MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, November 6, 2011

Human Rights Watch Reports Abuses in Chinese-Run Mines in Zambia Báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế về các công ty của Trung Quốc n



Zambian workers 580 meters below the ground in Luanshya Copper Mine run by the Chinese company China Non-Ferrous Metal Company, January 28, 2011. (Photo: Thomas Lekfeldt / Moment / Redux)
Công nhân Zambia làm việc ở độ sâu 580 mét dưới mặt đất trong mỏ đồng Luanshya điều hành bởi công ty kim loại màu Trung Quốc, 28 tháng 1 năm 2011. (Ảnh: Thomas Lekfeldt / Moment / Redux)
Human Rights Watch Reports Abuses in Chinese-Run Mines in Zambia
Báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế về các công ty của Trung Quốc ngược đãi công nhân mỏ ở Zambia
By Ishaan Tharoor
Ishaan Tharoor
New York-based Human Rights Watch issued a 122-page report detailing the "abusive conditions" and lax safety standards of Chinese-run mines operating in the southern African nation of Zambia. Titled "You'll Be Fired if You Refuse," the report is one of the more targeted recent critiques of the effect of Beijing's growing influence and presence around the world. A budding global superpower, Beijing has steadily expanded its energy concerns across the planet, acquiring mines and building pipelines from Africa to Latin America, Central Asia to Oceania. All four of the Chinese companies in question are state-owned. Speaking to an HRW observer, one Zambian worker at a Chinese mine summed up the imperatives at play behind the Asian giant's investments in the copper-rich country:
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền [HRW] đóng tại New York đã công bố một bản báo cáo 122 trang nêu chi tiết "tình cảnh ngược đãi" và tiêu chuẩn an toàn lỏng lẻo của các công ty khai khoáng của Trung Quốc đang hoạt động tại quốc gia Zambia nằm ở phía Nam châu Phi. Được đặt đầu đề là "Chống đối là bị sa thải liền", bản báo cáo này là một trong những chỉ trích khó lòng chối cãi về hậu quả của sự ảnh hưởng và hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên khắp thế giới. Là môt siêu cường quốc tế mới bắt đầu ló dạng, Bắc Kinh gần đây đã liên tục mở rộng các công ty năng lượng của họ trên khắp thế giới bằng cách mua các mỏ và xây dựng đường ống từ châu Phi tới châu Mỹ La tinh, Trung Á tới châu Đại Dương. Tất cả các công ty Trung Quốc được nói tới trong bản báo cáo đều là công ty của nhà nước. Nói chuyện với một nhân viên của HRW, một công nhân người Zambia đang làm việc tại một khu mỏ của Trung Quốc đã kể vắn tắt về tình cảnh người lao động bị ra lệnh cưỡng bách được che đậy đằng sau những dự án đầu tư của gã khổng lồ châu Á tại đất nước Zambia giàu quặng đồng:
Sometimes when you find yourself in a dangerous position, they tell you to go ahead with the work. They just consider production, not safety. If someone dies, he can be replaced tomorrow. And if you report the problem, you'll lose your job.
Nhiều khi công nhân biết là mình đang ở tại một vị trí nguy hiểm tính mạng, song người Trung Quốc vẫn ra lệnh cho công nhân tiếp tục làm việc. Họ chỉ nghĩ đến năng suất chứ không nghĩ đến an toàn. Nếu có ai đó chết thì anh ta có thể được thay thế bằng một người khác vào ngày hôm sau. Ai tiết lộ chuyện là sẽ bị mất việc ngay.
China's deep involvement in Zambia was already the subject of scrutiny this year. The country's presidential elections this September were, in part, a referendum on China's considerable foothold in the country. The victor, longtime opposition leader Michael Sata, had for years peddled a populist anti-Chinese line, claiming that Chinese investment turned Zambia into a neo-colonial state and benefited only a corrupt cadre of elites in cahoots with Beijing. Others point to the substantial revenues that have streamed into the country in recent years on the back of Chinese enterprise; this summer, the World Bank officially listed Zambia as a "middle-income" economy.
Việc Trung Quốc đầu tư nhiều vào Zambia đã là vấn đề đang được điều tra cẩn thận trong năm nay. Cuộc bầu cử Tổng thống của Zambia hồi tháng 9 phần nào được coi như một cuộc trưng cầu dân ý về chỗ đứng chắc chắn đáng kể của Trung Quốc tại nước này. Người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, lãnh tụ phe đối lập lâu nay là Michael Sata từ nhiều năm nay đã công khai đường lối hợp lòng dân là chống Trung Quốc, ông tuyên bố rằng đầu tư của Trung Quốc đã biến Zambia thành một nhà nước tân thuộc địa và chỉ đem lại lợi ích cho những cán bộ cao cấp tham nhũng đang móc ngoặc với Bắc Kinh. Những người khác thì lại chỉ ra rằng nhờ việc làm ăn của Trung Quốc dồn dập đổ vào Zambia mà những năm gần đây nguồn thu ở đất nước này đã tăng lên rất nhiều; mùa hè năm nay Ngân hàng Thế giới đã xếp Zambia là nền kinh tế "đứng ở vị trí giữa" về thu nhập.
But the Human Rights Watch report, compiled on the basis of some 170 interviews conducted during three field assignments this year and last, paints a grimmer picture: workers in Chinese-run mines are forced to work grueling weekly shifts that violate Zambian labor law; miners are supplied with shoddy, insufficient equipment, which have led to accidents; Chinese managers pressure Zambian workers to toil in unsafe conditions and allegedly bribe workers to keep dissent under wraps; union organizers and members get intimidated and harassed by company officials.
Nhưng bản báo cáo của HRW dựa trên 170 cuộc phỏng vấn trong ba chuyến đi quan sát thực địa trong năm nay và năm ngoái đã vẽ một bức tranh ảm đạm: công nhân tại những khu mỏ do Trung Quốc điều hành bị cưỡng ép làm việc liên tục nhiều ca trong tuần đến mức kiệt sức và điều này là vi phạm luật lao động của Zambia; thợ mỏ không những được cung cấp trang thiết bị lao động dởm mà lại còn thiếu nữa, điều này đã dẫn đến rất nhiều vụ tai nạn; chủ Trung Quốc ép công nhân Zambia phải lao động nặng nhọc trong những điều kiện không an toàn và được cho là đã hối lộ công nhân để họ giấu kín sự bất bình; các tổ chức công đoàn thì bị các quan chức của công ty Trung Quốc đe dọa và quấy nhiễu.
Workers in three Chinese-run companies, hoping to capitalize on Sata's electoral victory, commenced strikes for a week in October. But since Sata took over, he has softened his line on China, aware of the billions of dollars of Chinese investment promised to Zambia in the next few years. Officials from one Chinese mining firm have darkly warned they will "discipline" troublemakers. HRW says the blame can't lie solely on Chinese companies and that it's up to the Zambian government to enforce labor laws and mining regulations that already exist.
Công nhân làm việc tại các công ty của Trung Quốc hy vọng ông Sata giành được chiến thắng nên đã bắt đầu đình công một tuần lễ hồi tháng 10. Nhưng kể từ khi Sata lên nắm chính quyền thì ông ta đã trở nên mềm mỏng hơn trong đường lối đối với Trung Quốc, ông ta ý thức được rằng hàng tỷ đô la đầu tư của Trung Quốc đã được hứa hẹn với Zambia trong một vài năm tới. Các quan chức của một công ty khai khoáng của Trung Quốc mới đây đã nói cảnh cáo lấp lửng rằng họ sẽ "kỷ luật" những người gây rối. HRW cho rằng không thể đổ lỗi cho riêng các công ty Trung Quốc và trách nhiệm của Chính phủ Zambia là phải thực thi luật lao động và những quy định về khai khoáng đang có hiệu lực.
The Sino-Zambian relationship is a microcosm of China's engagement with the entire continent. Chinese engineers helped set up a vital railroad to Tanzania in the 1970s and the connection stuck. Now, Chinese interests include mines in the country's Copperbelt -- as much as 75% of Zambia's GDP stems from copper exports -- but also a whole range of retail and textile enterprises. Zambia is the first country to boast a RMB-issuing branch of Bank of China; bi-lateral trade between the two countries approached $3 billion in 2010.
Mối quan hệ Trung Quốc-Zambia là hình ảnh thu nhỏ của sự cam kết của Trung Quốc tại lục địa này. Các kỹ sư Trung Quốc trong những năm 1970 đã giúp đỡ khởi công xây dựng một tuyến đường sắt xung yếu nối Zambia với Tanzania và cho đến nay thì việc xây dựng tuyến đường sắt này vẫn bị bỏ dở. Giờ đây thì Trung Quốc đang quan tâm tới những mỏ nằm trong Vành đai Quặng Đồng của Zambia, xuất khẩu đồng chiếm tới 70% GDP của đất nước này, song Trung Quốc còn quan tâm tới một loạt những doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm may dệt nữa. Zambia là quốc gia đầu tiên tự hào đã có chi nhánh phát hành tiền Nhân dân tệ của Ngân hàng Trung Quốc; thương mại song phương giữa hai nước đã lên tới 3 tỷ đôla trong năm 2010.
But, as the HRW report makes clear, there's a well-spring of bad feeling similar toward China and Chinese businesses in Zambia, who, claim interviewees, have led to the corruption of the political elite and certain ministries within the government. Still, avaricious mine-0wners don't only exist in southern Africa. "Many of the poor health and safety practices we found in Zambia's Chinese-run mines look strikingly similar to abuses we see in China," says Daniel Bekele, HRW's Africa director. "Respecting labor laws and ensuring workers' safety should be standard operating practice both in China and abroad, not treated as an irritating barrier to greater profits." That's an idealistic hope, especially at a time when China and other emerging powers are charging fitfully into a 21st century ripe with potential -- yet still so prone to disaster.
Song, như bản báo cáo của HRW đã nói rõ, hiện đang có những nguyên nhân gây ra ý kiến không tốt đối với Trung Quốc và các công ty của Trung Quốc tại Zambia, những người được phỏng vấn đã cho rằng Trung Quốc và các công ty của họ đã gây ra nạn tham nhũng trong giới chính trị cao cấp và các bộ ngành của Chính phủ. Thậm chí, những gã chủ mỏ hám lợi không chỉ có mặt ở quốc gia ở phía Nam châu Phi này. "Những hành động không quan tâm đến sức khỏe và an toàn của người lao động mà chúng tôi thấy ở các khu mỏ tại Zambia do Trung Quốc điều hành nom giống đến bất ngờ với những hành động ngược đãi công nhân mà chúng tôi thấy ở Trung Quốc", Daniel Bekele, Giám đốc HRW của châu Phi cho biết như vậy. "Tôn trọng luật lao động và đảm bảo an toàn cho công nhân phải là thói quen hành động chuẩn cả ở Trung Quốc lẫn ở nước ngoài, không được coi đó là một rào cản khó chịu làm giảm lợi nhuận". Nhưng mà đó chỉ là một hy vọng lý tưởng chủ nghĩa mà thôi, nhất là vào cái giai đoạn mà Trung Quốc và các cường quốc mới nổi khác đang chập chờn lao hùng hổ vào thế kỷ XXI đầy tiềm năng nhưng mà cũng rất dễ lao tới thảm họa.

Translated by pham anh tuan
http://globalspin.blogs.time.com/2011/11/04/human-rights-watch-reports-abuses-in-chinese-run-mines-in-zambia/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn