| |
History of White Cane Safety Day
| Lịch sử Ngày Cây Gậy Trắng |
By Philip Strong | Philip Strong |
AMERICAN COUNCIL OF THE BLIND www.acb.org
|
|
The white cane is not just a tool that can be used to achieve independence; it is also a symbol of the blind citizens in our society. To honor the many achievements of blind and visually impaired Americans and to recognize the white cane’s significance in advancing independence, we observe October 15 of each year as “White Cane Safety Day.” Today, the white cane works both, as a tool for the blind as well as a symbol, but this has not always been the case.
| Cây Gậy Trắng không chỉ là một công cụ có thể dùng để đạt được sự tự lập; nó còn là biểu tượng của người công dân khiếm thị trong xã hội chúng ta. Để tôn vinh biết bao thành đạt của những người Mỹ khiếm thị và để nhìn nhận ý nghĩa của cây gậy trắng trong việc thúc đẩy tinh thần tự lập, chúng ta mừng ngày 15 tháng Mười hàng năm là “Ngày Cây Gậy Trắng.” Ngày nay cây gậy trắng vừa là công cụ cho người khiếm thị vừa là biểu tượng của người khiếm thị, thế nhưng ngày xưa thì không phải như thế.
|
Throughout history, the cane, staff, and stick have existed as traveling aids for the blind and visually impaired. Dating back to biblical times records show that a shepherd’s staff was used as a tool for solitary travel. The blind used such tools to alert them to obstacles in their path.
| Xuyên suốt dòng lịch sử các loại gậy đã tồn tại như một công cụ hỗ trợ đi lại cho người khiếm thị. Các ghi chép từ thời Kinh Thánh cho thấy cây gậy của người chăn chiên đã được dùng như một công cụ hữu hiệu trong những chuyến bộ hành đơn độc. Người khiếm thị đã dùng gậy để dò những chướng ngại trên đường đi.
|
For centuries, the “cane” was used merely as a tool for travel and it was not until the twentieth century that the cane, as we know it today, was promoted for use by the blind as a symbol to alert others to the fact that an individual was blind.
| Suốt nhiều thế kỷ, “cây gậy” chỉ được dùng làm công cụ đi lại. Mãi tới thế kỷ 20 và cho đến hiện nay, cây gậy mới được khuyến khích cho người khiếm thị sử dụng như một dấu hiệu để báo cho người khác biết sự hiện diện của mình.
|
This new role for the white cane had its origins in the decades between the two World Wars, beginning in Europe and then spreading to North America. James Biggs of Bristol claimed to have invented the white cane in 1921. After an accident claimed his sight, the artist had to readjust to his environment.
| Vai trò mới của cây gậy trắng bắt nguồn vào những thập niên giữa hai cuộc Thế chiến, khởi đầu ở châu Âu rồi lan tới Bắc Mỹ. James Biggs quê ở Bristol (nước Anh) cho rằng ông là người đã sáng kiến ra cây gậy trắng vào năm 1921. Sau một tai nạn đã tước mất thị giác của ông, nhiếp ảnh gia này đã phải thích nghi với môi trường sống của mình.
|
Feeling threatened by increased motor vehicle traffic around his home, Biggs decided to paint his walking stick white to make himself more visible to motorists.
| Do cảm thấy bị đe doạ về lượng xe cộ gia tăng quanh nhà mình, Biggs quyết định sơn trắng cây gậy của ông để những người lái xe có thể trông thấy ông rõ hơn. |
It was not however until ten years later the white cane established its presence in society. In February 1931, Guilly d’Herbemont launched a scheme for a national white stick movement for blind people in France. The campaign was reported in British newspapers leading to a similar scheme being sponsored by rotary clubs throughout the United Kingdom. In May 1931 the BBC suggested in its radio broadcasts that blind individuals might be provided with a white stick, which would become universally recognized as a symbol indicating that somebody was blind or visually impaired. In North America the introduction of the white cane has been attributed to the Lion’s Clubs International. In 1930, a Lion’s Club member watched as a blind man attempted to make his way across a busy street using a black cane. With the realization that the black cane was barely visible to motorists, the Lion’s Club decided to paint the cane white to increase its visibility to oncoming motorists. In 1931, the Lion’s Club International began a national program promoting the use of white canes for persons who are blind Throughout the 1920s and 1930s, blind persons had walked with their canes held diagonally in a fixed position, and the role of the white cane took on a symbolic role as an identifier. But when the blind veterans of World War II returned to America, the form and the use of the white cane was further altered in an attempt to help return veterans to participatory lifestyles at home. Doctor Richard Hoover developed the “long cane” or “Hoover” method of cane travel. These white canes are designed to be used as mobility devices and returned the cane to its original role as a tool for mobility, but maintained the symbolic role as an identifier of blind independence.
| Tuy nhiên phải mất mười năm sau cây gậy trắng mới khẳng định được sự hiện diện của mình trong xã hội. Tháng Giêng năm 1931, Guilly d’Herbemont đã phát động một kế hoạch nhằm mở ra phong trào cây gậy trắng khắp nước Pháp dành cho người khiếm thị. Chiến dịch ấy được các báo của Anh tường thuật và đã dẫn tới một kế hoạch tương tự khắp Vương quốc Anh do Hiệp Hội Các Doanh Nhân tài trợ. Tháng Năm năm 1931, trong các chương trình phát thanh, đài BBC đã đề nghị cấp gậy trắng cho những người khiếm thị, để Cây gậy trắng được công nhận rộng rãi như một biểu tượng cho biết một ai đó là người khiếm thị. Tại Bắc Mỹ việc du nhập cây gậy trắng được quy cho Hiệp Hội Quốc Tế Lion. Năm 1930, một thành viên của Hiệp Hội Lion đã quan sát một người đàn ông khiếm thị sử dụng cây gậy màu đen đang cố băng qua một con đường nhiều xe cộ. Nhận thấy gậy màu đen rất khó để người lái xe thấy được, Hiệp Hội Lion đã quyết định sơn gậy màu trắng để các tài xế đang lái xe có thể nhìn thấy nó rõ hơn. Năm 1931, Hiệp Hội Quốc Tế Lion khởi xướng một chương trình quốc gia nhằm cổ vũ người khiếm thị sử dụng cây gậy trắng. Suốt hai thập niên 1920 và 1930, người khiếm thị đã đi với cây gậy được cầm chéo đúng tư thế, và cây gậy trắng bắt đầu mang tính biểu tượng của một sự nhận dạng. Khi các cựu chiến binh khiếm thị của Thế chiến II trở về Mỹ, kiểu dáng và cách sử dụng cây gậy trắng được cải tiến trong nỗ lự tạo cơ hội cho các cựu chiến binh tham gia vào cuộc sống đời thường tại quê nhà. Tiến sĩ Richard Hoover đã phát triển “cây gậy dài” hay còn gọi là “Phương pháp đi gậy của Hoover”. Những cây gậy trắng này được thiết kế để sử dụng như một thiết bị đi lại và đưa cây gậy trở về với vai trò ban đầu là một công cụ để di chuyển, nhưng vẫn duy trì vai trò biểu tượng của nó như một sự minh định tính tự lập của người khiếm thị.
|
During this period, the white cane began to make its way into government policy as a symbol for the blind.
| Trong suốt thời kỳ này, cây gậy trắng bắt đầu được đưa vào chính sách của chính phủ như một biểu tượng của người khiếm thị.
|
The first special White Cane Ordinance was passed in December 1930 in Peoria, Illinois. It granted blind pedestrians protections and the right-of-way while carrying a white cane. In 1935, Michigan began promoting the white cane as a visible symbol for the blind. On February 25, 1936, ordinance was passed for the City of Detroit recognizing the white cane. To promote the new ordinance, a demonstration was held at City Hall where the blind and visually impaired were presented with white canes. The following year, Donald Schuur wrote the provision of a bill and had it proposed in the State Legislature. The proposal gave the carrier of the White Cane protection while traveling on the streets of Michigan. Governor Frank Murphy signed the bill into law in March 1937.
| Sắc lệnh Cây Gậy Trắng đầu tiên được thông qua vào tháng Mười hai năm 1930 tại Peoria, Illinois. Nhờ đó người khiếm thị nào sử dụng cây gậy trắng để đi lại đều nhận được sự bảo vệ và nhường đường. Năm 1935, Michigan bắt đầu nâng cây gậy trắng lên làm biểu tượng của người khiếm thị. Ngày 25 tháng Hai năm 1936, một sắc lệnh được thông qua để thành phố Detroit thừa nhận cây gậy trắng. Để ủng hộ sắc lệnh mới này, một cuộc biểu tình được tổ chức ở Toà Thị Chính nơi người khiếm thị được trao tặng gậy trắng. Năm sau, Donald Schuur đã soạn một dự luật và đệ trình lên Cơ quan Lập pháp của tiểu Bang. Đề nghị đó đã đem lại cho người mang Gậy Trắng sự che chở trong khi đi lại trên các đường phố ở Michigan. Thống đốc Frank Murphy đã ký thông qua luật này vào tháng Ba năm 1937.
|
During the early 1960′s, several state organizations and rehabilitation agencies serving the blind and visually impaired citizens of the United States urged Congress to proclaim October 15 of each year to be White Cane Safety Day in all fifty states. This event marked a climatic moment in the long campaign of the organized blind movement to gain state as well as national recognition for the white cane. On October 6, 1964, a joint resolution of the Congress, HR 753, was signed into law authorizing the President of the United States to proclaim October 15 of each year as “White Cane Safety Day”. The resolution read “Resolved by the Senate and HR. that the President is hereby authorized to issue annually a proclamation designating October 15 as White Cane Safety Day and calling upon the people of the United States to observe such a day with appropriate ceremonies and activities.” | Trong những năm đầu thập niên 1960, một số tổ chức và cơ quan phục hồi chức năng của các tiểu bang chuyên phục vụ những công dân Mỹ khiếm thị đã hối thúc Quốc Hội công bố ngày 15 tháng Mười hàng năm là Ngày An Toàn của Cây Gậy Trắng ở tất cả năm mươi tiểu bang. Sự kiện này đánh dấu giây phút đỉnh điểm trong chiến dịch lâu dài của phong trào người khiếm thị có tổ chức để giành được sự nhìn nhận của các tiểu bang cũng như của cả nước đối với cây gậy trắng. Ngày 6 tháng Mười năm 1964, một nghị quyết chung của Quốc Hội số HR 753 được ký kết thành luật uỷ quyền cho Tổng thống Mỹ để công bố ngày 15 tháng Mười hàng năm là “Ngày An Toàn của Cây Gậy Trắng”. Nghị quyết qui định:“Theo quyết định của Thượng viện và Hạ viện, mỗi năm Tổng Thống được trao quyền để công bố ngày 15 tháng Mười là Ngày An Toàn của Cây Gậy Trắng, và kêu gọi dân chúng Mỹ cử hành ngày này bằng những nghi lễ và hoạt động phù hợp.”
|
Within hours of passage of the congressional resolution, President Lyndon B. Johnson went down in history as the first to proclaim October 15, as White Cane Safety Day. The Presidential proclamation emphasized the significance of the use of the white cane as both a tool and as a visible symbol. In the first White Cane Proclamation President Johnson commended blind people for the growing spirit of independence and the increased determination to be self-reliant and dignified. He said in part: “A white cane in our society has become one of the symbols of a blind person’s ability to come and go on his own. Its use has promoted courtesy and opportunity for mobility of the blind on our streets and highways.”
| Vài tiếng đồng hồ sau khi quốc hội thông qua nghị quyết này, Tổng Thống Lyndon B. Johnson được ghi danh trong sử sách là người đầu tiên công bố ngày 15 tháng Mười là Ngày An Toàn của Cây Gậy Trắng. Lời công bố của Tổng thống nhấn mạnh ý nghĩa của việc sử dụng cây gậy trắng vừa là một công cụ vừa là một biểu tượng. Trong bài công bố đầu tiên về Cây Gậy Trắng, tổng thống Johnson đã ca ngợi người khiếm thị về tinh thần tự chủ và lòng quyết tâm ngày càng sống tự lập và xứng đáng với nhân phẩm. Ông nói: “Cây gậy trắng trong xã hội chúng ta đã trở thành một trong những biểu tượng nói lên khả năng tự đi lại của người khiếm thị. Việc sử dụng cây gậy làm tăng phong thái nhã nhặn cũng như cơ hội cho người khiếm thị di chuyển trên các đường phố của chúng ta.”
|
During most years since 1964, the President has proclaimed October 15 as White Cane Safety Day.
| Trong hầu hết các năm kể từ năm 1964, các Tổng thống đã công bố ngày 15 tháng Mười là Ngày An Toàn của Cây Gậy Trắng.
|
On October 15, 2000, President Bill Clinton again reminded us of the history of the white cane as a tool, and its purpose as a symbol of blindness: “With proper training, people using the white cane can enjoy greater mobility and safety by determining the location of curbs, steps, uneven pavement, and other physical obstacles in their path. The white cane has given them the freedom to travel independently to their schools and workplaces and to participate more fully in the life of their communities. it reminds us that the only barriers against people with disabilities are discriminatory attitudes and practices that our society has too often placed in their way. As we observe White Cane Safety Day, 2001, let us recall the history of the white cane, its emergence as a tool and a symbol through history; a staff of independence. Let us also recall the events that have permitted us to celebrate October 15 as White Cane Safety Day.” | Ngày 15 tháng Mười năm 2000, Tổng thống Bill Clinton một lần nữa nhắc nhớ chúng ta về lịch sử của cây gậy trắng như một công cụ và như một biểu tượng của sự khiếm thị: “Được huấn luyện thích đáng, những người sử dụng cây gậy trắng có thể đi lại thoải mái và an toàn hơn nhờ dò biết được vị trí của lề đường, các bậc, các vỉa hè không bằng phẳng, và những chướng ngại khác trên đường đi. Cây gậy trắng đã mang lại cho họ sự tự tin để tự mình đi tới trường, tới nơi làm việc và tham gia đầy đủ hơn vào các sinh hoạt của cộng đồng. Nó nhắc cho chúng ta nhớ rằng rào cản duy nhất đối với người khuyết tật chính là thái độ và thói quen kỳ thị mà xã hội chúng ta rất hay đặt trên đường đời của họ. Khi cử hành Ngày An Toàn của Cây Gậy Trắng, 2001, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của cây gậy trắng, nét nổi bật của nó như một công cụ và một biểu tượng xuyên suốt lịch sử; một cây gậy của sự tự chủ. Chúng ta cũng hãy hồi tưởng những sự kiện đã cho phép chúng ta mừng ngày 15 tháng Mười là Ngày An Toàn của Cây Gậy Trắng.”
|
| Translated by Mái Ấm Thiên Ân
|
http://allafrica.com/stories/201110190651.html |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, November 26, 2011
History of White Cane Safety Day Lịch sử Ngày Cây Gậy Trắng
Labels:
Video-story
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn