The South China Sea is not China's Sea
| Biển Nam Trung Hoa không phải là biển Trung Hoa |
Huy Duong | Duong Danh Huy |
Wed, 10/05/2011
| 2011/10/05 |
It would be rather absurd if England were to try to claim sovereignty over most of the English Channel, Iran the Persian Gulf, Thailand the Gulf of Thailand, Vietnam the Gulf of Tonkin, Japan the Sea of Japan, or Mexico the Gulf of Mexico.
| Hẳn là khá vô lý nếu nước Anh đã cố tuyên bố chủ quyền phần lớn Eo biển Anh (Eo biển Măng-sơ), Iran Vịnh Ba Tư, Thái Lan, Vịnh Thái Lan, Việt Nam Vịnh Bắc Bộ, Nhật Bản, Biển Nhật Bản, và Mexico Vịnh Mexico.
|
But that is exactly what China is trying to do by claiming most of the South China Sea, a body of water about the size of the Mediterranean Sea bordered by nine nations plus Taiwan, and the main gateway between the Pacific and the Indian Ocean.
| Nhưng đó chính xác là những gì Trung Quốc đang cố gắng làm bằng cách tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), một vùng nước vcó kích thước bằng biển Địa Trung Hải, bao quanh bởi chín nước kể cả Đài Loan, và là cửa ngõ chính giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
|
Although there are long-standing territorial disputes over the Paracel Islands and Spratly Islands, the biggest security risk for the South China Sea is not the conflicting claims over these tiny islands and rocks but China's outright claim to this strategically important body of water.
| Mặc dù có tranh chấp lãnh thổ lâu đời trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các nguy cơ an ninh lớn nhất đối với biển Nam Trung Hoa không phải là tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn nhau trên những hòn đảo nhỏ và đá, mà là yêu sách chủ quyền hoàn toàn của Trung Quốc đối với vùng biển quan trọng về mặt chiến lược này.
|
Most international experts on maritime disputes, including even some Chinese ones, regard China's claim to be inconsistent with international law, including the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS). China's claim is represented by the so-called "U-shaped line" or "nine-dashed line" map that depicts a line encircling most of the South China Sea.
| Hầu hết các chuyên gia quốc tế về các tranh chấp hàng hải, bao gồm cả một số những người Trung Quốc, coi tuyên bố của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Yêu sách chủ quyền hoàn toàn của Trung Quốc đối với vùng biển quan của Trung Quốc được thể hiện bởi "đường chữ U" hoặc "đường đứt đoạn chin khúc" mô tả một đường bao quanh gần hết vùng biển Nam Trung Hoa.
|
This map was first published by the Republic of China in 1948 under the heading "Map of the locations of the South China Sea Islands". The name indicates that it was a map of the islands within the U-shaped line, not a claim to the entire maritime space. At that time international law only allowed a claim of territorial sea up to three nautical miles, beyond which was considered international waters.
| Bản đồ này lần đầu tiên được công bố bởi nước Cộng hoà Trung Hoa năm 1948 với tiêu đề "Bản đồ vị trí các đảo biển Nam Trung Hoa". Cái tên này cho thấy rằng đó là một bản đồ các đảo trong đường chữ U, không phải là một yêu sách chủ quyền toàn bộ không gian hàng hải. Vào lúc đó luật pháp quốc tế chỉ cho phép một tuyên bố lãnh hải lên đến ba hải lý, ngoài phần đó ra được coi là vùng biển quốc tế.
|
For decades, this map has remained obscure. Until now Chinese scholars have disagreed on what the map means and its legal basis. China's own territorial sea declaration in 1958 only claimed 12 nautical miles and declared that international waters separated its mainland and the islands which it claimed. In other words, China's own declaration then affirmed that most of the maritime space within the U-shaped line map was international waters.
| Trong nhiều thập kỷ, bản đồ này vẫn còn mơ hồ. Cho đến nay các học giả Trung Quốc vẫn bất đồng về ý nghĩa của bản đồ và cơ sở pháp lý của nó. Tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc vào năm 1958 chỉ có 12 hải lý và cho rằng vùng biển quốc tế tách đất liền và các đảo mà nó yêu sách chủ quyền. Nói cách khác, tuyên bố của Trung Quốc sau đó khẳng định rằng hầu hết các không gian hàng hải trong bản đồ đường chữ U là vùng biển quốc tế.
|
With newfound wealth after successful economic reforms launched in the 1980s and more recent rising naval strength, China's territorial ambitions have grown to encompass not just the disputed Paracels and Spratlys but also most of the South China Sea. Consequently, China resurrected the U-shaped line map as if it were a claim to maritime space dating back to 1948, whereas in fact it was a map about the position of islands and by law it could never have been a legitimate claim to maritime space.
| Với sự giàu có mới phất sau cải cách kinh tế thành công tiến hành trong những năm 1980 và gia tăng sức mạnh hải quân gần đây, tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc đã phát triển để bao gồm không chỉ là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa đang tranh chấp mà còn hầu hết các vùng biển Nam Trung Hoa. Do đó, Trung Quốc hồi sinh các bản đồ đường chữ U như thể nó là một sách chủ quyền về không gian hàng hải có niên đại đến 1948, trong khi trên thực tế nó là một bản đồ về vị trí của các hòn đảo và theo quy định của pháp luật, nó không bao giờ có thể có được một yêu sách hợp pháp về không gian hàng hải .
|
In the 1990s, China started to make claims to some oil blocks within the U-shaped line in and near the Nam Con Son Basin between Vietnam and Indonesia. In 2009, China included the U-shaped line map in notes verbales to the United Nations' Commission on the Limit of the Continental Shelf (CLCS) to assert its maritime claim. This was the first time China sent the U-shaped line map to an intergovernmental body.
| Vào những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu tuyên bố chủ quyền một số lô dầu trong đường chữ U và gần lưu vực Nam Côn Sơn giữa Việt Nam và Indonesia. Năm 2009, Trung Quốc đưa bản đồ đường chữ U vào trong thư ngoại giao gởi tới Ủy ban về Giới hạn Thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) để khẳng định chủ quyền hàng hải. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đã gửi bản đồ đường chữ U đến một cơ quan liên chính phủ.
|
Vietnam, Indonesia and the Philippines responded with their own notes verbales to the CLCS to reject China's claim and the U-shaped line map. Vietnam's notes maintained that China's claim as represented by the U-shaped line "has no legal, historical or factual basis, therefore is null and void." Indonesia's note said that the U-shaped line map "clearly lacks international legal basis and is tantamount to upset the UNCLOS 1982." The Philippines' note said that China's claim to most of the South China Sea "would have no basis under international law, specifically UNCLOS".
| Việt Nam, In-đô-nê-xi-a và Philippines phản ứng với thư ngoại giao của Trung Quốc gởi lên CLCS, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và bản đồ đường chữ U. Thư ngoại giao của Việt Nam cho rằng tuyên bố của Trung Quốc như thể hiện bởi đường chữ U "không có cơ sở pháp lý, lịch sử, thực tế, do đó là vô hiệu." Indonesia cho biết bản đồ chữ U "rõ ràng thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và đồng nghĩa với việc phá vỡ UNCLOS 1982". Việt Nam lưu ý rằng việc Trung Quốc yêu sách chủ quyền hầu hết vùng biển Nam Trung Hoa "sẽ không có cơ sở theo quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS".
|
Instead of being deterred, China is becoming more assertive. In March 2011, two Chinese patrol ships threatened to ram a vessel that was carrying out seismic survey at the Reed Bank on behalf of the Philippines. According to the Philippines, the Reed Bank is not part of the exclusive economic zone (EEZ) belonging to the Spratlys.
| Thay vì bị ngăn cản, Trung Quốc đang ngày càng trở nên quyết đoán hơn. Trong tháng 3 năm 2011, hai tàu tuần tra Trung Quốc dọa đâm một tàu đang thực hiện khảo sát địa chấn tại Bãi Cỏ Rong thuộc Philippines. Theo Philippines, Bãi Cỏ Rong không phải là một phần của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) thuộc quần đảo Trường Sa.
|
In May 2011, a Chinese maritime surveillance ship cut the seismic sensor cable of a Vietnamese survey ship operating in an area closer to Vietnam's continental coast than to the disputed Paracels and Spratlys. In June 2011, Chinese fishing boats deliberately ran across the seismic sensor cable of another Vietnamese survey ship which was also operating in an area closer to Vietnam's continental coast than to the disputed Paracels and Spratlys.
| Tháng 5 năm 2011, một tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp cảm biến địa chấn của một tàu khảo sát Việt Nam đang hoạt động tại một khu vực gần bờ lục địa của Việt Nam hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tranh chấp. Tháng 6 năm 2011, tàu thuyền đánh cá Trung Quốc cố tình chạy qua dây cáp cảm biến địa chấn của một tàu khảo sát Việt Nam khác cũng đang hoạt động trong một khu vực gần bờ biển lục địa của Việt Nam hơn so với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tranh chấp.
|
Regarding these incidents, on June 27, the US Senate unanimously passed a resolution in which it "deplores the use of force by naval and maritime security vessels from China in the South China Sea." The resolution also noted that one of the incidents "occurred within 200 nautical miles of Vietnam, an area recognized as its Exclusive Economic Zone". | Về các sự cố này, ngày 27 tháng 6, Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua một nghị quyết "lên án việc sử dụng vũ lực bằng tàu hải quân và an ninh hàng hải từ Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)." Nghị quyết cũng lưu ý rằng một trong những sự cố "xảy ra trong vòng 200 hải lý của Việt Nam, một khu vực được công nhận là Khu đặc quyền kinh tế ".
|
In August 2011, the Philippines challenged China to take the dispute to the International Tribunal on the Law of the Sea. China did not accept the challenge, which the Philippines took to underline the fact that China's claim is weak in law.
| Tháng 8 năm 2011, Philippines thách thức Trung Quốc khi đưa tranh chấp ra Toà án quốc tế về Luật Biển. Trung Quốc không chấp nhận những thách thức mà Philippines đã đưa ra, nhấn mạnh một thực tế là yêu sách chủ quyền của Trung Quốc là yếu về mặt pháp lý.
|
In the latest episode in September, China warned India that joint exploration with Vietnam in the latter's Blocks 127 and 128 amounted to a violation of China's sovereignty - despite the fact that these blocks were much closer to Vietnam's continental coasts than to the disputed Paracels and Spratlys.
| Trong các diễn biến mới nhất vào tháng Chín, Trung Quốc đã cảnh báo Ấn Độ rằng liên doanh thăm dò với Việt Nam trong lô 127 và 128 là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc - dù rằng các lô này gần bờ lục địa Việt Nam hơn nhiều so với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.
|
China justified its position by saying that, "The UN Convention on the Law of the Sea does not entitle any country to extend its exclusive economic zone or continental shelf to the territory of another country." In effect, China is trying to use the "historical claims and rights" argument to negate the United Nations Convention on the Law of the Sea.
| Trung Quốc biện minh lập trường của mình bằng cách nói rằng, "Công ước Liên hợp quốc về Luật biển không cho phép bất kỳ nước nào mở rộng vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa đến lãnh thổ của một quốc gia khác". Trong thực tế, Trung Quốc đang cố gắng sử dụng lập luận "tuyên bố lịch sử và các quyền" để phủ nhận các Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
|
According to international law, no nation can claim Blocks 127 and 128 as its sovereign territory. Legally speaking, as an area submerged under the sea, these blocks are not "susceptible to sovereignty", i.e., they cannot be claimed as the territory of any country. Therefore, Blocks 127 and 128 can only be maritime space governed by international law. According to international law, in 1947 that area was international waters, and today it is part of Vietnam's EEZ.
| Theo luật pháp quốc tế, không có quốc gia nào có thể yêu sách chủ quyền đối với lô 127 và 128 là lãnh thổ có chủ quyền của mình. Về mặt pháp lý mà nói, là một vùng đất ngập nước dưới đáy biển, nên các lô này không phải là "bị yêu sách chủ quyền" lãnh thổ bởi bất cứ quốc gia nào. Do đó, các lô 127 và 128 chỉ có thể là không gian hàng hải chi phối bởi luật pháp quốc tế. Theo luật pháp quốc tế, năm 1947 khu vực đó là vùng biển quốc tế, và ngày nay nó là một phần của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
|
Regarding the "historical claims and rights" argument, at the Third Biennial Conference of the Asian Society of International Law in August 2011, the Indonesian Ambassador to Belgium, Luxembourg and the European Union obliquely dismissed it as being "at best ridiculous" as follows, ... the "historic claims of historic waters" is problematic for Asia because Asia is a region rich with ancient kingdoms which were both land and maritime powers. Srivijaya Kingdom which has its capital in Sumatra island in seventh century ruled many parts of Southeast Asia and spanned its control all the way to Madagascar. For Indonesia to claim waters corresponding to its history would be at best ridiculous.
| Về lập luận "tuyên bố lịch sử và các quyền", tại Hội nghị hai năm một lần lần thứ ba của Hội châu Á về Luật quốc tế vào tháng 8 năm 2011, Đại sứ Indonesia Bỉ, Luxembourg và Liên minh châu Âu gián tiếp bác bỏ nó như là "cực kỳ vô lý" như sau, ... "tuyên bố lịch sử về vùng nước lịch sử" là có vấn đề đối với châu Á bởi vì châu Á là một khu vực có nhiều vương quốc cổ đại mà có cả chủ quyền đất liền và chủ quyền hàng hải. Vương quốc Srivijaya mà vốn có kinh đông ở đảo Sumatra trong thế kỷ thứ bảy cai trị nhiều nơi của Đông Nam Á và mở rông tầm kiểm soát tới tận Madagascar. Đối với Indonesia yêu sách chủ quyền tương ứng với vùng nước theo lịch sử của nó thì sẽ được hết sức vô lý.
|
Clearly, if nations were allowed to use the "historical claims and rights" argument to claim vast swathes of the world's oceans and seas at the expense of the United Nations Convention on the Law of the Sea - which stipulates that coastal nations have an EEZ of up to 200 nautical miles - it would make a mockery of the Convention. For example, the "historical claims and rights" argument would allow Britain, which "waved the rules and ruled the waves" far more than China ever did, to claim rights over most of the world's oceans and seas.
| Rõ ràng, nếu các quốc gia được phép sử dụng lập luận "tuyên bố lịch sử và quyền" yêu sách chủ quyền các đại dương và vùng biển rộng lớn của của thế giới với cái giá của Công ước LHQ về Luật Biển - mà quy định rằng các quốc gia ven biển có một vùng đặc quyền kinh tế của lên đến 200 hải lý – thì đó sẽ là một sự nhạo báng đối với Công ước. Ví dụ, lập luận "tuyên bố lịch sử và các quyền" sẽ cho phép nước Anh, mà "nổi song cai trị và cai trị các ngọn song” nhiều hơn rất nhiều so với Trung Quốc đã làm, để đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết các biển và đại dương của thế giới.
|
Without having the courage of conviction to go to an international court, China relies on using its superior hard and soft powers to press its claim against smaller Southeast Asian countries in the area. Against this pressure, Southeast Asian parties to the dispute need to improve their individual and collective strength but they also need support from major powers, such as the US, India, Japan, Russia and European Union.
| Nếu không có sự can đảm đưa vụ việc ra một tòa án quốc tế, Trung Quốc dựa trên việc sử dụng quyền lực cứng và mềm ưu thế của mình để ép buộc yêu sách chủ quyền của nó chống lại các nước nhỏ hơn trong khu vực Đông Nam Á. Để chống lại áp lực này, các bên tham gia tranh chấp ở Đông Nam Á cần phải nâng cao sức mạnh tùng nước và tập thể của họ, nhưng họ cũng cần sự hỗ trợ từ các nước lớn, chẳng hạn như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga và Liên minh châu Âu.
|
For their own sake, the major powers must not abandon the South China Sea to be turned into a Chinese lake and Southeast Asian nations to fall into China's orbit. That would be disastrous not only to the Southeast Asian countries but ultimately also to the major powers themselves and for the legal order over the ocean that the international community has tried so hard to establish since the 1980s.
(Source: Asia Times) | Vì lợi ích riêng của họ, các cường quốc hẳn sẽ không chịu để biển Nam Trung Hoa (biển Đông) được biến thành ao nhà của Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Điều đó sẽ là thảm hoạ không chỉ cho các nước Đông Nam Á, mà rốt cuộc, còn cho cả các cường quốc này và cho trật tự luật pháp trên vùng biển mà cộng đồng quốc tế đã cố gắng rất khó nhọc để thiết lập từ những năm 1980.
(Nguồn: Asia Times) |
|
|
Huy Duong is a freelance writer. His articles on the South China Sea disputes have appeared on Asia Sentinel, the BBC's website, The Diplomat, Manila Times and VietNam Net. He would like to thank Duat Le, Truong Tran, Dang Vu, Nghia Tran and other friends for valuable comments on this article. | Dương Danh Huy là cây viết tự do. Bài viết của ông về tranh chấp Biển Nam Trung Hoa đã xuất hiện trên Asia Sentinel, trang web của BBC, Ngoại giao, Manila Times và ViệtNam Net. Ông muốn cảm ơn Lê Duật, Trần Trường, Đặng Vũ, Trần Nghĩa và những người bạn khác đã góp ý kiến có giá trị cho bài viết này. |
http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MJ05Ae03.html |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, January 26, 2012
The South China Sea is not China's Sea Biển Nam Trung Hoa không phải là biển Trung Hoa
Labels:
SOUTH CHINA SEA-BIỂN ĐÔNG
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn