MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, April 7, 2012

Vietnam craves rhino horn; costs more than cocaine Việt Nam thèm khát sừng tê giác, mặt hàng đắt giá hơn cả cocain



In this photo taken on 13 March 2012, an African rhinoceros is seen at... ((AP Photo/Na Son Nguyen))

Trong bức ảnh chụp ngày 13 tháng 3, 2012, một con tê giác châu Phi được tìm thấy tại ... ((AP Photo / Nguyễn Na Sơn))




In this March 13, 2012, photo, three African rhinoceroses eat grass at... ((AP Photo/Na Son Nguyen))

Trong ảnh ngày 13 tháng 3 năm 2012, ba tê giác châu Phi đang ăn cỏ ... ((AP Photo / Nguyễn Na Sơn))




In this photo taken on 13 March 2012, Nguyen Huong Giang, 24, grinds... ((AP Photo/Na Son Nguyen))

Trong bức ảnh chụp ngày 13 tháng 3, 2012, Nguyễn Hương Giang, 24 tuổi, đang mài sừng tê ... ((AP Photo / Nguyễn Na Sơn))




... ((AP Photo/South African Communication and Liaison Services of the Office of the National...)

...((AP Photo / các dịch vụ Truyền thông liên lạc của Văn phòng của Quốc Hội Nam Phi ...)


In this photo taken on 13 March 2012, an African rhinoceros is seen at... ((AP Photo/Na Son Nguyen))

Trong bức ảnh chụp ngày 13 tháng 3, 2012, một con tê giác châu Phi được xem ... ((AP Photo / Nguyễn Na Sơn))

Vietnam craves rhino horn; costs more than cocaine

Việt Nam thèm khát sừng tê giác, mặt hàng đắt giá hơn cả cocain

By MIKE IVES Associated Press

MIKE IVES, AP

03-04-2012

HANOI, Vietnam—Nguyen Huong Giang loves to party but loathes hangovers, so she ends her whiskey benders by tossing back shots of rhino horn ground with water on a special ceramic plate.

Hà Nội, Việt Nam – Nguyễn Hương Giang rất khoái tiệc tùng nhưng cô lại ghét say xỉn, vì thế cô thường kết thúc những trận rượu linh đình bằng mấy ngụm nước pha với sừng tê được cạo ra bằng một chiếc đĩa sứ đặc biệt.

Her father gave her the 4-inch (10-centimeter) brown horn as a gift, claiming it cures everything from headaches to cancer. Vietnam has become so obsessed with the fingernail-like substance it now sells for more than cocaine.

Bố của Giang tặng cho cô một miếng sừng màu nâu dài 4 inch (khoảng 10cm), và giải thích rằng nó có thể chữa lành mọi bệnh tật từ đau đầu cho tới ung thư. Người Việt Nam hiện nay đang rất bị ám ảnh bởi thứ vật chất giống móng tay mà giá bán còn đắt hơn cả ma tuý này.

"I don't know how much it costs," said Giang, 24, after showing off the horn in her high-rise apartment overlooking the capital, Hanoi. "I only know it's expensive."

“Tôi không biết chính xác giá của nó là bao nhiêu,” Giang, năm nay 24 tuổi, nói với chúng tôi sau khi cho chúng tôi xem miếng sừng tại căn hộ chung cư của cô, nơi có thể ngắm nhìn toàn cảnh Thủ đô Hà Nội, “Tôi chỉ biết là nó rất đắt tiền.”

Experts say Vietnam's surging demand is threatening to wipe out the world's remaining rhinoceros populations, which recovered from the brink of

extinction after the 1970s thanks to conservation campaigns. Illegal killings in Africa hit the highest recorded level in 2011 and are expected to worsen this year. This week South Africa called for renewed cooperation with Vietnam after a "shocking number" of rhinos have already been reported dead this year.

Các chuyên gia cho biết nhu cầu ngày một tăng cao tại Việt Nam đang đe doạ sẽ xoá sổ số lượng tê giác còn lại trên thế giới, những con tê giác đã may mắn kịp thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng sau những chiến dịch bảo tồn từ thập niêm 1970 của thế kỷ trước. Săn bắn bất hợp pháp tại châu Phi được ghi nhận ở mức độ cảnh báo cao nhất vào năm 2011 và vẫn tiếp tục ra tăng vào năm nay. Tuần này, Nam Phi kêu gọi khôi phục lại những hợp tác với Việt Nam sau những con số “gây sốc” về số lượng tê giác đã bị giết trong năm nay.

China has long valued rhino horn for its purported—though unproven—medicinal properties, but U.S. officials and international wildlife experts now say Vietnam's recent intense craving, blamed partly on a widespread rumor that rhino horn cures cancer, is putting unprecedented pressure on the world's estimated 28,000 remaining animals, mainly in South Africa.

Trung Quốc trong một thời gian dài đề cao sừng tê giác vì giá trị y học mặc dù chưa hề được chứng minh. Tuy nhiên các cơ quan Mỹ và các chuyên gia về thiên nhiên hoang dã thế giới hiện nay cho rằng nhu cầu tăng cao tại Việt Nam, một phần lý do bởi quan niệm cho rằng sừng tê có thể chữa lành ung thư, đang tạo nên những áp lực chưa từng có đối với số lượng được ước tính là khoảng 28.000 cá thể tê giác trên toàn cầu đang tồn tại mà chủ yếu là ở Nam Phi.

"It's a very dire situation," U.S. Fish and Wildlife Service Director Dan Ashe said by telephone. "We have very little cushion for these populations in the wild."

“Tình hình hiện nay thật kinh khủng,” ông Dan Ashe, Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Thuỷ sản và Động vật hoang dã Mỹ, nói qua điện thoại. “Chúng ta có rất ít vùng đệm cho những quần thể này trong tự nhiên.”

Although data on the global rhino horn trade is scarce, poaching in Africa has soared in the past two years, with American officials saying China and Vietnam are driving the trade that has no "significant" end market in the United States.

Mặc dù số liệu về mua bán sừng tê toàn cầu rất hiếm, nhưng tình trạng săn bắn trái phép ở châu Phi mở rộng trong vòng 2 năm qua, các cơ quan của chính phủ Mỹ cho biết Trung Quốc và Việt Nam đang làm chủ sự buôn bán với một thị trường rất vô nghĩa ở nước Mỹ.

Wildlife advocates say that over the last decade, rhino horn has become a must-have luxury item for some Vietnamese nouveau riche, alongside Gucci bags and Maybach cars.

Những người bảo vệ tự nhiên nói rằng trong vòng 2 thập kỷ qua, sừng tê trở thành một món đồ sang trọng phải có trong nhà của các đại gia giàu có ở Việt Nam bên cạnh những chiếc túi Gucci hay những chiếc xe Maybach đắt tiền.

Between 2006 and 2008, three diplomats at the Vietnamese Embassy in Pretoria were linked to embarrassing rhino trafficking scandals—including one caught on tape. In February, U.S. agents busted an alleged interstate rhino horn trafficking syndicate with Vietnamese-American ringleaders.

Trong khoảng từ năm 2006 tới năm 2008, 3 cán bộ ngoại giao tại Đại sứ quán Việt Nam ở Pretoria đã liên quan tới những vị bê bối về buôn bán tê giác trái phép – trong đó có một người đã bị bắt quả tang trực tiếp. Vào tháng Hai, các nhân viên an ninh Mỹ đã bắt được một tổ chức được cho là hoạt động buôn bán sừng tê trái phép với kẻ đầu sỏ là một người Mỹ gốc Việt.

A court affidavit obtained by The Associated Press alleges one of those arrested in the U.S. case, Felix Kha, traveled to China 12 times between 2004 and 2011 and went to Vietnam five times last year.

Những lời khai mà nguồn tin đảm bảo cung cấp cho AP cho biết một trong những kẻ bị bắt trong vụ án tại Mỹ, Felix Kha, đã tới Trung Quốc 12 lần trong khoảng từ năm 2004 tới năm 2011 và tới Việt Nam 5 lần trong năm ngoái.

"There are still horns going into China, but Vietnam is driving the increase in poaching for horns," said Chris R. Shepherd, deputy regional director for Southeast Asia at the wildlife advocacy group TRAFFIC. "Vietnamese authorities really need to step up their efforts to find out who is behind horn trafficking ... and put them out of business."

“Vẫn có một số lượng sừng tê được đưa vào Trung Quốc nhưng Việt Nam lại là quốc gia đang “cầm cương” sự ra tăng việc săn bắn trái phép sừng tê,” ông Chris R.Shepherd, giám đốc uỷ quyền khu vực Đông Nam Á của tổ chức bảo vệ thiên nhiên hoang dã TRAFFIC cho biết. “Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh thực sự những nỗ lực để vạch trần kẻ đứng sau hoạt động buôn bán trái phép sừng tê… và chấm dứt công việc làm ăn phi pháp của chúng.”

The rhino horn craze offers bigger payoffs than other exotic wildlife products such as bear bile or tiger bone paste. American officials say the crushed powder fetches up to $55,000 per kilogram in Asia ($25,000 per pound)—a price that can top the U.S. street value of cocaine, making the hoof-like substance literally as valuable as gold.

Sự tin tưởng vào tác dụng của sừng tê đem lại giá trị lợi nhuận lớn hơn các sản phẩm tự nhiên quý hiếm khác như mật gấu hay cao hổ. Các cơ quan của Mỹ nói rằng bột sừng tê đã tán có giá hơn 55.000 đôla một kg ở châu Á (tức là khoảng 25.000 đôla một pound) – cái giá vượt qua cả giá trị của ma tuý bán trên các đường phố ở Mỹ, khiến cho thứ vật chất ở thể sừng này đắt như vàng đúng theo nghĩa đen.

The drive is so great, thieves are now pinching rhino horns from European museums and taxidermy shops, sometimes smashing them off with sledgehammers before fleeing. According to Europol, the European law enforcement agency, 72 rhino horns were stolen from 15 European countries in 2011, the first year such data was recorded.

Kinh khủng hơn, bọn trộm giờ đây còn ăn cắp sừng tê từ các bảo tàng và cửa hàng kinh doanh thú nhồi ở châu Âu, nhiều trường hợp chúng đập nát sừng bằng búa trước khi trộm đi. Theo thống kê của Europol, cơ quan thi hành luật pháp của châu Âu, 72 chiếc sừng tê giác đã bị ăn cắp tại 15 quốc gia châu Âu trong năm 2011, năm đầu tiên số liệu này được ghi nhận.

Poachers in South Africa are also using chain saws to rip rhinos' horns off, mutilating the hulky animals while they're still alive and leaving oozing bloody cavities in the heads of those lucky enough to survive.

Bọn săn trộm ở Nam Phi tường sử dụng cưa máy để cắt sừng ra khỏi đầu con tê giác, làm tổn thương những con vật khổng lồ đó kể cả khi chúng chưa chết hẳn và để lại những lỗ hổng đầy máu trên đầu những con còn may mắn sống sót.

Sometimes, they simply shoot the beasts dead, even though the horns can grow back within two years without harming the animal if carefully cut. Officials and nonprofits in South Africa are preemptively cutting some rhinos' horns in an attempt to save them, but some poachers are killing anyway just for the nubs.

Nhiều khi là một phát súng đơn giản, con vật chết ngay mặc dù sừng có thể mọc trở lại trong vòng 2 năm mà không hề làm hại con vật nếu như cắt một cách cẩn thận. Các cơ quan và tổ chức phi lợi nhuận ở Nam Phi được ưu tiên cho phép cắt sừng của một số con tê giác với mục đích bảo vệ chúng, nhưng một số kẻ săn trộm vẫn đang hàng ngày tìm mọi cách giết một con tê giác đôi khi chỉ vì một mẩu sừng nhỏ mới nhú.

Vietnam wiped out its own last known Javan rhinoceros in 2010 despite efforts to protect it. The last of the population was found dead in a national park, shot through the leg with its horn hacked off.

Việt Nam đã chính thức bị xoá sổ loài tê giác Java năm 2010, mặc cho những nỗ lực bảo vệ ban đầu của quốc gia này. Những con cuối cùng trong quần thể loài này được tìm thấy xác trong một khu vườn quốc gia, chúng bị bắn xuyên qua chân và sừng đã bị cưa mất.

Tran Dang Trung, who manages a zoo outside Hanoi that imported four white rhinos from South Africa, said he worries for the animals' safety even though the zoo has 24-hour security.

Ông Trần Đăng Trung, người đang quản lý một vườn thú ở ngoại thành Hà Nội nơi đã nhập về 4 con tê giác trắng từ Nam Phi, nói rằng ông lo lắng cho sự an toàn của các con vật mặc dù vườn thú này được bảo vệ 24 trên 24.

"If thieves wanted to kill the animals and steal their valuable parts, they could," Trung said recently outside the rhinos' basketball court-sized outdoor pen.

“Nếu muốn, bọn trộm thừa khả năng giết các con vật và ăn cắp những bộ phận có giá trị trên cơ thể chúng,” đứng bên ngoài khu vực bãi quây ngoài trời có diện tích bằng một sân bóng rổ dành cho mấy con tê giác, ông Trung nói.

Laws in Vietnam surrounding the business of importing horns are murky and crackdowns are rare despite government pledges to root out traffickers.

Luật pháp ở Việt Nam xoay quanh vấn đề kinh doanh nhập khẩu sừng tê rất tù mù và những chế tài còn nhẹ mặc dù chính phủ đã cam kết sẽ bóc tận gốc những kẻ buôn bán trái phép.

Officially, no more than 60 horns are legally imported into Vietnam as trophies bagged from South African game farms each year, but international wildlife experts have estimated the actual number of trophy horns taken by Vietnamese nationals from South Africa each year may exceed 100.

Một cách chính thức, không hơn 60 chiếc sừng tê giác đã được đóng gói nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam từ các khu bảo tồn động vật tại Nam Phi với mục đích làm đồ lưu niệm mỗi năm, nhưng theo các chuyên gia về thiên nhiên hoang dã thế giới đánh giá thì con số thực tế lượng sừng mà các kiều dân Việt Nam đưa ra khỏi Nam Phi mỗi năm lên tới hơn 100.

Albi Modise, spokesman for South Africa's Department of Environmental Affairs, said Wednesday the department is concerned about the difficulty of identifying Vietnamese who request permits and whether they have the means for big game hunting.

Albi Modise, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ môi trường của Nam Phi, hôm thứ Tư cho biết bộ này quan ngại về khó khăn trong việc xác định người Việt Nam nào có yêu cầu giấy phép, và liệu họ có phương tiện để săn bắn thú lớn hay không.

"It became pretty clear that there seemed to be some funding from outside individuals" of Vietnamese hunters, Modise said. "We're concerned as a department that evidently there are people who exploiting the permit system."

"Đã trở khá rõ ràng rằng có vẻ như có một số tài trợ từ các cá nhân bên ngoài" cho các thợ săn Việt Nam, Modise nói. "Bộ chúng tôi quan ngại rằng rõ ràng có một bộ phận những người đi khai thác hệ thống giấy phép."

But he said that rather than imposing a blanket ban on Vietnamese hunters, the department is trying to resolve its concerns through diplomatic channels.

Nhưng ông nói rằng thay vì áp đặt một lệnh cấm toàn thợ săn Việt Nam, bộ này đang cố gắng giải quyết vấn đề của mình thông qua các kênh ngoại giao.

Hanoi has also been asked to conduct inspections to make sure rhino trophies imported from South Africa still remain in the hunters' possession.

Hà Nội cũng được yêu cầu phải kiểm duyệt nghiêm ngặt để đảm bảo những sản phẩm từ tê giác được nhập khẩu từ Nam Phi được ghi nhận đầy đủ trong sở hữu của người săn có giấy phép.

It's impossible to track how other rhino horns are entering Vietnam, wildlife advocates say, but they point to local media reports suggesting Vietnamese diplomats are implicated in the international trade that's been largely banned since 1976.

Theo các chuyên gia về thiên nhiên hoang dã thì việc kiểm soát những chiếc sừng tê được đưa vào Việt Nam theo cách khác là không thể, nhưng họ chỉ ra rằng một số báo cáo của truyền thông trong nước ngụ ý về các cán bộ ngoại giao Việt Nam vướng vào việc buôn bán quốc tế đã bị cấm đăng tải rộng rãi từ năm 1976.

In 2006, a diplomat at Vietnam's South African Embassy was arrested for trafficking rhino horn, while another was filmed two years later trading the substance outside the mission's gates. A third diplomat was also questioned that same year after 18 kilograms (40 pounds) of rhino horn was found in his car outside a casino.

Năm 2006, một vị cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã bị án tù vì buôn bán sừng tê trái phép, trong khi một người khác đã bị quay phim đang thực hiện việc buôn bán ngay bên ngoài cổng sứ quán. Vị cán bộ thứ ba đã bị thẩm vấn cùng trong năm đó sau khi người ta tìm thấy 18kg (tương đương 40 pound) sừng tê trong chiếc xe của ông ấy bên ngoài một sòng bạc.

In a statement, Foreign Ministry Spokesman Luong Thanh Nghi said those incidents reflected badly upon Vietnam's image and that the diplomats all faced disciplinary measures.

Trong một phát biểu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói rằng những sự việc xảy ra đã gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của Việt Nam và những cán bộ ngoại giao hiện nay đang phải chịu những sức ép về kỷ luật nghiêm ngặt.

Meanwhile, illegal rhino killings in South Africa are skyrocketing—from 122 in 2009 to 333 in 2010 and a record 448 in 2011. The country reported last week that 150 rhinos had already been poached this year, nearly 60 percent taken from Kruger National Park.

Trong khi đó, tình trạng giết hại tê giác trái phép tại Nam Phi đang tăng vọt – từ 122 năm 2009 lên 333 năm 2010 và ghi nhận 448 năm 2011. Báo cáo của quốc gia này tuần trước cho biết 150 con tê giác đã bị săn bắn trái phép trong năm nay, gần 60% đã bị tiêu diệt ở Vườn Quốc gia Kruger.

In Hanoi, Vietnamese buy rhino horn on the streets of the bustling old quarter, where a traditional medicine dealer recently told the AP that the average prescription costs 200,000 dong ($10).

Ở Hà Nội, người Việt Nam có thể mua được sừng tê trên những con phố của khu phố cổ, nơi mà những người kinh doanh các loại thuốc cổ truyền gần đây nói với phóng viên AP rằng một đơn thuộc trung bình giá 200 ngàn đồng (tương đương khoảng 10 đôla).

Hanoi doctors report that some of their clients take the powder as a supplement to western medicines, believing it cures fever and other common ailments. Others use it as a last-ditch effort against cancer.

Các bác sĩ ở Hà Nội báo cáo rằng một số bệnh nhân của họ thường sử dụng bột sừng tê như một phương thuốc đông y hỗ trợ, họ tin rằng nó giúp chữa khỏi sốt và một số bệnh thông thường khác. Một số khác sử dụng nó như nỗ lực cuôí cùng để chống chọi với căn bệnh ung thư.

Nguyen Huu Truong, a doctor at Hanoi's Center for Allergy Clinical Immunology, said a handful of patients visit him each year complaining of rashes he links to rhino horn consumption.

Ông Nguyễn Hữu Trường, bác sĩ tại Bệnh viện Lâm sàng Hà Nội nói rằng mỗi năm vẫn có một số bệnh nhân tới thăm ông và than phiền về chứng phát ban mà họ bị mắc trong khi sử dụng sừng tê.

"Many Vietnamese believe that anything expensive is good, but if you're going to spend a lot of money on rhino horn, you might as well bite your nails," he said. Rhino horns are composed of keratin, a protein found in human hair and fingernails.

“Rất nhiều người Việt Nam tin rằng cái gì đắt là tốt, nhưng nếu anh đổ rất nhiều tiền để mua sừng tê thì cũng có thể người lại anh sẽ liên tục… cắn móng tay,” ông nói. Thành phần của sừng tê có keratin, một loại protein có trong tóc và móng tay người.

Giang, the young Vietnamese woman who regularly uses rhino horn to prevent hangovers, says she's unfazed by doctors' assessments of the substance's efficacy and doesn't care to know how her father acquired the horn.

Giang, cô gái Viêt Nam trẻ tuổi, người thường uống nước pha bột sừng tê như một cách để chống lại những cuộc say xỉn, nói rằng cô không “xi nhê” gì với cảnh báo đó của bác sĩ về hiệu quả của chất liệu này và không quan tâm cha mình kiếm đâu được miếng sừng.

Experts say some rhino horns passing through Vietnam are fakes, and the AP couldn't verify the authenticity of Giang's horn, which she grinds on a plate with a rough finish made specifically for the task. She ingests the liquefied form when she has allergic reactions or after tippling on too much top-shelf liquor.

Các chuyên gia cho biết một số sừng tê buôn bán ở Việt Nam là đồ giả, phóng viên AP thì không thể kiểm chứng chất lượng miếng sừng tê của Giang, thứ mà cô thường cạo trên bề mặt chiếc đĩa sứ để lấy ra một chút bột. Cô ấy uống vào bụng dạng chất lỏng gồm nước pha với sừng tê khi bị di ứng hay sau khi nốc quá nhiều rượu mạnh.

Because Giang only takes rhino horn shots once or twice every three months, she estimates her horn will last another 10 to 15 years. But once her stash is depleted, there may not be any rhinos left on earth to satisfy her craving.

Bởi vì chỉ dùng tới thứ “thần dược” này một tới hai lần trong vòng 3 tháng nên Giang ước tính miếng sừng của mình sẽ sử dụng được trong khoảng 10 thậm chí 15 năm nữa. Nhưng cho tới khi cô ấy dùng hết miếng sừng của mình, có thể sẽ chẳng còn con tê giác nào tồn tại trên Trái đất này để tiếp tục thoả mãn những mong muốn của cô ấy.

Associated Press writer Donna Bryson in Johannesburg, South Africa, contributed to this report.

Bài viết trên có sự đóng góp của Donna Bryson, hãng thông tấn AP tại Johannesburg, Nam Phi.


In this photo taken on 13 March 2012, African rhinoceroses are seen at Bao Son Paradise Park, a private zoo in Hanoi, Vietnam, which has 24-hour security to protect against potential poachers. Wildlife conservationists warn that Vietnam s surging demand for rhino horn, which is believed to treat everything from hangovers to cancer, is threatening to wipe out the world s remaining rhino populations. Illegal killings in Africa hit a record high in 2011 and are expected to worsen this year. ((AP Photo/Na Son Nguyen))

Trong bức ảnh chụp ngày 13 tháng 3, 2012, tê giác châu Phi được nhìn thấy tại Thiên đường Bảo Sơn, một vườn thú tư nhân ở Hà Nội, Việt Nam, trong đó có canh gác 24 giờ để bảo vệ chống lại những kẻ săn trộm tiềm năng. Các nhà ảo tồn động vật hoang dã cảnh báo rằng nhu cầu tăng mạnh của Việt Nam về sừng tê giác được cho là để điều trị tất cả mọi thứ từ say rượu đến ung thư, đe dọa quét sạch các quần thể tê giác còn lại của thế giới. các vụ giết tê giác bất hợp pháp ở châu Phi đạt mức cao kỷ lục trong năm 2011 và dự kiến ​​sẽ tồi tệ hơn trong năm nay. ((AP Photo / Nguyễn Na Sơn))


In this photo taken on 13 March 2012, Nguyen Huong Giang, 24, grinds rhinoceros horn with water at her apartment in Hanoi, Vietnam, demonstrating how she makes a liquid concoction she ingests after drinking too much alcohol or when suffering from allergies. ((AP Photo/Na Son Nguyen))

Trong bức ảnh chụp ngày 13 tháng 3, 2012, Nguyễn Hương Giang, 24, mài sừng tê giác trong nước trong căn hộ của cô tại Hà Nội, Việt Nam, minh họa cách cô chế biến thứ hỗn hợp chất lỏng mà cô sử dụng sau khi uống quá nhiều rượu hoặc khi bị dị ứng. ((AP Photo / Nguyễn Na Sơn))


FILE - In this Nov. 15, 2011 file photo, customs officers stand guard near seized rhino horns at the Hong Kong Customs and Excise Department in Hong Kong when Hong Kong Customs seized a total of 33 unmanifested rhino horns, 758 ivory chopsticks and 127 ivory bracelets, worth about HK$17 million ($2.23 million), inside a container shipped to Hong Kong from Cape Town, South Africa. ((AP Photo / Kin Cheung, File))

FILE - Trong ảnh đăng trên số ra ngày 15 Tháng Mười Một, 2011, cán bộ hải quan và Cục tiêu thụ đặc biệt đứng canh gần sừng tê giác bị thu giữ tại Hải quan Hồng Kông. Hải quan Hong Kong đã bắt giữ tổng cộng 33 sừng tê giác không ai nhận, 758 đũa ngà voi và 127vòng đeo tay ngà voi, trị giá khoảng HK$17 triệu (2.230.000 $), bên trong một container vận chuyển từ Cape Town, Nam Phi đến Hồng Kông.

http://www.mercurynews.com/news/ci_20321856/vietnam-craves-rhino-horn-costs-more-than-cocaine

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn