MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, April 7, 2012

Nixon-CIA spy ploy in Vietnam backfired, new records show Âm mưu gài tình báo vào Hà Nội bị thất bại của Nixon và Kissinger



Nixon-CIA spy ploy in Vietnam backfired, new records show

Âm mưu gài tình báo vào Hà Nội bị thất bại của Nixon và Kissinger

By Jeff Stein, Washington Post

Jeff Stein, Washington Post

President Richard M. Nixon and his national security adviser, Henry Kissinger, deliberately “leaked” word to North Vietnam that U.S. forces planned to invade Cambodia, in a failed attempt to intimidate Hanoi into retreat, declassified U.S. documents reveal.

Tài liệu giải mật của Mỹ đã cho thấy, tổng thống Richard M. Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger của ông đã cố tình "để lộ" tin tức đến Bắc Việt rằng quân đội Mỹ có kế hoạch xâm lược Campuchia, trong một nỗ lực nhằm đe dọa Hà Nội rút lui đã bị thất bại.

Nixon and Kissinger also used a CIA double agent in Laos to concoct a false “leak” of U.S. plans to mine North Vietnam’s major port, Haiphong, in 1972, according to a separate set of documents, which were discovered in a new volume of Foreign Relations of the United States, the State Department's official history of the era.

Theo một tài liệu riêng được tìm thấy từ bộ hồ sơ mới của bộ phận quan hệ đối ngoại Hoa kỳ, pho sử chính thức của Bộ ngoại giao lúc ấy, Nixon và Kissinger cũng sử dụng một gián điệp CIA nhị trùng tại Lào để dựng lên một pha “rò rỉ” giả tạo của Mỹ dự định đặt mìn ở bến cảng Hải Phòng quan trọng của Bắc Việt vào năm 1972.

But that ploy also failed to undermine North Vietnam’s resolve.

Nhưng âm mưu đó cũng thất bại trong việc phá hoại khả năng của Bắc Việt.

“In both of these cases the action was a covert psychological warfare ploy that was taken at the direction of the president and Kissinger and not on the initiative of the CIA," says Merle Pribbenow, a retired CIA expert on Vietnam who discovered the overlooked documents in State Department records.

"Hành động trong cả hai trường hợp này là một thủ đoạn chiến tranh tâm lý bí mật đã được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Kissinger và Tổng thống chứ không dựa vào phát kiến của CIA", ông Merle Pribbenow, một chuyên gia CIA về Việt Nam đã hưu trí, người phát hiện ra các tài liệu bị bỏ sót trong các hồ sơ của Bộ Ngoại giao đã nói.

The documents have never been written about, Pribbenow said.

Các tài liệu ấy đã chưa bao giờ được ai nhắc đến, Pribbenow cho biết.

“In both cases, the information was provided clandestinely by double agents who fed the information to North Vietnamese officials, claiming that they had obtained the information surreptitiously or fortuitously,” Pribbenow added.

"Trong cả hai trường hợp, các tin tức đã được bí mật cung cấp bởi các điệp viên nhị trùng, những người đã mớm thông tin cho các quan chức Bắc Việt, với luận điệu là họ đã ngẫu nhiên hoặc khai thác được những thông tin bí mật" Pribbenow cho biết thêm.

"The idea was to make the North Vietnamese believe that they had obtained advance knowledge of a planned U.S. operation in order to frighten them into pulling their forces back, but in both cases the Nixon administration then went ahead and carried out the action,” Pribbenow said.

"Ý đồ là để làm cho Bắc Việt tin rằng họ đã biết trước được kế hoạch của Mỹ nhằm làm họ e sợ để phảI rút các lực lượng về, nhưng sau đó, trong cả hai trường hợp chính quyền Nixon sẽ tiếp thục thực hiện các hoạt động này." Pribbenow cho biết.

"The end result was that, not only were the North Vietnamese not frightened out of doing what Nixon wanted to scare them out of doing, Nixon unintentionally gave them advance warning of what the U.S. was about to do.”

"Rốt cuộc, chẳng những Bắc Việt không sợ hãi về những gì Nixon muốn dọa họ mà Nixon đã lại còn vô ý cảnh báo trước cho họ biết về những gì Hoa Kỳ dự định thực hiện".

The ploy, in short, ended up foiling Nixon’s main goal for invading Cambodia: to annihilate Hanoi’s command post for staging attacks on South Vietnam.

Nói tóm lại, các thủ đoạn này cuối cùng đã đi đến việc làm hỏng mục tiêu chính của Nixon trong cuộc xâm lăng Campuchia: muốn tiêu diệt các vị trí tiền phương đang chuẩn bị tấn công vào Nam Việt Nam của Hà Nội.

“I have to say that when I read these documents I was absolutely appalled,” said Pribbenow, who spent 27 years in the CIA as a Vietnamese language and operations officer. “I have never been a big fan of psychological warfare and covert propaganda, as I think it is mostly just a waste of time and money, but in this case it could have cost us more than just time and money.”

"Phải nói rằng, khi đọc những tài liệu này tôi đã hoàn toàn thất kinh", ông Pribbenow, người đã từng trải qua 27 năm trong ngành CIA như một viên chức hoạt động và nói tiếng Việt. "Tôi chưa bao giờ là một người quá hâm mộ loại chiến tranh tâm lý và tuyên truyền bí mật, vì tôi cho rằng đấy chỉ là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc, nhưng trong trường hợp này đối với chúng tôi hẳn là nó đã làm tổn thất nhiều thứ hơn là thời gian và tiền bạc".

Pribbenow and other Vietnam scholars said was impossible to say with certitude whether the disinformation attempts resulted in increased U.S. casualties.

Pribbenow và các nhà học giả Việt Nam khác cho biết rằng không thể khẳng định với sự quả quyết rằng những nỗ lực đánh lạc hướng thông tin ấy đã dẫn đến hậu quả gia tăng thương vong cho Hoa Kỳ.

“No U.S. aircraft were lost on 9 May 1972, when the mining of Haiphong Harbor occurred, so there certainly were no U.S. casualties from that warning,” Pribbenow said.

"Không có máy bay Mỹ nào bị rơi ngày 09/5 1972, khi cuộc đánh mìn Cảng Hải Phòng xảy ra, do đó chắc chắn là đã không có thương vong nào của phía Mỹ từ lời cảnh báo ấy", Pribbenow nói.

But in regard to Cambodia, the picture is muddier, said Pribbenow and historian John Prados, author of several books on the Vietnam War and the CIA.

Nhưng trong vấn đề Campuchia, bức tranh còn mập mờ hơn, Pribbenow và sử gia John Prados, tác giả của nhiều cuốn sách về cuộc chiến tranh Việt Nam và CIA đã cho biết.

Tipping Hanoi about American plans to invade Cambodia “might have” caused additional U.S. casualties, Prados said. Casualties “increased significantly” during the two months preceding the April 29, 1970 invasion, he noted, and “spiked” in May.

Mánh khóe bỏ nhỏ cho Hà Nội biết về kế hoạch xâm lược Campuchia của Mỹ "có thể" đã gây thêm thương vong của Mỹ, Prados nói. Thương vong đã "tăng lên đáng kể" trong suốt hai tháng trước cuộc xâm lược ngày 29 Tháng Tư năm 1970 và “ngưng lại” vào tháng Năm, ông lưu ý như vậy.

The Nixon-Kissinger ploy probably foiled any chance to destroy North Vietnam’s command post in Cambodia -- known by its acronym COSVN, the Central Office for the War in Vietnam -- which Nixon repeatedly cited as his goal for the invasion.

Âm mưu của Nixon-Kissinger có thể đã phá vỡ bất kỳ cơ hội nào nhằm tiêu diệt các cấp chỉ huy Bắc Việt tại Campuchia - được biết đến từ tên tắt là COSVN, Trung Ương Cục Miền nam - mà Nixon đã nhiều lần nhắc đến là một mục tiêu cho cuộc xâm lược của mình.

“If they were being explicit about invading Cambodia, it would have allowed them to move COSVN and to prepare the battlefield for the invasion,” Prados said in an interview.

"Nếu họ biết được rõ ràng về vụ xâm chiếm Cambodia, tình thế sẽ khiến họ phải di chuyển Trung ương Cục (COSVN) và chuẩn bị chiến trường cho cuộc xâm lược", Prados đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

“The effort to intimidate Hanoi ahead of the invasion of Cambodia would certainly have helped the North Vietnamese prepare for it more successfully than if it had been more of a surprise,” agreed Gareth Porter, author of “Peace Denied: United States, Vietnam and the Paris Agreement,” among other histories of the war.

"Các nỗ lực để đe dọa Hà Nội trưóc về cuộc tấn công vào Campuchia chắc chắn đã giúp Bắc Việt đối phó được với nó thành công hơn là nếu như việc này xảy ra bất ngờ", Gareth Porter cũng đã đồng ý như thế, ông là tác giả của cuốn "Hòa bình bị chối từ: Hoa Kỳ, Việt Nam và Hiệp định Paris" cũng như những nghiên cứu lịch sử khác của cuộc chiến.

Pribbenow added a further damning detail. After analyzing a Vietnamese-language account of the operation, he said that the Nixon-Kissinger ploy probably prompted the communists to move COSVN only hours before a “massive B-52 strike.”

Pribbenow còn thêm một chi tiết tệ hại hơn nữa. Sau khi phân tích một báo cáo bằng tiếng Việt của hoạt động này, ông nói rằng các âm mưu của Nixon-Kissinger có thể đã khiến những người cộng sản di chuyển Trung Ương Cục Miền Nam chỉ vài giờ trước một cuộc “công kích lớn bằng B52”.

“There is no explanation of why that particular time was chosen to leave,” he added, “but it is quite possible that the decision to move was either caused or at least influenced by the Nixon-directed warning.”

"Không có giải thích nào về nguyên nhân tại sao thời gian cụ thể đó được chọn để di chuyển đi", ông cho biết thêm, "nhưng chắc nhiều khả năng là quyết định di chuyển hoặc là do từ ảnh hưởng hoặc có nguyên nhân từ cảnh báo được chỉ đạo bởi Nixon".

“It looks like a couple of classic cases of the left hand not knowing what the right hand is doing,” Pribbenow said.

"Chuyện này cũng giống như một vài trường hợp cổ điển của việc tay trái không biết những gì tay phải làm" Pribbenow nói.

“In the Cambodian case, when the order to pass the [false] information was given, no one had any plan to send U.S. troops into Cambodia -- the plan was only to use South Vietnamese troops in selected areas -- and not against COSVN.

"Trong trường hợp Campuchia, khi mệnh lệnh phát tán các tin tức (giả) được đưa ra, không ai có một kế hoạch gì để đưa quân đội Mỹ vào Campuchia - kế hoạch là chỉ sử dụng quân đội miền Nam Việt Nam trong các khu vực đã được lựa chọn - và không phải để chống lại Trung Ương cục Miền nam .

"And indeed," Pribbenow continued, "CIA Director Richard Helms suggested 10 days before the Cambodian invasion that to improve the [disinformation agent’s] ‘credibility,’ the U.S. should consider sending ‘selected’ U.S. troops up to points near the Cambodian border to make it appear as if the story was true. “

"Và quả thật vậy" Pribbenow cho biết tiếp "Giám đốc CIA Richard Helms đề nghị 10 ngày trước cuộc xâm lược Campuchia để cải thiện củng cố ‘lòng tin’ [của các điệp viên đánh lạc hướng], Mỹ nên xem xét đến việc đưa một số lực lượng Mỹ 'có lựa chọn' đến các điểm gần biên giới Campuchia để làm cho câu chuyện có vẻ như thật ".

“Nixon did not make the decision to send U.S. troops into Cambodia until several days later,” Pribbenow added, “but apparently forgot to tell the agency to call off the operation, with the result that we ended up unintentionally giving the North Vietnamese advance warning of the upcoming attack on COSVN.”

"Nixon đã không thực hiện quyết định đưa quân đội Mỹ vào Campuchia mãi cho đến một vài ngày sau đó" Pribbenow nói thêm, "nhưng dường như đã quên không báo cho cơ quan tình báo chấm dứt các hoạt động, kết quả là chúng tôi đã đi đến việc vô ý đưa ra các cảnh báo trước cho Bắc Việt về dự định sẽ tấn công vào Trung Ương Cục Miền Nam".

Sowing dissent in Hanoi

The documents also reveal a CIA operation that employed a double agent in North Vietnam’s ruling circles to plant false information about a nonexistent antiwar faction in Hanoi’s politburo.

Chia rẽ nội bộ ở Hà Nội

Các tài liệu cũng cho thấy một hoạt động của CIA sử dụng một điệp viên nhị trùng trong giới cầm quyền ở Bắc Việt để cấy những thông tin sai lệch về một phe phản chiến không hề tồn tại trong bộ chính trị của Hà Nội.

“I was especially fascinated by the stuff on trying to convince North Vietnamese that the U.S. was in touch with a dissident faction,” said Porter.

"Tôi đặc biệt bị thu hút bởi những thứ có liên quan đến những nỗ lực thuyết phục Bắc Việt rằng Mỹ đã bắt liên lạc được với một nhóm bất đồng chính kiến", ông Porter nói.

“I’m not so sure that one played so well, simply because of the [Hanoi’s] consensus on prosecuting the war strategy, at least in broad outlines. They wouldn't have believed that that there were Central Committee guys ready to give in to the U.S.”

"Tôi không biết chắc là những kế hoạch loại ấy có thực hiện được xuông sẻ hay không, đơn giản chỉ vì lòng nhất trí [của Hà Nội] về việc tiến hành cuộc chiến tranh, ít nhất là trong các phác thảo rộng rãi. Họ sẽ không tin rằng có những người trong Uỷ ban Trung ương Đảng lại sẵn sàng nhượng bộ Hoa Kỳ".

Porter called the CIA’s plan “the usual self-delusions at work -- all familiar territory by now.”

Porter gọi kế hoạch của CIA là "sự tự ảo tưởng thường gặp trong công việc - hiện nay đều là những lĩnh vực quen thuộc cả".

Indeed, a memo from George A. Carver, then-CIA Director Helms’s special assistant for Vietnam, reported that things hadn’t gone so well with that operation.

Thật vậy, một bản ghi nhớ từ George A. Carver, khi ấy là trợ lý đặc biệt của Helm, Giám đốc CIA cho Việt Nam đã báo cáo rằng các sự việc không diễn tiến tốt đẹp lắm với kế hoạch hành động ấy.

“Our project to convince the Hanoi leadership that the U.S. government is in clandestine communication with a high-level dissident faction within North Vietnam hit a snag when our double agent … muffed his lines in a 22 May session with the North Vietnamese intelligence officer with whom he has been in contact,” Carver wrote to Richard T. White, a National Security Council staffer at the time.

"Dự án của chúng tôi nhằm thuyết phục giới lãnh đạo Hà Nội rằng chính phủ Mỹ đang ở trong mối giao tiếp bí mật với một nhóm bất đồng chính kiến trong hàng ngũ cao cấp ở Bắc Việt đã gặp trở ngại khi điệp viên nhị trùng của chúng tôi ... vụng về trong cách tiến hành của mình trong một phiên họp ngày 22 Tháng Năm với các sĩ quan tình báo Bắc Việt mà ông đã từng tiếp xúc", Carver đã viết cho Richard T. White, một nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia lúc đó.

”Unfortunately, at the point in the conversation, where the agent was to allude to information about American contact with dissidents allegedly provided by the agent’s notional ‘American friend’ (the purported source of the earlier data on mining), the agent strayed from his prepared script and the North Vietnamese did not pick up the point or pursue it.”

"Thật không may là vào một điểm quan trọng của cuộc trò chuyện, nơi các điệp viên ám chỉ đến tin tức về các mối liên hệ của Mỹ với những người bất đồng chính kiến được cho là cung cấp bởi một “người bạn Mỹ” tưởng tượng của người điệp viên (nguồn liên lạc có mục đích của dữ liệu trước đây về vụ đánh mìn), người điêp viên đã bị lạc khỏi kịch bản chuẩn bị của mình và người Bắc Việt đã không theo đuổi hoặc không nhận ra được chủ điểm đó".

Carver pleaded that double agent operations were “tricky.”

Carver bào chữa rằng các hoạt động điệp viên nhị trùng là "lắt léo".

”As you recognize, structuring this kind of disinformation in a manner that whets the target’s appetite and remains plausible is a tricky proposition, which cannot be rushed, and which is always subject to the vagaries of chance and human nature,” he told White.

"Như quý vị nhận thấy, cơ cấu của loại hình đánh lạc hướng theo một phương cách khêu gợi sự thèm thuồng của đối tượng mà vẫn giữ được sự đáng tin là một kế hoạch khó khăn, không thể vội vã, và luôn luôn phải tùy thuộc vào sự thay đổi bất thường của cơ hội và bản chất con người" ông nói với White.

“We will keep you advised of progress as it occurs.”

Neither Kissinger nor White could not be reached for comment.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục thông báo diễn tiến điều tra cho quý vị." Cả Kissinger và Nhà Trắng đều không liên lạc được để đưa ra lời nhận xét.




Translated by Lê Quốc Tuấn



http://blog.washingtonpost.com/spy-talk/2010/07/nixon-cia_spy_ploy_in_vietnam.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn