MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, April 12, 2012

Hidden depths in South China Sea tensions Những vấn đề tiềm ẩn đằng sau căng thẳng trên Biển Đông



Hidden depths in South China Sea tensions

Những vấn đề tiềm ẩn đằng sau căng thẳng trên Biển Đông

By Roberto Tofani

Roberto Tofani


13-4-2012

Disputes over the South China Sea must be conducted and solved peacefully. This sentence summarizes most statements released by government officials after bilateral or multilateral meetings on the issue, but also highlights the absence of a real political will and the continuing unpredictability and instability in the region.

Tranh chấp trên Biển Đông phải được ứng xử và giải quyết một cách hòa bình. Câu nói này tóm gọn nhiều tuyên bố do các quan chức chính phủ đưa ra sau những cuộc gặp song phương hay đơn phương về chuyện Biển Đông, nhưng nó cũng nhấn mạnh sự thiếu vắng một ý chí chính trị thực sự và tình trạng bất ổn, không thể dự báo, đang tiếp diễn trong khu vực.

Disputes related to sovereignty about land and jurisdiction over maritime areas show that tensions can only increase in the months ahead; or at least until a new and more binding Code of Conduct (COC) on the South China Sea is agreed upon by China and the 10-member Association of Southeast Asia Nations (ASEAN). Lastly, the claim to be looking for a "peaceful solution", as expressed by the parties, has not prevented a new arms race in the region.

Tranh chấp liên quan tới chủ quyền đối với đất đai và quyền tài phán trên biển cho thấy căng thẳng dứt khoát sẽ tăng lên trong những tháng trước mắt; hoặc ít nhất cũng cho đến khi có một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) mới về Biển Đông, có tính ràng buộc hơn, được cả Trung Quốc và tổ chức 10 thành viên Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chấp thuận. Sau cùng, tuyên bố tìm kiếm “một giải pháp hòa bình”, như các bên bày tỏ, đã không ngăn chặn nổi một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực.

The latest incident this week saw the Philippines' largest warship, the Gregorio Del Pilar engage in an naval standoff with two Chinese surveillance craft after the latter intervened to prevent the crew of eight Chinese fishing boats being detained alleged illegal fishing in Scarborough Shoal, which lies off the Philippines' northwest coast but which is also claimed by China. As the crisis reached its third day on Thursday, diplomats from both countries were still scrambling to defuse tensions.

Sự cố mới đây nhất trong tuần này là khi tàu chiến lớn nhất của Philippines, Gregorio Del Pilar, chạm trán với hai tàu hải giám Trung Quốc, sau khi phía Trung Quốc can thiệp để cứu một tàu đánh cá của họ, gồm 8 ngư dân, khỏi bị bắt giữ vì đánh cá trái phép tại bãi cạn Scarborough Shoal, nằm ngoài khơi bờ biển phía tây bắc của Philippines, cũng là nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Hôm thứ năm, khủng hoảng kéo dài sang ngày thứ ba. Các nhà ngoại giao của cả hai bên vẫn đang tìm cách làm dịu tình hình.

As anticipated by some observers, the South China Sea issue was not on the agenda during the ASEAN summit held in Cambodia's capital, Phnom Penh at the beginning of April. The association has a standard operating procedure meant to disguise controversial issues, however, Cambodia's decision as ASEAN chairman not to discuss the issue also reveals China's influence.

Đúng như một số nhà quan sát đã dự đoán, vấn đề Biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh ASEAN, tổ chức tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia hồi đầu tháng. Hiệp hội có một thông lệ hoạt động đã thành tiêu chuẩn, có mục đích là che giấu các vấn đề gây tranh cãi; tuy nhiên, quyết định của Campuchia với tư cách chủ tịch ASEAN – không thảo luận về Biển Đông – cũng bộc lộ sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

Cambodia has remained silent on the issue since it was raised by US Secretary of State Hillary Clinton during the ASEAN Regional Forum in July 2010, and Cambodia and Myanmar were the only two ASEAN members opposed to raising maritime security concerns during the East Asia Summit held last November in Bali in the presence of US President Barack Obama. In recent years, Phnom Penh has accumulated over $8 billion in debts from Chinese loans.

Campuchia đã im lặng về chuyện Biển Đông suốt từ khi vấn đề này được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nêu ra nhân Diễn đàn Khu vực ASEAN, tháng 7-2010. Tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, tổ chức tháng 11 năm ngoái ở Bali, với sự có mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Campuchia cùng với Myanmar là hai nước thành viên ASEAN phản đối việc nâng mức độ quan ngại về an ninh hàng hải lên cao hơn. Trong vài năm gần đây, số nợ Trung Quốc của Phnom Penh đã tích tụ dần tới mức hơn 8 tỷ USD.

"It appears Cambodia first listed the South China Sea on the formal agenda and then withdrew it. This is likely to be because China expressed strong views. In any event, ASEAN often masks contentious issues by not referring to them directly. It is clear from the final Chair's Statement that the South China Sea was discussed," Emeritus Professor Carlyle A Thayer, from thee University of New South Wales at the Australian Defense Force Academy in Canberra, explained to Asia Times Online.

“Có vẻ như lúc đầu Campuchia có đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự chính thức, nhưng sau đó lại rút ra. Điều này chắc chắn là do Trung Quốc đã bộc lộ những quan điểm rất mạnh. Trong bất kỳ sự kiện nào, ASEAN cũng thường che giấu những vấn đề gây tranh cãi bằng cách không đề cập tới chúng một cách trực tiếp. Có thể thấy rõ điều này trong Thông cáo cuối cùng của Chủ tịch ASEAN, rằng vấn đề Biển Đông đã không được thảo luận”. Ông Carl A Thayer, Giáo sư danh dự Đại học New South Wales ở Học viện Quốc phòng Australia, Canberra, giải thích với Asia Times Online.

At the end of the two-day meeting, as reported in a press statement, the 10 leaders "stressed the need to intensify efforts to ensure the effective and full implementation of the Declaration on the Conduct of Parties (DOC) based on the guidelines for the implementation of the DOC".

Kết thúc hai ngày họp, như thông cáo báo chí đã nêu, 10 vị lãnh đạo “nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường các nỗ lực nhằm đảm bảo việc thực thi có hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của Các bên (DOC) dựa trên những hướng dẫn về cách thực thi DOC”.

Sovereignty over areas of the South China Sea is contested by China, the Philippines, Vietnam, Malaysia, Taiwan and Brunei. Many areas of the South China Sea are believed to be rich in fossil fuels and are important to regional navigation and trade. In the past year, tensions have spiked through incidents at sea, especially between two of the claimants, China and Vietnam.

Chủ quyền đối với các khu vực trên Biển Đông hiện đang là đối tượng tranh giành giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Nhiều vùng ở Biển Đông được cho là rất giàu nhiên liệu hóa thạch và hết sức quan trọng đối với hàng hải và mậu dịch trong khu vực. Năm qua, căng thẳng đã tăng vọt sau nhiều vụ việc xảy ra trên biển, đặc biệt là giữa hai trong số các quốc gia có yêu sách chủ quyền: Trung Quốc và Việt Nam.

The two parties reached an agreement last year to solve territorial disputes bilaterally their, and the fact that - as stated also by the Chinese Ministry of Foreign Affairs - no country involved in the dispute claims all of the South China Sea area, seems to bode well for the future.

Năm ngoái, hai nước này đã đạt tới một thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền theo lối song phương; và việc – như Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã tuyên bố – không nước nào liên quan tới tranh chấp lại đòi chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông, dường như cũng báo hiệu điều tốt cho tương lai.

In February, Hanoi and Beijing set up working groups at department level to work on disputed issues in the South China Sea, activating a telephone hotline between the two foreign ministries at the beginning of March. The new approach could also help clarify what both parties claim in the disputed zone.

Vào tháng 2, Hà Nội và Bắc Kinh đã lập nhóm làm việc ở cấp vụ để xử lý các vấn đề gây tranh chấp trên Biển Đông, và tới đầu tháng 3 thì mở một đường dây nóng giữa hai bộ ngoại giao. Cách tiếp cận mới này cũng có thể góp phần làm rõ yêu sách của hai bên tại khu vực tranh chấp.

In 2009, Vietnam outlined its claims in its submission to the United Nations Commission on the Limits of Continental Shelf. "Vietnam appeared to shift from claiming the waters to claiming those features - islands and rocks - which it occupied. Vietnam hasn't yet claimed which features are islands under international law and therefore entitled to a 200 nautical miles [nm] EEZ and continental shelf, and which features are rocks entitled to a territorial sea of 12 nm," said Thayer.

Năm 2009, Việt Nam phác thảo các yêu sách của họ trong bản đăng ký đệ trình lên Ủy ban LHQ về Ranh giới Thềm lục địa. “Việt Nam có vẻ như đang chuyển từ tuyên bố chủ quyền biển sang tuyên bố chủ quyền đối với những cấu trúc trên biển (feature) – gồm đảo và đá – mà họ chiếm hữu. Việt Nam chưa tuyên bố cấu trúc nào là đảo, theo luật quốc tế, để từ đó có thể hưởng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa, và cấu trúc nào là đá, để được hưởng lãnh hải 12 hải lý” – ông Thayer cho biết.

Hence, problems and unresolved issues still remain because "China has not specified whether it is claiming all the features including those occupied by Vietnam, the Philippines and Malaysia or just the features it occupies", underlines Thayer.

Do đó, các khó khăn cũng như những vấn đề chưa được giải quyết sẽ vẫn còn đó, bởi vì “Trung Quốc chưa làm rõ là họ có yêu sách chủ quyền đối với tất cả các cấu trúc – đảo và đá – kể cả những cấu trúc mà Việt Nam, Philippines và Malaysia đang chiếm giữ; hay chỉ với những đảo và đá mà họ đang chiếm giữ” – ông Thayer nhấn mạnh.

For example, when CNOOC Ltd - China's biggest offshore oil explorer - decided in March to develop the oil- and gas-rich northern areas of the South China Sea, the Vietnamese Foreign Ministry said that this violated Vietnam's sovereignty.

Chẳng hạn, vào tháng 3, khi công ty CNOOC – nhà thăm dò khai thác dầu lớn nhất Trung Quốc – quyết định khai thác các khu vực giàu dầu khí ở phía bắc Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố rằng việc làm đó xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Authorities in Hanoi singled out Block 65/24, which it said sits one nautical mile from one of the Paracel Islands, denouncing a range of Chinese actions that violate its territory. In reply, Chinese Foreign Ministry spokesman Liu Weimin dismissed the allegations and called on Vietnam to respect China's territorial integrity.

Chính quyền Hà Nội chọn ra Lô 65/24, họ cho rằng lô này nằm cách một trong các đảo của Trường Sa 1 hải lý. Họ lên án một loạt hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của họ. Đáp lại, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân bác bỏ mọi lời buộc tội và yêu cầu Việt Nam tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Moreover, when a foreign company operates in contested waters, like the Indian ONGC Videsh, Chinese authorities contend that they are plundering Chinese resources. In this particular case, "China's claims to historic rights overlap Vietnam's claimed Exclusive Economic Zone (EEZ)-where India's ONGC has a license. If China clarified the basis of its claim, this would help resolve this particular problem," explains Professor Thayer.

Hơn thế nữa, khi một công ty nước ngoài hoạt động trong vùng biển tranh chấp, chẳng hạn công ty Ấn Độ ONGC Videsh, chính quyền Trung Quốc phản đối, nói rằng ONGC Videsh đang ăn trộm tài nguyên của Trung Quốc. Trong vụ việc cụ thể này, “yêu sách về của Trung Quốc về các quyền có tính lịch sử chồng lấn với yêu sách của Việt Nam về vùng đặc quyền kinh tế – tại nơi ONGC của Ấn Độ có giấy phép hoạt động. Nếu Trung Quốc làm rõ được yêu sách của họ dựa trên cơ sở nào, thì điều ấy sẽ giúp giải quyết vấn đề cụ thể này” – Giáo sư Thayer giải thích.

The Chinese attempt to win back the trust of ASEAN and claimants countries is therefore undermined by Beijing's lack of transparency and by its assertiveness on the issue. Two of the major causes of a new arms race in the region that lead also to the "proliferation of submarines, anti-ship missiles and C4ISR-command, control, communication and computing, intelligence, surveillance and reconnaissance-capabilities," as underlined by Thayer.

Toan tính của Trung Quốc nhằm giành lại niềm tin của ASEAN và các nước có yêu sách chủ quyền, do đó, đã bị phá hoại bởi sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh cũng như thái độ hung hăng của họ trong vấn đề tranh chấp. Đó là hai nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực và cũng đã dẫn tới sự “gia tăng về số lượng tàu ngầm, tên lửa chống tàu và sự tăng cường năng lực C4ISR – chỉ huy, điều khiển, truyền thông, tính toán , giám sát và do thám” – như ông Thayer đã nhấn mạnh.

"Even if Vietnam has been opening up to Western arms suppliers for years, in the last period the requests from the government have been growing very fast, especially for defense systems, for which we are competing with other suppliers," a European supplier confirmed, to ATol on condition of anonymity. "The move that has garnered the most attention, however, was the recent US$1.8 billion order of six diesel-powered Kilo-class submarines from Russia," as underlined by "The Hanoist" in a recent article (See Vietnam builds naval muscle, Asia Times Online, March 29, 2012). But Vietnam is not the only country eager to expand their capabilities, as "the Philippines has made us a lot of requests that I cannot specify," added the European arms merchant.

“Mặc dù Việt Nam đã và đang mở rộng cửa cho các nhà cung cấp vũ khí phương Tây trong nhiều năm liền, trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu từ phía chính phủ vẫn tăng lên rất nhanh, đặc biệt cầu về hệ thống quốc phòng, mặt hàng mà chúng ta đang phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác” – một nhà cung cấp vũ khí châu Âu giấu tên xác nhận với Asia Times Online. “Tuy nhiên, thu hút chú ý nhiều nhất là đơn đặt hàng trị giá 1,8 tỷ USD mới đây, đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga” – như “The Hanoist” đã nhấn mạnh trong một bài báo gần đây (Xem bài “Việt Nam phát triển cơ bắp cho hải quân”, Asia Times Online, ngày 29-3-2012). Nhưng Việt Nam không phải là nước duy nhất hăm hở tăng cường sức mạnh hải quân, bởi “Philippines đã gửi chúng tôi rất nhiều đơn hàng, mà tôi không thể nêu cụ thể được” – nhà buôn vũ khí châu Âu nọ nói.

As ASEAN members are buying weapons, the Chinese submarine fleet is on high alert. According to the US Office of Naval Intelligence - as reported by Asahi Shimbun - five Jin-class nuclear submarines, equipped with JL-2 ballistic missiles that boast a range of more than 8,000 kilometers, are deployed in Sanya, the southernmost city in the People's Republic of China and one of the two prefecture-level cities in Hainan province.

Trong lúc các thành viên ASEAN mua vũ khí, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc được đặt ở mức độ cảnh giác cao. Theo Văn phòng Tình báo Hải quân Hoa Kỳ – như tờ Asashi Shimbun đưa tin – 5 tàu ngầm hạt nhân lớp Jin, trang bị tên lửa đạn đạo JL-2, có thể tăng tầm ngắm tới hơn 8.000 km, đang được triển khai ở Tam Á (Sanya), thành phố cực nam của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong hai thành phố cấp quận ở tỉnh Hải Nam.

In this context, the risk is a proliferation of nuclear-weapons in the area, despite the diplomatic effort that led the ASEAN members in 1995 to sign the Southeast Asian Nuclear-Weapon-Free Zone Treaty (SEANWFZ), a nuclear weapons moratorium treaty. In November 2011, "the Nuclear Weapons States (China, France, Russia, the United Kingdom, and the United states) and ASEAN agreed to take the necessary steps to enable the signing of the Protocol and its entry into force at the earliest opportunity," but none of the five States actually signed the protocol.

Rủi ro, trong bối cảnh này, là sự phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực, bất chấp cái nỗ lực ngoại giao đã đưa các nước thành viên ASEAN đến việc ký kết Hiệp ước Khu vực Không Vũ khí Hạt nhân (SEANWFZ, ký năm 1995), một điều ước đình chỉ vũ khí hạt nhân. Tháng 11-2011, “các Quốc gia có Vũ khí Hạt nhân (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ) và ASEAN đã nhất trí tiến hành các bước cần thiết để tạo thuận lợi cho việc ký Nghị định thư và đưa Nghị định thư vào hiệu lực sớm nhất có thể” – nhưng không ai trong số 5 quốc gia này ký vào Nghị định thư cả.

With tensions rising, the possibility of incidents in the one of the fastest-growing commercial maritime areas in the world is also increasing. For years, ASEAN has been unable to work on a diplomatic and peaceful solution to the SCS issue with China, itself concerned with preventing the new US. engagement in the Asia-Pacific region. US diplomacy succeeded in isolating China during the last East Asia Summit by putting maritime security issues on the agenda of the summit and underlining the importance of "freedom of navigation" for commercial purposes.

Cùng với việc căng thẳng gia tăng, nguy cơ xảy ra các sự cố tại một trong những khu vực có mậu dịch đường biển phát triển nhanh nhất thế giới cũng gia tăng theo. Đã nhiều năm qua, ASEAN không thể cùng với Trung Quốc tìm ra một giải pháp ngoại giao và hòa bình cho vấn đề Biển Đông – trong khi bản thân Trung Quốc cũng đang phải lo ngăn chặn sự tham gia trở lại của Mỹ vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chính sách ngoại giao của Mỹ đã thành công trong việc cô lập Trung Quốc tại kỳ họp thượng đỉnh Đông Á, bằng cách đưa vấn đề an ninh hàng hải vào chương trình nghị sự của hội nghị và nhấn mạnh tầm quan trọng của “quyền tự do hàng hải” vì mục đích thương mại.

ASEAN exploited that result to counterbalance China's expansionism. However, some ASEAN members fear that a more significant presence of the US could destabilize the region. Indonesia, for example, fears the presence of US warships in support of Australia. Thailand believes that the rivalry between China and the US would intrude in regional affairs. The military relationship between Washington and Hanoi, too, that for some observers has entered a "new phase", seems to be more symbolic than practical.

ASEAN khai thác kết quả này để làm đối trọng với sự bành trướng của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số thành viên ASEAN lo ngại rằng sự có mặt nhiều hơn của Mỹ có thể gây bất ổn trong khu vực. Indonesia chẳng hạn, vốn sợ sự hiện diện của tàu chiến Mỹ nhằm ủng hộ Australia. Thái Lan tin rằng cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ lan vào các vấn đề của khu vực. Quan hệ quân sự giữa Washington và Hà Nội, theo một số nhà quan sát, cũng đã đi vào một “giai đoạn mới”, nhưng dường như mang tính hình thức hơn là thực tiễn.

At the moment, the only ASEAN member eager to support a new American "pivot strategy" in the region seems to be the Philippines. Not only for historical reasons, but also because Manila cannot rely solely on their own military force, designed to defend their own borders more than face international armies.

Hiện tại, thành viên ASEAN duy nhất nhiệt tình ủng hộ “sự chuyển hướng chiến lược” mới của Mỹ trong khu vực có lẽ là Philippines. Không chỉ vì các nguyên nhân lịch sử, mà còn vì Manila không thể chỉ trông cậy vào lực lượng quân sự của họ, vốn được xây dựng để bảo vệ biên giới của Philippines hơn là để đối đầu với quân đội quốc tế.

Most of all, Beijing does not want any interference in the South China Sea. In an editorial published in the People's Daily online, demands to respect the freedom of navigation and take responsible actions in the South China Sea, made by Lieutenant General Burton Field, the commander of US Forces Japan, were labeled as "not responsible".

Hơn ai hết, Bắc Kinh không muốn có sự can thiệp (từ ngoài) nào vào Biển Đông. Trong một bài xã luận xuất bản trên tờ Nhân Dân Nhật Báo, bản điện tử, họ gọi lời yêu cầu tôn trọng tự do hàng hải và hành động có trách nhiệm trên Biển Đông – của Trung tướng Burton Field, tư lệnh quân đội Mỹ ở Nhật Bản – là “vô trách nhiệm”.

"The United States is deliberately blurring the issue of the freedom of navigation and the issue of territorial sovereignty and is deliberately creating a type of public opinion to pave the way for implementing its strategy," as opined by the newspaper of the Central Committee of the Communist Party of China.

“Mỹ cố ý nhập nhèm vấn đề tự do hàng hải với vấn đề chủ quyền, và cố ý tạo ra một dạng công luận để mở đường cho việc thực hiện chiến lược của họ” – tờ báo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận định.

In this context, diplomacy seems to have taken center stage over South China Sea disputes. With the decision to implement the DOC, authorities in Beijing want to demonstrate that China is not a threat to regional security and to recover the prestige it has lost also due to its assertive behavior. "But China also knows that negotiating with ASEAN states cuts out any role for the United States in facilitating a settlement. It is in China's interest to draw out negotiations with ASEAN in order to play on differences among ASEAN states," added Thayer.

Trong tình hình này, ngoại giao có vẻ đã chiếm sân khấu chính trong tranh chấp Biển Đông. Với quyết định thực hiện DOC, chính quyền Bắc Kinh muốn tỏ ra rằng Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với an ninh khu vực, và họ muốn phục hồi lại cái uy tín đã mất đi vì cách ứng xử hung hăng của họ. “Nhưng Trung Quốc cũng biết, đàm phán với các nước ASEAN là loại bỏ bất kỳ vai trò nào của Mỹ trong việc tham gia thúc đẩy một giải pháp. Trung Quốc sẽ được lợi khi kéo dài đàm phán với ASEAN để tận dụng sự chia rẽ giữa các nước ASEAN” – ông Thayer nói thêm.

During the 18th ASEAN Regional Forum held in July, Chinese Foreign Minister Yang Jiechi and his ASEAN counterparts signed a document setting out agreed measures to make the Declaration of Conduct of Parties in the South China Sea signed 10 years ago in Phnom Penh more binding.

Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 18, tổ chức hồi tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì và các đối tác ASEAN đã ký một văn bản vạch ra các biện pháp thống nhất nhằm làm cho bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), ký cách đây 10 năm ở Phnom Penh, có tính ràng buộc hơn.

The ASEAN summit scheduled in Phnom Penh for November could be the last phase for a final COC that the 10 members will submit to China, that "wants a seat at the table to shape the COC in its interests", added Thayer. But a self-imposed deadline for drawing up a COC "may result in a messy compromise and a document without teeth", Thayer concluded.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11 tới ở Phnom Penh sẽ là giai đoạn cuối cùng để tiến tới một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) cuối cùng mà 10 nước ASEAN sẽ đưa cho Trung Quốc, kẻ “muốn một chỗ ngồi ở bàn để thảo luận xây dựng COC vì lợi ích của mình” – ông Thayer nói. Nhưng tự đặt ra hạn chót cho việc soạn thảo COC “có thể đưa đến một sự thỏa hiệp bừa phứa, một văn bản không có hiệu lực thực thi” – ông Thayer kết luận.

Roberto Tofani is a freelance journalist and analyst covering Southeast Asia. He is also the co-founder of PlanetNext (www.planetnext.net), an association of journalists committed to the concept of "information for change".

Tác giả: Ông Roberto Tofani là nhà báo tự do và là nhà phân tích về Đông Nam Á. Ông cũng là đồng sáng lập PlanetNext, một hiệp hội báo chí theo đuổi sứ mệnh “thông tin vì sự thay đổi”.


Translated by Thủy Trúc




http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/ND13Ae03.html


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn