MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, November 12, 2015

THE NOBEL PEACE PRIZE 2000, KIM DAE-JUNG AWARD CEREMONY SPEECH NOBEL HÒA BÌNH NĂM 2000, KIM DAE-JUNG DIỄN VĂN TRAO GIẢI

THE NOBEL PEACE PRIZE 2000, KIM DAE-JUNG
AWARD CEREMONY SPEECH

NOBEL HÒA BÌNH NĂM 2000, KIM DAE-JUNG
DIỄN VĂN TRAO GIẢI


Presentation Speech by Gunnar Berge, Chairman of theNorwegian Nobel Committee, Oslo, December 10, 2000.

 (Phát biểu của Gunnar Berge, Chủ tịch hội đồng Nobel Na Uy, Oslo, tháng Mười năm 2000)

Your Majesty, Your Royal Highnesses, Excellencies, Ladies and Gentlemen,

Thưa Bệ hạ, thưa các Hoàng than quốc thích, Thưa các Ngài, Thưa quý bà và quý ông
The Norwegian Nobel Committee has decided to award the Nobel Peace Prize for the year 2000 to Kim Dae-jung. He receives the prize for his lifelong work for democracy and human rights in South Korea and East Asia in general, and for peace and reconciliation with North Korea in particular. We welcome the Laureate here today.

Hội đồng Nobel Na Uy quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm 2000 cho ông Kim Dae-jung. Ông nhận giải thưởng này vì sự nghiệp suốt đời đấu tranh cho dân chủ và quyền con người ở Nam Triều Tiên và Đông Á nói chung, và vì hòa bình và hòa giải với Bắc Triều Tiên nói riêng. Hôm nay chúng ta tới đây để chào mừng Chủ nhân của Giải Nobel Hòa Bình năm 2000!


The question has been raised of whether it is too early to award the prize for a process of reconciliation which has only just begun. It would suffice to say in reply that Kim Dae-jung's work for human rights made him a worthy candidate irrespective of the recent developments in relations between the two Korean states. It is also clear, however, that his strong commitment to reconciliation with North Korea, and the results that have been achieved - especially in the past year - added a new and important dimension to Kim Dae-jung's candidacy.

Một câu hỏi đã đặt ra rằng liệu có quá sớm để trao giải thưởng cho một quá trình hòa giải mới chỉ bắt đầu. Câu trả lời đầy đủ sẽ là, công cuộc đấu tranh vì quyền con người của ông Kim Dae-jung đã khiến ông trở thành ứng cử viên xứng đáng nhất mà không cần kể tới những tiến triển gần đây trong quan hệ giữa hai nước Triều Tiên. Tuy vậy, một điều rất rõ ràng là những cống hiến to lớn của ông đối với quá trình hòa giải và những kết quả đạt được, đặc biệt trong năm vừa qua, đã góp phần quan trọng làm dày dặn thêm tư cách ứng cử viên giải Nobel Hòa bình của ông Kim Dae-jung.

While recognising that reverses in international peace work are something one has to be prepared for, the Nobel Committee nevertheless adheres to the principle: nothing ventured, nothing gained. The Peace Prize is a reward for the steps that have been taken so far. However, as so often before in the history of the Nobel Peace Prize, it is intended this year, too, as an encouragement to advance still further along the long road to peace and reconciliation.

Mặc dù nhận thức rằng cần chuẩn bị phòng ngừa tình huống các hoạt động hòa bình quốc tế có thể bị đảo ngược theo xu hướng xấu, hội đồng giải Nobel đã giữ vững nguyên tắc: không mạo hiểm, không thành. Giải thưởng Nobel Hòa bình là danh hiệu dành cho các bước đã thực hiện được tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, giống như đã từng nhiều lần diễn ra trước đây trong lịch sử của Nobel Hòa bình, mục đích của giải thưởng năm nay cũng nhằm khuyến khích những tiến bộ hơn nữa trên con đường tới hòa bình và hòa giải.

This is to a large extent a matter of courage: Kim Dae-jung has had the will to break with fifty years of ingrained hostility, and to reach out a cooperative hand across what has probably been the world's most heavily guarded frontier. His has been the kind of personal and political courage which, regrettably, is all too often missing in other conflict-ridden regions. The same applies to peace work as to life in general when you set out to cross the highest mountains: the first steps are the hardest. But you can count on plenty of company along the glamorous finishing stretch. Gunnar Roaldkvam, a writer from Stavanger, puts this so simply and so aptly in his poem "The last drop":

Với lòng can đảm và dũng khí lớn lao, ông Kim Dae-jung đã có ý chí phá bỏ niềm hận thù hằn sâu đã 50 năm và rộng mở vòng tay hợp tác qua làn ranh giới bị coi là được canh gác cẩn mật vào loại nhất trên thế giới. Ông là mẫu người có dũng khí cá nhân và sự can đảm chính trị mà, rất đáng tiếc là, rất thiếu ở những nơi có xung đột và mâu thuẫn cao độ. Một nguyên tắc áp dụng cho hoạt động vì hòa bình và cho cuộc sống nói chung mỗi khi chúng ta quyết tâm vượt qua những đỉnh cao trở ngại là: những bước đầu tiên bao giờ cũng khó khăn nhất. Tuy nhiên, khi rướn những bước cuối cùng đến vạch đích huy hoàng, chúng ta lại có thể tìm thấy rất nhiều bạn đường. Gunnar Roaldkvam, một văn sĩ từ Stavanger đã diễn tả điều này một cách giản dị và thông minh trong bài thơ “Giọt nước cuối cùng” của ông ấy:

Once upon a time
there were two drops of water;
one was the first,
the other the last.

The first drop
was the bravest.

I could quite fancy
being the last drop,
the one that makes everything
run over,
so that we get
our freedom back.

But who wants to be
the first
drop?

Thuở xa xưa
Có hai giọt nước
Một giọt đầu tiên
Giọt kia sau rốt

Giọt nước đầu tiên,
dũng cảm nhường nào

Tôi vẫn ước ao
Là giọt nước cuối cùng,
Rớt xuống
Khối nước sẽ dâng trào,
Và tự do trở lại,
Chảy mênh mang…

Nhưng mà thế đấy, có ai nào muốn
làm giọt nước
đầu tiên?

Today, Kim Dae-jung is the president of a democratic South Korea. His path to power has been long - extremely long. For decades he fought a seemingly hopeless fight against an authoritarian regime. One may well ask where he found the strength. His own answer is: "I used all my strength to resist the dictatorial regimes, because there was no other way to defend the people and promote democracy. I felt like a homeowner whose house was invaded by a robber. I had to fight the intruder with my bare hands to protect my family and property without thinking of my own safety."


Ngày nay, ông Kim Dae-jung là tổng thống của một nước Nam Triều Tiên dân chủ. Con đường dẫn tới quyền lực của ông ấy thật dài, thật vô cùng gian nan. Bao thập kỷ qua, ông Kim đã chiến đấu trong một cuộc chiến tưởng chừng vô vọng chống lại chế độ độc tài. Có thể ai đó sẽ hỏi đâu là cội nguồn sức mạnh của ông. Ông đã trả lời rằng: “Tôi đã dùng mọi sức lực để chống lại chế độ độc tài, bởi vì chẳng còn cách nào khác để bảo vệ nhân dân và thúc đẩy một nền dân chủ. Tôi thấy dường như mình là một người chủ một ngôi nhà bị kẻ cướp xâm nhập. Tôi phải chiến đấu với kẻ xâm phạm bằng tay không để bảo vệ gia đình và tài sản của tôi mà không so đo tới sự an toàn của bản thân mình."


In the 1950s, when Kim ran for election to the national assembly, the police were used to prevent support for any other candidates than the regime's own. He was not elected until 1961, but that success was short-lived: a military coup three days later led to the dissolution of the assembly. But Kim did not give up. In 1963, after ten years of almost continuous political struggle, he finally took a seat in the national assembly as an opposition representative. The ruling party, it should be added, tried to buy him. Kim was not for sale.


Trong những năm 50, khi ông Kim tranh cử vào Quốc hội, cảnh sát đã từng ngăn chặn sự ủng hộ với các ứng cử viên không phải của chính quyền đương thời. Ông đã không được bầu chọn cho tới năm 1961, và cả thành công này cũng chỉ là ngắn ngủi: lực lượng quân sự đã thực hiện một hành vi trắng trợn dẫn đến sự giải tán Quốc hội ba ngày sau đó. Thế nhưng ông Kim không bỏ cuộc. Năm 1963, sau mười năm đấu tranh chính trị không ngừng, ông cuối cùng đã chiếm được một ghế đại diện đối lập trong Quốc hội. Cũng cần nói thêm rằng khi đó đảng cầm quyền đã cố gắng mua chuộc ông. Nhưng ông Kim không phải là người có thể mua chuộc.


In 1971, Kim Dae-jung ran in the presidential election, winning 46 per cent of the votes despite considerable ballot-rigging. This made him a serious threat to the military regime. As a result, he spent many long years, first in prison, then in house arrest and in exile in Japan and the United States. He also underwent kidnapping and assassination attempts. Somehow enduring all these trials, Kim kept up his outspoken opposition to the regime.


Trong năm 1971, ông Kim Dae-jung đã ra tranh cử tổng thống, đạt được 46% số phiếu bầu bất chấp những thủ đoạn lường gạt trầm trọng trong kiểm phiếu. Thành công này làm ông Kim trở thành mối đe dọa đối với chế độ quân sự. Và vì thế, ông Kim đã bị tống giam, quản thúc tại gia và sống lưu vong ở Nhật Bản và Hoa Kỳ trong nhiều năm. Ông nhiều lần là mục tiêu của những vụ bắt cóc và ám sát. Bằng cách nào đó ông Kim đã chịu đựng tất cả những thử thách này để liên tục duy trì vị thế đối lập trực diện với chế độ đương quyền.


As a member of a delegation from the Norwegian Storting, I visited South Korea in 1979, a visit which among other things brought me into contact with supporters of Kim Dae-jung. I am glad I was able then to serve as a link to important connections in Scandinavia.


Tôi đã đến thăm Nam Triều Tiên vào năm 1979 với tư cách thành viên của phái đoàn Quốc hội Na Uy. Cuộc viếng thăm này là một trong những lý do đã khiến tôi gặp gỡ được những người ủng hộ ông Kim Dae-jung. Tôi rất vui mừng được trở thành cầu nối với những mối quan hệ quan trọng ở Scandinavia.


Even under severe prison conditions, Kim Dae-jung managed to find things to live for. With indomitable optimism, he wrote about the pleasures he found in prison. Reading all kinds of eastern and western books: theology, politics, economics, history and literature. The brief meetings with his family. The letters from those closest to him, and the opportunities to write back, despite all the attempts to prevent him. And finally the flowers in the tiny patch of a garden where he was allowed to spend an hour a day.

Thậm chí trong điều kiện ngục tù khổ ải, ông Kim Dae-jung vẫn gắng tìm ra biết bao điều để hướng cuộc sống của mình về đó. Với tinh thần lạc quan bất khuất, ông đã viết về những niềm vui trong cuộc sống tù đày. Đó là đọc sách, các loại sách đông tây kim cổ về thần học, chính trị, kinh tế, lịch sử và văn hóa; là những cuộc gặp mặt ngắn ngủi với gia đình; là những lá thư từ những người gần gũi nhất và những dịp được viết thư hồi âm, bất chấp mọi ý đồ ngăn cản; và cuối cùng, là cả những bông hoa trong góc vườn bé xíu mà ông được phép ra đó chỉ một giờ mỗi ngày.


Kim Dae-jung's story has a lot in common with the experience of several other Peace Prize Laureates, especially Nelson Mandela and Andrei Sakharov. And with that of Mahatma Gandhi, who did not receive the prize but would have deserved it. To outsiders, Kim's invincible spirit may appear almost superhuman. On this point, too , the Laureate takes a more sober view: "Many people tell me," he says, "that I am courageous, because I have been to prison six or seven times and overcome several close calls in my life. However, the truth is that I am as timid now as I was in my boyhood. Considering what I have experienced in my life, I should not be afraid of being imprisoned. But, whenever I was locked up, I was invariably fearful and anxious." Self-knowledge of this order does not detract from the courage!


Câu chuyện của ông Kim Dae-jung có rất nhiều điểm chung với những gì mà một số Chủ nhân Giải Nobel Hòa bình trước đây trải nghiệm, đặc biệt là ông Nelson Mandela và ông Andrei Sakharov. Và cũng giống những trải nghiệm của ông Mahatma Gandhi, người đã không nhận giải thưởng này mặc dù rất xứng đáng. Với những người ngoài cuộc, tinh thần bất khuất của ông Kim dường như quá siêu phàm. Nhưng ông Kim lại tỏ ra khiêm tốn về điều đó, ông nói rằng: "Nhiều người bảo tôi rằng tôi thật là can đảm, bởi vì tôi đã sáu, bảy lần vào tù, vài lần suýt mất mạng. Nhưng thật ra tôi vẫn nhút nhát như hồi còn là một cậu bé. Cứ nghĩ đến những điều đã xảy ra trong cuộc đời tôi, lẽ ra tôi không phải sợ bị bỏ tù. Nhưng mỗi lần bị tống giam tôi vẫn rất hoảng sợ và lo lắng.” Ông Kim đã tự hiểu mình đến vậy mà vẫn không hề chùn nhụt lòng can đảm!

Kim Dae-jung ran in two more presidential elections, in 1987 and 1992. If no military regime stood in his way, the argument was used against him, in a country of sharp regional divisions, that he came from the wrong region. Finally wearying of the struggle, he withdrew from active politics after the 1992 election.

Ông Kim Dae-jung tranh cử hai kỳ bầu cử tổng thống nữa vào năm 1987 và 1992. Khi chế độ quân sự không còn là vật cản thì, ở một quốc gia mà sự chia rẽ giữa các địa phương đã quá sâu sắc, lại có luận điệu phản đối rằng ông không xuất thân từ một địa phương xứng đáng. Cuối cùng, mệt mỏi vì cuộc tranh đấu , ông Kim rút lui khỏi chính trường sau kỳ bầu cử năm 1992.


But in 1997 Kim Dae-jung saw a new opportunity. Incredibly enough, with his political enemies divided amongst themselves, the military regime's leading opponent was elected president. That was the definitive proof that South Korea had at long last found a place among the world's democracies.


Thế nhưng vào năm 1997 ông Kim Dae-jung lại có một cơ hội mới. Thật đáng ngạc nhiên, trong tình hình các đối thủ chính trị của ông Kim chia rẽ nhau, thủ lĩnh đối lập của chế độ quân sự [là ông Kim Dae-jung -ND]đã được bầu làm tổng thống. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Nam Triều Tiên cuối cùng đã tìm thấy một chỗ đứng trong hàng ngũ các quốc gia dân chủ trên thế giới.


The idea of revenge must have occurred to the new president. Instead, as with Nelson Mandela, forgiveness and reconciliation became the main planks in Kim's political platform and guided the steps he took. Kim Dae-jung forgave most things - including the unforgivable.


Rất có thể ý định trả thù đã lóe lên trong đầu ngài tổng thống mới. Tuy nhiên, cũng giống như ông Nelson Mandela, khoan dung và hòa giải là tinh thần chủ đạo trong cương lĩnh chính trị của ông Kim đã soi đường cho những hành động của ông. Kim Dae-jung đã khoan dung hầu như với tất cả, kể cả những điều tưởng chừng không thể tha thứ được.


What had taken place was a democratic revolution. But even after a revolution, some features of the old order live on. In a democratic perspective, South Korea still has some way to go where reform of the legal system and of security legislation is concerned. According to Amnesty International, there are still long-term political prisoners in South Korean gaols. Others maintain that the rights of organized labour are not sufficiently safeguarded. Our reply is that we feel confident that Kim Dae-jung will complete the process of democratisation of which he has been the foremost spokesman for almost half a century.


Những gì đã diễn ra thực sự là một cuộc cách mạng dân chủ. Nhưng ngay cả sau một cuộc cách mạng, thì một số đặc điểm của trật tự cũ vẫn còn tồn tại. Với viễn cảnh dân chủ, Nam Triều Tiên còn một số việc quan trọng phải làm, nhất là trong vấn đề cải cách hệ thống pháp luật và lập pháp an ninh. Theo Ân xá Quốc tế, vẫn còn những tù nhân chính trị lâu năm trong các nhà tù Nam Triều Tiên. Những tổ chức khác lại cho rằng quyền của người lao động có tổ chức chưa được đảm bảo đầy đủ. Câu trả lời của chúng tôi là, chúng tôi cảm thấy tin tưởng rằng ông Kim Dae-jung sẽ hoàn tất quá trình dân chủ hóa, một quá trình mà ông là người phát ngôn nổi bật nhất trong gần nửa thế kỷ qua.


An important debate is currently being conducted in Asia concerning the status of human rights. It is argued by some that such rights are a western invention, a tool for achieving western political and cultural dominance. Kim rejects this view, just as he also denies that there are any special Asian, as distinct from universal, human rights. The same way of thinking led the Nobel Committee, in its grounds for this year's award, to draw particular attention to the important part Kim has played in the development of human rights throughout East Asia. As José Ramos Horta, Peace Prize Laureate in 1996 and with us here today, has stated, Kim also vigorously took up the cause of East Timor. There was great symbolic force in the decision to place the South Korean army, used only a few years previously to suppress political opposition in its own country, at the disposal of the global community in defence of human rights in East Timor.


Một cuộc tranh luận quan trọng về thực trạng quyền con người đang diễn ra ở châu Á. Một số người nói rằng những giá trị này là phát minh của phương Tây, là công cụ để văn hóa và chính trị phương Tây đạt được địa vị thống trị. Ông Kim đã phủ nhận quan điểm này cũng như đã phủ nhận có một thứ quyền con người khác biệt dành cho châu Á, không giống với giá trị quyền con người phổ quát. Uỷ ban giải thưởng Nobel chia sẻ những quan điểm đó khi xét giải thưởng năm nay và vì vậy đã quan tâm đặc biệt tới vai trò của ông Kim trong việc phát huy quyền con người trên khắp khu vực Đông Á. Và như ông José Ramos Horta, Chủ nhân Giải Nobel Hòa bình 1996, người có mặt với chúng ta hôm nay đã nói, ông Kim cũng là người ủng hộ nhiệt thành cho sự nghiệp của Đông Timor. Quyết định trao quyền sử dụng Quân đội Nam Triều Tiên -trước đó chỉ vài năm vẫn được sử dụng để trấn áp các phe chính trị đối lập trong nước - cho cộng đồng thế giới trong cuộc đấu tranh bảo vệ nhân quyền tại Đông Timor là một động thái mang ý nghĩa tượng trưng cao.


Kim Dae-jung has also actively supported Aung San Suu Kyi, Peace Prize Laureate in 1991, in her heroic struggle against the dictatorship in Burma . Our thoughts today also reach out to her, prevented as she has so far been from coming to Norway to receive the Peace Prize she so richly deserves. Unfortunately the regime is once again stepping up its pressure on Aung San Suu Kyi.


Ông Kim Dae-jung cũng rất nhiệt tình ủng hộ Aung San Suu Kyi, Chủ nhân Giải Nobel Hòa bình 1991 trong cuộc đấu tranh anh dũng của bà chống lại chế độ độc tài Miến Điện. Những tâm tư của chúng ta hôm nay vẫn hướng về bà, mặc dù bà đã không thể tới Na Uy để nhận Giải thưởng Hòa bình mà bà vô cùng xứng đáng. Thật không may, chế độ độc tài một lần nữa tăng cường gây áp lực với Aung San Suu Kyi.


Kim was elected president on a program of extensive reforms in South Korea, and an active policy of cooperation with North Korea now widely spoken of as the "sunshine policy". The term originated in Aesop's fable about the traveller who in a strong north wind drew his cloak ever more closely about him, only to have to take it off in the end because of the warmth of the sun.


Ông Kim đã được bầu làm tổng thống với một chương trình cải tổ sâu rộng ở Nam Triều Tiên và một chính sách linh hoạt trong việc hợp tác với Bắc Triều Tiên mà bây giờ chúng ta thường nhắc tới với tên gọi “chính sách ánh dương”. Cái tên này bắt nguồn từ truyện ngụ ngôn của Aesop; một người lữ khách kéo chặt áo choàng vào mình trong cơn gió dữ, nhưng cuối cùng lại cởi áo dưới nắng ấm mặt trời.


The sunshine policy is designed, if not to stop the wind, then at least to lessen the cold through gradually increasing interaction and an emphasis on the common interests of the two states. Kim Dae-jung has made it clear that South Korea has no intention of annexing or absorbing its northern neighbour. The target is reunification, although both parties know that it will take time and will require the most thorough preparation.


Chính sách ánh dương được xây dựng nếu không phải để chặn đứng cơn gió dữ thì chí ít cũng để xua bớt giá lạnh nhờ vào việc tăng dần cường độ trao đổi và chú trọng vào những mối quan tâm chung của hai quốc gia. Kim Dae-jung đã chỉ rõ rằng Nam Triều Tiên không có ý định thôn tính hay hòa tan láng giềng phía Bắc. Mục tiêu là thống nhất cho dù cả hai bên đều biết rằng sẽ tốn thời gian và sẽ cần có những chuẩn bị toàn diện nhất.


There can be little doubt that to date Kim Dae-jung has been the prime mover behind the ongoing process of détente and reconciliation. Perhaps his role can best be compared with Willy Brandt's, whose Ostpolitik was of such fundamental importance in the normalisation between the two German states, and won him the Peace Prize. Brandt's Ostpolitik alone could not have led to German unification, but it was a prerequisite for the union which followed in 1989-90. From South Korea's point of view, the political side of Germany's unification looks attractive, while the economic side, with a price tag that may be much higher in Korea than in Germany, is a warning to make haste slowly.


Cho đến thời điểm này ít ai nghi ngờ về việc Kim Dae-jung là động cơ chủ đạo trong quá trình giải tỏa căng thẳng và hòa giải đang diễn ra. Vai trò của ông có thể sánh với vai trò của Willy Brandt, người mà Ostpolitik [chính sách phía Đông] của ông đã có tầm quan trọng làm nền tảng trong quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Đức và đem đến giải Nobel Hòa bình cho tác giả của nó. Mặc dù Ostpolitik của Brandt bản thân nó không thể dẫn tới sự thống nhất nước Đức, nhưng lại là điều kiện tiên quyết cho sự thống nhất vào những năm 1989-90 sau này. Theo cách nhìn từ phía Nam Triều Tiên, khía cạnh chính trị từ bài học thống nhất nước Đức khá hấp dẫn. Tuy vậy, về mặt kinh tế Triều Tiên có thể phải trả giá cao hơn Đức, và điều này cảnh tỉnh những hành động vội vàng.


The dialogue between Kim Dae-jung and Kim Jung II at the Pyongyang summit last June led to more than loose declarations and airy rhetoric. The pictures of family members meeting after five decades of separation made a deep impression all over the world. However restricted and controlled these contacts may be, the tears of joy are a stark contrast to the cold, hatred and discouragement felt so strongly by all visitors to the border at Panmunjon.


Cuộc đối thoại giữa Kim Dae-jung và Kim Jung Il tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Bình Nhưỡng tháng Sáu năm ngoái không kết thúc ở những tuyên bố lỏng lẻo hay những lời hùng biện hời hợt. Hình ảnh những thành viên trong gia đình gặp nhau sau năm thập kỷ chia lìa đã gây ấn tượng mạnh trên toàn thế giới. Dù những mối liên lạc này bị hạn chế và kiểm soát ngặt nghèo đến chừng nào, nước mắt của vui sướng là sự đối lập hoàn toàn với những lạnh lùng, hận thù và ngăn trở mà người viếng thăm tại biên giới vùng Panmunjon đã cảm nhận.


The people of North Korea have lived under extremely difficult conditions for a long time. The international community can not be indifferent to their hunger, or remain silent in the face of the country's massive political repression. On the other hand, North Korea's leaders deserve recognition for their part in the first steps towards reconciliation between the two countries.

Đã từ rất lâu, nhân dân Bắc Triều Tiên phải sống trong điều kiện vô cùng khó khăn. Cộng đồng quốc tế không thể thờ ơ với nạn đói của họ, cũng như không thể im lặng trước tình trạng đàn áp chính trị thô bạo ở đất nước này. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, công lao của các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên trong những bước tiến đầu tiên tới quá trình hòa giải giữa hai quốc gia xứng đáng được ghi nhận.


In most of the world, the cold war ice age is over. The world may see the sunshine policy thawing the last remnants of the cold war on the Korean peninsula. It may take time. But the process has begun, and no one has contributed more than today's Laureate, Kim Dae-jung. In the poet's words, "The first drop was the bravest."
Hầu hết mọi nơi trên thế giới, thời kỳ băng giá của chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Thế giới có thể thấy chính sách ánh dương đang xua tan những tàn dư cuối cùng của chiến tranh lạnh trên bán đảo Triều Tiên. Quá trình này có lẽ cần thời gian dài. Tuy nhiên quá trình ấy đã bắt đầu,và không ai cống hiến sức lực nhiều hơn Chủ nhân Giải thưởng ngày hôm nay, ông Kim Dae-jung. Như lời của bài thơ, ”Giọt nước đầu tiên, dũng cảm nhường nào!”.








Translation of the Norwegian text.

Translated from English by Hải Tâm








No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn