The Power Shift in
China
|
Sự thay đổi quyền
lực ở Trung Quốc
|
Cheng Li,
Director of Research, John L. Thornton China Center, Brookings
Institute, Washington.
|
Cheng Li
Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Trung Quốc mang tên John
L.Thornton Viện Brookings, Washington.
|
April 16, 2012
|
16/4/ 2012
|
Editor's Note: The
recent firing of Chongqing party secretary Bo Xilai and the investigation of
his wife for murder has put a renewed spotlight on China’s political
succession process. In part one of a three-part YaleGlobal series that
analyzes China’s internal divisions and the impact they’ve had on the
country’s power structures and foreign policy, Cheng Li examines the latest
trends in Chinese leadership.
|
Lời biên tập viên: Sự
loại bỏ bí thư đảng ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, gần đây và việc điều tra vợ
ông về tội giết người đã gây chú ý mới về quá trình kế thừa chính trị của
Trung Quốc. Trong phần một của loạt bài ba phần trên YaleGlobal phân tích việc
chia rẽ nội bộ của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó lên cơ cấu quyền lực của
đất nước và chính sách đối ngoại, Cheng Li xem xét các xu hướng mới nhất
trong giới lãnh đạo Trung Quốc.
|
|
|
Soldiers of the
Chinese People's Liberation Army (PLA) march in front of the Great Hall of
the People.
|
Những người lính của
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) diễu hành trước Đại lễ đường
nhân dân.
|
The spectacular fall of Bo Xilai, a charismatic but
notoriously ambitious Politburo member, is only the latest episode in the
Middle Kingdom’s long history of power politics. Still, the prevailing views
of overseas China analysts have changed dramatically in response. Prior to
the Bo crisis, many believed that Chinese political institutionalization was
sufficiently developed to make the upcoming leadership succession as smooth
and orderly as the previous one in 2002. Now, as the crisis unfolds, many
regard Bo’s dismissal as just another political purge, a restoration of the
normal pattern of vicious power struggle.
|
Sự thất sủng ngoạn mục của Bạc Hy Lai – một ủy viên Bộ
chính trị đầy tham vọng và lừng danh nhưng có sức thu hút quần chúng chỉ là
hồi kết trên sân khấu quyền lực và chính trị trong lịch sử lâu đời của Vương
quốc ở trung tâm thiên hạ. Mặc dù vậy, quan điểm phổ biến của các nhà phân
tích về Trung Quốc ở nước ngoài đã thay đổi đáng kể theo sự kiện này. Trước
khi xảy ra cuộc khủng hoảng Bạc Hy Lai nhiều người tin rằng nền chính trị
Trung Quốc đã được thể chế hóa một cách cần thiết để thực hiện việc chuyển
tiếp thế hệ lãnh đạo sắp tới một cách êm thắm và trật tự như đã từng diễn ra
hồi năm 2002. Còn giờ đây, khi mà cuộc khủng hoảng đã phát lộ thì nhiều người
lại nhận định rằng việc bãi nhiệm họ Bạc chỉ là một cuộc thanh trừng chính
trị và khôi phục lại hình mẫu thường gặp của những cuộc đấu đá hằn học vì
quyền lực.
|
Both views can be highly misleading, as neither adequately
links its analysis of leadership politics to broader shifts of power in
present-day China. The challenge for analysts is to provide a balanced,
deep-rooted assessment of the trends underlying this recent drama. Three
parallel trends in shifting power deserve special attention.
|
Cả hai cách nhìn nhận trên đều có thể đã rất nhầm lẫn vì
lẽ chúng không liên kết một cách đúng đắn những phân tích của mình về chính
sách của ban lãnh đạo với sự thay đổi quyền lực ở tầm mức bao quát hơn ở
Trung Quốc ngày nay. Thách thức đối với các nhà phân tích chính là phải đưa
ra được sự đánh giá có cân nhắc và lập luận sâu sắc về những xu hướng ở phía
sau tấn kịch gần đây. Có ba xu hướng của sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc
đang song song phát triển và đáng được quan tâm đặc biệt.
|
The first shift can be expressed as “weak leaders, strong
factions.” Over the past two decades China has gradually left behind rule by
an all-powerful leader such as Mao Zedong or Deng Xiaoping and embraced a collective
form of leadership. Both Jiang Zemin and Hu Jintao were no more than “first
among equals” in their respective third and fourth generations of PRC
leadership. Their diluted power was partly due to their lack of revolutionary
credentials, but mostly a result of changing public opinion and growing
institutional constraints.
|
Sự thay đổi thứ nhất có thể được diễn tả bằng câu “lãnh tụ
yếu, phe phái mạnh”. Hơn hai thập kỷ qua Trung Quốc đã dần dần xa rời cách
quản trị bởi một vị lãnh tụ có toàn quyền kiểu như Mao Trạch Đông hay Đặng
Tiểu Bình và tiếp thu hình thức lãnh đạo tập thể. Cả Giang Trạch Dân và Hồ
Cẩm Đào chỉ là “những nhân vật đứng đầu trong số các đồng đẳng cùng trang
lứa” không hơn không kém nếu so sánh với các thế hệ thứ ba và thứ tư của lãnh
đạo nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Quyền lực bị phân tán của họ một phần
có nguyên nhân do sự thiếu bề dày thành tích cách mạng, tuy nhiên chủ yếu vẫn
vì sự thay đổi trong dư luận xã hội và những ràng buộc ngày càng tăng mang
tính thể chế.
|
For example, Chinese bloggers have criticized Hu, fairly
or not, for “inaction.” Some prominent Chinese intellectuals even describe
his two five-year terms as “a lost decade.” Premier Wen Jiabao is also often
considered “weak” and “ineffective.” These criticisms may, not necessarily
represent the general public, but they nevertheless undermine the authority
of the Hu-Wen administration. Incoming leaders Xi Jinping and Li Keqiang, owing
to their lack of achievements and increasing competition from peers, are
likely to be even weaker than their predecessors and forced to rely more on
collective leadership.
|
Chẳng hạn như các blogger Trung Quốc đã phê phán Hồ Cẩm
Đào, chưa biết là công bằng hay không, rằng ông này là người “thiếu hành
động”. Một số trí thức Trung Quốc nổi tiếng còn mô tả hai nhiệm kỳ của họ Hồ
như là “một thập kỷ đã mất”. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng thường bị cho là một
nhân vật “yếu” và “không hiệu quả”. Những lời chỉ trích này có thể không phản
ánh đúng ý kiến của đại chúng nhưng dù sao chăng nữa chúng cũng làm xói mòn
uy tín của chính quyền do hai họ Hồ - Ôn đứng đầu. Các lãnh tụ sắp kế nhiệm
là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường do thiếu thành tích và sự cạnh tranh gia
tăng với những người đồng lứa, có lẽ sẽ còn yếu hơn những người tiền nhiệm và
do vậy sẽ buộc phải dựa nhiều hơn vào sự lãnh đạo tập thể.
|
Collective leadership naturally makes factional politics
more dynamic. The Chinese Communist Party leadership is now structured around
what can be called “one party, two coalitions” in which the two balance each
other’s power. The two factions can be labeled the “populist coalition,” led
by Hu, and the “elitist coalition,” which emerged in the Jiang era and is
currently led by Wu Bangguo, chairman of the national legislature.
|
Sự lãnh đạo tập thể tất nhiên sẽ làm cho các phe phái
chính trị năng động hơn. Lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc hiện nay được xây
dựng theo cách thức “một đảng, hai liên minh”, trong đó các liên minh lại tìm
cách cân bằng quyền lực lẫn nhau. Có thể đặt tên cho liên minh do Hồ Cẩm Đào
đứng đầu là “dân túy” , còn liên minh “giới tinh hoa, ưu tú” xuất hiện từ
thời Giang Trạch Dân hiện nay do Ngô Bang Quốc, Chủ tịch Quốc Vụ Viện đứng
đầu.
|
The elitist coalition consists of princelings – leaders
who come from high-ranking official family backgrounds – and the so-called
Shanghai gang, while the populist coalition consists of former Chinese
Communist Youth League officials, known as tuanpai, who comprise Hu’s power
base. These two coalitions have contrasting policy priorities. The elitist
coalition tends to emphasize economic efficiency and GDP growth, while the
populist coalition stands for social justice and social cohesion. In general,
the elitist group dominates the economic sectors, representing the coastal
region’s interests, while the populist group prevails in party organizations,
claiming to voice concerns of the inland region.
|
Liên minh của giới tinh hoa, ưu tú gồm các nhà lãnh đạo -
thái tử, xuất thân từ các gia đình cán bộ cao cấp hay còn gọi là nhóm Thượng
Hải, trong khi đó liên minh dân túy bao gồm những cán bộ từng giữ trọng trách
ở đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc làm hậu thuẫn cho cơ sở quyền lực của
họ Hồ. Hai liên minh chính trị này có những ưu tiên chính trị rất tương phản
nhau. Liên minh của giới tinh hoa, ưu tú có xu hướng chú trọng vào hiệu quả
kinh tế và sự tăng trưởng GDP, trong khi đó liên minh dân túy lại kiên định
với công bằng và đoàn kết xã hội. Nói chung, các nhóm của giới tinh hoa, ưu
tú thống lãnh những ngành kinh tế và thể hiện quyền lợi của các vùng duyên
hải, trong khi đó nhóm dân túy lại chiếm ưu thế trong các tổ chức đảng và là
tiếng nói của những vùng nội địa.
|
Factional politics, by no means new in the PRC, is no
longer a winner-take-all zero-sum game. These two political camps are almost
equal in power. They have divided up the seats in the top leadership
organizations to reach a near-perfect balance. They also complement each
other in terms of expertise. The meteoric falls of two rising stars in the
Politburo in recent years – Shanghai Party Chief Chen Lianyu in 2006 and
Chongqing Party Chief Bo Xilai in 2012 – are testimonials to the phenomenon
of “weak leaders, strong factions.” Factional leaders with scandals can
easily be dismissed, but factions are too strong to be dismantled. The
leaders replacing Chen and Bo come from the same camps as their predecessors.
|
Các phe nhóm chính trị không phải là điều gì mới mẻ ở nước
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, và cũng không còn là cuộc chơi có tổng bằng
không, tức là có người thắng cả và có kẻ thua hết. Hai phe phái chính trị đó
gần như là cân bằng về quyền lực. Chúng đã chia ghế trong các cơ quan lãnh
đạo tối cao nhằm đạt tới một sự gần như là cân bằng hoàn hảo. Hai phe nhóm
này còn hỗ trợ nhau về phương diện kinh nghiệm. Việc hai ngôi sao băng rớt
khỏi Bộ Chính trị trong những năm gần đây – đó là Bí thư ĐCS Thượng Hải Trần
Lương Vũ vào năm 2006 và người đứng đầu ĐCS ở Trùng Khánh Bạc Hy Lai năm 2012
chỉ là minh chứng cho hiện tượng “lãnh tụ yếu, phe nhóm mạnh”. Các lãnh đạo
của các phe nhóm hễ bị liên đới tới scandal thì dễ có nguy cơ bị thay thế,
nhưng phe nhóm thì lại quá mạnh để khó có thể bị triệt phá. Các nhà lãnh đạo
lên thay thế họ Trần và họ Bạc là những người lên từ cùng phe nhóm của người
tiền nhiệm.
|
The second power shift can be described as “weak
government, strong interest groups.” The PRC has tremendous financial and
political resources, and yet the government faces daunting problems such as
economic disparity, inflation, growing local debts, rampant corruption,
environmental degradation, resource scarcity, public health insecurity, and
ethnic tensions in Xinjiang and Tibet.
|
Sự thay đổi quyền lực thứ hai có thể được miêu tả bằng câu
“chính phủ yếu, các nhóm lợi ích mạnh”. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện
có những nguồn lực khổng lồ về tài chính và chính trị, tuy nhiên chính phủ
lại đang phải đối mặt với những vấn đề như bất bình đẳng về kinh tế, lạm
phát, nợ ở cấp địa phương tăng nhanh, tham nhũng không thể kiềm chế, môi
trường bị hủy hoại, tài nguyên cạn kiệt, y tế công cộng bấp bênh và căng
thẳng sắc tộc ở Tân Cương và Tây Tạng.
|
The State Council has become less effective in controlling
provinces and even key state-owned enterprises. A barb recently circulating online,
that “the premier cannot control a general manager,” sums up this problem of
the central government’s weakness. Tensions between the two coalitions tend
to make the decision-making process lengthier and more complicated, and could
at some point even result in deadlock.
|
Quốc Vụ Viện càng ngày càng trở nên kém hiệu quả trong
việc quản lý các tỉnh và ngay cả các xí nghiệp trọng yếu thuộc sở hữu nhà
nước. Một câu nói sâu cay gần đây trên mạng đã châm biếm rằng “Đến Thủ tướng
cũng không quản lý nổi một Tổng giám đốc”. Gộp tất cả những biểu hiện đó lại
cho thấy vấn đề về sự yếu kém của chính phủ trung ương. Sự căng thẳng giữa
hai phe nhóm có vẻ như làm cho quá trình ra quyết định mất nhiều thời gian và
phức tạp hơn, thậm chí theo một góc độ nào đấy đang gây ra sự bế tắc.
|
More importantly, never in the six-decade history of the
PRC have interest groups been as powerful as they are now. For example,
various players associated with property development have emerged as one of
the most powerful special-interest groups, explaining why it took 13 years
for China to pass the anti-monopoly law, why the macroeconomic control policy
of the last decade was largely ineffective, and why the widely perceived
property bubble was allowed to expand.
|
Điều quan trọng là chưa bao giờ trong lịch sử 60 năm của
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa các nhóm lợi ích lại hùng mạnh như bây giờ.
Ví dụ như một vài nhân vật có liên quan tới phát triển bất động sản đã xuất
hiện như một nhóm lợi ích mạnh đặc biệt. Điều này giải thích vì sao phải mất
tới 13 năm Trung Quốc mới thông qua được Luật chống độc quyền, vì sao việc
quản lý kinh tế vĩ mô trong thập kỷ gần đây lại rất kém hiệu quả và vì sao
bong bóng bất động sản xảy ra trên diện rộng lại được phép bành trướng.
|
Perhaps the most controversial shift in power is the third
one, “weak party, strong country.” The CCP is the world’s largest ruling
party, consisting of 3.9 million grassroots branches and 80 million members.
In the absence of organized opposition, the party seems unchallengeable. But
a close reading of the CCP’s official discourse reveals a sense of imminent
crisis of legitimacy. The directives adopted at the Fourth Plenary Session of
the 17th Central Committee in 2009 explicitly acknowledged that many problems
internal to the party are exacerbated by new domestic and international
circumstances, “severely weakening the Party’s creativity, unity and
effectiveness.” These directives described intra-party democracy as the
“lifeblood of the Party.”
|
Có lẽ sự thay đổi quyền lực thứ ba mới là điều gây tranh
cãi nhất, nó được định danh bởi cụm từ “đảng yếu, đất nước mạnh”. Đảng cộng
sản Trung Quốc là một đảng cầm quyền lớn nhất thế giới với 3,9 triệu đảng bộ
cơ sở và 80 triệu đảng viên. Không tồn tại lực lượng đối lập có tổ chức nên
đảng dường như chẳng gặp bất cứ một thách thức nào. Thế nhưng đọc kỹ các diễn
văn chính thức của ĐCS lại thấy toát lên cảm giác của một cuộc khủng hoảng về
tính chính danh sắp diễn ra. Những chỉ thị được Hội nghị Trung ương 4 khóa 17
của ĐCS năm 2009 đã công khai thừa nhận rằng có nhiều vấn đề nội bộ đảng đã
trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh của tình hình trong nước và quốc tế mới
có những tác động “làm suy yếu nghiêm trọng sức sáng tạo, sự nhất trí và hiệu
lực của đảng”. Các chỉ thị đó đã nêu rõ dân chủ nội bộ của đảng chính là
“nhân tố quyết định sự tồn tại của đảng”.
|
China’s political reforms, including intra-party
democracy, have made almost no progress in the past three years. This may be
attributed to two factors: First, the 2008 global financial crisis tarnished
the Western brand, leading some left-wing Chinese intellectuals to claim
credit for superiority of one-party rule in China. Second, the Arab Spring
rattled the party leadership, who worry about similar protests at home.
|
Cải cách chính trị ở Trung Quốc, bao gồm việc mở rộng dân
chủ trong đảng hầu như không có tiến bộ gì trong 3 năm gần đây. Điều này có
thể vì mấy nguyên nhân sau: thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm
2008 đã làm ô uế thương hiệu phương Tây dẫn tới việc một số trí thức có xu
hướng tả khuynh ở Trung Quốc hô hào tính ưu việt của chế độ một đảng lãnh đạo
ở Trung Quốc. Thứ hai là, những cuộc nổi dậy của mùa Xuân Ả rập đã làm lãnh
đạo đảng lo sợ rằng điều tương tự sẽ xảy ra ngay tại nhà mình.
|
That China’s spending on “maintaining social stability” in
2009 was almost identical to the country’s total national defense budget is a
sign of weakness. Coupled with the Bo episode, the party’s reputation is
damaged. Large-scale outflows of capital, presumably from corrupt officials,
in recent years further indicate a lack of confidence among party elites. On
top of that, the recent demand for constitutionalism among liberal
intellectuals, as well as several military officers’ call for a state army
rather than a party army, constitute new challenges to CCP rule.
|
Bởi vậy các khoản chi cho “ gìn giữ ổn định xã hội” năm
2009 gần như cũng bằng ngân sách quốc phòng đã cho thấy đây lại là dấu hiệu
của sự yếu kém. Kết hợp với hồi kịch Bạc Hy Lai thì uy tín của đảng đã bị
thương tổn. Dòng tiền có quy mô lớn đổ ra ngoài, mà có lẽ là tiền của các
quan tham trong những năm gần đây càng cho thấy sự thiếu vắng lòng tin trong
hàng ngũ tầng lớp trên của đảng. Trên tất cả những điều đó là đòi hỏi do các
trí thức dân chủ và một số sĩ quan quân đội đưa ra về tính hợp hiến của việc
quân đội là của quốc gia chứ không phải quân đội là của đảng, và đây mới
chính là một thách thức mới đối với ĐCS Trung Quốc.
|
Troubles within the CCP leadership do not indicate that
China as a whole is weak. Among the profound differences between the
Tiananmen incident in 1989 and the Bo crisis is that in the latter case, at
least so far, China’s economy and society have been hardly disrupted. This
reflects the maturity of Chinese society and the country’s strength.
|
Những rắc rối trong nội bộ lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc
không chỉ ra rằng Trung Quốc nhìn chung là yếu. Trong số những khác biệt sâu
sắc giữa sự kiện Thiên An Môn năm 1989 và cuộc khủng hoảng Bạc Hy Lai đã cho
thấy rằng qua vụ việc gần đây , ít nhất cho tới nay, kinh tế và xã hội Trung
Quốc đã trở nên hầu như không thể tách rời. Điều này phản ánh sự trưởng thành
của xã hội Trung Quốc và sức mạnh của nó.
|
Although these shifts in power have caused new tensions in
the PRC’s governance and a sense of uncertainty, viewed from a broader
perspective they should be considered encouraging developments. Factional checks
and balances within the leadership, dynamic interest groups, and the
widely-shared perception of China as a rising power could all become factors
in a democratic transition. In the near future, the focus of China analysts
should not only be on how effectively the CCP leadership uses legal
procedures to deal with the Bo case, but also whether the leadership can
boldly adopt more electoral mechanisms in its selection of senior leaders and
search for new sources of legitimacy.
|
Mặc dù những thay đổi trong quyền lực đã gây nên những
căng thẳng mới trong giới lãnh đạo Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một cảm giác
về sự bất định, thế nhưng hướng về một viễn cảnh rộng lớn hơn thì những thay
đổi đó được nhìn nhận như những phát triển rất đáng khích lệ. Kiềm chế và cân
bằng lực lượng giữa các phe nhóm trong lãnh đạo, các nhóm lợi ích năng động
và nhận thức được chia sẻ rộng rãi về Trung Quốc như một thế lực đang lên,
tất cả những yếu tố đó sẽ là điều phải tính đến trong quá trình chuyển biến
dân chủ. Trước mắt, mối quan tâm của các nhà phân tích về Trung Quốc không
nên chỉ tập trung vào việc liệu lãnh đạo ĐCS Trung Quốc sử dụng các thủ tục
pháp lý để xử lý vụ Bạc Hy Lai hiệu quả tới đâu mà còn phải xem liệu ban lãnh
đạo có thể táo bạo chấp nhận nhiều cơ chế bầu cử khác nữa trong việc chọn ra
các lãnh đạo cao cấp và tìm kiếm những nguồn tài nguyên mới cho tính chính danh
của mình.
|
Translated by Phạm Gia Minh
|
|
http://www.brookings.edu/articles/2012/0416_china_xilai_li.aspx
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Tuesday, May 1, 2012
The Power Shift in China Sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc
Labels:
CHINA-TRUNG QUỐC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn