MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, April 13, 2012

The violent dangers of ideology Những nguy cơ bạo lực của ý thức hệ



The violent dangers of ideology

Những nguy cơ bạo lực của ý thức hệ

Nov 3rd 2011

06/11/2011

IN HIS new book “The Better Angels of our Nature”, Steven Pinker argues that there has never been a safer time to be alive. Employing his characteristic blend of scientific empiricism and sociological analysis, he considers the history of violence from prehistoric times to the present day. Drawing on a broad range of examples and statistics about conflict, trade, education and the rule of law, Mr Pinker concludes that violence yields fewer benefits now than at any other time in history (reviewed by The Economist here).

Trong cuốn sách mới phát hành “The Better Angels of our Nature” (tạm dịch: Những thiên thần tốt đẹp hơn của bản chất con người chúng ta), Steven Pinker nhận định rằng sống ở thời đại này là an toàn nhất trong lịch sử. Dùng phương pháp đặc trưng của ông kết hợp giữa thực nghiệm khoa học và phân tích xã hội học, ông nghiên cứu lịch sử của bạo lực từ thời tiền sử cho tới ngày nay. Dựa trên nhiều ví dụ và số liệu thống kê về xung đột, thương mại, giáo dục và chế độ pháp trị, tác giả Steven Pinker kết luận rằng bạo lực hiện nay đạt lợi ích ít hơn bất cứ thời đại nào khác trong lịch sử.

Steven Pinker is the Johnstone Family Professor in the psychology department at Harvard University. This is his 13th book, following the success of "The Stuff of Thought" (2007), which looks at how we put our thoughts and feelings into words (reviewed by The Economist here). Other books include “The Blank Slate” (2002), which proposes that human behaviour is shaped by evolutionary psychological adaptations; “How the Mind Works” (1997), which works to explain some of the brain’s poorly understood functions and quirks (reviewed by The Economist here); and “The Language Instinct” (1994), which examines humankind’s innate capacity for language.

Steven Pinker là Giáo sư hàm Johnstone Family của khoa tâm lý ở Đại học Harvard. Đây là cuốn sách thứ 13 của ông, tiếp theo thành công của “The Stuff of Thought” (2007, bàn về cách chúng ta biến suy nghĩ và cảm xúc của mình thành từ ngữ để diễn đạt). Ông còn có những cuốn khác như “The Blank Slate” (2002, nhận định rằng hành vi con người được định hình bởi những thích nghi tâm lý mang tính tiến hóa); “How the Mind Works” (1997, giải thích một số chức năng và nét đặc thù của não ít được hiểu đúng), và “The Language Instinct” (1994, khảo sát năng lực bẩm sinh về ngôn ngữ của nhân loại).

In a conversation with More Intelligent Life Mr Pinker touched on a number of subjects, including the roots of genocide, the limits of democracy and the dangers of ideology.

Trả lời phỏng vấn của More Intelligent Life, tác giả Steven Pinker đề cập tới một số chủ đề, trong đó có những căn nguyên của nạn diệt chủng, các giới hạn của dân chủ, và những nguy cơ của ý thức hệ.

Why did you want to write a book about violence?

Tại sao ông viết sách về bạo lực?

It was an interest in human nature. I had written two books previously on human nature, and I faced criticism that any acknowledgment of human nature is fatalistic. I always thought this objection was nonsense. Even in theory, human nature comprises many motives; if we have some motives that incline us to violence, we also have some motives that inhibit us from violence. So just positing human nature doesn’t force you to claim that one side or another must prevail.

Đó là do quan tâm về bản chất con người. Trước tôi đã viết hai cuốn sách về bản chất con người, và tôi bị phê phán là bất cứ sự thừa nhận nào về bản chất con người đều mang tính định mệnh. Tôi luôn nghĩ rằng sự phản đối này là vô lý. Ngay cả trên lý thuyết, bản chất con người bao gồm nhiều động cơ; nếu ta có một số động cơ khiến ta hành động bạo lực, ta cũng có một số động cơ kiềm chế ta tránh hành động bạo lực. Vì thế, chỉ nhận định về bản chất con người không buộc ta phải công nhận rằng một bên phải thắng thế.





How do you view democracy in those terms?

Democracy is an imperfect way of steering between the violence of anarchy and the violence of tyranny, with the least violence you can get away with. So I don’t think it’s a triumph, but it’s the best option we have found. As far as we know there doesn’t seem to be a better one on the horizon.

Xét từ góc độ đó, ông quan niệm ra sao về dân chủ?

Dân chủ là một cách không hoàn hảo để lèo lái giữa bạo lực của sự vô chính phủ và bạo lực của kẻ chuyên quyền độc đoán, với mức độ bạo lực thấp nhất mà ta có thể thoát ra được. Vì thế, tôi không nghĩ đó là một thắng lợi, nhưng đó là phương án tốt nhất mà chúng ta đã tìm thấy. Trong phạm vi hiểu biết của chúng ta, dường như sắp tới vẫn chưa xuất hiện phương án nào tốt hơn.

How much has religion contributed to violence throughout history? Should we see a correlation between the two?

Yes, violence and religion have often gone together, but it’s not a perfect correlation and it doesn’t have to be a permanent connection. Religions themselves change—they are not completely independent of behaviour and they respond to the very currents that drive violence down. Religions have become more liberal in response to these currents.

Tôn giáo đã góp phần bao nhiêu vào bạo lực trong quá trình lịch sử? Ta có thấy một mối tương quan giữa hai điều này?

Phải, bạo lực và tôn giáo xưa nay thường đi đôi với nhau, nhưng đó không phải là một mối tương quan hoàn hảo và không cần phải là một mối liên kết vĩnh viễn. Các tôn giáo tự thân thay đổi – chúng không hoàn toàn độc lập với hành vi và chúng phản ứng trước chính những dòng chảy làm giảm bảo lực. Các tôn giáo đã trở nên tự do phóng khoáng hơn khi phản ứng trước những dòng chảy này.

You cite ideology as the main cause for violence in the 20th century. Why is that?

There are a number of things that make particular ideologies dangerous. One of them is the prospect of a utopia: since utopias are infinitely good forever, and can justify any amount of violence to pursue that utopia, the costs are still outweighed by the benefits. Utopias also tend to demonise certain people as obstacles to a perfect world, whoever they are: the ruling classes, the bourgeois, the Jews or the infidels and heretics. As long as your ideology identifies the main source of the world’s ills as a definable group, it opens the world up to genocide.

Ông nêu ý thức hệ là nguyên nhân chính gây bạo lực trong thế kỷ 20. Tại sao vậy?

Có nhiều điều khiến một số ý thức hệ cụ thể trở nên nguy hiểm. Một trong những điều đó là viễn cảnh của một thế giới ảo vọng (utopia): vì thế giới ảo vọng là mãi mãi tốt đẹp cùng cực, và có thể biện minh cho bất cứ mức độ bạo lực nào cần có để theo đuổi thế giới ảo vọng đó, các chi phí vẫn thấp hơn các lợi ích. Các thế giới ảo vọng cũng có xu hướng phỉ nhổ một số người, xem họ như rào cản cho một thế giới hoàn hảo, bất kể họ là ai: các giai cấp thống trị, tầng lớp tư sản, người Do Thái hay người ngoại đạo hay dị giáo. Chừng nào ý thức hệ của ta còn xem một nhóm có thể xác định là nguyên nhân chính gây ra những bất hạnh trên thế gian, ý thức hệ đó mở toang cánh cửa đẩy thế giới vào nạn diệt chủng.

Is there any statistical evidence to suggest that violence doesn’t work to provoke political change?

A study that was published too late to include in my book by two political scientists, Erica Chenoweth and Maria Stephen, looked at the success rate of violent and non-violent resistance movements. It found that the non-violent ones succeeded 75% of the time and the violent ones succeeded 25% of the time. So it’s not the case that violence never works, nor that non-violence always works, but that non-violence seems to have a better success rate.

Có bằng chứng thống kê nào cho thấy bạo lực không có tác dụng kích thích thay đổi chính trị?

Một công trình nghiên cứu của hai nhà chính trị học Erica Chenoweth và Maria Stephen được công bố quá muộn nên tôi không kịp đưa vào cuốn sách của mình. Họ nghiên cứu tỉ lệ thành công của những phong trào phản kháng bạo động và bất bạo động. Nghiên cứu này phát hiện rằng những phong trào bất bạo động thành công trong 75% trường hợp, còn những phong trào bạo động là 25%. Vì thế không đúng là bạo lực không bao giờ có tác dụng, cũng không phải là bất bạo động luôn thành công, chỉ là bất bạo động dường như có tỉ lệ thành công cao hơn.

In your book you talk about understanding abortion in terms of consciousness and morality. Why is there so much misunderstanding about this topic, in your opinion?

Consciousness is increasingly seen as the origin of moral worth. Empirically, the huge increase in abortions has not accompanied an increase in the neglect or abuse of children. A common prediction in the 1970s before Roe v Wade (a landmark decision by the United States Supreme Court on the issue of abortion) is that abortion would inevitably lead to legalised infanticide. We can say with confidence that that prediction was incorrect, which supports the idea that people’s intuition doesn’t equate abortion with murder, that legalised abortion did not place people on a slippery slope. The slope actually has a fair amount of traction and I think what gives it traction is the equation of moral values with consciousness.

Trong cuốn sách của mình, ông bàn về chuyện hiểu việc phá thai từ góc độ ý thức và luân lý. Theo ông, tại sao có quá nhiều hiểu lầm về chủ đề này?

Ý thức ngày càng được xem là nguồn gốc của giá trị luân lý. Về thực nghiệm, sự tăng vọt về số vụ phá thai không đi kèm với sự gia tăng về tình trạng bỏ bê hay hành hạ trẻ em. Một tiên đoán phổ biến trong thập niên 1970 trước khi có phán quyết vụ “Roe kiện Wade” (một phán quyết mang tính cột mốc của Tòa án Tối cao Mỹ về vấn đề phá thai) cho rằng việc phá thai tất yếu dẫn tới việc giết trẻ sơ sinh được hợp pháp hóa. Chúng ta có thể tự tin nói rằng tiên đoán đó không đúng, như vậy chứng minh quan niệm cho rằng trực quan của con người không xem phá thai đồng nghĩa với giết người, rằng việc phá thai được hợp pháp hóa không đẩy con người vào một con dốc trượt dài về luân lý. Con dốc này thực ra có ma sát đáng kể và tôi nghĩ rằng điều tạo ra ma sát đó là việc xem các giá trị luân lý đồng nghĩa với ý thức.

You describe the concept of pure evil as a myth in the book. Why?

The myth of “pure evil” is a debating tactic. We don’t think of it that way because that very awareness would undermine the credibility of our brief. If the myth of pure evil is that evil is committed with the intention of causing harm and an absence of moral considerations, then it applies to very few acts of so-called “pure evil” because most evildoers believe what they are doing is forgivable or justifiable.

Trong sách, ông mô tả khái niệm cái ác thuần túy là một huyền thoại. Tại sao?

Huyền thoại “cái ác thuần túy” (“pure evil”) là một chiến thuật tranh luận. Chúng ta không nghĩ về nó theo cách đó vì chính cái nhận thức đó sẽ làm giảm mức độ đáng tin của cốt lõi lập luận của chúng ta. Nếu huyền thoại “cái ác thuần túy” là điều ác được thực hiện với chủ ý gây hại và do không cân nhắc về luân lý, thì điều đó chẳng áp dụng được cho bao nhiêu hành động gọi là “cái ác thuần túy” vì hầu hết những kẻ làm điều ác tin rằng điều chúng đang làm là có thể tha thứ hay biện minh được.

Should we be worried that violence on a mass scale, of the kind we saw in the last century, will rear its head again?

I think we should worry. I don’t think we will necessarily see it on the same scale, but the violence that did take place was due to features that were found in human nature. They haven’t gone away and it’s possible that they could re-emerge. All the more reason why we should fortify the institutions that are designed to prevent that from happening, like free speech, rule of law and human rights.

Chúng ta có nên lo ngại rằng bạo lực trên quy mô đại trà, như kiểu bạo lực chúng ta đã chứng kiến trong thế kỷ vừa qua, sẽ xuất hiện trở lại?

Tôi nghĩ chúng ta nên lo ngại. Tôi không nghĩ chúng ta nhất thiết sẽ chứng kiến bạo lực trên cùng quy mô đó, nhưng tình trạng bạo lực đã thực sự diễn ra đều là do các đặc tính có trong bản chất con người. Những đặc tính đó chưa biến mất và có thể chúng lại trỗi dậy. Chính vì lý do đó chúng ta càng nên củng cố những thể chế được thiết kế để ngăn chặn không cho điều đó xảy ra, chẳng hạn như tự do ngôn luận, chế độ pháp trị và nhân quyền.


Translated by PVLH

http://www.economist.com/blogs/prospero/2011/11/qa-steven-pinker-0

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn