|
Persecuted Chinese artist Liu Xia’s photographs are being shown for the first time. 19 October 2011 | Những bức ảnh của nghệ sĩ Trung Quốc bị bức hại, Lưu Hà, đang được triển lãm lần đầu tiên. Ngày 19 tháng 10 năm 2011 |
Freedom to Create | Tự do để Sáng tạo |
Guy Sorman | Guy Sorman |
Liu Xia, widely recognized and admired by the artistic and intellectual community in Beijing, may be the most important photographer in China today. She is also, however, a forbidden artist. Six of her photographs, shown below, never received the Chinese government’s permission to leave China; they had to be smuggled out. Liu Xia herself disappeared this past January, placed under house arrest somewhere in Beijing by police without so much as an indictment, much less a trial. Nobody knows where she is. | Được rất nhiều người trong cộng đồng nghệ sĩ và trí thức ở Bắc Kinh thừa nhận và khâm phục, Lưu Hà có lẽ là nghệ sĩ nhiếp ảnh quan trọng nhất ở Trung Quốc ngày nay. Tuy nhiên, chị cũng là một nghệ sĩ bị cấm đoán. Sáu bức ảnh của chị, chụp lại ở dưới, không bao giờ được nhận giấy phép rời Trung Quốc. Bản thân Lưu Hà bị mất tích suốt từ tháng Giêng đến nay, chị bị công an quản thúc tại gia ở đâu đó tại Bắc Kinh mà không có đến một bản cáo trạng chứ đừng nói đến một vụ xử ở toà. Chẳng ai biết hiện nay chị ở đâu. |
|
Why such censorship for rather abstract photos? Why do they make the Chinese government so angry? Not because Liu Xia is a political activist; like most artists, she longs for freedom, but she isn’t an active dissident. No, the repression has only one explanation: Liu Xia is the wife of Liu Xiaobo, the 2010 Nobel Peace Prize recipient, jailed for 11 years for threatening the security of the state. His only crime was to have written a petition—an act permitted by the Chinese constitution, by the way—asking for dialogue with the Communist Party in order to organize a transition toward democracy. This petition, circulated on the Web, was signed by several thousand Chinese scholars and artists. | Tại sao lại kiểm duyệt đến như thế đối với những bức ảnh khá trừu tượng? Tại sao những bức ảnh này khiến chính quyền Trung Quốc rất giận dữ ? Không phải vì Lưu Hà là nhà hoạt động chính trị; giống như hầu hết các nghệ sĩ, chị ao ước tự do, nhưng chị không phải là nhà bất đồng chính kiến tích cực. Không, sự trấn áp này chỉ có một lời giải thích: Lưu Hà là vợ của Lưu Hiểu Ba. Tội duy nhất của ông là viết hiến chương - tuy một việc làm được hiến pháp Trung Quốc cho phép. Hiến chương, lưu hành trên mạng, được mấy ngàn học giả và nghệ sĩ Trung Quốc ký tên. |
|
When Liu Xia is asked why she has shaved her hair, she answers that she will let it grow again when China is free. She wonders, too, why the West doesn’t support Chinese democrats as it once supported Russian dissidents. “Aren’t we human?” she asks. “Or are you waiting until all democrats in China are exterminated—and then you will cry for us?” | Khi Lưu Hà được hỏi tại sao chị xuống tóc, chị trả lời rằng chị sẽ để tóc trở lại khi Trung Quốc tự do. Chị cũng băn khoăn tại sao Phương tây không ủng hộ các nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc như Phương tây đã từng ủng hộ các nhà bất đồng chính kiến Nga. " Chẳng lẽ chúng tôi không phải là con người sao?" chị hỏi."Hay các vị chờ đợi cho đến khi họ tiêu diệt sạch hết tất cả các nhà hoạt động dân chủ ở Trung Quốc - rồi lúc đấy mới khóc than cho chúng tôi?" |
|
Today, an exhibit of Liu Xia’s photographs opens in the Boulogne Museum, near Paris. This is the first time that the photos are being shown in public; until now, they could be seen only in private, either at Liu Xia’s apartment or circulated among enlightened amateurs in Beijing. The exhibit, The Silent Strength of Liu Xia, highlights the artist’s use of black and white—an homage to the ancient art of calligraphy, the source of all the arts in China. In Liu Xia’s work, we see the strange puppets that she calls her “ugly babies” wandering like ghosts in Beijing. The idea, sadly irrelevant in the end, was that the censors wouldn’t be as alarmed at photos of dolls as at photos of real people. In the final photograph, though, we do see Liu Xiaobo. | Hôm nay, cuộc triễn lãm ảnh của Lưu Hà khai mạc tại Bảo tàng Boulogne, gần Paris. Đây là lần đầu tiên các bức ảnh được triễn lãm cho công chúng xem, từ trước đến nay, chúng chỉ được xem tại nhà riêng hoặc ở căn hộ của Lưu Hà hay lưu hành trong giới thưởng thức tài tử tại Bắc Kinh. Cuộc triến lãm, dưới tên Sức mạnh lặng lẽ của Lưu Hà, nhấn mạnh sự xử dụng màu trắng và đen của người nghệ sĩ - để tỏ lòng trân trọng nghệ thuật thư pháp lâu đời, nguồn gốc của tất cả các nghệ thuật ở Trung Quốc. Trong tác phẩm của Lưu Hà, chúng ta thấy những con búp bê kỳ lạ mà chị gọi là những "em bé xấu xí" của mình đi lang thang vất vưởng như những bóng ma ở Bắc Kinh. Ý tưởng, buồn thay cuối cùng không quan trọng, là những người kiển duyệt sẽ không hoảng sợ nhiều trước những bức ảnh búp bê như trước những bức ảnh người thật. Tuy vậy, trong bức ảnh cuối cùng chúng ta được thấy Lưu Hiểu Ba. |
|
Liu Xia is not the only major Chinese artist punished for failing to serve the Party. Gao Xingjian, a Nobel laureate for literature, has been exiled and lives in France. Ai Weiwei, whose sculptures have been shown in New York, was jailed this year for two months without explanation; today, in Beijing, he isn’t allowed to talk to foreigners. One might expect the Communist Party to celebrate the Chinese cultural renaissance being created by the country’s world-recognized artists. Since it doesn’t, the obvious conclusion is that the Party fears the creativity of its own subjects—a common feature of all doomed oppressive regimes. | Lưu Hà không chỉ là nghệ sĩ lớn bị trừng phạt vì không phục vụ Đảng. Cao Hành Kiện, người đoạt giải Nobel văn chương, đã phải bôn ba lưu vong nhiều năm trời và hiện sống ở Pháp. Ngãi Vị Vị, có những tác phẩm điêu khắc được triễn lãm ở New York, bị bắt giam hai tháng trong năm nay mà không một lời giải thích; ngày nay, ở Bắc Kinh, ông không được phép nói chuyện với người nước ngoài. Ta có thể tưởng đâu Đảng CSTQ mừng vui trước sự phục hưng văn hoá Trung Quốc đang được sáng tạo bởi các nghệ sĩ được cả thế giới công nhận. Vì Đảng không mừng vui, nên kết luận rõ ràng là Đảng sợ sự sáng tạo của chính những người dân mình -một đặc điểm chung của tất cả các chế độ áp bức nhất định phải tiêu vong. |
|
Guy Sorman, a City Journal contributing editor, is the author of Empire of Lies: The Truth about China in the Twenty-First Century, Economics Does Not Lie, and many other books. | Guy Sorman, biên tập viên Tạp chí Thành phố, là tác giả của Empire of Lies (Đé Quốc Dối Trá): Sự thật về Trung Quốc trong thế kỷ XXI, Kinh tế học Không nói dối, và nhiều cuốn sách khác. |
|
|
| Translated by Trần Quốc Việt |
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn