MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, April 13, 2012

Occupy Beijing? Chiếm đóng Bắc Kinh?


Occupy Beijing?

Chiếm đóng Bắc Kinh?

By Minxin Pei, Claremont McKenna College

December 30, 2011

Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), Giáo sư Claremont McKenna College

Rapid economic growth hasn’t been able to stem the rising tide of discontent in China. Even as the economy has soared, the number of protests has jumped. So what’s really wrong?

Tăng trưởng kinh tế nhanh đã không thể ngăn cản làn sóng bất mãn ngày càng cao ở Trung Quốc. Ngay cả khi kinh tế cất cánh, số vụ biểu tình phản kháng đã tăng vọt. Vì đâu nên nỗi?

The outbreak of spontaneous mass protest against corruption and abuse of power in China is showing no signs of abating. In the latest instance, which received sustained Western press coverage, thousands of villagers in Wukan, a farming community in Guangdong Province, “occupied” their village for nearly two weeks before successfully extracting important concessions from the provincial government, which had to dispatch a deputy party secretary to negotiate with the villagers. The specific trigger for this unusually large mass protest is a common scourge plaguing Chinese farmers: the theft of their land by local officials. Although farmers in China have, nominally at least, 30-year leases on their state-owned land, local officials often sell leases, for a huge profit, to commercial developers without bothering to consult the affected farmers. The lion’s share of proceeds from such illegal transactions go into the coffers of local governments and the pockets of corrupt officials, with the farmers, now landless and without income, receiving a pittance.

Sự bùng nổ biểu tình quần chúng tự phát chống tham nhũng và lạm dụng quyền lực ở Trung Quốc hiện nay không tỏ dấu hiệu thuyên giảm. Trong biến cố gần đây nhất được báo chí phương Tây liên tục đưa tin, hàng ngàn dân làng Ô Khảm, một cộng đồng làm nông ở tỉnh Quảng Đông, “đã chiếm đóng” làng của mình trong gần hai tuần trước khi thành công trong việc buộc chính quyền tỉnh (đã phải cử phó bí thư tỉnh ủy xuống thương lượng với dân làng) có những nhượng bộ quan trọng. Ngòi nổ cụ thể làm bùng phát cuộc biểu tình quần chúng đông đảo khác thường này là một tai họa phổ biến thường ập xuống đầu nông dân Trung Quốc: tình trạng cán bộ địa phương ăn cắp đất đai của dân. Mặc dù nông dân ở Trung Quốc, ít nhất là về danh nghĩa, được thuê 30 năm đối với đất thuộc sở hữu nhà nước, cán bộ địa phương thường bán những hợp đồng cho thuê này cho những nhà phát triển địa ốc thương mại để hưởng lợi nhuận kếch xù mà không thèm hỏi ý kiến những nông dân bị ảnh hưởng. Phần lớn số tiền thu được từ những giao dịch phi pháp như vậy đổ vào kho bạc của chính quyền địa phương và rơi vào túi của những cán bộ tham ô, trong khi những nông dân nay đất chẳng còn mà thu nhập cũng không chỉ nhận được vài đồng còm cõi.

The villagers in Wukan are among millions of the victims of this widespread practice in China. Illegal land seizures (along with forced evictions in urban areas) have become the most common cause of collective protests and riots in China these days. Estimates by Chinese scholars suggest they account for roughly 60 percent of the so-called “mass incidents” recorded by Chinese authorities. Unlike the villagers in Wukan, who have won a promise from senior Guangdong officials to review the illicit land deals, the majority of farmers whose land was stolen have received little help from the government.

Dân làng Ô Khảm nằm trong số hàng triệu nạn nhân của thủ đoạn lan tràn này ở Trung Quốc. Những trường hợp tịch thu đất phi pháp (cùng với những trường hợp cưỡng chế di dời ở các vùng đô thị) đã trở thành nguyên nhân phổ biến nhất của những cuộc biểu tình và bạo động tập thể ở Trung Quốc ngày nay. Theo ước tính của các học giả Trung Quốc, chúng chiếm khoảng 60 phần trăm những sự kiện gọi là “biến cố quần chúng” được chính quyền Trung Quốc ghi nhận. Khác với dân làng Ô Khảm được lãnh đạo cao cấp của tỉnh Quảng Đông hứa xem xét lại những giao dịch đất đai mờ ám, đa số nông dân bị cướp đất chẳng được chính quyền giúp đỡ gì.

Because of the size, duration, and outcome of the protest in Wukan, analysts of Chinese politics are tempted to view this incident as a harbinger of things to come. Perhaps this incident will encourage aggrieved farmers elsewhere to organize and protest in a similar fashion? Perhaps the soft handling of Wukan’s protest suggests the Communist Party will behave differently in responding to social unrest?

Do quy mô, thời gian và kết quả của cuộc biểu tình ở Ô Khảm, giới phân tích chính trị Trung Quốc dễ sa vào chỗ xem biến cố này là tín hiệu cho tình hình sắp tới. Phải chăng biến cố này sẽ khuyến khích những nông dân oan ức ở nơi khác tập hợp lại để biểu tình theo cách tương tự? Phải chăng việc xử lý nhẹ nhàng cuộc biểu tình ở Ô Khảm cho thấy khi phản ứng trước tình hình bất ổn xã hội, Đảng Cộng sản sẽ có cách hành xử khác?



One shouldn’t read too much into one incident. The most probable reason for the peaceful settlement of this incident had to do with succession politics in Beijing, as the party secretary in Guangdong, a hot contender for a seat on the nine-member Politburo Standing Committee, could have endangered his own chances had the protest ended in a bloodbath. Unusual political circumstances forced local officials to behave with rare prudence and restraint. Nevertheless, the Wukan incident should worry Chinese Communist Party leaders.

Ta không nên suy diễn quá nhiều từ một biến cố. Lý do hợp lý nhất của việc giải quyết êm xuôi biến cố này có liên quan đến bối cảnh chính trị chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở Bắc Kinh, vì bí thư tỉnh ủy Quảng Đông [Uông Dương, Wang Yang - N.D.], một ứng cử viên sáng giá giành ghế trong Thường vụ Bộ Chính Trị gồm chín ủy viên, có thể đã gây tổn hại cơ hội của mình nếu cuộc biểu tình này kết thúc bằng một cuộc tắm máu. Hoàn cảnh chính trị khác thường đã buộc cán bộ địa phương có lối cư xử cẩn trọng và kiềm chế hiếm thấy. Tuy nhiên, biến cố Ô Khảm chắc hẳn khiến giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lo âu.

In the short term, China is most likely entering another period of high social unrest. Indeed, the most senior party leader in charge of domestic security recently sounded a dark warning about rising social instability. The specific cause he cited was the expected economic slowdown in China, which faces falling export demands, a deteriorating real estate market, and mounting bad loans in the financial system. While it’s true that poor economic performance will dent the legitimacy of the party and rising unemployment will swell the ranks of the disaffected, the causes of social protest in China aren’t cyclical, but structural. In other words, ordinary Chinese citizens revolt against local authorities not because of temporary economic hardships, but because of systemic and pervasive abuse of power and petty despotism perpetrated by the agents of the one-party state.

Trong ngắn hạn, Trung Quốc rất có thể sẽ lại có thêm một giai đoạn xã hội vô cùng bất ổn. Thực vậy, lãnh đạo cao cấp nhất của đảng phụ trách an ninh nội địa gần đây đưa ra lời cảnh báo u ám về tình trạng bất ổn xã hội đang tăng lên. Nguyên nhân cụ thể do ông nêu ra là kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng chậm lại với nhu cầu xuất khẩu giảm sút, thị trường bất động sản suy sụp, và nợ xấu chồng chất trong hệ thống tài chính. Tuy đúng là thành quả kinh tế yếu kém sẽ làm giảm tính chính đáng của Đảng và mức thất nghiệp gia tăng sẽ khiến hàng ngũ những người bất mãn càng đông đảo hơn, những nguyên nhân gây nên phản kháng xã hội ở Trung Quốc không có tính chu kỳ, mà có tính cơ cấu. Nói cách khác, dân thường ở Trung Quốc nổi loạn chống chính quyền địa phương không phải vì khó khăn kinh tế tạm thời, mà vì sự lạm dụng quyền lực có tính hệ thống và lan tràn, và nạn chuyên quyền đê tiện mà thủ phạm là những cán bộ đại diện cho nhà nước độc đảng.

To see why this is the case, one simply needs to plot the growth of the Chinese economy alongside the increase of reported mass protest incidents. The number of mass protest rises irrespective of China’s growth performance. In fact, the rate of growth in mass protest exceeds the rate of China’s GDP growth. In 1993, the authorities reported 8,709 such incidents. In 2005, 87,000 such incidents were reported. Perhaps in denial of this grim reality, Beijing has since then simply stopped releasing official data. However, Chinese sociologists estimate that the number of mass incidents reached 180,000 last year. What’s notable about this set of numbers is that, if anything, economic growth fuels social discontent in China. The size of the Chinese economy has more than doubled in the last decade. The number of mass incidents rose roughly four times in the same period.

Để hiểu tại sao đúng như vậy, ta chỉ cần đặt mức tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc cạnh mức gia tăng những biến cố biểu tình quần chúng được báo cáo. Số vụ biểu tình quần chúng tăng bất kể thành quả tăng trưởng của Trung Quốc ra sao. Tỉ lệ gia tăng biểu tình quần chúng cao hơn tỉ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Năm 1993, chính quyền báo cáo 8.709 biến cố như thế. Năm 2005 có 87.000 vụ được báo cáo. Có lẽ để phủ nhận thực tế cay đắng này, kể từ đó Bắc Kinh đã ngừng công bối số liệu chính thức. Tuy nhiên, giới xã hội họ Trung Quốc ước tính rằng số biến cố quần chúng đã lên đến 180.000 hồi năm ngoái. Điều đáng chú ý về những số liệu này là tăng trưởng kinh tế thậm chí đã châm ngòi cho sự bất mãn xã hội ở Trung Quốc. Quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi trong thập niên vừa qua. Số biến cố quần chúng tăng khoảng bốn lần trong cùng thời kỳ.

This counter-intuitive observation brings us to another soul-searching question: why is economic growth making an increasing number of ordinary Chinese people upset? Three answers come to mind.

Nhận xét có vẻ ngược đời này đưa ta đến một câu hỏi tự vấn khác: tại sao tăng trưởng kinh tế đang khiến ngày càng có nhiều người dân thường ở Trung Quốc bất mãn? Có thể nghĩ ngay đến ba câu trả lời như sau.

First, the benefits of economic growth in China aren’t being equitably shared, with the economic and political elites gaining the most. As in the West, inequality in China has risen dramatically in the last twenty years. Today, income disparity in China is approaching Latin American levels. More important, because political connections and corruption are critical to economic success in China’s crony-capitalist autocracy, most ordinary people view wealth amassed by the elites as illegitimate. This creates a social environment in which resentment against the rich and the powerful can readily find expression in protests and riots.

Thứ nhất, những lợi ích của tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc hiện không được chia sẻ công bằng, trong đó giới chóp bu kinh tế và chính trị chiếm lấy phần nhiều nhất. Giống như ở phương Tây, mức độ bất bình đẳng ở Trung Quốc đã tăng lên đáng kể trong hai mươi năm qua. Ngày nay, sự chênh lệch thu nhập ở Trung Quốc đang tiến đến gần bằng mức độ ở Mỹ La tinh. Quan trọng hơn, vì những quan hệ chính hệ và tham nhũng có tầm quan trọng đối với thành công kinh tế trong chế độ chuyên quyền kiểu tư bản bè phái, dân thường hầu như ai cũng xem của cải mà giới chóp bu kiếm được là không chính đáng. Điều này tạo ra một môi trường xã hội trong đó lòng căm ghét người giàu và người có quyền lực có thể sẵn sàng biểu lộ bằng các cuộc biểu tình và bạo động.

Second, China’s economic growth, impressive in number, is actually low in quality. Expansion of the economy is achieved by undercutting social services (such as healthcare, poverty reduction, and education) and neglecting the environment. Deteriorating social services can stoke discontent among ordinary people, who rely on them much more than the elites. Worse still, environmental degradation, a direct result of Beijing’s blind focus on GDP growth, has now become a major cause of social protest. The Ministry of Environmental Protection admits publicly that mass incidents triggered by environmental pollution have been growing at double-digit each year (although it has withheld the actual numbers).

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tuy có tỉ lệ cao đáng nể, nhưng thực ra có chất lượng thấp. Kinh tế Trung Quốc tăng tiến bằng cách cắt giảm các dịch vụ xã hội (chẳng hạn như y tế, xóa đói giảm nghèo, và giáo dục) và không quan tâm đến môi trường. Dịch vụ xã hội sút giảm có thể gây bất mãn ở dân thường, những người vốn phải dựa vào các dịch vụ này nhiều hơn giới chóp bu. Tệ hơn nữa, sự xuống cấp môi trường, một kết quả trực tiếp từ việc Bắc Kinh mù quáng chú trọng đến tăng trưởng GDP, nay đã trở thành một nguyên nhân chính gây ra phản kháng xã hội. Bộ Bảo vệ Môi trường đã công khai xác nhận rằng những biến cố quần chúng do ô nhiễm môi trường gây ra đã tăng với tỉ lệ hai chữ số mỗi năm (mặc dù bộ này không tiết lộ con số thực tế).

Third, social protest is an inevitable response by ordinary people to systemic corruption, repression and petty despotism that defines a one-party regime. In such a system, the agents of the regime wield enormous power but are subject to little accountability. Their use of coercion and violence against defenseless citizens is routine and habitual. In the case of the Wukan protest, the spark that ignited the mass incident was the death of a representative sent by the villagers to negotiate with local authorities. He was believed to have been tortured by the police. Because this system produces innocent victims daily, it should at least expect its victims to rise up in self-defense.

Thứ ba, phản kháng xã hội là một phản ứng tất yếu của dân thường đối với tham nhũng có hệ thống, trấn áp và nạn chuyên quyền đê tiện là đặc trưng của một chế độ độc đảng. Trong một hệ thống như vậy, những đại diện của chế độ có quyền lực lớn lao nhưng không có trách nhiệm giải trình. Việc họ dùng áp bức và vũ lực chống lại những công dân chẳng được ai bảo vệ đã thành thói quen thường nhật. Trong vụ Ô Khảm, mồi lửa châm ngòi cho cuộc biểu tình quần chúng này là cái chết của một người đại diện được dân làng cử đi thương lượng với chính quyền địa phương. Người ta cho rằng anh ta đã bị cảnh sát tra tấn. Vì hệ thống này tạo ra những nạn nhân vô tội hàng ngày, hệ thống này chí ít cũng nên dự trù có lúc những nạn nhân của hệ thống nổi dậy để tự vệ.

It’s therefore clear that mass social protest has become a permanent feature of the Chinese political system. Although such protest, by itself, won’t dethrone the Communist Party, it does weaken the party’s rule in subtle ways. Trying to maintain control over a restive population is forcing the party to expend ever-more resources on domestic security. Letting such routine protest – amplified by the Internet and microblogs – occur makes the party look weak and incompetent. Having tens of millions of disgruntled citizens also means that potential opposition movement can find political allies among China’s down-trodden masses. Worst of all, in a political crisis, these enemies of the regime could all rise in revolt spontaneously.

Do đó có thể thấy rõ là phản kháng xã hội với sự tham gia của đông đảo quần chúng đã trở thành một đặc điểm thường trực của hệ thống chính trị Trung Quốc. Mặc dù sự phản kháng đó tự thân nó sẽ không phế truất Đảng Cộng sản, nhưng nó sẽ làm suy yếu sự cai trị của đảng theo nhiều cách tinh vi. Cố duy trì kiểm soát đối với nhân dân bất kham nghĩa là đảng buộc phải càng dùng thêm nhiều nguồn lực cho an ninh nội địa. Còn nếu để mặc cho những phản kháng thường nhật đó – được khuếch tán rộng rãi nhờ Internet và blog – xảy ra thì đảng có vẻ nhu nhược và bất lực. Có hàng chục triệu công dân bất bình cũng có nghĩa là phong trào đối lập tiềm năng có thể tìm được các đồng minh chính trị trong quần chúng bị áp bức của Trung Quốc. Tệ hơn hết, trong một cuộc khủng hoảng chính trị, những kẻ thù này của chế độ có thể đều nổi dậy chống đối một cách tự phát.

Perhaps Chinese domestic security officials should be even more worried. Today it’s Wukan. Could Beijing be next?

Có lẽ các quan chức an ninh Trung Quốc trong nước thậm chí còn lo lắng hơn nữa.Hôm nay là Ô Khảm. Ngày mai có thể là Bắc Kinh.


Translated by PVLH

http://the-diplomat.com/2011/12/30/occupy-beijing/?all=true






China Director Jennifer Richmond discusses the recent protests in Wukan, Guangdong province, and the characteristics that set them apart from previous incidents of social unrest in China.
Tens of thousands of villagers are protesting in Wukan, in Guangdong Province. Now the situation has become a standoff as villagers have kicked out both local officials and police. That came after the suspicious death of one villager in police custody. Here's the latest.

The over twenty-thousand residents of the village of Wukan in south China's Guangdong Province have expelled all local Communist Party authorities, including police, and blocked road access to the village.

The British newspaper The Telegraph was able to get a journalist on the ground in Wukan on Tuesday. Malcom Moore called the current incident the first time on record that the Party has "lost all control" in a situation of "open revolt." This marks the latest escalation in an ongoing confrontation between villagers and local Communist Party officials they've called corrupt and abusive.

For three months, Wukan residents have been staging occasional large-scale protests against a longstanding series of abuses committed by local Party officials. The villagers' biggest grievance was corrupt officials profiting from illegally selling the villagers' land.

The current intensified protest, including the expelling of all police and officials, came after the death in Party custody of Xue Jinbo. He was a Wukan resident who had served as a negotiator with authorities. Party officials claim Xue died of "cardiac failure." But Xue's family say there was evidence of torture on his body, including broken thumbs and bruises.

By Monday, locals had stopped an attempt by hundreds of police and security personnel to enter Wukan. Those forces retreated to a backup location three miles distant, and are now blocking all food and water from entering the town.

As of now, at the fifth day of what some are calling a rebellion, police remain blocked from entering, and some townspeople are making comments suggesting that the confrontation has become about more than just land seizures.

The Telegraph quoted one villager as saying "We are not sleeping. A hundred men are keeping watch. We do not know what the government's next move will be, but we know we cannot trust them ever again."

The situation in Wukan remains uncertain. Other media have managed to enter the village. But anything about Wukan is being quickly censored on the Chinese internet.

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn