MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, December 8, 2011

刘逸明:中国公民的游行示威权将得到尊重?Quyền biểu tình của công dân Trung Quốc sẽ được tôn trọng?


刘逸明:中国公民的游行示威权将得到尊重?

Quyền biểu tình của công dân Trung Quốc

sẽ được tôn trọng?

作者:刘逸明

27-11-2011

Lưu Dật Minh

27-11-2011

最近,有两起发生在广东的游行示威事件受到了海内外舆论的广泛关注。在事件发生后,官方媒体不再像以前那样,将此类事件斥为不明真相的群众被别有 有心的人煽动的群体事件,而是在第一时间给予了正面报道。很多人在看到舆论的反应以及警方在当时的表现时,纷纷对这种新现象给予了肯定。

Gần đây, có hai vụ tuần hành biểu tình xảy ra ở Quảng Đông đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của dư luận trong và ngoài nước. Sau khi vụ việc xảy ra, truyền thông chính thức đã không còn như trước đây là lên án những vụ việc loại này là những sự kiện cộng đồng, mà quần chúng do không hiểu rõ sự thật đã bị những người có dụng ý riêng kích động, mà đã đưa ra những bản tin xác thực ngay từ giờ đầu. Rất nhiều người khi thấy phản ứng của dư luận cùng những biểu hiện khi ấy của cảnh sát, đã sôi nổi đưa ra sự khẳng định cho hiện tượng mới này.

中国明显是一个有《宪法》而无宪政的国度,中国的《宪法》除了一小部分的条款不符合现代法治精神之外,其中相当部分条款尤其是关于公民权利和自由 的条款还是值得肯定的。如《宪法》第三十五条明确规定:中华人民共和国公民有言论、出版、集会、结社、游行、示威的自由,可见,游行示威权是《宪法》赋予 公民的权利。

Trung Quốc rõ ràng là một đất nước có “Hiến pháp” mà không có chính thể lập hiến, “Hiến pháp” của Trung Quốc ngoài một số ít những điều khoản không còn phù hợp với tinh thần pháp trị hiện thời, đa số những điều khoản đó, nhất là những điều khoản về quyền lợi và tự do của công dân, vẫn còn phải được khẳng định thêm. Như Điều 35 trong “Hiến pháp” đã qui định rõ: Công dân nước CHND Trung Hoa có quyền tự do ngôn luận, xuất bản, hội họp, lập hội, tuần hành, biểu tình. Có thể thấy, quyền tuần hành biểu tình là quyền lợi mà “Hiến pháp” đã trao cho công dân.

1989发生在北京以及其它城市的民主运动,学生和市民上街要求中共当局实行民主和惩治官员腐败,那可以说是对《宪法》中游行示威权的践行。 然而,在六四大屠杀之后的198910月,当局便颁布了《集会游行示威法》,从其中的一些条款看,该法显然是在剥夺公民的游行示威权,明显违宪。

Trong phong trào dân chủ xảy ra ở Bắc Kinh cùng các thành phố khác vào năm 1989, học sinh cùng với người dân đã xuống đường yêu cầu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thực thi dân chủ và trừng trị những quan chức hủ bại, đó có thể nói là sự thực thi quyền tuần hành biểu tình trong “Hiến pháp”. Tuy nhiên, tháng 10 năm 1989, sau vụ đại thảm sát “4 tháng 6”, chính quyền liền ban bố luôn “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình”, nếu xét từ một số điều khoản trong đó, thì luật này hiển nhiên là đang tước bỏ quyền tuần hành biểu tình của công dân, vi hiến một cách rõ ràng.

《集会游行示威法》第二十三条第一款规定:在全国人民代表大会常务委员会、国务院、中央军事委员会、最高人民法院、最高人民检察院的所在地周边距 离十米至三百米内,不得举行集会、游行、示威。这显然是在给予权力机构以特权,并基本上等于限制了公民的游行示威权,因为大规模的游行示威必然会波及这些 权力机构。

Khoản 1, điều 23 trong “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” qui định: Không được tổ chức hội họp, tuần hành, biểu tình trong khoảng cách từ 10m đến 300m xung quanh các trụ sở Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, Quốc Vụ viện, Ủy ban Quân sự Trung ương, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đây hiển nhiên là đã ban đặc quyền cho các cơ quan quyền lực, đồng thời về cơ bản chẳng khác nào đã hạn chế quyền tuần hành biểu tình của công dân, bởi đương nhiên những cuộc tuần hành biểu tình qui mô lớn sẽ phải lan tới những cơ quan quyền lực này.

有法律界人士认为,《集会游行示威法》只强调了举行集会、游行、示威的法律责任,而未能同时强调如何保护举行集会、游行、示威公民权利和生命安 全。该法的立法目的显然是为了保护权力机构的安全和阻止公民游行示威。这样的法律与其叫做集会游行示威法,倒不如叫做禁止集会游行示威法

Có người thuộc giới luật cho rằng, “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” chỉ nhấn mạnh đến trách nhiệm luật pháp của việc tổ chức hội họp, tuần hành, biểu tình, mà chưa nhấn mạnh đến việc bảo vệ quyền lợi và sự an toàn tính mệnh của công dân khi tổ chức hội họp, tuần hành, biểu tình ra sao. Mục đích lập pháp của luật này hiển nhiên là để bảo vệ sự an toàn cho các cơ quan quyền lực và ngăn cản công dân tuần hành biểu tình. Luật pháp cùng với cái gọi là “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” như vậy thì thà rằng gọi là “Luật cấm Hội họp Tuần hành Biểu tình” còn hơn.

另外,《集会游行示威法》第七条规定:举行集会、游行、示威,必须依照本法规定向主管机关提出申请并获得许可。可见,只要是未经批准的游行示威, 无疑都会被视为非法行动,警方可以以此为由抓人。事实上,在六四之后和广东这两次游行示威以前,除却有数的几次反对外国的民族主义游行示威得到官方默 许或支持外,其它游行示威警方从来都不曾批准过,甚至在很多时候,有维权人士事先提出申请,游行示威尚未开始,组织者就会被警方控制或抓捕。

Ngoài ra, Điều 7 “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” qui định: Tổ chức hội họp, tuần hành, biểu tình phải xin phép, đồng thời được sự chấp thuận của các cơ quan chủ quản theo quy định của luật này. Có thể thấy, chỉ cần tuần hành biểu tình mà chưa được phép thì chắc chắn sẽ bị coi là hành động phi pháp, cảnh sát có thể dùng đó làm cái cớ để bắt người. Thực ra, sau vụ “4 tháng 6” và trước khi xảy ra hai cuộc tuần hành biểu tình ở Quảng Đông lần này, ngoài một vài cuộc tuần hành biểu tình mang tính chủ nghĩa dân tộc phản đối nước ngoài được sự cho phép ngầm hoặc ủng hộ chính thức ra, cảnh sát chưa từng phê chuẩn một cuộc tuần hành biểu tình nào khác, thậm chí có rất nhiều lần, các nhà hoạt động nhân quyền đã xin phép trước, nhưng khi cuộc tuần hành biểu tình còn chưa bắt đầu, thì người tổ chức đã bị cảnh sát khống chế hoặc bắt giữ.

正因为《集会游行示威法》最大限度地限制了公民行使集会、游行、示威的权利,所以,在很多人看到广东这两次游行示威能顺利进行时,纷纷对广东当局 这种开明举动拍手叫好。据消息人士在网上透露,两次游行示威之所以能获准,是因为得到了广东省委书记汪洋的特批。虽然该消息无法证实,但这种可能性还是 存在的,因为在中共高层当中,汪洋是少有的开明官员。

Chính vì “Luật Hội họp Tuần hành Biểu tình” đã hạn chế tối đa quyền lợi hội họp tuần hành biểu tình của công dân, cho nên, khi nhiều người nhìn thấy hai cuộc tuần hành biểu tình ở Quảng Đông lần này được tiến hành một cách thuận lợi, liền đua nhau vỗ tay khen ngợi động thái cởi mở này của chính quyền Quảng Đông. Theo nguồn tin được tiết lộ từ cư dân mạng, sở dĩ hai cuộc tuần hành biểu tình lần này được cho phép, là vì đã được sự phê chuẩn đặc cách của Uông Dương, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông. Tuy tin này không thể kiểm chứng, nhưng khả năng này là có thể, bởi vì trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uông Dương là một trong số các quan chức cởi mở ít ỏi.

这两次游行示威事件当中,最引人注目的是1118发生在广州花都区的民工讨薪游行示威,此次游行示威未不仅未遭遇警方的弹压,反而还得到了 警方的大力支持。据《南方都市报》报道,在当天中午12时左右,花都建设北路有数百民工喊着口号游行示威,还打出横幅还我血汗钱我要吃等。有 车沿途开路护航,疏导交通,但公交巴士要改道,交通一度堵塞。

Trong số hai cuộc tuần hành biểu tình lần này, điều khiến người ta chú ý nhất là cuộc tuần hành biểu tình đòi tăng lương của công nhân khu Hoa Đô, Quảng Châu, xảy ra vào ngày 18 tháng 11, cuộc tuần hành biểu tình này không những không bị cảnh sát đàn áp, mà trái lại còn được sự hỗ trợ mạnh mẽ của cảnh sát. Theo tin từ “Nam phương đô thị báo”, khoảng 12 giờ trưa ngày hôm đó, trên Kiến thiết Bắc lộ ở khu Hoa Đô có hàng trăm công nhân đi tuần hành biểu tình, miệng hô khẩu hiệu, giương cả băng rôn với các dòng chữ “Trả lại đồng tiền máu và mồ hôi cho tôi”, “Tôi muốn được ăn”… Có cả xe cảnh sát đi theo hộ tống mở đường, phân luồng giao thông, nhưng do xe buýt phải đổi hướng đi nên đã gây ách tắc giao thông mất một thời gian.

这种景象简直是破天荒,此事一经媒体报道,便引发了网民的热议,不少人在网上留言表,警方为公民游行示威讨薪开路护航是很大的进步,树立了警察 的正面形象。不仅这次花都游行和1121日广东陆丰乌坎村发生的农民抗议非法征地示威都得到尊重,而且网民在微博上发布的有关消息和照片也未被删除。

Cảnh tượng ấy quả là xảy ra lần đầu tiên, việc này vừa được truyền thông đưa tin, đã gây sốt cho cư dân mạng ngay. Không ít người bày tỏ trên mạng rằng việc cảnh sát mở đường cho công dân tuần hành biểu tình đòi tăng lương là một tiến bộ rất lớn, đã tạo dựng nên được hình ảnh tích cực của cảnh sát. Không chỉ cuộc tuần hành ở Hoa Đô lần ấy và cuộc tuần hành của nông dân phản đối việc trưng thu đất đai phi pháp xảy ra ở thôn Ô Khảm, Lục Phong, Quảng Đông ngày 21 tháng 11 đều được tôn trọng, mà cả những tin tức và hình ảnh có liên quan được cư dân mạng đưa lên blog cá nhân cũng chưa bị xóa.

当然,有的网民认为花都的这次民工游行示威之所以得到警方的支持,是因为民工们反的不是政府而是企业老板。如果单单只是这一件事件,我们完全可以 这种解读,但是,一旦联系起之后乌坎村发生的抗议非法征地的反政府游行示威,就不能不为广东当局的这种敢为天下先的举动叹了。虽然暂时不清楚这两次游 行示威是否在事前提出申请并得到官方的批准,但从官方的处理方式上看,这显然是在传递一种友善的信号。

Tất nhiên, có những cư dân mạng cho rằng, sở dĩ cuộc tuần hành biểu tình của công nhân lần này ở Hoa Đô được sự hỗ trợ của cảnh sát là bởi vì đối tượng công nhân chống đối không phải là chính phủ mà là chủ doanh nghiệp. Nếu chỉ có mỗi một mình vụ việc ấy, thì chúng ta hoàn toàn có thể lý giải theo kiểu này, nhưng khi xâu chuỗi với cuộc tuần hành biểu tình phản đối việc trưng thu đất đai phi pháp xảy ra ở thôn Ô Khảm tiếp sau đó, thì không thể không thán phục trước động thái dám đi trước cả thiên hạ của chính quyền tỉnh Quảng Đông. Tuy tạm thời vẫn chưa rõ hai cuộc tuần hành biểu tình lần này đã xin phép trước và được sự phê chuẩn hay chưa, nhưng nếu nhìn nhận từ cách thức xử lý của chính quyền, thì đây hiển nhiên là một tín hiệu tốt lành đang được lan truyền.

2008年底《零八宪章》问世之后,当局对于维权活动以及敏感人士的控制日益加强,到刘晓波获得诺贝尔和平奖和中东、北非茉莉花革命时,当局更 风声鹤唳、草木皆兵。记得在今年上半年,很多人即使没有游行示威,但只要接近网传的茉莉花革命地点,就会被警方带走。广东当局对这上述两次游行示威的宽 态度与茉莉花革命爆发时当局的态度行成了鲜明的对比,这不管是不是汪洋的作秀举动,都是值得肯定的。

Sau khi bản “Hiến chương 08” ra đời vào cuối năm 2008, chính quyền đã ngày càng tăng cường sự khống chế đối với các hoạt động nhân quyền cùng những nhân vật nhạy cảm, đến khi Lưu Hiểu Ba được trao tặng Giải Nobel Hòa bình và xảy ra Cách mạng hoa nhài ở Trung Đông và Bắc Phi, chính quyền lại càng thêm hoang mang, hoảng loạn. Còn nhớ vào nửa đầu năm nay, rất nhiều người, dù không tuần hành biểu tình, nhưng chỉ cần tiếp cận các địa điểm Cách mạng Hoa nhài được truyền trên mạng là bị cảnh sát lôi đi. Thái độ rộng lượng của chính quyền Quảng Đông đối với hai cuộc tuần hành biểu tình lần này cùng với thái độ của chính quyền khi nổ ra Cách mạng Hoa nhài đã hình thành nên một sự đối sánh rõ nét, đây bất kể có phải là cử chỉ khoe mẽ của Uông Dương hay không, thì cũng đáng được khẳng định.

据《华尔街日报》中文网在今年9月底援引清华大学教授孙立平发布的研究报告显示,2010年中国大陆发生了十八万起群体事件,比十年前增加了三倍 多,且社会动荡仍在加剧。群体事件的激剧增加,显然不是因为中国民众唯恐天下不乱,而是因为官员的滥权和社会的不公。绝大多数群体事件都是不得善终,虽然 强力弹压换来了暂时的稳定,但是,却埋下了更大的安全隐患,只要当局不以切实的亲民措施加以疏导,总有一天,更大的群体事件和更激烈的官民冲突还会爆发。

“The Wall Street Journal”, bản tiếng Trung online, vào cuối tháng 9 năm nay đã trích dẫn báo cáo nghiên cứu của Giáo sư Tôn Lập Bình, thuộc Trường Đại học Thanh Hoa, cho biết, trong năm 2010, ở Trung Quốc đại lục đã xảy ra 18 vạn sự kiện cộng đồng, tăng hơn 3 lần so với 10 năm trước đó, hơn nữa các biến động xã hội lại vẫn đang mạnh lên. Sự tăng vọt của các sự kiện cộng đồng hiển nhiên không phải do dân chúng Trung Quốc chỉ lo cho thế giới được yên ổn, mà là do sự lạm quyền của các quan chức và sự bất công trong xã hội. Tuyệt đại đa số các sự kiện cộng đồng đều không có được kết cục có hậu, tuy đều bị đàn áp mạnh mẽ để đổi lấy sự ổn định tạm thời, nhưng lại đã chôn lấp một mối ẩn họa cho sự an toàn lớn hơn, chỉ cần chính quyền không chịu làm dịu đi bằng những biện pháp gần dân thiết thực hơn, thì chắc chắn sẽ có một ngày, những sự kiện cộng đồng lớn hơn và những mối xung đột quan – dân gay gắt hơn sẽ bùng phát.

上述两次游行示威事件显然还不视为普遍现象,至多只能视为广东现象。但愿在今后,对民众游行示威的宽容和善待不再局限于广东一地。纵观这些年发 生在全国各地的大小群体事件,没有一件以推翻中共的统治为目的,所以,各级官员和警方应该尽快摈弃那种视游行示威为洪水猛兽的敌对思维,这样,社会矛盾才 能逐渐缓解,官民之间才能真诚相待,社会才能逐渐走向和谐

Hai sự kiện tuần hành biểu tình nói trên hiển nhiên còn chưa thể được xem là hiện tượng phổ biến, nhiều nhất cũng chỉ được xem là hiện tượng Quảng Đông, song hy vọng rằng sắp tới đây, sự rộng lượng và ứng xử thiện chí đối với các cuộc tuần hành biểu tình của quần chúng sẽ không chỉ giới hạn ở một vùng Quảng Đông. Nhìn rộng ra, tất cả những sự kiện cộng đồng lớn nhỏ xảy ra ở khắp nơi trên toàn quốc trong những năm vừa qua có thể thấy, không có một sự kiện nào lấy việc lật đổ sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc làm mục đích, cho nên, quan chức và cảnh sát các cấp cần nhanh chóng vứt bỏ tư duy thù địch, coi tuần hành biểu tình là hồng thủy mãnh thú, có như vậy thì mọi mâu thuẫn xã hội mới dần dần được dịu bớt, giữa quan chức với người dân mới có thể ứng xử với nhau chân thành, xã hội mới dần dần đi vào thế hài hòa.




Translated by Quốc Trung

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn