MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, December 8, 2011

A test for India: How do you deal with a bully like China? Phép thử cho Ấn Độ: Làm thế nào để đối phó với một kẻ bắt nạt như Trung Quốc?


A test for India: How do you deal with a bully like China?

Phép thử cho Ấn Độ: Làm thế nào để đối phó với một kẻ bắt nạt như Trung Quốc?

Venky Vembu Dec 1, 2011

Venky Vembu

1/12/ 2011

Two years ago, when the global financial crisis gave rise to breathless commentaries about the imminent decline of the Western developed economies and the rise of China, a Marxist journalist came out with a book that encapsulated that transition to a nicety.

Hai năm trước, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến việc gia tăng những bài bình luận khó thở về sự suy sụp của các nền kinh tế phát triển phương Tây sắp xảy ra, và sự trỗi dậy của Trung Quốc, một nhà báo Marxist đã cho ra đời một cuốn sách tóm lược về sự chuyển đổi tế nhị.

The book, unsubtly titled When China Rules the World: The Rise of the Middle Kingdom and the End of the Western World, argued that in the future, when China rules the world, it would invoke its civilisational attributes – among other things, a belief in a hierarchical world and on racial (Han) supremacy – to reshape the world in its image.

Cuốn sách có tựa đề vụng về, Khi Trung Quốc cai trị thế giới: Sự trỗi dậy của vương quốc trung bình và sự kết thúc của thế giới phương Tây, cho rằng trong tương lai, khi Trung Quốc cai trị thế giới, họ sẽ sử dụng nền văn minh của họ, ngoài những điều khác, niềm tin về một thế giới có thứ bậc và uy quyền tối cao về chủng tộc Hán (*), để định hình lại thế giới theo quan niệm của họ.

The book was well received in China. And given China’s recent conduct in its neighbourhood, and farther afield, its leaders presumably believe that China’s time has already come. Only that can account for why they’ve already begun to expect neighbouring countries, including India, to conduct themselves like vassal states and kowtow whenever the Chinese overlord’s name is invoked.

Cuốn sách được đón nhận nồng nhiệt ở Trung Quốc. Và cách hành xử của Trung Quốc trong thời gian gần đây đối với các nước láng giềng của họ và xa hơn nữa, có lẽ lãnh đạo Trung Quốc tin rằng, thời của Trung Quốc đã đến rồi. Chỉ điều đó có thể giải thích tại sao họ bắt đầu mong đợi các nước láng giềng, gồm Ấn Độ, cư xử như các nước chư hầu và khấu đầu bất cứ khi nào tên của lãnh chúa Trung Quốc được xuớng lên.

China’s most recent effort to brazenly flex its muscles at India came today when its consul-general in Kolkata sought to get West Bengal officials, including chief minister Mamata Banerjee and governor MK Narayanan, not to attend a ceremony in Kolkata attended by the Dalai Lama.

Nỗ lực gần đây nhất của Trung Quốc trơ trẽn phô trương sức mạnh cơ bắp đối với Ấn Độ đã xảy ra hôm nay (tức 1-12-11: ND), khi Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở Kolkata, tìm cách làm cho các quan chức ở West Bengal, gồm cả thủ hiến Mamata Banerjee và thống đốc MK Narayanan, không tham dự một buổi lễ ở Kolkata, do có sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

To his eternal credit, Narayanan, a former National Security Advisor who knows a thing or two about China’s undiplomatic excesses, paid no heed and went ahead and attended the event alongside the Dalai Lama. Mamata Banerjee did not attend, but party leaders made clear that it was only because of her mother’s ill health and that in any case, Didi was present in spirit.

Với uy tín của mình, ông Narayanan, cựu cố vấn an ninh quốc gia, người hiểu biết nhiều về việc đi quá giới hạn, không đúng phép ngoại giao của Trung Quốc, ông không chú ý tới và đã tham dự buổi lễ cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bà Mamata Banerjee đã không tham dự, nhưng các nhà lãnh đạo đảng đã nói rõ rằng, chỉ vì mẹ bà bị bệnh và Didi (tức bà Mamata Banerjee) đã hiện diện về mặt tinh thần.

China’s action in this matter amounts to brazen meddling. Coming so soon after China unsuccessfully sought to get the Indian government to cancel a Buddhist festival to be attended by the Dalai Lama in New Delhi, even going so far as to call off the Sino-Indian border talks, it reflects a disturbing escalation in China’s effort to inflict pain by a thousand cuts on India.

Hành động của Trung Quốc trong vấn đề này chẳng khác nào can thiệp một cách trắng trợn. Ngay sau khi Trung Quốc tìm cách làm cho chính phủ Ấn Độ hủy bỏ một Lễ hội Phật giáo có sự tham dự của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở New Delhi không thành công, thậm chí còn đi xa hơn nữa là kêu gọi ngưng các cuộc đàm phán biên giới Trung – Ấn, phản ánh một sự leo thang đáng lo ngại trong nỗ lực của Trung Quốc để bắt Ấn Độ phải chịu đựng bằng cả ngàn vết cắt.

China’s cussedness about anyone who deals with the Dalai Lama is, of course, well known. Yet, its recent efforts to step up pressure on Indian officials – at both the central and state levels – to dissociate themselves from the Dalai Lama are beginning to border on the reckless.

Sự ngoan cố của Trung Quốc đối với bất cứ người nào có liên hệ với Đức Đạt Lai Lạt Ma, dĩ nhiên được nhiều người biết đến. Nhưng những nỗ lực gần đây của nước này gia tăng áp lực lên các quan chức Ấn Độ, ở cả cấp độ nhà nước và trung ương, để họ tự tách mình ra khỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma, đang bắt đầu tiến tới ranh giới về sự liều lĩnh.

There are, of course, Useful Idiots, including many in India, who reason that it is somehow India’s fault for hosting the Dalai Lama and who claim, without basis, that India is using the Dalai Lama to needle China for its infirm hold on Tibet. The circumstances in which the Dalai Lama came to India – and China’s iron grip on Tibet, which has given rise to a spate of self-immolations by Tibetan Buddhist monks – are well chronicled.

Dĩ nhiên, có những kẻ ngớ ngẩn hữu dụng, trong đó có nhiều người ở Ấn Độ lập luận rằng, Ấn Độ có một phần lỗi trong việc đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người nói rằng, dù không có cơ sở, Ấn Độ đang sử dụng Đức Đạt Lai Lạt Ma để đâm Trung Quốc về việc [Trung Quốc] nắm giữ Tây Tạng không vững chắc. Các tình huống khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Ấn Độ – và Trung Quốc cai trị Tây Tạng bằng bàn tay sắt, đã làm gia tăng hàng loạt các vụ tự thiêu của các nhà sư Phật giáo Tây Tạng – đã được cẩn thận ghi vào sử sách.

In media commentaries, the Communist Party-owned Global Times, dubbed the Fox News of China for its over-the-top jingoistic commentaries , has been going for India’s jugular, perversely blaming “nationalism” in India for the recent strains in Sino-Indian relations.

Trong các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Đảng Cộng sản, được mệnh danh là hãng tin Fox News của Trung Quốc, do đăng các bài bình luận hiếu chiến hàng đầu, đã tấn công vào chỗ nguy hiểm của Ấn Độ, ngoan cố đổ lỗi cho “chủ nghĩa dân tộc” ở Ấn Độ gây ra những căng thẳng gần đây trong quan hệ Trung – Ấn.

The irony is that it isn’t just India that has faced the brunt of China’s reckless bully tactics: virtually all of China’s neighbours around the South China Sea have had China figuratively stepping on their toes.

Điều trớ trêu là, không chỉ Ấn Độ phải đối mặt với căng thẳng trong chiến thuật bắt nạt liều lĩnh của Trung Quốc, mà hầu như tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc ở biển Đông đều bị Trung Quốc bắt nạt.

Recent tensions in the South China Sea have escalated to such an extent that for all their commercial dependence on China, these littoral states have sought out increased US naval and military presence in the region to establish a sort of security umbrella. President Barack Obama’s recent tour of duty to the Asia-Pacific was intended in large measure to signal to China that it owed it to the world as a rising power to conduct itself responsibly in its neighborbood and not disrupt sea lanes, as it has sought to do.

Căng thẳng gần đây trên biển Đông đã leo thang tới mức, mặc dù tất cả các nước ven biển phụ thuộc thương mại của Trung Quốc, nhưng các nước này đã tìm cách gia tăng sự hiện diện quân sự và hải quân Mỹ trong khu vực, để thiết lập một loại ô dù an ninh. Chuyến đi công vụ gần đây của Tổng thống Barack Obama đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với ý định lớn hơn là để báo hiệu cho Trung Quốc rằng, họ còn nợ thế giới, là khi trở thành một cường quốc đang lên thì chính Trung Quốc phải có trách nhiệm trong khu vực, chứ không phải làm gián đoạn các tuyến đường biển như họ tìm cách làm điều đó.

India, which has a long-standing border dispute, and for whom China has only a sneering disdain, is particularly vulnerable when China’s hormones begin to act up. India’s diplomacy vis-à-vis China has found new-found maturity in recent times: as was manifested in the Kolkata episode, it has stood up for its core interests without giving into any adventurism that could escalate the tension.

Ấn Độ, nước có tranh chấp biên giới lâu dài, và là nước mà Trung Quốc chỉ có một thái độ khinh khi nhạo báng, đặc biệt dễ bị tổn thương khi Trung Quốc bắt đầu gia tăng sự hiếu chiến. Chính sách ngoại giao ăn miếng trả miếng của Ấn Độ đối với Trung Quốc đã tốt hơn trong thời gian gần đây: như được thể hiện trong vụ Kolkata, đã đứng lên bảo vệ lợi ích cốt lõi của họ mà không khiêu khích [Trung Quốc] để làm cho căng thẳng leo thang.

Chinese provocations are only bound to increase over the next year, as China’s economy goes through a difficult transition. With the Chinese military also jockeying for positions of power in the run-up to next year’s generational change in China’s leadership, the situation is fraught with many disquieting possibilities. Indian diplomacy will be on stern test, but it’s proven eminently capable of defending India’s interest without kowtowing to inflated Chinese opinions of its place in the world.

Hành động khiêu khích của Trung Quốc sẽ gia tăng trong năm tới, khi kinh tế nước này trải qua quá trình chuyển biến khó khăn. Với quân đội Trung Quốc cũng đang tranh giành quyền lực trong thời gian nước này thay đổi thế hệ lãnh đạo trong năm tới, tình hình có nhiều khả năng đáng lo ngại. Chính sách ngoại giao Ấn Độ sẽ phải trải qua phép thử cứng rắn, nhưng đã được chứng minh rõ ràng là có khả năng bảo vệ lợi ích của Ấn Độ, mà không phải khúm núm trước các ý kiến tự mãn ​​của Trung Quốc về vị trí của họ trên thế giới.


Translated by Ngoc Thu


(*) Tức chủ nghĩa Đại Hán. Những người theo chủ nghĩa này cũng giống như những người theo chủ nghĩa vị chủng (ethnocentrism), xem chủng tộc Hán là thượng đẳng, các dân tộc khác là hạ đẳng, thấp kém hơn mình.



http://www.firstpost.com/world/a-test-for-india-how-do-you-deal-with-a-bully-like-china-145957.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn