MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, August 30, 2011

Настенька NASTENKA


Настенька

NASTENKA

рассказ

АНТОН УТКИН

Truyện ngắn của Anton Ytkin

Уткин Антон Александрович родился в 1967 году в Москве, окончил исторический факультет МГУ и Высшие курсы сценаристов и режиссеров при Госкино. Прозаик, автор романов “Хоровод”, “Самоучки”, “Крепость сомнения”, а также повестей и рассказов. Дважды лауреат премии журнала “Новый мир”, лауреат премии “Ясная Поляна”. Живет в Москве.

Utkin Anton Aleksandrovich sinh năm 1967 tại Moskva, tốt nghiệp khoa sử trường Đại học Tổng hợp Moskva và chương trình cao học cho nhà viết kịch bản và đạo diễn của xưởng phim Goskino. Nhà văn, tác giả của các tiểu thuyết “Điệu múa vòng”, “Người tự học”, Pháo đài nghi hoặc”, cùng nhiều truyện vừa và truyện ngắn khác. Hai lần nhận giải thưởng của tạp chí “Thế giới mới”, giải thưởng “Rừng thưa quang đãng”. Sinh sống tại Moskva

Поезд сбавил ход и подошел еще к какой-то станции. Конечно, станция была не какой-то, а имела название, но Евгения Станиславовна упустила ее салатовое здание с высокими арочными окнами, медленно проплывшее в припылившемся окне. Шло к вечеру. На площади стояли несколько старых легковых автомобилей и разношенный автобус ПАЗ. Невысокие облетевшие липы отделяли от нее ряд одноэтажных жилых домов, крытых серым шифером.

Đoàn tàu đã giảm tốc và tiến vào một cái ga nào đó. Tất nhiên, không phải là cái ga nào đó, mà có tên ga, nhưng Evgeniya Stanislavovna đã không kịp nhìn cái toà nhà màu xanh nhạt với các vòm cửa sổ cao, chậm rãi lướt qua ô cửa sổ tàu bám đầy bụi. Trời đã về chiều. Vài chiếc xe nhẹ cũ kỹ và một chiếc xe buýt PAZ bạc màu đang đổ trên sân ga. Hàng cây bồ đề thấp và trơ trụi lá ngăn cách giữa sân ga với dãy nhà ở một tầng, mái lợp fibro xi măng màu xám.

Евгения Станиславовна ехала в Туапсе навестить сестру. Вот уже девять лет она не ездила никуда дальше дачи в Голицыне и теперь могла воочию убедиться, как быстро и необратимо опускалась страна. Поражала какая-то общая неопрятность и транспорта, и строений, и прежде всего людей. Но в серой и унылой массе, как в породе, фальшивым золотом сверкали редкие одиночки. Словно у всех отнималось, а давалось этим немногим, и уже они одни сочились довольством и сверкали чистотой. Как ее сосед по купе. Это был упитанный, средних лет мужчина, листавший без стеснения такие газеты, которые Евгения Станиславовна погнушалась бы просто взять в руки.

Evgeniya Stanislavovna đang trên đường đến Tyapse thăm em gái. Thế mà đã chín năm bà chưa đi đâu xa hơn cái nhà nghỉ ở Golitsuina và giờ đây bà có thể thấy rõ đất nước đã suy sụp nhanh chóng, không gì có thể vãn hồi được. Một sự nhếch nhác chung nào đó cả trong giao thông, trong xây dựng, và trước hết là trong dân chúng làm bà xót xa. Nhưng trong cái mớ đìu hiu và xám xịt đó, tựa như trong đống nham thạch, cũng lấp lánh vài cá thể hiếm hoi giống như vàng giả. Dường như người ta tước đoạt đi ở mọi người, rồi đem trao lại cho cái số ít ỏi này, để rồi chỉ riêng bọn họ toát lên sự hài lòng và rạng ngời sạch sẽ. Giống như người đàn ông cùng cupê với bà trên toa tàu này. Đó là một người đàn ông trung niên, béo núc ních, không chút ngượng ngùng lật giở những tờ báo mà Evgeniya Stanislavovna cảm thấy tởm lợm dù chỉ cầm nó trong tay.

Столики в купе не были застелены, чай не носили, а просто топили титан, и все ходили за кипятком со своей посудой. На ее памяти так потерянно было все только после войны, да и то не слишком долго. Еще в купе ехали двое молодых людей: юноша и девушка, годившиеся ей во внуки. Евгению Станиславовну поразило, что попутчики ее были какие-то замкнутые, неразговорчивые, на все ее попытки завязать разговор отвечали односложно и уклончиво, и от этих попыток на их лицах проступало неподдельное мучение. И это изумляло Евгению Станиславовну. Ведь еще недавно все было совсем не так, и люди, которые вместе совершали путешествие, расставались друзьями и даже обменивались адресами. Незадолго до станции юноша с девушкой удалились, наверное в ресторан, и она осталась с любителем неприличных газет. Читать ничего не хотелось, а сидеть молча, как в камере, с незнакомым неприветливым человеком было ей неуютно, и поэтому она обрадовалась остановке.

Những chiếc bàn con trong cupê không được trải khăn, người ta không mang trà đến, mà chỉ đun một bình nước ở đầu toa, mọi người mang cốc của mình đến đó lấy nước sôi. Theo bà còn nhớ, tất cả những việc này đã chấm dứt ngay sau chiến tranh, và nó tồn tại không lâu lắm. Trong cupê còn có hai người bạn trẻ: một thanh niên và một thiếu nữ, trạc tuổi cháu bà. Evgeniya Stanislavovna ngạc nhiên khi thấy những người bạn đường này kín đáo khó hiểu, rất kiệm lời, đáp lại mọi cố gắng của bà để bắt chuyện họ chỉ trả lời nhát gừng và lãng tránh, còn trên nét mặt họ biểu lộ sự bực dọc không giấu giếm đối với những nhã ý bắt chuyện của bà. Và điều đó làm Evgeniya Stanislavovna ngạc nhiên. Bởi cách đây không lâu mọi việc hoàn toàn khác, những người gặp nhau trong một chuyến đi, chia tay nhau như những người bạn và thậm chí còn trao cho nhau địa chỉ. Khi sắp đến ga chàng thanh niên cùng cô gái đi ra ngoài, chắc là đến toa nhà ăn, trong cupê còn lại bà với người đàn ông hâm mộ các tờ báo bất nhã. Chẳng muốn đọc gì, mà ngồi lặng im, như ngồi trong xà lim, với một người đàn ông lãnh đạm không quen biết là một việc khó chịu đối với bà, và vì vậy bà thấy vui khi tàu dừng bánh.

Стукнула площадка рабочего тамбура, и население вагона потянулось к выходу. Евгения Станиславовна взяла целлофановый мешочек с мусором, переждала, пока пройдут выходящие, и, по инерции придерживаясь за поручни, пошла по коридору к коробке с отходами. Вагон облепили торговцы, и перрон на время стоянки поезда превратился в настоящий рынок. Торговали, главным образом, как-то совсем уж сермяжно одетые пожилые женщины, смотревшиеся рядом с московским поездом как из другого века; предлагали вяленую рыбу, огурцы, вареную картошку, воду ядовитых тропических цветов, пиво, трикотаж, а одна сгорбленная бабушка даже привела к поезду беленького козленка, которого держала на поводке из простой бельевой веревки. И такой нуждой были наполнены ее глаза, что эта наивная надежда продать козленка пассажирам поезда дальнего следования вызвала в Евгении Станиславовне даже не жалость, а страх. Евгения Станиславовна бросила взгляд на горку аляповато раскрашенной фаянсовой нестерпимо сверкающей посуды и брезгливо поморщилась: ей было удивительно, как можно предлагать такие безвкусные вещи. И вдруг, не дойдя до тамбура, быстро вернулась, миновала свое купе и, как была в темно-зеленом шевиотовом костюме, не надев даже плаща, под удивленным взглядом проводницы спустилась на асфальт перрона.

Cửa toa xe đã mở, và hành khách trong toa xe dồn về phía lối ra. Evgeniya Stanislavovna lấy cái túi nhựa đựng rác, đứng đợi mọi người ra hết, và, theo thói quen bám vào tay vịn đi dọc hành lang toa tàu đến chiếc thùng rác. Những người bán hàng rong bủa vây toa tàu, ke ga biến thành một cái chợ thực thụ trong thời gian tàu dừng bánh. Những người bán hàng, mà phần đông là những phụ nữ đứng tuổi, quần áo cũ kỹ, đứng cạnh đoàn tàu từ Moskva đến trông như người thuộc thế kỷ khác; họ rao bán cá khô, dưa chuột, khoai tây luộc, nước hoa độc miền nhiệt đới, bia, hàng dệt kim, thậm chí một bà cụ lưng còng còn dắt đến cạnh đoàn tàu một con dê con màu trắng, buộc bằng một sợi dây gai xuềnh xoàng. Đôi mắt bà cụ như ngập đầy sự nghèo túng đến mức cái niềm hy vọng chất phác sẽ bán được chú dê con cho các hành khách trên chuyến tàu tốc hành làm dấy lên trong lòng Evgeniya Stanislavovna không phải chỉ là niềm xót thương, mà là nỗi kinh hoàng. Evgeniya Stanislavovna đưa mắt nhìn sang mớ đồ ấm chén bằng sành tráng men thô thiển với màu sắc khó coi và cau mày kinh tởm: bà ngạc nhiên không hiểu được làm sao người ta có thể rao bán những món hàng thiếu thẩm mỹ đến thế. Rồi bỗng dưng, chưa đi đến cửa ra cuối toa, bà vội quay lại, đi qua cupê của mình và, cứ mặc nguyên bộ đồ len mỏng màu xanh sẫm, không mặc thêm áo khoác, bước xuống đường nhựa ke ga trước cái nhìn ngạc nhiên của cô nhân viên phục vụ toa.

— Настенька? — неуверенно позвала она, и на звук ее голоса проворно обернулась маленькая старушка в каком-то бесцветном уже драповом пальто и оренбургском платке.

- Nastenka? – bà ngập ngừng gọi, và đáp lại âm thanh từ tiếng gọi ấy một bà cụ người nhỏ thó, mặc áo khoác bằng giạ đã phai hết màu, vai choàng chiếc khăn orenburg, ngoảnh mặt nhìn lại.

В руке она держала целлофановый пакетик с картошкой и огурцами, а в ногах у нее, обутых в коричневые зимние кожаные сапоги, стояла грязная грузная полиэтиленовая сумка в серую и красную клеточку.

Trong tay bà cụ đang cầm túi giấy bóng đựng khoai tây và dưa chuột, còn dưới chân bà, đôi chân đang mang đôi ủng da mùa đông màu nâu, là một chiếc túi nhựa kẻ ô màu đỏ và xám, to kềnh và nhếch nhác.

— Кто? Вот... — только и сказала она, приглядываясь к быстро шедшей к ней Евгении Станиславовне, и даже взмахнула свободной рукой, то ли отгоняя наваждение, то ли подзывая ее подойти скорей. — А я — ты не поверишь, Женя, — сказала она вместо приветствия, глядя ясными светлыми глазами, — тем днем видала во сне тебя. Ну, думаю, померла моя Женя.

- Ai vậy nhỉ? Kìa… – bà già chỉ kịp nói thế, mắt nhìn về phía Evgeniya Stanislavovna đang bước nhanh về phía mình, và thậm chí cái tay không cầm túi còn vẫy vẫy, không biết là để xua đi một ảo ảnh mơ hồ hay muốn bảo người kia đến nhanh hơn. - – Còn mình – bạn không thể tin được đâu, Zhenya, – bà nói thay cho lời chào, nhìn bạn bằng đôi mắt trong veo, – cứ như nằm mơ thấy bạn giữa ban ngày. Ôi, mình cứ nghĩ Zhenya cuả mình đã chết rồi.

— А Женя к тебе как раз ехала, — рассмеялась Евгения Станиславовна. — Мы еще поживем с тобой, миленькая.

- Vậy mà Zhenya đã đến với bạn đây, – Evgeniya Stanislavovna hồ hỡi. - Chúng ta vẫn còn đang sống với nhau đây, bạn yêu quí.

— Поживем трошки, — согласилась Настенька, но тут же тень набежала на ее лицо, и она, вздохнув, добавила: — А то, может, уже и хватит.

- Chúng ta vẫn còn sống, – Nastenka tán đồng, nhưng ngay lúc đó trên nét mặt bà thoáng hiện một bóng đen, rồi sau cái thở dài bà nói thêm: – Nhưng có thể sống như thế là đủ rồi.

Евгения Станиславовна обхватила ей запястья, не выпуская пакетика с мусором, а Настенька держала в руке свою картошку. Первой мыслью Евгении Станиславовны было сейчас же сойти с поезда. Но потом она подумала, что ее встречают, а предупредить она, может быть, не успеет, и рассудила, что это будет нехорошо.

Evgeniya Stanislavovna túm lấy khuỷu tay bạn, vẫn chưa buông túi đựng rác, còn Nastenka vẫn cầm trên tay túi khoai tây. Ý nghĩ đầu tiên đến với Evgeniya Stanislavovna là xuống tàu ngay lúc này. Nhưng sau đó bà nghĩ lại, rằng mọi người đang chờ đón bà, mà báo lại thì, có lẽ, không thể làm kịp, và bà cho rằng làm như vậy là không tốt.

— Настенька, — сказала она, — я непременно, непременно заеду к тебе на обратном пути.

А Настенька согласно кивала и повторяла:

— Урицкого, восемнадцать, за почтой, свой дом, свой. Зеленая калитка у меня. Сразу прямо за почтой.

— Это что же у вас за станция? — спохватилась Евгения Станиславовна и оглянулась.

- Nastenka, – bà nói, – trên đường về mình nhất định, nhất định sẽ đến chỗ bạn.

Còn Nastenka thì gật đầu đồng tình và nhắc lại:

- Phố Uritsky, nhà số mười tám, sau nhà bưu điện, nhà của mình, của mình. Cổng nhà mình màu xanh lá cây. Ngay sau nhà bưu điện.

- Thế còn ga này là ga gì nhỉ? – Evgeniya Stanislavovna sực nhớ và nhìn lại đằng sau.

— Это ж Кантемировка, — несколько удивленно ответила Настенька. — Смотри ты, сколько ж годков прошло, а так мы и не видались. Сорок шестой и девяносто третий — это сколько будет?

— Сорок семь, — быстро сосчитала Евгения Станиславовна.

— Сорок семь, — повторила за ней Настенька и покачала головой.

- Đây là ga Kantemirovka, – Nastenka trả lời với đôi chút ngạc nhiên. – Bạn xem, bao nhiêu năm trôi qua mà bọn mình chưa gặp nhau nhỉ. Bốn sáu đến chín ba – vậy là bao nhiêu năm?

- Bốn bảy, – Evgeniya Stanislavovna nhẩm tính nhanh.

- Bốn bảy, – Nastenka nhắc lại và lắc đầu.

Подошел какой-то мужчина — пассажир поезда, спросил пива, и Настенька кликнула свою товарку.

— Как, знаешь, сын пьет, то я его и не ношу, — пояснила она Евгении Станиславовне.

Так много надо было сказать, так о многом расспросить, но слов не находилось, и они просто стояли, не выпуская из рук ни друг друга, ни свои пакеты.

Một người đàn ông đến gần – hành khách trên tàu, hỏi mua bia, và Nastenka chỉ sang bạn hàng của bà.

- Bạn biết không, con trai nghiện bia, nên mình không bán thứ này, – bà giải thích cho Evgeniya Stanislavovna.

Còn bao điều muốn nói, còn bao chuyện muốn hỏi, nhưng không tìm ra lời, và hai người cứ đứng như vậy, tay không rời nhau, và cũng không buông cái túi của mình.

— Ну ты подумай, — сказала Евгения Станиславовна, — сколько тут ездила, и все, значит, мимо тебя. А не видела, ей-богу. А в окошко все время гляжу, — рассмеялась она.

— Значит, — усмехнулась Настенька, — далёко ездила?

— До сестры, — как-то естественно подстроившись под речь Настеньки, ответила Евгения Станиславовна. — И сейчас туда.

- Bạn thử nghĩ mà xem, – Evgeniya Stanislavovna nói, – bao nhiêu lần mình đi qua đây, và nghĩa là mọi lần đều đi qua bên cạnh bạn. Thế mà chẳng nhận ra, trời đất ạ. Mà mình thì lúc nào cũng nhìn ra cửa sổ, – bà cười.

- Vậy là, – Nastenka cười khẽ, – bạn còn đi xa?

- Đến chỗ em gái, – tiếp lời Nastenka một cách tự nhiên, Evgeniya Stanislavovna đáp lại. – Và bây giờ mình đang đến đó.

— До сестры, — повторила Настенька и снова невесело усмехнулась: — Так и я раньше здесь не толкалась, не купецтвовала... Все какую копейку доберешь... Что с людьми-то сделали. — Она сокрушенно покачала головой, но без особой какой-то скорби.

— Да-а, — неопределенно произнесла Евгения Станиславовна.

Они помолчали.

- Đến chỗ em gái à, – Hastenka nhắc lại với nụ cười không vui:

– Trước kia mình không chen chúc ở đây như thế này đâu, không bán hàng rong… Nhưng rồi thì cũng phải đi kiếm tiền… Họ đã làm gì với những người dân. – Bà rầu rĩ lắc đầu, nhưng không quá xót xa.

- Ừ, đúng là vậy, – Evgeniya Stanislavovna lưỡng lự tiếp lời

Hai người cùng im lặng.

— Колюжного видала? Жив?

— В восемьдесят седьмом жив был, — сказала Евгения Станиславовна.

— Ну-ну, — кивнула удовлетворенно Настенька. — Что ему сделается?

И обе они заулыбались.

- Bạn có gặp Kolyuzhny không? Anh ấy còn sống chứ?

- Năm tám bảy thì vẫn còn sống, – Evgeniya Stanislavovna nói.

- Vậy à, – Nastenka gật đầu thoả mãn, – Còn làm được gì với anh ấy?

Cả hai cùng cười.

— До конца стоянки скорого поезда двенадцатого Москва — Адлер осталась одна минута, — пронесся над перроном металлический голос диктора, и Настенька засуетилась.

— Эх, Настенька... — с горечью сказала Евгения Станиславовна.

— Да вот хоть картошки возьми. — Настенька почти насильно вложила пакет с картошкой в свободную руку Евгении Станиславовны. — А ну без разговоров мне, — командным голосом, резко и властно погасила она сопротивление Евгении Станиславовны.

- Thời gian đỗ của đoàn tàu nhanh số mười hai Moskva – Adler chỉ còn một phút, – trên ke ga vang lên oang oang thông báo của nhà ga, Nastenka tỏ vẻ bồn chồn.

- Ôi, Nastenka…- Evgeniya Stanislavovna nói với vẻ buồn rầu.

- Nào, hãy cầm lấy chỗ khoai tây này đi. – Nastenka gần như ấn túi khoai vào phía tay còn trống của Evgeniya Stanislavovna. – Không được nói năng lôi thôi gì hết! – bằng giọng của một người chỉ huy, dứt khoát đầy uy quyền, bà đã làm tiêu tan ý định phản đối của Evgeniya Stanislavovna.

И Евгения Станиславовна в это мгновение словно бы увидела ее, какой привыкла вспоминать — с румянцем во всю щеку, в черном берете, лихо заломленном на левую сторону. Она только порывалась дать ей сколько-то денег за картошку, но и сама понимала всю неуместность этого.

Vào khoảnh khắc đó, Evgeniya Stanislavovna dường như thấy lại hình ảnh xưa kia của Nastenka, như bà vẫn thường nhớ đến, với đôi má hồng, đầu đội mũ bê-rê đen, kéo lệch sang bên trái một cách kiêu hãnh. Bà muốn gửi lại ít tiền cho chỗ khoai tây, nhưng rồi tự nhận ra việc làm đó thật không đúng lúc.

— Заезжай, Женя, сестричка, — приговаривала Настенька, и в голос ее вернулась ласковая мягкость. — Посидим, вспомним, как Богу душу... — Личико ее внезапно сморщилось, и на правое подглазье быстро выкатилась слеза. — Все ж у меня свое: яблоки есть, и сливы, и абрикос, мелкий, правда, жерделей зовем его. Всего закатала... В Москве-то как у вас? Мышей-то еще не едят? — неожиданно улыбнулась она.

— Кому как, — заметила Евгения Станиславовна, прижав к себе картошку и глядя в светлые прозрачные глаза Настеньки со снисходительной нежностью.

— Ну, помогай Бог, — сказала Настенька и подсадила Евгению Станиславовну, когда та ставила ногу на первую самую высокую ступеньку. — Помогай Бог.

- Đến chỗ mình nhé, Zhienia, bạn gái bé bỏng – Nastenka nói nhỏ, với giọng nói đã mềm mại âu yếm trở lại. – Chúng mình sẽ ngồi với nhau, cùng nhớ lại mọi chuyện, thổ lộ tâm tư…- Bỗng nhiên bà nhăn mặt, những gịot nước mắt ào tuôn ở khoé mắt bên phải. – Mọi thứ chỗ mình toàn là đồ nhà làm ra: táo này, mận này, mơ này, quả nhỏ thôi, gọi là mơ dại. Tự mình đóng hộp mọi thứ… Còn ở Moskva chỗ các bạn thì thế nào? Hình như vẫn chưa xơi món thịt chuột nhỉ? – Nastenka bất chợt mỉm cười.

- Cũng tuỳ từng người, – Evgeniya Stanislavovna nói, tay vẫn ôm chặt túi khoai tây, nhìn thẳng vào đôi mắt trong trẻo của Nastenka với một vẻ âu yếm bao dung.

- Ừ, cầu trời phù hộ, – Nastenka nói rồi giúp Evgeniya Stanislavovna bước lên bậc cao nhất của toa xe. – Cầu trời phù hộ.

Диски колес медленно повернулись, и закрутился в них веселый стальной сгусток света. Настенька, подхватив свою сумку, некоторое время шла по перрону за поездом, глядя снизу вверх на окно, в котором виднелась Евгения Станиславовна, а потом остановилась и, уже не оборачиваясь на поезд, краем платка обмахивала уголки глаз.

Tàu chậm chạp chuyển bánh, hoà trong tiếng bánh xe lăn là bản hoà âm kim loại vui tươi của thế giới. Nastenka xách cái túi của mình, đi một lúc trên sân ga theo đoàn tàu và nhìn lên phía của sổ toa xe nơi Evgeniya Stanislavovna đang đứng; sau đó dừng lại, không nhìn theo đoàn tàu nữa, bà dùng vạt khăn choàng lau hai bên khoé mắt.

Евгения Станиславовна стала в проходе напротив своего купе и смотрела сквозь толстое пыльное стекло. Протяжные пологие нераспаханные холмы плавно плыли за толстым стеклом. Брошенная нелюбая земля поросла ковтунами бурьянов. Где-то далеко в их складках лежали деревни и даже были видны над домами дымки, уходящие в светлое, но уже темнеющее небо. После этой неожиданной встречи с Настенькой Евгения Станиславовна заметила в себе такую бодрость и воодушевление, точно сбросила двадцать лет. Она будто воочию видела, как быстро, весело побежала по жилам кровь, и стук сердца поднялся в виски. И этот всплеск чувств родил в ней обманчивое ощущение, что мир прост и понятен и принадлежит ей, как это случилось с ней в первый раз той далекой-далекой весной. Постепенно это ощущение стало спадать, она почувствовала усталость, прошла в купе и села на свое место. В глазах у нее стояли слезы, так что сосед виделся ей в прозрачном дрожащем контуре.

Evgeniya Stanislavovna đứng ở hành lang toa xe trước cupê của mình và nhìn qua lớp cửa kính bị phủ đầy bụi. Những ngọn đồi thoai thoải trải dài không được cày xới lần lượt trôi qua khung cửa. Những đám đất hoang um tùm cỏ dại. Xa xa đâu đó, trong những khúc quanh co ven các quả đồi thấp thoáng làng mạc, thậm chí có thể nhìn thấy trên các mái nhà những làn khói vươn lên bầu trời trong đang tối dần. Sau cuộc gặp gỡ bất ngờ này với Nastenka, Evgeniya Stanislavovna cảm nhận một niềm sảng khoái và phấn chấn, như cất được gánh nặng hai mươi năm cuộc đời. Bà tưởng như thấy tận mắt mình dòng máu chảy nhanh nhanh và hồ hỡi trong huyết quản, còn nhịp đập của trái tim vang lên rộn ràng. Sự thăng hoa này của cảm xúc đem đến cho bà một cảm giác hư ảo, thấy thế giới này đơn giản, dễ hiểu và thuộc về bà, như bà đã từng cảm nhận lần đầu tiên vào cái mùa xuân xa lơ xa lắc. Dần dần cái cảm giác đó qua đi, cảm thấy mệt mỏi, bà vào cupê và ngồi vào chỗ cuả mình. Với đôi mắt rưng rưng ngấn lệ bà nhìn thấy ông bạn đồng hành như một hình bóng run rẫy mờ ảo.

— Угощайтесь, товарищ, — как-то безучастно предложила она, разворачивая картошку, данную ей Настенькой. Картофелины еще хранили тепло, и от них поднимался бледный, еле видимый пар. На одной чернела прилипшая веточка укропа.

- Này đồng chí, xin mời, – bà mời ông khách đồng hành một cách lơ đãng trong khi mở túi khoai tây Nastenka đưa cho lúc nãy. Những củ khoai còn ấm nóng, bốc ra một làn hơi mỏng. Trên một củ khoai còn vương lại một vệt đen của cộng rau thì là.

Мужчина посмотрел на нее недовольно. Евгения Станиславовна, глядя, как идет и идет бледный пар от картошки, неторопливо, тщательно, как оборки юбки, перебирала все подробности жизни, которые успела ей сообщить Настенька. После демобилизации вернулась домой, вышла замуж за бухгалтера заготконторы, старшего сына убили — кто? за что? — ничего этого не успела узнать Евгения Станиславовна, — младший пьет, хорошо хоть, худого не делает, смирный, и Настенька довольна: довольна, что есть сын, что есть огородишко, садишко, а пенсии на хлеб хватает, — едва, но хватает. Да ведь, с другой стороны, подумала она, не намного-то больше понадобилось бы слов и ей самой, чтобы сейчас рассказать свою жизнь, когда-то такую насыщенную событиями. Доучивалась, тоже вышла замуж за своего преподавателя, надолго его пережила, остались сын и дочь, до недавних дней и сама преподавала... Лично у нее все обстояло более-менее благополучно, и если бы не эти чудовищные перемены, она смело могла бы сказать, что прожила хорошую жизнь, даже не очень и трудную. Да, она отчетливо помнила, что в начале того, что назвали перестройкой, никто не хотел ничего ломать до основания — было стремление улучшить то, что уже существовало. По крайней мере, так это понимали она и бесчисленное количество других людей. И это казалось разумным и единственно правильным.

Người đàn ông nhìn bà có vẻ phật ý. Evgenhiya Stanislavovna nhìn làn hơi mỏng mảnh bốc lên từ những củ khoai tây nóng, rồi chậm rãi, cẩn thận, hệt như khi gấp váy áo, nhớ lại từng chi tiết của cuộc đời mà Nastenka đã kịp kể lại cho bà. Sau khi giải ngũ Nastenka quay trở về nhà, lấy chồng là kế toán của một trạm thu mua, con trai lớn bị giết – ai giết? vì sao? – tất cả những điều này Evgenhiya Stanislavovna chưa kịp biết – con trai thứ nghiện rượu, cũng còn may, hắn không quậy phá, hiền lành, còn Nastenka thì hài lòng: hài lòng với việc có con trai, có mảnh vườn, ngôi nhà, còn lương hưu cũng tạm đủ để mua bánh mì, – cũng chật vật, nhưng tạm đủ. Mà thật ra, mặt khác, bà nghĩ, nếu nói chuyện thêm tý nữa thì bà cũng sẽ thổ lộ tất cả về cuộc đời của mình, mà cũng đầy ắp những sự kiện. Bà đã học nốt chương trình bỏ dở, cũng lấy chồng là thầy giáo của mình, sống lâu hơn ông, đã có con trai và con gái, cách đây chưa lâu vẫn còn đi dạy học… Cuộc sống riêng tư của bà thực ra có ít nhiều thuận lợi nếu như không xảy ra những sự biến đổi khủng khiếp này, và bà có thể mạnh dạn mà nói rằng đã sống một cuộc sống tốt đẹp, không mấy khó khăn. Vâng, bà còn nhớ rõ, vào thời kỳ đầu tiên của cái gọi là cải tổ, không ai muốn phá bỏ bất cứ cái gì đến tận gốc rễ – người ta đã có những cố gắng làm tốt đẹp hơn những gì đang tồn tại. Ít ra thì bà và đa số những người khác đều nghĩ như vậy. Và đó dường như là điều có lý và duy nhất đúng.

Сейчас она с горечью вспоминала, с каким воодушевлением воспринимал все грядущее ее сын — инженер на заводе Хруничева: уверял, что настает великая, невиданная эпоха, и с каким недоумением озирался, когда грядущее превратилось в настоящее, а потом как-то разом сник, постарел и главное внимание стал уделять садовому участку. Все это зародило в Евгении Станиславовне нехорошую, скрытую обиду, и последние несколько лет она, хотя и старалась не поддаваться ей, жила с этим жгучим чувством. Внуки ее, напротив, в отличие от своих родителей и от нее, все принимали легко и даже находили в своем времени немало удовольствий, были неплохо устроены, хотя и не так, как планировалось изначально. Благодаря им она не испытывала ни в чем недостатка; она пыталась посмотреть на мир их глазами, но ничего путного не могла рассудить о них: может, это было простое следствие молодости, — она допускала, что по преклонности лет, по немощи ли ума она не понимает чего-то важного, и искренне пыталась понять.

Giờ đây bà buồn rầu nhớ lại người con trai – là kỹ sư ở nhà máy Khrunhichev, đã hào hứng tiếp nhận tương lai tươi sáng như thế nào, đã khẳng định một kỷ nguyên mới vĩ đại chưa từng có đang bắt đầu, để rồi ngạc nhiên ngơ ngác nhìn quanh khi cái tương lai biến thành hiện tại, sau đó anh trở nên thất vọng, già đi trước tuổi và chỉ còn chăm chú vào việc làm vườn. Tất cả những điều đó đã làm nảy sinh trong lòng Evgenhiya Stanislavovna một nỗi bất mãn thầm kín, xấu xa, và trong những năm gần đây, mặc dù đã cố gắng thích nghi, bà vẫn sống trong cảm giác dằn vặt này. Còn mấy đứa cháu bà thì ngược lại, khác với bà và cha mẹ, bọn chúng khá dễ dàng chấp nhận mọi thứ, thậm chí còn tìm ra không ít những điều thú vị trong thời đại của chúng, thu xếp cuộc sống không đến nỗi nào, mặc dù không thoả mãn như cái dự kiến ban đầu. Cũng nhờ mấy đứa cháu mà bà không cảm thấy thiếu thốn, bà thử cố quan sát thế giới bằng cái nhìn của cháu bà, nhưng không thể nào hiểu được cái mớ bòng bong này: có thể, đó chỉ đơn thuần là cái tất yếu của tuổi trẻ, – bà nghĩ rằng, có thể là do tuổi cao, do bệnh tật mà bà không hiểu được cái gì là hệ trọng, và bà đã thật sự cố gắng để tìm hiểu.

Но воздух насытил паралитический газ многозначительной болтовни, и он обволакивал сознание, так что ее жизнь представлялась чередой ошибок: она ошиблась, когда с первого курса университета пошла на фронт медсестрой, ошиблась, что не оказалась в плену, ошиблась, что верила своему правительству, а потом ошиблась, что, несмотря на ту страшную правду, которая вдруг стала всеобщим достоянием, продолжала любить свою родину, что не смогла понять щедрую душу миролюбивого американского правительства, не оценила значение мирового сообщества; в этот зловещий счет ставилось ей то, что она искренне полагала бескорыстие одной из первейших человеческих добродетелей и ненавидела стяжательство; вина ее заключалась и в том, что слишком редко жизнь ставила ее перед роковым выбором, чтобы ее протест против неправды сразу обеспечивал ей героическое уничтожение или хотя бы мученическую изоляцию. И в общем, очень справедливо получалось так, что во всем, что случилось в эти последние годы с ней лично, с ее семьей и со всей страной, виноваты только она и такие, как она.

Nhưng bầu không khí đậm đặc hơi ga khuyết tật của những câu chuyện ba hoa đầy ý nghĩa, nó đập vào tiềm thức rằng cuộc đời của bà dường như là một chuỗi dài những sai lầm: bà đã sai lầm khi bỏ học năm thứ nhất trường đại học tổng hợp để ra mặt trận làm y tá, đã sai lầm khi không bị bắt làm tù binh; đã sai lầm khi tin tưởng vào chính phủ của mình; rồi sau đó lại sai lầm ở chỗ là mặc dù một sự thật kinh khủng đã được sáng tỏ mà bà vẫn tiếp tục yêu đất nước của mình, rằng bà không thể hiểu được tấm lòng hào hiệp của chính phủ Hoa Kỳ yêu hoà bình; không đánh giá hết ý nghĩa của cộng đồng thế giới; trong bản kết toán nghiệt ngã này đối với bà đã chỉ ra rằng, bà đã thực tâm cho rằng sự hào hiệp là một trong những phẩm hạnh hàng đầu của con người và bà căm ghét thói ham làm giàu; lỗi của bà là ở chỗ cuộc sống rất hiếm khi đặt bà trước sự lựa chọn hiểm nghèo, để đảm bảo rằng sự phản kháng của bà chống lại điều gian dối sẽ tức khắc tiêu diệt được nó một cách oai hùng hoặc ít ra thì cũng làm cho nó bị ly gián ê chề. Và nói chung, kết cục thật rất công bằng khi mà những việc xảy ra trong những năm gần đây đối với bản thân bà, với gia đình bà và với cả đất nước đều là do lỗi của bà và của những con người như bà.

Радио, телевидение, газеты и журналы чрезвычайно умно вскрывали эти ошибки. Энергичные господа в дорогих одеждах доходчиво разъясняли, что и как нужно сделать, чтобы общественная жизнь вошла в нормальное русло, просили немного потерпеть, убеждали покаяться, заверяли, что вот наконец и настало время, когда все будет делаться и уже делается для человека, во имя человеческой личности, — время, ради наступления которого принесено столько жертв, а потом внезапно бросили клич: “Спасайся, кто может!”, и доверчивым людям ее поколения было отказано уже не просто в справедливости, но в самом милосердии...

Đài phát thanh, truyền hình, báo và các tạp chí đã vạch trần những sai lầm này một cách cực kỳ thông thái. Các quý ngài năng động trong những bộ cánh đắt tiền giảng giải một cách hùng hồn rằng chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào để cho đời sống xã hội trở lại trạng thái bình thường, họ đề nghị nhẫn nhục chịu đựng thêm một thời gian nữa, họ xin nhận lỗi và hứa hẹn mọi chuyện sẽ chấm dứt và sẽ bắt đầu một kỷ nguyên khi tất cả mọi thứ là để phục vụ con người, vì con người, – cái kỷ nguyên mà để đạt đến nó đã có không biết bao nhiêu người đã thiệt mạng, để rồi sau đó bất thình lình họ lại hô lên :”Hãy tự cứu lấy mình!”, và những người cả tin thuộc thế hệ bà đơn giản đã bị mất đi không những sự công bằng, mà ngay cả tình người…

И вот теперь, проведя с Настенькой всего несколько минут, она с изумлением констатировала, что у Настеньки никакой обиды нет, что и вряд ли ей в голову приходят такие мысли, с которыми сроднилась уже Евгения Станиславовна. И пожалуй, узнай Настенька, что Евгения Станиславовна скорбит о ее доле, она бы расстроилась и не поняла, почему надо ее жалеть.

Và giờ đây, khi gặp Nastenka chỉ thoáng qua vài phút, bà ngạc nhên nhận ra rằng Nastenka chẳng bất mãn điều gì, và có lẽ trong ý nghĩ của bà ấy chẳng bao giờ xuất hiện những tâm tư như của Evgenhiya Stanislavovna. Và có lẽ, nếu như Nastenka biết rằng Evghenhia Stanislavnovna thương xót hộ cho cuộc đời mình thì chắc Nastenka sẽ rất không hài lòng và không hiểu được vì sao lại phải thương xót cho bà.

После войны однополчане встречались довольно часто, но Настеньки никогда не было среди них, и никто не знал, что с ней и где она. Конечно, ее помнили, о ней вспоминали, но никто, ни даже Евгения Станиславовна почему-то не делали никаких попыток разыскать ее и, так сказать, поставить в строй. Словно она, безымянная, потому что что же это за имя — Настенька? — явилась из каких-то недр, вынесла невзгоду и так же тихо в них осела, как дорожная пыль. И сейчас, когда все растерялись, метались, проклинали друг друга, она, не дрогнув, приняла тягостные перемены, постигшие ее на склоне лет, и спокойно смотрела своими прозрачными бесстрашными глазами, как будто ничего иного от жизни и не ждала. И уж тем более видела ее ничуть не страшнее той, когда приходилось брести в азовских плавнях под огнем немецкой артиллерии, между столбами взбаламученной воды.

Sau chiến tranh, những đồng đội cùng trung đoàn gặp nhau khá thường xuyên, nhưng Nastenka chưa bao giờ có mặt, và không ai biết chuyện gì xảy ra với bà và bà ở đâu. Tất nhiên là mọi người có nhắc và nhớ tới bà, nhưng không hiểu tại sao chẳng một ai, kể cả Evgenhiya Stanislavovna nảy ra ý nghĩ đi tìm Nastenka và, như mọi người vẫn nói, đưa bà trở lại với đội ngũ. Dường như bà là một người không tên tuổi, vì rằng cái tên đó là thế nào thế nhỉ – Nastenka? Nó xuất hiện từ một tầng sâu nào đó, chịu đựng tai ương rồi lặng lẽ rơi trở lại xuống đất, như những hạt bụi đường. Và giờ đây, khi mà tất cả đang cuống quýt, quay cuồng, nguyền rủa nhau, thì Nastenka không hề run sợ tiếp nhận tất cả gánh nặng của sự đổi thay đổ ập xuống cái tuổi xế chiều của bà, và bà bình thản nhìn với cặp mắt trong trẻo không hề biết sợ của mình, tưởng như bà không mong đợi điều gì khác trong cuộc đời. Hơn thế nữa, Nastenka thấy cuộc sống bây giờ hoàn toàn không đáng sợ hơn cái hồi phải lê bước trên các bãi lầy ở vùng biển Azov dưới làn pháo kích của quân Đức, giữa các cột nước tung lên do bom đạn.

Настенька не была ни особенно плотной, ни крепкой, но была сильна какой-то труднообъяснимой внутренней силой. Ее ладная фигура, обтянутая гимнастерочкой, была создана для безостановочного движения. Настеньке шла военная форма, и была она в ней чертовски хороша. И проходу ей, понятно, не было. И Настенька не отказывала, но делала это так деликатно, что ни одно грязное слово к ней не прилипало.

Nastenka không thật vạm vỡ, khỏe mạnh, nhưng ở cô có một sức mạnh tiềm ẩn bên trong khó giải thích nổi. Thân hình cân đối trong bộ quân phục dường như được sinh ra để hoạt động không nghỉ. Nastenka mặc bộ quân phục, và trong bộ quân phục trông cô thật xinh đẹp. Và thật dễ hiểu khi cô không bị quấy rầy. Nastenka không từ chối thẳng thừng mà xử lý tế nhị để không nảy sinh ra điều gì tai tiếng.

Евгения Станиславовна, тогда, конечно, просто еще Женя, со смущением, но и с жадным любопытством следила за Настенькиными полевыми романами. “Да ну тебя, Женька, — отшучивалась Настенька, — своего заведи, узнаешь”. Она и завела, только это было гораздо позже, уже в Австрии, вспоминать не хотелось, а помнила. А вот кого хотелось вспоминать, а вспоминать не было сил: старшину разведчиков Толю Чумаченко. Она не могла не чувствовать, что нравится ему, но он хоть и веселым казался парнем, просто оторви и брось, а робел, потому что она была столичная студентка, а он так — из таганрогских рыбаков. И она хотела как-нибудь поближе сойтись с ним, но ей не позволяла гордость, а мечтала она так: пусть бы его ранили, не сильно, чуть-чуть, и она бы его перевязала.

Evgenhiya Stanislavovna, tất nhiên khi đó vẫn gọi đơn giản là Genhiya, dõi theo những cuộc tình ngoài chiến trường của Nastenka với một sự ngượng ngùng xen lẫn tò mò thèm muốn. “Này, Gienka, – Nastenka nói nửa đùa nửa thật, – cậu hãy kiếm cho mình một anh chàng đi, rồi cậu sẽ biết”. Rồi Genhiya cũng kiếm được, nhưng đó là mãi về sau này, khi đã ở trên đất Áo, không muốn nhớ lại nhưng rồi bà cũng phải nhớ. Mà cái người muốn nhớ đến là ai, không còn hơi sức đâu để mà nhớ: đó là Toliya Chumachenko chuẩn uý lính trinh sát. Cô không thể dấu được cảm giác là cô thích anh ấy, khốn nỗi dù anh là một chàng trai vui nhộn, và chỉ cần xông vào tấn công là xong, thế nhưng anh đã do dự, chỉ vì cô là một nữ sinh viên thủ đô, còn anh – xuất thân là dân chài vùng Taganrog. Cô rất muốn bằng cách nào đó để xích lại gần anh, nhưng niềm kiêu hãnh không cho phép cô làm điều đó, thế rồi cô mơ màng: anh bị thương, không nặng lắm, chỉ hơi hơi thôi, và cô sẽ băng bó cho anh.

Как-то так все стало бы проще. А ведь и получилось почти так, как она загадывала: только привезла его не она, а Настенька на подводе. Одна нога у него в коротком морском сапоге свисала до земли и цеплялась за кочки, которые нарыли суслики, сам он лежал на спине, бушлат был распахнут, а на груди, на черно-белой тельняшке будто цвели багряные астры. Тогда она в первый раз на войне закричала. Просто открыла рот и закричала: “А-а. А-а-а...” А потом лежала на земле, прямо щекой на земле, а земля была такая теплая, мягкая, родить бы ей, и все смотрела на стебелек, на сухой бледный стебелек, а потом ее нашла Настенька, погладила по голове, смочила губы спиртом. Когда поднялись на ноги, Настенька сказала строго, сурово: “Так-то, девка”, как будто это вот эта сегодняшняя старуха Настенька сказала ей тогдашней, Жене Поволоцкой. И такая глубина зазияла в этих словах, такая тоска, что не надо было больше ничего говорить, а только сидеть и молча смотреть, как в закатной степи мреет купа тутовника.

Mọi sự đã xảy ra đơn giản hơn. Gần đúng như cô đã mường tượng: nhưng người đưa anh về không phải là cô mà là Nastenka, trên chiếc xe ngựa kéo. Một bên chân anh trong cái ủng da ngắn của lính thủy đánh bộ lòng thòng đến mặt đất, quệt vào những mô đất do chuột đào bới lên, còn anh thì nằm ngửa, chiếc áo khoác thủy thủ mở phanh, còn trên ngực, trên chiếc áo lót thuỷ thủ sọc đen trắng thì nở bung những đám như hoa cúc màu đỏ máu. Khi đó, lần đầu tiên trong cuộc chiến cô đã gào lên. Đơn giản là há miệng ra và gào lên: “A-a. A-a-a…”. Sau đó Genhiya nằm lăn ra đất, má úp xuống đất, mà mặt đất lúc đó ấm áp và mềm mại làm sao, dường như đất đang sinh nở, cô nhìn chăm chăm vào một chồi non, một chồi non xanh xao khô khốc, sau đó Nastenka đến bên cô, xoa nhẹ lên đầu và thấm môi cô bằng chút cồn. Khi hai người đứng dậy, Nastenka nói một cách nghiêm khắc, lạnh lùng: “Thế đấy, bạn ạ!”, dường như chính bà cụ già Nastenka ngày hôm nay đã nói với cô, Genhia Povolotskaya khi đó. Trong những lời này mở ra một khoảng sâu thăm thẳm, một nỗi buồn mênh mang, đủ để không phải nói gì thêm, mà chỉ ngồi và lặng im ngắm nhìn bãi dâu chìm dần vào bóng tối trong thảo nguyên buổi chiều tà.

Но и это прошло, и вообще страха постепенно стало меньше. И если чего и боялась Евгения Станиславовна, так только того, что не будет рядом Настеньки. А пока Настенька была, все ей казалось поправимым и преодолимым. Евгения Станиславовна, хоть и московская девочка, была сообразительна, аккуратна, исполнительна, ответственна, но такой спорости, как у Настеньки, ей было занимать и занимать. Всегда Настенька делала в полтора раза больше, чем она: и на перевязках, и — как говорили у них – “на волоке”; а отдыхала, спала в полтора раза меньше. Казалось бы, Евгении Станиславовне впору отдавать ей половину своего пайка, но бывало наоборот, когда Настенька подкармливала саму Евгению Станиславовну. И ей казалось, что половина Настеньки — это она сама, точнее, она — это только половинка чего-то целого, такого, как Настенька, и до целого его дополняет Настенька, то есть та половинка, на которую та всегда делала больше. Да и вообще, втайне и не шутя была уверена Евгения Станиславовна и тогда и нынче: не будь Настеньки, не было бы никакой победы.

Rồi việc đó cũng qua đi, và nói chung nỗi sợ hãi cũng dần dần vơi đi. Nếu như Evgenhiya Stanislavovna có lo sợ điều gì, thì đó chính là sợ rằng bên cạnh mình không có Nastenka. Một khi có Nastenka, mọi việc đối với cô đều êm thấm và suôn sẽ. Mặc dù Evgenhia Stanislavovna là con gái Moskva, sáng dạ, chỉn chu, cần mẫn và có trách nhiệm, nhưng để có thể làm việc bền bỉ như Nastenka thì còn phải học và học. Mọi công việc Nastenka đều làm nhanh gấp rưỡi cô khi băng bó cứu và khi “chuyển tải” – như cách nói của các cô khi đó – còn khi nghỉ ngơi, Nastenka lại ngủ ít gấp rưỡi. Dường như có khi Evgenhia Stanislavovna đã cho thêm Nastenka một nửa khẩu phần của mình; thế nhưng thường thì ngược lại, đôi lúc Nastenka dành khẩu phần để đưa thêm cho Evgenhia Stanislavovna. Và cô cảm thấy một nửa của Nastenka chính là cô, hay nói đúng hơn, bản thân cô chỉ là một nửa của một cá thể nguyên vẹn nào đó, cái cá thể đó chính là Nastenka, và Nastenka đã góp vào cái cá thể đó cho nó vẹn toàn, nghĩa là một nửa kia luôn luôn làm nhiều hơn. Mà nói chung, cả lúc đó cũng như hiện nay, trong thâm tâm Evgenhia Stanislavovna tin tưởng một cách nghiêm chỉnh rằng, nếu không có Nastenka thì không thể có được bất kỳ thắng lợi nào.

И сейчас, когда думала об этом, Евгении Станиславовне пришло вдруг в голову, что у нее нет даже Настенькиной фотографии. Была общая, их морской стрелковой бригады, где Настеньку можно было скорее угадать, чем узнать, но отдельной, портретной — такой не было. А ведь в том маленьком игрушечном австрийском городке, где так смешно, как пудели, были подстрижены липы, в Пресбауме, в ателье у венгра, который считал своим долгом сообщать всем военным, что он социал-демократ, все делали такие карточки и обменивались ими, дарили друг другу, надписав на обратной стороне адрес, у кого был. И вот Настенькиной-то карточки у нее не было. И это открытие больно ее кольнуло.

Và giờ đây, khi đang nghĩ về việc này, Evgenhia Stanislavovna chợt nhận ra rằng bà thậm chí còn không có một tấm ảnh nào của Nastenka. Có một tấm ảnh chụp chung toàn lữ đoàn lính thủy đánh bộ, mà chỉ có thể đoán chứ không biết được Nastenka đang đứng ở chỗ nào, còn ảnh riêng, kiểu ảnh chân dung – thì không có. Thế mà lúc ở Presbaume, một thành phố bé tý tẹo bên Áo, nơi những cây cây bồ đề được cắt tỉa như những con chó xù, trông thất buồn cười, tại hiệu ảnh của một người Hunggari, người luôn luôn cảm thấy có nghĩa vụ phải thông báo với tất cả các quân nhân rằng anh là người phe xã hội dân chủ, mọi người đã chụp ảnh và trao đồi cho nhau, tặng nhau, ghi vào mặt sau địa chỉ của người trong ảnh. Thế mà bà không có ảnh của Nastenka. Phát hiện này làm bà đau đớn.

В вагоне горело уже ночное освещение. Евгении Станиславовне не спалось, и картины прошедшего пошли одна за одной, как полосы света в купе от путевых фонарей. Вот она вспомнила, даже и не вспомнила, а ощутила, увидела себя как бы со стороны: станица Анастасиевская, желтые листья летят с тополей без перерыва, как хлопья снега; из штаба батальона выходит Толя Чумаченко и сейчас пройдет мимо нее; у нее радость и тоска. Радость оттого, что сейчас он пройдет мимо нее, а тоска, потому что нижнее белье на ней — перешитое из мужского, больше всего она боялась быть убитой в этом белье, больше, наверное, самой смерти, и Настенька тоже боялась. “Значит, завтра!”, — думает она расстроенно, но и облегченно, когда Толя проходит, не сказав ни слова, и ругает себя за свою ненаходчивость, и предвидит незлые, впрочем, насмешки Настеньки. А потом встала в глазах, в ушах, в легких степь под Курчанской, как встают и ложатся, встают и ложатся, встают и ложатся, встают и ложатся роты и как с каждым разом взрастает степь линялыми бугорками; и сейчас ей казалось невероятным, как удавалось ей ворочать этих крепких рослых мужчин.

Đèn đêm đã bật sáng trong toa tàu. Evgenhiya Stanislavovna không ngủ được, những hình ảnh của dĩ vãng lần lượt trôi qua, cứ như những vệt sáng quét qua cupê từ những ngọn đèn đường. Bà nhớ lại, thậm chí không phải là nhớ, mà là cảm nhận, nhìn thấy bản thân mình từ góc nhìn khác: làng Anastasievskaya, những chiếc lá vàng nối tiếp nhau rơi từ cây phong như những bông tuyết; Tolia Chumachenko bước ra từ ban tham mưu tiểu đoàn và ngay bây giờ sẽ đi ngang qua cạnh cô, niềm vui và nỗi buồn hoà trộn trong cô. Cô vui vì ngay bây giờ anh sẽ đi ngang qua cô; còn buồn vì bộ đồ lót của cô là đồ may lại từ bộ đồ cho nam giới, cái làm cô sợ nhất là bị chết trong bộ đồ này, có lẽ còn đáng sợ hơn bản thân cái chết, Nastenka cũng có nỗi sợ như cô. “Được rồi, mai ta sẽ nói!” – cô nghĩ loáng thoáng và nhẹ nhõm khi Tolia đi ngang qua, để rồi chẳng nói một lời, rồi tự mắng mình là không nhanh mồm nhanh miệng; và cô cũng đoán trước được những lời diễu cợt không chút ác cảm của Nastenka. Và sau đó thảo nguyên Kurchanskaya bật dậy trong đôi mắt, đôi tai, buồng phổi, cũng như mọi người bật dậy rồi nằm xuống, bật dậy rồi nằm xuống, bật dậy rồi nằm xuống, cả đại đội bật dậy rồi nằm xuống, và mỗi lần như vậy thảo nguyên lại dày thêm những đống binh phục bạc màu; thậm chí tới tận bây giờ Evgenhia Stanislavovna vẫn cảm thấy không thể tin nổi là mình lại có thể bò lê mà kéo được những người đàn ông cao to lực lưỡng đến thế.

Уже после войны ей приходилось слышать о Познани, о Кенигсберге, о Зееловских высотах, но то, чему стала она свидетелем и участником на Голубой линии, было в ее понимании верхом войны, и после этого ничего более страшного представить было уже нельзя. И она прямо-таки ощутила на губах запах, который она носила столько лет и который только в последнее время стал бледнеть и истончаться: чужой соленой крови, соленого гниющего лимана, собственного соленого пота, полыни и земли, пережженных в горькую пыль, ею напудрены губы, они не смыкаются, и в эту щель она тянет, глотает горячий воздух, тянет его из последних сил и вместе с ним стонет, успевая краем глаза глянуть, как там Настенька.

Mãi sau chiến tranh bà mới nghe đến Poznan, đến Keningsberg, đến các cao điểm Zeelovsky, nhưng những gì mà bà đã chứng kiến và trải qua tại chiến tuyến Xanh đã trở thành đỉnh cao về chiến tranh trong tiềm thức của bà, và sau những cái đó bà không thể hình dung ra cái gì có thể khủng khiếp hơn. Bà luôn cảm nhận ngay trên môi cái mùi vị mà bà vẫn giữ lại sau ngần ấy năm, và chỉ thời gian gần đây nó mới trở nên nhạt dần, phai mờ dần: vị mặn máu của đồng đội, vị mặn của rác rưởi thối rữa trên bãi bồi cửa sông, vị mặn của mồ hôi chính bản thân mình, của cỏ và đất cháy lẫn trong lớp bụi mù khét lẹt; bụi bám vào môi bà, đôi môi không khép lại, và qua khe hở đôi môi bà hớp lấy, nuốt lấy cái không khí nóng bỏng, dúng sức lực cuối cùng để hít thở cái không khí đó và rên rỉ cùng với nó, nhưng vẫn kịp liếc mắt nhìn xem Nastenka như thế nào ở đó.

И еще прямо-таки увидела ту древнюю почерневшую старуху-казачку из Анастасиевской, что сидела на земляной лавке около своей мазанки, как угощала их кукурузой и как она сказала Настеньке: “Доброе имя, хорошее. Была у царя дочка Анастасия — то молодшенькая, коханая. И ще були, да те смерть приняли. А тая спаслась, утекла, ходит у Руси подмогу людям робыть”.

Bà còn nhìn thấy rõ ràng bà cụ già nông dân Kozak làng Anastasievskaya ngồi trên bậc thềm đất cạnh túp lêu tranh, mời mọi người ăn món ngô luộc và nói với Nastenka: “Một cái tên thật tốt và nhân hậu. Sa hoàng cũng đã có một công chúa tên Anastasia – trẻ, đáng yêu. Tai hoạ xảy ra, nhiều người chết. Nàng được cứu sống, trôi dạt đến nước Nga, giúp nhiều người cày cấy”.

Тихо поднявшись, Евгения Станиславовна вышла в тускло освещенный коридор и прошла в уборную. И когда возвращалась в железно стукающей тишине спящего вагона, как-то отчетливо поняла свою необязательность здесь и даже лишность. Одно окошко было чуть сдвинуто вниз, и холодный ветер летел по коридору, возмущая тяжелые желтые портьеры. “А то, может, уже и хватит”, — мелькнули у нее в голове слова Настеньки. Она присела тихонько на свою полку, подложила подушку, отвернула занавеску и вперила взгляд в мутную черноту. Свет от окон невесомо скользил по нескошенной высохшей траве между посадками ракитника и полотном. Сосед храпел и чмокал губами.

Nhẹ nhàng trở dậy, Evgenhia Stanislavovna ra hành lang toa xe được chiếu sáng lờ mờ và đi vào buồng vệ sinh. Khi quay lại, trong cái yên lặng của toa xe đang chìm trong giấc ngủ với nhịp gõ đều đều của sắt thép, đột nhiên bà cảm nhận rõ ràng sự vô dụng của mình ở đây, thậm chí như là người thừa. Một ô cửa sổ được hạ xuống thấp một chút, và luồng gió lạnh thổi dọc hành lang làm lay động những tấm rèm vải thô màu vàng. “Có thể, như vậy cũng đủ lắm rồi”, – lời của Nastenka chợt đến trong đầu bà. Bà nhẹ nhàng ngồi xuống giường mình, đặt lại gối, vén rèm cửa sổ và dán mắt nhìn vào bóng đêm mù mịt. Ánh sáng từ những ô cửa sổ nhẹ nhàng lướt qua những đám cỏ héo hắt trải dài giữa nền đường và rặng liễu trồng ven đường. Ông bạn cùng cupê đang ngáy và nhóp nhép đôi môi.

Она вспомнила Настенькины сапоги, эти черные трещины, косо сбитые каблуки... Кто, кто же виноват во всем этом, по чьей вине Настенька, которой руки целовал за раненых член Военного совета 9-й Емельянов, вынуждена ходить к поездам продавать картошку, потому что нечем заплатить за уголь и электричество, и некому уже ее избавить от этого унижения?.. Все эти тяжелые, ранящие мысли опять заворочались в ней, как клубок сплетшихся ужей. Вагон затрясло на стрелке, и громко застучала ложка, оставленная соседом в эмалированной кружке. Она острожно вытащила ее и положила на столик так, чтобы она ни с чем больше не соприкасалась.

Bà nhớ tới đôi ủng mà Nastenka đang đi, những vết rạn nứt màu đen, gót mòn vẹt… Ai, ai là người có lỗi trong việc này, vì lỗi của ai mà Nastenka, người được chính Ủy viên Hội đồng quân sự quân đoàn 9 Emelyanov thay mặt những thương binh hôn tay, bị buộc phải đi bán khoai tây cho các đoàn tàu dừng ở ga, vì không đủ tiền để mua than cũi và trả tiền điện; và không còn ai có thể giải thoát bà ấy khỏi sự lăng nhục này?… Tất cả những ý nghĩ nặng nề, đau lòng này lại xáo động trong bà, như búi bùng nhùng những con rắn nước quấn chặt nhau. Toa tàu lắc mạnh khi qua chỗ nối ghi, và chiếc thìa khua lanh canh trong cốc của ông bạn đồng hành để trên bàn nước. Bà lấy nó ra và thận trọng đặt lên mặt bàn để nó không còn va chạm vào đâu được nữa.

Настенька, сапоги... И Евгения Станиславовна увидала вдруг, что жалеет она не только Настеньку, а может быть, и не столько Настеньку, сколько саму себя. Она чувствовала себя совершенно одинокой, чужой в этом поезде, в этих степях, земли которых не было уже родней во всем белом свете. Кто защитит, кто скажет, что ошибок не было, что жизнь — это не такая примитивная штука типа “купи-продай”, кто вернет молодость, не ради нее самой, а чтобы хватило сил ответить? На минуту она провалилась в отчаяние. “Ребята, ребята, — мысленно обратилась она к своим мертвым, — встаньте, разгоните эту нечисть”. Потом успокоилась. “Значит, завтра”, — подумала она уже о завтрашнем дне, о племяннике, который должен ее встретить, о подарках родственникам, которые везла. Тут что-то ударило ее, как ударила тогда в Бессарабии пуля в предплечье, но теперь боль была где-то в глубине груди, и она успела еще удивиться. “Настенька!”, — хотела она позвать и не смогла...

Nastenka, đôi ủng…Và Evgenhia Stanislavovna bất chợt nhận ra rằng bà không chỉ thương xót cho Nastenka, mà thương xót cho Nastenka bao nhiêu bà cũng thương xót cho mình bấy nhiêu. Bà cảm thấy hoàn toàn cô đơn, xa lạ trên chuyến tàu này, trên những cánh đồng thảo nguyên này, mà đất đai ở đó đã trở thành đất hoang bạc màu. Ai đó chống chế, ai đó nói rằng không có sai lầm, rằng cuộc sống – đó không phải là cái trò xảo trá thô thiển kiểu “Mua đi – bán đi”, ai trả lại tuổi trẻ, không phải cho riêng bà, mà là để đủ sức lực trả lời những câu hỏi? Bỗng chốc bà rơi vào tuyệt vọng. ” Các bạn ơi, các bạn ơi, – bà thầm nói với những người đã mất, – hãy đứng dậy và đuổi hết bọn súc sinh này đi”. Sau đó, bà bình tĩnh lại. “Có nghĩa là, ngày mai…”, – bà nghĩ đến ngày mai, nghĩ đến người cháu sẽ gặp bà, nghĩ đến những món quà bà đang mang theo để tặng cho người thân. Bỗng nhiên có một cái gì đó đánh mạnh vào bà, như viên đạn ngày nào ở Bessarabyi bắn vào vai, nhưng bây giờ cảm giác đau ở đâu đó sâu trong lồng ngực và bà vẫn còn kịp sửng sốt. “Nastenka!”, – bà muốn kêu lên nhưng không thể…

В Ростове поезд Москва – Адлер тоже принимали на первый путь первой платформы. В огромных окнах вокзала сияли яркие люстры, возились люди. На фронтоне горели зеленые буквы: Ростов. Слева от входа в вокзал стоял белый милицейский микроавтобус с синей полосой вдоль борта, и милиционеры грубо запихивали в задние двери ярко накрашенных, не по погоде одетых девиц. Те визжали, смеялись. И тут же рядом стоял еще один белый микроавтобус, только полоса у него была красная. И здесь тоже стоял милиционер с черной папкой в руке.

Tại Rostov đoàn tàu Moskva – Adler cũng dừng tại đường ray số 1 trên ke ga số 1. Những ngọn đèn chùm sáng rực trong các cửa sổ lớn của nhà ga. Trên mặt tiền sáng lên dòng chữ màu xanh: Rostov. Bên trái cửa vào ga đang đỗ một chiếc xe cảnh sát loại minibus màu trắng với một vạch xanh nước biển dọc thân xe, mấy người cảnh sát đang thô bạo lùa những cô gái son phấn lòe loẹt ăn mặc hở hang vào cửa sau xe. Các cô ré lên, cười khanh khách. Và ở đây cũng còn một người cảnh sát với một cặp hồ sơ màu đen trên tay.

— Десятый у нас? — ни к кому в отдельности не обращаясь, спросил пожилой врач в плотном голубом комбинезоне, вглядываясь в замедляющий ход поезд, и, заметив уже номер вагона, увидев, как с площадки закивала ему бледная взволнованная проводница, негромко сказал молоденькой медицинской сестре: — Настя, давайте носилки.

- Toa số mười phải không? – Không nhằm vào ai cụ thể, vị bác sỹ đứng tuổi trong bộ áo liền quần màu xanh da trời hỏi bâng quơ, mắt nhìn đoàn tàu đang từ từ giảm tốc; khi nhận ra số toa xe và nhìn thấy rõ cô nhân viên toa xe với bộ mặt tái mét đầy hoảng hốt, ông khẽ khàng nói với cô y tá trẻ: – Naschia, mang cáng lại đây.


Dịch giả: Phan Bạch Châu


http://magazines.russ.ru/novyi_mi/2008/11/ut4.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn