MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, January 23, 2012

Walter Isaacson - Steve Jobs 2




CHAPTER SIX

THE APPLE II

Dawn of a New Age

An Integrated Package

Chương 6

APPLE II

Bình mình của kỷ nguyên mới

Một sản phẩm tích hợp

As Jobs walked the floor of the Personal Computer Festival, he came to the realization that Paul Terrell of the Byte Shop had been right: Personal computers should come in a complete package. The next Apple, he decided, needed to have a great case and a built-in keyboard, and be integrated end to end, from the power supply to the software. “My vision was to create the first fully packaged computer,” he recalled. “We were no longer aiming for the handful of hobbyists who liked to assemble their own computers, who knew how to buy transformers and keyboards. For every one of them there were a thousand people who would want the machine to be ready to run.”

Ngay khi bước chân đến Hội chợ Máy tính cá nhân (Personal Computer Festival), Jobs lập tức nhận ra Paul Terrell của Byte Shop đã đúng: Máy tính cá nhân nên nằm gọn trong một gói hoàn chỉnh. Jobs quyết định thế hệ máy tính Apple tiếp theo cần phải có một bộ vỏ lớn và bàn phím gắn trên thân máy, được tích hợp toàn bộ, từ nguồn điện cho đến phần mềm. “Mục tiêu của tôi là tạo ra một chiếc máy tính trọn gói hoàn chỉnh đầu tiên”, ông nhớ lại. “Chúng tôi không còn hướng đến những người dùng có sở thích tự lắp ráp máy tính cho riêng mình, những người biết cách mua bộ biến áp và bàn phím. Thực tế, những người như vậy chỉ là thiểu số, chiếm 1/1000 người.”

In their hotel room on that Labor Day weekend of 1976, Wozniak tinkered with the prototype of the new machine, to be named the Apple II, that Jobs hoped would take them to this next level. They brought the prototype out only once, late at night, to test it on the color projection television in one of the conference rooms. Wozniak had come up with an ingenious way to goose the machine’s chips into creating color, and he wanted to see if it would work on the type of television that uses a projector to display on a movie-like screen. “I figured a projector might have a different color circuitry that would choke on my color method,” he recalled. “So I hooked up the Apple II to this projector and it worked perfectly.”

Vào ngày quốc tế Lao động năm 1976, trong phòng của mình, Wozniak vật lộn với nguyên mẫu máy tính mới, có tên gọi Apple II - dòng sản phẩm mà Jobs hy vọng sẽ đưa tên tuổi công ty lên một vị thế cao hơn. Họ chỉ mang mẫu đó ra ngoài duy nhất một lần, lúc đêm khuya, để thử nghiệm trên một máy chiếu trong phòng hội nghị. Wozniak đã khéo léo để bộ vi xử lý của máy thực hiện việc tạo màu sắc, vì thế ông muốn kiểm tra xem nó hoạt động như thế nào trên màn hình tivi sử dụng máy chiếu để trình chiếu trên màn ảnh rộng. “Tôi thấy một máy chiếu thông thường dường như có phương thức hiển thị màu sắc khác, và có thể không tương thích với phương thức của tôi”, ông nói “Vì vậy, tôi kết nối Apple II với chiếc máy chiếu này và nó đã hoạt động rất tốt”.

As he typed on his keyboard, colorful lines and swirls burst on the screen across the room. The only outsider who saw this first Apple II was the hotel’s technician. He said he had looked at all the machines, and this was the one he would be buying.

Khi Wozniak gõ lên bàn phím, những đường nét hoa văn đầy màu sắc trên màn hình tràn ngập phòng. Người đầu tiên nhìn thấy chiếc Apple II là một nhân viên kỹ thuật của khách sạn. Anh ta nói đã biết rất nhiều loại máy tính khác nhưng đây chính là thứ mà anh ta muốn mua.

To produce the fully packaged Apple II would require significant capital, so they considered selling the rights to a larger company. Jobs went to Al Alcorn and asked for the chance to pitch it to Atari’s management. He set up a meeting with the company’s president, Joe Keenan, who was a lot more conservative than Alcorn and Bushnell. “Steve goes in to pitch him, but Joe couldn’t stand him,” Alcorn recalled. “He didn’t appreciate Steve’s hygiene.” Jobs was barefoot, and at one point put his feet up on a desk. “Not only are we not going to buy this thing,” Keenan shouted, “but get your feet off my desk!” Alcorn recalled thinking, “Oh, well. There goes that possibility.”

Để sản xuất Apple II hoàn chỉnh cần phải có một lượng vốn đáng kể, vì thế họ đã nghĩ đến việc bán bản quyền cho một công ty lớn hơn. Jobs đến AI Alcorn và đề nghị một cơ hội thương lượng với ban quản lý Atari. Jobs thu xếp một cuộc hẹn với chủ tịch công ty, Joe Keenan, một người bảo thủ hơn nhiều so với Alcorn và Bushnell. “Steve đến để thương lượng nhưng Joe lại không thể chịu đựng được ông ấy”, Alcorn nhớ lại. “ông ta không đánh giá cao ý thức vệ sinh của Steve”. Jobs đã đi chân trần và có lúc đặt cả chân lên bàn. “Chúng tôi sẽ không mua thứ này” Keenan hét lên “và anh cũng bỏ cái chân xuống đi!” Alcorn nhớ lại “Thế đấy. Có thể lắm chứ”.

In September Chuck Peddle of the Commodore computer company came by the Jobs house to get a demo. “We’d opened Steve’s garage to the sunlight, and he came in wearing a suit and a cowboy hat,” Wozniak recalled. Peddle loved the Apple II, and he arranged a presentation for his top brass a few weeks later at Commodore headquarters. “You might want to buy us for a few hundred thousand dollars,” Jobs said when they got there.

Tháng 9, Chuck Peddle của công ty máy tính Commodore ghé qua nhà Jobs để nhận bản dùng thử. “Chúng tôi mở cửa gara của Steve cho sáng sủa và Chuck ấy bước vào với một bộ đồ ở nhà và một chiếc mũ cao bồi,” Wozniak nhớ lại. Peddle thích chiếc Apple II và đã sắp xếp một buổi thuyết trình trước các nhà quản lý cấp cao tại trụ sở chính của Commodore vài tuần sau đó. “Các ông chắc sẽ phải trả cho chúng tôi vài trăm nghìn đô-la đấy”, Jobs nói khi họ đến đó.

Wozniak was stunned by this “ridiculous” suggestion, but Jobs persisted. The Commodore honchos called a few days later to say they had decided it would be cheaper to build their own machine. Jobs was not upset. He had checked out Commodore and decided that its leadership was “sleazy.” Wozniak did not rue the lost money, but his engineering sensibilities were offended when the company came out with the Commodore PET nine months later. “It kind of sickened me. They made a real crappy product by doing it so quick. They could have had Apple.” The Commodore flirtation brought to the surface a potential conflict between Jobs and Wozniak: Were they truly equal in what they contributed to Apple and what they should get out of it? Jerry Wozniak, who exalted the value of engineers over mere entrepreneurs and marketers, thought most of the money should be going to his son. He confronted Jobs personally when he came by the Wozniak house. “You don’t deserve shit,” he told Jobs. “You haven’t produced anything.” Jobs began to cry, which was not unusual. He had never been, and would never be, adept at containing his emotions. He told Steve Wozniak that he was willing to call off the partnership. “If we’re not fifty-fifty,” he said to his friend, “you can have the whole thing.” Wozniak, however, understood better than his father the symbiosis they had. If it had not been for Jobs, he might still be handing out schematics of his boards for free at the back of Homebrew meetings. It was Jobs who had turned his ingenious designs into a budding business, just as he had with the Blue Box. He agreed they should remain partners.

Wozniak choáng váng với đề nghị điên khùng đó nhưng Jobs vẫn khăng khăng với quan điểm của mình. Vài ngày sau, ban lãnh đạo của Commodore gọi điện lại để thông báo họ đã quyết định tự sản xuất một dòng máy của riêng mình với mức chi phí thấp hơn. Nhưng Jobs không lấy gì làm thất vọng. Trước đó, ông đã tìm hiểu về Commodore và khẳng định rằng lãnh đạo của công ty đó là “nhếch nhác”. Wozniak không hối tiếc về số tiền đó nhưng lương tâm nghề nghiệp bị xúc phạm khi Commodore cho ra mắt mẫu Commodore PET 9 tháng sau đó. “Nó khiến tôi thấy dằn vặt. Họ đã tạo ra một sản phẩm tồi tệ chỉ bởi quá vội vàng. Lẽ ra họ đã có thể có Apple”.

Câu chuyện về Commodore cũng cho thấy một xung đột tiềm ẩn giữa Jobs và Wozniak: Liệu họ có thực sự bình đẳng trong việc đóng góp cũng như nhận được từ Apple hay không? Jerry Wozniak, người đề cao giá trị của các kỹ sư hơn là những doanh nhân và các nhà tiếp thị thuần túy, vẫn muốn có tiền bạc cho con trai của mình. Jerry đã tranh cãi với Jobs trong một lần ông ấy ghé qua. “Anh chẳng xứng đáng tý chết tiệt nào,” Wozniak nói “Anh chẳng làm ra cái gì cả”. Jobs đã khóc, và điều đó chẳng có gì bất thường cả. Jobs không phải là người giỏi kiềm chế cảm xúc. ông nói với Steve Wozniak rằng ông sẵn lòng chấm dứt sự cộng tác này. “Nếu chúng ta không chia đôi thì anh hãy lấy cả đi”, ông nói với bạn của mình. Tuy nhiên, Wozniak hiểu rõ sự cộng sinh này hơn cha mình. Nếu không phải nhờ Jobs, có lẽ giờ đây ông cũng vẫn chỉ “thiết kế rồi để đấy”, chia sẻ miễn phí các sơ đồ thiết kế của mình tại các cuộc họp của câu lạc bộ Homebrew. Chính Jobs đã áp dụng những bản thiết kế tài tình ấy vào một doanh nghiệp mới mở, như việc ông ấy đã làm với Blue Box. Chính vì thế, Wozniak đồng ý tiếp tục cộng tác.

It was a smart call. To make the Apple II successful required more than just Wozniak’s awesome circuit design. It would need to be packaged into a fully integrated consumer product, and that was Jobs’s role. He began by asking their erstwhile partner Ron Wayne to design a case. “I assumed they had no money, so I did one that didn’t require any tooling and could be fabricated in a standard metal shop,” he said. His design called for a Plexiglas cover attached by metal straps and a rolltop door that slid down over the keyboard. Jobs didn’t like it. He wanted a simple and elegant design, which he hoped would set Apple apart from the other machines, with their clunky gray metal cases.

Đó là một quyết định đúng đắn. Để Apple thành công, họ cần nhiều hơn nữa những thiết kế tuyệt vời của Wozniak. Nó cần hoàn chỉnh thành một sản phẩm người dùng tích hợp, và đó là vai trò của Jobs.

Ông bắt đầu bằng việc đề nghị đồng nghiệp cũ là Ron Wayne thiết kế một bộ vỏ máy. “Tôi đoán là họ không có tiền, vì vậy tôi đã thiết kế một bộ vỏ máy - thứ sẽ không đòi hỏi bất kỳ công cụ nào và có thể được chế tạo trong một cửa hàng kim khí bình thường”, Ron nói. Thiết kế của Ron cần một lớp vỏ bằng thủy tinh Plexiglas được gắn bằng những bản lề kim loại và có một nắp gập xuống phủ lên bàn phím. Jobs không thích thiết kế đó. ông muốn một mẫu thiết kế đơn giản và lịch lãm hơn mà sẽ khiến Apple trở nên đặc trưng, khác biệt hoàn toàn các loại máy khác, những thứ có vỏ làm bằng kim loại thô xám màu.

While haunting the appliance aisles at Macy’s, he was struck by the Cuisinart food processors and decided that he wanted a sleek case made of light molded plastic. At a Homebrew meeting, he offered a local consultant, Jerry Manock, $1,500 to produce such a design. Manock, dubious about Jobs’s appearance, asked for the money up front. Jobs refused, but Manock took the job anyway. Within weeks he had produced a simple foam-molded plastic case that was uncluttered and exuded friendliness. Jobs was thrilled. Next came the power supply. Digital geeks like Wozniak paid little attention to something so analog and mundane, but Jobs decided it was a key component.

Vì thường xuyên lui tới các khu bày thiết bị của chuỗi cửa hàng Macy, nên ông rất ấn tượng với chiếc máy say sinh tố Cuisinart và quyết định muốn có một bộ vỏ máy tính làm bằng nhựa đúc màu sáng. Tại một cuộc họp của câu lạc bộ máy tính Homebrew, Jobs đã đề nghị nhà tư vấn địa phương Jerry Manock sản xuất thiết kế đó với giá 1.500 đô-la. Manock, vẫn nghi ngờ về phong thái của Jobs, đã yêu cầu ứng tiền trước. Jobs từ chối nhưng cuối cùng thì Manock cũng nhận lời. Trong vài tuần, Manock đã tạo ra một bộ vỏ máy tính bằng nhựa đúc dạng bọt khá đơn giản, gọn nhẹ và thân thiện. Jobs đã rất xúc động. Tiếp theo là bộ nguồn. Một chuyên viên kỹ thuật số như Wozniak rất ít quan tâm đến những thứ bình thường và tương đồng nhau nhưng Job lại cho rằng đó là một phần rất thiết yếu.

In particular he wanted—as he would his entire career—to provide power in a way that avoided the need for a fan. Fans inside computers were not Zen-like; they distracted. He dropped by Atari to consult with Alcorn, who knew old-fashioned electrical engineering. “Al turned me on to this brilliant guy named Rod Holt, who was a chain-smoking Marxist who had been through many marriages and was an expert on everything,” Jobs recalled. Like Manock and others meeting Jobs for the first time, Holt took a look at him and was skeptical. “I’m expensive,” Holt said. Jobs sensed he was worth it and said that cost was no problem. “He just conned me into working,” said Holt, who ended up joining Apple full-time. Instead of a conventional linear power supply, Holt built one like those used in oscilloscopes. It switched the power on and off not sixty times per second, but thousands of times; this allowed it to store the power for far less time, and thus throw off less heat. “That switching power supply was as revolutionary as the Apple II logic board was,” Jobs later said. “Rod doesn’t get a lot of credit for this in the history books, but he should. Every computer now uses switching power supplies, and they all rip off Rod’s design.” For all of Wozniak’s brilliance, this was not something he could have done. “I only knew vaguely what a switching power supply was,” Woz admitted.

Đặc biệt, ông muốn - như ông vẫn thế trong suốt sự nghiệp của mình - nguồn cung cấp năng lượng không cần quạt. Quạt nằm trong máy tính không giống như thiền, chúng làm mọi thứ phân tán. Jobs ghé qua Altari để tham khảo ý kiến của Alcorn, người hiểu rõ về kỹ thuật điện tử cũ. “AI đã giới thiệu cho tôi một anh chàng tài năng tên là Rod Holt, một người được đào tạo theo chủ nghĩa Mác-xít, trải qua nhiều cuộc hôn nhân và là chuyên gia về mọi lĩnh vực,” Jobs nhớ lại. Giống như Manock và nhiều người khác lần đầu gặp Jobs, Holt nhìn ông một lượt và hoài nghi. “Tôi đắt đấy,” Holt nói. Jobs cảm thấy anh chàng này đáng giá và trả lời thù lao không thành vấn đề. “ông ấy đã dụ dỗ tôi làm việc” Holt, người cuối cùng cũng gia nhập đội ngũ nhân viên toàn thời gian của Apple, nói. Thay vì một bộ nguồn tuyến tính thông thường, Holt tạo ra một bộ nguồn tương tự trong các máy đo tần số dao động. Tần số dao động không phải 60 lần trên giây mà là hàng nghìn lần, điều này cho phép bộ nguồn này lưu trữ nhiều năng lượng trong thời gian ngắn hơn và tỏa nhiệt ít hơn. “Bộ nguồn chuyển đổi đó mang tính cách mạng giống như bảng mạch logic của Apple II”, Jobs sau này đã nói. “Rod đã không nhận được ghi nhận về công lao này trong các cuốn sách lịch sử, nhưng anh ấy xứng đáng được như vậy. Giờ đây, mọi chiếc máy tính đều sử dụng bộ nguồn chuyển đổi và tất cả đều dựa trên thiết kế của Rod.” So với tài năng của Wozniak, đây không phải là thứ mà anh ấy có thể làm. “Tôi chỉ mơ hồ biết được nguồn chuyển đổi là gì thôi”, Woz thừa nhận.

Jobs’s father had once taught him that a drive for perfection meant caring about the craftsmanship even of the parts unseen. Jobs applied that to the layout of the circuit board inside the Apple II. He rejected the initial design because the lines were not straight enough.

This passion for perfection led him to indulge his instinct to control. Most hackers and hobbyists liked to customize, modify, and jack various things into their computers. To Jobs, this was a threat to a seamless end-to-end user experience. Wozniak, a hacker at heart, disagreed. He wanted to include eight slots on the Apple II for users to insert whatever smaller circuit boards and peripherals they might want. Jobs insisted there be only two, for a printer and a modem. “Usually I’m really easy to get along with, but this time I told him, ‘If that’s what you want, go get yourself another computer,’” Wozniak recalled. “I knew that people like me would eventually come up with things to add to any computer.” Wozniak won the argument that time, but he could sense his power waning. “I was in a position to do that then. I wouldn’t always be.”

Cha của Jobs từng dạy rằng một sự hoàn hảo nghĩa là phải chú ý đến sự hoàn thiện của cả những phần không nhìn thấy được. Jobs đã áp dụng điều đó vào việc bố trí bảng mạch logic trong Apple II. ông không chấp nhận thiết kế ban đầu chỉ bởi các đường tuyến không đủ thẳng.

Niềm đam mê sự hoàn hảo đã thôi thúc ông theo đuổi bản năng kiểm soát của mình. Phần lớn các hacker, những người đam mê máy tính đều thích được tùy chỉnh, sửa đổi và cài cắm nhiều thiết bị vào chiếc máy tính của họ. Với Jobs, đây là một mối đe dọa đối với trải nghiệm người dùng toàn bộ liền mạch. Wozniak, một hacker thực thụ, lại không đồng ý với quan điểm này. ông muốn tích hợp 8 khe cắm vào Apple II để người dùng có thể cắm thêm bất cứ bảng mạch và các thiết bị ngoại vi nào họ muốn. Nhưng Jobs lại khăng khăng chỉ có hai khe cắm, đó là cho máy in và modem. “Thường thì tôi rất dễ thỏa thuận nhưng lần này, tôi đã nói với Jobs „nếu muốn thế, anh hãy tự làm một cái máy tính khác đi,” Wozniak nhớ lại. “Tôi biết những người có sở thích như tôi sẽ kiếm đủ thứ để cắm vào bất cứ cái máy nào.” Wozniak đã thắng trong lần tranh luận này, nhưng cũng nhận thấy được rằng quyền lực của mình đã suy yếu. “Khi đó, tôi ở vào vị trí có thể thực hiện được điều đó, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.”

Mike Markkula

All of this required money. “The tooling of this plastic case was going to cost, like, $100,000,” Jobs said. “Just to get this whole thing into production was going to be, like, $200,000.” He went back to Nolan Bushnell, this time to get him to put in some money and take a minority equity stake. “He asked me if I would put $50,000 in and he would give me a third of the company,” said Bushnell. “I was so smart, I said no. It’s kind of fun to think about that, when I’m not crying.” Bushnell suggested that Jobs try Don Valentine, a straight-shooting former marketing manager at National Semiconductor who had founded Sequoia Capital, a pioneering venture capital firm. Valentine arrived at the Jobses’ garage in a Mercedes wearing a blue suit, button-down shirt, and rep tie. His first impression was that Jobs looked and smelled odd. “Steve was trying to be the embodiment of the counterculture. He had a wispy beard, was very thin, and looked like Ho Chi Minh.” Valentine, however, did not become a preeminent Silicon Valley investor by relying on surface appearances. What bothered him more was that Jobs knew nothing about marketing and seemed content to peddle his product to individual stores one by one. “If you want me to finance you,” Valentine told him, “you need to have one person as a partner who understands marketing and distribution and can write a business plan.” Jobs tended to be either bristly or solicitous when older people offered him advice. With Valentine he was the latter. “Send me three suggestions,” he replied. Valentine did, Jobs met them, and he clicked with one of them, a man named Mike Markkula, who would end up playing a critical role at Apple for the next two decades.

Mike Markkula

Tất cả những việc trên đều đòi hỏi phải có tiền. “Việc sản xuất bộ vỏ máy bằng nhựa sẽ cần khoảng 100.000 đô-la,” Jobs nói. “Một sản phẩn hoàn thiện sẽ tốn khoảng 200.000 đô-la.” Jobs trở lại chỗ Nolan Bushnell để thuyết phục Nolan góp vốn và sau đó sẽ sở hữu một ít cổ phần. “Anh ấy đề nghị tôi góp đô-la và tôi sẽ có 1/3 công ty.” Bushnell nói. “Tôi đã rất thông minh khi từ chối. Điều đó khá nực cười.” Bushnell gợi ý Jobs thử liên hệ với Don Valentine, một cựu giám đốc tiếp thị thẳng thắn và bộc trực của National Semiconductor, người sáng lập Sequoia Capital, một tổ chức tiên phong trong lĩnh vực vốn đầu tư mạo hiểm. Valentine đến gara của gia đình nhà Jobs trên một chiếc xe Mercedes, vận bộ vét màu xanh, áo sơ mi và ca-vát. Ấn tượng đầu tiên của Valentine về Jobs là khá luộm thuộm. “Steve dường như đang cố trở thành hiện thân của phong trào phản văn hóa. Anh ta để râu một nạm, rất thưa.”

Tuy nhiên, cuối cùng việc Valentine quyết định không trở thành nhà đầu tư ưu việt của Thung Lũng Silicon không phải bởi hình dáng bên ngoài của Steve. Điều thật sự khiến Valentine lo lắng là Jobs hoàn toàn không biết gì về tiếp thị và dường như thỏa mãn với việc phân phối sản phẩm của mình tới các cửa hàng bán lẻ. “Nếu anh muốn tôi đầu tư, anh cần có một cộng sự hiểu về tiếp thị, phân phối và có thể lập được một kế hoạch kinh doanh”, Valentine nói. Jobs thường cáu kỉnh hoặc lo âu khi một người lớn tuổi hơn khuyên bảo mình. Nhưng trước Valentine, ông lại trở thành một người hoàn toàn khác. “Gợi ý cho tôi 3 người đi”, Jobs đáp lại. Valentine chấp thuận, Jobs đã gặp và chọn một trong số những người đó - Mike Markkula - người đóng vai trò vô cùng quan trọng tại Apple trong hai thập niên sau đó.

Markkula was only thirty-three, but he had already retired after working at Fairchild and then Intel, where he made millions on his stock options when the chip maker went public. He was a cautious and shrewd man, with the precise moves of someone who had been a gymnast in high school, and he excelled at figuring out pricing strategies, distribution networks, marketing, and finance. Despite being slightly reserved, he had a flashy side when it came to enjoying his newly minted wealth. He built himself a house in Lake Tahoe and later an outsize mansion in the hills of Woodside. When he showed up for his first meeting at Jobs’s garage, he was driving not a dark Mercedes like Valentine, but a highly polished gold Corvette convertible. “When I arrived at the garage, Woz was at the workbench and immediately began showing off the Apple II,” Markkula recalled. “I looked past the fact that both guys needed a haircut and was amazed by what I saw on that workbench. You can always get a haircut.” Jobs immediately liked Markkula. “He was short and he had been passed over for the top marketing job at Intel, which I suspect made him want to prove himself.” He also struck Jobs as decent and fair. “You could tell that if he could screw you, he wouldn’t. He had a real moral sense to him.” Wozniak was equally impressed. “I thought he was the nicest person ever,” he recalled. “Better still, he actually liked what we had!” Markkula proposed to Jobs that they write a business plan together. “If it comes out well, I’ll invest,” Markkula said, “and if not, you’ve got a few weeks of my time for free.” Jobs began going to Markkula’s house in the evenings, kicking around projections and talking through the night. “We made a lot of assumptions, such as about how many houses would have a personal computer, and there were nights we were up until 4 a.m.,” Jobs recalled. Markkula ended up writing most of the plan. “Steve would say, ‘I will bring you this section next time,’ but he usually didn’t deliver on time, so I ended up doing it.”

Markkula khi đó mới 33 tuổi nhưng đã làm việc cho Fairchild, sau đó là Intel - nơi ông kiếm được hàng triệu đô-la từ quyền chọn cổ phiếu khi nhà sản xuất bộ vi xử lý này chào bán ra công chúng, ông là một người thận trọng và khôn ngoan, với sự linh hoạt của vận động viên thể dục khi còn học trung học. ông đồng thời cũng là người xuất sắc trong khả năng định hướng chiến lược giá cả, mạng lưới phân phối, tiếp thị và tài chính. Mặc dù là người khá kín đáo, nhưng ông lại hào nhoáng khi thể hiện sự giàu có của bản thân, ông cho xây một ngôi nhà ở Lake Tahoe và sau đó là một biệt thự rất lớn trên đòi Woodside. Lần đầu xuất hiện tại gara của Jobs, ông không đi trên một chiếc Mercedes màu tối như Valentine, mà là một chiếc Corvette mui trần màu vàng bóng loáng. “Khi tôi đến gara, Woz đang ở bàn làm việc và ngay sau đó giới thiệu về chiếc Apple II,” Markkula nhớ lại. “Tôi nhìn qua và nhận thấy cả hai đều cần phải cắt tóc nhưng ngay lập tức cảm thấy kinh ngạc với những gì tôi thấy trên bàn làm việc, cắt tóc thì lúc nào làm chẳng được.” Jobs thì ngay lập tức thích Markkula. “Ông ấy hơi thấp người, nhưng đã có kinh nghiệm làm quản lý cấp cao về tiếp thị tại một công ty hàng đầu là Intel, tôi đoán điều đó khiến ông ấy muốn chứng minh bản thân.” Markkula cũng gây ấn tượng với Jobs như một người tốt bụng và công bằng. “Bạn có thể cho rằng Jobs đang lừa đảo bạn, nhưng không phải như vậy. Anh ấy thật sự có cảm nhận tốt với Mike.” Wozniak cũng bị ấn tượng và nhớ lại: “ông ấy là người tốt nhất mà tôi từng biết, hơn hết, ông thực sự thích cái mà chúng tôi đang làm!” Markkula đề xuất với Jobs rằng họ sẽ cùng lập kế hoạch kinh doanh. “Nếu chiếc máy tính ra mắt thành công, tôi sẽ đầu tư” Markkula nói, “và nếu không thành công, các cậu sẽ có một vài tuần làm việc không công của tôi.” Từ đó Jobs bắt đầu đến nhà Makkula vào các buổi tối, bàn luận các về kế hoạch và nói chuyện thâu đêm. “Chúng tôi đã đặt ra nhiều giả thuyết, như có bao nhiêu gia đình sẽ mua một máy tính cá nhân và nhiều đêm chúng tôi thức đến tận 4 giờ sáng.” Jobs nhớ lại. Cuối cùng, Markkula là người viết phần lớn bản kế hoạch. “Steve luôn nói „tôi sẽ mang cho anh phần này vào lần tới, nhưng cậu ta thường không giao đúng hẹn, vì thế tôi phải tự làm”.

Markkula’s plan envisioned ways of getting beyond the hobbyist market. “He talked about introducing the computer to regular people in regular homes, doing things like keeping track of your favorite recipes or balancing your checkbook,” Wozniak recalled. Markkula made a wild prediction: “We’re going to be a Fortune 500 company in two years,” he said. “This is the start of an industry. It happens once in a decade.” It would take Apple seven years to break into the Fortune 500, but the spirit of Markkula’s prediction turned out to be true.

Kế hoạch của Markkula chỉ ra những cách thức để tiến xa hơn, không chỉ phụ thuộc vào thị trường của những người yêu thích máy tính, “ông ấy nói về việc giới thiệu chiếc máy tính tới con người bình thường trong những hộ gia đình có điều kiện sống trung bình, làm những công việc như theo dõi hóa đơn hoặc cân đối chi phiếu của bạn.” Wozniak nói. Markkula đã đưa ra một dự đoán ngông cuồng: “Chúng ta sẽ nằm trong danh sách Fortune 500 trong 2 năm tới. Đây sẽ là sự khởi đầu cho một ngành công nghiệp mới, là cơ hội mười năm có một”. Apple mất 7 năm để lọt vào Fortune 500, nhưng dự đoán của Markkula cuối cùng cũng trở thành sự thật.

Markkula offered to guarantee a line of credit of up to $250,000 in return for being made a one-third equity participant. Apple would incorporate, and he along with Jobs and Wozniak would each own 26% of the stock. The rest would be reserved to attract future investors. The three met in the cabana by Markkula’s swimming pool and sealed the deal. “I thought it was unlikely that Mike would ever see that $250,000 again, and I was impressed that he was willing to risk it,” Jobs recalled. Now it was necessary to convince Wozniak to come on board full-time. “Why can’t I keep doing this on the side and just have HP as my secure job for life?” he asked. Markkula said that wouldn’t work, and he gave Wozniak a deadline of a few days to decide. “I felt very insecure in starting a company where I would be expected to push people around and control what they did,” Wozniak recalled. “I’d decided long ago that I would never become someone authoritative.” So he went to Markkula’s cabana and announced that he was not leaving HP.

Markkula đảm bảo sẽ góp một mức tín dụng với mức hoàn trả lên tới 250.000 đô-la để trở thành cổ đông giữ 1/3 cổ phần. Apple sẽ hợp thành một tổ chức, Markkula cùng Jobs và Wozniak mỗi người giữ 26% cổ phần. Phần còn lại để thu hút các nhà đầu tư tương lai. Cả 3 họp trong một cái nhà nhỏ bên cạnh hò bơi nhà Markkula và ký thỏa thuận. “Không có vẻ gì là Mike sẽ được thấy lại 250.000 đô-la đó, và tôi có ấn tượng là ông ấy sẵn sàng đánh cược số tiền đó,” Jobs nhớ lại. Điều cần thiết bây giờ là thuyết phục Wozniak làm việc toàn thời gian trong ban quản lý. “Tại sao tôi không thể tiếp tục như hiện nay và vẫn làm ở HP để đảm bảo cuộc sống?” Woz hỏi. Markkula nói điều đó sẽ không được chấp thuận và cho Woz thời hạn vài ngày để quyết định. “Tôi thấy không an tâm với việc xây dựng một công ty mà ở đó tôi sẽ phải thúc ép và kiểm soát những gì nhân viên đang làm,” Wozniak nhớ lại. “Từ lâu tôi đã quyết định sẽ không trở thành một người có chức quyền.” Vì thế, Woz tới nhà của Markkula và thông báo anh sẽ không rời HP.

Markkula shrugged and said okay. But Jobs got very upset. He cajoled Wozniak; he got friends to try to convince him; he cried, yelled, and threw a couple of fits. He even went to Wozniak’s parents’ house, burst into tears, and asked Jerry for help. By this point Wozniak’s father had realized there was real money to be made by capitalizing on the Apple II, and he joined forces on Jobs’s behalf. “I started getting phone calls at work and home from my dad, my mom, my brother, and various friends,” Wozniak recalled. “Every one of them told me I’d made the wrong decision.” None of that worked. Then Allen Baum, their Buck Fry Club mate at Homestead High, called. “You really ought to go ahead and do it,” he said. He argued that if he joined Apple full-time, he would not have to go into management or give up being an engineer. “That was exactly what I needed to hear,” Wozniak later said. “I could stay at the bottom of the organization chart, as an engineer.” He called Jobs and declared that he was now ready to come on board.

Markkula nhún vai và đồng ý. Nhưng Jobs tỏ ra rất thất vọng, ông ấy dỗ ngọt Wozniak, nhờ bạn bè thuyết phục; khóc lóc, la hét, thậm chí là xúc phạm, thậm chí đến nhà bố mẹ Wozniak, khóc lóc thảm thiết, và nhờ Jerry giúp đỡ. Lúc này, cha Jerry của Wozniak nhận ra có thể kiếm được tiền từ Apple II, vì thế đã đứng về phía Jobs. “Tôi bắt đầu nhận được điện thoại từ cha mẹ, anh em và rất nhiều người bạn, kể cả khi ở công ty hay ở nhà,” Wozniak nhớ lại. “Ai cũng nói tôi đã quyết định sai” nhưng tất cả đều không hiệu quả. Sau đó Alien Baum, một người bạn ở Câu lạc bộ Buck Fry ở Homestead High gọi điện đến “Anh nên tiếp tục tiến lên phía trước và tiếp tục công việc đó”, Alien nói. Anh cho rằng nếu vào làm chính thức ở Apple, Woz sẽ không cần phải làm quản lý hay phải từ bỏ vai trò kỹ sư của mình. “Đó là điều mà tôi muốn nghe,” Wozniak sau đó đã nói. “Tôi đã có thể đứng tên ở cuối sơ đồ tổ chức, như một kỹ sư”. Woz gọi cho Jobs và tuyên bố đã sẵn sàng lên tàu.

On January 3, 1977, the new corporation, the Apple Computer Co., was officially created, and it bought out the old partnership that had been formed by Jobs and Wozniak nine months earlier. Few people noticed. That month the Homebrew surveyed its members and found that, of the 181 who owned personal computers, only six owned an Apple. Jobs was convinced, however, that the Apple II would change that. Markkula would become a father figure to Jobs. Like Jobs’s adoptive father, he would indulge Jobs’s strong will, and like his biological father, he would end up abandoning him. “Markkula was as much a father-son relationship as Steve ever had,” said the venture capitalist Arthur Rock. He began to teach Jobs about marketing and sales. “Mike really took me under his wing,” Jobs recalled. “His values were much aligned with mine. He emphasized that you should never start a company with the goal of getting rich. Your goal should be making something you believe in and making a company that will last.”

Mùng 3 tháng 1 năm 1977, công ty máy tính Apple chính thức được thành lập, tiết lộ mối quan hệ giữa Jobs và Wozniak đã được xây dựng 9 tháng trước đó. Trong tháng đó, Homebrew khảo sát thành viên và thấy rằng, trong 181 người sử dụng máy tính cá nhân, chỉ 6 người sử dụng máy tính của Apple. Tuy nhiên, Jobs bị thuyết phục rằng Apple II sẽ thay đổi điều đó. Markkula có vai trò như một người cha của Jobs. Giống như cha nuôi của Jobs, ông hiểu được cá tính mạnh mẽ của Jobs và giống như người cha ruột, Markkula cuối cùng sẽ lại bỏ rơi Jobs mà thôi. “Makkula giống như là cha của Jobs vậy”, nhà đầu tư vốn mạo hiểm Arthur Rock cho biết. Markkula đã dạy Jobs về tiếp thị và bán hàng. “Mike thực sự đã dìu dắt tôi”, Jobs nhớ lại. “Tôi không thể so sánh được với ông ấy. Makkula luôn nói rằng bạn đừng bao giờ thành lập một công ty vì mục đích làm giàu. Mục tiêu của bạn phải nên là tạo ra một thứ mà bạn tin tưởng và là sự đảm bảo cho công ty tồn tại lâu dài.”

Markkula wrote his principles in a one-page paper titled “The Apple Marketing Philosophy” that stressed three points. The first was empathy, an intimate connection with the feelings of the customer: “We will truly understand their needs better than any other company.” The second was focus: “In order to do a good job of those things that we decide to do, we must eliminate all of the unimportant opportunities.” The third and equally important principle, awkwardly named, was impute. It emphasized that people form an opinion about a company or product based on the signals that it conveys. “People DO judge a book by its cover,” he wrote. “We may have the best product, the highest quality, the most useful software etc.; if we present them in a slipshod manner, they will be perceived as slipshod; if we present them in a creative, professional manner, we will impute the desired qualities.”

Makkula viết những nguyên tắc của mình lên một trang giấy, đặt tên là “Triết lý marketing của Apple” , nhấn mạnh vào 3 điểm. Thứ nhất là thấu hiểu, một sự kết nối thân mật với cảm nhận của khách hàng. “Chúng ta sẽ hiểu được nhu cầu của khách hàng hơn bất kỳ công ty nào khác.” Thứ hai là tập trung: “Để làm tốt những việc đã đề ra, chúng ta phải loại bỏ những thứ không quan trọng.” Thứ ba và không kém phần quan trọng, tạm gọi là “áp đặt”. Điểm thứ ba này nhấn mạnh rằng quan điểm của mọi người về một công ty và sản phẩm nào đó được hình thành dựa trên những dấu hiệu mà công ty đó truyền tải. “Người ta ĐÁNH GIÁ cuốn sách dựa trên cái bìa của nó”, Markkula viết. "Chúng ta có thể có những sản phẩm tốt nhất, chất lượng tuyệt vời nhất, phần mềm hữu ích nhất v.v... nhưng nếu chúng ta giới thiệu chúng theo một cách thức cẩu thả, khách hàng sẽ đánh giá những sản phẩm đó là cẩu thả, nếu chúng ta giới thiệu chúng một cách sáng tạo, chuyên nghiệp, chúng ta đã gẤn cho chúng chất lượng như họ mong muốn."

For the rest of his career, Jobs would understand the needs and desires of customers better than any other business leader, he would focus on a handful of core products, and he would care, sometimes obsessively, about marketing and image and even the details of packaging. “When you open the box of an iPhone or iPad, we want that tactile experience to set the tone for how you perceive the product,” he said. “Mike taught me that.”

Trong suốt phần còn lại của sự nghiệp, Jobs trở thành người hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng hơn bất kỳ nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác, ông tập trung vào một số ít các sản phẩm cốt lõi, và ông đã quan tâm, đôi khi đến ám ảnh, tới khâu tiếp thị, hình ảnh và ngay cả những chi tiết của bao bì. “Khi bạn mở hộp của một chiếc iPhone hoặc iPad, chúng tôi muốn thấy bạn có những trải nghiệm thú vị khi chạm vào sản phẩm,” ông nói. “Mike đã dạy tôi điều đó.”

Regis McKenna

The first step in this process was convincing the Valley’s premier publicist, Regis McKenna, to take on Apple as a client. McKenna was from a large working-class Pittsburgh family, and bred into his bones was a steeliness that he cloaked with charm. A college dropout, he had worked for Fairchild and National Semiconductor before starting his own PR and advertising firm. His two specialties were doling out exclusive interviews with his clients to journalists he had cultivated and coming up with memorable ad campaigns that created brand awareness for products such as microchips. One of these was a series of colorful magazine ads for Intel that featured racing cars and poker chips rather than the usual dull performance charts. These caught Jobs’s eye. He called Intel and asked who created them. “Regis McKenna,” he was told. “I asked them what Regis McKenna was,” Jobs recalled, “and they told me he was a person.” When Jobs phoned, he couldn’t get through to McKenna. Instead he was transferred to Frank Burge, an account executive, who tried to put him off. Jobs called back almost every day.

Regis McKenna

Bước đi đầu tiên trong quá trình này là thuyết phục các chuyên gia quảng cáo hàng đầu của Thung lũng, Regis McKenna, hợp tác cùng Apple. McKenna xuất thân từ một gia đình lao động tại Pittsburgh, tận sâu bên dưới vẻ ngoài lịch lãm, cuốn hút của ông là một sự sắt đá, nghiêm khắc. Bỏ học đại học giữa chừng, ông từng làm việc cho Fairchild và National Semiconductor trước khi thành lập công ty quảng cáo và PR của riêng mình. Hai khả năng đặc biệt của McKenna là đăng độc quyền các cuộc phỏng vấn với đối tác lên báo và chạy các chiến dịch quảng cáo ấn tượng để tạo ra nhận thức thương hiệu cho các sản phẩm như các thiết bị vi mạch. Một trong số đó là hàng loạt các quảng cáo trên tạp chí đầy màu sắc về xe đua và bộ vi xử lý cho Intel thay vì những bảng xếp hạng chán ngắt. Những điều này đã thu hút sự chú ý của Jobs. Ông gọi điện đến Intel và hỏi xem ai đã thực hiện những chiến dịch đó. “Regis McKenna” người ta cho Jobs biết. “Tôi đã hỏi họ Regis McKenna là thứ gì,” Jobs nhớ lại, “và họ nói với tôi đó là một người.” Khi Jobs gọi điện, ông ấy không thể gặp được McKenna. Thay vào đó, cuộc gọi được chuyển đến Frank Burge, một kế toán trưởng - người luôn cố gắng từ chối Jobs. Nhưng ngày nào Jobs cũng gọi lại.

Burge finally agreed to drive out to the Jobs garage. “Holy Christ, this guy is going to be something else,” he recalled thinking. “What’s the least amount of time I can spend with this clown without being rude.” Then, when he was confronted with the unwashed and shaggy Jobs, two things hit him: “First, he was an incredibly smart young man. Second, I didn’t understand a fiftieth of what he was talking about.”

Cuối cùng Burge cũng phải đồng ý đến gara của Jobs. “Chúa ơi, anh chàng này rất có tiềm năng” Burge nhớ lại, “không biết tôi phải dành ít nhất bao nhiêu lâu với anh hề này mà không tỏ ra thô lỗ đây”. Sau đó, khi đứng trước chàng Jobs luộm thuộm và nhếch nhác, ông ấy đã nghĩ: “Thứ nhất, anh chàng này quá thông minh. Thứ hai, tôi chẳng hiểu anh ta đang nói cái gì”.

So Jobs and Wozniak were invited to have a meeting with, as his impish business cards read, “Regis McKenna, himself.” This time it was the normally shy Wozniak who became prickly. McKenna glanced at an article Wozniak was writing about Apple and suggested that it was too technical and needed to be livened up. “I don’t want any PR man touching my copy,” Wozniak snapped. McKenna suggested it was time for them to leave his office. “But Steve called me back right away and said he wanted to meet again,” McKenna recalled. “This time he came without Woz, and we hit it off.” McKenna had his team get to work on brochures for the Apple II. The first thing they did was to replace Ron Wayne’s ornate Victorian woodcut-style logo, which ran counter to McKenna’s colorful and playful advertising style. So an art director, Rob Janoff, was assigned to create a new one.

Vì thế Jobs và Wozniak được mời đến gặp Regis McKenna. Lần này Wozniak hay ngại ngùng lại trở nên dễ cáu kỉnh. McKenna xem qua một bài báo Wozniak viết về Apple và nhận xét rằng nó quá kỹ thuật và cần phải sinh động hơn. “Tôi không muốn bất cứ gã làm PR nào động vào bài viết của tôi,” Wozniak cáu kỉnh. McKenna gợi ý thế thì đã đến lúc họ nên rời văn phòng của ông ấy. “Nhưng Steve gọi lại cho tôi ngay sau đó và nói muốn gặp tôi một lần nữa. Lần này, anh ta không đi cùng Woz, và chúng tôi đã nói chuyện với nhau khá cởi mở.” McKenna và đội ngũ của ông bắt đầu thiết kế một cuốn sách quảng cáo cho Apple Điều đầu tiên họ phải làm là thay biểu tượng theo phong cách khắc gỗ đầy hoa văn thời Nữ hoàng Victoria của Ron Wayne vì nó hoàn toàn trái ngược với phong cách quảng cáo đầy màu sắc và hài hước của McKenna. Vì thế giám đốc thiết kế Rob Janoff được chỉ định thiết kế một cái mới.

“Don’t make it cute,” Jobs ordered. Janoff came up with a simple apple shape in two versions, one whole and the other with a bite taken out of it. The first looked too much like a cherry, so Jobs chose the one with a bite. He also picked a version that was striped in six colors, with psychedelic hues sandwiched between whole-earth green and sky blue, even though that made printing the logo significantly more expensive. Atop the brochure McKenna put a maxim, often attributed to Leonardo da Vinci, that would become the defining precept of Jobs’s design philosophy: “Simplicity is the ultimate sophistication.”

“Đừng làm nó trở nên nhí nhố nhé”, Jobs đề nghị. Janoff bắt tay thiết kế hình quả táo đơn giản với hai phiên bản khác nhau, một hình nguyên cả quả và hình còn lại bị cắn dở. Hình đầu tiên nhìn khá giống quả sơ-ri vì thế Jobs chọn hình quả táo cắn dở. ông cũng lấy phiên bản kẻ sọc 6 màu, màu ảo giác nằm giữa màu xanh lá cây và màu xanh da trời, mặc dù như thế sẽ khiến chi phí in đắt hơn rất nhiều. Phía trên tập sách quảng cáo, McKenna đặt một câu châm ngôn, được cho là của Leonardo da Vinci, mà sau đó trở thành nguyên tắc đối với việc thiết kế của Jobs: "Đơn giản là sự tinh tế tối thượng."

The First Launch Event

The introduction of the Apple II was scheduled to coincide with the first West Coast Computer Faire, to be held in April 1977 in San Francisco, organized by a Homebrew stalwart, Jim Warren. Jobs signed Apple up for a booth as soon as he got the information packet. He wanted to secure a location right at the front of the hall as a dramatic way to launch the Apple II, and so he shocked Wozniak by paying $5,000 in advance. “Steve decided that this was our big launch,” said Wozniak. “We would show the world we had a great machine and a great company.”

Sự kiện ra mắt lần đầu

Sự kiện ra mắt Apple II được lên kế hoạch sao cho trùng khớp với Hội chợ Máy tính Vùng Bờ tây đầu tiên, tổ chức vào tháng 4 năm 1977 tại San Francisco, do một thành viên tích cực của Homebrew, Jim Warren, đứng ra tổ chức. Jobs đã đăng ký một gian hàng cho Apple ngay khi nhận được thông tin. Ông muốn đảm bảo sẽ có được một vị trí ngay trước sảnh để việc ra mắt Apple II được ấn tượng, vì thế ông đã khiến Wozniak thật sự sốc khi trả đồng ý trước 5.000 đô-la. “Steve đã quyết định đây là lần ra mắt lớn của chúng tôi,” Wozniak nói. “Chúng tôi sẽ cho cả thế giới thấy chúng tôi sở hữu một cỗ máy và một công ty tuyệt vời.”

It was an application of Markkula’s admonition that it was important to “impute” your greatness by making a memorable impression on people, especially when launching a new product. That was reflected in the care that Jobs took with Apple’s display area. Other exhibitors had card tables and poster board signs. Apple had a counter draped in black velvet and a large pane of backlit Plexiglas with Janoff’s new logo. They put on display the only three Apple IIs that had been finished, but empty boxes were piled up to give the impression that there were many more on hand.

Jobs đã ứng dụng nguyên tắc của Markkula rằng việc “áp đặt” sự tuyệt vời của mình lên khách hàng bằng cách tạo ấn tượng khó quên với người dùng, đặc biệt khi ra mắt một sản phẩm mới, là điều hết sức quan trọng. Điều đó được phản ánh khi Jobs tiến hành trang trí gian hàng giới thiệu. Phương tiện tham gia triển lãm khác gồm có bàn danh thiếp và biển quảng cáo áp phích. Gian hàng của Apple có bàn giao dịch phủ bằng nhung đen và một cửa sổ lớn bằng kính Plexiglas có gắn biểu tượng mới của Janoff. Họ chỉ trưng bày 3 chiếc Apple II mới xuất xưởng nhưng những hộp trống cũng được đặt ở đó để tạo ấn tượng rằng họ đã có rất nhiều sản phẩm.

Jobs was furious that the computer cases had arrived with tiny blemishes on them, so he had his handful of employees sand and polish them. The imputing even extended to gussying up Jobs and Wozniak. Markkula sent them to a San Francisco tailor for three-piece suits, which looked faintly ridiculous on them, like tuxes on teenagers. “Markkula explained how we would all have to dress up nicely, how we should appear and look, how we should act,” Wozniak recalled. It was worth the effort. The Apple II looked solid yet friendly in its sleek beige case, unlike the intimidating metal-clad machines and naked boards on the other tables. Apple got three hundred orders at the show, and Jobs met a Japanese textile maker, Mizushima Satoshi, who became Apple’s first dealer in Japan.

Jobs cũng bực mình vì những bộ vỏ máy vừa được giao có một lỗi nhỏ, vì thế ông cho một vài nhân viên dùng cát đánh sạch chúng. Việc “áp đặt” còn được thực hiện bằng cách biến Jobs và Wozniak trở nên hào nhoáng. Markkula đưa họ đến chỗ một thự may ở San Fransisco để may những bộ đò 3 mảnh trông khá dị hợm, trông họ như những đứa trẻ mặc vest. “Markkula đã giải thích rằng chúng tôi phải ăn mặc độc đáo như thế nào, xuất hiện, ánh mắt và điệu bộ ra sao,” Wozniak nhớ lại. Nỗ lực đã được đền đáp. Apple II trông chắc chắn nhưng thân thiện trong bộ vỏ màu be rất đẹp, không giống như những chiếc máy được phủ kim loại và bảng mạch để trần trên những dãy bàn bên cạnh. Apple nhận được 300 đơn đặt hàng tại buổi ra mắt và Jobs đã gặp một nhà sản xuất dệt may của Nhật, Mizushima Satoshi, sau đó trở thành khách hàng đầu tiên của Apple tại Nhật Bản.

The fancy clothes and Markkula’s injunctions could not, however, stop the irrepressible Wozniak from playing some practical jokes. One program that he displayed tried to guess people’s nationality from their last name and then produced the relevant ethnic jokes. He also created and distributed a hoax brochure for a new computer called the “Zaltair,” with all sorts of fake ad-copy superlatives like “Imagine a car with five wheels.” Jobs briefly fell for the joke and even took pride that the Apple II stacked up well against the Zaltair in the comparison chart. He didn’t realize who had pulled the prank until eight years later, when Woz gave him a framed copy of the brochure as a birthday gift.

Những bộ quần áo vui nhộn và những lời dặn dò của Markkula không thể ngăn Wozniak đùa nghịch. Một chương trình Wozniak trình diễn đó là cố đoán quốc tịch của mọi người bằng tên họ và sau đó tiếp tục tạo ra những trò đùa khác cùng chủ đề đó. Wozniak cũng tự thiết kế và phân phát một cuốn sách quảng cáo giả quảng cáo cho một chiếc máy tính mới có tên là “Zaltair”, với một loạt những quảng cáo như kiểu “hãy tưởng tượng ra một chiếc ô tô có 5 bánh”. Jobs nhanh chóng bị rơi vào trò đùa này và còn tự hào rằng Apple II sẽ nhanh chóng trở thành đối thủ của Zaltairtren bảng xếp hạng. Ông không nhận ra người chơi khăm đấy cho đến 8 năm sau, khi Woz tặng Jobs một bản phôtô của cuốn sách quảng cáo đó để làm quà sinh nhật.

Mike Scott

Apple was now a real company, with a dozen employees, a line of credit, and the daily pressures that can come from customers and suppliers. It had even moved out of the Jobses’ garage, finally, into a rented office on Stevens Creek Boulevard in Cupertino, about a mile from where Jobs and Wozniak went to high school.

Mike Scott

Apple lúc này là một công ty thực sự với hàng chục nhân viên, một nguồn thu tín dụng và áp lực thường trực từ khách hàng và các nhà cung cấp. Công ty chuyển từ gara của nhà Jobs đến một văn phòng cho thuê trên đại lộ Stevens Creek Boulevard ở Cupertino, cách trường cấp II của Jobs và Wozniak khoảng gần 2 km.

Jobs did not wear his growing responsibilities gracefully. He had always been temperamental and bratty. At Atari his behavior had caused him to be banished to the night shift, but at Apple that was not possible. “He became increasingly tyrannical and sharp in his criticism,” according to Markkula. “He would tell people, ‘That design looks like shit.’” He was particularly rough on Wozniak’s young programmers, Randy Wigginton and Chris Espinosa. “Steve would come in, take a quick look at what I had done, and tell me it was shit without having any idea what it was or why I had done it,” said Wigginton, who was just out of high school.

Jobs không hề bỏ bớt đi những trách nhiệm ngày càng tăng của mình một cách tài tình. Ông vẫn luôn nóng nảy và cư xử như một đứa trẻ. Nếu ở Atari, cách Jobs cư xử sẽ khiến ông bị đuổi xuống ca đêm nhưng ở Apple thì điều đó là không thể. “Cậu ta trở nên ngày càng chuyên chế và cay độc trong những nhận xét” Markkula cho biết, “Cậu ta sẽ nói với mọi người „Bản thiết kế này trông như cứt”. Ông đặc biệt nghiêm khắc với các lập trình viên trẻ tuổi của Wozniak, Randy Wigginton và Chris Espinosa. “Steve bước vào, liếc nhanh thứ tôi vừa mới làm và nói với tôi đó là thứ rác rưởi mà không cần biết nó là cái gì và tại sao tôi làm nó,” Wigginton, sinh viên vừa mới tốt nghiệp, cho biết.

There was also the issue of his hygiene. He was still convinced, against all evidence, that his vegan diets meant that he didn’t need to use a deodorant or take regular showers. “We would have to literally put him out the door and tell him to go take a shower,” said Markkula. “At meetings we had to look at his dirty feet.” Sometimes, to relieve stress, he would soak his feet in the toilet, a practice that was not as soothing for his colleagues.

Jobs cũng có vấn đề về vệ sinh, ông vẫn hoàn toàn tin tưởng, bất chấp các bằng chứng, chế độ ăn chay, nghĩa là không cần sử dụng chất khử mùi và tắm thường xuyên. “Chúng tôi phải đưa cậu ta ra ngoài và khuyên cậu ta nên đi tắm” Markkula nói. “Tại các cuộc họp, chúng tôi phải chứng kiến bàn chân dơ bẩn của cậu ta”. Thỉnh thoảng, để giảm bớt căng thẳng, ông ấy thường rửa chân trong bòn cầu, một sự thật chẳng mấy dễ chịu đối với các đồng nghiệp.

Markkula was averse to confrontation, so he decided to bring in a president, Mike Scott, to keep a tighter rein on Jobs. Markkula and Scott had joined Fairchild on the same day in 1967, had adjoining offices, and shared the same birthday, which they celebrated together each year. At their birthday lunch in February 1977, when Scott was turning thirty-two, Markkula invited him to become Apple’s new president.

Markkula không thích những tình trạng căng thẳng, vì vậy ông quyết định cần có một vị chủ tịch, Mike Scott, để kiểm soát Jobs chặt chẽ hơn. Trước đó, Markkula và Scott cùng gia nhập Fairchild một ngày vào năm 1967, có văn phòng liền kề, có cùng một ngày sinh nhật và hàng năm thường tổ chức cùng nhau. Vào một buổi ăn trưa vào tháng 2 năm 1977, khi Scott bước sang tuổi 32, Markkula mời Scott làm chủ tịch mới của Apple.



On paper he looked like a great choice. He was running a manufacturing line for National Semiconductor, and he had the advantage of being a manager who fully understood engineering. In person, however, he had some quirks. He was overweight, afflicted with tics and health problems, and so tightly wound that he wandered the halls with clenched fists. He also could be argumentative. In dealing with Jobs, that could be good or bad.

Về lý thuyết, Scott có vẻ là một lựa chọn tuyệt vời. Ông đã điều hành một dây chuyền sản xuất cho National Semiconductor và là một nhà quản lý có kiến thức về kỹ thuật. Tuy nhiên, cá nhân Scott khá là kiểu cách. Scott béo, bị tật cơ mặt giật giật và có vấn đề về sức khỏe, vì thế, ông thường lang thang ở sảnh với bàn tay siết chặt. Scott cũng là người hay tranh cãi. Khi làm việc với Jobs, điều đó có thể tốt nhưng cũng có thể xấu.

Wozniak quickly embraced the idea of hiring Scott. Like Markkula, he hated dealing with the conflicts that Jobs engendered. Jobs, not surprisingly, had more conflicted emotions. “I was only twenty-two, and I knew I wasn’t ready to run a real company,” he said. “But Apple was my baby, and I didn’t want to give it up.” Relinquishing any control was agonizing to him. He wrestled with the issue over long lunches at Bob’s Big Boy hamburgers (Woz’s favorite place) and at the Good Earth restaurant (Jobs’s). He finally acquiesced, reluctantly.

Wozniak nhanh chóng chấp nhận ý kiến thuê Scott. Giống như Markkula, ông ghét đối phó với những xung đột, bất hòa mà Jobs thường gây ra. Jobs, không có gì đáng ngạc nhiên, có rất nhiều cảm xúc trái chiều nhau. “Tôi chỉ mới 22 tuổi, và tôi biết mình chưa sẵn sàng để điều hành một công ty thực sự,” Jobs nói. “Tuy nhiên, Apple là con tôi, và tôi không muốn từ bỏ nó.” Từ bỏ mọi quyền kiểm soát khiến Jobs cảm thấy bị tổn thương, ông vật lộn với vấn đề này thậm chí dành cả thời gian ăn trưa ở nhà hàng hamburger Big Boy Bob (địa điểm ưa thích của Woz) và tại nhà hàng Good Earth (Địa điểm quen thuộc của Jobs) để suy nghĩ. Cuối cùng, ông cũng miễn cưỡng ưng thuận.

Mike Scott, called “Scotty” to distinguish him from Mike Markkula, had one primary duty: managing Jobs. This was usually accomplished by Jobs’s preferred mode of meeting, which was taking a walk together. “My very first walk was to tell him to bathe more often,” Scott recalled. “He said that in exchange I had to read his fruitarian diet book and consider it as a way to lose weight.” Scott never adopted the diet or lost much weight, and Jobs made only minor modifications to his hygiene. “Steve was adamant that he bathed once a week, and that was adequate as long as he was eating a fruitarian diet.” Jobs’s desire for control and disdain for authority was destined to be a problem with the man who was brought in to be his regent, especially when Jobs discovered that Scott was one of the only people he had yet encountered who would not bend to his will. “The question between Steve and me was who could be most stubborn, and I was pretty good at that,” Scott said. “He needed to be sat on, and he sure didn’t like that.” Jobs later said, “I never yelled at anyone more than I yelled at Scotty.”

Mike Scott, được gọi là Scotty để tránh nhầm lẫn với Mike Murkkula, có nhiệm vụ chính là quản lý Jobs. Họ đã trao đổi với nhau trong các cuộc đi bộ. “Buổi đi bộ đầu tiên, tôi đã nói cậu ta nên tắm thường xuyên hơn", Scott nhớ lại. “Cậu ta đáp trả tôi là phải đọc cuốn sách về chế độ ăn kiêng của cậu và theo đó để giảm cân”. Cuối cùng, Scott không hề áp dụng một chế độ ăn kiêng hoặc giảm cân quá nhiều nào, và Jobs thì chỉ thay đổi một chút trong vấn đề vệ sinh cá nhân.

“Steve kiên quyết chỉ tắm một lần một tuần và cho rằng như thế là đủ khi cậu ta đang ăn kiêng.” Khát khao kiểm soát của Jobs và thái độ khinh khi với quyền lực chắc chắn là một vấn đề với người tham gia ban quản lý của Jobs, đặc biệt khi Jobs nhận ra rằng Scott - người duy nhất ông chưa từng “đối đầu” - không khuất phục ông. “Vấn đề giữa tôi và Jobs là xem xem ai là người ương bướng nhất và tôi đã thể hiện rất tốt,” Scott nói. “Cậu ta cần phải ngồi lại với tôi và chắc chắn rằng cậu ta không hề thích điều đó”. Sau này, Jobs cũng nói, “Tôi chưa từng la hét với ai nhiều hơn Scotty”.

An early showdown came over employee badge numbers. Scott assigned #1 to Wozniak and #2 to Jobs. Not surprisingly, Jobs demanded to be #1. “I wouldn’t let him have it, because that would stoke his ego even more,” said Scott. Jobs threw a tantrum, even cried. Finally, he proposed a solution. He would have badge #0. Scott relented, at least for the purpose of the badge, but the Bank of America required a positive integer for its payroll system and Jobs’s remained #2.

Một cuộc “ngả bài” đã thay đổi vị trí thứ tự của nhân viên. Scott trao vị trí số 1 cho Wozniak và số 2 cho Jobs. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Jobs yêu cầu phải được trao vị trí số 1. “Tôi sẽ không để cậu ta có nó, vì điều đó sẽ càng thổi bùng lên cái tôi của cậu ta”, Scott nói. Jobs nổi giận đùng đùng, thậm chí còn khóc lóc. Cuối cùng, Jobs đề xuất một giải pháp, ông muốn mình sẽ nhận được thứ tự là số 0. Scott mủi lòng, ít nhất là đối với vấn đề thứ tự, nhưng Ngân hàng Mỹ lại đòi hỏi hệ thống biên chế phải là số nguyên dương và vì vậy Jobs vẫn sẽ phải giữ vị trí số 2.

There was a more fundamental disagreement that went beyond personal petulance. Jay Elliot, who was hired by Jobs after a chance meeting in a restaurant, noted Jobs’s salient trait: “His obsession is a passion for the product, a passion for product perfection.” Mike Scott, on the other hand, never let a passion for the perfect take precedence over pragmatism. The design of the Apple II case was one of many examples. The Pantone company, which Apple used to specify colors for its plastic, had more than two thousand shades of beige. “None of them were good enough for Steve,” Scott marveled. “He wanted to create a different shade, and I had to stop him.” When the time came to tweak the design of the case, Jobs spent days agonizing over just how rounded the corners should be. “I didn’t care how rounded they were,” said Scott, “I just wanted it decided.” Another dispute was over engineering benches. Scott wanted a standard gray; Jobs insisted on special-order benches that were pure white. All of this finally led to a showdown in front of Markkula about whether Jobs or Scott had the power to sign purchase orders; Markkula sided with Scott. Jobs also insisted that Apple be different in how it treated customers. He wanted a one-year warranty to come with the Apple II. This flabbergasted Scott; the usual warranty was ninety days. Again Jobs dissolved into tears during one of their arguments over the issue. They walked around the parking lot to calm down, and Scott decided to relent on this one.

Giữa hai người còn có một mối bất đồng lớn hoàn toàn nằm ngoài vấn đề về sự nóng nảy, hờn dỗi cá nhân. Jay Elliot, người được Jobs thuê sau buổi gặp gỡ trong một nhà hàng, ghi lại những đặc điểm nổi bật của Jobs: “Nỗi ám ảnh của ông là niềm đam mê đối với sản phẩm, với sự hoàn hảo của sản phẩm.” Ngược lại, Mike Scott không bao giờ đặt niềm đam mê sự hoàn hảo lên trên chủ nghĩa thực dụng. Thiết kế của vỏ máy của Apple II là một trong nhiều ví dụ. Công ty Pantone, mà Apple sử dụng để xác định màu sắc cho bộ vỏ nhựa, đã đưa ra hơn sắc thái của màu be. “Không mẫu nào vừa ý Steve,” Scott kinh ngạc. “Cậu ta muốn tạo ra một sắc thái khác, và tôi đã phải ngăn cậu ta lại”. Đến lúc cần tinh chỉnh các thiết kế của dự án, Jobs đã khổ sở ngày đêm suy nghĩ nên làm tròn các góc như thế nào. “Tôi không quan tâm các góc được làm tròn như thế nào”, Scott nói, “Tôi chỉ muốn có quyết định cuối cùng.” Lại thêm một cuộc tranh luận nữa về vấn đề kỹ thuật. Scott muốn một màu xám chuẩn, còn Jobs khăng khăng các đơn đặt hàng đặc biệt yêu cầu là màu trắng tinh khiết. Tất cả điều này cuối cùng khiến Markkula phải đứng trước lựa chọn Jobs hay Scott sẽ là người có thẩm quyền ký đơn đặt hàng: cuối cùng, Markkula đứng về phía Scott. Jobs cũng khăng khăng rằng Apple phải có cách đối xử với khách hàng hoàn toàn khác, ông muốn có một chế độ bảo hành một năm cho máy Apple II. Điều này khiến Scott vô cùng sửng sốt, thông thường thời hạn bảo hành chỉ là chín mươi ngày. Một lần nữa, Jobs khóc trong buổi tranh luận về vấn đề đó. Họ đi vòng quanh bãi đậu xe nhiều lần để lấy lại bình tĩnh, và Scott cuối cùng quyết định nhượng bộ.

Wozniak began to rankle at Jobs’s style. “Steve was too tough on people. I wanted our company to feel like a family where we all had fun and shared whatever we made.” Jobs, for his part, felt that Wozniak simply would not grow up. “He was very childlike. He did a great version of BASIC, but then never could buckle down and write the floating-point BASIC we needed, so we ended up later having to make a deal with Microsoft. He was just too unfocused.” But for the time being the personality clashes were manageable, mainly because the company was doing so well. Ben Rosen, the analyst whose newsletters shaped the opinions of the tech world, became an enthusiastic proselytizer for the Apple II. An independent developer came up with the first spreadsheet and personal finance program for personal computers, VisiCalc, and for a while it was available only on the Apple II, turning the computer into something that businesses and families could justify buying. The company began attracting influential new investors. The pioneering venture capitalist Arthur Rock had initially been unimpressed when Markkula sent Jobs to see him. “He looked as if he had just come back from seeing that guru he had in India,” Rock recalled, “and he kind of smelled that way too.” But after Rock scoped out the Apple II, he made an investment and joined the board.

Wozniak bắt đầu khó chịu với phong cách của Jobs. “Steve đã quá nghiêm khắc với mọi người. Tôi muốn mọi người cảm thấy công ty như một gia đình nơi tất cả chúng tôi đều vui vẻ và chia sẻ bất cứ điều gì đã làm”, về phần mình, Jobs cảm thấy rằng Wozniak chỉ đơn giản là sẽ không bao giờ có thể lớn được. “Anh ta rất trẻ con. Anh ta đã thiết kế phiên bản tuyệt vời của BASIC, nhưng sau đó không bao giờ có thể bắt tay vào thực hiện BASIC điểm chấm động mà chúng tôi cần, vì vậy chúng tôi cuối cùng phải ký kết thỏa thuận với Microsoft. Anh ta quá thiếu tập trung.” Tuy nhiên, các xung đột cá nhân vẫn còn trong tầm kiểm soát, chủ yếu là do công ty đang hoạt động tốt. Ben Rosen, một nhà phân tích mà các thông báo của ông đã góp phần hình thành nên quan điểm của thế giới công nghệ, đã trở thành một nhà truyền bá nhiệt tình cho Apple II. Một nhà phát triển độc lập đã đưa ra các bảng tính và chương trình tài chính cá nhân đầu tiên vào máy tính cá nhân, VisiCalc, và trong một khoảng thời gian, chương trình này chỉ có trên Apple II, biến máy tính thành một sản phẩm mà các doanh nghiệp và gia đình đều muốn mua. Công ty bắt đầu thu hút các nhà đầu tư mới có tầm ảnh hưởng. Người tiên phong trong lĩnh vực vốn đầu tư mạo hiểm Arthur Rock ban đầu không mấy ấn tượng khi Markkula đưa Jobs đến gặp mình. “Cậu ta nhìn như thể vừa đi tu ở Ấn Độ về,” Rock nhớ lại, “và cũng bốc mùi như thế”. Nhưng sau khi Rock tận mắt chứng kiến Apple II, ông đã đầu tư và tham gia hội đồng quản trị.

The Apple II would be marketed, in various models, for the next sixteen years, with close to six million sold. More than any other machine, it launched the personal computer industry. Wozniak deserves the historic credit for the design of its awe-inspiring circuit board and related operating software, which was one of the era’s great feats of solo invention. But Jobs was the one who integrated Wozniak’s boards into a friendly package, from the power supply to the sleek case. He also created the company that sprang up around Wozniak’s machines. As Regis McKenna later said, “Woz designed a great machine, but it would be sitting in hobby shops today were it not for Steve Jobs.” Nevertheless most people considered the Apple II to be Wozniak’s creation. That would spur Jobs to pursue the next great advance, one that he could call his own.

Apple II được bán ra thị trường, với nhiều mẫu mã khác nhau, trong vòng 16 năm sau đó, với gần 6.000.000 giao dịch. Hơn bất kỳ một dòng máy tính nào khác, Apple II đã mở ra ngành công nghiệp máy tính cá nhân. Wozniak xứng được lịch sử ghi nhận vì công lao thiết kế bảng mạch đầy tuyệt vời và phần mềm điều hành liên quan, đó là một trong những kỳ công vĩ đại của thời đại sáng chế độc lập. Tuy nhiên, Jobs mới là người tích hợp bảng mạch của Wozniak thành một gói thân thiện, từ bộ nguồn cho tới chiếc vỏ máy có kiểu dáng đẹp. ông cũng tạo ra một công ty tuyệt vời dựa trên nền tảng chiếc máy của Wozniak. Như Regis McKenna sau này đã nói: “Woz đã thiết kế một cỗ máy tuyệt vời, nhưng nó có thể có mặt trong các cửa hàng hôm nay là nhờ Steve Jobs." Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn coi Apple II là sáng tạo của Wozniak. Và điều đó đã giúp thúc đẩy Jobs theo đuổi một thành tựu tuyệt vời tiếp theo - thứ mà ông có thể tự hào là của chính mình.



CHAPTER SEVEN

CHRISANN AND LISA

He Who Is Abandoned

Chương 7

CHRISANN và LISA

Anh ấy là người bị bỏ rơi

Ever since they had lived together in a cabin during the summer after he graduated from high school, Chrisann Brennan had woven in and out of Jobs’s life. When he returned from India in 1974, they spent time together at Robert Friedland’s farm. “Steve invited me up there, and we were just young and easy and free,” she recalled. “There was an energy there that went to my heart.”

Kể từ khi chuyển đến sống cùng nhau trong một xe lưu động suốt mùa hè sau khi tốt nghiệp trung học, Chrisann Brennan đã khắc họa nên câu chuyện về cuộc đời Jobs. Khi Jobs trở về từ Ấn Độ vào năm 1974, họ đã dành nhiều thời gian bên nhau tại trang trại của Robert Friedland. "Steve rủ tôi đến ở đó, chúng tôi lúc đó còn trẻ, phóng túng và tự do", bà nhớ lại. "Có một nguồn năng lượng ở đó hối thúc con tim tôi".

When they moved back to Los Altos, their relationship drifted into being, for the most part, merely friendly. He lived at home and worked at Atari; she had a small apartment and spent a lot of time at Kobun Chino’s Zen center. By early 1975 she had begun a relationship with a mutual friend, Greg Calhoun. “She was with Greg, but went back to Steve occasionally,” according to Elizabeth Holmes. “That was pretty much the way it was with all of us. We were sort of shifting back and forth; it was the seventies, after all.”

Khi họ trở lại Los Altos, mối quan hệ giữa họ đơn thuần chỉ là bạn bè thân thiện. Jobs sống ở nhà và làm việc ở Atari; còn Brennan có một căn hộ nhỏ và dành nhiều thời gian ở trung tâm thiền của Kobun Chino. Đầu năm 1975, cô bắt đầu mối quan hệ mới với một người bạn khá thân của hai người, Greg Calhoun. “Cô ấy yêu Greg nhưng thỉnh thoảng vẫn qua lại với Jobs”. Elizabeth Holmes cho biết. "Chuyện đó xảy ra khá thường xuyên. Chúng tôi vẫn thường làm thế, đó là những năm bảy mươi mà.”

Calhoun had been at Reed with Jobs, Friedland, Kottke, and Holmes. Like the others, he became deeply involved with Eastern spirituality, dropped out of Reed, and found his way to Friedland’s farm. There he moved into an eight-by twenty-foot chicken coop that he converted into a little house by raising it onto cinderblocks and building a sleeping loft inside. In the spring of 1975 Brennan moved in with him, and the next year they decided to make their own pilgrimage to India. Jobs advised Calhoun not to take Brennan with him, saying that she would interfere with his spiritual quest, but they went together anyway. “I was just so impressed by what happened to Steve on his trip to India that I wanted to go there,” she said.

Calhoun từng học ở Reed cùng Jobs, Friedland, Kottke và Holmes. Giống như nhiều người khác, Calhoun hứng thú với văn hóa tâm linh phương Đông, rời trường Reed, anh đến sống tại nông trang của Friedland trong một cái nhà nhỏ tí như cái chuồng gà, đã được sửa sang bằng cách nâng nền bằng gạch xỉ và thêm một gác xép bên trong. Mùa xuân năm 1975, Breannan chuyển đến ở chung với Calhoun, và năm tiếp theo họ đã quyết định sẽ thực hiện một cuộc hành hương đến Ấn Độ. Jobs khuyên Calhoun không nên mang Brennan đi cùng, vì rằng cô ấy sẽ làm hỏng nhiệm vụ tâm linh của anh, nhưng họ vẫn quyết đi chung với nhau. “Tôi bị ấn tượng với những điều đã xảy ra trên hành trình Steve đến Ấn Độ, vì thế tôi cũng muốn đến đó”. Brennan nói.

Theirs was a serious trip, beginning in March 1976 and lasting almost a year. At one point they ran out of money, so Calhoun hitchhiked to Iran to teach English in Tehran. Brennan stayed in India, and when Calhoun’s teaching stint was over they hitchhiked to meet each other in the middle, in Afghanistan. The world was a very different place back then.

Chuyến đi của họ thực sự là một hành trình gian khổ, khởi hành từ tháng 3 năm 1976 và kéo dài gần một năm. Có lúc họ hết sạch tiền, vì thế Calhoun đi nhờ xe tới Tehran, Iran để dạy tiếng Anh, còn Brennan ở lại Ấn Độ. Khi khóa giảng dạy của Calhoun kết thúc, họ đi nhờ xe tới Afghanistan để gặp nhau. Nhưng cũng từ đó, mọi chuyện đã thay đổi.

After a while their relationship frayed, and they returned from India separately. By the summer of 1977 Brennan had moved back to Los Altos, where she lived for a while in a tent on the grounds of Kobun Chino’s Zen center. By this time Jobs had moved out of his parents’ house and was renting a $600 per month suburban ranch house in Cupertino with Daniel Kottke. It was an odd scene of free-spirited hippie types living in a tract house they dubbed Rancho Suburbia. “It was a four-bedroom house, and we occasionally rented one of the bedrooms out to all sorts of crazy people, including a stripper for a while,” recalled Jobs. Kottke couldn’t quite figure out why Jobs had not just gotten his own house, which he could have afforded by then. “I think he just wanted to have a roommate,” Kottke speculated.

Sau một thời gian, mối quan hệ giữa hai người trở nên lạnh nhạt, và họ từ Ấn Độ về mà không đi cùng nhau. Vào mùa hè năm 1977, Brennan chuyển đến Los Altos và sống một thời gian trong một túp lều trên mảnh đất của trung tâm Thiền Kobun Chino. Lúc này, Jobs đã ra ở riêng, ông chung với Daniel Kottke bỏ 600 đô-la mỗi tháng để thuê ngôi nhà trong một trang trại ngoại ô Cupertino. Đó là cuộc sống kỳ lạ của những thanh niên hippie phóng khoáng, tôn thờ tự do, trong một căn nhà mặt đường ở Rancho Suburbia. "Căn nhà có bốn phòng ngủ, và thỉnh thoảng chúng tôi cho những kẻ lập dị, trong đó có cả một vũ nữ thoát y, thuê phòng", Jobs nhớ lại. Kottke không thể lý giải được vì sao Jobs không thuê căn hộ cho riêng mình, khi ông hoàn toàn có khả năng chi trả. "Tôi nghĩ có lẽ ông ấy muốn có người ở cùng," Kottke suy đoán.

Even though her relationship with Jobs was sporadic, Brennan soon moved in as well. This made for a set of living arrangements worthy of a French farce. The house had two big bedrooms and two tiny ones. Jobs, not surprisingly, commandeered the largest of them, and Brennan (who was not really living with him) moved into the other big bedroom. “The two middle rooms were like for babies, and I didn’t want either of them, so I moved into the living room and slept on a foam pad,” said Kottke. They turned one of the small rooms into space for meditating and dropping acid, like the attic space they had used at Reed. It was filled with foam packing material from Apple boxes. “Neighborhood kids used to come over and we would toss them in it and it was great fun,” said Kottke, “but then Chrisann brought home some cats who peed in the foam, and then we had to get rid of it.” Living in the house at times rekindled the physical relationship between Brennan and Jobs, and within a few months she was pregnant.

Mặc dù không thường xuyên liên lạc với Jobs trước đó, nhưng Brennan đã nhanh chóng chuyển đến ở với Jobs. Việc sắp xếp chỗ ở giống như trong một vở hài kịch Pháp. Căn nhà có hai phòng lớn và hai phòng nhỏ. Dĩ nhiên Jobs ở một phòng lớn, và Brennan ở phòng còn lại. “Hai phòng ở giữa giống như phòng dành cho trẻ em, tôi không thích cả hai phòng đó, vì thế tôi ngủ trên một tấm đệm ở phòng khách”. Kottke nói. Họ dành một phòng nhỏ làm không gian thiền định và chơi ma túy, giống như căn gác xép cũ hồi ở Reed. Họ chất đầy vào phòng các tấm xốp lấy từ những thùng Aplle. “Trẻ con hàng xóm thỉnh thoảng ghé qua và chúng tôi lùa chúng vào đó chơi, vui tuyệt,” Kottke nói. “Nhưng sau đó Chrisann đem về mấy con mèo, chúng tè bậy lên những tấm xốp, thế là chúng tôi phải bỏ đi hết”. Sống trong cùng một nhà, Brennan và Jobs gần gũi nhiều hơn. Vài tháng sau, cô mang thai.

“Steve and I were in and out of a relationship for five years before I got pregnant,” she said. “We didn’t know how to be together and we didn’t know how to be apart.” When Greg Calhoun hitchhiked from Colorado to visit them on Thanksgiving 1977, Brennan told him the news: “Steve and I got back together, and now I’m pregnant, but now we are on again and off again, and I don’t know what to do.” Calhoun noticed that Jobs was disconnected from the whole situation. He even tried to convince Calhoun to stay with them and come to work at Apple. “Steve was just not dealing with Chrisann or the pregnancy,” he recalled. “He could be very engaged with you in one moment, but then very disengaged. There was a side to him that was frighteningly cold.”

“Steve và tôi đã có một mối quan hệ phức tạp trong suốt năm năm, trước khi tôi có thai", bà nhớ lại. "Chúng tôi đã không biết làm thế nào để đến với nhau và cũng không biết làm thế nào để rời xa nhau". Khi Greg Calhoun đi nhờ xe từ Colorado đến thăm họ vào Lễ Tạ ơn năm 1977, Brennan nói với Calhoun: "Steve và em đã quay lại với nhau, em đang mang thai đứa con của anh ấy, nhưng giờ tụi em cứ liên tục chia tay rồi lại làm lành, và em không biết phải làm gì." Calhoun để ý nhận thấy rằng hoàn cảnh đó dường như chẳng liên can chút nào tới Jobs. Ông thậm chí còn thuyết phục Calhoun ở lại với họ và đến làm việc tại Apple. “Steve không đoái hoài gì đến Chrisann và cái thai.” Calhoun nhớ lại. “Anh ấy có thể thắm thiết với bạn trong một thời gian nhưng sau đó lại rất lạnh nhạt, thờ ơ. Trong anh ta dường như tồn tại một con người khác lạnh lùng đáng sợ”.

When Jobs did not want to deal with a distraction, he sometimes just ignored it, as if he could will it out of existence. At times he was able to distort reality not just for others but even for himself. In the case of Brennan’s pregnancy, he simply shut it out of his mind. When confronted, he would deny that he knew he was the father, even though he admitted that he had been sleeping with her. “I wasn’t sure it was my kid, because I was pretty sure I wasn’t the only one she was sleeping with,” he told me later. “She and I were not really even going out when she got pregnant. She just had a room in our house.”

Khi Jobs phải đối mặt những vấn đề gây mất tập trung, nhiều khi ông sẽ phớt lờ nó, như thể vấn đề đó không hề tồn tại. Nhiều khi, ông cố tình làm sai lệch thực tế (bóp méo sự thật) không chỉ đối với người khác mà ngay cả đối với chính bản thân mình. Trong trường hợp Brennan mang thai, ông chỉ đơn giản là không nghĩ đến nó. Khi buộc phải đối mặt, ông phủ nhận mình là cha đứa bé, mặc dù ông thừa nhận đã ngủ với cô ấy. "Tôi không chắc nó là con của tôi, bởi vì tôi khá chắc chắn mình không phải là người duy nhất cô ấy ngủ cùng", sau này ông nói với tôi. "Cô ấy và tôi đã không ra ngoài hẹn hò khi cô có thai. Cô ấy chỉ có một căn phòng trong nhà của chúng tôi".

Brennan had no doubt that Jobs was the father. She had not been involved with Greg or any other men at the time. Was he lying to himself, or did he not know that he was the father? “I just think he couldn’t access that part of his brain or the idea of being responsible,” Kottke said. Elizabeth Holmes agreed: “He considered the option of parenthood and considered the option of not being a parent, and he decided to believe the latter. He had other plans for his life.”

Brennan thì khẳng định chắc chắn rằng Jobs là cha đứa bé. Cô đã không đi lại với Greg hoặc bất kỳ người đàn ông khác vào thời điểm đó. Có phải Jobs đã tự dối mình, hay ông không biết rằng mình là cha đứa bé? "Tôi chỉ nghĩ rằng ông ấy không thể sử dụng một phần não bộ liên quan đến ý thức tự chịu trách nhiệm của mình," Kottke nói. Elizabeth Holmes đồng ý: "ông đã cân nhắc lựa chọn thiên chức làm cha hoặc không, và ông đã quyết định chọn điều thứ hai. Cuộc đời ông ấy có nhiều kế hoạch cần phải làm."

There was no discussion of marriage. “I knew that she was not the person I wanted to marry, and we would never be happy, and it wouldn’t last long,” Jobs later said. “I was all in favor of her getting an abortion, but she didn’t know what to do. She thought about it repeatedly and decided not to, or I don’t know that she ever really decided—I think time just decided for her.” Brennan told me that it was her choice to have the baby: “He said he was fine with an abortion but never pushed for it.” Interestingly, given his own background, he was adamantly against one option. “He strongly discouraged me putting the child up for adoption,” she said.

Đã không có sự bàn bạc nào về một cuộc hôn nhân. “Tôi biết cô ấy không phải là người tôi muốn lấy làm vợ, và chúng tôi sẽ không bao giờ hạnh phúc, nếu kết hôn, nó cũng sẽ chấm dứt sớm thôi”. Jobs sau đó đã nói. “Tôi khuyên cô ấy phá thai nhưng cô ấy đã không biết phải làm gì. Cô ấy suy nghĩ rất nhiều về điều đó và đã quyết định giữ lại, hoặc là tôi không biết cô ấy đã quyết định thế nào - tôi nghĩ đã đến lúc mình quyết định thay cho cô ấy”. Brennan nói với tôi cô ấy chọn đứa bé: “Anh ấy nói việc phá thai là chuyện bình thường nhưng việc đó đã không xảy ra”. Điều thú vị là, với xuất thân của mình, Steve kịch liệt phản đối một lựa chọn. “Anh ấy rất không ủng hộ việc tôi định cho con đi làm con nuôi”. Brenna nói.

There was a disturbing irony. Jobs and Brennan were both twenty-three, the same age that Joanne Schieble and Abdulfattah Jandali had been when they had Jobs. He had not yet tracked down his biological parents, but his adoptive parents had told him some of their tale. “I didn’t know then about this coincidence of our ages, so it didn’t affect my discussions with Chrisann,” he later said. He dismissed the notion that he was somehow following his biological father’s pattern of getting his girlfriend pregnant when he was twenty-three, but he did admit that the ironic resonance gave him pause. “When I did find out that he was twenty-three when he got Joanne pregnant with me, I thought, whoa!”

Có một sự trớ trêu định mệnh. Khi sự việc này xảy ra, Jobs và Brennan đều 23 tuổi, cùng độ tuổi mà Joanne Schieble và Abdulfattah Jandali sinh Jobs. Jobs không cố tìm hiểu về cha mẹ đẻ của mình, nhưng cha mẹ nuôi đã kể cho ông chuyện về họ. “Tôi không biết gì về sự trùng hợp độ tuổi, vì thế nó không tác động đến việc tôi thỏa thuận với Chrisann,” ông sau đó đã tâm sự. Jobs bác bỏ quan điểm cho rằng theo một cách nào đó ông giống cha đẻ mình, đã làm bạn gái mang thai khi 23 tuổi, nhưng ông thừa nhận rằng những tai tiếng đó có thể sẽ khiến ông hành động khác đi. "Khi tôi biết ông ấy làm mẹ Joanna mang thai tôi năm 23 tuổi, tôi đã rất ngạc nhiên!"

The relationship between Jobs and Brennan quickly deteriorated. “Chrisann would get into this kind of victim mode, when she would say that Steve and I were ganging up on her,” Kottke recalled. “Steve would just laugh and not take her seriously.” Brennan was not, as even she later admitted, very emotionally stable. She began breaking plates, throwing things, trashing the house, and writing obscene words in charcoal on the wall. She said that Jobs kept provoking her with his callousness: “He was an enlightened being who was cruel.” Kottke was caught in the middle. “Daniel didn’t have that DNA of ruthlessness, so he was a bit flipped by Steve’s behavior,” according to Brennan. “He would go from ‘Steve’s not treating you right’ to laughing at me with Steve.”

Mối quan hệ giữa Jobs và Brennan xấu đi nhanh chóng. “Chrisann thường vờ vịt mình là nạn nhân, khi cô ấy nói Steve và tôi đã hiếp đáp cô ấy," Kottke nhớ lại. "Steve thường chỉ cười và không nghiêm túc với cô ấy." Brennan, sau đó đã thừa nhận, thời kỳ đó cảm xúc và tinh thần của cô rất không ổn định. Cô bắt đầu đập phá bát đĩa, ném đồ đạc, bầy bừa ra nhà, và dùng than viết các từ tục tĩu lên khắp tường. Cô ấy nói rằng Jobs tiếp tục khiêu khích cô một cách tàn nhẫn: "Anh ấy trở nên tàn nhẫn." Kottke bị kẹt ở giữa hai người. "Daniel không phải là người tàn nhẫn, vì vậy anh ấy cư xử khác một chút với hành vi của Steve," Brennan kể lại. "Anh ấy sẽ nói „Steve đã đối xử không tốt với em ư„, ròi cùng với Steve cười nhạo tôi."

Robert Friedland came to her rescue. “He heard that I was pregnant, and he said to come on up to the farm to have the baby,” she recalled. “So I did.” Elizabeth Holmes and other friends were still living there, and they found an Oregon midwife to help with the delivery. On May 17, 1978, Brennan gave birth to a baby girl. Three days later Jobs flew up to be with them and help name the new baby. The practice on the commune was to give children Eastern spiritual names, but Jobs insisted that she had been born in America and ought to have a name that fit. Brennan agreed. They named her Lisa Nicole Brennan, not giving her the last name Jobs. And then he left to go back to work at Apple. “He didn’t want to have anything to do with her or with me,” said Brennan.

Robert Friedland đã giải cứu cô. "Ông nghe nói tôi đã mang thai, và ông bảo tôi hãy đến trang trại để sinh em bé", Brennan nhớ lại. "Vì vậy, tôi đã làm." Elizabeth Holmes và những người bạn khác vẫn còn sống ở đó, và họ tìm được một nữ hộ sinh tên là Oregon để giúp cho việc sinh nở. Ngày 17 tháng 5 1978, Brennan đã sinh một bé gái. Ba ngày sau, Jobs bay đến đó thăm và đặt tên cho em bé mới sinh.Thông thường, các em bé sinh ra ở đây sẽ được đặt một cái tên tâm linh theo kiểu phương Đông, nhưng Jobs khăng khăng rằng em bé được sinh ra ở Mỹ và nên có một cái tên phù hợp. Brennan đồng ý. Họ đặt tên bé gái là Lisa Nicole Brennan, nhưng không cho em bé mang họ Jobs. Và sau đó, ông trở lại Apple làm việc. "Anh ấy không muốn làm bất cứ điều gì cho em bé và cho tôi", Brennan nói.

She and Lisa moved to a tiny, dilapidated house in back of a home in Menlo Park. They lived on welfare because Brennan did not feel up to suing for child support. Finally, the County of San Mateo sued Jobs to try to prove paternity and get him to take financial responsibility. At first Jobs was determined to fight the case. His lawyers wanted Kottke to testify that he had never seen them in bed together, and they tried to line up evidence that Brennan had been sleeping with other men. “At one point I yelled at Steve on the phone, ‘You know that is not true,’” Brennan recalled. “He was going to drag me through court with a little baby and try to prove I was a whore and that anyone could have been the father of that baby.”

Cô và Lisa chuyển đến một ngôi nhà nhỏ cũ nát, phía sau một tòa nhà ở Menlo Park. Họ sống dựa vào phúc lợi xã hội vì Brennan đã không làm đơn xin hỗ trợ việc nuôi con. Cuối cùng, hạt San Mateo yêu cầu Jobs phải thừa nhận quan hệ cha con và chịu trách nhiệm tài chính. Ban đầu Jobs quyết tâm kháng cáo. Luật sư của Jobs muốn Kottke làm chứng rằng chưa bao giờ nhìn thấy hai người trên giường cùng nhau, và họ cố đưa ra bằng chứng rằng Brennan đã ngủ với người đàn ông khác. "Có lúc, tôi hét lên với Steve qua điện thoại, „Anh biết điều đó là bịa đặt, Brennan nhớ lại. "ông ấy kéo tôi qua tòa án cùng với đứa bé, cố chứng minh tôi là một con điếm, và rằng bất cứ ai cũng có thể là cha của đứa bé."

A year after Lisa was born, Jobs agreed to take a paternity test. Brennan’s family was surprised, but Jobs knew that Apple would soon be going public and he decided it was best to get the issue resolved. DNA tests were new, and the one that Jobs took was done at UCLA. “I had read about DNA testing, and I was happy to do it to get things settled,” he said. The results were pretty dispositive. “Probability of paternity . . . is 94.41%,” the report read.

Một năm sau khi Lisa ra đời, Jobs đã thừa nhận kết quả kiểm tra huyết thống. Gia đình của Brennan rất ngạc nhiên, nhưng về phía mình, Jobs biết Công ty Apple sẽ sớm được chào bán ra công chúng và ông quyết định đó là cách tốt nhất để giải quyết triệt để vấn đề. Kiểm nghiệm DNA khi đó còn khá mới, và Jobs chọn làm ở UCLA. “Tôi đã đọc về xét nghiệm DNA, và tôi vui vẻ làm điều đó để khiến mọi chuyện tốt đẹp.” ông nói. Kết quả là: “Khả năng huyết thống là 94,41%”.

The California courts ordered Jobs to start paying $385 a month in child support, sign an agreement admitting paternity, and reimburse the county $5,856 in back welfare payments. He was given visitation rights but for a long time didn’t exercise them. Even then Jobs continued at times to warp the reality around him. “He finally told us on the board,” Arthur Rock recalled, “but he kept insisting that there was a large probability that he wasn’t the father. He was delusional.” He told a reporter for Time, Michael Moritz, that when you analyzed the statistics, it was clear that “28% of the male population in the United States could be the father.” It was not only a false claim but an odd one. Worse yet, when Chrisann Brennan later heard what he said, she mistakenly thought that Jobs was hyperbolically claiming that she might have slept with 28% of the men in the United States. “He was trying to paint me as a slut or a whore,” she recalled. “He spun the whore image onto me in order to not take responsibility.”

Trên cơ sở đó, Toà án California tuyên Jobs phải trả 385 đô-la mỗi tháng cho việc hỗ trợ nuôi con, ký một văn bản thừa nhận huyết thống, hoàn trả số tiền 5.856 đô-la phúc lợi xã hội hạt đã trợ cấp. Jobs được quyền thăm nom con gái, nhưng một thời gian rất dài ông đã không thực hiện. Nhiều khi, Jobs vẫn tiếp tục bao biện cho mình. “Anh ấy cuối cùng cũng nói với chúng tôi chuyện đó”, Arthur Rock nhớ lại, “nhưng anh ấy vẫn khăng khăng rằng có nhiều khả năng anh không phải là cha đứa bé. Và rằng anh ấy đã bị lừa”, ông từng nói với một phóng viên của tờ Time, Michael Moritz, rằng khi bạn phân tích các con số thống kê, rõ ràng sẽ có khả năng 28% nam giới ở Hoa Kỳ có thể là cha đứa bé.” Tuyên bố đó không những sai lầm mà còn rất chủ quan. Tồi tệ hơn nữa, khi Chrisann Brennan biết được tin đó, cô phẫn nộ vì tưởng Jobs đã khẳng định rằng cô đã ngủ với 28% số nam giới của Hoa Kỳ. “Anh ta đang cố biến tôi thành một con điếm,” Bà nhớ lại. “Anh ta làm thế chỉ để rũ bỏ trách nhiệm”. Lisa Brennan-Jobs, cô con gái từng bị chối bỏ của Steve.

Years later Jobs was remorseful for the way he behaved, one of the few times in his life he admitted as much: I wish I had handled it differently. I could not see myself as a father then, so I didn’t face up to it. But when the test results showed she was my daughter, it’s not true that I doubted it. I agreed to support her until she was eighteen and give some money to Chrisann as well. I found a house in Palo Alto and fixed it up and let them live there rent-free. Her mother found her great schools which I paid for. I tried to do the right thing. But if I could do it over, I would do a better job.

Nhiều năm sau, Jobs thấy hối hận về các cư xử của mình, đây lần hiếm hoi trong đời ông đã thú nhận nhiều như thế: Tôi ước là mình đã giải quyết khác đi. Tôi không dám nhận mình là cha đứa bé, vì tôi đã không dám đối mặt với điều đó. Nhưng khi cuộc kiểm nghiệm cho kết quả đứa bé chính là con gái của tôi, thì tôi thấy thật không phải khi đã nghi ngờ điều đó. Tôi đồng ý hỗ trợ nuôi dạy con cho đến năm 18 tuổi và cũng đưa tiền cho Chrisnnan. Tôi tìm một ngôi nhà ở Palo Alto, sửa sang lại và để hai mẹ con ở đó. Mẹ cô bé chọn một trường rất tốt và tôi đã trả mọi chi phí. Tôi đã cố gắng làm những điều đúng đắn. Nhưng nếu tôi được làm lại, tôi sẽ làm tốt hơn thế.

Once the case was resolved, Jobs began to move on with his life—maturing in some respects, though not all. He put aside drugs, eased away from being a strict vegan, and cut back the time he spent on Zen retreats. He began getting stylish haircuts and buying suits and shirts from the upscale San Francisco haberdashery Wilkes Bashford. And he settled into a serious relationship with one of Regis McKenna’s employees, a beautiful Polynesian-Polish woman named Barbara Jasinski.

Sau khi vụ việc được giải quyết xong, Jobs quay trở về với cuộc sống của mình - trưởng thành trong một số khía cạnh, mặc dù không phải tất cả. ông bỏ mọi thứ thuốc kích thích, nới lỏng việc ăn chay nghiêm ngặt, và cắt giảm thời gian dành cho những phương pháp trị liệu bằng thiền, ông sửa sang kiểu tóc và lựa mua quần áo cao cấp từ cửa hàng may mặc Wilkes Bashford ở San Francisco. Và bắt đầu mối quan hệ nghiêm túc với một trong những nhân viên của Regis McKenna, một phụ nữ xinh đẹp mang dòng máu lai Polynesian - Ba Lan nên là Barbara Jasinski.

There was still, to be sure, a childlike rebellious streak in him. He, Jasinski, and Kottke liked to go skinny-dipping in Felt Lake on the edge of Interstate 280 near Stanford, and he bought a 1966 BMW R60/2 motorcycle that he adorned with orange tassels on the handlebars. He could also still be bratty. He belittled waitresses and frequently returned food with the proclamation that it was “garbage.” At the company’s first Halloween party, in 1979, he dressed in robes as Jesus Christ, an act of semi-ironic self-awareness that he considered funny but that caused a lot of eye rolling. Even his initial stirrings of domesticity had some quirks. He bought a proper house in the Los Gatos hills, which he adorned with a Maxfield Parrish painting, a Braun coffeemaker, and Henckels knives.

Chắc chắn vẫn còn tiềm tàng một tính cách trẻ con nổi loạn trong ông. Jobs, Jasinski, và Kottke thường thích dầm mình trong Felt Lake ở cạnh đường liên bang 280 gần Stanford, và đã mua một chiếc xe gắn máy BMW R60/2 hầm hố, sản xuất năm 1966, trang trí những tua da màu cam phấp phơi trên tay lái. ông cũng vẫn cư xử bất thường, ông coi thường các tiếp viên nữ và thường xuyên trả lại đồ ăn trong khi làu bàu bảo nó là thứ rác rưởi, ở buổi tiệc Haloween đầu tiên của công ty, vào năm 1979, ông đã mặc bộ áo choàng như Chúa Jesus, một hành động thể hiện sự tự nhận thức có phần mỉa mai mà ông cho là buồn cười khiến nhiều người thấy chướng mắt. Ngay cả đời sống riêng của ông cũng bị đàm tiếu. Jobs đã mua một ngôi nhà trên đồi Los Gatos, mà ông trang trí bằng một bức tranh Maxfield Parrish, một máy pha cà phê Braun, và bộ dao Henckels.

But because he was so obsessive when it came to selecting furnishings, it remained mostly barren, lacking beds or chairs or couches. Instead his bedroom had a mattress in the center, framed pictures of Einstein and Maharaj-ji on the walls, and an Apple II on the floor.

Nhưng vì ông quá bị ám ảnh khi chọn đồ đạc, không biết phải lựa gì giữa gường, ghế hay tràng kỷ.

Nên cuối cùng, trong phòng ngủ của Jobs chỉ có một tấm nệm đặt ở giữa phòng, khung ảnh của Einstein và Maharaj-ji trên tường, cùng một chiếc Apple II trên sàn nhà.


Lisa Brennan-Jobs, cô con gái từng bị chối bỏ của Steve



CHAPTER EIGHT

XEROX AND LISA

Graphical User Interfaces

A New Baby

Chương 8

XEROX VÀ LISA

Giao diện người dùng đồ họa

Sự ra đời của một ý tưởng về dòng máy tính mới


Ảnh chụp năm 1977 khi Jobs giới thiệu về công ty Apple

The Apple II took the company from Jobs’s garage to the pinnacle of a new industry. Its sales rose dramatically, from 2,500 units in 1977 to 210,000 in 1981. But Jobs was restless. The Apple II could not remain successful forever, and he knew that, no matter how much he had done to package it, from power cord to case, it would always be seen as Wozniak’s masterpiece. He needed his own machine. More than that, he wanted a product that would, in his words, make a dent in the universe.

Apple II đã đưa công ty từ việc hoạt động nhỏ lẻ trong nhà để xe của Jobs lên đỉnh cao mới của ngành công nghiệp. Doanh số tăng trưởng ngoạn mục, từ 2.500 chiếc máy tính năm 1977 lên 210.000 chiếc vào năm 1981. Jobs đã làm việc không ngừng nghỉ, ông biết rằng Apple II không thể thành công mãi mãi, và cho dù đã bỏ nhiều công sức để sản xuất và trình bày nó, từ dây nguồn đến thùng máy tính, tất cả các sản phẩm tung ra đều được coi là kiệt tác của Wozniak. ông cần sản phẩm của chính mình. Hơn nữa, ông muốn một sản phẩm, mà theo lời ông, sẽ làm chấn động toàn cầu.

At first he hoped that the Apple III would play that role. It would have more memory, the screen would display eighty characters across rather than forty, and it would handle uppercase and lowercase letters. Indulging his passion for industrial design, Jobs decreed the size and shape of the external case, and he refused to let anyone alter it, even as committees of engineers added more components to the circuit boards. The result was piggybacked boards with poor connectors that frequently failed. When the Apple III began shipping in May 1980, it flopped. Randy Wigginton, one of the engineers, summed it up: “The Apple III was kind of like a baby conceived during a group orgy, and later everybody had this bad headache, and there’s this bastard child, and everyone says, ‘It’s not mine.’” By then Jobs had distanced himself from the Apple III and was thrashing about for ways to produce something more radically different. At first he flirted with the idea of touchscreens, but he found himself frustrated.

Ban đầu, Jobs hy vọng rằng Apple III sẽ thực hiện được sứ mệnh đó. Nó sẽ có dung lượng bộ nhớ lớn hơn, màn hình sẽ hiển thị tám mươi ký tự trên một hàng ngang thay vì bốn mươi ký tự, và sẽ giải quyết được vấn đề liên quan đến chữ viết hoa và viết thường. Ấp ủ niềm đam mê thiết kế công nghiệp, Jobs ấn định kích cỡ và hình dạng của vỏ máy. Bất kỳ ai có ý định thay đổi đều bị ông từ chối, ngay cả việc các nhóm kỹ sư muốn bổ sung các chi tiết vào bảng vi mạch. Kết quả là các bảng mạch thành phần có bộ nối kém và thường xuyên bị hỏng. Khi Apple bắt đầu được bán vào tháng Năm năm 1980, nó đã thất bại. Randy Wigginton, một trong những kỹ sư của Apple đã kết luận rằng, “Dòng máy tính Apple III ra đời giống như một đứa trẻ được sinh ra sau những cuộc truy hoan, khi mà tất cả mọi người đều không còn đủ tỉnh táo nhận thức. Và đứa trẻ bị coi là đứa con hoang mà ai cũng phủ nhận: Nó không phải là con tôi.” Sau đó, Jobs tách mình khỏi Apple III và giận dữ bỏ đi với mong muốn tìm cách sản xuất ra một thứ gì đó hoàn toàn khác biệt. Đầu tiên, ông thích thú với ý tưởng về thiết bị màn hình cảm ứng nhưng ròi lại thấy nản chí.

At one demonstration of the technology, he arrived late, fidgeted awhile, then abruptly cut off the engineers in the middle of their presentation with a brusque “Thank you.” They were confused. “Would you like us to leave?” one asked. Jobs said yes, then berated his colleagues for wasting his time. Then he and Apple hired two engineers from Hewlett-Packard to conceive a totally new computer. The name Jobs chose for it would have caused even the most jaded psychiatrist to do a double take: the Lisa.

Trong một buổi trình diễn công nghệ, Jobs đến muộn, ông ngồi không yên một lúc rồi quyết định ngắt giữa chừng bài thuyết trình của nhóm kỹ sư với một câu nói có phần lỗ mãng: “Cảm ơn”. Họ cảm thấy bối rối và hỏi, “Có phải ông muốn chúng tôi rời khỏi đây?”. Jobs nói đúng là như thế, sau đó quay sang mắng mỏ những đồng nghiệp của mình rằng đừng có lãng phí thời gian của ông như vậy. Sau đó, ông và Apple đã tuyển dụng hai kỹ sư từ Hewlett-Packard để “thai nghén” ra một dòng máy vi tính hoàn toàn mới. Cái tên mà Jobs chọn cho dòng máy này có thể khiến cho ngay cả một vị bác sĩ tâm thần học trong trang thái mệt mỏi nhất cũng phải ngạc nhiên và đọc đi đọc lại để kiểm chứng. Đó là “Lisa”.

Other computers had been named after daughters of their designers, but Lisa was a daughter Jobs had abandoned and had not yet fully admitted was his. “Maybe he was doing it out of guilt,” said Andrea Cunningham, who worked at Regis McKenna on public relations for the project. “We had to come up with an acronym so that we could claim it was not named after Lisa the child.”

Tất cả các máy tính khác đều được đặt theo tên của con gái người thiết kế, nhưng Lisa là cô con gái mà Jobs đã bỏ rơi và thậm chí còn chưa hoàn toàn thừa nhận là con gái ông. Andrea Cunningham, một nhân viên của hang Regis McKenna đang phụ trách mảng quan hệ công chúng của dự án này thì nói rằng “Có thể ông ấy làm như vậy vì cảm thấy có lỗi. Chúng ta phải tìm một cụm từ mà khi viết tắt những chữ cái đầu của cụm từ này phải ra chữ Lisa. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng dòng máy tính này không phải được đặt theo tên của cô bé Lisa”.

The one they reverse-engineered was “local integrated systems architecture,” and despite being meaningless it became the official explanation for the name. Among the engineers it was referred to as “Lisa: invented stupid acronym.” Years later, when I asked about the name, Jobs admitted simply, “Obviously it was named for my daughter.”

Và cụm từ được cho là phù hợp nhất với đặc tính của chiếc máy vi tính này là “Local integrated systems architecture” (cấu trúc hệ thống tích hợp nội bộ). Mặc dù vô nghĩa nhưng cụm từ này được coi là lời giải thích chính thức cho cái tên Lisa. Trong giới kỹ sư, họ thường cho rằng Lisa là viết tắt của “Lisa: invented stupid acronym” (Lisa là một cụm từ viết tắt những chữ cái đầu ngu xuẩn nhất được nghĩ ra). Nhiều năm sau, khi tôi hỏi Jobs về cái tên, ông nhanh chóng thừa nhận rằng: “Hiển nhiên tôi đã đặt nó theo tên của con gái tôi.”

The Lisa was conceived as a $2,000 machine based on a sixteen-bit microprocessor, rather than the eight-bit one used in the Apple II. Without the wizardry of Wozniak, who was still working quietly on the Apple II, the engineers began producing a straightforward computer with a conventional text display, unable to push the powerful microprocessor to do much exciting stuff. Jobs began to grow impatient with how boring it was turning out to be.

Dòng máy tính Lisa được định giá 2.000 đô-la/chiếc vì có bộ vi xử lý 16 bit thay vì 8 bit như ở Apple II. Không có “ma thuật” của Wozniak, người vẫn đang âm thầm làm việc trên Apple II, nhóm kỹ sư đã chế tạo một chiếc máy tính đơn giản với màn hình hiển thị ký tự văn bản truyền thống, không có khả năng tăng cường bộ vi xử ý mạnh để chạy được những ứng dụng thú vị. Jobs bắt đầu mất kiên nhẫn với sự nhàm chán này.

There was, however, one programmer who was infusing the project with some life: Bill Atkinson. He was a doctoral student in neuroscience who had experimented with his fair share of acid. When he was asked to come work for Apple, he declined. But then Apple sent him a nonrefundable plane ticket, and he decided to use it and let Jobs try to persuade him. “We are inventing the future,” Jobs told him at the end of a three-hour pitch. “Think about surfing on the front edge of a wave. It’s really exhilarating. Now think about dog-paddling at the tail end of that wave. It wouldn’t be anywhere near as much fun. Come down here and make a dent in the universe.” Atkinson did. With his shaggy hair and droopy moustache that did not hide the animation in his face, Atkinson had some of Woz’s ingenuity along with Jobs’s passion for awesome products.

Tuy nhiên, một lập trình viên đã truyền cho dự án này chút sức sống, đó là Bill Atkinson, ông ấy là một nghiên cứu sinh ngành khoa học thần kinh, người cũng đã từng sử dụng chất kích thích. Khi được mời đến làm việc cho Apple, ông ấy đã từ chối. Nhưng sau đó, khi Apple gửi cho ông chiếc vé máy bay không hoàn lại tiền thì ông quyết định sử dụng nó và cho Jobs cơ hội thuyết phục ông. Trong một cuộc nói chuyện dài ba tiếng đồng hồ, Jobs nói: “Chúng tôi đang kiến tạo tương lai. Hãy thử tưởng tượng anh đang lướt ngay trước mũi những con sóng lớn. Cảm giác đó thật phấn chấn biết bao. Còn giờ, hãy tưởng tượng anh đang bơi chó ở cuối con sóng đó, thì tất nhiên là chẳng có gì thú vị để nói cả. Vì vậy, hãy làm việc với chúng tôi và chúng ta sẽ cùng chinh phục thế giới.” Và Atkinson đã đồng ý ở lại. Với mái tóc bờm xờm và bộ râu rủ, Atkinson trông rất sống động và hài hước. Ông có một chút sự tài tình, khéo léo của Woz lẫn khát khao chế tạo ra những sản phẩm tuyệt diệu của Jobs.

His first job was to develop a program to track a stock portfolio by auto-dialing the Dow Jones service, getting quotes, then hanging up. “I had to create it fast because there was a magazine ad for the Apple II showing a hubby at the kitchen table looking at an Apple screen filled with graphs of stock prices, and his wife is beaming at him—but there wasn’t such a program, so I had to create one.” Next he created for the Apple II a version of Pascal, a high-level programming language. Jobs had resisted, thinking that BASIC was all the Apple II needed, but he told Atkinson, “Since you’re so passionate about it, I’ll give you six days to prove me wrong.” He did, and Jobs respected him ever after.

Nhiệm vụ đầu tiên của Atkinson là lập trình một ứng dụng để theo dõi một danh mục đầu tư chứng khoán bằng cách truy vấn tự động vào hệ thống dịch vụ của Dow Jones, lấy bảng giá cổ phiếu niêm yết và trả lại kết quả. “Tôi phải viết ứng dụng đó thật nhanh bởi vì có một bài quảng cáo về Apple II trên tạp chí đã đưa ra hình ảnh một ông chồng đang đứng ở bàn ăn trong bếp nhìn màn hình Apple, lúc đó đang hiển thị bảng niêm yết giá cổ phiếu. Và cô vợ thì đang tươi cười rạng rỡ với anh ta. Nhưng chương trình đó trên thực tế chưa có, vì vậy, tôi cần viết nó.” Sau đó, Atkinson đã chế tạo phiên bản lập trình bằng ngôn ngữ Pascal, một ngôn ngữ cao cấp hơn cho Apple II. Jobs phản đối điều này vì cho rằng BASIC là tất cả những gì Apple II cần, nhưng ông cũng cho Atkinson cơ hội: “Vì thấy anh rất tha thiết với việc này nên anh cho ông sáu ngày để chứng minh là tôi đã sai”. Atkinson đã làm được và sau đó Jobs đã rất coi trọng ông.

By the fall of 1979 Apple was breeding three ponies to be potential successors to the Apple II workhorse. There was the ill-fated Apple III. There was the Lisa project, which was beginning to disappoint Jobs. And somewhere off Jobs’s radar screen, at least for the moment, there was a small skunkworks project for a low-cost machine that was being developed by a colorful employee named Jef Raskin, a former professor who had taught Bill Atkinson. Raskin’s goal was to make an inexpensive “computer for the masses” that would be like an appliance—a self-contained unit with computer, keyboard, monitor, and software all together—and have a graphical interface. He tried to turn his colleagues at Apple on to a cutting-edge research center, right in Palo Alto, that was pioneering such ideas.

Tính đến mùa thu năm 1979 thì Apple đang “gây giống” ba chú ngựa để kế nhiệm sự thành công của Apple II. Trong đó có dòng Apple III yểu mệnh và dự án dòng máy tính Lisa, một kế hoạch đã sớm làm Jobs thất vọng. Và đâu đó ngoài tầm quan sát của Jobs, ít nhất là trong lúc đó, có một dự án chìm đang được một nhân viên đa tính cách tên là Jef Raskin, vị giáo sư đã từng giảng dạy Bill Atkinson thực hiện. Dự Ấn này hướng tới dòng máy tính giá rẻ, phục vụ số đông giống như các thiết bị gia đình; tất cả đều được khép kín trong một thiết bị, bao gồm màn hình, bàn phím, hệ thống vận hành, phần mềm và có một giao diện thiết kế đồ họa đẹp mắt. ông cố gắng hướng sự chú ý của tất cả các đồng nghiệp ở Apple sang một trung tâm nghiên cứu mang tính đột phá ở ngay Palo Alto, nơi đã mở đường cho những ý tưởng như thế này.

Xerox PARC

The Xerox Corporation’s Palo Alto Research Center, known as Xerox PARC, had been established in 1970 to create a spawning ground for digital ideas. It was safely located, for better and for worse, three thousand miles from the commercial pressures of Xerox corporate headquarters in Connecticut. Among its visionaries was the scientist Alan Kay, who had two great maxims that Jobs embraced: “The best way to predict the future is to invent it” and “People who are serious about software should make their own hardware.” Kay pushed the vision of a small personal computer, dubbed the “Dynabook,” that would be easy enough for children to use. So Xerox PARC’s engineers began to develop user-friendly graphics that could replace all of the command lines and DOS prompts that made computer screens intimidating. The metaphor they came up with was that of a desktop. The screen could have many documents and folders on it, and you could use a mouse to point and click on the one you wanted to use.

Xerox PARC

Trung tâm nghiên cứu Palo Alto của tập đoàn Xerox, viết tắt là Xerox PARC, được thành lập năm 1970 với mục đích là tạo ra sân chơi lớn cho những ý tưởng số. Với mong muốn tạo điều kiện tốt hơn hoặc cũng có thể là tệ hơn, trung tâm này được đặt an toàn ở một nơi tránh xa những áp lực về tiền bạc của trụ sở Xerox ở Connecticut cách đó hơn 4.800 km. Trong số các nhà chiến lược của Xerox phải kể đến nhà khoa học Alan Kay, người có hai câu châm ngôn mà Jobs rất tâm đắc là: “Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là hãy tạo ra nó” và “Những ai nghiêm túc với việc viết phần mềm thì nên tự chế tạo ra thiết bị phần cứng của chính mình.” Kay có ý tưởng phát triển một chiếc máy vi tính cá nhân nhỏ gọn có cái tên mỹ miều là “Dynabook” mà một đứa trẻ cũng có thể sử dụng dễ dàng. Vì vậy, các kỹ sư của trung tâm Xerox PARC đã bắt đầu thiết kế một hệ kiến trúc đồ họa có giao diện thân thiện đối với người sử dụng bằng việc thay thế tất cả dòng lệnh DOS khiến cho màn hình máy tính trở nên thật đáng sợ. Màn hình máy tính sẽ hiển thị được nhiều dạng văn bản cũng như tệp dữ liệu một lúc. Và bạn có thể sử dụng chuột máy tính để định vị và chọn dữ liệu mình muốn.

This graphical user interface—or GUI, pronounced “gooey”—was facilitated by another concept pioneered at Xerox PARC: bitmapping. Until then, most computers were character-based. You would type a character on a keyboard, and the computer would generate that character on the screen, usually in glowing greenish phosphor against a dark background. Since there were a limited number of letters, numerals, and symbols, it didn’t take a whole lot of computer code or processing power to accomplish this. In a bitmap system, on the other hand, each and every pixel on the screen is controlled by bits in the computer’s memory.

Giao diện người dùng đồ họa (graphical user interface - GUI, phát âm là “gooey”) được đơn giản hóa bằng một khái niệm mới do các kỹ sư ở Xerox ARC phát minh, có tên là kỹ thuật ảnh nhị phân (bitmapping). Cho đến nay, hầu hết các máy tính đều sử dụng công nghệ này. Khi bạn gõ một ký tự trên bàn phím, máy tính của bạn sẽ phát những ký tự đó trên màn hình, thông thường là dưới dạng những đốm sáng có màu xanh của chất lân tinh (phốt pho) trên nền tối. Do có giới hạn số lượng ký tự, con số và biểu tượng sử dụng nên máy tính sẽ không mất quá nhiều thời gian để viết lệnh mã hóa và xử lý để cho ra kết quả cuối cùng. Trong hệ thống kỹ thuật ảnh nhị phân, mỗi một pixel trên màn hình được điều khiển bởi hệ thống dãy số nhị phân (bit) trong bộ nhớ máy tính.

To render something on the screen, such as a letter, the computer has to tell each pixel to be light or dark or, in the case of color displays, what color to be. This uses a lot of computing power, but it permits gorgeous graphics, fonts, and gee-whiz screen displays.

Bitmapping and graphical interfaces became features of Xerox PARC’s prototype computers, such as the Alto, and its object-oriented programming language, Smalltalk. Jef Raskin decided that these features were the future of computing. So he began urging Jobs and other Apple colleagues to go check out Xerox PARC.

Để đáp lại lệnh và hiển thị ra ký tự trên màn hình máy tính, nhiệm vụ của máy tính là định nghĩa từng pixel một là điểm sáng hay điểm tối, đối với màn hình màu thì sẽ có màu gì. Việc này có thể tốn khá nhiều công sức nhưng cho phép đa dạng hình ảnh đồ họa, kiểu phông chữ và chế độ hiển thị màn hình đẹp đáng ngạc nhiên.

Giao diện đồ họa và công nghệ ảnh nhị phân đã trở thành những đặc tính đáng chú ý của dòng máy tính nguyên mẫu của Xerox, giống như chiếc máy Alto cùng với ngôn ngữ lập trình định hướng đối tượng của nó tên là Smalltalk. Jef Raskin cho rằng đó là những đặc điểm nổi bật của dòng máy tính tương lai. Vì vậy, ông ấy đã thúc giục Jobs và những người đồng nghiệp của mình ở Apple đến tham quan và tìm hiểu Xerox PARC.

Raskin had one problem: Jobs regarded him as an insufferable theorist or, to use Jobs’s own more precise terminology, “a shithead who sucks.” So Raskin enlisted his friend Atkinson, who fell on the other side of Jobs’s shithead/genius division of the world, to convince Jobs to take an interest in what was happening at Xerox PARC. What Raskin didn’t know was that Jobs was working on a more complex deal. Xerox’s venture capital division wanted to be part of the second round of Apple financing during the summer of 1979. Jobs made an offer: “I will let you invest a million dollars in Apple if you will open the kimono at PARC.” Xerox accepted. It agreed to show Apple its new technology and in return got to buy 100,000 shares at about $10 each.

Raskin gặp phải khó khăn là Jobs coi ông như một nhà lý luận không thể chịu đựng nổi, hay sử dụng chính xác từ của Jobs là “một tên đầu đất khó ưa”. Vì vậy Raskin đã nhờ Atkinson, người đứng ở đầu bên kia của chiến tuyến trong ranh giới định nghĩa về một tên đầu đất và một thiên tài của Jobs, cố gắng thuyết phục Jobs chú ý tới những gì đang xảy ra ở Xerox PARC. Nhưng Raskin không biết rằng Jobs đang nghiên cứu một thương vụ lớn hơn nhiều. Quỹ đầu tư mạo hiểm của Xerox muốn tham gia vào việc phân chia cổ phần và nâng vốn lần hai của Apple vào mùa hè năm 1979. Jobs đã đề nghị: “Chúng tôi sẽ cho phép phía công ty ông đầu tư 1 triệu đô-la vào Apple nếu ông chia sẻ dữ liệu nghiên cứu mà các ông có được ở PARC.” Và Xerox đã chấp nhận chuyển giao cho Apple công nghệ mới của họ và ngược lại, mua 100.000 cổ phần của Apple với giá 10 đô-la/cổ phiếu.

By the time Apple went public a year later, Xerox’s $1 million worth of shares were worth $17.6 million. But Apple got the better end of the bargain. Jobs and his colleagues went to see Xerox PARC’s technology in December 1979 and, when Jobs realized he hadn’t been shown enough, got an even fuller demonstration a few days later. Larry Tesler was one of the Xerox scientists called upon to do the briefings, and he was thrilled to show off the work that his bosses back east had never seemed to appreciate.

Vào thời điểm Apple cổ phần hóa một năm sau đó, số cổ phần mà Xerox mua với giá 1 triệu đô-la trước đó đã có giá trị 17,6 triệu đô-la. Nhưng Apple là người được lợi hơn trong thương vụ trao đổi này. Jobs và đồng nghiệp của mình đã đến tham quan công nghệ của Xerox PARC vào tháng 12 năm 1979 để xem họ trình diễn một cách đầy đủ hơn về công nghệ của họ. Larry Tesler là một trong số những nhà khoa học ở Xerox phụ trách thuyết trình về công nghệ cho các vị khách quý. ông hòi hộp khi trình bày về công trình mà những người chủ của ông thậm chí chưa bao giờ đánh giá cao nó.

But the other briefer, Adele Goldberg, was appalled that her company seemed willing to give away its crown jewels. “It was incredibly stupid, completely nuts, and I fought to prevent giving Jobs much of anything,” she recalled. Goldberg got her way at the first briefing. Jobs, Raskin, and the Lisa team leader John Couch were ushered into the main lobby, where a Xerox Alto had been set up. “It was a very controlled show of a few applications, primarily a word-processing one,” Goldberg said. Jobs wasn’t satisfied, and he called Xerox headquarters demanding more.

Người có trách nhiệm thuyết trình khác, Adele Goldberg, lại lo sợ rằng công ty của bà dường như đang sẵn sàng cho đi thứ báu vật quý giá nhất. “Việc này thật là ngu xuẩn, hoàn toàn ngu xuẩn và tôi cố gắng tìm mọi cách để Jobs biết được ít nhất có thể”, bà nói. Goldberg có cách của mình trong buổi giới thiệu tóm tắt đầu tiên. Jobs, Raskin và trưởng nhóm phát triển Lisa - John Couch được dẫn tới sảnh chính, nơi Xerox Alto đã được xếp sẵn ở đó. Goldberg kể rằng, “Đó là một buổi trình diễn nằm trong tầm kiểm soát. Chúng tôi chỉ giới thiệu của một vài ứng dụng, chủ yếu là ứng dụng xử lý văn bản.” Jobs không hài lòng nên ông gọi điện thẳng đến trụ sở của Xerox yêu cầu được giới thiệu nhiều hơn nữa.

So he was invited back a few days later, and this time he brought a larger team that included Bill Atkinson and Bruce Horn, an Apple programmer who had worked at Xerox PARC. They both knew what to look for. “When I arrived at work, there was a lot of commotion, and I was told that Jobs and a bunch of his programmers were in the conference room,” said Goldberg. One of her engineers was trying to keep them entertained with more displays of the word-processing program. But Jobs was growing impatient. “Let’s stop this bullshit!” he kept shouting. So the Xerox folks huddled privately and decided to open the kimono a bit more, but only slowly. They agreed that Tesler could show off Smalltalk, the programming language, but he would demonstrate only what was known as the “unclassified” version. “It will dazzle [Jobs] and he’ll never know he didn’t get the confidential disclosure,” the head of the team told Goldberg. They were wrong. Atkinson and others had read some of the papers published by Xerox PARC, so they knew they were not getting a full description. Jobs phoned the head of the Xerox venture capital division to complain; a call immediately came back from corporate headquarters in Connecticut decreeing that Jobs and his group should be shown everything. Goldberg stormed out in a rage.

Và Jobs được mời quay lại Xerox vài ngày sau đó. Lần này, ông mang theo một “đội quân” đông đảo hơn nhiều, bao gồm cả Bill Atkinson và Bruce Horn, một lập trình viên của Apple, người đã từng làm việc tại Xerox PARC. Họ đều biết mình đang tìm kiếm cái gì. Goldberg kể, “Khi đến công ty, tôi nghe thấy có rất nhiều tiếng ồn và tôi được thông báo rằng Jobs cùng rất nhiều lập trình viên của ông đang ở trong phòng hội nghị.” Một trong những kỹ sư của Goldberg lúc đó đang cố gắng giúp họ giải trí với màn trình diễn sâu hơn về chương trình xử lý văn bản. Nhưng Jobs càng ngày càng mất bình tĩnh, ông hét lớn: “Hãy dừng việc diễn cái trò vớ vẩn này lại ngay!” Và một số nhân viên của Xerox túm tụm lại trao đổi với nhau và quyết định cởi mở hơn một chút nữa nhưng thật chậm rãi. Họ thỏa thuận rằng Tesler có thể trình bày về Smalltalk, một ngôn ngữ lập trình của Xerox nhưng chỉ là bản chưa được phân loại. Người đội trưởng nói với Goldberg rằng, “Nó sẽ lòe được Jobs vì ông ta chẳng bao giờ biết được rằng đây không phải là bản chính thức.” Nhưng họ đã mắc phải sai lầm lớn. Atkinson và những người khác đã nghiên cứu kỹ những tài liệu công bố của Xerox PARC nên họ có thể biết chính xác là phiên bản họ đang được trình diễn không phải là phiên bản đầy đủ như được miêu tả. Jobs gọi điện ngay cho giám đốc của Quỹ đầu tư mạo hiểu Xerox phàn nàn về sự việc này. Ngay lập tức, trụ sở chính của công ty ở Connecticut đã gọi điện về Xerox PARC ra chỉ thị rằng Jobs và nhóm của ông phải được giới thiệu về mọi thứ một cách chính xác và đầy đủ nhất. Goldberg đùng đùng tức giận bỏ đi.

When Tesler finally showed them what was truly under the hood, the Apple folks were astonished. Atkinson stared at the screen, examining each pixel so closely that Tesler could feel the breath on his neck. Jobs bounced around and waved his arms excitedly. “He was hopping around so much I don’t know how he actually saw most of the demo, but he did, because he kept asking questions,” Tesler recalled. “He was the exclamation point for every step I showed.” Jobs kept saying that he couldn’t believe that Xerox had not commercialized the technology. “You’re sitting on a gold mine,” he shouted. “I can’t believe Xerox is not taking advantage of this.” The Smalltalk demonstration showed three amazing features. One was how computers could be networked; the second was how object-oriented programming worked. But Jobs and his team paid little attention to these attributes because they were so amazed by the third feature, the graphical interface that was made possible by a bitmapped screen. “It was like a veil being lifted from my eyes,” Jobs recalled. “I could see what the future of computing was destined to be.”

Cuối cùng, khi Tesler chỉ cho Apple thấy vấn đề cốt lõi nằm dưới những bí ẩn công nghệ của Xerox, họ đã thật sự kinh ngạc. Atkitson nhìn chằm chằm vào màn hình, tiến lại kiểm tra từng pixel một cách gần nhất và gần tới mức Tesler có thể nghe thấy hơi thở từ trong cổ họng của ông. Jobs quay sang trao đổi với mọi người và vẫy tay một cách thích thú. Tesler kể lại, “Jobs đứng lên ngồi xuống nhiều quá khiến tôi không biết ông ấy có thực sự theo dõi hết buổi trình bày của tôi hay không nhưng sự thật là ông ấy đã nghe hết, và không ngừng đặt ra cho tôi những câu hỏi. Ông ấy bày tỏ sự cảm phục của mình đối với từng bước trong bài thuyết trình của tôi.” Jobs liên tục nói rằng ông ấy không thể tin rằng Xerox chưa cho triển khai kinh doanh công nghệ này. ông hét lớn: “Các bạn đang ngồi trên một mỏ vàng. Tôi không thể tin nổi rằng Xerox đã không tận dụng nó!” Buổi thuyết trình về Smalltalk chỉ ra ba điểm đáng kinh ngạc. Một là cách thức những chiếc máy vi tính kết nối với nhau; hai là cách thức ngôn ngữ lập trình định hướng đối tượng hoạt động. Nhưng Jobs và đồng nghiệp của ông ít chú ý tới hai điều này hơn bởi vì họ hoàn toàn bị ấn tượng bởi điểm thứ ba: giao diện đồ họa được tạo bởi kỹ thuật mã hóa ảnh nhị phân. Jobs nói: “Dường như tấm màn che mắt tôi đã được vén lên. Tôi có thể nhìn thấy tương lai của công nghệ chế tạo máy tính.”

When the Xerox PARC meeting ended after more than two hours, Jobs drove Bill Atkinson back to the Apple office in Cupertino. He was speeding, and so were his mind and mouth. “This is it!” he shouted, emphasizing each word. “We’ve got to do it!” It was the breakthrough he had been looking for: bringing computers to the people, with the cheerful but affordable design of an Eichler home and the ease of use of a sleek kitchen appliance. “How long would this take to implement?” he asked. “I’m not sure,” Atkinson replied. “Maybe six months.” It was a wildly optimistic assessment, but also a motivating one.

Sau khi cuộc gặp gỡ hơn hai tiếng tại Xerox PARC kết thúc, Jobs lái xe đưa Bill Atkinson quay trở lại văn phòng của Apple tại Cupertino. Vừa lái xe, ông ấy vừa suy nghĩ và thảo luận, ông ấy hét lên: “Chính là nó, Bill. Chúng ta phải làm được nó”, nhấn mạnh từng từ một. Đó là sự đột phá mà Jobs đang tìm kiếm: mang máy tính tới khách hàng với những thiết kế đẹp mắt và kinh tế nhất như những thiết kế nhà của Eichler và tiện dụng như những thiết bị đẹp mắt trong phòng bếp. Jobs hỏi Atkinson “Anh nghĩ chúng ta sẽ mất bao lâu để hoàn thành nó?” Atkinson đáp lại: “Tôi không rõ lắm, có thể sáu tháng.” Đó là sự ước lượng thời gian hơi điên rồ một chút nhưng có tính khả quan và cũng là một động lực thúc đẩy chúng ta.

“Great Artists Steal” The Apple raid on Xerox PARC is sometimes described as one of the biggest heists in the chronicles of industry. Jobs occasionally endorsed this view, with pride. As he once said, “Picasso had a saying—‘good artists copy, great artists steal’—and we have always been shameless about stealing great ideas.” Another assessment, also sometimes endorsed by Jobs, is that what transpired was less a heist by Apple than a fumble by Xerox. “They were copier-heads who had no clue about what a computer could do,” he said of Xerox’s management. “They just grabbed defeat from the greatest victory in the computer industry. Xerox could have owned the entire computer industry.” Both assessments contain a lot of truth, but there is more to it than that. There falls a shadow, as T. S. Eliot noted, between the conception and the creation. In the annals of innovation, new ideas are only part of the equation. Execution is just as important.

“Những nghệ sĩ vĩ đại là những người có khả năng đánh cắp ý tưởng” Việc Apple “đột kích” Xerox PARC đôi khi được miêu tả là một trong những phi vụ “trộm cắp” lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ. Jobs cũng có lúc tán thành quan điểm này một cách đầy tự hào. Có lần ông nói rằng “Picasso có một câu nói rất hay „người nghệ sĩ giỏi là người có khả năng sao chép, còn người nghệ sĩ vĩ đại thì phải có khả năng đánh cắp ý tưởng - và chúng tôi luôn luôn cảm thấy hổ thẹn rằng mình đã từng là những kẻ đánh cắp những ý tưởng tuyệt vời đó.” Một đánh giá khác cũng được Jobs đồng tình là: những gì được tiết lộ không phải là sự ăn cắp ý tưởng của Apple mà là do sự lóng ngóng, vụng về của Xerox thì đúng hơn. Jobs nói về công tác quản lý của Xerox như sau: “Họ có cái đầu của một chiếc máy sao chép nhưng không có một ý tưởng nào về những gì một chiếc máy tính có thể làm được. Họ chỉ túm lấy sự thua trận từ chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử công nghệ máy tính. Xerox đáng nhẽ có thể sỡ hữu toàn bộ ngành công nghiệp máy tính này.” Cả hai cách đánh giá này đều có phần đúng nhưng điều đáng quý hơn không chỉ nằm ở đó. Theo T.s. Eliot thì ẩn trong những đánh giá đó là cái bóng giữa nhận thức và sáng tạo. Trong lịch sử của các cuộc cách tân, những ý tưởng mới chỉ là một vế của phương trình, vế còn lại quan trọng hơn là hành động.

Jobs and his engineers significantly improved the graphical interface ideas they saw at Xerox PARC, and then were able to implement them in ways that Xerox never could accomplish. For example, the Xerox mouse had three buttons, was complicated, cost $300 apiece, and didn’t roll around smoothly; a few days after his second Xerox PARC visit, Jobs went to a local industrial design firm, IDEO, and told one of its founders, Dean Hovey, that he wanted a simple single-button model that cost $15, “and I want to be able to use it on Formica and my blue jeans.” Hovey complied. The improvements were in not just the details but the entire concept. The mouse at Xerox PARC could not be used to drag a window around the screen.

Jobs và đội ngũ kỹ sư của ông đã cải tiến một cách đáng kể ý tưởng về giao diện đồ họa mà họ chứng kiến ở Xerox PARC, và đặc biệt, sau đó họ có thể thực thi chúng theo cách mà Xerox không bao giờ có thể đạt được. Có thể lấy ví dụ như, chuột của Xerox có ba phím bấm, phức tạp và có giá 300 đô-la, thêm vào đó lại không thể cuộn để di chuyển một cách trôi chảy, dễ dàng. Một vài ngày sau chuyến viếng thăm lần thứ hai tới Xerox PARC, Jobs đã tới một công ty thiết kế công nghiệp ở gần đó tên là IDEO và nói với một trong những thành viên sáng lập của công ty này, Dean Hovey, rằng ông muốn có một mẫu thiết kế đơn giản với một phím bấm duy nhất với chi phí chỉ 15 đô-la. Và Jobs không quên nhấn mạnh thêm: “Tôi muốn nó có khả năng sử dụng trên phoomica và chiếc quần jean của tôi”. Và Hovey đã đồng ý làm theo. Sự cải tiến này không chỉ nằm ở từng chi tiết nhỏ mà là một sự thay đổi toàn bộ khung ý tưởng. Con trỏ chuột của Xerox PARC không thể sử dụng để di chuyển một cửa sổ trên màn hình.

Apple’s engineers devised an interface so you could not only drag windows and files around, you could even drop them into folders. The Xerox system required you to select a command in order to do anything, ranging from resizing a window to changing the extension that located a file. The Apple system transformed the desktop metaphor into virtual reality by allowing you to directly touch, manipulate, drag, and relocate things. And Apple’s engineers worked in tandem with its designers—with Jobs spurring them on daily—to improve the desktop concept by adding delightful icons and menus that pulled down from a bar atop each window and the capability to open files and folders with a double click.

Các kỹ sư của Apple đã phát minh ra giao diện mà người dùng không chỉ kéo cửa sổ lệnh và tệp tin đến bất kỳ nơi nào mong muốn mà thậm chí còn kéo thả được vào các thư mục tài liệu. Hệ thống Xerox yêu cầu bạn lựa chọn lệnh theo thứ tự để thực hiện, từ việc thay đổi kích thước cửa sổ cho đến thay đổi đuôi tệp tin. Trong khi đó hệ thống Apple chuyển màn hình thành các thành phần trực quan cho phép bạn chạm trực tiếp, thao tác bằng tay, kéo thả và sắp đặt lại mọi thứ. Các kỹ sư của Apple làm việc tương tác cùng lúc với nhà thiết kế, dưới sự giám sát hàng ngày của Jobs với mục tiêu cải tiến màn hình giao diện với các biểu tượng thú vị và những bảng tùy chọn với hiệu ứng chìm khi lựa chọn, mở tệp tin hoặc thư mục chỉ với một thao tác nhấn đúp chuột.

It’s not as if Xerox executives ignored what their scientists had created at PARC. In fact they did try to capitalize on it, and in the process they showed why good execution is as important as good ideas. In 1981, well before the Apple Lisa or Macintosh, they introduced the Xerox Star, a machine that featured their graphical user interface, mouse, bitmapped display, windows, and desktop metaphor. But it was clunky (it could take minutes to save a large file), costly ($16,595 at retail stores), and aimed mainly at the networked office market. It flopped; only thirty thousand were ever sold.

Sự việc sẽ không như thế nếu các nhà quản lý Xerox không phớt lờ những phát minh của các nhà khoa học của mình ở PARC. Trên thực tế, họ đã cố gắng đầu tư vốn vào nó, và trong quá trình đó, họ chứng minh được rằng lý do tại sao việc thực thi cũng quan trọng không kém với việc đề ra một ý tưởng tốt. Năm 1981, ngay trước khi dòng máy Apple Lisa và Macintosh được tung ra, Xerox đã giới thiệu dòng máy Xerox Star với những đặc tính nổi trội: thiết kế giao diện đồ họa thân thiện cho người dùng, chuột, màn hình hiển thị theo phương thức phân giải ảnh nhị phân, lựa chọn các cửa sổ lệnh và tùy chỉnh các khung cửa sổ trên màn hình. Nhưng những thiết kế đó có vẻ rườm rà, bất tiện (phải mất một vài phút để người dùng lưu tệp tin) và chi phí quá cao (được chào bán với giá 16,595 đô-la tại hệ thống cửa hàng bán lẻ); bên cạnh đó, nó lại nhắm chủ yếu tới đối tượng văn phòng có khả năng kết nối mạng. Thế nên việc triển khai những chiếc máy tính này hiển nhiên là thất bại với sản lượng chỉ 30.000 máy được bán ra.

Jobs and his team went to a Xerox dealer to look at the Star as soon as it was released. But he deemed it so worthless that he told his colleagues they couldn’t spend the money to buy one. “We were very relieved,” he recalled. “We knew they hadn’t done it right, and that we could—at a fraction of the price.” A few weeks later he called Bob Belleville, one of the hardware designers on the Xerox Star team.

Jobs và đội của ông tìm đến một nhà phân phối của Xerox ngay khi nó được chào bán. Nhưng ông đánh giá chiếc máy tính này của Xerox vô giá trị và nói với đồng nghiệp của mình rằng họ không nên dành chừng ấy số tiền để mua một chiếc máy tính như vậy. Ông nhớ lại, “Chúng tôi như trút đi được mối lo và cảm thấy nhẹ nhõm vô cùng. Chúng tôi biết họ đã làm không đúng, nhưng chúng tôi thì có thể làm được với mức giá cạnh tranh và thấp hơn rất nhiều.” Một vài tuần sau đó, Jobs gọi điện cho Bob Belleville, kỹ sư thiết kế phần cứng trong đội phát triển Xerox Star.

“Everything you’ve ever done in your life is shit,” Jobs said, “so why don’t you come work for me?” Belleville did, and so did Larry Tesler. In his excitement, Jobs began to take over the daily management of the Lisa project, which was being run by John Couch, the former HP engineer. Ignoring Couch, he dealt directly with Atkinson and Tesler to insert his own ideas, especially on Lisa’s graphical interface design. “He would call me at all hours, 2 a.m. or 5 a.m.,” said Tesler. “I loved it. But it upset my bosses at the Lisa division.” Jobs was told to stop making out-of-channel calls. He held himself back for a while, but not for long. One important showdown occurred when Atkinson decided that the screen should have a white background rather than a dark one. This would allow an attribute that both Atkinson and Jobs wanted: WYSIWYG, pronounced “wiz-ee-wig,” an acronym for “What you see is what you get.” What you saw on the screen was what you’d get when you printed it out. “The hardware team screamed bloody murder,” Atkinson recalled. “They said it would force us to use a phosphor that was a lot less persistent and would flicker more.” So Atkinson enlisted Jobs, who came down on his side. The hardware folks grumbled, but then went off and figured it out. “Steve wasn’t much of an engineer himself, but he was very good at assessing people’s answers. He could tell whether the engineers were defensive or unsure of themselves.”

Ông nói, “Tất cả những gì anh làm cho đến tận thời điểm này đều đáng bỏ đi. Bởi vậy, tại sao anh không đến làm việc cho chúng tôi nhỉ?” Cuối cùng, Belleville đã đến Apple làm việc theo như lời ngỏ ý của Jobs và Larry Tesler cũng vậy. Trong sự phấn khích, Jobs bắt đầu tham gia vào việc quản lý trực tiếp hàng ngày dự án Lisa, vốn được điều hành bởi John Couch, cựu kỹ sư của HP. Bỏ qua vai trò của Couch, ông làm việc trực tiếp với Atkinson và Tesler để hiện thực hóa những ý tưởng của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế giao diện đồ họa cho dòng máy tính Lisa. Tesler nói: “ông ấy có thể gọi cho tôi bất cứ lúc nào, 2 giờ sáng hay 5 giờ sáng cũng được. Tôi thích điều này. Nhưng nó lại làm phiền lòng những người quản lý của tôi tại bộ phận triển khai dự án Lisa.” Jobs được đề nghị chấm dứt những cuộc gọi điều hành không đúng theo thứ tự và cấp bậc làm việc như thế. ông thu mình lại trong một thời gian nhưng chẳng kéo dài bao lâu. Một cuộc thử thách quan trọng lại diễn ra khi Atkinson quyết định rằng màn hình máy tính sẽ có nền trắng thay vì màn hình tối như trước. Điều này cho phép đạt được mục tiêu mà cả Atkinson và Jobs đều mong muốn. Tất cả gói gọn trong từ “WYSIWYG” (phát âm là “wiz-ee-wig”), viết tắt từ cụm từ “What you see is what you get”. Những gì bạn nhìn thấy trên màn hình máy tính cũng tương tự như những gì bạn nhận được khi in ra bản giấy. Atkinson nhớ lại, “Đội kỹ sư phần cứng đã gào lên như những sát thủ khát máu. Họ nói rằng điều này sẽ dẫn tới việc chúng tôi bắt buộc phải sử dụng một loại chất phốt pho vốn được cho là kém ổn định, dễ bị rung và gây méo dạng hình hiển thị hơn. Vì vậy, Atkinson nhờ đến sự can thiệp của Jobs, người cũng đồng tình với ý kiến của ông. Những kỹ sư phần cứng này càu nhàu nhưng vẫn bắt tay vào nghiên cứu và họ đã làm được. Bản thân Steve không phải là một kỹ sư giỏi nhưng ông lại rất giỏi trong việc ước định câu trả lời của mọi người, ông có thể nói liệu những kỹ sư này bảo thủ, cứng đầu hay không chắc chắn vào bản thân mình.”

One of Atkinson’s amazing feats (which we are so accustomed to nowadays that we rarely marvel at it) was to allow the windows on a screen to overlap so that the “top” one clipped into the ones “below” it. Atkinson made it possible to move these windows around, just like shuffling papers on a desk, with those below becoming visible or hidden as you moved the top ones. Of course, on a computer screen there are no layers of pixels underneath the pixels that you see, so there are no windows actually lurking underneath the ones that appear to be on top. To create the illusion of overlapping windows requires complex coding that involves what are called “regions.” Atkinson pushed himself to make this trick work because he thought he had seen this capability during his visit to Xerox PARC.

Một trong những công lao tuyệt vời nhất của Atkinson (điều mà chúng ta đã quá quen thuộc ngày nay nên hầu như không cảm thấy ngạc nhiên về nó nữa) là khả năng cho phép những cửa sổ lệnh xếp chồng lên nhau trên màn hình máy vi tính; cửa sổ ở trên sẽ đè chiếm lên phần hiển thị của những cửa sổ dưới nó. Chính Atkinson đã lập trình cho phép di chuyển những cửa sổ lệnh này đến bất kỳ vị trí nào trên màn hình, giống như việc bạn xê dịch những tờ giấy trên mặt bàn, những cửa sổ bên dưới sẽ bị che lấp toàn bộ hoặc một phần khi bạn di chuyển vị trí của cửa sổ trên cùng. Tất nhiên, trên một màn hình máy vi tính, không có lớp pixel nào dưới lớp pixel nào nên thực chất, không có một lớp hiển thị đồ họa của cửa sổ này bên dưới thông tin hiển thị của một cửa sổ trên. Để tạo ra cảm giác cửa sổ chồng lên nhau đòi hỏi việc lập trình phức tạp, liên quan đến các vùng hiển thị. Atkinson đã cố gắng để “ma thuật” này hoạt động bởi vì ông ấy nghĩ rằng ông ấy đã nhìn thấy Xerox PARC làm được tính năng này khi họ đến tham quan.

In fact the folks at PARC had never accomplished it, and they later told him they were amazed that he had done so. “I got a feeling for the empowering aspect of naïveté,” Atkinson said. “Because I didn’t know it couldn’t be done, I was enabled to do it.” He was working so hard that one morning, in a daze, he drove his Corvette into a parked truck and nearly killed himself. Jobs immediately drove to the hospital to see him. “We were pretty worried about you,” he said when Atkinson regained consciousness. Atkinson gave him a pained smile and replied, “Don’t worry, I still remember regions.”

Nhưng thực tế là, Xerox PARC chưa bao giờ thành công, và sau đó, chính họ đã nói với ông ấy rằng họ đã rất ngạc nhiên khi ông làm được điều đó. Atkinson nói: “Lúc đó, tôi cảm giác có một sức mạnh nào đó được trao cho một kẻ ngây thơ là tôi. Vì tôi không hề biết trước là họ không thể làm được nên tôi đã cố gắng xoay sở mọi cách để làm được nó.” Ông đã làm việc chăm chỉ đến mức một buổi sáng, trong lúc không tỉnh táo, ông đã lái chiếc xe Corvette của mình đâm vào một chiếc xe tải đang đỗ bên đường và gần như tự sát. Jobs lập tức lái xe đến bệnh viện để gặp ông. Khi Atkinson tỉnh lại, Jobs nói: “Chúng tôi thật sự đã rất lo lắng cho anh đấy, Bill ạ.” Atkinson mỉm cười gượng gạo vì đau và không quên đáp lại: “Đừng quá lo lắng, tôi vẫn còn nhớ về các vùng hiển thị.”

Jobs also had a passion for smooth scrolling. Documents should not lurch line by line as you scroll through them, but instead should flow. “He was adamant that everything on the interface had a good feeling to the user,” Atkinson said. They also wanted a mouse that could easily move the cursor in any direction, not just up-down/left-right. This required using a ball rather than the usual two wheels. One of the engineers told Atkinson that there was no way to build such a mouse commercially. After Atkinson complained to Jobs over dinner, he arrived at the office the next day to discover that Jobs had fired the engineer. When his replacement met Atkinson, his first words were, “I can build the mouse.” Atkinson and Jobs became best friends for a while, eating together at the Good Earth most nights. But John Couch and the other professional engineers on his Lisa team, many of them buttoned-down HP types, resented Jobs’s meddling and were infuriated by his frequent insults.

Jobs còn có một niềm đam mê đến cháy bỏng khác là sử dụng những thanh cuộn một cách êm nhất. Những văn bản này tốt nhất là không nên gây cảm giác hiển thị giật giật theo từng dòng khi dùng chuột kéo đi kéo lại xem xét, mà thay vào đó là cần phải chạy êm và trôi chảy. Atkinson kể lại: “ông ấy là một người luôn giữ quan điểm cho rằng mọi thứ trên bề mặt giao diện phải đem lại cảm giác trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.” Ngoài ra, họ cũng muốn thiết kế ra loại chuột máy tính mà có thể dễ dàng trỏ nó theo các hướng khác nhau trên màn hình, không đơn thuần là lên, xuống, trái, phải. Để làm được điều này thì chuột phải được thiết kế di chuyển bằng viên bi tròn thay vì hai bánh như thông thường. Một trong những kỹ sử ở Apple nói với Atkinson rằng sẽ không thể nào làm được một con chuột như thế xét về mặt thương mại. Sau khi Atkison than phiền với Jobs về việc đó thì ngay ngày hôm sau, khi ông đến công ty làm việc thì cũng là lúc biết tin Jobs đã sa thải người kỹ sư đó. Khi người được Steve lựa chọn thay thế cho kỹ sư trên gặp Atkinson, lời đầu tiên cậu ấy nói với ông là: “Tôi có thể chế tạo ra một con chuột theo yêu cầu.” Atkinson và Jobs trở thành những người bạn thân thiết trong một thời gian, và họ hầu như hôm nào cũng ăn tối cùng nhau ở nhà hàng Good Earth. Trong lúc đó, John Couch và một số kỹ sư tài năng nhưng bảo thủ và kém tưởng tượng khác mang phong cách của HP trong đội Lisa đã phản đối lại sự can thiệp của Jobs và rất tức giận bởi những lời xúc phạm khá thường xuyên của Jobs.

There was also a clash of visions. Jobs wanted to build a VolksLisa, a simple and inexpensive product for the masses. “There was a tug-of-war between people like me, who wanted a lean machine, and those from HP, like Couch, who were aiming for the corporate market,” Jobs recalled.

Ngoài ra, còn tồn tại những xung đột về tầm nhìn. Jobs muốn chế tạo ra chiếc VolksLisa, một sản phẩm đơn giản, tiết kiệm hướng tới số đông người dùng. Jobs kể rằng: “Có một cuộc giằng co giữa một bên là những người ủng hộ ý kiến về những chiếc máy gọn nhẹ của tôi và một bên là những người đến từ HP với mục tiêu hướng tới thị trường máy tính doanh nghiệp như Couch”.

Both Mike Scott and Mike Markkula were intent on bringing some order to Apple and became increasingly concerned about Jobs’s disruptive behavior. So in September 1980, they secretly plotted a reorganization. Couch was made the undisputed manager of the Lisa division. Jobs lost control of the computer he had named after his daughter. He was also stripped of his role as vice president for research and development. He was made non-executive chairman of the board. This position allowed him to remain Apple’s public face, but it meant that he had no operating control. That hurt. “I was upset and felt abandoned by Markkula,” he said. “He and Scotty felt I wasn’t up to running the Lisa division. I brooded about it a lot.”

Cả Mike Scott và Mike Markkula đều có ý định sắp xếp lại một trật tự quyền lực khác cho Apple, và đặc biệt ngày càng quan tâm đến hành vi như muốn phá hỏng mọi thứ của Jobs. Vì vậy, vào khoảng tháng Chín năm 1980, họ đã âm mưu cơ cấu lại tổ chức. Couch được bầu làm quản lý của bộ phận nghiên cứu và phát triển dòng máy tính Lisa. Jobs mất tầm kiểm soát với những chiếc máy tính được đặt theo tên của con gái ông. ông cũng bị tước vai trò là một phó chủ tịch phụ trách bộ phận nghiên cứu và phát triển, ông bị đẩy vào tình thế của một vị chủ tịch hội đồng quản trị không có quyền tham gia vào việc vận hành công ty thường ngày. Cách xử lý này giúp Apple vẫn duy trì được bộ mặt trước công chúng, nhưng cũng đồng nghĩa với việc Jobs không nắm thực quyền điều hành. Điều đó thật đáng buồn. Jobs nói: “Tôi cảm thấy rất tòi tệ và cảm giác như mình bị loại bỏ bởi Markkula. Ông ấy và Scotty cảm thấy tôi không định điều hành bộ phận phát triển Lisa. Tôi đã nghiền ngẫm về điều này rất nhiều.”

CHAPTER NINE

GOING PUBLIC

A Man of Wealth and Fame

Chương Chín

PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU

Người đàn ông giàu có và danh vọng

With Wozniak, 1981 Options When Mike Markkula joined Jobs and Wozniak to turn their fledgling partnership into the Apple Computer Co. in January 1977, they valued it at $5,309. Less than four years later they decided it was time to take it public. It would become the most oversubscribed initial public offering since that of Ford Motors in 1956. By the end of December 1980, Apple would be valued at $1.79 billion. Yes, billion. In the process it would make three hundred people millionaires.

Khi Mike Markklua cùng với Jobs và Wozniak biến sự hợp tác non nớt ban đầu thành một công ty máy tính Apple hữu hình vào tháng 1 năm 1977, họ định giá nó ở mức 5.309 đô-la. Trong vòng chưa đầy bốn năm sau đó, họ quyết định tiến hành cổ phần hóa công ty và niêm yết trên sàn giao dịch. Đây là sự kiện đăng ký phát hành cổ phiếu vượt mức lớn nhất trong lịch sử, sau sự kiện của Ford Motors năm 1956. Tính đến cuối tháng 12 năm 1980, Apple được định giá ở mức 1,79 tỷ đô-la. Đó là con số được tính bằng đơn vị là tỷ. Bằng việc cổ phần hóa và niêm yết chứng khoán, Apple cũng giúp cho khoảng ba trăm người khác trở thành triệu phú.

Daniel Kottke was not one of them. He had been Jobs’s soul mate in college, in India, at the All One Farm, and in the rental house they shared during the Chrisann Brennan crisis. He joined Apple when it was headquartered in Jobs’s garage, and he still worked there as an hourly employee. But he was not at a high enough level to be cut in on the stock options that were awarded before the IPO.

Nhưng, Daniel Kottke không phải là một trong số đó. ông ấy đã từng là người bạn tâm giao của Jobs khi theo học trường đại học ở Ấn Độ, ở hội All One Farm và cùng thuê chung một căn hộ khi Chrisann Brennan và Jobs trục trặc, ông cũng tham gia vào Apple từ những ngày đầu còn “đóng đô” tại nhà để xe của Jobs cũng như vẫn làm việc với tư cách là nhân viên tính công theo giờ ở đây. Tuy nhiên, Kottke không có đủ trình độ năng lực để được hưởng quyền mua cổ phiếu ưu đãi trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

“I totally trusted Steve, and I assumed he would take care of me like I’d taken care of him, so I didn’t push,” said Kottke. The official reason he wasn’t given stock options was that he was an hourly technician, not a salaried engineer, which was the cutoff level for options. Even so, he could have justifiably been given “founder’s stock,” but Jobs decided not to. “Steve is the opposite of loyal,” according to Andy Hertz-feld, an early Apple engineer who has nevertheless remained friends with him. “He’s anti-loyal. He has to abandon the people he is close to.”

Kottke nói: “Tôi hoàn toàn tin tưởng Steve và cho rằng cậu ấy sẽ quan tâm đến tôi như tôi đã từng quan tâm đến cậu ấy, vì vậy tôi không thúc ép Jobs điều gì cả.” Lý do chính thức của việc Kottke không được quyền mua cổ phiếu này là do ông chỉ là một chuyên viên kỹ thuật làm việc chấm công theo giờ, chứ không phải là một kỹ sư được nhận lương định kỳ. Và theo chính sách của công ty thì ông không nằm trong cơ cấu hưởng chế độ này. Mặc dù vậy, nhẽ ra Kottke cũng đáng được hưởng “cổ phiếu sáng lập”, nhưng Jobs quyết định là ông ấy không được nhận gì cả. Theo lời Andy Hertz-feld, một trong những kỹ sư thời kỳ mới thành lập của Apple, người vẫn duy trì tình bạn với ông nhận xét: “Steve rất dị ứng„ với cái gọi là sự trung thành, ông ấy đã bỏ rơi những người mà ông ấy gần gũi nhất.”

Kottke decided to press his case with Jobs by hovering outside his office and catching him to make a plea. But at each encounter, Jobs brushed him off. “What was really so difficult for me is that Steve never told me I wasn’t eligible,” recalled Kottke. “He owed me that as a friend. When I would ask him about stock, he would tell me I had to talk to my manager.” Finally, almost six months after the IPO, Kottke worked up the courage to march into Jobs’s office and try to hash out the issue. But when he got in to see him, Jobs was so cold that Kottke froze. “I just got choked up and began to cry and just couldn’t talk to him,” Kottke recalled. “Our friendship was all gone. It was so sad.”

Kottke quyết định làm sáng tỏ trường hợp của ông với Jobs bằng cách lượn lờ bên ngoài văn phòng của Jobs và tìm cách bắt chuyện với ông. Nhưng mỗi lần chạm trẤn, Jobs lại tỏ ý xua đuổi Kottke. ông nói: “Điều làm tôi khó nghĩ nhất là Jobs không bao giờ nói trực tiếp với tôi là tôi không đủ tư cách để hưởng quyền đó. Ông ấy nợ tôi những lời giải thích với tư cách một người bạn. Khi tôi hỏi Jobs về cổ phần, ông ấy chỉ bảo tôi phải nói chuyện trực tiếp với người quản lý của tôi.” Cuối cùng, sau gần sáu tháng kể từ đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, Kottke đã lấy hết can đảm bước vào phòng Jobs và cố gắng giải quyết vấn đề với ông. Nhưng khi Kottke bước vào, Jobs lạnh lùng đến mức khiến người Kottke như đông cứng lại. Ông nhớ lại, “Lúc đó tôi chỉ biết nghẹn lời và nước mắt bắt đầu rơi khiến tôi không thể mở lời nói với cậu ấy. Tình bạn của chúng tôi kết thúc ở đó. Thật đáng buồn.”

Rod Holt, the engineer who had built the power supply, was getting a lot of options, and he tried to turn Jobs around. “We have to do something for your buddy Daniel,” he said, and he suggested they each give him some of their own options. “Whatever you give him, I will match it,” said Holt. Replied Jobs, “Okay. I will give him zero.”

Rod Holt, kỹ sư đã chế tạo ra bộ sạc điện cho máy tính được nhận rất nhiều quyền chọn mua cổ phiếu ưu đãi và ông ta cố gắng tìm cách thay đổi quyết định của Jobs, ông nói: “Chúng ta phải làm gì đó cho cậu bạn thân Daniel chứ.” Và ông đề xuất rằng mỗi người họ sẽ nhượng lại một số quyền mua cổ phiếu ưu đãi đó cho Daniel. Holt tiếp lời: “Anh quyết định nhượng lại thế nào, tôi cũng sẽ làm theo.” Nhưng Jobs lạnh lùng đáp lại: “Đồng ý thôi. Tôi sẽ nhượng lại cho cậu ấy con số không.”

Wozniak, not surprisingly, had the opposite attitude. Before the shares went public, he decided to sell, at a very low price, two thousand of his options to forty different midlevel employees. Most of his beneficiaries made enough to buy a home. Wozniak bought a dream home for himself and his new wife, but she soon divorced him and kept the house. He also later gave shares outright to employees he felt had been shortchanged, including Kottke, Fernandez, Wigginton, and Espinosa. Everyone loved Wozniak, all the more so after his generosity, but many also agreed with Jobs that he was “awfully naïve and childlike.” A few months later a United Way poster showing a destitute man went up on a company bulletin board. Someone scrawled on it “Woz in 1990.”

Về phần Wozniak, không mấy ngạc nhiên khi ông có thái độ ngược lại với Jobs. Trước khi cổ phiếu được chào bán chính thức, ông đã quyết định bán 2.000 quyền chọn mua cổ phiếu của ông với giá rất thấp cho bốn mươi nhân viên bậc trung khác. Hầu hết những người được thụ hưởng này đều kiếm được số tiền đủ để mua một căn hộ. Wozniak cũng mua được một căn nhà mơ ước của mình với người vợ mới; nhưng người vợ này nhanh chóng ly dị với Woz và giữ luôn ngôi nhà. Sau đó, Woz cũng chuyển toàn bộ cổ phiếu của mình cho những nhân viên không được nhận cổ phiếu, bao gồm cả Kottke, Fernandez, Wiggton và Espinosa. Tất cả mọi người đều yêu mến Wozniak, hầu hết là sẽ thêm phần yêu mến sau sự hào phóng của ông. Nhưng cũng nhiều người đồng ý với ý kiến của Jobs cho rằng hành động của Woz là “hết sức ngây thơ và trẻ con”. Vài tháng sau, một tấm áp phích với dòng chữ United Way (Một biểu hiện của sự đồng lòng) đã được dẤn lên bảng tin của công ty với hình ảnh một người đàn ông nghèo khó và dòng chữ nguệch ngoạc “Woz năm 1990”.

Jobs was not naïve. He had made sure his deal with Chrisann Brennan was signed before the IPO occurred. Jobs was the public face of the IPO, and he helped choose the two investment banks handling it: the traditional Wall Street firm Morgan Stanley and the untraditional boutique firm Hambrecht & Quist in San Francisco. “Steve was very irreverent toward the guys from Morgan Stanley, which was a pretty uptight firm in those days,” recalled Bill Hambrecht. Morgan Stanley planned to price the offering at $18, even though it was obvious the shares would quickly shoot up. “Tell me what happens to this stock that we priced at eighteen?”

Jobs không phải là người ngây thơ. ông đã chắc chắn mọi thứ được giải quyết xong xuôi với Chrisann Brennan trước khi việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) diễn ra. Jobs là phát ngôn viên của sự kiện IPO này, đồng thời cũng là người quyết định chọn hai ngân hàng đầu tư đảm nhận việc chào bán này: một là công ty nổi tiếng ở phố Wall, Morgan Stanley theo truyền thống và một công ty bán đò tạp hóa tên là Hambrecht & Quist ở San Franciso không như thông lệ. Theo Bill Hambrecht thì “Steve không tôn trọng nhân viên của Morgan Stanley, một công ty cứng nhắc tại thời điểm đó.” Morgan Stanley có ý định định giá cổ phiếu chào bán ở mức18 đô-la, mặc dù hiển nhiên có thể nhận thấy là cổ phiếu sẽ nhanh chóng tăng vọt.

Jobs asked the bankers. “Don’t you sell it to your good customers? If so, how can you charge me a 7% commission?” Hambrecht recognized that there was a basic unfairness in the system, and he later went on to formulate the idea of a reverse auction to price shares before an IPO. Apple went public the morning of December 12, 1980. By then the bankers had priced the stock at $22 a share. It went to $29 the first day. Jobs had come into the Hambrecht & Quist office just in time to watch the opening trades. At age twenty-five, he was now worth $256 million.

Jobs hỏi chủ ngân hàng: “Nói cho tôi biết điều gì sẽ xảy ra với những cổ phiếu này khi chúng tôi chào bán với mức giá 18 đô-la? Anh có định bán nó cho những khách hàng yêu quý của mình không? Nếu vậy, làm thế nào mà các anh có thể lấy của tôi 7% hoa hòng?”. Hambretch nhận ra có một sự thiếu công bằng trong hệ thống này và sau đó ông đưa ra ý tưởng của một cuộc đấu giá ngược giá cổ phiếu trước khi đưa ra IPO. Apple chính thức lên sàn vào buổi sáng ngày 12/12/1980. Trước đó, nhà băng đã định giá chào bán ở mức 22 đô-la một cổ phiếu. Giá cổ phiếu tăng tới mốc 29 đô-la trong ngày đầu tiên. Jobs đã kịp đến trụ sở của Hambrecht & Quist để chứng kiến phiên giao dịch mở màn. ở tuổi 25, ông đã có trong tay 256 triệu đô-la.

Baby You’re a Rich Man

Before and after he was rich, and indeed throughout a life that included being both broke and a billionaire, Steve Jobs’s attitude toward wealth was complex. He was an antimaterialistic hippie who capitalized on the inventions of a friend who wanted to give them away for free, and he was a Zen devotee who made a pilgrimage to India and then decided that his calling was to create a business. And yet somehow these attitudes seemed to weave together rather than conflict. He had a great love for some material objects, especially those that were finely designed and crafted, such as Porsche and Mercedes cars, Henckels knives and Braun appliances, BMW motorcycles and Ansel Adams prints, Bösendorfer pianos and Bang & Olufsen audio equipment. Yet the houses he lived in, no matter how rich he became, tended not to be ostentatious and were furnished so simply they would have put a Shaker to shame.

Cậu bé ngày nào đã trở nên giàu có.

Trước và sau khi Jobs trở nên giàu có, hay chính xác là trong suốt cuộc đời ông, cả lúc trắng tay lẫn khi là một tỷ phú, thì thái độ với của cải và tiền bạc của Jobs đều khá phức tạp. Ông là một người ủng hộ phong trào phản văn hóa, tập trung vốn hóa những phát minh của một người bạn - người mà muốn trao tặng nó miễn phí. Ngoài ra, ông cũng là một người tín Thiền đã hành hương tới Ấn Độ và sau đó lại quyết định đi theo tiếng gọi của kinh doanh. Tuy nhiên, xét một cách nào đó, những lối suy nghĩ này có xu hướng kết hợp với nhau hơn là mâu thuẫn trong ông. Ông có một tình yêu lớn đối với các vật thể mang tính vật chất, đặc biệt là những thứ được thiết kế và khắc chạm một cách tinh xảo; có thể kể đến những chiếc xe của Porsche và Mercedes, dao của Henckels, thiết bị gia dụng của Braun, ô tô của BMW, xuất bản phẩm của Ansel Adams, những chiếc đàn piano của Bosendorfer hay các thiết bị âm thanh của Bang & Olufsen. Nhưng cho dù Jobs có giàu có đến thế nào thì ngôi nhà của ông cũng không có xu hướng phô trương mà được thiết kế đơn giản đến nỗi một người Sêcơ (Shaker - tín đò của một giáo phái ở Mỹ) phải hổ thẹn.

Neither then nor later would he travel with an entourage, keep a personal staff, or even have security protection. He bought a nice car, but always drove himself. When Markkula asked Jobs to join him in buying a Lear jet, he declined (though he eventually would demand of Apple a Gulfstream to use). Like his father, he could be flinty when bargaining with suppliers, but he didn’t allow a craving for profits to take precedence over his passion for building great products. Thirty years after Apple went public, he reflected on what it was like to come into money suddenly: I never worried about money. I grew up in a middle-class family, so I never thought I would starve. And I learned at Atari that I could be an okay engineer, so I always knew I could get by. I was voluntarily poor when I was in college and India, and I lived a pretty simple life even when I was working. So I went from fairly poor, which was wonderful, because I didn’t have to worry about money, to being incredibly rich, when I also didn’t have to worry about money.

Dù là lúc đó hay đến tận sau này, không bao giờ Jobs đi ra ngoài cùng với người tùy tùng, một trợ lý riêng hay thậm chí là lực lượng bảo vệ an ninh, ông ấy có một chiếc xe ô tô rất đẹp nhưng thường tự lái nó. Khi Markkula hỏi Jobs xem ông có ý định mua góp cùng ông chiếc máy bay Lear không thì Jobs từ chối (mặc dù cuối cùng ông cũng yêu cầu Apple mua một chiếc máy bay hiệu Gulfstream để sử dụng). Giống như cha mình, Jobs rất “rắn” khi mặc cả với nhà cung cấp nhưng ông không cho phép việc chạy theo lợi nhuận lấn át niềm đam mê sáng tạo ra những sản phẩm tuyệt vời của ông. Ba mươi năm sau khi Apple chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch, ông có những chia sẻ về việc bỗng dưng có tiền: Tôi chưa bao giờ phải lo lắng về đồng tiền. Tôi sinh trưởng trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, vì vậy tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ bị chết đói. Tôi cũng học được từ Atari rằng tôi có thể trở thành một kỹ sư khá tốt, vì vậy tôi luôn biết cách để kiếm tiền. Tôi đã tự nguyện đặt mình vào tình trạng nghèo đói lúc theo học đại học và lúc tôi đến Ấn Độ. Tôi đã sống một cuộc sống tương đối đơn giản ngay cả khi vẫn đang làm việc. Vì vậy, có thể nói là tôi đã đi lên từ sự nghèo đói, một điều thật tuyệt vời, bởi lẽ tôi không phải lo lắng về tiền bạc; đến sự giàu có tột cùng, nhưng tôi cũng lại không phải lo lắng về tiền bạc.

I watched people at Apple who made a lot of money and felt they had to live differently. Some of them bought a Rolls-Royce and various houses, each with a house manager and then someone to manage the house managers. Their wives got plastic surgery and turned into these bizarre people. This was not how I wanted to live. It’s crazy. I made a promise to myself that I’m not going to let this money ruin my life.

Tôi đã chứng kiến rất nhiều người ở Apple, khi kiếm được nhiều tiền thì họ nghĩ rằng họ phải sống khác đi. Một vài người chọn mua xe Rolls- Royce và rất nhiều căn hộ mà trong đó, mỗi căn lại phải thuê một người quản gia và một vài người để quản lý lại vị quản gia này. Vợ của họ thì đi phẫu thuật thẩm mỹ và bỗng dưng biến thành những quý cô, quý bà kỳ quái. Đó không phải là cách tôi muốn sống. Nó thật là điên khùng. Tôi tự hứa với bản thân rằng tôi sẽ không bao giờ để tiền bạc phá hỏng cuộc đời mình.

He was not particularly philanthropic. He briefly set up a foundation, but he discovered that it was annoying to have to deal with the person he had hired to run it, who kept talking about “venture” philanthropy and how to “leverage” giving. Jobs became contemptuous of people who made a display of philanthropy or thinking they could reinvent it. Earlier he had quietly sent in a $5,000 check to help launch Larry Brilliant’s Seva Foundation to fight diseases of poverty, and he even agreed to join the board. But when Brilliant brought some board members, including Wavy Gravy and Jerry Garcia, to Apple right after its IPO to solicit a donation, Jobs was not forthcoming.

Jobs không phải là một người đặc biệt nhân từ, bác ái. ông đã lập một quỹ từ thiện trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó, ông phát hiện ra rằng việc tương tác với những người được ông tuyển dụng để vận hành thật khó chịu. Họ liên tục nó về việc đầu tư từ thiện hay làm cách nào để đẩy mạnh việc trao tặng quà. Jobs trở nên coi thường tất cả những người dùng từ thiện như một vỏ bọc danh nghĩa hoặc nghĩ rằng có thể tự đổi mới nó. Trước đó, ông đã từng âm thầm gửi một tấm séc trị giá 5.000 đô-la để hỗ trợ thành lập Quỹ Seva của Larry Brilliantd, được lập ra để chống lại bệnh tật và đói nghèo, ông thậm chí còn đồng ý gia nhập ban điều hành. Nhưng khi Brilliant đưa một vài người khác trong ban điều hành Quỹ, bao gồm Wavy Gravy và Jerry Garcia, đến Apple ngay khi công ty mới tiến hành IPO để xin tiền tài trợ, Jobs đã không đồng ý cấp tiền.

He instead worked on finding ways that a donated Apple II and a VisiCalc program could make it easier for the foundation to do a survey it was planning on blindness in Nepal. His biggest personal gift was to his parents, Paul and Clara Jobs, to whom he gave about $750,000 worth of stock. They sold some to pay off the mortgage on their Los Altos home, and their son came over for the little celebration. “It was the first time in their lives they didn’t have a mortgage,” Jobs recalled. “They had a handful of their friends over for the party, and it was really nice.” Still, they didn’t consider buying a nicer house. “They weren’t interested in that,” Jobs said. “They had a life they were happy with.” Their only splurge was to take a Princess cruise each year. The one through the Panama Canal “was the big one for my dad,” according to Jobs, because it reminded him of when his Coast Guard ship went through on its way to San Francisco to be decommissioned.

Thay vào đó, ông ấy tìm cách khác là xây dựng một chương trình từ thiện, trong đó Apple sẽ đóng góp máy tính Apple II và VisiCalc để giúp đỡ Quỹ thực hiện cuộc khảo sát với những người mù ở Nepal. Món quà lớn nhất trong cuộc đời Jobs là món quà ông dành tặng cho cha mẹ mình, Paul và Clara Jobs, ông đã tặng họ số cổ phần của Apple trị giá 750.000 đô-la. Họ bán một phần để chi trả khoản vay thế chấp ngôi nhà của mình ở Los Atlos, và cậu con trai yêu quý của họ đã tham dự một bữa tiệc nho nhỏ ăn mừng sự kiện này. Jobs nhớ lại: “Đó là lần đầu tiên trong đời họ không phải trả một món nợ vay thế chấp nào nữa. Họ mời rất nhiều người bạn của mình tới bữa tiệc và nó thật sự là một sự kiện tuyệt vời.” Ngay cả lúc có nhiều tiền trong tay, cha mẹ Jobs vẫn không có ý định mua một căn nhà mới to đẹp hơn. Jobs nói: “Họ không quan tâm lắm tới việc đó. Họ đã có một cuộc sống khiến họ cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện.” Khoản chi tiêu lớn nhất của họ là những chuyến du lịch dài ngày trên biển hàng năm. Chuyến đi này sẽ đưa du khách qua kênh đào Panama mà theo Jobs là “một kênh đào có ý nghĩa lớn đối với cha tôi”. Nó gợi nhớ lại những ngày tháng ông còn làm việc trong lực lượng Cảnh sát biển, con thuyền của ông đã đi qua đây để đến San Francisco trước khi ngưng hoạt động.

With Apple’s success came fame for its poster boy. Inc. became the first magazine to put him on its cover, in October 1981. “This man has changed business forever,” it proclaimed. It showed Jobs with a neatly trimmed beard and well-styled long hair, wearing blue jeans and a dress shirt with a blazer that was a little too satiny. He was leaning on an Apple II and looking directly into the camera with the mesmerizing stare he had picked up from Robert Friedland. “When Steve Jobs speaks, it is with the gee-whiz enthusiasm of someone who sees the future and is making sure it works,” the magazine reported. Time followed in February 1982 with a package on young entrepreneurs. The cover was a painting of Jobs, again with his hypnotic stare. Jobs, said the main story, “practically singlehanded created the personal computer industry.” The accompanying profile, written by Michael Moritz, noted, “At 26, Jobs heads a company that six years ago was located in a bedroom and garage of his parents’ house, but this year it is expected to have sales of $600 million... As an executive, Jobs has sometimes been petulant and harsh on subordinates. Admits he: ‘I’ve got to learn to keep my feelings private.’”

Thành công của Apple đã mang lại sự nổi tiếng cho Jobs. Tạp chí Inc. trở thành tờ tạp chí đầu tiên đưa hình Jobs lên bìa trang nhất vào tháng Mười năm 1981. Tờ tạp chí không quên giật tít “Người đàn ông này mãi mãi thay đổi quan niệm về kinh doanh kể từ đó”. Bức hình của Jobs trên bìa tạp chí là hình ảnh ông với bộ râu cắt tỉa gọn gàng, mái tóc dài trau chuốt, trong trang phục chiếc quần jean màu xanh và một chiếc áo sơ mi, khoác ngoài chiếc áo blazer sa tanh, ông dựa vào một chiếc máy tính Apple II và nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh với cái nhìn chằm chằm đầy quyến rũ, điều mà ông đã học được từ Robert Friedland. Tạp chí Inc. thuật lại: “Khi Steve Jobs nói, người nghe như cảm nhận được nhiệt huyết đang cháy trong huyết quản của ông, người nhìn thấy được tương lai và khẳng định chắc chắn rằng nó sẽ là như vậy.” Tạp chí Time cũng đưa hình Jobs lên trang bìa vào tháng Hai năm 1982. số tạp chí đó viết về những người doanh nhân trẻ tuổi. Bìa tạp chí lần này là một bức tranh vẽ của Jobs, và một lần nữa ông lại xuất hiện với đôi mắt cùng ánh nhìn như thôi miên của mình. Jobs, theo như nội dung chính của bài báo, đã “đơn thương độc mã thực hiện và tạo ra ngành công nghiệp sản xuất máy tính cá nhân”. Michael Moritz cũng ghi lại trong phần thông tin cá nhân của Jobs kèm theo bài báo với nội dung, “ở tuổi 26, Jobs đã lãnh đạo một công ty mà sáu năm trước đây còn hoạt động trong một phòng ngủ và gara ô tô nhà mình. Thế nhưng năm nay, dự đoán mức doanh thu đạt được sẽ là 600 triệu đô- la... Là một nhà quản lý, Jobs đôi khi nóng nảy và cục cằn với cấp dưới, ông thừa nhận: “Tôi phải học cách kìm chế cảm xúc của mình.”

Despite his new fame and fortune, he still fancied himself a child of the counterculture. On a visit to a Stanford class, he took off his Wilkes Bashford blazer and his shoes, perched on top of a table, and crossed his legs into a lotus position. The students asked questions, such as when Apple’s stock price would rise, which Jobs brushed off. Instead he spoke of his passion for future products, such as someday making a computer as small as a book. When the business questions tapered off, Jobs turned the tables on the well-groomed students. “How many of you are virgins?” he asked. There were nervous giggles. “How many of you have taken LSD?”

Mặc dù đã trở nên nổi tiếng và giàu có, Jobs vẫn tự mang lại niềm vui cho mình như một đứa trẻ trong thế giới của những người theo phong trào phản văn hóa. Trong chuyến ghé thăm một lớp học ở đại học standford, ông đã cởi chiếc áo khoác blazer hiệu Wilkes Bashford, tháo giày và ngồi lên một chiếc bàn, xếp chân lại trong tư thế thiền. Nhóm sinh viên hỏi Jobs nhiều câu hỏi mà ông lảnh tránh trả lời, kiểu như khi nào thì giá của cổ phiếu Apple sẽ tăng. Thay vào đó, ông nói về niềm đam mê của mình đối với những sản phẩm của tương lai, ví như một ngày nào đó, ông sẽ chế tạo ra một chiếc máy vi tính có kích cỡ nhỏ bằng một quyển sách. Khi những câu hỏi về kinh doanh đã dần hết, Jobs tiến đến gần bàn, nơi có những sinh viên ăn vận rất đẹp. ông hỏi họ: “Bao nhiều người trong các bạn còn trinh nguyên?”. Có những tiếng cười khúc khích đầy vẻ lo lắng. “Bao nhiêu người trong các bạn đã từng sử dụng chất kích thích (LSD)?”.

More nervous laughter, and only one or two hands went up. Later Jobs would complain about the new generation of kids, who seemed to him more materialistic and careerist than his own. “When I went to school, it was right after the sixties and before this general wave of practical purposefulness had set in,” he said. “Now students aren’t even thinking in idealistic terms, or at least nowhere near as much.” His generation, he said, was different. “The idealistic wind of the sixties is still at our backs, though, and most of the people I know who are my age have that ingrained in them forever.”

Tiếng cười to hơn và chỉ có một hoặc hay cánh tay giơ lên. Sau đó, Jobs phàn nàn về thế hệ những người trẻ tuổi hiện thời, những người mà theo ông đánh giá có những suy nghĩ vật chất và tham vọng địa vị hơn chính bản thân ông. ông nói, “Khi tôi còn đi học, vào những năm cuối thập niên 1960, làn sóng suy nghĩ thực dụng đã được hình thành trước đó không lâu. Thế nhưng, bây giờ thì sinh viên thậm chí không còn tồn tại những suy nghĩ duy tâm hay ít nhất là tương tự như thế.” Jobs nói rằng thế hệ của ông là một thế hệ hoàn toàn khác biệt. “Mặc dù vậy, lối sống đầy lý tưởng duy tâm của những năm 1960 vẫn tồn tại đâu đó ẩn sau chúng tôi và hầu hết mọi người, những người mà tôi biết ở tuổi tôi, đều giữ nó như một lối sống thâm căn cố đế.”



CHAPTER TEN

THE MAC IS BORN

You Say You Want a Revolution

Jef Raskin’s Baby

Chương 10

MÁY TÍNH MAC XUẤT HIỆN

Bạn nói bạn muốn có một cuộc cách mạng

Sản phẩm của Raskin


Chiếc máy tính Macintosh đầu tiên ra đời mang theo nền tảng cho các máy tính hiện nay

Jef Raskin was the type of character who could enthrall Steve Jobs—or annoy him. As it turned out, he did both. A philosophical guy who could be both playful and ponderous, Raskin had studied computer science, taught music and visual arts, conducted a chamber opera company, and organized guerrilla theater. His 1967 doctoral thesis at U.C. San Diego argued that computers should have graphical rather than text-based interfaces. When he got fed up with teaching, he rented a hot air balloon, flew over the chancellor's house, and shouted down his decision to quit.

Jef Raskin là kiểu người có thể làm mê hoặc cũng như khiến Jobs cảm thấy khó chịu. Đôi lúc, ông biểu hiện cả hai. ông thuộc kiểu người triết lý, vừa ham chơi lại vừa cần cù, chăm chỉ. Raskin đã từng theo học khoa học máy tính, tham gia dạy nhạc và nghệ thuật thị giác, ông cũng đã từng thành lập một công ty nghệ thuật biểu diễn nhạc thính phòng và thường tổ chức những buổi biểu diễn “du kích”. Luận văn tiến sĩ bảo vệ năm 1967 ở trường U.C. San Diego của ông đã đưa ra luận điểm: những chiếc máy vi tính nên có giao diện hiển thị cả đồ họa thay vì chỉ có ký tự văn bản thông thường. Khi đã thấy chán ngán với công việc giảng dạy, ông thuê một chiếc khinh khí cầu, bay trên nóc nhà hiệu trưởng và hét thật to xuống rằng ông đã quyết định là sẽ từ bỏ.

When Jobs was looking for someone to write a manual for the Apple II in 1976, he called Raskin, who had his own little consulting firm. Raskin went to the garage, saw Wozniak beavering away at a workbench, and was convinced by Jobs to write the manual for $50. Eventually he became the manager of Apple’s publications department. One of Raskin’s dreams was to build an inexpensive computer for the masses, and in 1979 he convinced Mike Markkula to put him in charge of a small development project code-named “Annie” to do just that. Since Raskin thought it was sexist to name computers after women, he redubbed the project in honor of his favorite type of apple, the McIntosh. But he changed the spelling in order not to conflict with the name of the audio equipment maker McIntosh Laboratory. The proposed computer became known as the Macintosh.

Khi Jobs cần tìm một người có khả năng viết một cuốn sách hướng dẫn cho Apple II năm 1976, ông đã gọi cho Raskin, người lúc đó cũng đang sở hữu một công ty tư vấn nhỏ. Raskin tới nhà để xe, cảnh tượng đầu tiên ông bắt gặp là Wozniak đang cặm cụi làm việc ở góc bàn của mình. Và Jobs đã thuyết phục Raskin viết cuốn sách hướng dẫn đó với giá 50 đô-la. Sau này, ông trở thành quản lý của bộ phận xuất bản của Apple. Một trong những ước mơ của Raskin là chế tạo ra một dòng máy tính giá rẻ phân phối tới mọi tầng lớp người dùng. Vì vậy, năm 1979, ông đã thuyết phục Mike Markkula cho ông chủ trì một dự án phát triển sản phẩm nhỏ mang tên “Annie” để thực hiện ước mơ này. Raskin cho rằng có đôi chút thành kiến phân biệt giới khi đặt tên cho những chiếc máy tính theo tên của một người phụ nữ nên ông đã đổi lại tên của dự án đó theo loại táo yêu thích của mình: McIntosh. Sau đó, để tránh gây hiểu nhầm với một hãng sản xuất thiết bị âm thanh có tên McIntosh Laboratory, ông đã thay đổi các ghép âm thành Macintosh.

Raskin envisioned a machine that would sell for $1,000 and be a simple appliance, with screen and keyboard and computer all in one unit. To keep the cost down, he proposed a tiny five-inch screen and a very cheap (and underpowered) microprocessor, the Motorola 6809. Raskin fancied himself a philosopher, and he wrote his thoughts in an ever-expanding notebook that he called “The Book of Macintosh.” He also issued occasional manifestos. One of these was called “Computers by the Millions,” and it began with an aspiration: “If personal computers are to be truly personal, it will have to be as likely as not that a family, picked at random, will own one.”

Throughout 1979 and early 1980 the Macintosh project led a tenuous existence. Every few months it would almost get killed off, but each time Raskin managed to cajole Markkula into granting clemency. It had a research team of only four engineers located in the original Apple office space next to the Good Earth restaurant, a few blocks from the company’s new main building. The work space was filled with enough toys and radio-controlled model airplanes (Raskin’s passion) to make it look like a day care center for geeks. Every now and then work would cease for a loosely organized game of Nerf ball tag. Andy Hertzfeld recalled, “This inspired everyone to surround their work area with barricades made out of cardboard, to provide cover during the game, making part of the office look like a cardboard maze.”

Raskin hình dung ra chiếc máy tính đó sẽ được bán với giá 1.000 đô-la và là một cỗ máy đơn giản với màn hình, bàn phím và phần cứng gọi gọn trong một thiết bị. Để giảm giá thành sản phẩm, ông đề xuất rằng chiếc máy sẽ có màn hình 5 inch nhỏ nhắn và một bộ vi xử lý giá rẻ (và lì máy) có tên là Motorola 6809. Raskin thích thú tự coi mình là một triết gia. ông đã viết ra những suy nghĩ của mình trong một cuốn sách được nhiều người biết đến mang tên The Book of Macintosh (Câu chuyện về Macintosh). Ngoài ra, thỉnh thoảng ông cũng đưa ra những “bản tuyên ngôn” về công nghệ. Một trong số đó là “Máy tính của hàng triệu người” và nó bắt đầu với một khát vọng: “Nếu những chiếc máy tính cá nhân thật sự là của cá nhân, thì khi chọn ngẫu nhiên một gia đình, sẽ không thể có trường hợp một hộ chỉ sỡ hữu một chiếc máy.” Trong suốt năm 1979 và đầu năm 1980, dự án Macintosh duy trì sự tồn tại hời hợt. Cứ khoảng vài tháng, nó lại đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”. Mỗi lần như vậy, Raskin lại phỉnh phờ thành công Markkula mở lòng nhân từ. Đội ngũ phát triển Macintosh lúc đó chỉ có bốn kỹ sư, hoạt động tại trụ sở ban đầu của Apple cạnh nhà hàng Good Earth, cách trụ sở mới của công ty vài dãy nhà. Không gian làm việc ở đây được trang trí với rất nhiều đồ chơi và những máy bay mô hình hoạt động bằng sóng radio (một niềm đam mê của Raskin) để mang lại cảm giác như một trung tâm chăm sóc hàng ngày cho những “con mọt công nghệ”. Thỉnh thoảng, công việc sẽ được tạm gác lại để nhường chỗ cho những trận chơi ném bóng. Andy Hertzfeld nhớ lại: “Trò chơi này làm cho mọi người cảm thấy rất hứng thú với những tấm bìa cứng sử dụng để che chắn khi chơi. Văn phòng lúc đó giống như một đống hỗn độn”.

The star of the team was a blond, cherubic, and psychologicallyintense self-taught young engineer named Burrell Smith, who worshipped the code work of Wozniak and tried to pull off similar dazzling feats.

Ngôi sao của đội là một kỹ sư trẻ có mái tóc vàng, mắt to tròn, hiền hậu với khả năng tập trung tâm lý cao độ, tên là Burrell Smith. Ông là một người tôn sùng công việc viết mã lệnh của Wozniak và luôn khao khát, cố gắng hết mình để có thể tạo ra những thành công sáng chói ấy.

Atkinson discovered Smith working in Apple’s service department and, amazed at his ability to improvise fixes, recommended him to Raskin. Smith would later succumb to schizophrenia, but in the early 1980s he was able to channel his manic intensity into weeklong binges of engineering brilliance.

Atkinson đã nhận ra tài năng của Smith khi làm trong bộ phận dịch vụ của Apple, ông thật sự kinh ngạc khi chứng kiến khả năng ứng biến với các bản vá lỗi của Smith và đã giới thiệu ông cho Raskin. Smith sau này đã không chống đỡ được chứng bệnh tâm thần phân liệt, nhưng vào đầu thập niên 1980, ông đã thành công khi có thể chuyển sự bất thường trong tâm lý của mình sang niềm hăng say làm việc suốt cả tuần của một tài năng trong ngành công nghệ.

Jobs was enthralled by Raskin’s vision, but not by his willingness to make compromises to keep down the cost. At one point in the fall of 1979 Jobs told him instead to focus on building what he repeatedly called an “insanely great” product. “Don’t worry about price, just specify the computer’s abilities,” Jobs told him. Raskin responded with a sarcastic memo. It spelled out everything you would want in the proposed computer: a high-resolution color display, a printer that worked without a ribbon and could produce graphics in color at a page per second, unlimited access to the ARPA net, and the capability to recognize speech and synthesize music, “even simulate Caruso singing with the Mormon tabernacle choir, with variable reverberation.” The memo concluded, “Starting with the abilities desired is nonsense. We must start both with a price goal, and a set of abilities, and keep an eye on today’s and the immediate future’s technology.” In other words, Raskin had little patience for Jobs’s belief that you could distort reality if you had enough passion for your product.

Tầm nhìn của Raskin đã làm Jobs mê mệt nhưng không phải bởi sự sẵn sàng thỏa hiệp để giảm thiểu chi phí của ông. Một ngày mùa thu năm 1979, Jobs nói rằng ông muốn Raskin tập trung vào chế tạo sản phẩm mà ông nhắc đi nhắc lại là “vô cùng tuyệt vời”. Jobs nói: “Đừng quá lo lắng về giá cả, hãy tập trung vào khả năng đáp ứng người sử dụng của máy tính.” Raskin đáp lại lệnh của của Jobs bằng một bản ghi nhớ có đôi chút châm biếm. Nó đưa ra tất cả những thứ mà bạn sẽ muốn ở một chiếc máy tính lý tưởng: màn hình màu có độ phân giải cao, một chiếc máy in không có băng mực với tốc độ in màu một trang một giây, truy cập không giới hạn vào hệ thống mạng ARPA cùng khả năng nhận dạng giọng nói và tổng hợp nhạc, “thậm chí mô phỏng lại giọng hát của Caruso cùng đội hợp xướng thánh ca với âm vang ở mọi cung độ”. Bảng ghi nhớ đó kết luận, “Việc thiết kế dựa trên duy nhất những đặc tính mà bản thân chúng ta mong muốn là điều ngu xuẩn. Chúng ta phải bắt đầu chế tạo dựa trên cả việc định hướng giá cả lẫn tập hợp những chức năng mong muốn, dựa trên xu hướng công nghệ tại thời điểm triển khai và tương lai gần.” Nói cách khác, Raskin hầu như không có đủ sự kiên nhẫn đối với niềm tin của Jobs là bạn có thể thay đổi hiện thực nếu bạn có đủ niềm đam mê để phát triển sản phẩm của mình.

Thus they were destined to clash, especially after Jobs was ejected from the Lisa project in September 1980 and began casting around for someplace else to make his mark. It was inevitable that his gaze would fall on the Macintosh project.

Vì vậy, giữa họ đã xảy ra xung đột, đặc biệt là sau khi Jobs bị tách ra khỏi dự án Lisa vào tháng Chín năm 1980. Ông bắt đầu tìm kiếm cách để chứng minh quan điểm của mình và tạo ra sự khác biệt. Chắc chắn rằng, mục tiêu nhắm đến của ông không gì khác ngoài dự án Macintosh.

Raskin’s manifestos about an inexpensive machine for the masses, with a simple graphic interface and clean design, stirred his soul. And it was also inevitable that once Jobs set his sights on the Macintosh project, Raskin’s days were numbered. “Steve started acting on what he thought we should do, Jef started brooding, and it instantly was clear what the outcome would be,” recalled Joanna Hoffman, a member of the Mac team.

Những tuyên bố của Raskin về một chiếc máy tính giá rẻ phục vụ số đông với giao diện đồ họa đơn giản, thiết kế rành mạch, tinh tế đã làm ông trăn trở rất nhiều. Và một điều hiển nhiên là, một khi Jobs đã hạ quyết tâm đưa dự án Macintosh thành công, tương lai của Raskin chỉ còn được tính bằng ngày. Joanna Hoffman, một thành viên của nhóm sáng lập ra Mac, nhớ lại: “Steve bắt đầu hành động theo những gì mà ông nghĩ chúng tôi cần phải làm và Jef bắt đầu nghiền ngẫm và nhanh chóng tìm được lời giải cho đầu ra.”

The first conflict was over Raskin’s devotion to the underpowered Motorola 6809 microprocessor. Once again it was a clash between Raskin’s desire to keep the Mac’s price under $1,000 and Jobs’s determination to build an insanely great machine. So Jobs began pushing for the Mac to switch to the more powerful Motorola 68000, which is what the Lisa was using. Just before Christmas 1980, he challenged Burrell Smith, without telling Raskin, to make a redesigned prototype that used the more powerful chip. As his hero Wozniak would have done, Smith threw himself into the task around the clock, working nonstop for three weeks and employing all sorts of breathtaking programming leaps. When he succeeded, Jobs was able to force the switch to the Motorola 68000, and Raskin had to brood and recalculate the cost of the Mac.

Xung đột đầu tiên của họ liên quan đến sự sùng bái bộ vi xử lý yếu kém Motorola 6809. Raskin muốn giữ giá của máy Mac dưới 1.000 đô-la trong khi quyết tâm của Jobs là chế tạo ra một dòng máy thật sự tuyệt vời, tuyệt vời đến kinh ngạc. Vì vậy, Jobs bắt đầu tập trung toàn lực chuyển đổi máy Mac sang dùng bộ vi xử lý cấu hình mạnh hơn với tên gọi Motorola 68000. Đây chính là bộ vi xử lý mà dòng Lisa đang sử dụng. Ngay trước Lễ Giáng sinh năm 1980, ông đã yêu cầu Burrel Smith thiết kế một chiếc máy thử nghiệm đầu tiên sử dụng dòng chip mạnh hơn này mà không nói với Raskin. Giống như “người anh hùng” Wozniak đã từng làm, Smith làm việc thâu đêm suốt sáng, liên tục trong ba tuần liền và đã tìm ra những bước nhảy ngoạn mục trong lập trình.

Khi Smith thành công, Jobs đã có cớ gây sức ép chuyển sang sử dụng bộ vi xử lý Motorola 68000 khiến Raskin đã phải cân nhắc và tính toán lại chi phí của Mac.

There was something larger at stake. The cheaper microprocessor that Raskin wanted would not have been able to accommodate all of the gee-whiz graphics—windows, menus, mouse, and so on—that the team had seen on the Xerox PARC visits. Raskin had convinced everyone to go to Xerox PARC, and he liked the idea of a bitmapped display and windows, but he was not as charmed by all the cute graphics and icons, and he absolutely detested the idea of using a point-and-click mouse rather than the keyboard. “Some of the people on the project became enamored of the quest to do everything with the mouse,” he later groused. “Another example is the absurd application of icons. An icon is a symbol equally incomprehensible in all human languages. There’s a reason why humans invented phonetic languages.”

Có một vài thứ không ổn trong suy tính của Raskin. Bộ vi xử lý giá rẻ mà ông mong muốn không thể hỗ trợ được tất cả các kỹ thuật đồ họa tạo hiệu ứng đẹp mắt như đội của họ đã chứng kiến trong chuyến tham quan Xerox PARC, bao gồm: cửa sổ lệnh hiển thị, bảng chọn, chuột và nhiều thứ khác nữa. Raskin đã từng thuyết phục mọi người đến Xerox PARC, ông thích thú với ý tưởng của màn hình hiển thị theo công nghệ ảnh nhị phân và cửa sổ lệnh, nhưng ông không thích những biểu tượng và hình ảnh nhí nhố. Không chỉ thế, ông cũng ghét cay ghét đắng ý tưởng dùng chuột để nhấp chọn lệnh thay vì dùng bàn phím, ông cằn nhằn: “Một vài người trong dự án say mê với việc có thể làm mọi thứ với một con chuột máy tính. Một ví dụ khác là những ứng dụng ngớ ngẩn về biểu tượng. Biểu tượng là một cái gì đó khó hiểu trong giao tiếp ngôn ngữ của loài người xét trên mọi thứ tiếng. Đó là lý do tại sao con người phải phát minh ra ngôn ngữ hiển thị dưới dạng phiên âm các chữ cái.”

Raskin’s former student Bill Atkinson sided with Jobs. They both wanted a powerful processor that could support whizzier graphics and the use of a mouse. “Steve had to take the project away from Jef,” Atkinson said. “Jef was pretty firm and stubborn, and Steve was right to take it over. The world got a better result.” The disagreements were more than just philosophical; they became clashes of personality. “I think that he likes people to jump when he says jump,” Raskin once said. “I felt that he was untrustworthy, and that he does not take kindly to being found wanting. He doesn’t seem to like people who see him without a halo.” Jobs was equally dismissive of Raskin.

Cựu sinh viên của Raskin là Bill Atkinson thì đứng về phía Jobs. Họ đều mong muốn có một bộ xử lý máy tính có cấu hình mạnh để hỗ trợ những kỹ thuật đồ họa thú vị thiết kế trên nền tảng công nghệ mới nhất và cả việc sử dụng chuột máy tính. Atkinson nói: “Steve phải giành lấy dự án đó khỏi tay Jef. Jef là một người khá cổ hủ và ngoan cố, và Steve phải giành lấy dự án đó ngay lập tức, càng sớm càng tốt. Theo đó, cả thế giới sẽ được hưởng một thành quả tốt hơn.” Sự bất đồng này không chỉ về phương diện quan điểm mà còn trở thành sự xung đột về tính cách. Raskin từng nói: “Tôi nghĩ Jobs thích chỉ đạo mọi người theo cách của mình, ông ấy muốn người ta nhảy thì họ sẽ phải nhảy. Tôi thấy ông ấy là một người thiếu tin cậy và không tử tế gì khi nhờ cậy ai đó để có được điều ông ấy mong muốn, ông ấy sẽ không thích những người mà không coi trọng hay không nhìn ông ấy với vẻ ngưỡng mộ”. Jobs cũng coi thường Raskin không kém.

“Jef was really pompous,” he said. “He didn’t know much about interfaces. So I decided to nab some of his people who were really good, like Atkinson, bring in some of my own, take the thing over and build a less expensive Lisa, not some piece of junk.” Some on the team found Jobs impossible to work with. “Jobs seems to introduce tension, politics, and hassles rather than enjoying a buffer from those distractions,” one engineer wrote in a memo to Raskin in December 1980. “I thoroughly enjoy talking with him, and I admire his ideas, practical perspective, and energy. But I just don’t feel that he provides the trusting, supportive, relaxed environment that I need.” But many others realized that despite his temperamental failings, Jobs had the charisma and corporate clout that would lead them to “make a dent in the universe.” Jobs told the staff that Raskin was just a dreamer, whereas he was a doer and would get the Mac done in a year. It was clear he wanted vindication for having been ousted from the Lisa group, and he was energized by competition. He publicly bet John Couch $5,000 that the Mac would ship before the Lisa. “We can make a computer that’s cheaper and better than the Lisa, and get it out first,” he told the team. Jobs asserted his control of the group by canceling a brown-bag lunch seminar that Raskin was scheduled to give to the whole company in February 1981.

“Jef là người rất huênh hoang, tự đắc. ông ấy không biết nhiều về giao diện người dùng. Vì vậy tôi đã “nẫng” một vài người của ông ấy, những người giỏi như Atkinson, cũng như tự thu nạp thêm một số người khác để cùng chế tạo dòng máy tính Lisa kinh tế hơn chứ không phải là một thứ đồ bỏ đi.” Một vài người trong nhóm coi việc làm việc cùng Jobs là gần như không thể. Một kỹ sư đã viết trong một bản ghi nhớ gửi tới Raskin vào tháng Mười hai năm 1980 răng: “Jobs dường như chỉ biết tạo ra những căng thẳng, những vấn đề chính trị và cãi cọ, xung đột hơn là dung hòa và giảm thiểu những sự phiền nhiễu đó. Tôi rất thích nói chuyện với ông ấy. Tôi ngưỡng mộ những ý tưởng của ông, cũng như suy nghĩ thực tế và tràn đầy nhiệt huyết. Nhưng tôi không cảm thấy ông ấy có thể tạo ra cho mình một môi trường làm việc tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau và thoải mái mà tôi cần.” Trong khi đó, rất nhiều người lại nhận ra rằng, mặc dù nhược điểm của ông là tính khí thất thường, nhưng Jobs lại có một sự cuốn hút đặc biệt và quyền lực điều hành công ty, điều mà sẽ giúp họ tạo ra sản phẩm gây tiếng vang khắp thế giới. Jobs nói với nhân viên của mình rằng Raskin chỉ là một kẻ mơ mộng trong khi ông ấy là con người của thực thi. Và chính ông sẽ là người hoàn thiện máy Mac trong một năm. Rõ ràng, Jobs muốn chứng minh cho việc đã bị trục xuất khỏi nhóm phát triển Lisa và hăm hở cho cuộc thách đấu. Ông công khai đánh cược với John Couch 5.000 đô-la rằng Mac sẽ được phân phối ra thị trường trước Lisa. ông nói với cả nhóm: “Chúng ta có thể chế tạo ra một chiếc máy vi tính rẻ hơn và tốt hơn Lisa và đặc biệt, sẽ cho ra mắt trước tiên.” Jobs đã khẳng định quyền kiểm soát của mình trong nhóm khi hủy bỏ buổi thảo luận vào giờ ăn trưa mà Raskin trước đó đã dự định sẽ tổ chức cho toàn công ty vào tháng Hai năm 1981.

Raskin happened to go by the room anyway and discovered that there were a hundred people there waiting to hear him; Jobs had not bothered to notify anyone else about his cancellation order. So Raskin went ahead and gave a talk. That incident led Raskin to write a blistering memo to Mike Scott, who once again found himself in the difficult position of being a president trying to manage a company’s temperamental cofounder and major stockholder. It was titled “Working for/with Steve Jobs,” and in it Raskin asserted: He is a dreadful manager... I have always liked Steve, but I have found it impossible to work for him... Jobs regularly misses appointments. This is so well-known as to be almost a running joke... He acts without thinking and with bad judgment... He does not give credit where due... Very often, when told of a new idea, he will immediately attack it and say that it is worthless or even stupid, and tell you that it was a waste of time to work on it. This alone is bad management, but if the idea is a good one he will soon be telling people about it as though it was his own.

Lúc đó Raskin tình cờ đi qua căn phòng và phát hiện ra có khoảng 100 người đang đợi ở đó để được nghe bài phát biểu của ông. Jobs trước đó đã không thông báo cho mọi người về lệnh hủy bỏ. Vì vậy, Raskin không còn sự lựa chọn nào khác là phải thực hiện bài trình bày của mình. Vụ việc này đã khiến Raskin phải viết một bản tường trình nghiêm khắc gửi cho Mike Scott, người một lần nữa bị đặt ở trong tình huống khó xử của một vị chủ tịch luôn phải cố gắng xoay sở với một người đồng sáng lập tính khí thất thường đồng thời là một cổ đông lớn. Bản tường trình có tựa đề “Làm việc cho/với Jobs”. Trong đó, Raskin viết: Ông ấy là một nhà quản lý đáng sợ... Tôi vẫn luôn ngưỡng mộ Steve nhưng tôi thật khó có thể làm việc với ông ấy. Jobs thường xuyên lỡ các cuộc hẹn. Việc này đã trở nên nổi tiếng đến mức có thể trở thành trò cười cho thiên hạ... ông ấy hành động mà không suy nghĩ và có những nhận xét tồi tệ... ông ấy không đặt niềm tin ở nơi xứng đáng... Rất thường xuyên, khi ai đó trình bày một ý tưởng mới, ông ấy ngay lập tức công kích họ và nói rằng thật mất thời gian để xem xét nó. Chỉ điều đó thôi đã đủ để kết luận về năng lực quản lý yếu kém của Jobs chứ chưa nói thêm việc, khi ai đó trình bày một ý tưởng mà ông đánh giá là tốt thì nhanh chóng, ông sẽ nói với mọi người như thể đó là ý tưởng của chính ông ấy vậy.

That afternoon Scott called in Jobs and Raskin for a showdown in front of Markkula. Jobs started crying. He and Raskin agreed on only one thing: Neither could work for the other one. On the Lisa project, Scott had sided with Couch. This time he decided it was best to let Jobs win. After all, the Mac was a minor development project housed in a distant building that could keep Jobs occupied away from the main campus. Raskin was told to take a leave of absence. “They wanted to humor me and give me something to do, which was fine,” Jobs recalled. “It was like going back to the garage for me. I had my own ragtag team and I was in control.”

Một buổi chiều nọ, Scott gọi cả Jobs lẫn Raskin vào để phân bua trước mặt Markkula. Jobs bắt đầu khóc, ông và Raskin đồng ý với nhau duy nhất một điều: Không ai trong họ có thể làm việc với người còn lại. Trong dự án Lisa, Scott đã đứng về phía Couch. Lần đó, ông đã quyết định rằng, cách tốt nhất giải quyết vấn đề là để Jobs thắng. Sau cùng, dự án Mac được coi là một dự án không mấy quan trọng của Apple với văn phòng đặt tại một tòa nhà cách xa trung tâm, nhằm tách Jobs ra khỏi sự can thiệp vào trụ sở chính. Raskin được đề nghị thôi việc tại công ty. Jobs nhớ lại: “Họ muốn trêu ngươi tôi và cho tôi một công việc để làm. Điều đó cũng tốt thôi. Nó giống như việc tôi phải quay trở lại nhà để xe như trước kia. Tôi có nhóm những ủng hộ mình và tôi vẫn kiểm soát được”.

Raskin’s ouster may not have seemed fair, but it ended up being good for the Macintosh. Raskin wanted an appliance with little memory, an anemic processor, a cassette tape, no mouse, and minimal graphics. Unlike Jobs, he might have been able to keep the price down to close to $1,000, and that may have helped Apple win market share. But he could not have pulled off what Jobs did, which was to create and market a machine that would transform personal computing. In fact we can see where the road not taken led. Raskin was hired by Canon to build the machine he wanted. “It was the Canon Cat, and it was a total flop,” Atkinson said. “Nobody wanted it. When Steve turned the Mac into a compact version of the Lisa, it made it into a computing platform instead of a consumer electronic device.”1

Sự trục xuất Raskin dường như có vẻ không công bằng lắm, nhưng nó lại tốt cho Macintosh. Raskin muốn có một thiết bị với bộ nhớ nhỏ, hệ điều hành cấu hình thấp, có khe chạy băng cassette, không dùng chuột và đồ họa hạn chế. Không giống Jobs, ông có thể hạ giá bán xuống gần mức 1.000 đô- la, và có thể giúp Apple chiếm lĩnh thị trường. Nhưng ông không thể ngăn cản những gì Jobs làm, công việc có thể chế tạo và phân phối thiết bị có thể cải tổ nền công nghiệp máy tính cá nhân. Trên thực tế, chúng ta có thể nhìn thấy con đường của Raskin dẫn đến đâu. Canon đã tuyển dụng Raskin để chế tạo dòng máy như ông mong muốn. Atkinson nói: “Dòng máy đó ra đời với tên gọi Canon Cat và là một sự thất bại hoàn toàn. Không ai muốn sử dụng nó. Khi Jobs biến Mac trở thành một phiên bản nhỏ gọn của Lisa, nó đã được xếp vào hệ thống thiết bị vi tính thay vì một thiết bị điện tử tiêu dùng thông thường.”

Texaco Towers

A few days after Raskin left, Jobs appeared at the cubicle of Andy Hertzfeld, a young engineer on the Apple II team, who had a cherubic face and impish demeanor similar to his pal Burrell Smith’s. Hertzfeld recalled that most of his colleagues were afraid of Jobs “because of his spontaneous temper tantrums and his proclivity to tell everyone exactly what he thought, which often wasn’t very favorable.” But Hertzfeld was excited by him. “Are you any good?” Jobs asked the moment he walked in. “We only want really good people working on the Mac, and I’m not sure you’re good enough.” Hertzfeld knew how to answer. “I told him that yes, I thought that I was pretty good.”

Texaco Towers

Một vài ngày sau khi Raskin rời đi, Jobs xuất hiện trước bàn làm việc của Andy Hertzfeld, một kỹ sư trẻ của nhóm Apple II, người có khuôn mặt to tròn cùng cử chỉ tinh quái, giống với người bạn thân Burell Smith. Hertzfeld nhớ rằng hầu hết đồng nghiệp của ông lúc đó đều e ngại Jobs, “bởi những cơn thịnh nộ tự phát và xu hướng nói thẳng với mọi người những gì ông nghĩ, tất nhiên là hầu như đó là những điều khó nghe”. Nhưng Hertzfeld cảm thấy thích thú với Jobs. Vừa bước vào, Jobs đã cất tiếng hỏi: “Anh có giỏi không? Chúng tôi chỉ cần những người thật sự tài giỏi để cùng thiết kế ra Mac, và tôi không chắc là anh có đủ tài năng để làm việc đó.” Nhưng Hertzfeld biết làm sao để đáp lời Jobs. “Tôi đã trả lời ông ấy là có và tôi nghĩ là mình cũng khá giỏi giang đấy.”

Jobs left, and Hertzfeld went back to his work. Later that afternoon he looked up to see Jobs peering over the wall of his cubicle. “I’ve got good news for you,” he said. “You’re working on the Mac team now. Come with me.” Hertzfeld replied that he needed a couple more days to finish the Apple II product he was in the middle of. “What’s more important than working on the Macintosh?” Jobs demanded.

Jobs rời đi và Hertzfeld quay trở lại làm việc. Sau đó vào buổi chiều, ông nhìn thấy Jobs đang nhìn chằm chằm từ bức chắn ở khoang làm việc của mình và nói “Tôi có một tin tốt cho anh. Anh sẽ làm việc với nhóm phát triển Mac của chúng tôi bây giờ. Đi với tôi.” Hertzfeld đáp lại rằng ông cần một vài ngày để hoàn thiện công việc còn dang dở ở Apple II. Jobs nói gần như yêu cầu: “Còn điều gì quan trọng với anh hơn là phát triển Macintosh chứ?”.

Hertzfeld explained that he needed to get his Apple II DOS program in good enough shape to hand it over to someone. “You’re just wasting your time with that!” Jobs replied. “Who cares about the Apple II? The Apple II will be dead in a few years. The Macintosh is the future of Apple, and you’re going to start on it now!” With that, Jobs yanked out the power cord to Hertzfeld’s Apple II, causing the code he was working on to vanish. “Come with me,” Jobs said. “I’m going to take you to your new desk.” Jobs drove Hertzfeld, computer and all, in his silver Mercedes to the Macintosh offices. “Here’s your new desk,” he said, plopping him in a space next to Burrell Smith. “Welcome to the Mac team!” The desk had been Raskin’s. In fact Raskin had left so hastily that some of the drawers were still filled with his flotsam and jetsam, including model airplanes.

Hertzfeld giải thích rằng ông ấy cần phải hoàn thiện chương trình DOS của Apple II một cách hòm hòm thì mới có thể bàn giao nó lại cho người khác. Jobs ngắt lời ngay: “Anh chỉ đang lãng phí thời gian của mình mà thôi. Ai sẽ quan tâm đến Apple II nữa chứ? Dòng máy Apple II sẽ trở nên lỗi thời trong một vài năm nữa. Máy tính Macintosh mới là tương lai của Apple và anh sẽ bắt đầu phát triển nó cùng chúng tôi ngay bây giờ!”. Với chừng đó, Jobs rút mạnh sợi dây nguồn nối tới máy tính Apple II của Hertzfeld khiến cho tất cả những dòng mã chương trình (code) của Hertzfeld biến mất. Jobs nói: “Đi nhanh với tôi nào. Tôi sẽ đưa anh đến bàn làm việc mới của anh”. Jobs lái chiếc xe Mercedes màu bạc của mình đưa Hertzfeld đến trụ sở làm việc của nhóm phát triển Macintosh. Vừa thả mình vào không gian cạnh Burrel Smith, ông chỉ vào chiếc bàn và nói: “Bàn làm việc mới của cậu đây. Chào mừng cậu gia nhập nhóm phát triển Mac.” Chiếc bàn đó là bàn làm việc cũ của Raskin. Raskin đã bỏ đi quá vội vàng nên những đồ đạc linh tinh của ông vẫn còn ở trong ngăn kéo, bao gồm cả những chiếc máy bay mô hình.

Jobs’s primary test for recruiting people in the spring of 1981 to be part of his merry band of pirates was making sure they had a passion for the product. He would sometimes bring candidates into a room where a prototype of the Mac was covered by a cloth, dramatically unveil it, and watch. “If their eyes lit up, if they went right for the mouse and started pointing and clicking, Steve would smile and hire them,” recalled Andrea Cunningham. “He wanted them to say ‘Wow!’”

Bài kiểm tra đầu tiên khi tuyển dụng nhân sự vào “ban nhạc vui vẻ của những tên cướp biển” của Jobs vào mùa xuân năm 1981 là việc kiểm tra xem họ có niềm đam mê đối với sản phẩm này không. Đôi lúc, ông dẫn ứng cử viên vào căn phòng, nơi để trưng bày chiếc máy tính thử nghiệm đầu tiên của Mac được che vải kín, sau đó đột nhiên vén tấm màn phủ lên để “vị khách” chiêm ngưỡng. Andrea Cunningham kể lại: “Nếu mắt của ứng cử viên đó sáng lên, hay nếu họ đi thẳng đến chỗ con chuột và bắt đầu thử dùng nó để trỏ và nhấp chọn, Steve sẽ cười tươi và tuyển dụng họ. Tất cả những gì ông muốn ở họ là thốt lên trầm trồ, thán phục-Wow!”.

Bruce Horn was one of the programmers at Xerox PARC. When some of his friends, such as Larry Tesler, decided to join the Macintosh group, Horn considered going there as well. But he got a good offer, and a $15,000 signing bonus, to join another company. Jobs called him on a Friday night. “You have to come into Apple tomorrow morning,” he said. “I have a lot of stuff to show you.” Horn did, and Jobs hooked him. “Steve was so passionate about building this amazing device that would change the world,” Horn recalled. “By sheer force of his personality, he changed my mind.” Jobs showed Horn exactly how the plastic would be molded and would fit together at perfect angles, and how good the board was going to look inside. “He wanted me to see that this whole thing was going to happen and it was thought out from end to end. Wow, I said, I don’t see that kind of passion every day. So I signed up.” Jobs even tried to reengage Wozniak. “I resented the fact that he had not been doing much, but then I thought, hell, I wouldn’t be here without his brilliance,” Jobs later told me. But as soon as Jobs was starting to get him interested in the Mac, Wozniak crashed his new single-engine Beechcraft while attempting a takeoff near Santa Cruz. He barely survived and ended up with partial amnesia. Jobs spent time at the hospital, but when Wozniak recovered he decided it was time to take a break from Apple. Ten years after dropping out of Berkeley, he decided to return there to finally get his degree, enrolling under the name of Rocky Raccoon Clark.

Bruce Horn là một trong những lập trình viên ở Xerox PARC. Khi một số người bạn của ông như Larry Tesler đã quyết định gia nhập nhóm nghiên cứu Macintosh, Horn cũng cân nhắc việc chuyển đến đây làm. Tuy nhiên, ông có một lời mời chào làm việc hấp dẫn và một khoản tiền thưởng ký kết trị giá 15.000 đô-la khi đồng ý vào làm ở một công ty khác. Jobs đã nhấc máy gọi ngay cho ông ấy vào một buổi tối thứ Sáu nọ. Jobs nói: “Cậu phải đến ngay Apple vào sáng ngày mai. Tôi có rất nhiều thứ muốn khoe với cậu”. Horn đã đồng ý đến và Jobs đã “câu” được ông ấy. Horn nói “Steve vô cùng phấn khích với việc chế tạo ra một thiết bị đáng kinh ngạc mà có thể khiến thay đổi cả thế giới. Chính tính cách mạnh mẽ, kiên quyết của Jobs đã khiến tôi thay đổi ý kiến.” Jobs đã chỉ cho Horn chính xác cách thức những chiếc vỏ máy bằng plastic được thiết kế như thế nào và cách nó khớp từng góc cạnh với từng bộ phận trên máy như bàn phím. “Ông ấy muốn tôi nhìn một cách tổng thể mọi thứ đang và sẽ diễn ra, từ đầu đến cuối. “Wow!” là tất cả những gì tôi có thể nói lúc ấy. Không phải lúc nào tôi cũng được chứng kiến một con người với một niềm đam mê cháy bỏng đến vậy. Vì vậy, tôi quyết định sẽ làm việc với nhóm nghiên cứu Macintosh.” Jobs thậm chí đã cố gắng hòa hợp với Wozniak. Sau này Jobs đã nói với tôi rằng, “Tôi không bằng lòng với việc ông ấy đã không làm gì nhiều cho Apple, nhưng sau đó tôi nghĩ, thề có Chúa là tôi sẽ không thể có mặt ở đây mà không có tài năng của ông ấy.” Nhưng ngay khi Jobs bắt đầu khiến cho Woz hứng thú với Mac thì ông ấy lại bị tai nạn máy bay khi chiếc Beechcraft một động cơ của ông đang cố gắng cất cánh gần Santa Cruz. Woz đã may mắn sống sót và bị mất trí nhớ một phần. Jobs đã dành thời gian ở viện cùng với Wozniak, nhưng khi Woz tỉnh lại, ông lại quyết định: đó là lúc ông sẽ rời xa Apple. Mười năm sau khi bỏ dở giữa chừng, ông quyết định quay trở lại đại học Berkely dưới tên đăng ký là Rocky Raccoon Clark để lấy nốt tấm bằng.

In order to make the project his own, Jobs decided it should no longer be code-named after Raskin’s favorite apple. In various interviews, Jobs had been referring to computers as a bicycle for the mind; the ability of humans to create a bicycle allowed them to move more efficiently than even a condor, and likewise the ability to create computers would multiply the efficiency of their minds. So one day Jobs decreed that henceforth the Macintosh should be known instead as the Bicycle. This did not go over well. “Burrell and I thought this was the silliest thing we ever heard, and we simply refused to use the new name,” recalled Hertzfeld. Within a month the idea was dropped.

Để khiến cho dự án này mang màu sắc của mình, Jobs quyết định sẽ không đặt tên mã theo loại táo của Raskin nữa. Trong rất nhiều cuộc phỏng vấn, Jobs đã hướng việc định nghĩa những chiếc máy tính này như “những chiếc xe của suy nghĩ: việc phát minh ra chiếc xe đạp đã cho phép con người di chuyển hiệu quả hơn cả một con kền kền, cũng như việc tạo ra những chiếc máy tính giúp loài người gia tăng tần số làm việc hiệu quả của trí não. Vì vậy, một hôm Jobs đã ra lệnh: từ giờ trở đi, những chiếc máy Macintosh sẽ được biết đến như những “chiếc xe đạp”. Tuy nhiên, việc này không mấy dễ dàng. Hertzfeld nói: “Burrell và tôi nghĩ đó là điều nực cười nhất mà chúng tôi từng được nghe, và chúng tôi từ chối sử dụng cái tên mới này.” Trong vòng một tháng, ý tưởng này đã bị loại bỏ.

By early 1981 the Mac team had grown to about twenty, and Jobs decided that they should have bigger quarters. So he moved everyone to the second floor of a brown-shingled, two-story building about three blocks from Apple’s main offices. It was next to a Texaco station and thus became known as Texaco Towers. In order to make the office more lively, he told the team to buy a stereo system. “Burrell and I ran out and bought a silver, cassette-based boom box right away, before he could change his mind,” recalled Hertzfeld. Jobs’s triumph was soon complete. A few weeks after winning his power struggle with Raskin to run the Mac division, he helped push out Mike Scott as Apple’s president. Scotty had become more and more erratic, alternately bullying and nurturing. He finally lost most of his support among the employees when he surprised them by imposing a round of layoffs that he handled with atypical ruthlessness.

Tính đến đầu năm 1981, nhóm phát triển Mac đã có tới 20 thành viên, và Jobs quyết định rằng họ nên chuyển đến một nơi làm việc lớn hơn. Vì vậy, ông đã đưa mọi người tới làm việc tại tầng hai của một tòa nhà hai tầng, lợp ngói màu nâu, cách trụ sở chính của Apple khoảng ba dãy nhà. Tòa nhà đó nằm cạnh ga tàu Texaco nên được biết đến với cái tên Texaco Towers. Để khiến cho văn phòng làm việc trở nên sống động hơn, ông nói với cả nhóm rằng sẽ mua một hệ thống dàn âm thanh. Hertzfeld kể: “Tôi và Burrell chạy ra ngoài và ngay lập tức mua một chiếc đài cassette dạng thùng hai loa trước khi ông ấy có thể thay đổi ý kiến.” Chiến thắng của Jobs đã sớm được biết đến. Một vài tuần sau khi giành quyền quản lý bộ phận Mac từ tay Raskin, ông đã giúp Mike Scott trở thành chủ tịch của Apple. Scotty ngày càng xuống dốc và thất thường, lúc đe dọa lúc ngon ngọt với mọi người. Cuối cùng, ông đã mất hầu hết sự ủng hộ trong nhân viên khi làm cho họ bất ngờ vì những sự sa thải hàng loạt không thương xót.

In addition, he had begun to suffer a variety of afflictions, ranging from eye infections to narcolepsy. When Scott was on vacation in Hawaii, Markkula called together the top managers to ask if he should be replaced. Most of them, including Jobs and John Couch, said yes. So Markkula took over as an interim and rather passive president, and Jobs found that he now had full rein to do what he wanted with the Mac division.

Thêm vào đó, ông lại phải gánh chịu rất nhiều nỗi đau đớn khác, từ việc bị nhiễm trùng mắt cho đến chứng rối loạn thời gian ngủ. Trong khi Scott nghỉ dưỡng ở Hawaii, Markukla đã triệu tập cuộc họp các nhà quản lý cấp cao hỏi về việc có tán thành thay thế ông không. Hầu hết họ, bao gồm cả Jobs và John Couch đã đồng ý. Vì vậy, Markkula đã giữ chức chủ tịch lâm thời và có đôi chút bị động. Jobs nhận thấy rằng bây giờ ông đã có thể toàn quyền làm những gì mình muốn để phát triển Mac.

Steve Jobs và Bill Gates năm 1982


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn