tên, để có thể nói một cách thẳng thắn. Đại sứ quán đã không trả lời khi được yêu cầu bình luận.

The embassy trio pleaded on Bo’s behalf, stressing that education is very important to the Chinese, the academic said. The tutor replied that Bo should, in that case, learn to study more and party less. The intervention by Chinese diplomats didn’t help Bo and, in December 2008, he was “rusticated” for failing to produce academic work of an adequate standard, an effective suspension that, under Oxford regulations, meant he lost his “right of access” to all university facilities. Barred from college housing, Bo moved into a pricey local hotel. He was, however, allowed to take a final examination in 2010. Despite his banishment from classes, he performed well and received a degree.

Người làm việc ở trường ĐH đó nói rằng, ba người ở đại sứ quán đại diện cho anh Bạc đã nhấn mạnh rằng, chuyện giáo dục rất quan trọng đối với người Trung Quốc. Vị gia sư trả lời rằng, trong trường hợp này, anh Bạc nên dành nhiều thời gian cho chuyện học hành hơn và bớt thời gian cho chuyện tiệc tùng. Sự can thiệp của các nhà ngoại giao Trung Quốc đã không giúp được anh Bạc và vào tháng 12 năm 2008, anh bị “cho tạm nghỉ ” do không hoàn thành chuyện học tập với chuẩn mực thích hợp, theo quy định của Oxford. Việc đình chỉ có hiệu lực này có nghĩa là anh đã mất “quyền bước vào” tất cả các cơ sở của trường đại học. Bị cấm không được ở trong khu đại học, Bạc dọn ra một khách sạn địa phương đắt tiền. Tuy nhiên, anh được phép tham dự kỳ thi cuối trong năm 2010. Mặc dù bị đuổi khỏi các lớp học, anh đã học tốt [sau đó] và đã nhận được bằng.

“He was a bright student,” said the Oxford academic, who knew Bo Guagua at the time. But “in Oxford, he was suddenly freer than anything he had experienced before and, like a good many young people in similar circumstances, it was like taking the cork out of a bottle of champagne.”

“Anh ấy là một sinh viên sáng dạ”, một người làm việc ở trường Oxford nói, người này biết Bạc Qua Qua vào lúc đó. Nhưng “ở Oxford, đột nhiên anh ấy tự do hơn bất cứ lúc nào mà anh đã trải qua trước đây và, như nhiều người trẻ ở trong hoàn cảnh tương tự, giống như cái nút chai bị bật ra khỏi một chai rượu sâm banh”.

Most other princelings have kept a far lower profile.

On the manicured, sun-drenched grounds of Stanford University in Silicon Valley, Jasmine Li — whose grandfather, Jia Qinglin, ranks fourth in the Politburo and has made speeches denouncing “erroneous” Western ways — blends in seamlessly with fellow American undergraduates.

Hầu hết các thái tử đảng khác đều hạ thấp thân thế của mình hơn.

Trong sân trường đầy nắng của trường Đại học Stanford ở Silicon Valley, cô Jasmine Li – có người ông là Giả Khánh Lâm, xếp thứ tư trong Bộ Chính trị và đã có những bài phát biểu tố cáo những phương cách “sai lầm” của phương Tây – hòa chung với các sinh viên Mỹ, khó có thể phân biệt được.

Photographs have appeared online showing her wearing a black-and-white Carolina Herrera gown at a Paris debutante ball in 2010, and she shares with Bo Guagua a taste for horse riding. As a freshman last year, she rode with the Stanford Equestrian team.

Các bức ảnh xuất hiện trên mạng cho thấy, cô mặc một áo choàng màu trắng đen, hiệu Carolina Herrera, tại một một buổi dạ vũ ở Paris năm 2010, dành cho những cô gái mới vào đời, và cô chia sẻ với Bạc Qua Qua về cảm giác cưỡi ngựa. Là sinh viên năm thứ nhất hồi năm ngoái, cô đã cưỡi ngựa cùng với đội Equestrian Stanford.

But her presence on campus is low-key, like that of Xi’s daughter at Harvard, whom fellow students describe as studious and discreet. Li rides a shiny red bicycle to and from classes, has an American roommate and joined a sorority, Kappa Alpha Theta. She often studies after class in the sorority house’s high-ceilinged living room alongside fellow members.

Nhưng sự hiện diện của cô trong trường là kín đáo, cũng giống như con gái Tập Cận Bình ở trường Harvard, người mà theo các sinh viên mô tả là ham học và kín đáo. Li đạp xe đạp màu đỏ sáng bóng đi tới lớp học mỗi ngày, có một người bạn Mỹ ở cùng phòng, và tham gia vào hội Kappa Alpha Theta. Sau giờ học, cô thường học trong phòng khách của hội, ngôi nhà có trần cao, cùng với các thành viên khác.

Reached at her sorority, Li declined to comment on her time in the United States or her ambitions, saying, in unaccented English, that she needed to consult first with her family in China.

Gặp cô ở hội nhưng cô Li từ chối bình luận về thời gian của cô ở Hoa Kỳ hoặc tham vọng của cô, cô nói tiếng Anh với giọng bản xứ, rằng cô cần tham khảo ý kiến trước với gia đình ở Trung Quốc.

‘Achilles’ heel for the party’

The stampede to American campuses has delivered a propaganda gift to critics of the Communist Party, which drapes itself in the Chinese flag and regularly denounces those who question its monopoly on power as traitorous American lackeys. A widespread perception that members of the party elite exploit their access and clout to stash their own children and also money overseas “is a big Achilles’ heel for the party,” said Harvard’s MacFarquhar.

“Gót chân A-sin cho đảng”

Việc đổ xô đến các trường đại học Mỹ để học đã gửi một món quà tuyên truyền tới các nhà phê bình Đảng Cộng sản, trong cái vỏ bọc là lá cờ Trung Quốc (yêu nước) và thường xuyên lên án những người đặt câu hỏi về sự độc quyền lãnh đạo của đảng là những kẻ phản bội, làm tay sai cho Mỹ. Một nhận thức phổ biến là các đảng viên cao cấp sử dụng quyền hành và sự ảnh hưởng của họ để gửi con cái cũng như tiền bạc ra nước ngoài “là một gót chân a-sin lớn cho đảng”, Ông MacFarquhar, từ trường Harvard, đã nói.

Bitter foes of the ruling party such as the banned spiritual movement Falun Gong have reveled in spreading sometimes unfounded rumors about privileged party children. New Tang Dynasty TV, part of a media empire operated by Falun Gong, reported, for example, that 74.5 percent of the children of current and retired minister-level Chinese officials have acquired either green cards or U.S. citizenship. The rate for their grandchildren is 91 percent, said the TV station, citing an anonymous Chinese blog posting that in turn cited supposed official U.S. statistics. No government agency has issued any such statistics.

Kẻ thù cay đắng của đảng cầm quyền như phong trào tâm linh bị cấm Pháp Luân Công đã miệt mài trong việc loan truyền những tin đồn đôi khi vô căn cứ về con cái của đảng có được đặc quyền đặc lợi. Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), một phần của cơ quan truyền thông do Pháp Luân Công điều hành, đã đưa tin, chẳng hạn như 74,5% con cái của các quan chức Trung Quốc cấp bộ trưởng đã nghỉ hưu hoặc còn đang tại chức, có thẻ xanh hoặc có quốc tịch Mỹ. Con số những người cháu của họ [có thẻ xanh hoặc quốc tịch Mỹ] là 91%, đài truyền hình này cho biết, trích dẫn một blog ẩn danh Trung Quốc đăng tải các số liệu thống kê trích dẫn được cho là chính thức của Mỹ. Không có cơ quan chính phủ nào đưa ra số liệu thống kê như vậy.

Though of dubious accuracy, the report stirred a storm of outrage on the Internet, with Twitter-like micro-blogs denouncing the hypocrisy of the party elite. Most of the comments were quickly deleted by China’s army of Internet censors. But a few survived, with one complaining that officials “curse American imperialism and capitalism all the time but their wives and children have already emigrated to the U.S. to be [American] slaves.”

Mặc dù tính chính xác của thông tin đó là đáng ngờ, nhưng tin này đã khuấy động một làn sóng phẫn nộ trên Internet, với các tiểu blog giống như Twitter, lên án thói đạo đức giả của giới cao cấp trong đảng. Hầu hết các ý kiến bình luận đã bị đội quân kiểm duyệt Internet của Trung Quốc xóa ngay lập tức. Tuy nhiên, một số ít còn sót, có một ý kiến phàn nàn rằng, các quan chức “luôn miệng chửi rủa chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa tư bản, nhưng vợ con của họ đã di cư sang Mỹ để làm nô lệ cho Mỹ“.

Symbol of excess

Similar fury greeted photographs that showed Bo Guagua cavorting at parties with Western women at a time when his father was promoting a neo-Maoist revival in Chongqing and urging the city’s 33 million residents to reconnect with the austere values of the party’s early years.

Biểu tượng của sự quá độ

Sự giận dữ tương tự đã bộc lộ khi thấy những bức ảnh cho thấy Bạc Qua Qua vui vẻ trong các buổi tiệc với những người phụ nữ phương Tây trong khi cha của anh đang thúc đẩy sự hồi sinh của chủ nghĩa Mao-ít ở Trùng Khánh, đôn đốc 33 triệu dân của thành phố quay trở lại các giá trị khắc khổ trong những năm đầu, khi đảng mới ra đời.

Bo, a poster boy for princeling excess, stopped attending classes this spring and last month moved out of a serviced apartment building with a uniformed doorman near Harvard Yard. (Rents there range from $2,300 to $3,000 a month.) People who know him at Harvard say he had earlier split up with his girlfriend, fellow Harvard student Sabrina Chen, the granddaughter of Chen Yun, a powerful party baron. Before his death in 1995, Chen took a hard line against the “infiltration” of Western values and, along with Bo Guagua’s grandfather, Bo Yibo, pressed for a military crackdown against student protesters who gathered in Tiananmen Square around a plaster statue inspired by the Statue of Liberty.

Bạc, cậu bé biểu tượng cho sự thái quá của thái tử đảng, đã ngưng học các lớp trong mùa xuân này và hồi tháng trước đã dọn ra khỏi một căn hộ nằm trong một tòa nhà có các dịch vụ, có người gác cổng mặc đồng phục, ở gần Harvard Yard. (Giá thuê khoảng từ 2.300 USD đến 3.000 USD một tháng). Những người quen biết anh ta ở Đại học Harvard nói rằng, trước đó anh đã chia tay với cô bạn gái, cũng là sinh viên trường Harvard, cô Sabrina Trần, cháu gái của ông Trần Vân, một người có đầy quyền hành trong đảng. Trước khi qua đời năm 1995, ông Trần đã kiên quyết chống lại sự “xâm nhập” của các giá trị phương Tây và, cùng với ông nội của Bạc Qua Qua, là Bạc Nhất Ba, đã thúc giục quân đội đàn áp các sinh viên biểu tình, những người đã tập hợp ở quảng trường Thiên An Môn, quanh 1 bức tượng thạch cao lấy cảm hứng từ tượng Nữ thần Tự do.

The cook at a fast-food eatery near his Cambridge apartment building said Bo Guagua used to come in regularly but didn’t make much of an impression. “He just ordered the usual stuff, BLTs. Nothing special,” said the cook, who gave his name as Mustafa.

Người đầu bếp tại một quán ăn nhanh gần tòa nhà căn hộ Cambridge cho biết, Bạc Qua Qua thường hay lui tới nhưng không gây nhiều ấn tượng. “Anh ta chỉ đặt mua những thức ăn thường, như loại bánh sandwich BLT. Không có gì đặc biệt”, người đầu bếp nói, người này cho biết tên của ông là Mustafa.

Staff at Changsho, a Chinese restaurant, however, remember a more extravagant customer. Late one evening, for example, Bo came in alone, ordered four dishes and left after barely touching the food. “He didn’t even ask for a doggie bag,” recalled a restaurant worker, appalled at the waste.

Tuy nhiên, nhân viên nhà hàng Changsho, một nhà hàng Trung Quốc, thì nhớ tới anh như là một khách hàng ngông cuồng hơn. Ví dụ như, vào một buổi tối, Bạc bước vào một mình, đặt mua bốn món ăn và rồi bỏ đi, sau khi gần như không đụng đến thức ăn. “Anh ta thậm chí không thèm hỏi đến một cái túi [để đựng đồ ăn mang về]”, một nhân viên nhà hàng nhớ lại, kinh hoàng về sự lãng phí.

Fan and special correspondent Yawen Chen reported from Palo Alto, Calif.

Fan và Yawen Trần, phóng viên đặc biệt tường trình từ Palo Alto, Calif.



Translated by Dương Lệ Chi


http://www.washingtonpost.com/world/asia_pacific/chinese-communist-leaders-denounce-us-values-but-send-children-to-us-colleges/2012/05/18/gIQAiEidZU_story_3.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn