MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, August 2, 2011

The Emergent Security Threats Reshaping China’s Rise CÁC MỐI ĐE DOẠ AN NINH ĐANG NỔI LÊN ĐỊNH HÌNH LẠI SƯ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC


The Emergent Security Threats Reshaping China’s Rise
Ely Ratner
(The Washington Quartely - 1/2011)
12/06/2011
CÁC MỐI ĐE DOẠ AN NINH ĐANG NỔI LÊN ĐỊNH HÌNH LẠI SƯ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC
Ely Ratner
(The Washington Quartely - 1/2011)
12/06/2011
A steady stream of research and analysis over the last two decades has flowed from the near consensus in the U.S. foreign policy community that, in the words of the U.S. National Intelligence Council, ‘‘few countries are poised to have more impact on the world over the next 15-20 years than China.’’ Yet many of these efforts to foretell China’s future behavior have paid disproportionate attention to divining Beijing’s ‘‘strategic intentions.’’ This approach offers only limited insight into the factors that will ultimately determine how China pursues its interests and exerts global influence. It profoundly overestimates the importance of present intentions as a guide to future behavior, and severely underestimates the constraints that China’s security environment will place upon Beijing’s decisionmakers.
Một loạt nghiên cứu và phân tích đều đặn trong hai thập kỷ qua đã bắt nguồn từ việc gần như là đồng thuận trong cộng đồng chính sách đối ngoại của Mỹ, theo lời của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ, “ít quốc gia ở tư thế sẵn sàng có tác động nhiều hơn đối với thế giới trong 15 – 20 năm tới so với Trung Quốc”. Tuy nhiên, nhiều trong số những nỗ lực nhằm báo trước sự ứng xử trong tương lai của Trung Quốc đã chú ý không tương xứng tới việc tiên đoán những “ý định chiến lược” của Bắc Kinh. Đường hướng này chỉ cho thấy sự hiểu thấu có giới hạn các nhân tố mà cuối cùng sẽ quyết định cách thức mà Trung Quốc theo đuổi những lợi ích của mình và sử dụng ảnh hưởng toàn cầu. Nó đánh giá sâu sắc quá mức tầm quan trọng của những ý định hiện nay như một sự hướng dẫn hành vi ứng xử trong tương lai, và đánh giá quá thấp những hạn chế mà môi trường an ninh của Trung Quốc sẽ gây ra đối với các nhà vạch quyết định của Bắc Kinh.
Gaining a handle on the likely trajectories of China’s rise will instead require a deeper understanding of the emergent threats to which Beijing will be forced to respond, regardless of its own designs. The Chinese Communist Party’s (CCP) policies of privileging economic growth and noninterference are engendering a new set of potential security threats that include: 1) international terrorism; 2) foreign instability and state failure overseas; and 3) overtly anti-Chinese regimes. The result will be a refashioning of China’s foreign policy agenda beyond its traditional security concerns. Beijing is undoubtedly amassing the means to exert influence in international politics, but regardless of its strategic
intentions today, its rapidly evolving threat environment will play a decisive role in determining how China brings these resources to bear serious questions about China’s impending effect on international security where it will fight wars, who will be its future allies and adversaries, and whether it will jettison its current policy of non-intervention it is necessary to look beyond intentions and toward China’s future threat environment.
Việc nắm được các chiều hướng có khả năng của sự trỗi dậy của Trung Quốc thay vào đó sẽ đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc hơn về những mối đe doạ đang nổi lên mà Bắc Kinh sẽ buộc phải ứng phó, bất chấp những dụng ý riêng của nước này. Các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) dành đặc quyền cho sự tăng trưởng kinh tế và không can thiệp đang gây ra một loạt mới những mối đe doạ an ninh tiềm tàng bao gồm: 1) chủ nghĩa khủng bố quốc tế; 2) mất ổn định từ bên ngoài và thất bại của nhà nước ở nước ngoài; và 3) các chế độ công khai chống Trung Quốc. Kết quả sẽ là hình thành lại một chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của Trung Quốc vượt ra ngoài những lo ngại an ninh truyền thống của nước này. Bắc Kinh không nghi ngờ gì nữa đang tập hợp các phương tiện để sử dụng ảnh hưởng trong các hoạt động chính trị quốc tế, nhưng bất chấp những ý định chiến lược hiện nay của họ, môi trường đe doạ đang phát triển nhanh của nước này sẽ đóng một vai trò quyết định trong việc xác định Trung Quốc làm thế nào phát huy tác dụng của các nguồn lực này. Đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về ảnh hưởng sắp tới của Trung Quốc đối với an ninh quốc tế – nước này sẽ tiến hành các cuộc chiến tranh ở đâu, ai sẽ là những đồng minh và kẻ thù trong tương lai của nước này, và liệu nước này có sẽ từ bỏ chính sách không can thiệp hiện nay của mình hay không – cần phải nhìn nhận vượt ra ngoài những ý định và hướng tới môi trường đe doạ trong tương lai của Trung Quốc.
Emergent Threats to China
Beijing’s foreign policy priorities are clearly articulated in official government documents and have been underscored by China’s international behavior. In order to ensure the survival of the CCP, the government in Beijing has sought to maintain a peaceful international and regional environment conducive to continued economic expansion. Ensuring economic growth has further necessitated the search for suppliers of raw materials and energy resources, as well as for new opportunities for trade and investment. At the same time, the ruling regime has placed enormous emphasis on defending China’s sovereignty and territorial integrity, thereby seeking to preclude foreign interference in what Beijing’s considers its internal affairs[1]including in Taiwan and Tibet[1]and those of its diplomatic and economic partners. As a result, Beijing has eschewed governance issues in its foreign relations, and has sought to undermine liberal international norms that afford states the right and responsibility to
protect individual political freedoms beyond their borders.
Những mối đe doạ đang nổi lên đối với Trung Quốc
Những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh rõ ràng được thể hiện trong các văn kiện chính thức của chính phủ và đã được làm nổi bật bởi hành vi ứng xử trên trường quốc tế của Trung Quốc. Để đảm bảo sự tồn tại của CCP, chính phủ ở Bắc Kinh đã tìm thấy cách duy trì một môi trường quốc tế và khu vực hoà bình có lợi cho việc tiếp tục mở rộng kinh tế. Việc đảm bảo sự tăng trưởn kinh tế cần phải tìm kiếm thêm các nhà cung cấp nguyên liệu và các nguồn năng lượng, cũng như những cơ hội mới để buôn bán và đầu tư. Đồng thời, chế độ cầm quyền đã chú trọng nhiều đến việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, do đó tìm cách ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào những gì mà Bắc Kinh coi là những công việc nội bộ của mình – bao gồm vấn đề Đài Loan và Tây Tạng – và những vấn đề của các đối tác ngoại giao và kinh tế của nước này. Do đó, Bắc Kinh đã tránh những vấn đề quản lý chính quyền trong các mối quan hệ đối ngoại của nước này, và đã tìm cách làm xói mòn các chuẩn mực tự do quốc tế có khả năng đêm lại cho các nước quyền hạn và trách nhiệm để bảo vệ các quyền tự do chính trị cá nhân vượt ra ngoài các đường biên giới của họ.
Terrorism
Divining Beijing’s ‘‘strategic intentions’’ offers only limited insight into China’s rise
This approach to international politics is surely welcomed by a number of regimes in the developing world that wish to avoid foreign intervention, and by those that have benefited from the infusion of Chinese money, jobs, and infrastructure projects. Nevertheless, Beijing’s permissive attitude toward non-democratic principles and singular focus on domestic economic development have become potential sources of blowback, including the specter of international terrorism as just one example. This threat, which is one of the most serious challenges facing Beijing, is aggravated by the fact that China’s integration into the global economy has naturally meant a growing number of Chinese companies and expatriates in foreign lands or in other words, an ever-expanding target set for those wishing to attack Chinese assets. From pipelines in Kazakhstan to refineries in Nigeria to ports in Sri Lanka, soft power begets soft targets.
Chủ nghĩa khủng bố
Thần thánh hóa những "ý định chiến lược" của Bắc Kinh chỉ cung cấp cái nhìn sâu hạn chế vào sự trỗi dậy của Trung Quốc
Đường hướng này đối với các hoạt động chính trị quốc tế chắc chắn đựơc hoan nghênh bởi một số chế độ trong thế giới đang phát triển muốn tránh sự can thiệp của nước ngoài, và bởi các nước đã được hưởng lợi từ nguồn tiền, công ăn việc làm, và các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Tuy nhiên, thái độ dễ dãi của Bắc Kinh đối với các nguyên tắc phi dân chủ và việc tập trung nổi bật vào sự phát triển kinh tế trong nước đã trở thành nguồn gốc tiềm tàng gây ra sự phản ứng, trong đó bóng ma của chủ nghĩa khủng bố quốc tế chỉ là một ví dụ. Mối đe doạ này, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà Bắc Kinh đang phải đối mặt, trở nên trầm trọng thêm bởi thực tế sự hội nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu đương nhiên có nghĩa là số công ty của Trung Quốc và Hoa kiều ở nước ngoài gia tăng – hay nói cách khác, một mục tiêu mở rộng chưa từng thấy dành cho những kẻ muốn tấn công các tài sản của Trung Quốc. Từ các đường ống dẫn dầu ở Cadăcxtan đến các nhà máy lọc dầu ở Nigiêria cho tới các bến cản ở Xrilanca, quyền lực mềm gây ra các mục tiêu mềm.
The potential for terrorism directed at Chinese interests stems from several sources. The most immediate are separatist forces, within the Muslim Uighur population in western China, which seek to establish an East Turkestan state. During the 1990s, successful independence movements in Central Asia, combined with the Taliban takeover of Afghanistan, offered both moral and material support to similar elements in China. Since then, Islamist organizations in Kyrgyzstan and elsewhere along the Chinese border reportedly have provided weapons to pro-secessionist groups in Xinjiang. After the 9/11 attacks in the United States, Beijing has made repeated attempts to draw linkages between, on one hand, al Qaeda or the Taliban and, on the other, Central Asian terrorists and Uighur separatists. Although some analysts have suggested that Beijing’s alarm greatly outstrips the actual threat from the Uighur minority, Chinese nationals have been victims of attacks, both on domestic soil and in neighboring Central Asian countries. In a January 2002 report, the Information Office of the State Council estimated that, in the preceding decade, China had suffered ‘‘over 200 terrorist incidents in Xinjiang, resulting in the deaths of 162 people.’’ The United States itself captured enemy Uighur fighters during the early stages of the war in Afghanistan.
Khả năng chủ nghĩa khủng bố nhằm vào những lợi ích của Trung Quốc xuất phát từ một số nguồn gốc. Nguồn gốc trực tiếp nhất là các lực lượng ly khai, trong những người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở phía tây Trung Quốc, tìm cách thành lập một nhà nước Đông Thổ riêng. Trong những năm 1990, các phong trào đòi độc lập thành công ở Trung Á, kết hợp với việc Taliban cai trị Ápganixtan, mang lại sự ủng hội cả tinh thần lẫn vật chất cho các phần tử tương tự ở Trung Quốc. Từ đó, các tổ chức Hồi giáo ở Cưrơgưxtan và ở các nơi khác dọc đường biên giới của Trung Quốc nghe nói đã cung cấp vũ khí cho các tổ chức ủng hộ ly khai ở Tân Cương. Sau vụ tấn công ngày 11/9/2001 ở Mỹ, Bắc Kinh đã có những nỗ lực nhiều lần vạch ra các mối liên kết giữa, một mặt, Al Qaeda hoặc Taliban và, mặt khác, các phần tử khủng bố Trung Á và các phần tử ly khai Duy Ngô Nhĩ. Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng sự báo động của Bắc Kinh vượt xa những mối đe doạ thực tế từ thiểu số người Duy Ngô Nhĩ, những người dân tộc Hán đã là nạn nhân của các vụ tấn công, cả ở trong nước lẫn ở các nước Trung Á láng giềng. Trong một bản báo cáo tháng 1/2002, Vụ báo chí Quốc vụ viện ước tính rằng, trong thập kỷ trước, Trung Quốc đã chịu “hơn 200 vụ khủng bố ở Tân Cương, làm 162 người thiệt mạng”. Chính Mỹ đã bắt giữ các chiến binh kẻ thù Duy Ngô Nhĩ trong những giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh ở Ápganixtan.
The separatist threat is hardly new, and Beijing would be fortunate if the terrorism story ended there. Instead, if left to fester, it could become a problem of international scope. Although the CCP has significant capacity to control, monitor, and ultimately suppress actors such as Uighur separatists within its
borders, the same cannot be said of threats overseas. Beijing’s repressive policies in Xinjiang have begun to draw the ire of better-organized and more dangerous extremist organizations. Terrorist groups in Central Asia have openly declared their goal of overthrowing existing governments and replacing them with an Islamic caliphate that would include parts of western China. Ayman al-Zawahiri, al Qaeda’s second-in-command, has referred to the plight of the Uighurs in calling for global jihad. Farther afield, in the wake of July 2009 riots in Urumqi, al Qaeda in the Islamic Maghreb released a statement pledging to exact revenge by attacking Chinese workers and businesses across northwest Africa. Condemning the lack of religious freedom in China, Abu Yahya al-Libi, a key al Qaeda figure, turned his attention toward China and predicted a defeat similar to that of the Soviet Union, noting, ‘‘The state of atheism is heading to its fall. It will face what befell the Russian bear.’’
Mối đe doạ của các phần tử ly khai là không có gì mới, và Bắc Kinh sẽ may mắn nếu câu chuyện về chủ nghĩa khủng bố kết thúc ở đây. Thay vào đó, nếu để nhức nhối, nó có thể trở thành một vấn đề trên phạm vi quốc tế. Mặc dù CCP có khả năng đáng kể để kiểm soát, giám sát, và cuối cùng đàn áp các bên tham gia như các phần tử ly khai người Duy Ngô Nhĩ bên trong biên giới của nước này, không thể nói như vậy về các mối đe doạ ở nước ngoài. Các chính sách đàn áp của Bắc Kinh ở Tân Cương đã bắt đầu gây ra sự nổi giận của các tổ chức cực đoan được tổ chức tốt hơn và nguy hiểm hơn. Các tổ chức khủng bố ở Trung Á đã công khai tuyên bố rằng mục tiêu của họ là lật đổ các chính phủ hiện tại và thay thế các chính phủ này bằng một triều đại Hồi giáo sẽ bao gồm các khu vực phía tây Trung Quốc. Ayman al – Zawahiri, nhân vật chỉ huy số hai của al Qaede, đã đề cập đến tình cảm của người Duy Ngô Nhĩ trong khi kêu gọi cuộc thánh chiến toàn cầu. Xa hơn nữa, sau các cuộc bạo loạn tháng 7/2009 ở Urumqi, al Qaeda ở Maghreb theo Hồi giáo đã đưa ra tuyên bố cam kết trả thù bằng cách tấn công người lao động và các doanh nghiệp của Trung Quốc ở khắp tây bắc châu Phi. Tố cáo tình trạng thiếu quyền tự do tôn giáo ở Trung Quốc, Abu Yahya al-Libi, một nhân vật al Qaeda then chốt, đã hướng sự chú ý vào Trung Quốc và dự đoán một sự thất bại tương tự như sự thất bại của Liên Xô, đồng thời lưu ý “nhà nước vô thần này đang đi đến chỗ sụp đổ. Nó sẽ phải đốimặt với những gì xảy ra đối với chú gấu Nga”.
China’s policies and priorities are engendering a new set of potential security threats.
Chính sách và các ưu tiên của Trung Quốc đang tạo ra sự một loạt các mối đe dọa an ninh tiềm tàng.
Compounding foreign perceptions of anti-Muslim policies at home, Beijing’s support for repressive governments in the Islamic world provides additional
motivation for anti-Chinese terrorism. The abundance of energy resources in the Middle East has made the region of enormous interest to China. Perhaps most significantly, Beijing’s relations with Riyadh have blossomed during the last decade. What began as tentative investments in oil, natural gas, and mineral deposits has grown into a broader relationship encompassing trade, finance, and technical accords. As these ties mature, it seems only a matter of time before China ranks among the ‘‘far enemies’’ of Osama bin Laden and other Saudi dissidents. Burgeoning Saudi-Sino relations are not unique; Beijing is nurturing similar economic and strategic linkages with Hosni Mubarak’s regime in Egypt.
Kết hợp những nhận thức của nước ngoài về các chính sách chống Hồi giáo trong nước, sự ủng hội của Bắc Kinh đối với các chính phủ đàn áp trong thế giới Hồi giáo tạo thêm động cơ cho chủ nghĩa khủng bố chống Trung Quốc. Sự dồi dào các nguồn năng lượng ở Trung Đông đã làm cho khu vực này có lợi ích to lớn đối với Trung Quốc. Có lẽ đáng kể nhất là các mối quan hệ của Bắc Kinh với Riát đã nở rộ trong thập kỷ qua. Điều khởi đầu là những đầu tư thử nghiệm vào dầu lửa, khí đốt tự nhiên, và trầm tích khoáng sản đã phát triển thành một mối quan hệ rộng rãi hơn bao gồm buôn bán, tài chính, và các hiệp định về kỹ thuật. Khi các mối quan hệ này phát triển, dường như chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc bị xếp vào loại “những kẻ thù xa” của Osama Bin Laden và các phần tử bất đồng chính kiến khác ở Arập Xêút. Việc phát triển các mối quan hệ Arập Xêút – Trung Quốc không phải là duy nhất, Bắc Kinh đã nuôi dưỡng các mối liên kết kinh tế và chiến lược tương tự với chế độ của Hosni Mubarak ở Aicập.
International terrorism could also arise from outside the Arab world, where Chinese extraction of natural resources is sometimes perceived as a national affront, regardless of the economic benefits accrued to the host country. Days after President Hu Jintao signed a series of oil deals with his Nigerian counterpart, Olusegun Obasanjo, local militants warned that ‘‘Chinese citizens found in oil installations will be treated as thieves. The Chinese government by investing in stolen crude places its citizens in our line of fire.’’Such attacks are already all too common, with Newsweek reporting that ‘‘kidnappings, killings, and death threats have plagued Chinese workers from the Niger Delta to the eastern reaches of Ethiopia.’’
Chủ nghĩa khủng bố quốc tế có thể cũng xuất phát từ bên ngoài thế giới Arập, nơi việc Trung Quốc bòn rút các nguồn tài nguyên thiên nhiên đôi khi bị coi là một sự lăng mạ quốc gia, bất chấp những lợi ích kinh tế được gia tăng cho nước chủ nhà. Những ngày sau khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ký một loạt thoả thuận về dầu lửa với người đồng chức Nigiêria, Olusegun Obasanjo, các chiến binh địa phương cảnh báo rằng “những công dân Trung Quốc được thấy ở các mỏ dầu lửa sẽ bị coi là những kẻ cắp đang đưa các công dân của mình vào tuyến lửa của chúng ta”. Các cuộc tấn công như vậy cũng đã rất phổ biến, với tin tức trên tờ Newsweek cho thấy “các vụ bắt cóc, giết người, và đe doạ giết người gây khó khăn cho người lao động Trung Quốc từ Châu thổ sống Niger đến tận các vùng phía đông Êtiôpia”.
Weak or Isolated Partners
Beijing’s policies in Xinjiang have begun to draw the ire of more dangerous extremists.
Beyond international terrorism, China’s overseas interests are also threatened by the potential for political instability, state failure, or international interference in several of its most valued partners. Beijing’s willingness to work with illegitimate or unstable governments derives in part from the sizeable demands of its voracious economy. This is particularly true in energy resources and minerals, where the materials China needs are often buried in politically unstable countries.To name just a few, China imports oil from Angola, bauxite from Guinea, and natural gas from Turkmenistan. Operating in countries with weak political institutions, unreliable legal systems, and uncertain economic futures, Chinese companies are already accruing considerable overdue payments from local governments.
Các đối tác suy yếu hoặc bị cô lập
Chính sách của Bắc Kinh ở Tân Cương đã bắt đầu thu hút sự nổi giận của những kẻ cực đoan nguy hiểm hơn.
Ngoài chủ nghĩa khủng bố quốc tế, những lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc cũng bị đe doạ bởi khả năng về sự mất ổn định chính trị, sự thất bại của nhà nước, hay sự can thiệp của quốc tế vào một số những đối tác có giá trị nhất của nước này. Việc Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với các chính phủ bất hợp pháp hoặc không ổn định một phần xuất phát từ những nhu cầu lớn của nền kinh tế đói khát của nước này. Điều này đặc biệt đúng về các nguồn nhiên liệu và khoáng sản, mà những nguyên liệu Trung Quốc cần thường nằm ở các nước bất ổn định về chính trị. Nêu một vài ví dụ, Trung Quốc nhập dầu lửa từ Ănggôla, bôxít từ Ghinê, và khí đốt tự nhiên từ Tuốcmênixtan. Trong khi hoạt động ở các nước có thể chế chính trị suy yếu, hệ thống pháp luật không đáng tin cậy, và tương lai kinh tế không chắc chắn, các công ty của Trung Quốc đã bị chi trả chậm đáng kể từ các chính quyền địa phương.
Supply disruptions caused by civil war, revolution, or social unrest could do additional harm to China’s economic interests and investments. This gives China an unfortunate stake in the preservation of these regimes. Beijing already supplies arms to four of the top five countries in Foreign Policy magazine’s 2010 ‘‘Failed States Index’’ Chad, Sudan, Zimbabwe, and the Democratic Republic of the Congo.These countries rank among the most violent and unstable in the world, making Chinese interests highly vulnerable to local and regional forces that could upend domestic stability in those countries. Although partnering with these regimes is relatively easy at the outset, the costs will only mount over time. As China’s economic and political investments expand, Beijing will face increasing pressure to sink additional resources into propping up governments that might otherwise fall.
Những gián đoạn về việc cung cấp do nội chiến, cách mạng, hoặc rối loạn xã hội có thể gây phương hại thêm cho những lợi ích kinh tế và đầu tư của Trung Quốc. Điều này tạo ra cho Trung Quốc một nguy cơ không may mắn trong việc duy trì các chế độ này. Bắc Kinh đã cung cấp vũ khí cho 4 trong 5 nước hàng đầu được đề cập trong bài “Chỉ số các nước thất bại” năm 2010 của tạp chí Foreign Policy – Sát, Xuđăng, Dimbabuê, và nước Cộng hoà Cônggô. Các nước này nằm trong số các nước bạo lực và không ổn định nhất trên thế giới, làm cho lợi ích của Trung Quốc dễ bị tổn thương nhiều trước các lực lượng địa phương và khu vực mà có thể đảo lộn sự ổn định trong nước ở các nước đó. Mặc dù việc quan hệ đối tác với các chế độ này tương đối dễ dàng ngay từ đầu, chi phí sẽ tăng lên theo thời gian. Khi đầu tư kinh tế và chính trị của Trung Quốc mở rộng, Bắc Kinh sẽ đối mặt với sức ép ngày càng tăng buộc phải đổ thêm các nguồn tài lực vào việc chống đỡ cho các chính phủ mà nếu không có thể sụp đổ.
In part to defend its overseas interests, Beijing has also pursued a policy of non-interference in the domestic politics of foreign governments, carrying out an opportunistic strategy of cutting deals with regimes[1]such as those in Burma, Iran, North Korea, and Sri Lanka[1]precisely when they are otherwise shunned by the international community. These countries have welcomed China’s support with open arms, and have benefited from Beijing’s willingness to overlook domestic abuses in the name of economic development and regional stability. All too often, Beijing has then provided material assistance and used its seat on the UN Security Council to stymie international investigation and condemnation of human rights violations or weapons proliferation.
Một phần để bảo vệ những lợi ích của mình ở nước ngoài, Bắc Kinh cũng đã theo đuổi một chính sách không can thiệp vào các hoạt động chính trị trong nước của các chính phủ nước ngoài, thực hiện một chiến lược mang tính cơ hội là thoả thuận với các chế độ – như các chế độ ở Mianma, Iran, Bắc Triều Tiên, và Xrilanca – chính khi họ bị cộng đồng quốc tế lẩn tránh. Các nước này đã dang rộng cánh tay hoan nghênh sự ủng hộ của Trung Quốc, và đã được hưởng lợi từ việc Bắc Kinh sẵn sàng bỏ qua những lạm dụng trong nước nhân danh phát triển kinh tế và ổn định khu vực. Bắc Kinh rất thường xuyên giúp đỡ về vật chất và sử dụng chiếc ghế của mình tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để cản trở việc điều tra và tố cáo của quốc tế về các vụ vi phạm nhân quyền hay phổ biến vũ khí.
This was the case in Sri Lanka, where Beijing provided weapons and diplomatic cover to Colombo to launch full-scale military operations against the Tamil Tigers in 2008. China’s support was crucial to the regime’s ultimate victory, and came after much of the international community, including the United States, had withdrawn its support due to human rights concerns. Likewise, Chinese economic activities with isolated regimes have at times successfully undermined the influence of regional players or multilateral initiatives. Nigeria’s minister of foreign affairs, for example, recently blamed Beijing for undercutting international efforts to pressure authoritarian regimes in Africa: ‘‘We can’t start thinking of imposing sanctions on Guinea or Niger for bad governance and then they [China] go behind us and strike some other deals.’’
Đây là trường hợp ở Xrilanca, nơi Bắc Kinh cung cấp vũ khí và trang trải chi phí ngoại giao cho Côlômbô để phát động các hoạt động quân sự trên quy mô toàn diện chống lại tổ chức Những con hổ giải phóng Tamil năm 2008. Sự ủng hộ của Trung Quốc mang tính quyết định đối với thắng lợi cuối cùng của chế độ này, và diễn ra sau khi phần lớn cộng đồng quốc tế, kể cả Mỹ, đã rút sự ủng hộ của họ do những lo ngại về nhân quyền. Tương tự, các hoạt động kinh tế của Tủng Quốc với các chế độ bị cô lập đôi khi đã làm xói mòn thành công ảnh hưởng của các bên tham gia trong khu vực hoặc những sáng kiến đa phương. Chẳng hạn, Bộ trưởng Ngoại giao Nigiêria gần đây đã phê phán Bắc Kinh về việc làm giảm những nỗ lực quốc tế trong việc gây sức ép với các chế độ độc tài ở châu Phi: “Chúng ta không thể bắt đầu suy nghĩ về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ghinê hay Nigiê vì quản lý chính quyền tồi tệ và rồi họ [Trung Quốc] đi sau chúng ta và tiến hành một số thoả thuận khác ”.
Partnering with isolated or rogue regimes has negative consequences for Beijing
Hợp tác với chế độ bị cô lập hoặc xấu xa có hậu quả tiêu cực đối với Bắc Kinh
This pattern of partnering with isolated or rogue regimes has negative consequences for Beijing. There are obvious reputational costs, such as when critics of China’s relationship with Sudan protested the Olympic torch relay in 2008 and sought to recast the Summer Games as the ‘‘Genocide Olympics.’’20 Ultimately, China’s economic interests and political allies in these countries remain vulnerable to international sanction. Should China continue to interfere with multilateral initiatives, countries may reject Beijing’s desire for the international community to keep its distance, as eventually occurred when additional UN sanctions were placed on Iran. If China continues choosing to work with gross violators of human rights, it is unlikely that it will be able to shield its economic and political investments indefinitely.
Mô thức quan hệ đối tác này với các chế độ bị cô lập hoặc không lương thiện có những hậu quả tiêu cực đối với Bắc Kinh. Có sự trả giá rõ ràng về danh tiếng, như khi những người chỉ trích về mối quan hệ của Trung Quốc với Xuđăng đã phản đối cuộc chạy tiếp sức mang ngọn đuốc Olympic năm 2008 và đã tìm cách đặt tên lại cho Thế vận hội Mùa hè này là “Olympic diệt chủng”. Cuối cùng, những lợi ích kinh tế của Trung Quốc và các đồng minh chính trị ở các nước này dễ bị tổn thương với những sáng kiến đa phương, các nước có thể bác bỏ nguyện vọng của Bắc Kinh muốn cộng đồng quốc tế giữ một khoảng cách, như cuối cùng đã diễn ra khi có thêm các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc được áp đặt đối với Iran. Nếu Trung Quốc tiếp tục lựa chọn làm việc với các nước vi phạm nhân quyền trắng trợn, thì không chắc nước này sẽ có thể bảo vệ được lâu dài đầu tư kinh tế và chính trị của mình.
Anti-Chinese Governments
On top of the diplomatic and financial fallout that could result from destabilization in any of these countries, Beijing may also face the emergence of explicitly anti-Chinese governments. Beijing’s willingness to offer security assistance and hefty investments to decidedly non-democratic regimes elevates the potential of confronting a future state adversary. New governments may turn on Beijing in response to its legacy of working with prior oppressors, particularly after revolution or democratization. The United States, for instance, has paid dearly for supporting autocratic governments in countries such as Cuba, Iran, and Nicaragua. By overtly avoiding human-rights issues and self-consciously parading its no-strings-attached assistance, China is positioning itself to confront similar forms of political blowback.
Các chính phủ chống Trung Quốc
Ngoài hậu quả về ngoại giao và tài chính có thể xuất phát từ sự mất ổn định ở bất cứ nước nào trong những nước này, Bắc Kinh có thể cũng đối mặt với sự nổ lên của các chính phủ chống Trung Quốc rõ ràng. Việc Bắc Kinh sẵn sàng đề nghị giúp đỡ an ninh và đầu tư mạnh mẽ cho các chế độ rõ ràng là phi dân chủ làm tăng khả năng đối đầu với một đối thủ nhà nước trong tương lai. Các chính phủ mới có thể công kích Bắc Kinh để phản ứng lại sự cộng tác của nước này với những kẻ đàn áp trước đây, đặc biệt sau cuộc cách mạng hoặc dân chủ hoá. Chẳng hạn, Mỹ đã phải trả giá đắt cho việc ủng hộ các chính phủ độc đoán ở các nước như Cuba, Iran, và Nicaragoa. Bằng cách công khai tránh các vấn đề nhân quyền và phô trương một cách có ý thức sự giúp đỡ không ràng buộc của mình, Trung Quốc đang tự đặt mình vào vị trí đối đầu với những hình thức phản ứng chính trị tương tự.
Henning Melber, a former activist in Africa who now heads the Dag Hammarskjold Foundation in Sweden, described the rise of anti-Chinese sentiments in simple terms: ‘‘It’s because the Chinese are seen as backing the governments in oppressing their own people.’’ Some leaders have advertised this support from China quite publicly. In 2006, Zimbabwean strongman Robert Mugabe warned his opposition that, ‘‘We want to remind those who might harbor any plans of turning against the government: be warned, we have armed men and women who can pull the trigger. . .The defense forces have benefited from the government’s Look East policy through which they have not only acquired new equipment, but also learned new military strategies.’’
Henning Melber, một nhà hoạt động kỳ cựu ở châu Phi, người hiện đứng đầu Tổ chức Dag Hammarskjold ở Thuỵ Điển, đã miêu tả sự gia tăng tình cảm chống Trung Quốc bằng những lời lẽ đơn giản: “Vì người ta thấy Trung Quốc ủng hộ các chính phủ đàn áp người dân của họ”. Một số nhà lãnh đạo đã quảng cáo hoàn toàn công khai sự ủng hộ này từ Trung Quốc. Năm 2006, người hùng Dimbabuê Robert Mugabe cảnh báo phe chống đối ông rằng, “chúng ta muốn nhắc nhở những kẻ có thể ấp ủ bất cứ kế hoạch nào quay sang chống chính phủ: hãy coi chừng, chúng ta có những người đàn ông và phụ nữ được vũ trang có thể nổ súng… các lực lượng quốc phòng đã được hưởng lợi từ chính sách Hướng Đông của chính phủ thông qua đó họ không chỉ có được thiết bị mới, mà còn học được các chiến lược quân sự mới”.
Beijing may believe it can escape this dilemma by investing in visible infrastructure projects which benefit common citizens. To its credit, China’s economic growth and diplomatic emphasis on development have produced greater levels of aid, trade, and investment in certain parts of the developing world. The benefits of these activities, however, are not always distributed evenly. Where corruption and inequality prevail, China’s rise has meant different things to different people. Journalist Yaroslav Trofimov explained that, ‘‘African leaders still hail China’s burgeoning involvement as a solution to Africa’s woes and a welcome alternative to the West. But among ordinary Africans, appreciation of this unprecedented influx of Chinese investments, products and settlers isn’t nearly as uniform.’’
Bắc Kinh có thể tin rằng mình có thể thoát khỏi tình thế tiến thoái lưỡng nan này bằng cách đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng khả thi mang lại lợi ích cho dân thường. Thật đáng khen, sự tăng trưởng kinh tế và sự chú trọng ngoại giao của Trung Quốc vào việc phát triển đã tạo ra các mức độ viện trợ, buôn bán và đầu tư lớn hơn ở các khu vực nhất định trong thế giới đang phát triển. Tuy nhiên, những lợi ích của các hoạt động này không phải luôn được phân phối một cách đồng đều. Nơi nào tình trạng tham nhũng và bất công lan tràn, sự trỗi dậy của Trung Quốc có nghĩa là những điều khác nhau đối với những người khác nhau. Nhà báo Yaroslav Trofimov giải thích rằng, “các nhà lãnh đạo châu Phi vẫn hoan nghênh sự dính líu ngày càng tăng của Trung Quốc như một giải pháp cho những nỗi thống khổ của châu Phi và như một sự lựa chọn thay thế đáng hoan nghênh cho phương Tây. Nhưng trong những người châu Phi bình thường, việc đánh giá về sự đổ vào chưa từng thấy này của các nguồn đầu tư, các sản phẩm và những người định cư Trung Quốc không phải là gần như giống nhau”.
Despite the potential for economic gain, doing business with China has sometimes resulted in grievances such as low wages, local corruption, poor safety standards, and an influx of cheap Chinese goods that displace local products. In Angola, for example, where other companies such as Chevron draw nearly 90 percent of their workforce from the local population, Chinese oil companies have been reported to employ less than 15 percent Angolan labor. These phenomena have sparked accusations that China is engaging in a new form of economic colonialism. The Libyan foreign minister reflected on these trends in December 2009, remarking, ‘‘When we look at the reality on the ground we find that there is something akin to a Chinese invasion of the African continent.’’
Bất chấp khả năng được hưởng lợi về kinh tế, việc làm ăn với Trung Quốc đôi khi dẫn đến những lời kêu ca phàn nàn như lương thấp, nạn tham nhũng ở địa phương, các tiêu chuẩn an toàn thấp, và nguồn hàng hoá rẻ tiền của Trung Quốc đổ vào thay thế các sản phẩm của địa phương. Ở Ănggôla, chẳng hạn, nơi các công ty khác như Chevron đã thu hút gần 90% lực lượng lao động của họ từ số dân địa phương, các công ty dầu lửa của Trung Quốc nghe nói đã sử dụng chưa đầy 15% người lao động Ănggôla. Hiện tượng này đã gây ra những lời cáo buộc rằng Trung Quốc đang can dự một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân kinh tế. Bộ trưởng ngoại giao Libi đã phản ánh xu hướng này vào tháng 12/2009, trong khi phát biểu: “Khi chúng ta nhìn vào thực tế tại địa bạn, chúng ta nhận thấy có cái gì đó giống như một cuộc xâm chiếm của Trung Quốc đối với lục địa châu Phi”.
These sentiments probably could be ameliorated if Chinese companies hired more local workers, raised wages, and pursued safety and environmental standards (in fact, some have already taken these steps). But Beijing has enough trouble enforcing responsible business practices at home, and has proven even less able to regulate the behavior of Chinese firms once they go abroad. Add in prejudiced and racist attitudes by and against overseas Chinese nationals, and you have a noxious mix likely to exacerbate the ill effects of China’s growing economic reach.
Những tình cảm này có thể được cải thiện nếu các công ty của Trung Quốc thuê nhiều người lao động địa phương hơn, tăng lương, và theo đuổi các tiêu chuẩn an toàn và môi trường (trên thực tế, một số công ty đã thực hiện các biện pháp này). Nhưng Bắc Kinh đã gặp đủ rắc rối trong việc thực hiện các hoạt động buôn bán có trách nhiệm ở trong nước, và đã tỏ ra thậm chí ít có khả năng hơn trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử của các công ty Trung Quốc khi họ đi ra nước ngoài. Thêm vào những thái độ thành kiến và phân biệt chủng tộc của Hoa kiều và chống lại Hoa kiều ở nước ngoài, và người ta có một hợp chất độc hại có khả năng gia tăng những tác động tiêu cực của tầm hoạt động kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc.
The most pronounced example of this dynamic to date is occurring in Zambia, where China has invested heavily in the copper industry. In November 2008, following a series of deadly accidents and incidents at Chinese-owned factories, opposition leader Michael Sata posed a major challenge in Zambia’s presidential election by running on an overtly anti-Chinese platform. Sata hit on emotive nationalist themes in his campaign, proclaiming that, ‘‘We’ve removed one foreign power and we don’t want another foreign power here, especially one that
is not a democracy.’’ Although Sata did not win nationally, he dominated in the capital of Lusaka and the Copperbelt, two regions where Chinese merchants and investors are more visible.
Ví dụ rõ ràng nhất về động lực này cho đến nay đang xuất hiện ở Dămbia, nơi Trung Quốc đã đầu tư nhiều vào ngành công nghiệp đồng. Vào âthngs 11/2008, sau một loạt tai nạn và sự cố chết người tại các nhà máy thuộc sở hữu của Trung Quốc, nhà lãnh đạo đối lập Michael Sata đã gây ra một thách thức lớn trong cuộc bầu cử tổng thống của Dămbia bằng cách tiếp tục một cương lĩnh công khai chống Trung Quốc. Sata đã đụng chạm đến các chủ đề theo đường lối dân tộc gây xúc động trong chiến dịch tranh cử của ông, tuyên bố rằng: “Chúng ta đã loại bỏ được một cường quốc nước ngoài và chúng ta không muốn cường quốc nước ngoài khác ở đây, đặc biệt một cường quốc không phải là một nước dân chủ”. Mặc dù Sata không giành thắng lợi trên toàn quốc, ông đã chi phối ở thu đô Lusaka và Copperbelt, hai khu vực nơi các thương gia và các nhà đầu tư Trung Quốc có mặt nhiều hơn.
As the 2011 general elections approach, Sata again is spouting anti-Chinese rhetoric as the leader of the opposition Patriotic Front party. Sata’s task has been made easier by ongoing clashes at Chinese-owned facilities. In October 2010, Chinese managers of a mine in southern Sinazongwe province opened fire on Zambian workers who were protesting low wages and poor working conditions. At least 11 were hospitalized. Less than a week later, Zambian Defense Minister Kalombo Mwansa was in Beijing vowing to advance military ties with China and reiterating Zambia’s support on the issues of Taiwan, Tibet, and human rights. In the wake of these events, Sata denounced the ruling government, proclaiming that, ‘‘We know we can’t be protected by this government because it has been heavily corrupted by the Chinese.’’ To China’s potential detriment, its economic penetration overseas is emerging as a domestic political issue in parts of the developing world, and populist or revolutionary political entrepreneurs are likely to capitalize in similar fashion on nationalist and xenophobic sentiments.
Khi cuộc tổng tuyển cử năm 2011 đến gần, Sata lại lớn tiếng chống Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo của đảng Mặt trận Yêu nước đối lập. Nhiệm vụ của Sata đã được thực hiện dễ dàng hơn bởi các cuộc đụng độ đang diễn ra tại các cơ sở thuộc sở hữu của Trung Quốc. Vào tháng 10/2010, các nhà quản lý Trung Quốc của một khu mỏ ở tỉnh Sinazongwe ở phía nam đã nổ súng vào những người lao động Dămbia phản đối lương thấp và những điều kiện lao động tồi tệ. Ít nhất 11 người phải vào bệnh viện. Chưa đầy một tuần sau, Bộ trưởng Quốc phòng Dămbia Kalombo Mwansa có mặt ở Bắc Kinh nguyện thúc đẩy các mối quan hệ quân sự với Trung Quốc và nhắc lại sự ủng hộ của Dămbia đối với các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, và nhân quyền. Sau các sự kiện này, Sata đã lên án chính phủ cầm quyền, và tuyên bố: “Chúng ta biết rằng chính phủ này không thể bảo vệ được chúng ta vì nó đã bị người Trung Quốc làm cho tham nhũng nhiều”. Có thể gây phương hại cho Trung Quốc, sự thâm nhập kinh tế của nước này ở nước ngoài đang nổi lên như một vấn đề chính trị trong nước ở các khu vực thuộc thế giới đang phát triển, và các nhà hoạt động chính trị theo đường lối dân tuý hoặc cách mạng có thể lợi dụng tình cảm theo đường lối dân tộc và bài ngoại theo cách tương tự.
Finally, through traditional state-to-state politics, China may also engender adversaries as a result of ultimately being forced to take a stand on internationally contentious issues. Nonalignment is fine in theory, but is increasingly difficult to practice for a permanent member of the UN Security Council with rapidly expanding economic and security interests. Even apolitical economic cooperation with countries such as Cuba, North Korea, or Venezuela[1]can be highly political (and controversial) actions in and of themselves. Similarly, in regions such as the Middle East that are wrought with rivalry and conflict, it will be tremendously challenging for Beijing to simultaneously maintain positive relations with Egypt, Iran, Iraq, Israel, Saudi Arabia, and Syria. At some point, supporting one regime will mean opposing another. All this is not to predict a widespread phenomenon of anti-Chinese regimes around the world, but it will only take a few to cause major headaches in Beijing. Taken together, China is bound to face an extremely complex future threat environment, to be filled with some combination of terrorists, failed states, discontented publics, and outright adversaries.
Cuối cùng, thông qua các hoạt động chính trị truyền thống giữa nhà nước với nhà nước, Trung Quốc cũng có thể tạo ra kẻ thù do cuối cùng buộc phải có một lập trường về các vấn đề gây tranh cãi trên trường quốc tế. Chủ trương không liên kết là hay về mặt lý thuyết, nhưng ngày càng khó thực hiện đối với một nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với những lợi ích kinh tế và an ninh đang mở rộng nhanh. Thậm chí, hợp tác kinh tế phi chính trị – với các nước như Cuba, Bắc Triều Tiên, hay Vênêxuêla – có thể là các hoạt động chính trị ở mức độ cao (và gây tranh cãi) trong và của hính họ. Tương tự, ở các khu vực như Trung Đông đầy kình địch và xung đột, việc duy trì đồng thời các mối quan hệ tích cực với Aicập, Iran, Irắc, Ixraen, Arập Xêút, và Xyri sẽ là thách thức to lớn đối với Bắc Kinh. Ở một thời điểm nào đó, việc ủng hộ một chế độ sẽ có nghĩa là chống đối một chế độ khác. Tất cả những điều này không phải là dự đoán một hiện tượng lan tràn về các chế độ chống Trung Quốc trên khắp thế giới, mà nó sẽ chỉ nêu ra một số chế độ gây ra những cơn đau đầu lớn ở Bắc Kinh. Tất cả những điều này kết hợp với nhau, Trung Quốc chắc chắn phải đối mặt với một môi trường đe doạ cực kỳ phức tạp trong tương lai, đầy rẫy sự phối hợp nào dó của các phần tử khủng bố, các nhà nước thất bại, quần chúng bất mãn, và những kẻ thù rõ ràng.
With Eyes Wide Shut?
China is bound to face terrorists, failed states, discontented publics, and outright adversaries.
Leaders in Beijing are not naı¨ve about the security implications of amassing international power and influence. In fact, never has a country been so deliberate in its rise to great power status. Chinese bookstores and blogs are riddled with discussions about the lessons learned from historical hegemons and imperialists. In November 2006, Chinese Central Television, the official mouthpiece of the government, aired an extremely popular 12-part documentary on the rise of great powers.
Nhắm đôi mắt mởi to lại chăng?
Trung Quốc buộc sẽ phải đối mặt với những kẻ khủng bố, các quốc gia mất lòng dân, công chúng bất mãn, các đối thủ khốc liệt.
Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không ngây thơ về những tác động an ninh của việc tập hợp sức mạnh và ảnh hưởn quốc tế. Trên thực tế, chưa bao giờ có một nước thận trọng như vậy về sự nổi lên vị thế nước lớn của mình. Các hiệu sách và nhật ký trên mạng đầy rẫy những tranh luận về những bài học học được từ các nước bá quyền và các nước đế quốc trong lịch sử. Vào tháng 11/2006, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ, đã công bố một văn kiện 12 phần rất được lòng dân về sự trỗi dậy của các nước lớn.
It was three years in the making and replete with interviews with the likes of Paul Kennedy and Joseph Stiglitz. Chinese academics have organized seminars, study groups, and book series on the subject. Drawing in part from these analyses, the CCP has sought to formulate a national security strategy which avoids the trappings of imperial overstretch and alliance politics, while preventing China from creating deleterious security dilemmas that could lead to military rivalry and economic competition.
This has meant pursuing positive relations with governments abroad and aiming to co-opt, weaken, or divide forces which might otherwise contain its rise.
Phải mất 3 năm để thực hiện và đầy đủ các cuộc phỏng vấn với các nhân vật giống như Paul Kennedy và Joseph Stiglitz. Các học giả Trung Quốc đã tổ chức các cuộc hội thảo, các nhóm nghiên cứu, và hàng loạt tác phẩm về chủ đề này. Đúc kết một phần những phân tích này, CCP đã tìm cách đề ra một chiến lược an ninh quốc gia tránh những biểu hiện bề ngoài của việc vươn bàn tay đế quốc ra quá mức và hoạt động chính trị liên minh, đồng thời ngăn chặn Trung Quốc gây ra thế tiến thoái lưỡng nan an ninh có hại có thể dẫn đến sự kình địch quân sự và cạnh tranh kinh tế.
Điều này có nghĩa là theo đuổi các mối quan hệ tích cực với các chính phủ nước ngoài và nhằm thu phục, làm suy yếu, hoặc chia rẽ các lực lượng mà nếu không có thể kiềm chế sự trỗi dậy của nước này.
The consequences of such caution and prudence are manifest: continuing references to Deng Xiaoping’s philosophy of ‘‘hiding capabilities and biding one’s time’’ (tao guang, yang hui); the ‘‘New Security Concept’’ introduced in the 1990s which emphasized ‘‘dialogue and cooperation’’ over the use of force; the resulting mantra of ‘‘peaceful rise’’ giving way to ‘‘peaceful development;’’ the near-obsession with checking any and all expositions of ‘‘China threat theory;’’ and the general reluctance to engage in military operations or punitive international sanctions which could breed antagonism from other states.
Những kết quả của sự thận trọng và khôn ngoan đó là rõ ràng: tiếp tục nhắc đến triết lý của Đặng Tiểu Bình là “giấu mình và chờ thời”; “Khái niệm An ninh Mới” được đưa ra vào những năm 1990 nhấn mạnh “đối thoại và hợp tác” hơn là sử dụng vũ lực; câu thần chú do kết quả của điều đó “trỗi dậy hoà bình” nhường chỗ cho “phát triển hoà bình”, tâm trạng gần như ám ảnh với việc ngăn chặn bất cứ và tất cả những diễn giải về “học thuyết về mối đe doạ Trung Quốc”, và thái độ miễn cường nói chung về việc can dự vào các hoạt động quân sự hoặc các biện pháp trừng phạt quốc tế có thể nuôi dưỡng sự thù địch từ các nước khác.
Zheng Bijian, former vice-chair of the Central Party School, has assured the West that, ‘‘China will not follow the path of Germany leading up to WorldWar I or those of Germany and Japan leading up to World War II, when these countries violently plundered resources and pursued hegemony. Neither will China follow the path of the great powers vying for global domination during the Cold War. Instead, China will transcend ideological differences to strive for peace, development, and cooperation with all countries of the world.’’ To its credit, Beijing has been relatively successful to date at preventing the emergence of major power adversaries and counterbalancing coalitions, but even international politics with Chinese characteristics has produced new obstacles. Despite its best efforts at pursuing peace, stability, and ‘‘win-win’’ relationships, China’s approach to domestic and foreign policies has created an accompanying set of potential threats.
Trịnh Tất Kiên, nguyên hiệu phó Trường Đảng Trung ương, đã khẳng định với phương Tây rằng “Trung Quốc sẽ không đi theo đường lối của Đức dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ Nhất hoặc những đường lối của Đức và Nhật Bản dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi các nước này cướp bóc mạnh mẽ các nguồn tài nguyên và theo đuổi bá quyền. Trung Quốc cũng sẽ không đi theo con đường của các nước lớn đang tranh giành quyền chi phối toàn cầu trong Chiến Tranh Lạnh. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ vượt qua những bất đồng về tư tưởng để nỗ lực tiến tới hoà bình, phát triển, và hợp tác với tát cả các nước trên thế giới”. Thật đáng khen, Bắc Kinh hiện nay đã tương đối thành công trong việc ngăn chặn sự nổi lên của những đối thủ nước lớn và làm đối trọng với các liên minh, nhưng thậm chí các hoạt động chính trị quốc tế mang đặc điểm của Trung Quốc cũng đã gây ra những trở ngại mới. Bất chấp những nỗ lực hết sức của nước này trong việc theo đuổi hoà bình, ổn định, và các mối quan hệ “cùng thắng”, đường hướng của Trung Quốc đối với các chính sách đối nội và đối ngoại đã gây ra một loạt các mối đe doạ tiềm tàng kèm theo.
Beijing has taken steps to both alleviate and suppress these challenges, but the underlying dynamics continue to prevail. The CCP will increasingly find itself dealing with threats that result, at least in part, from its particular style of prioritizing political stability and economic growth in its international relations. Herein lies the prevailing contradiction in Chinese foreign policy from which Beijing[1]because of the domestic political and economic pressures it faces has no easy exit. Foreign policies that emphasize ‘‘win-win’’ financial relationships at the expense of political liberalization may earn the amity of fellow regimes, but they will also induce the ire of certain populations. If there is irony in Beijing’s assiduous study of the United States, it is that China is walking down the same plank, pursuing policies similar to those that led to some of America’s most pressing contemporary security threats.
Bắc Kinh đã thực hiện các biện pháp nhằm cả giảm bớt lẫn ứng phó với những thách thức này, nhưng những động lực bên dưới tiếp tục chiếm ưu thế. CCP sẽ ngày càng thấy mình phải ứng phhó với các mối đe doạ xuất phát, ít nhất phần nào, từ cách thức đặc biệt của nước này là ưu tiên cho sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế trong các mối quan hệ quốc tế. Ở đây có mâu thuẫn phổ biến trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc mà Bắc Kinh – vì những sức ép chính trị và kinh tế trong nước mà nước này phải đối mặt – đã không dễ dàng thoát khỏi. Các chính sách đối ngoại chú trọng đến các mối quan hệ tài chính “cùng thắng” không có lợi cho tự do hoá chính trị có thể giành được mối quan hệ thân thiện của các chế độ bạn bè, nhưng chúng cũng sẽ gây ra sự tức giận của số dân chúng nào đó. Nếu có sự mỉa mai trong việc Bắc Kinh nghiên cứu kỹ càng về nước Mỹ, thì đó là Trung Quốc đang nhắm mắt bước xuống cùng một tấm ván chênh vênh, theo đuổi các chính sách tương tự như các chính sách đã dẫn đến một số trong những mối đe doạ an ninh cấp bách nhất hiện nay của Mỹ.
In assessing China’s support for authoritarian regimes, it is often noted that the United States also sometimes pursues its interests at the expense of democratic principles. This is a fair criticism, but the United States has balanced these policies by assisting in the spread and consolidation of political freedom. The same cannot be said of China. Of the countries that received major conventional weapons from the United States in the last five years, nearly 60 percent are designated as ‘‘Free’’ by the independent watchdog Freedom House, with a mere 20 percent as ‘‘Not Free.’’ In contrast, ‘‘Free’’ countries account for only 15 percent of Chinese recipients, with ‘‘Not Free’’ regimes comprising a near majority. To say that both countries turn a similar blind eye to autocracy is simply inaccurate. Nevertheless, when anti-Chinese threats materialize, they are likely to emerge in reaction to China’s own policies.
Trong khi đánh giá sự ủng hộ của Trung Quốc đối với các chế độ độc tài, người ta thường lưu ý rằng Mỹ cũng đôi khi theo đuổi những lợi ích của mình không có lợi cho các nguyên tắc dân chủ. Đây là một sự chỉ trích công bằng, nhưng Mỹ đã cân bằng các chính sách này bằng cách giúp đỡ rộng rãi và củng cố tự do chính trị. Không thể nói tương tự về Trung Quốc. Trong số các nước đã nhận được nhiều vũ khí thông thường từ Mỹ trong 5 năm qua, gần 60% được tổ chức theo dõi độc lập Freedom House cho là “tự do”, với chỉ có 20% là “Không tự do”. Trái lại, các nước “tự do” chỉ chiếm 15% trong số các nước nhận vũ khí của Trung Quốc, với các chế độ “Không tự do” chiếm gần đa số. Việc nói rằng cả hai nước đều nhắm mắt làm ngơ như nhau trước chế độ độc tài đơn giản là thiếu chính xác. Tuy nhiên, khi các mối đe doạ chống Trung Quốc trở thành sự thật, chúng có thể nổi lên phản ứng với các chính sách của chính Trung Quốc.
Looking Beyond Intentions
The potential for emergent security threats to reshape Beijing’s foreign policy agenda has important implications for how to think about the rise of China. In March 2009, in his final appearance before the U.S. Senate Committee on Armed Services, U.S. Pacific Command Commander Admiral Timothy Keating expressed his dismay over the seemingly contradictory behavior of the People’s
Liberation Army (PLA) Navy. Reflecting on the dissonance of China’s newfound assertiveness in the South China Sea, with its good-faith contributions to international counter-piracy operations in the Gulf of Aden, Keating asked a familiar series of questions: ‘‘What are really their intentions, what is their strategic intent, where does China expect to be 10, 20, 50 years from now?’’These remarks illustrate the widely shared sense that although the CCP’s principal priorities are well understood[1]regime survival, economic expansion, and territorial integrity[1]the specific means through which they plan to achieve those goals are not. A recent Pentagon report to Congress highlighted that China ‘‘has left unclear to the international community the purposes and objectives of the PLA’s evolving doctrine and capabilities.’’
Nhìn vượt ra ngoài ý đồ
Khả năng các mối đe doạ an ninh đang xuất hiện để định hình lại chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh có những tác động quan trọng đối với cách thức suy nghĩ về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vào tháng 3/2009, trong lần xuất hiện cuối cùng trước Uỷ ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Keating đã bày tỏ sự ngạc nhiên về hành vi ứng xử dường như mâu thuẫn của lực lượng Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Phản ánh sự trái ngược với thái độ quyết đoán mới thấy của Trung Quốc về Biển Nam Trung Hoa, với những đóng góp chân thành của nước này cho các hoạt động chống cướp biển quốc tế ở Vịnh Aden, Keating đã đặt một loạt câu hỏi quen thuộc: “Những ý định thực sự của họ là gì, ý định chiến lược của họ là gì, Trung Quốc có thể đi đến đâu vào 10, 20, 50 năm nữa kể từ bây giờ?” Những phát biểu này minh hoạ cho cảm giác được chia sẻ rộng rãi rằng mặc dù những ưu tiên chính của CCP được hiểu rõ – sự tồn tại của chế độ, mở rộng kinh tế, và sự toàn vẹn lãnh thổ – các biện pháp đặc biệt thông qua đó họ dự định đạt được các mục tiêu đó thì chưa được hiểu rõ. Một báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc trước Quốc hội đã nêu bật rằng Trung Quốc “đã khiến cho cộng đồng quốc tế không hiểu rõ những mục đích và mục tiêu của học thuyết và những khả năng đang phát triển của PLA”.
Embedded in these analyses of China’s "strategic intent" is the perception that leaders in Beijing have a well-developed national security strategy that will guide its future behavior. This notion further suggests that U.S. analysts should employ some combination of Chinese writings, leadership analyses, intelligence estimates, and diplomatic and military signals to reveal China’s intentions. Academic theories of international relations and power transitions have led scholars to adopt similar assumptions, positing China as a willful, proactive rising power that will choose either to assimilate into or to challenge the U.S.-led system.
Gắn liền với những phân tích này về “ý định chiến lược” của Trung Quốc là nhận thức rằng các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh có một chiến lược an ninh quốc gia được phát triển tốt sẽ hướng dẫn hành vi ứng xử trong tương lai của nước này. Khái niệm này gợi ý hơn nữa rằng các nhà phân tích Mỹ cần sử dụng sự kết hợp nào đó những bài viết của Trung Quốc, những bài phân tích của ban lãnh đạo, những đánh giá của cơ quan tình báo, và những tín hiệu về ngoại giao và quân sự để làm bộc lộ rõ những ý định của Trung Quốc. Những học thuyết mang tính học thuật về các mối quan hệ quốc tế và các thời kỳ quá độ về quyền lực đã đưa các học giả đến chỗ chấp nhận những giả định tương tự, coi Trung Quốc là một cường quốc đang lên cứng đầu cứng cổ, chủ động sẽ lựa chọn hoặc đồng hoá hoặc thách thức hệ thống do Mỹ lãnh đạo.
This framework is misconceived, however, insofar as it overstates the causal linkages between China’s ‘‘strategic intentions’’ and future behavior. There is any number of reasons to believe that coherent, long-term strategies are not yet in place, and even if they were, would fail to persist over time. Analysts should therefore exercise caution in assuming that the CCP possesses a comprehensive and forwardlooking national security strategy. China’s foreign policies, like those of other nations, have been and will continue to be reformulated as a result of leadership change, internal power struggles, and institutional competition (the role of the PLA and civil-military relations are particularly important in this regard). This calls for additional research on the domestic politics, bureaucratic mechanisms, and military institutions through which China’s foreign policies must churn.
Tuy nhiên, khuôn khổ này đã bị hiểu sai tới một chừng mực mà nó phóng đại các mối quan hệ mang tính nguyên nhân giữa “những ý định chiến lược” và hành vi ứng xử trong tương lai của Trung Quốc. Có một số lý do nào đó để tin rằng các chiến lược mang tính gắn kết, lâu dài chưa hình thành, và cho dù nếu chúng hình thành, thì sẽ không tồn tại được lâu dài qua thời gian. Vì vậy các nhà phân tích cần thận trọng khi cho rằng CCP có một chiến lược an ninh quốc gia toàn diện và hướng về phía trước. Các chính sách đối ngoại của Trung Quốc, giống như chính sách đối ngoại của các quốc gia khác, đã và sẽ tiếp tục lại được đề ra do sự thay đổi ban lãnh đạo, các cuộc tranh giành quyền lực trong nước, và cuộc cạnh tranh của các thể chế (vai trò của PLA và các mối quan hệ quân sự – quân sự có tầm quan trọng đặc biệt về mặt này). Việc này đòi hỏi phải nghiên cứu thêm các hoạt động chính trị trong nước, cơ cấu hành chính, và các thể chế quân sự thông qua đó các chính sách đối ngoại của Trung Quốc phải xáo động.
More profoundly, the emergence of new international threats often disrupts long-term national security strategies, thereby further eroding the utility of focusing too narrowly on strategic intentions. When such threats arise, the process of making foreign policy often resembles caretaking in an emergency room, where power and resources are reflexively extended to immediate concerns and challenges. To drive this point home, recall George W. Bush’s caustic criticisms of the Clinton administration’s overseas adventurism. During his second debate with Al Gore, less than a month before the November 2000 election, the future president remarked that, ‘‘I don’t think our troops ought to be used for what’s called nation-building.’’ Bush was by no means alone. In a widely read January 2000 Foreign Affairs article, future national security adviser and Secretary of State Condoleezza Rice wrote that, ‘‘The president must remember that the military is a special instrument. It is lethal, and it is meant to be. It is not a civilian police force. It is not a political referee. And it is most certainly not designed to build a civilian society.’’ The contrast with their ensuing policies would be comical, were the issues at stake not so serious.
Sâu sắc hơn, sự xuất hiện của các mối đe doạ quốc tế mới thường gây trở ngại cho các chiến lược an ninh quốc gia lâu dài, do đó làm xói mòn hơn nữa lợi ích của việc chú trọng trong phạm vi quá hẹp vào những ý định chiến lược. Khi những mối đe doạ đó xuất hiện, tiến trình đề ra chính sách đối ngoại thường giống như sự thận trọng trong tình trạng khẩn cấp, nơi sức mạnh và tài lực theo phản xạ tự nhiên được dành cho những lo ngại và thách thức trực tiếp. Lmà cho mọi người hiểu được quna điểm này, hãy nhớ lại sự chỉ trích gay gắt của George W. Bush về hành động phiêu lưu ở nước ngoài của chính quyền Clinton. Trong cuộc tranh luận thứ hai của ông với Al Gore, chưa đầy một tháng trước cuộc bầu cử tháng 11/2000, tổng thống tương lai lúc đó đã phát biểu: “Tôi không cho rằng quân đội của chúng ta phải được sử dụng cho cái gọi là xây dựng đất nước”. Bush đã không đơn độc. Trong một bài báo trên tờ Foreign Affairs tháng 1/2000 được lưu truyền rộng rãi, Cố vấn An ninh Quốc gia kiêm Bộ trưởng Ngoại giao tương lai lúc đó Condoleezza Rice đã viết: “Tổng thống phải nhớ rằng quân đội là một công cụ đặc biệt. Đây là công cụ gây chết người, và nó được nhằm để làm điều đó. Đây không phải là lực lượng cảnh sát dân sự. Nó cũng không phải là một trọng tài chính trị. Và chắc chắn nhất nó không được thành lập để xây dựng một xã hội dân sự”. Sự trái ngược với các chính sách tiếp theo của họ sẽ là nực cười, nếu các vấn đề gây rắc rối là không quá nghiêm trọng.
This is not meant as a criticism of the Bush administration, but rather as a comment on the behavior of great powers and the considerable limits of emphasizing the role of strategic intent. U.S. analysts can and should seek to deduce foreign-policy thinking in China through intelligence mechanisms, public statements, doctrine, academic debates, and other means. This is particularly true on near-term issues, such as UN sanctions on Iran, where Beijing was confronted with immediate and discrete choices. But even full and complete information about how Chinese strategists intend to exert their nation’s power would offer only partial insight into when and where Beijing will ultimately decide to expend its economic and military capital. Ideas no doubt matter in world politics, but they are necessarily filtered through the international threat environment in which states operate.
Điều này không có nghĩa là một sự chỉ trích đối với chính quyền Bush, mà đúng hơn là sự bình luận về hành vi ứng xử của các nước lớn và những hạn chế đáng kể của việc chú trọng vào vai trò của ý định chiến lược. Các nhà phân tích Mỹ có thể và cần tìm cách suy luận về tư duy chính sách đối ngoại ở Trung Quốc thông qua các cơ cấu tình báo, những tuyên bố công khai, học thuyết, các cuộc tranh luận mang tính học thuật, và các phương tiện khác. Điều này đặc biệt đúng về các vấn đề trước mắt, như các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran, ở đó Bắc Kinh phải đối mặt với những lựa chọn trực tiếp và riêng rẽ. Nhưng ngay cả thông tin đầy đủ và trọn vẹn về việc các nhà chiến lược Trung Quốc có ý định sử dụng sức mạnh quốc gia của họ như thế nào cũng chỉ đem lại sự hiểu biết phần nào về khi nào và ở đâu Bắc Kinh cuối cùng sẽ quyết định sử dụng vốn kinh tế và quân sự của mình. Không nghi ngờ gì nữa những ý tưởng có tầm quan trọng trong các hoạt động chính trị thế giới, nhưng chúng cần được thanh lọc qua môi trường đe doạ quốc tế trong đó các nước hoạt động.
The manner in which China exerts influence on the global stage is unlikely to be the direct product of a carefully designed and executed plan. Instead, it will emerge at least partially in response to future international threats, many of which will be of its own making. Despite Beijing’s aspirations to be a different
kind of great power, such threats are nascent, mounting, and nearly inevitable. Today it is piracy that has drawn China onto the international stage. Soon it will be a wider collection of security threats, potentially to include transnational terrorism and extremism, foreign political instability, and new state adversaries. As much as any long-term strategy, it is these threats that will shape China’s international behavior in the decades to come.
Cách thức Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình trên sân khấu toàn cầu không chắc là sản phẩm trực tiếp của một kế hoạch được đề ra và thực hiện một cách cẩn thận. Thay vào đó, nó sẽ nổi lên ít nhất phần nào để ứng phó với các mối đe doạ quốc tế trong tương lai, nhiều trong số các mối đe doạ đó sẽ do chính nước này gây ra. Bất chấp những khát vọng của Bắc Kinh về một hình thức khác của nước lớn, những mối đe doạ đó là mới nảy sinh, đang gia tăng, và gần như không thể tránh được. Hiện nay, chính hoạt động cướp biển đã lôi kéo Trung Quốc vào sân khấu quốc tế. Đây nhanh chóng sẽ là một tập hợp rộng rãi hơn các mối đe doạ an ninh, có khả năng bao gồm chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan xuyên quốc gia, bất ổn định chính trị đối ngoại, và những đối thủ nhà nước mới. Chính những mối đe doạ này sẽ định hình hành vi ứng xử quốc tế của Trung Quốc trong những thập kỷ tới giống như bất cứ chiến lược dài hạn nào.
Asking Hard Questions
The implications for the United States are manifold. Starting with the challenges, China’s response to emergent international threats may run directly counter to U.S. interests. President Hu has outlined ‘‘New Historic Missions’’ for China’s military to participate more actively in maintaining international peace and security, and the PLA is becoming increasingly trained and equipped for military operations beyond the Taiwan Strait. Washington may welcome greater PLA contributions in certain instances, but the expansion of the military’s role in Chinese foreign policy necessarily increases the possibility of encountering U.S. troops abroad. Furthermore, without the impetus or ability to resolve security threats through the mechanisms of democratic liberalism, Beijing may double down on supporting autocracies when potential threats arise. These dynamics could pose serious challenges to U.S. leadership and interests.
Đặt ra những câu hỏi khó trả lời
Những tác động đối với Mỹ là đa dạng. Bắt đầu với những thách thức, phản ứng của Trung Quốc đối với những mối đe doạ quốc tế đang nổi lên có thể trực tiếp đi ngược lại với những lợi ích của Mỹ. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phác hoạ những “Sứ mệnh mang tính lịch sử mới” để quân đội Trung Quốc tham gia tích cực hơn việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và PLA ngày càng được huấn luyện và trang bị để tiến hành các hoạt động quân sự vượt ra ngoài Eo biển Đài Loan. Oasinhton có thể hoan nghênh những đóng góp nhiều hơn của PLA trong các trường hợp nào đó, nhưng việc mở rộng vai trò của quân đội trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhất thiết làm tăng khả năng đương đầu với quân đội Mỹ ở nước ngoài. Hơn nữa, không có sự thúc đẩy hay khả năng giải quyết các mối đe doạ an ninh thông qua các cơ cấu tự do dân chủ, Bắc Kinh có thể giảm một nửa sự ủng hộ đối với các chế độ độc tài khi các mối đe doạ tiềm tàng xuất hiện. Những động lực này có thể gây ra những thách thức nghiêm trọng đối với sự lãnh đạo và lợi ích của Mỹ.
Meanwhile, Washington’s understandable desire to have Beijing explain why it is developing certain military capabilities may matter less than many people think. Greater transparency on the Chinese side is a worthwhile goal, but regardless of current plans, those capabilities will likely be employed in contingencies and ways that Chinese strategists are neither aspiring to, nor necessarily even considering, today.
Trong khi đó, nguyện vọng có thể hiểu được của Oasinhton muốn Bắc Kinh giải thích lý do tại sao nước này đang phát triển những khả năng quân sự nào đó có thể không quan trọng như nhiều người nghĩ. Sự minh bạch hơn về phía Trung Quốc là mục tiêu đáng giá, nhưng bất chấp những kế hoạch hiện nay, những khả năng đó có thể sẽ được sử dụng trong các sự cố bất ngờ và những cách thức mà các nhà chiến lược Trung Quốc hiện nay không mong muốn, thậm chí cũng không nhất thiết phải cân nhắc.
On the upside, the need to manage emergent transnational issues will present additional avenues for U.S.-Sino cooperation, a fact recognized by the Chinese themselves. In October 2009, in a party-line speech at the Center for Strategic and International Studies inWashington, Vice Chairman of the Central Military Commission General Xu Caihou acknowledged that, ‘‘The Chinese military’s execution of multiple military tasks provides a broader space for Chinese-U.S. military exchanges and cooperation.’’ As opposed to abstract arguments about ‘‘responsible stakeholding’’ in the U.S.-led system, addressing threats that directly challengeChinese interestsmay be farmore likely tomotivate Beijing to action. An increasingly palpable international threat environment could leadChina to bemore forward-leaning on cooperating in disaster relief, counterterrorism, and stability operations, particularly if sanctioned by the United Nations.
Bề ngoài, việc cần xử lý các vấn đề đang nổi lên xuyên quốc gia sẽ mở đường hơn nữa cho sự hợp tác Mỹ – Trung, một thực tế được chính người Trung Quốc thừa nhận. Vào tháng 10/2009, trong một bài phát biểu về đường lối của đảng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Oasinhton, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Tướng Từ Tài Hậu thừa nhận rằng “việc quân đội Trung Quốc thực hiện nhiều nhiệm vụ quân sự mang lại một không gian rộng rãi hơn cho các cuộc trao đổi và hợp tác quân sự Trung – Mỹ”. Trái với những lập luận trừu tượng về “sự tham gia có trách nhiệm” vào hệ thống do Mỹ lãnh đạo, việc xử lý các mối đe doạ thách thức trực tiếp những lợi ích của Trung Quốc có thể có khả năng hơn nhiều thúc đẩy Bắc Kinh hành động. Một môi trường đe doạ quốc tế ngày càng rõ ràng có thể đưa Trung Quốc đến chỗ hướng nhiều hơn vào sự hợp tác trong các hoạt động cứu trợ thảm hoạ, chống chủ nghĩa khủng bố, và ổn định, đặc biệt nếu bị Liên Hợp Quốc trừng phạt.
These threats will shape China’s international behavior in the decades to come.
Những mối đe dọa này sẽ hình thành hành vi quốc tế của Trung Quốc trong những thập kỷ tới.
Finally, scholars have argued that China’s domestic problems[1]environmental, social, demographic, economic, and political[1]will likely retard its meteoric rise. The same could be said of emergent international threats. Those who wish to see the containment of Beijing’s expanding influence should consider how international security threats will likely divert and drain its resources and attention. China has managed to free ride on the U.S.-led system without having to pay its dues as a great power, but that window appears to be closing fast.
The ruling regime would like to push this date back as far as possible, but at the end of the day, the decision will not be theirs. In this sense, China’s rise is most likely a self-limiting process which may not require U.S. sand in its gears to slow it down.
The thorny question is whether the United States can and should play a role in affecting these threats themselves, something that may prove far easier than changing China’s behavior directly. Although such questions are undoubtedly sensitive, they warrant serious debate behind closed doors. Rather than paying disproportionate attention to uncovering Beijing’s strategic intentions, the time is ripe for better and more discussions about China’s future threat environment.
Cuối cùng, các học giả đã lập luận rằng các vấn đề trong nước của Trung Quốc – môi trường, xã hội, dân số học, kinh tế, và chính trị – có thể sẽ làm chậm lại sự trỗi dậy nhanh chóng của nước này. Có thể nói tương tự về các mối đe doạ quốc tế đang nổi lên. Những người muốn thấy sự kiềm chế ảnh hưởng đang mở rộng của Bắc Kinh cần xem xét các mối đe doạ an ninh quốc tế có thể sẽ làm đổi hướng sự chú ý và làm cạn kiệt các nguồn tài lực của nước này như thế nào. Trung Quốc đã tìm cách hưởng lợi từ hệ thống do Mỹ lãnh đạo mà không phải trả lệ phí với tư cách là một nước lớn, nhưng cánh cửa dường như đang đóng lại rất nhanh. Chế độ cầm quyền có thể sẽ đẩy ngày này lùi trở lại càng xa càng tốt, nhưng xét về mọi mặt, quyết định sẽ không phải là của họ nữa. Theo nghĩa này, sự trỗi dậy của Trung Quốc có khả năng nhất là một tiến trình tự hạn chế mà có thể không đòi hỏi Mỹ phải làm cho nó giảm bớt tốc độ. Vấn đề gai góc là liệu Mỹ có thể và có nên đóng một vai trò trong việc gây ảnh hưởng đối với các mối đe doạ này hay không, điều đó có thể tỏ ra dễ dàng hơn nhiều so với việc làm thay đổi trực tiếp hành vi ứng xử của Trung Quốc. Mặc dù những vấn đề đó không nghi ngờ gì nữa là nhạy cảm, chúng cho thấy các cuộc tranh luận nghiêm chỉnh đằng sau những cánh cửa khép kín. Thay vì chú ý không tương xứng đến những ý định chiến lược chưa bộc lộ của Bắc Kinh, thời gian đã chín muồi để tiến hàn các cuộc thảo luận tốt hơn và nhiều hơn về môi trường đe doạ trong tương lai của Trung Quốc.
http://www.twq.com/info/archives.cfm#a-ct

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn