MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, January 3, 2012

Blueprint for a revolution Bản vẽ cho cuộc cách mạng

Otpor Logo Recycle Logo

Canvas Logo

Blueprint for a revolution

Bản vẽ cho cuộc cách mạng

By Janine di Giovanni

Janine di Giovanni

In October 2000, a group of students from Belgrade University with a yearning to live a democratic life helped to overthrow the rule of Europe’s most bloody dictator, Slobodan Milosevic.

Vào tháng Mười năm 2000, với lòng khao khát được sống một cuộc sống dân chủ một nhóm sinh viên trường đại học tổng hợp Belgrade đã góp phần lật đổ ách cai trị của nhà độc tài khát máu nhất ở Châu Âu, Slobodan Milosevic.

Their influences were Gandhi, Martin Luther King, and the work of the American academic and guru of non-violent resistance, Gene Sharp. They employed simple but effective tactics: using mobile phones, slogans and Monty Python-style street humour. But their secret was their methodology: unity, planning and non-violent discipline. Using this trio of tactics, they managed to pull together a politically divided Serbia.

Ảnh hưởng lên họ là Gandhi, Martin Luther King, và công trình nghiên cứu của giáo sư đại học Mỹ và bậc thầy về phản kháng bất bạo động, Gene Sharp. Họ áp dụng những chiến thuật đơn giản nhưng hiệu quả: dùng điện thoại di động, khẩu hiệu và sự hài hước đường phố kiểu Monty Phython. Nhưng bí quyết của họ chính là phương pháp: đoàn kết, kế hoạch và tuân thủ bất bạo động. Dùng chiến thuật bộ ba này, họ đã đoàn kết được một nước Serbia vốn chia rẽ về chính trị để cùng nhau hợp tác cho mục tiêu chung.

The legendary activists – who called themselves Otpor, the Serb word for “resistance” – are not students any more and they are no longer sitting in cafes “pissing off the government”. Some are now MPs; others are government ministers. But a group of them have gone on to found the Centre for Applied NonViolent Strategies, better known as Canvas, an organisation that trains activists around the world in how to successfully overthrow a dictatorship.

Những nhà hoạt động dân chủ huyền thoại này -những người gọi mình là Otpor, tiếng Serbia nghĩa là "phản kháng"- đã qua thời sinh viên và cũng qua thời ngồi trong quán cà phê "châm chọc chính quyền". Hôm nay nhiều người trong số họ thành nghị sĩ; nhiều người khác là bộ trưởng. Nhưng một số người trong nhóm sinh viên ngày xưa ấy đã tiếp tục lập ra Trung tâm Chiến lược Bất bạo động Ứng dụng, còn thường gọi là Canvas, một tổ chức hướng dẫn các nhà hoạt động dân chủ trên khắp thế giới cách thức lật đổ thành công chế độ độc tài.

The young Serbs’ revolution has become a textbook standard for non-violent, peaceful struggle. Canvas only works with groups with no history of violence: for example, they have refused to work with Hamas or Hizbollah. But they count Georgia, Ukraine and the Maldives (where they helped dissidents end the 30-year rule of Maumoon Abdul Gayoom) as success stories, and work with activists from nearly 50 other countries, including ­Iran, Zimbabwe, Burma, Venezuela, Belarus and, recently, Tunisia and Egypt.

Cuộc cách mạng của lớp trẻ Serbia đã trở thành tiêu chuẩn mẫu mực cho cuộc đấu tranh ôn hoà bất bạo động. Canvas chỉ làm việc với những nhóm không có lịch sử bạo động: chẳng hạn, họ từ chối làm việc với Hamas hay Hizbollah. Nhưng họ coi Georgia, Ukraine và Maldives (nơi họ giúp các nhà bất đồng chính kiến chấm dứt 30 năm cai trị của Maumoon Abdul Gayoom) là những câu chuyện thành công, và làm việc với các nhà hoạt động dân chủ từ gần 50 quốc gia, bao gồm Iran, Zimbabwe, Miến Điện, Venezuela, Belarus và, gần đây, Tunisia và Ai Cập.

Canvas is run by two best friends from the Otpor days, Srdja Popovic, 38, and Slobodan Djinovic, 36. They are the most unlikely duo. Popovic is lanky and nervous; a freshwater biologist by training: “A shark moves when it sleeps, if it stops moving, it dies,” he says. “Sharks only move forward. You have to keep the momentum of revolutions going.”

Canvas được điều hành bởi đôi bạn thân nhất từ những ngày Otpor, Srdja Popovic, 38 tuổi, và Slobodan Djinovic, 36 tuổi. Khó có ai nghĩ rằng họ là cặp bài trùng. Popovic là người cao gầy và rụt rè, được đào tạo thành nhà sinh vật học nước ngọt:"Cá mập bơi khi nó ngủ, nếu nó ngừng bơi, nó chết," anh nói."Cá mập chỉ bơi tới. Ta phải làm sao cho các cuộc cách mạng không ngừng tiến lên."

Djinovic is a good-looking former basketball player with an MA in international relations from The Fletcher School of Law and Diplomacy in the US, and has a self-possessed, confident air. He founded Serbia’s first wireless internet provider and could be a Silicon Valley mogul if he wanted to, but instead he gives half of what he earns to keep Canvas afloat. (The other half comes from various NGOs and the UN.) “I could be that guy in a suit, going to clubs, which is what my mother and wife want,” Djinovic says, “but I just can’t. Not after seeing and doing what we did.”

Djinovic từng là cựu cầu thủ bóng rỗ, điển trai, có bằng thạc sĩ về quan hệ quốc tế ở phân khoa Luật pháp và Ngoại giao Fletcher tại Mỹ, có vẻ tự chủ và tự tin. Anh thành lập công ty cung cấp dịch vụ internet không dây đầu tiên ở Serbia và có thể trở thành trùm Silicon Valley ở Serbia nếu anh muốn, nhưng thay vì thế anh cho phân nửa tiền kiếm được để duy trì Canvas (Nửa kia được các tổ chức phi chính phủ và Liên hiệp Quốc tài trợ.) "Tôi có thể là đại gia cỡ như thế diện côm lê, lui tới các câu lạc bộ như mong muốn của mẹ tôi và vợ, " Djinovic thổ lộ," nhưng tôi không thể như thế. Sau khi nhìn thấy và làm được điều chúng tôi đã làm."

Like most of the Otpor generation, the two were brought up in the good old Tito days, a time of “socialism lite”, when they wore blue jeans, drank Coca-Cola and went on trips to Greece. They were 18 and 16 when the savage Yugoslav wars began in 1991, old enough to know that they needed to get rid of Milosevic. Now, they want to take their knowledge and pass it on to the world.

Giống như đa phần những người thuộc thế hệ Otpor, đôi bạn lớn lên trong thời Tito thanh bình ngày xưa, thời "chủ nghĩa xã hội nhẹ" khi họ mặc quần jean xanh, uống Coca-Cola và có những chuyến du lịch sang Hy Lạp. Khi các cuộc chiến tranh khốc liệt ở Nam Tư bắt đầu vào năm 1991 họ ở vào lứa tuổi 18 và 16, độ tuổi đủ chín chắn để biết họ phải cần loại bỏ Milosevich. Ngày nay, họ muốn đem kiến thức của mình truyền bá ra khắp thế giới.

This is done with a staff of “four and a half”, dozens of trainers around the world and an office on Gandhiova (as in Gandhi) Street in New Belgrade. In one corner sits a Canvas worker who has just returned from a fact-finding mission to Tunisia aimed at helping the new leaders into a peaceful transition post-Ben Ali. Djinovic is wandering around, eating a sandwich and talking about targeting weak pillars in society to bring down governments. Someone else is talking about Mohamed Adel, the Egyptian April 6 activist who took lessons in Belgrade from the Canvas crowd in 2009. There is a whiteboard listing places they are targeting next, and Talking Heads music plays quietly in the background.

Hoài bão này được thực hiện với đội ngũ gồm "bốn người rưỡi", hàng chục giảng viên trên khắp thế giới và một văn phòng ở đường Gandhiova (theo tên Ghandi) ở đô thị Belgrade Mới. Người ngồi trong góc phòng là nhân viên Canvas vừa mới trở về sau chuyến đi đến Tunisia thu thập dữ liệu để nhằm giúp đỡ những nhà lãnh đạo mới trong thời kỳ quá độ sau Ben Ali. Djinovic đi lại trong văn phòng, vừa ăn sandwich vừa nói về việc nhắm vào các trụ cột yếu trong xã hội để giật sập các chính quyền độc tài. Có người nào đấy đang nói về Mohamed Adel, nhà hoạt động dân chủ Ai Cập thuộc tổ chức Ngày 6 tháng Tư, người đã đến Belgrade để theo học với nhóm Canvas vào năm 2009. Trong phòng có bảng trắng liệt kê những nơi họ đang nhắm đến kế tiếp, và từ đâu đó phát ra trầm lắng tiếng nhạc của băng nhạc Talking Heads.

It looks more like a Seattle coffeehouse than a revolutionaries’ hive. How, I ask them, have they managed to spread the word from this tiny space to Tahrir Square? Why are people talking about them in Yemen and Algeria?

Tưởng chừng như ta đang ở trong một quán cà phê ở Seattle chứ không ở trong văn phòng nhộn nhịp của những nhà cách mạng. Tôi hỏi họ làm thế nào họ đã báo tin từ nơi tí tẹo này đến Quảng trường Tahrir? Tại sao những người ở tận Yemen và Algeria đang nói về họ?

“When people hear the Serbs are coming,” laughs Popovic, “they want to see us, they want to hear how we did it. We can tell them what worked with us, what did not work in Georgia, what worked in Ukraine. We feel a responsibility to share our knowledge.”

"Khi mọi người nghe tin những người Serbia đến," Popovic cười,"họ muốn gặp chúng tôi, họ muốn biết làm thế nào chúng tôi thành công. Chúng tôi có thể kể họ nghe những gì đã thành công đối với chúng tôi, những gì đã không thành công ở Georgia, những gì đã thành công ở Ukraine. Chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm chia sẽ kiến thức của mình."

He jokes that he sees himself as Frodo from The Lord of the Rings: “I didn’t ask for the Ring but I have it and we must deliver it,” he deadpans. In his Belgrade apartment, Popovic has a “shrine” to J.R.R. Tolkien and a gold replica of the Ring on a chain – his vision of a democratic world. It sits in a dusty wine glass under a map of Middle-earth. “There is a great line from Tolkien,” he says, sipping rakija, the popular Serb brandy. “Even the smallest creatures can change the world.”

Anh nói đùa rằng anh thấy mình như nhân vật Frodo trong tác phẩm Chúa tể của những chiếc nhẫn: "Tôi không đòi là mình phải có chiếc Nhẫn nhưng khi tôi có nó chúng tôi phải giao nó," anh nói đùa với vẻ mặt trang nghiêm. Trong căn hộ của mình ở Belgrade, Popovic có một nơi "thờ phụng" tác giả J. R. R. Tolkien và một chiếc Nhẫn vàng tương tự móc vào sợi dây chuyền - hình tượng của anh về một thế giới dân chủ. Chiếc nhẫn nằm trong ly uống rượu bám đầy bụi dưới tấm bản đồ Middle- earth. " Tolkien có viết một câu rất hay," anh nhắp rakija, loại rượu Serb mạnh được ưa chuộng, và nói." Ngay cả những người nhỏ bé nhất cũng có thể thay đổi thế giới."

Slobodan Homen, another former Otpor member whose life was for ever changed by the experience, left the group and went into the current Serbian government under President Boris Tadic as deputy justice minister.

Slobodan Homen, một cựu thành viên Otpor khác mà cuộc đời đã mãi mãi thay đổi sau khi dấn thân vào phong trào, đã rời nhóm và gia nhập chính quyền đương thời dưới sự lãnh đạo của tổng thống Boris Tadic với cương vị thứ trưởng bộ tư pháp.

“Ah, the shiny happy days of Otpor,” laughs Homen, slugging back a Coke Zero. Homen does not look like any minister I have ever met. He’s wearing a diamond earring, a rumpled shirt, no tie and is smoking Marlboro Lights in a public building that clearly says “No smoking” (by law, there’s a hefty fine). It’s this kind of “question authority” attitude that toppled Milosevic.

"À, những ngày hạnh phúc tươi sáng của Otpor," Homen cười và uống một hơi Coke Zero. Homen không giống như bất kỳ bộ trưởng nào tôi đã có dịp gặp. Anh đeo bông tai kim cương, áo sơ mi nhàu nát, không cà vạt và hút thuốc Marlboro Lights trong toà nhà công cộng mà ghi rõ ràng "Không hút thuốc" (theo luật, tiền phạt nặng). Đây chính gần như là thái độ "thách thức quyền lực" đã lật đổ Milosevich.

Back in the day, it was Homen’s wealthy mother who loaned Otpor her apartment in the centre of Belgrade as the chaotic movement grew from a group of friends to nearly 70,000 people. The Otpor kids worked 12 hours a day, were followed and beaten up by police, and lived on a diet of coffee and cigarettes.

Vào thời ấy, chính người mẹ khá giả của Homen đã cho Otpor mượn căn hộ của bà ở trung tâm Belgrade khi phong trào thiếu sự tổ chức ban đầu phát triễn từ một nhóm nhỏ những người bạn lên đến gần 70.000 người. Luôn bị công an theo dõi và đánh đập, bọn trẻ Otpor làm việc 12 giờ mỗi ngày, và sống chủ yếu nhờ cà phê và thuốc lá.

“Our main goal,” recalls Homen, “was to show the general public that the regime could be changed. We started out by making Milosevic nervous. Then we brought down the system.” They used a combination of clever marketing tools – the famous Otpor and now Canvas fist logo, their unique slogans, edgy TV commercials – and street tactics, such as setting out a huge telescope on the day of the total eclipse and showing Milosevic’s face and the slogan ‘He’s finished!’

"Mục tiêu chính của chúng tôi," Homen hồi tưởng," là phải chỉ cho dân chúng biết rằng họ có thể thay đổi chế độ. Ban đầu chúng tôi làm cho Milosevich lo sợ. Từ đấy chúng tôi tiến đến lật đổ chế độ." Họ dùng đồng thời một loạt những công cụ tiếp thị tài tình- từ lô gô nắm đấm nổi danh trước đây của Otpor giờ được dùng cho Canvas, những khẩu hiệu độc đáo của họ, những cách quảng cáo mới mẻ tân thời trên ti vi -và đến các chiến thuật đường phố, chẳng hạn vào ngày nhật thực toàn phần họ đặt một kính viễn vọng rất lớn và cho người ta thấy khuôn mặt của Milosevich cùng với khẩu hiệu " Đời y tàn rồi!"

The group also realised they had a window of opportunity – which usually marks the debut moment of any revolution. It could be a hike in oil prices, a natural disaster or an assassination that binds the public together in their anger. In their case, Milosevic called elections. Massive demonstrations followed.

Nhóm trẻ cũng nhận thức rằng họ có thời cơ -thường đánh dấu thời điểm xuất hiện của bất kỳ cuộc cách mạng nào. Thời cơ ấy có thể là giá dầu tăng vọt, thiên tai hay vụ ám sát khiến quần chúng do phẫn nộ mà sát cánh với nhau. Trong trường hợp của họ, Milosevich kêu gọi tổ chức bầu cử. Hàng loạt các cuộc đình công lớn diễn ra sau đó.

Homen admits that they never actually thought they could do it – but they did. “Because of our success, I believe it is our responsibility to go around the world and inspire with our example,” says Homen. “But it’s up to each people’s regime. Each region is different.”

Homen thú nhận rằng họ không bao giờ thực sự tin họ có thể thành công - nhưng họ đã thành công. "Nhờ thành công nên hôm nay tôi tin rằng trách nhiệm của chúng tôi là phải đi khắp nơi trên thế giới để khích lệ mọi người qua tấm gương của mình," Homen nói. "Nhưng tuỳ thuộc vào chế độ của mỗi nhân dân. Mỗi khu vực đều khác nhau."

After I leave Homen’s office, I go to see the designer of the fist. In the newspaper that same day, I spotted a photograph of an Egyptian woman carrying the Otpor fist around Tahrir Square, and I ask Duda Petrovic, who is now 37 and a father of two, how he feels about creating such a powerful image.

Sau khi tôi rời văn phòng của Homen, tôi đi gặp người thiết kế lô gô nắm đấm. Cũng ngày hôm ấy tôi nhìn thấy trên báo bức hình chụp một người phụ nữ Ai Cập mang nắm đấm Otpo đi quanh Quảng trường Tahrir, và tôi hỏi Duda Petrovich, bây giờ 37 tuổi và cha của hai con, anh cảm tưởng ra sao khi đã tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ như thế.

“I never knew it would be so important,” he says, stubbing out a cigarette and reaching for another. “I drew it not out of ideals, but because I was in love with the Otpor girl who asked me to do it.” No one went into revolution for money or fame. Petrovic didn’t copyright his fist design, which sells on websites in the US, on T-shirts, mugs, posters.

"Tôi nào có ngờ nó sẽ trở thành quan trọng đến như vậy," anh vừa nói vừa dụi tàn thuốc và đưa tay với lấy điếu khác. "Tôi vẽ nó không phải vì lý tưởng, mà vì tôi yêu cô gái trong nhóm Otpor người đã nhờ tôi vẽ." Không ai dấn thân vào cách mạng vì tiền hay danh vọng. Petrovich đã không đăng ký bản quyền thiết kế nắm đấm của anh, hiện nay hình ảnh ấy đang rao bán trên các trang mạng ở Mỹ, được in trên áo, trên ly tách, áp phích".

“I’m too lazy to sue,” he says. “And I gave it to my best friends. And now it’s used to make freedom. How could I charge for that?”

"Tôi làm biếng kiện cáo," anh tâm sự. "Hơn nữa tôi vẽ nó cho các bạn thân nhất của mình. Và bây giờ hình ảnh ấy được dùng để tranh đấu cho tự do. Ai đời lại đi tính tiền chuyện ấy."

Like everyone I spoke to, Petrovic says Otpor changed his life. “Everything was grim and grey in Serbia. War. Inflation. Sanctions,” he says. “And suddenly out of nowhere came this energy. It’s a beautiful story. It’s the story of my life.”

Giống như những người tôi có dịp trò chuyện, Petrovich cho biết Otpor đã thay đổi đời mình." Trước đây ở Serbia mọi thứ đều thê lương u ám. Nào chiến tranh, lạm phát, nào bị trừng phạt," anh nói." Rồi bất ngờ bỗng dưng xuất hiện sinh lực này. Thật là một câu chuyện đẹp. Một câu chuyện của đời mình."

I remember those victorious days well. I landed at Belgrade airport during the height of the demos and turned on my mobile phone. A message popped up about Milosevic – Gotov je – he’s finished. I laughed because I knew it was from the Otpor kids. I got 10 more messages in the next half hour, all the same. Gotov je.

Tôi cũng nhớ những ngày chiến thắng ấy. Tôi đến phi trường Belgrade vào lúc cao điểm của các cuộc biểu tình và mở điện thoại di động. Hiện lên là tin nhắn về Milosevich -Gotov je -đời y tàn rồi. Tôi bật cười vì tôi biết tin nhắn từ bọn nhóc Otpor. Nửa giờ sau tôi nhận hơn 10 tin nhắn nữa, vẫn cùng nội dung. Gotov je.

After they had forced Milosevic from power, Otpor’s leaders received requests for help from democracy activists in other countries. But eventually Otpor fizzled out as a political party, and Djinovic and Popovic decided to establish Canvas, which sees itself as an educational institution.

Sau khi họ buộc Milosevich rời bỏ quyền lực, các nhà lãnh đạo Otpor nhận được những lời kêu gọi mong được giúp đỡ từ các nhà hoạt động dân chủ ở nhiều nước khác. Nhưng cuối cùng trong vai trò đảng chính trị Otpor tàn lụi dần, nên Djinovic và Popovic quyết định thành lập Canvas, xem nó như là một tổ chức giáo dục

Their training works as follows: activists will hear about Canvas (“It’s a small world, the world of non-violent struggle,” says one worker) and come to Belgrade. In 2009, Mohamed Adel was already working in Cairo with the April 6 movement, but felt he was stagnating. He had seen a pirated copy of Bringing Down a Dictator, a 2001 documentary depicting Otpor’s work, and contacted the Serbs. He spent a few weeks training in Belgrade in April 2009, using “power graphs” (invented by Djinovic) to demonstrate how to spot weakness in government (in the case of Egypt, it was military), how to target media and other institutions, and how to respond with non-violence.

Công việc giảng dạy của họ như sau: các nhà hoạt động dân chủ sẽ nghe tiếng Canvas (" Đây là một thế giới nhỏ, thế giới của đấu tranh bất bạo động," một nhân viên nhận xét) và đến Belgrade. Vào năm 2009, Mohamed Adel đang hoạt động với phong trào ngày 6 tháng 4 ở Cairo, nhưng cảm thấy bế tắc. Anh đã xem cuốn băng lậu Đánh Gục Nhà độc tài, một cuốn phim tài liệu thực hiện vào năm 2001 mô tả cuộc đấu tranh của Otpor, liền liên lạc với những người Serbia. Anh theo học vài tuần ở Belgrade vào tháng Tư năm 2009, học xử dụng "biểu đồ quyền lực" (do Djinovic nghĩ ra) để tìm ra điểm yếu trong chính quyền (trong trường hợp Ai Cập, điểm yếu ấy là quân đội), làm thế nào nhắm vào truyền thông và các thể chế khác, và làm thế nào để đối phó lại bằng bất bạo động.

When Adel returned to Cairo, he brought more copies of Bringing Down a Dictator subtitled in Arabic, and the Canvas textbooks. He then passed on the word. Shortly before the fall of Mubarak, a pamphlet largely modelled on the Canvas teachings was printed in Cairo, the main point being, as Popovic points out, “to fraternise with police and maintain non-violent discipline”.

Khi Adel về lại Cairo, anh mang theo nhiều cuốn phim Đánh Gục Nhà độc tài kèm phụ đề tiếng Ả Rập, cùng nhiều sách giáo khoa Canvas. Rồi anh phổ biến rộng rãi ra. Ngay trước khi Mubarak sụp đổ, truyền đơn mà chủ yếu dựa theo những điều giảng dạy của Canvas được in ra ở Cairo, nội dung chính là, như Popovic chỉ ra, " kết thân với cảnh sát và duy trì sự tuân thủ bất bạo động".

“It took Gandhi 30 years to overthrow the regime; it took us 10 years; it took the Tunisians a month and a half; and it took the Egyptians 19 days,” says Popovic. “This is democratic blitzkrieg.”

"Gandhi phải mất 30 năm để lật đổ chế độ; chúng tôi mất 10 năm; người Tunisia mất một tháng rưỡi; và người Ai Cập mất 19 ngày," Popovic nói. "Đây quả thật là trận đánh thần tốc của dân chủ."

Later that day, we head to Belgrade University to see the department they are setting up where graduate students will be able to study for an MA in strategy and methods of non-violent social change. Popovic, a visiting professor, drives me to the campus in his cluttered green Mercedes with the licence plate 007.

Sau đó trong ngày hôm ấy, chúng tôi đến trường đại học tổng hợp Belgrade để thăm quan phân khoa họ đang thiết lập nơi những sinh viên sau đại học có thể theo học để lấy bằng thạc sĩ về môn chiến lược và các phương pháp thay đổi xã hội bằng bất bạo động. Popovic, giáo sư thỉnh giảng ở đấy, đưa tôi đến truờng trong chiếc xe Mercedes màu xanh ngổn ngang đồ đạc mang biển số 007.

A friend told me she saw Popovic recently at a friend’s birthday party and he spent the whole night in front of the TV watching the Egyptian demos with a huge smile on his face. When it works, it really works, he tells me.

Một chị bạn kể tôi nghe chị mới đây thấy Popovic tại buổi tiệc sinh nhật của một người bạn và suốt buổi tối ở đấy anh cứ ngồi trước ti vi theo dõi các cuộc biểu tình ở Ai Cập với nụ cười nở rộng trên mặt. Anh nói với tôi một khi thành công là thành công thật sự.

But it’s not the usual career choice: revolutionary. Stuck in the usual heavy Belgrade traffic, I ask him why he does it, spending one-third of the year travelling to remote locations to train activists. Growing up, the child of two journalists, Popovic said he wanted to travel around the world making films about fish. He’s uncharacteristically quiet for a moment while he thinks about his response.

Nhưng đấy là sự chọn lựa nghề nghiệp không bình thường: nhà cách mạng. Lúc bị kẹt trong dòng xe cộ dày dặc thường lệ, tôi hỏi anh tại sao anh đeo đuổi nghề cách mạng ấy, tại sao dành một phần ba của năm lặn lội đến tận những nơi xa xăm để giảng dạy những nhà hoạt động dân chủ. Là người trong gia đình có cha mẹ làm nghề báo, anh từng tâm sự khi lớn lên anh đã muốn đi vòng quanh thế giới để thực hiện những bộ phim về cá. Trái với thường lệ anh trầm tư một lát trong khi suy nghĩ câu trả lời.

“Working with activists is the best job on the planet,” he says. “These risk-takers – people who are not thinking of themselves, but of the lives of their children or future generations…” He cuts up two cars as he moves into the fast lane. “I can’t tell you how much I love it. Seeing people move from fear to enthusiasm, from helplessness to commitment … it’s awesome.”

"Làm việc với các nhà hoạt động dân chủ là công việc tốt đẹp nhất trên hành tinh, " anh đáp." Những người này sẵn sàng chấp nhận biết bao rủi ro -họ không nghĩ về bản thân, mà nghĩ về cuộc đời của con cái họ hay cuộc đời của những thế hệ tương lai..." Anh cắt ngang hai xe khi anh chạy vào làn đường cao tốc. " Tôi không thể nói cho chị hiểu được tôi yêu công việc này biết bao nhiêu. Thấy những người chuyển từ sợ hãi sang say mê, từ tuyệt vọng sang quyết tâm ...thật tuyệt vời."

HOW TO TOPPLE A DICTATOR PEACEFULLY

Five tips from Canvas

1. Do your homework: analyse the pillars of support you want to pull on your side (“pillars” refer to institutions and organisations that are crucial for non-violent social change)

2. Come out with a clear vision and your strategy for your struggle – and don’t listen to foreign advice

3. Build a unity within a movement – unity of purpose, unity of people and unity within the organisation

4. Maintain non-violent discipline – one single act of violence can destroy the credibility of your struggle

5. Keep on the offensive, pick the battles you can win and make sure you know when and how to proclaim the victory

Làm thế nào lật đổ nhà độc tài một cách ôn hoà

Năm lời khuyên của Canvas:

1. Hãy nghiên cứu kỹ: tức phân tích những trụ ủng hộ ta muốn kéo về phía ta ("những trụ" ở đây có nghĩa là những thể chế và tổ chức rất quan trọng cho sự thay đổi xã hội bằng bất bạo động)

2. Đề ra một viễn kiến rõ ràng cùng với chiến lược cho cuộc đấu tranh -đừng lắng nghe lời khuyên từ nước ngoài

3. Xây dựng sự đoàn kết trong phong trào -đoàn kết về mục đích, đoàn kết trong nhân dân, và đoàn kết trong tổ chức

4. Duy trì sự tuân thủ bất bạo động - một hành động bạo động thôi có thể lam mất đi uy tín của cuộc đấu tranh

5. Luôn luôn ở thế tấn công, hãy chọn những trận đánh ta có thể thắng và chắc chắn ta biết khi nào và làm thế nào công bố chiến thắng


Translated by Trần Quốc Việt

www.ft.com/cms/s/2/0ad005b4-5043-11e0-9ad1-00144feab49a.html


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn