|
The Globalization of Protest | Toàn cầu hóa phong trào chống đối |
By Joseph E. Stiglitz | Joseph E. Stiglitz |
Project Syndicate | 04-11-2011 |
NEW YORK – The protest movement that began in Tunisia in January, subsequently spreading to Egypt, and then to Spain, has now become global, with the protests engulfing Wall Street and cities across America. Globalization and modern technology now enables social movements to transcend borders as rapidly as ideas can. And social protest has found fertile ground everywhere: a sense that the “system” has failed, and the conviction that even in a democracy, the electoral process will not set things right – at least not without strong pressure from the street. | NEW YORK – Phong trào biểu tình bắt đầu ở Tunisia vào tháng 1, sau đó lan sang Ai Cập, rồi tới Tây Ban Nha, và giờ đây đã trở thành một phong trào toàn cầu, với những cuộc phản đối nhấn chìm phố Wall và các thành phố trên khắp nước Mỹ. Toàn cầu hóa cùng với công nghệ hiện đại giờ đây đang giúp cho các phong trào xã hội vươn khỏi mọi biên giới với tốc độ nhanh ngang ý nghĩ. Và ở khắp nơi, những cuộc chống đối trên toàn xã hội đó đã tìm ra một cơ sở vững chắc: một cảm giác rằng “hệ thống” đã sụp đổ, và kết luận rằng ngay cả ở trong một nền dân chủ, bầu cử cũng không làm cho mọi thứ trở nên đúng đắn được – ít nhất là không thể, nếu không có áp lực mạnh mẽ từ ngoài đường phố.
|
In May, I went to the site of the Tunisian protests; in July, I talked to Spain’s indignados; from there, I went to meet the young Egyptian revolutionaries in Cairo’s Tahrir Square; and, a few weeks ago, I talked with Occupy Wall Street protesters in New York. There is a common theme, expressed by the OWS movement in a simple phrase: “We are the 99%.” | Hồi tháng 5, tôi có đến nơi diễn ra những cuộc biểu tình ở Tunisia. Tháng 7, tôi nói chuyện với những người biểu tình ở Tây Ban Nha; từ đó, tôi lại đi gặp những nhà cách mạng Ai Cập trẻ tuổi trên quảng trường Tahrir của Cairo; và cách đây mới vài tuần, tôi đã nói chuyện với người biểu tình Chiếm Phố Wall (OWS) ở New York. Có một chủ đề chung mà phong trào OWS đã trình bày trong một câu đơn giản: “Chúng tôi chiếm 99%”. |
That slogan echoes the title of an article that I recently published, entitled “Of the 1%, for the 1%, and by the 1%,” describing the enormous increase in inequality in the United States: 1% of the population controls more than 40% of the wealth and receives more than 20% of the income. And those in this rarefied stratum often are rewarded so richly not because they have contributed more to society – bonuses and bailouts neatly gutted that justification for inequality – but because they are, to put it bluntly, successful (and sometimes corrupt) rent-seekers. | Khẩu hiệu ấy nhắc lại tựa đề một bài báo mà gần đây tôi viết, là “Của 1%, do 1%, và vì 1%”, mô tả sự bất bình đẳng ngày càng tăng lên khủng khiếp ở nước Mỹ: 1% dân số kiểm soát hơn 40% tài sản và nhận hơn 20% thu nhập. Và những người ở cái dải ít ỏi này thường nhận được rất nhiều, không phải do họ đã đóng góp lớn hơn cho xã hội – những phần thưởng và phần bảo lãnh mổ xẻ rõ ràng mọi lời biện hộ cho sự bất bình đẳng đó – mà là do họ đã thành công (và nhiều khi đã hối lộ, tham nhũng) trong việc trục lợi, nói thẳng ra là vậy. |
This is not to deny that some of the 1% have contributed a great deal. Indeed, the social benefits of many real innovations (as opposed to the novel financial “products” that ended up unleashing havoc on the world economy) typically far exceed what their innovators receive. | Nói như thế không phải để phủ nhận rằng một số trong tỷ lệ 1% kia đã đóng góp rất nhiều. Quả thật, một cách đặc thù, lợi ích mà xã hội thu nhận được từ nhiều sáng kiến thực sự (đối lập với các “sản phẩm” tài chính mới mà kết cục của chúng chỉ là tàn phá nền kinh tế thế giới) vượt xa những gì mà các nhà phát minh được nhận. |
But, around the world, political influence and anti-competitive practices (often sustained through politics) have been central to the increase in economic inequality. And tax systems in which a billionaire like Warren Buffett pays less tax (as a percentage of his income) than his secretary, or in which speculators, who helped to bring down the global economy, are taxed at lower rates than those who work for their income, have reinforced the trend. | Nhưng, trên khắp thế giới, ảnh hưởng của chính trị và những hành vi chống cạnh tranh (thường được duy trì thông qua chính trị) đã trở thành trung tâm của sự bất bình đẳng kinh tế đang gia tăng. Hệ thống thuế mà trong đó một tỷ phú như Warren Buffett trả tiền thuế ít hơn (tính theo phần trăm thu nhập) thư ký của ông ta, và các nhà đầu cơ – những kẻ đã góp phần đánh tụt nền kinh tế toàn cầu – thì trả với thuế suất thấp hơn những người thực sự lao động để kiếm thu nhập cho mình; hệ thống thuế đó củng cố thêm cái khuynh hướng này. |
|
|
Research in recent years has shown how important and ingrained notions of fairness are. Spain’s protesters, and those in other countries, are right to be indignant: here is a system in which the bankers got bailed out, while those whom they preyed upon have been left to fend for themselves. Worse, the bankers are now back at their desks, earning bonuses that amount to more than most workers hope to earn in a lifetime, while young people who studied hard and played by the rules see no prospects for fulfilling employment. | Nghiên cứu trong mấy năm qua cho thấy khái niệm công bằng ăn sâu và quan trọng như thế nào. Người biểu tình ở Tây Ban Nha và các nước khác đã đúng khi họ tỏ thái độ căm phẫn: ở đây là một hệ thống mà trong đó nhà kinh doanh ngân hàng thì được bảo lãnh, trong khi những người mà ngân hàng ăn thịt thì bị bỏ mặc, phải tự tìm cách bảo vệ mình. Tồi tệ hơn, giới kinh doanh ngân hàng giờ đây đã quay trở lại ghế ngồi của họ, kiếm thêm những khoản thu nhập lên tới mức cao hơn cả mức mà phần lớn công nhân cả đời chỉ có thể mơ, còn thanh niên – những người từng học hành vất vả và chơi đúng luật – thì không thấy hy vọng nào tìm được việc như ý. |
The rise in inequality is the product of a vicious spiral: the rich rent-seekers use their wealth to shape legislation in order to protect and increase their wealth – and their influence. The US Supreme Court, in its notorious Citizens United decision, has given corporations free rein to use their money to influence the direction of politics. But, while the wealthy can use their money to amplify their views, back on the street, police wouldn’t allow me to address the OWS protesters through a megaphone. | Bất bình đẳng gia tăng là kết quả của một cái vòng xoáy trôn ốc luẩn quẩn: bọn trục lợi giàu có sử dụng tài sản của họ để làm ra luật nhằm bảo vệ và tăng thêm tài sản cho mình, và cả ảnh hưởng. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, trong vụ án tai tiếng “Citizens United” của họ (*), đã cho các công ty một lãnh địa tự do để toàn quyền sử dụng tiền nhằm gây ảnh hưởng lên các quyết sách chính trị. Nhưng, trong khi kẻ giàu có thể dùng tiền để có thêm tiếng nói, thì, trở ra đường phố xem, cảnh sát còn không cho tôi cầm loa nói chuyện với các biểu tình viên phong trào OWS. |
The contrast between overregulated democracy and unregulated bankers did not go unnoticed. But the protesters are ingenious: they echoed what I said through the crowd, so that all could hear. And, to avoid interrupting the “dialogue” by clapping, they used forceful hand signals to express their agreement. | Không phải là không ai để ý thấy sự tương phản giữa một nền dân chủ có quá nhiều luật lệ với một giới kinh doanh nhà băng chẳng hề bị luật chi phối. Những người biểu tình rất khôn ngoan: Họ nhắc lại những gì tôi đã nói, suốt dọc đám đông, để ai cũng có thể nghe được. Và để tránh vỗ tay làm gián đoạn cuộc “đối thoại”, họ lấy tay ra dấu thật mạnh để bày tỏ sự tán đồng. |
They are right that something is wrong about our “system.” Around the world, we have underutilized resources – people who want to work, machines that lie idle, buildings that are empty – and huge unmet needs: fighting poverty, promoting development, and retrofitting the economy for global warming, to name just a few. In America, after more than seven million home foreclosures in recent years, we have empty homes and homeless people. | Họ nói đúng, có cái gì đó không ổn trong “hệ thống” của chúng ta. Trên khắp thế giới, chúng ta đã sử dụng không hết các nguồn lực – những người muốn lao động, những máy móc nằm ì, những ngôi nhà bỏ không – và có các nhu cầu khổng lồ không được đáp ứng: xóa nghèo đói, thúc đẩy phát triển, trang bị thêm cho nền kinh tế chống hiện tượng nóng lên toàn cầu… đó chỉ là một vài ví dụ. Ở Mỹ, sau khi hơn 7 triệu ngôi nhà bị tịch thu trong mấy năm qua, chúng ta có rất nhiều căn nhà không và rất nhiều người vô gia cư. |
The protesters have been criticized for not having an agenda. But this misses the point of protest movements. They are an expression of frustration with the electoral process. They are an alarm. | Người ta cũng phê phán các biểu tình viên không có chương trình hành động nào. Nhưng nói như vậy là đã bỏ qua trọng tâm của phong trào chống đối. Những phong trào ấy là cách thể hiện sự thất vọng và bất mãn với hoạt động bầu cử hiện nay. Chúng là một hồi chuông cảnh cáo. |
The anti-globalization protests in Seattle in 1999, at what was supposed to be the inauguration of a new round of trade talks, called attention to the failures of globalization and the international institutions and agreements that govern it. When the press looked into the protesters’ allegations, they found that there was more than a grain of truth in them. The trade negotiations that followed were different – at least in principle, they were supposed to be a development round, to make up for some of the deficiencies highlighted by protesters – and the International Monetary Fund subsequently undertook significant reforms. | Phong trào chống toàn cầu hóa ở Seattle năm 1999, trong một sự kiện được coi là mở đầu cho vòng đàm phán mới về thương mại quốc tế, đã thu hút người ta phải chú ý tới những thất bại của toàn cầu hóa, của các định chế và thỏa thuận quốc tế điều chỉnh nó. Khi báo chí tìm hiểu ý kiến chỉ trích của các biểu tình viên, họ thấy ở đó có hơn một phần trăm sự thật. Các cuộc đàm phán thương mại sau đó rất khác – ít nhất cũng là, về nguyên tắc, chúng được coi như một vòng đàm phán về phát triển, nhằm khắc phục một số hạn chế mà các biểu tình viên đã chỉ ra – và Quỹ Tiền tệ Quốc tế sau đó đã tiến hành nhiều cải cách đáng kể. |
So, too, in the US, the civil-rights protesters of the 1960’s called attention to pervasive institutionalized racism in American society. That legacy has not yet been overcome, but the election of President Barack Obama shows how far those protests moved America. | Cũng vậy, ở Mỹ, thời thập niên 1960, những người biểu tình vì quyền dân sự kêu gọi sự chú ý của dư luận tới nạn phân biệt chủng tộc, được thể chế hóa, lan tràn trong xã hội. Chưa vượt qua hết được những di chứng của nạn phân biệt chủng tộc, song việc Tổng thống Barack Obama trúng cử cũng cho thấy những cuộc biểu tình khi xưa đã tác động mạnh mẽ tới nước Mỹ như thế nào. |
On one level, today’s protesters are asking for little: a chance to use their skills, the right to decent work at decent pay, a fairer economy and society. Their hope is evolutionary, not revolutionary. But, on another level, they are asking for a great deal: a democracy where people, not dollars, matter, and a market economy that delivers on what it is supposed to do. | Ở một giác độ nào đó, những người biểu tình ngày nay đòi hỏi ít hơn: một cơ hội để phát huy những kỹ năng của họ, quyền làm công việc phù hợp với thu nhập thích ứng, một xã hội và một nền kinh tế công bằng hơn. Mong muốn của họ là phát triển (cấp tiến) chứ không phải là phản động. Nhưng ở giác độ khác thì họ lại đang đòi hỏi quá nhiều: một nền dân chủ trong đó con người, chứ không phải đồng đô-la, mới là quan trọng, và một nền kinh tế thị trường tạo ra những gì nó cần phải tạo ra. |
The two are related: as we have seen, unfettered markets lead to economic and political crises. Markets work the way they should only when they operate within a framework of appropriate government regulations; and that framework can be erected only in a democracy that reflects the general interest – not the interests of the 1%. The best government that money can buy is no longer good enough. | Hai thứ này có liên quan đến nhau: như chúng ta đã thấy, thị trường không bị kiểm soát sẽ dẫn tới khủng hoảng kinh tế và chính trị. Thị trường vận hành đúng cách chỉ khi chúng hoạt động trong khuôn khổ các quy định, luật định phù hợp của chính quyền; và khuôn khổ ấy chỉ có thể có được trong một nền dân chủ phản ánh lợi ích chung – không phải thứ lợi ích của 1%. Chính quyền tốt nhất, mà tiền lại có thể mua được, thì cũng không còn đủ tốt nữa. |
Joseph E. Stiglitz is University Professor at Columbia University, a Nobel laureate in economics, and the author of Freefall: Free Markets and the Sinking of the Global Economy. | Ông Joseph E. Stiglitz là giáo sư Đại học Columbia, từng nhận giải Nobel Kinh tế và là tác giả của cuốn Freefall: Free Markets and the Sinking of the Global Economy (Bản dịch của Nguyễn Phúc Hoàng: Rơi tự do: nước Mỹ, thị trường tự do và sự chìm đắm của nền kinh tế thế giới). |
| Ghi chú: (*) Trong vụ Citizens United (2010), Tòa án Tối cao Mỹ phán quyết rằng Tu chính án số 1 trong Hiến pháp Mỹ bảo đảm công ty có quyền tự do ngôn luận tương tự như thể nhân. Điều đó có nghĩa rằng công ty cũng có quyền tác động tới các chiến dịch chính trị thông qua quảng cáo tương tự như cá nhân. Nguồn: Sinh thể quyền lực nhất thế giới, Minh Tuấn dịch từ Economist. |
| Translated by Do Quyen |
|
|
http://www.project-syndicate.org/commentary/stiglitz144/English |
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn