MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, August 1, 2011

Shallow agreement in the South China Sea Thỏa thuận hời hợt về Biển Đông Brian McCartan


Shallow agreement in the South China Sea
By Brian McCartan
Southeast Asia, Jul 30, 2011

Thỏa thuận hời hợt về Biển Đông
Brian McCartan
Đông Nam Á, 30 tháng 7, 2011
SINGAPORE – Hot-button security issues in the South China Sea were at the top of the agenda at a series of Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) meetings held last week with its top dialogue partners, including the United States and China.
SINGAPORE – Các vấn đề an ninh nóng bỏng ở Biển Đông đang được đưa lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự ở một loạt cuộc gặp ASEAN tuần trước với sự tham dự của các bên quan trọng, trong đó có Mỹ và Trung Quốc.
Although the 10-country grouping and China agreed to a new set of guidelines for dealing with disputes in the contested maritime area, the agreement is non-binding and further reflects the weakness of ASEAN’s preferred consensus-based approach to handling regional security issues.
Hiệp hội 10 nước và Trung Quốc đã nhất trí các nguyên tắc giải quyết bất đồng ở vùng biển tranh chấp song thỏa thuận đó không mang tính ràng buộc pháp lý và phản ánh rõ hơn điểm yếu của cách tiếp cận dựa trên sự đồng thuận mà ASEAN theo đuổi nhằm giải quyết các vấn đề an ninh khu vực.
ASEAN and China reached an agreement on July 21 on a set of guidelines to implement the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea, which was first signed between the grouping and China in 2002. The guidelines are intended to develop a binding code of conduct for dispute resolution in the South China Sea.
Hôm 21/7, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận về các nguyên tắc thực thi Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông, một văn bản được ký kết giữa Khối và Trung Quốc năm 2002. Các nguyên tắc đó nhắm tới xây dựng một bộ luật ứng xử có tính ràng buộc pháp lý để giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông.
ASEAN secretary general Surin Pitsuwan hailed the agreement as an important diplomatic achievement, opining that the application of the guidelines would create a process through which dialogue can be developed and mutual trust established to address outstanding conflicting territorial claims that have boiled over in recent months, particularly between China and the Philippines.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ca ngợi thỏa thuận mới là một thành tựu ngoại giao quan trọng, cho rằng việc ứng dụng những quy tắc này sẽ tạo ra một tiến trình mà thông qua đó, đối thoại có thể được phát triển và sự tin cậy lẫn nhau được thiết lập để giải quyết các tuyên bố chủ quyền trái ngược nóng bỏng trong vài tháng trở lại đây, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines.
Others, however, are less sanguine about the agreement’s ability to manage future crises. One major concern is its inability to deal directly with conflicting territorial claims. China, Brunei, Malaysia, the Philippines and Vietnam all stake claim to areas around the Spratly Islands, which are believed to be rich in oil-and-gas deposits.
Tuy nhiên, các nước khác ít lạc quan hơn về khả năng thỏa thuận có thể giải quyết được những khủng hoảng tương lai. Mối lo ngại chính là nó không thể xử lý trực tiếp những tuyên bố chủ quyền trái ngược. Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều nhận chủ quyền ở những khu vực xung quanh Quần đảo Trường Sa được tin là có nhiều dầu khí.
Instead, last week’s agreement deals largely with non-traditional security issues such as environmental protection, marine research, fisheries and transnational crime. Additionally, it lacks a deadline for implementation of a legal accord to resolve the increasingly volatile territorial disputes.
Thay vào đó, thỏa thuận tuần trước chủ yếu giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, như bảo vệ môi trường, tìm kiếm trên biển, đánh bắt cá và tội phạm xuyên quốc gia. Hơn nữa, nó không đặt ra một thời hạn chót cho việc thực thi một hiệp ước hợp pháp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
Additionally, the guidelines do not create a proper code of conduct for naval units of the nations involved in the disputes. There are also no provisions to govern the behavior of opposing naval units or establish communication channels between militaries to avoid potential confrontations at sea. By skirting hard security issues involving potential maritime conflict, the new agreement will likely have little impact on preventing or resolving incidents.
Không chỉ thế, các quy tắc này còn không định ra một bộ luật ứng xử thích hợp cho hải quân của các nước tham gia tranh chấp. Cũng không có các điều khoản để khống chế hoạt động của các đơn vị hải quân chống đối hoặc thành lập các kênh liên lạc giữa quân đội các nước để tránh những đối đầu tiềm tàng trên biển. Không đi thẳng vào các vấn đề an ninh hóc búa liên quan đến xung đột hải quân tiềm ẩn trên biển, thỏa thuận mới nhiều khả năng chỉ có tác động trong việc ngăn chặn hoặc giải quyết các vụ việc.
Several recent incidents indicate a pressing need for better communications between opposing forces and more robust dispute resolution mechanisms. In March, Chinese vessels chased away a survey ship working for UK-based energy firm Forum Energy Plc off the coast of the Philippines. Tensions between China and Vietnam rose after Chinese vessels cut the cables of a Vietnamese survey vessel on May 26. Chinese ships again cut the cables of a Vietnamese ship on June 9, only days after Chinese officials emphasized the peaceful resolution of disputes at the Shangri La Dialogue in Singapore.
Một số vụ việc mới đây cho thấy một nhu cầu cấp bách về việc liên lạc tốt hơn nữa giữa các lực lượng chống đối và các cơ chế giải quyết tranh chấp mạnh mẽ hơn. Hồi tháng 3, các tàu Trung Quốc đã xua đuổi một tàu khảo sát làm việc cho hãng năng lượng Forum Energy Plc, trụ sở tại Anh, ở ngoài bờ biển Philippines. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng cao sau khi phía Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò Việt Nam hôm 26/5. Các tàu Trung Quốc lại hành động tương tự với tàu Việt Nam hôm 9/6, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh nhấn mạnh cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp tại diễn đàn Đối thoại Shangri La ở Singapore.
Significantly, the incidents come at the same time that ASEAN and China are promoting greater economic integration. China is currently ASEAN’s largest trade partner; this April ASEAN replaced Japan as China’s third largest trading partner. Total ASEAN-China trade grew to US$293 billion last year and in the last five months was up 26% year on year to $141 billion.
Đặc biệt là, các vụ việc diễn ra vào cùng thời điểm ASEAN và Trung Quốc đang thúc đẩy sự hội nhập kinh tế lớn hơn nữa. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN; tháng 4 vừa qua, ASEAn đã thay thế Ấn Độ giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc. Tổng kim ngạch thương mại ASEAN – Trung Quốc tăng lên 293 tỉ USD năm 2010 và trong 5 tháng qua tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 141 tỉ USD.
Agreement on the new guidelines came just two days before the ASEAN Regional Forum (ARF) conference held in Bali on July 23. This may have been an effort to avoid discussion of the issue in a more international forum involving the US. By avoiding wider discussion on the South China Sea at the ARF, the would-be security grouping was relegated to making statements of support without offering ways to find durable solutions to the South China Sea’s security problems.
Thỏa thuận về các quy tắc mới ra đời chỉ 2 ngày trước Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Bali ngày 23/7. Đó có thể là một nỗ lực nhằm tránh bàn thảo vấn đề ở một diễn đàn đa phương hơn với sự tham gia của Mỹ. Bằng cách tránh thảo luận sâu rộng hơn về Biển Đông ở ARF, nhóm an ninh tương lai có thể ra các tuyên bố hỗ trợ mà không cần phải đề ra các hướng nhằm tìm kiếm các giải pháp lâu bền cho vấn đề an ninh ở Biển Đông.
Significantly, it took eight years to gather enough consensus to agree to the non-binding guidelines. The real work – establishing binding conflict resolution mechanisms – lies ahead while ASEAN’s and the ARF’s track record at devising enforceable solutions is not promising.
Mất 8 năm các bên mới tập hợp được đủ sự đồng thuận để nhất trí về các quy tắc không mang tính pháp lý. Công việc thực sự – thiết lập các cơ chế giải quyết xung đột có tính ràng buộc pháp lý – vẫn nằm ở phía trước trong khi bảng thành tích đưa ra các giải pháp khả thi của ASEAN và ARF không có triển vọng.
This past year ASEAN has struggled mightily to develop a binding solution to the border conflict between Thailand and Cambodia.
In another indication of ASEAN’s mediating impotence, Philippine president Benigno Aquino has indicated his government’s intention to bring its security complaint against China issue to the United Nations’ International Tribunal for the Law of the Sea.
Trong năm qua, ASEAN đã chật vật hết sức để phát triển một giải pháp có tính ràng buộc pháp lý cho xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia.
Trong một dấu hiệu nữa cho thấy ASEAN bất lực về hòa giải là Tổng thống Philippines Benigno Aquino tỏ rõ chính phủ ông có ý định đưa vấn đề với Trung Quốc lên Tòa án quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc.
Indeed, the attractiveness for many regional nations to join the ARF is that they can talk about issues without having to commit to action. Rather than confront issues openly, they are instead often dealt with in meetings on the larger event’s sidelines.
Thực vậy, điều khiến nhiều nước khu vực tham gia ARF là họ có thể nói về các vấn đề mà không cần cam kết hành động. Thay vì các vấn đề được công khai đối diện thì chúng thường được giải quyết trong các cuộc gặp bên lề.
As a test of the ARF’s ability to manage maritime or other security issues, last week’s meetings should thus be viewed as yet another inconclusive outcome. Although the new guidelines were established amid much multilateral fanfare, each individual country will decide whether or not to adhere to them.
Đóng vai trò như một phép thử đối với khả năng giải quyết các vấn đề hàng hải hoặc an ninh của ARF, các cuộc gặp tuần trước nên được xem là tiếp tục không mang lại kết quả. Mặc dù các quy tắc mới đã được thiết lập và được nhiều phía ca ngợi, mỗi một nước riêng rẽ sẽ phải quyết định có tôn trọng chúng hay không.
China has repeatedly rejected the involvement of the international community in settling disputes involving the South China Sea. Beijing has even generally avoided discussing the issue with ASEAN, preferring instead to deal with related issues bilaterally with individual claimants. On July 22, Chinese foreign minister Yang Jiechi told reporters that China is committed to maintaining freedom of navigation and security in the South China Sea.
Trung Quốc liên tiếp phản đối sự tham gia của cộng đồng quốc tế trong giải quyết các tranh chấp liên quan tới Biển Đông. Bắc Kinh nhìn chung còn tránh bàn thảo vấn đề này với ASEAN, thay vào đó muốn giải quyết một cách song phương với từng nước tranh chấp. Ngày 22/7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì nói với các phóng viên rằng Trung Quốc quyết tâm duy trì tự do hàng hải và an ninh ở Biển Đông.


China is especially anxious to avoid US involvement in the issue. In the past year, the US has stepped up joint military exercises with several Southeast Asian claimants, including Vietnam, the Philippines and Malaysia. China has referred to the ramped up exercises as “inappropriate”.
Trung Quốc đặc biệt muốn Mỹ không tham gia vào vấn đề. Trong năm ngoái, Mỹ đã đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự chung với một số bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia. Trung Quốc quy kết các cuộc tập trận đó là “không thích hợp”.
Beijing took particular umbrage to US secretary of state Hillary Clinton’s remarks at last year’s ARF meeting in Hanoi where she said that resolution of the disputes was an American national security interest, due to Washington’s desire to ensure freedom of navigation and maritime security in the South China Sea.
Bắc Kinh rất tức tối về bình luận của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại hội nghị ARF năm ngoái ở Hà Nội rằng giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông là lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, vì Washington muốn bảo đảm tự do hàng hải và an ninh ở Biển Đông.
The US has been notably less confrontational this year. At this year’s ARF meeting, Clinton noted that the issue is complex and that the US would not take sides in the dispute. Instead she urged China and ASEAN member states to show restraint in the South China Sea and settle differences according to international law through the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS).
Năm nay, có thể thấy rõ Mỹ tỏ ra ít đối đầu hơn. Tại hội nghị ARF năm nay, bà Clinton nói rằng vấn đề rất phức tạp và Mỹ sẽ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp. Thay vào đó, bà kêu gọi Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN hãy kiềm chế và giải quyết các bất đồng theo luật pháp quốc tế thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
She also proposed that each country base its claims on undisputed territory they already possess instead of arbitrary lines drawn on maps. Many Southeast Asian nations are concerned about a Chinese map with borders marked by nine dashes that effectively claims most of the South China Sea for Beijing. However, the US stance on the issue is somewhat weakened by its failure to ratify the UNCLOS.
Bà cũng đề nghị mỗi nước căn cứ các tuyên bố của mình vào vùng lãnh thổ không tranh chấp mà họ đã sở hữu thay vì các đường tùy tiện trên các bản đồ. Nhiều nước Đông Nam Á lo ngại về bản đồ mà Trung Quốc đưa ra với các đường biên giới được đánh dấu bằng 9 đoạn nhận gần hết Biển Đông cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, lập trường của Mỹ về vấn đề có phần yếu đi do nước này không thông qua UNCLOS.
A subtext to American statements is concern over China’s growing blue water navy capabilities. Beijing’s growing emphasis on naval power is also a matter of concern among its Southeast Asian neighbors. While China argues its expanding navy is geared strictly for defense, many in Southeast Asia believe that it could be deployed to project Chinese hegemony over the South China Sea as defined by its nine-dash map.
Ẩn chứa trong các thông điệp của Mỹ là sự lo ngại về khả năng hải quân viễn dương đang lớn mạnh của Trung Quốc. Việc Trung Quốc ngày càng trú trọng đến sức mạnh của hải quân cũng là một vấn đề gây quan ngại giữa các nước láng giềng Đông Nam Á. Mặc dù Trung Quốc biện luận nước này mở rộng hải quân chủ yếu là để phục vụ quốc phòng, nhiều nước ở Đông Nam Á tin rằng lực lượng đó có thể được triển khai để thực hiện tham vọng bá chủ của Trung Quốc ở Biển Đông như được định rõ trong bản đồ chín đoạn.
The encompassed territory is believed to contain potentially extensive oil and gas fields whose output could be crucial to China’s burgeoning economy and mitigate its dependence on fuel imports from the Middle East. Security analysts note that in a potential conflict between the US and China, US warships could move to block China’s fuel shipments through the narrow Malacca Straits.
Vùng lãnh thổ được bao quanh được tin là chứa nhiều mỏ dầu lửa và khí đốt mà sản lượng của chúng có thể quyết định nền kinh tế đang phát triển nhanh của Trung Quốc và giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào nhiên liệu nhập khẩu từ Trung Đông. Giới phân tích an ninh cho rằng, trong một cuộc xung đột tiềm ẩn giữa Mỹ và Trung Quốc, tàu chiến của Mỹ có thể kéo tới vô hiệu hóa các hoạt động vận chuyển nhiên liệu của Trung Quốc qua Eo biển Malacca chật hẹp.
After last week’s ARF meeting, Clinton called the deal on guidelines an “important first step” but noted it was only that. She went on to condemn acts of “intimidation” in the South China Sea and called for urgent follow-on negotiations between China and ASEAN to establish a specific code to settle disputes in the area and avoid conflict in the vital maritime trade lanes.
Sau cuộc họp ARF tuần trước, bà Clinton gọi thỏa thuận về các quy tắc là một “bước quan trọng đầu tiên” nhưng lưu ý rằng mới chỉ dừng lại ở đó. Bà tiếp tục lên án những hành động “hăm dọa” ở Biển Đông và kêu gọi các cuộc đàm phán khẩn cấp tiếp theo giữa Trung Quốc và ASEAN để thiết lập một bộ quy tắc cụ thể nhằm giải quyết những tranh chấp trong khu vực và tránh xung đột trên các tuyến thương mại trọng yếu trên biển.
“There needs to be a lot of dialogue between [ASEAN] and China,” Clinton said. “And the rest of the world needs to weigh in because all of us have a stake in ensuring that these disputes don’t get out of control.”
“Còn cần rất nhiều đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc”, bà Clinton nói. “Và phần còn lại của thế giới cần phải tác động bởi vì tất cả chúng ta đều có quyền lợi trong việc đảm bảo những tranh chấp đó không vượt tầm kiểm soát”.
Yet there are already signs that the guidelines may not be enough to mitigate future conflicts. This week the Philippines announced it will go ahead with exploration for oil in its claimed portion of the South China Sea, where 15 exploration blocks were put up for tender last month. Two of those are within China’s claimed zone of control.
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy các quy tắc không đủ để hạn chế xung đột trong tương lai. Tuần này, Philippines thông báo nước này sẽ tiếp tục thăm dò dầu lửa ở khu vực nước này nhận chủ quyền, nơi 15 lô thăm dò đã được đưa ra đấu thầu hồi tháng trước. Hai trong số đó nằm ở nơi mà Trung Quốc nhận chủ quyền.
Manila has said that all of the area is within its sovereign exclusive economic zone as defined by international maritime law. Over 100 energy companies, including Chevron Corporation and Total SA, expressed interest in bidding on the blocks during a June 11 road show in Singapore attended by Philippine energy officials. But without established conflict resolution mechanisms, the security of those contracts can not be guaranteed.
Manila tuyên bố toàn bộ khu vực này nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Philippines, được định rõ theo luật biển quốc tế. Hơn 100 công ty năng lượng, trong đó có Chevron Corporation và Total SA, đã tỏ ra quan tâm đấu các lô trong buổi giới thiệu hôm 11/7 ở Singapore có sự tham gia của các quan chức năng lượng Philippines. Tuy nhiên, nếu không có các cơ chế giải quyết xung đột cụ thể, sự an toàn của những hợp đồng đó có thể không được đảm bảo.

Người dịch: Trúc An


http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MG30Ae03.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn