MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, December 8, 2011

A Shift from the Middle East to the Pacific CHUYỂN TỪ TRUNG ĐÔNG ĐẾN THÁI BÌNH DƯƠNG

A Shift from the Middle East to the Pacific

CHUYỂN TỪ TRUNG ĐÔNG ĐẾN THÁI BÌNH DƯƠNG

Christopher Hill

2011-11-29

Christopher Hill

29-11-2011

DENVER – For two years, President Barack Obama’s administration has tried to convey a narrative in which it is winding up wars in Southwest Asia and turning America’s attention to its longer-term – and arguably more important – relationships in East Asia and the Pacific. In recent months, that narrative has gained the virtue of actually being true.

DENVER - Trong hai năm qua, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã cố gắng chuyển tải một câu chuyện trong đó, để kết thúc (winding up) những cuộc chiến tranh ở Tây Nam Á và chuyển sự chú ý của Mỹ đến một mục tiêu dài hạn hơn - và mục tiêu này được cho là quan trọng hơn - các mối quan hệ ở Đông Á và Thái Bình Dương. Trong những tháng gần đây, cho thấy rằng mục tiêu này đã đạt được kết quả thực sự.

Now, the task will be to balance the need for responsible military drawdowns in Iraq and Afghanistan with a responsible buildup of activities in East Asia. And that means putting to rest fears that the United States is gearing up for confrontation with China.

Bây giờ, nhiệm vụ sẽ được cân bằng nhu cầu phải giải giáp quân đội làm nhiệm vụ ở Iraq và Afghanistan để xây dựng nhiệm vụ quân đội cho các hoạt động ở Đông Á. Và điều đó có nghĩa là đặt phần còn lại của thế giới vào sự lo ngại rằng Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Obama’s decision to break off talks with Iraq’s government for a new agreement on the status of US forces there means that, after eight years, those troops are finally coming home (perhaps in time for Christmas). Since US politics no longer stops at the water’s edge, Obama’s decision was greeted with howls of derision by those who argued that he was “uncommitted” to the Iraq venture and somehow did not make his best effort to keep troops there. Never mind that Vice President Joe Biden, the chief negotiator, traveled to Iraq more times than any senior US leader has traveled to any previous war zone.

Quyết định của Obama là để phá vỡ các cuộc đàm phán với chính phủ Iraq cho một thỏa thuận mới về tình trạng của quân đội Hoa Kỳ có nghĩa là, sau tám năm, những binh sĩ đó cuối cùng đã trở về nhà (có lẽ trong thời điểm Giáng sinh năm nay). Kể từ khi nền chính trị Mỹ đang đứng trên bờ vực, quyết định của Obama được chào đón bằng sự chế nhạo của những người ủng hộ rằng ông đã "không có trách nhiệm" với tình hình ở Iraq và bằng cách nào đó đã không có những nỗ lực tốt nhất để giữ cho quân đội ở lại Iraq. Chưa bao giờ mà chúng ta có thể nghĩ rằng Phó Tổng thống Joe Biden, trưởng đoàn đàm phán phải đi tới Iraq nhiều lần hơn bất kỳ nhà lãnh đạo cấp cao nào của Mỹ đã đi đến bất kỳ những khu vực chiến tranh trước đó.

Nonetheless, critics claimed that Obama’s administration had offered up Iraq to the Iranians. The “proof” was that Iraq’s Shia prime minister, Nouri al-Maliki – a leader who may be called many things, but certainly not pliable or pliant – did not deliver the rest of the country’s political class to an agreement.

Tuy nhiên, các nhà phê bình đã quả quyết rằng chính quyền Obama đã tạo điều kiện để Iraq đến với người Iran. "Bằng chứng" là Thủ tướng đượng nhiệm theo dòng Hồi giáo Shia(*) của Iraq - Nouri al-Maliki - đã không tìm thấy sự thỏa thuận với các nhóm chính trị khác ở Iraq. Maliki là một nhà lãnh đạo có thể được gọi là đã làm được nhiều việc, nhưng chắc chắn không mềm dẻo hoặc không dễ uốn nắn.

Early in the process, Maliki signaled two points to his American guests: he would like to see a continuing US troop presence in Iraq, but was unwilling to bear the entire political burden. He expected support from other Iraqi politicians; none came.

Mới đây, Maliki đã thông báo hai điểm với người Mỹ: ông muốn thấy một sự hiện diện của quân đội Mỹ tiếp tục ở Iraq, nhưng ông lại không sẵn sàng chịu toàn bộ gánh nặng chính trị. Ông mong đợi sự hỗ trợ từ các chính trị gia Iraq khác; nhưng không có ai ủng hộ ông.

Sunni leaders, who tend to be grouped under the banner of the Iraqi National Party, Iraqiya, made clear that they would not support the continuation of US troops on Iraqi soil, denying Maliki the backing that he needed to forge a broad-based coalition. Sunni leaders have often expressed support for US forces’ presence in their country, but also believe that Iraq should no longer be a host to foreign troops. Polling data in Iraq, such as they are, reveal strong sentiments of the same kind: Iraqis appreciate US forces and what they have done, but nonetheless want them to leave.

Các nhà lãnh đạo dòng Hồi giáo Sunni, những người có xu hướng đứng dưới ngọn cờ của Đảng Quốc gia Iraq (INP: Iraq’s national party) - Iraqiya - họ cho thấy rõ là họ sẽ không ủng hộ sự có mặt của quân đội Mỹ trên đất Iraq, quay lưng với Maliki để tạo ra một liên minh rộng rãi. Các nhà lãnh đạo Sunni thường bày tỏ sự ủng hộ cho sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại đất nước của họ, nhưng cũng tin rằng Iraq không còn phải là một nơi có sự hiện diện của quân đội nước ngoài. Theo kết quả bỏ phiếu tại Iraq các nhà lãnh đạo dòng Sunni đã bày tỏ một thái độ giống nhau một cách mạnh mẽ là: Iraq đánh giá cao lực lượng Hoa Kỳ và những gì Hoa Kỳ đã làm cho Iraq, nhưng dù sao cũng muốn Hoa Kỳ rời khỏi Iraq.

The American writer Mark Twain once said: “Do the right thing. It will gratify some people and astonish the rest.” Indeed, Iraq’s implacable anti-American radicals are now both astonished and confused. Iraq’s Sunni and Shia extremists agree on little, but one point of unison had been that the Americans would never leave their country voluntarily. Yet that is what is happening today.

Như nhà văn Mỹ Mark Twain đã từng nói: "Hãy làm điều đúng đắn. Nó sẽ làm vừa lòng một số người và làm kinh ngạc phần còn lại". Thật vậy, ngày nay việc chống lại Hoa Kỳ theo kiểu không đội trời chung một cách triệt để của các nhóm chính trị Iraq làm chúng ta ngạc nhiên và lúng túng. Cả 2 dòng Hồi giáo Sunni và Shia cực đoan ở Iraq đồng thuận thì ít, nhưng cùng một quan điểm chung rằng người Mỹ sẽ không bao giờ rời khỏi đất nước Iraq một cách tự nguyện. Tuy nhiên, đó là những gì đang diễn ra ngày hôm nay.

Whether Americans will ever return to Iraq for exercises and training missions that exceed the scope of embassy-sponsored security-assistance initiatives remains to be determined. Iraq needs continued training programs to manage its airspace, and its land forces must still overcome the Soviet model of massed artillery and armored formations. But potential future missions, if they materialize, would be understood as emanating from a sovereign Iraqi decision, not as making a virtue out of a fact on the ground.

Cho dù người Mỹ sẽ ở lại Iraq cho những nhiệm vụ huấn luyện và đào tạo vượt quá phạm vi những sáng kiến hỗ trợ ​​an ninh do Đại sứ quán tài trợ vẫn được công nhận. Iraq cần tiếp tục chương trình đào tạo quản lý không phận, và bộ binh vẫn còn phải vượt qua mô hình pháo binh đông đảo và đội hình xe bọc thép của Liên Xô. Tuy nhiên, những nhiệm vụ tiềm năng trong tương lai, nếu Hoa Kỳ hiện thực, sẽ được hiểu là bắt nguồn từ một quyết định của chính quyền Iraq, mà không phải là của nước khác.

And so, with America’s withdrawal from Iraq paving the way for the administration’s tectonic policy shift on Asia, Obama and Secretary of State Hillary Clinton headed west, confident that they would have a smooth journey. They did not.

Và như vậy, với sự giải trừ quân bị của Mỹ ở Iraq sẽ mở đường cho sự thay đổi chính sách kiến ​​tạo của chính quyền Hoa Kỳ ở châu Á, TT Obama và Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton nhìn về hướng tây, tự tin rằng họ sẽ có một cuộc hành trình trơn tru. Nhưng họ đã không đạt được như vậy.

To the extent that Americans regard any foreign-policy speech as having relevance to their lives, Obama’s economic message at the Asia-Pacific Economic Cooperation meeting in Hawaii was on message and on target: jobs, jobs, jobs.

Trong thời kỳ mà người Mỹ coi bất kỳ bài phát biểu chính sách đối ngoại nào cũng có liên quan đến cuộc sống của họ, thông điệp kinh tế của Obama tại cuộc họp hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Hawaii là thông điệp nhằm vào mục tiêu: việc làm, việc làm, và việc làm.

But, soon after, when Obama arrived in Australia and Clinton landed in the Philippines, what looked like a clean narrative about the economy abruptly unraveled: Obama promised his Australian hosts that the US would station fewer than a brigade of US Marines in far-off Darwin to train and exercise. No one could possibly believe that this step would be sufficient to allay whatever concerns the Obama administration and America’s Asian allies have about China’s growing military power, but that is how the US press played it.

Tuy nhiên, ngay sau khi Obama đến Úc và Clinton đáp xuống Philippines, thì câu chuyện về kinh tế được làm sáng tỏ nhanh chóng: Obama hứa với Úc rằng Mỹ sẽ chỉ đồn trú ít hơn một lữ đoàn thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ ở vùng Darwin xa xôi để đào tạo và huấn luyện. Không ai có thể tin rằng nước cờ này đủ để xoa dịu từ bất cứ điều gì liên quan đến chính quyền Obama và các đồng minh châu Á của Mỹ về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, nhưng đó là cách Mỹ gây sức ép trong cuộc chơi.

When combined with Clinton’s crowd-pleasing appearance on a warship in Manila Bay, and her use of the term “West Philippine Sea,” the economic narrative stood little chance. The new storyline was that the US had started pulling out of Southwest Asia for the purpose of confronting China. Even the administration’s deft and courageous move to send Clinton to Burma, following Burmese opposition leader Aung San Suu Kyi’s release from detention and decision to rejoin the political system, was portrayed as another effort to poke China in the eye.

Khi kết hợp với sự hài lòng của đám đông khi bà Clinton xuất hiện trên một tàu chiến ở vịnh Manila, và bà sử dụng thuật ngữ "Biển Tây Philippine" (West Philippine Sea), nó nói lên rằng câu chuyện kinh tế có rất ít cơ hội trong cuộc chơi này. Cốt truyện mới được viết ra rằng, Hoa Kỳ đã bắt đầu rút khỏi Tây Nam Á để cho mục đích đối đầu với Trung Quốc ở Đông Á. Ngay cả sự chuyển hướng khéo léo và dũng cảm của chính quyền Hoa Kỳ bằng cuộc viếng thăm Miến Điện của bà Clinton, sau khi chính quyền Miến Điện phóng thích lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi bị giam giữ và quyết định tham gia lại hệ thống chính trị của bà Kyi, nó được miêu tả như là một cú thúc mạnh cùi chỏ vào mắt Trung Quốc.

America’s reengagement in the Asia-Pacific region is welcome and overdue. Some of America’s partners in that part of the world ask very little, except for the US to pay attention now and again, attend meetings, and respect their consensual approach to problem solving. Just showing up, as the old aphorism goes, is half of life. In the Asia-Pacific region, it is sometimes even more than that.

Sự quay lại của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương được chào đón nồng hậu và được cho là quá chậm. Một số đối tác của Mỹ ở đây rất ít đòi hỏi, ngoại trừ bây giờ là việc Mỹ phải quan tâm và tiếp tục tham dự các cuộc họp, và tôn trọng phương pháp tiếp cận đồng thuận của họ để giải quyết vấn đề. Như câu tục ngữ xưa, chỉ cần cho thấy một nửa của sự thật (Just showing up is half of life). Nhưng đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí đôi khi cần nhiều hơn thế.

But reengagement will come at too high a cost if it is widely seen as a path to confrontation with China, rather than overdue attention to everyone else. The US and the Asia-Pacific countries need to maintain productive relationships with China, which is becoming more complicated for everyone as China plunges into a period of internal introspection about its future.

Nhưng sự quay lại của Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi một chi phí quá cao nếu nó được xem như là một cuộc đối đầu với Trung Quốc, chứ không phải là sự quan tâm quá chậm trễ đến với các nước khác trong khu vực này. Mỹ và các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần duy trì các mối quan hệ sản xuất với Trung Quốc, việc mà nó ngày càng trở nên phức tạp đối với mọi người Trung Quốc, vì nó đã làm người Trung Quốc phải bỏ thời gian để tự xem xét về tương lai tình hình nội bộ của đất nước họ.

How China emerges from this process, and how it behaves in its neighborhood – and globally – will determine much about what the world will look like in the medium and long term. We need to avoid creating self-fulfilling prophecies that stem from our deepest fears.

Cái cách mà Trung Quốc nổi lên từ việc quay lại châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, và cách mà Trung Quốc cử xử với các nước láng giềng và trên toàn cầu sẽ quyết định nhiều về những gì thế giới sẽ như thế nào trong trung và dài hạn. Chúng ta cần phải tránh tạo ra những lời tiên tri mà tự nó có khả năng hiện thực (self fulfilling prophecies) xuất phát từ những lo ngại sâu sắc nhất của chúng ta.

Christopher R. Hill, former US Assistant Secretary of State for East Asia, was US Ambassador to Iraq, South Korea, Macedonia, and Poland, US special envoy for Kosovo, a negotiator of the Dayton Peace Accords, and chief US negotiator with North Korea from 2005-2009. He is now Dean of the Korbel School of International Studies, University of Denver.

Christopher R. Hill, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ của khu vực Đông Á, Đại sứ Mỹ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, Ba Lan, đặc phái viên của Mỹ cho Kosovo, một nhà đàm phán Hiệp định Hòa bình Dayton, và Trưởng đoàn đàm phán Mỹ với Bắc Triều Tiên từ 2005-2009. Ông hiện là Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Korbel, thuộc Đại học Denver – bang Colorado – Hoa Kỳ (Korbel School of International Studies, University of Denver).


(*) Đạo Hồi phân chia thành 2 dòng Hồi giáo Sunni và Shia ở trên thế giới sau khi nhà tiên tri sáng lập ra đạo Hồi là Mohammed tạ thế mà không di chúc cho người nối nghiệp. Hiện nay đạo Hồi là đạo lớn thứ hai trên thế giới với hơn 1,3 tỷ người theo, và đang phát triển ngày càng mạnh. Tuy rằng dòng Sunni là dòng có số người theo lớn nhất chiếm gần 90%, nhưng ở Iran và Iraq thì số đông theo dòng Shia.




Translated by BS Hohai

http://www.project-syndicate.org/commentary/hill12/English

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn