| |
THE ART OF TEACHING | Nghệ Thuật Giảng Dạy
|
Mortimer J. Adler, Ph.D.
| Mortimer J. Adler, Ph.D.
|
Socrates gives us a basic insight into the nature of teaching when he compares the art of teaching to the ancient craft of the midwife. Just as the midwife assists the body to give birth to new life, so the teacher assists the mind to deliver itself of ideas, knowledge, and understanding. The essential notion here is that teaching is a humble, helping art. The teacher does not produce knowledge or stuff ideas into an empty, passive mind. It is the learner, not the teacher, who is the active producer of knowledge and ideas.
| Socrates đã đưa ra một nhận định sâu sắc và căn bản về bản chất của giảng dạy khi so sánh nghệ thuật giảng dạy với nghề bà đỡ đã có từ lâu đời. Cũng giống như bà đỡ giúp cho bà mẹ sinh con, người thầy giúp cho tâm trí [của học sinh] tự tìm ra ý tưởng, kiến thức, và sự hiểu biết. Khái niệm cơ bản ở đây là: giảng dạy là một nghệ thuật có vai trò giúp đỡ khiêm tốn mà thôi. Người thầy không sản xuất ra kiến thức hay nhồi nhét những tư tưởng vào tâm trí trống rỗng và thụ động của học sinh. Chính người học, chứ không phải người dạy, mới là người sản xuất đóng vai chính trong sự sản xuất kiến thức và ý tưởng.
|
The ancients distinguish the skills of the physician and the farmer from those of the shoemaker and the house builder. Aristotle calls medicine and agriculture cooperative arts, because they work with nature to achieve results that nature is able to produce by itself. Shoes and houses would not exist unless men produced them; but the living body attains health without the intervention of doctors, and plants and animals grow without the aid of farmers. The skilled physician or farmer simply makes health or growth more certain and regular.
| Người xưa đã phân biệt những kỹ năng của y sĩ và nông gia với kỹ năng của người thợ đóng giày hay thợ xây nhà. Aristotle gọi nghề thuốc và nghề nông là những nghệ thuật hợp tác, bởi vì những nghề này phụ với thiên nhiên để đạt đến những kết quả mà thiên nhiên có thể tạo ra. Giày dép và nhà cửa không thể thành hình được nếu không có bàn tay của con người; nhưng cơ thể con người vẫn đạt được sự khỏe mạnh mà không cần đến y sĩ, cây cỏ và thú vật vẫn lớn được mà không cần có bàn tay của nông gia. Tay nghề của y sĩ và của nông gia chỉ giúp cho sức khỏe và sự tăng trưởng được chắc chắn và đều đặn mà thôi.
|
Teaching, like farming and healing, is a cooperative art which helps nature do what it can do itself — though not as well without it. We have all learned many things without the aid of a teacher. Some exceptional individuals have acquired wide learning and deep insight with very little formal schooling. But for most of us the process of learning is made more certain and less painful when we have a teacher’s help. His methodical guidance makes our learning — and it is still ours — easier and more effective.
| Giảng dạy, giống như làm ruộng và chữa bệnh, là một nghệ thuật hợp tác giúp cho thiên nhiên làm những điều "tự nhiên," và khi có sự hợp tác này thì kết quả sẽ tốt đẹp hơn. Chúng ta đã học được nhiều điều mà không có thầy nào dạy hết. Có những cá nhân kiệt xuất đã có được sự hiểu biết sâu rộng mà chỉ được đi học rất ít. Nhưng đối với đa số chúng ta, tiến trình học sẽ chắc chắn hơn, bớt nhọc nhằn hơn nếu được người thầy giúp đỡ. Sự hướng dẫn có phương pháp của thầy cô giúp cho việc học của ta - nhấn mạnh là của ta và do ta - dễ dàng và có hiệu quả hơn.
|
One basic aspect of teaching is not found in the other two cooperative arts that work with organic nature. Teaching always involves a relation between the mind of one person and the mind of another. The teacher is not merely a talking book, an animated phonograph record, broadcast to an unknown audience. He enters into a dialogue with his student. This dialogue goes far beyond mere “talk,” for a good deal of what is taught is transmitted almost unconsciously in the personal interchange between teacher and student. We might get by with encyclopaedias, phonograph records, and TV broadcasts if it were not for this intangible element, which is present in every good teacher-student relation.
| Giảng dạy có một khía cạnh căn bản nhưng lại không nằm trong hai nghệ thuật hợp tác thuận theo với bản chất của thiên nhiên. Đó là, giảng dạy luôn luôn liên quan đến một mối quan hệ giữa tâm trí của hai người. Thầy cô không chỉ là một quyền sách biết nói, một cái máy ghi và phát âm vô hồn, truyền tải thông tin đến một khán giả vô danh nào đó. Người thầy đối thoại với học sinh của mình. Cuộc đối thoại này khác xa một "cuộc nói chuyện," vì phần lớn những gì được giảng dạy là những điều được truyền đi một cách vô thức trong cuộc trao đổi giữa thầy và trò. Ta có thể có kiến thức từ bách khoa từ điển, từ những băng ghi âm, từ những chương trình truyền hình, nhưng không có được thành tố vô hình này, một thành tố luôn luôn hiện hữu trong mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò.
|
|
|
This is a two-way relation. The teacher gives, and the student receives aid and guidance. The student is a “disciple”; that is, he accepts and follows the discipline prescribed by the teacher for the development of his mind. This is not a passive submission to arbitrary authority. It is an active appropriation by the student of the directions indicated by the teacher. The good student uses his teacher just as a child uses his parents, as a means of attaining maturity and independence. The recalcitrant student, who spurns a teacher’s help, is wasteful and self-destructive.
| Đây là mối liên hệ hai chiều. Thầy trao và trò nhận sự giúp đỡ và hướng dẫn. Người đi học được gọi là "học trò" vì chấp nhận và đi theo "học khoa" do người thầy đề ra để rèn luyện tâm trí của mình. Điều này chẳng phải là một sự quy phục thụ động trước một quyền uy độc đoán, mà là sự chủ động thu nhận của người học trò về những điều hướng dẫn do người thầy đề ra. Một người học trò giỏi xem vai trò của người thầy cũng giống như vai trò của cha mẹ, là phương tiện để đi tới sự trưởng thành và độc lập của chính mình. Một người học trò ngỗ nghịch, từ khước sự giúp đỡ của người thầy, là tự làm hại lấy mình và làm phí phạm đi thời giờ học tập.
|
Speaking simply and in the broadest sense, the teacher shows the student how to discern, evaluate, judge, and recognize the truth. He does not impose a fixed content of ideas and doctrines that the student must learn by rote. He teaches the student how to learn and think for himself. He encourages rather than suppresses a critical and intelligent response.
| Nói một cách giản dị và theo nghĩa rộng nhất, người thầy chỉ cho học trò cách phân biệt, đánh giá, phán đoán, và nhận thức được đâu là sự thực. Người thầy không áp đặt một khối những tư tưởng hay giáo điều cứng nhắc và bắt học trò phải học thuộc lòng. Người thầy dạy cho học sinh của mình biết cách học và suy nghĩ do chính mình. Người thầy khuyến khích chứ không ngăn chặn những đáp ứng thông minh và có tính cách phê phán của học sinh.
|
The student’s response and growth is the only reward suitable for such a labor of love. Teaching, the highest of the ministerial or cooperative arts, is devoted to the good of others. It is an act of supreme generosity. St. Augustine calls it the greatest act of charity. | Sự đáp ứng trước những điều hướng dẫn của người thầy và sự phát triển tâm trí của học trò chính là phần thưởng thích đáng duy nhất cho công sức yêu thương của người thầy. Giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác và một thiên chức cao cả, được hiến dâng để làm tốt cho người. Đó là một hành vi cực kỳ độ lượng. Thánh Augustine gọi đó là hành động của lòng nhân đức vĩ đại nhất.
|
|
|
http://radicalacademy.com/adlerteaching2.htm |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Wednesday, February 1, 2012
THE ART OF TEACHING Nghệ Thuật Giảng Dạy
Labels:
EDUCATION-GIÁO DỤC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn