MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, October 17, 2015

IETNAM BETWEEN CHINA AND THE UNITED STATES: THE NEXT BALANCING TEST BECKONS Việt Nam giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ: Phép thử của chiến lược tái cân bằng

VIETNAM BETWEEN CHINA AND THE UNITED STATES: THE NEXT BALANCING TEST BECKONS
Việt Nam giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ: Phép thử của chiến lược tái cân bằng



U.S. President Barack Obama meeting with General Secretary of the Vietnamese Communist Party Nguyen Phu Trong earlier this year.
White House Photo
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đầu năm nay.
White House Photo

By Ngo Di Lan
The Diplomat
October 16, 2015

Ngo Di Lan
The Diplomat
October 16-10-2015

Upcoming visits next month by US and Chinese leaders will test Hanoi’s balancing skills.

Hai chuyến thăm vào tháng tới của lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc sẽ thử nghiệm khả năng tái cân bằng của Hà Nội.


Once again, Vietnam’s diplomatic balancing skills will be put to the test this November when Vietnamese leaders are expected to host Chinese President Xi Jinping and U.S. President Barack Obama within days of each other. This will be Obama’s very first trip to Vietnam, while Xi’s trip will also be the first of any Chinese president since 2005. Since Vietnam has been committed to maintaining cordial relations with both powers even against the backdrop of the increasingly tense situation surrounding territorial disputes in the South China Sea (SCS), this November will prove to be a delicate and defining moment for Vietnamese great-power management.

Một lần nữa, khả năng tái cân bằng ngoại giao của Việt Nam sẽ được thử nghiệm vào tháng 11 này, khi các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong thời gian chỉ cách nhau vài ngày. Đây sẽ là chuyến đi đầu tiên của ông Obama tới Việt Nam, trong khi chuyến đi của ông Tập cũng sẽ là chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc đầu tiên kể từ năm 2005. Do Việt Nam cam kết duy trì mối quan hệ thân mật với cả hai cường quốc, ngay cả trong bối cảnh ngày càng căng thẳng xung quanh các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, tháng 11 này sẽ chứng tỏ một khoảnh khắc tinh tế và có tính quyết định về khả năng ứng phó với các cường quốc của Việt Nam.

U.S-Vietnam ties have been warming considerably in the past several years, with multiple high-level visits of leaders from both countries culminating in General Secretary Nguyen Phu Trong’s unprecedented visit to the United States this July. The result was the historic U.S-Vietnam Joint Vision Statement, which provides a crucial framework within which U.S-Vietnam relations could continue to develop in the longer term. Within this context, Obama’s trip to Hanoi would only consolidate and deepen these ties further.


Quan hệ Mỹ-Việt đã trở nên nồng ấm đáng kể trong vài năm qua, với nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cao cấp hai nước, đạt tới đỉnh điểm trong chuyến thăm chưa từng có của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ vào tháng 7 vừa qua. Kết quả là bản Tuyên bố lịch sử Tầm nhìn chung Mỹ-Việt, trong đó đề ra một khuôn khổ quan trọng để quan hệ Mỹ-Việt có thể tiếp tục phát triển trong dài hạn. Trong bối cảnh này, chuyến đi của ông Obama tới Hà Nội sẽ chỉ củng cố và làm sâu sắc mối quan hệ hơn nữa.

However, obviously this time Obama will not be in Hanoi to push for the Trans-Pacific Partnership (TPP) since the negotiating parties had already reached an agreement and the Vietnamese National Assembly would almost definitely ratify the TPP agreement. At a moment when China is rapidly building up artificial islands in the SCS while the U.S. has announced plans for maritime patrols within the territorial waters of these islands, it seems certain that China and the SCS territorial disputes will feature prominently the talks in Hanoi.


Tuy nhiên, lần này rõ ràng ông Obama không tới Hà Nội để thúc đẩy Hiệp đinh Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) bởi các bên đàm phán đã đạt được thỏa thuận và Quốc hội Việt Nam gần như chắc chắn sẽ phê chuẩn hiệp định TPP. Vào thời điểm khi Trung Quốc đang cấp tốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông và Hoa Kỳ vừa công bố kế hoạch tuần tra hàng hải trong vùng lãnh hải của các đảo này, dường như chắc chắn rằng Trung Quốc và tranh chấp lãnh thổ Biển Đông sẽ nổi bật trong các cuộc đàm phán tại Hà Nội.

Despite much optimism, the pro-U.S. camp in Hanoi would probably be disappointed as it is highly improbable that Obama’s visit would result in any “game-changing” agreements. It would be even more unrealistic to expect an “alliance” of some sort between Hanoi and Washington formed during this trip, even amidst China’s increasingly assertive efforts to create a fait accompli in the SCS. After all, it is not clear whether such an overt alliance is in the interest of both the United States and Vietnam as it would surely aggravate China and thus destabilize the situation further. Furthermore, the United States seems to be reluctant to formally commit itself to an alliance with any country that it deems “politically uncontrollable,” having recently rejected a mutual defense treaty proposal from Gulf States. Vietnam certainly does not fall into the category of countries within the American “sphere of influence.”


Mặc dù lạc quan, giới thân Mỹ ở Hà Nội có lẽ sẽ phải thất vọng vì khó có khả năng chuyến thăm của ông Obama sẽ dẫn đến bất kỳ thỏa thuận mang tính “bước ngoặt” nào. Lại càng thiếu thực tế hơn để mong đợi một “liên minh” nào đó giữa Hà Nội và Washington được hình thành trong chuyến đi này, ngay cả trong lúc Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực mang tính quyết đoán để tạo ra một “sự đã rồi” ở Biển Đông. Sau cùng, không rõ liệu một liên minh công khai như vậy sẽ mang lại lợi ích cho cả Hoa Kỳ và Việt Nam hay không, vì điều này chắc chắn sẽ chọc giận Trung Quốc và do đó làm cho tình hình mất ổn định thêm. Hơn nữa, Mỹ có vẻ miễn cưỡng trong việc chính thức cam kết liên minh với bất kỳ quốc gia nào mà họ cho là “không thể kiểm soát chính trị” được, như mới đây đã bác bỏ đề xuất hiệp ước phòng thủ chung của các quốc gia vùng Vịnh. Việt Nam chắc chắn không thuộc thể loại các nước trong “phạm vi ảnh hưởng” của Mỹ.


From Hanoi’s perspective, “leaning to one side” risks eliminating diplomatic flexibility. Besides, in any case, an alliance is probably not an ironclad guarantee of security vis-à-vis China, as Vietnam’s previous alliance with the Soviet Union had shown. Nevertheless, it is reasonable to expect that Obama’s trip would still boost defense ties between two countries considerably, perhaps even leading to a further lifting of the ban on lethal weapons on Vietnam that has already been eased. Moreover, Obama could use the occasion to garner diplomatic support for his more assertive patrolling scheme while moving Vietnam further away from China’s orbit. If at least some of these outcomes do materialize, the trip would at least bolster U.S position in Asia while giving Hanoi a stronger hand to drive a harder bargain vis-à-vis Beijing.


Từ quan điểm của Hà Nội, “ngả sang một bên” sẽ có thể loại trừ khả năng linh hoạt ngoại giao. Bên cạnh đó, trong mọi trường hợp, một liên minh có lẽ không phải là một bảo đảm an ninh bọc thép để đối phó với Trung Quốc, như liên minh trước đây của Việt Nam với Liên Xô đã cho thấy. Tuy nhiên, là điều hợp lý để cho rằng chuyến đi của ông Obama sẽ tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước một cách đáng kể, thậm chí có thể dẫn đến việc gỡ bỏ thêm nữa lệnh cấm bán vũ khí sát thương (đã được nới lỏng) cho Việt Nam. Hơn nữa, ông Obama có thể dùng dịp này để thu hút sự ủng hộ ngoại giao cho kế hoạch tuần tra quyết đoán hơn trong khi lôi kéo Việt Nam xa khỏi quỹ đạo của Trung Quốc. Nếu có ít nhất một số trong những muc tiêu này trở thành hiện thực, chuyến đi của ông ít nhất cũng làm gia tăng vị thế của Mỹ ở châu Á, trong khi giúp cho Hà Nội có một thế đứng mạnh mẽ hơn để thương lượng tay đôi với Bắc Kinh.


Unlike Obama’s much expected trip to Vietnam, Xi’s trip comes at a troubling time in Vietnam-China relations. Relations have soured somewhat in recent years as China became much more aggressive in asserting its control over the islands in the SCS. In the past few years, Xi has probably done more to revise the status quo in the SCS than his predecessors in two decades. Most notoriously, in May 2014, China deployed the HYSY-981 oil rig within Vietnam’s exclusive economic zone (EEZ) in the face of vigorous protest from both the Vietnamese government and the Vietnamese people.

Không giống như chuyến đi được dự liệu ​​của ông Obama tới Việt Nam, chuyến đi của ông Tập xảy ra vào thời điểm xáo trộn trong quan hệ Việt-Trung. Quan hệ đã trở nên xấu đi phần nào trong những năm gần đây khi Trung Quốc trở nên hung hăng hơn trong việc khẳng định quyền kiểm soát các hòn đảo ở Biển Đông. Trong vài năm qua, ông Tập có lẽ đã thay đổi hiện trạng ở Biển Đông nhiều hơn những người tiền nhiệm của ông trong hai thập niên qua. Nổi bật nhất, vào tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã triển khai giàn khoan dầu Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) trước sự sự phản đối mãnh liệt của cả chính quyền và người dân Việt Nam.


While China unilaterally withdrew the oil rig after two months, the diplomatic crisis did much to undermine strategic trust between two governments and provoked a serious internal debate within elite circles in Hanoi. Since then, China has only accelerated its land reclamation efforts, with airstrips being spotted on some islands that could be used to eventually declare and/or enforce an Air Defense Identification Zone (ADIZ) over the entire SCS sometime in the near future. These moves have convinced Vietnam that China is not sincerely committed to agreements it has already signed such as the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC).


Trong khi Trung Quốc đơn phương rút giàn khoan dầu sau hai tháng, cuộc khủng hoảng ngoại giao đã làm suy yếu lòng tin chiến lược giữa hai chính quyền và gây ra một cuộc tranh luận nội bộ nghiêm trọng trong giới thượng lưu ở Hà Nội. Kể từ đó, Trung Quốc chỉ gia tăng nỗ lực xây dựng đảo, với đường băng được phát hiện trên một số đảo mà cuối cùng có thể được sử dụng để tuyên bố và / hoặc áp đặt một vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên toàn bộ Biển Đông trong một tương lai gần. Những hành động này đã cho Việt Nam thấy rằng Trung Quốc không thành thật tuân thủ các thỏa thuận mà họ đã ký kết như Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).


Given all this, it seems that Xi will be travelling to Hanoi with a near-impossible mission: to somehow put its smaller neighbor back in line and “reset” relations with Vietnam. Chinese leaders know full well that Vietnam will not simply turn into Japan or the Philippines overnight. But over the long term, given what is unfolding in the SCS, no one can predict how close Vietnam would align with the U.S camp. And it is difficult to see how any Chinese president at this point can seriously convince Hanoi that China is merely protecting its legitimate interests in the SCS and that Hanoi should play along with Beijing. Thus no one should expect any “U-turn” in Vietnamese policy toward China after Xi’s trip.


Với tất cả sự việc này, có vẻ như ông Tập sẽ tới Hà Nội với một sứ mệnh gần như bất khả thi: bằng cách nào đó đưa người láng giềng nhỏ hơn trở về vị trí cũ và “xóa đi làm lại” mối quan hệ với Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rất rõ rằng Việt Nam sẽ không chỉ đơn giản biến thành Nhật Bản hay Philippines một sớm một chiều. Nhưng về lâu dài, với những gì đang diễn ra ở Biển Đông, không ai có thể dự đoán Việt Nam sẽ gần gũi như thế nào với cánh đi với Mỹ. Và rất khó cho bất kỳ chủ tịch Trung Quốc nào tại thời điểm này có thể thuyết phục Hà Nội một cách nghiêm túc rằng Trung Quốc chỉ đơn thuần bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông và rằng Hà Nội nên đồng hành với Bắc Kinh. Do đó không ai mong đợi bất kỳ sự “quay đầu” nào trong chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc sau chuyến đi của ông Tập.


Nevertheless, in the short term, Xi’s trip could still repair China-Vietnam ties to some extent and perhaps divert Vietnamese attention away from the current territorial dispute to focus on opportunities for cooperation between the two countries. In that vein, it would not come as a surprise if Beijing provides some economic deals and favorable loans to Hanoi during Xi’s trip. After all, such economic incentives are always welcomed and would encourage Vietnam to at least refrain from moving closer toward the United States in the short term and continue its current “tightrope walking” strategy.


Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chuyến đi của ông Tập vẫn có thể sửa chữa mối quan hệ Việt-Trung trong giới hạn nào đó và có thể điều hướng sự chú ý của Việt Nam ra khỏi các tranh chấp lãnh thổ hiện nay để tập trung vào các cơ hội hợp tác giữa hai nước. Trong chiều hướng đó, sẽ không là điều bất ngờ nếu Bắc Kinh cung cấp một số giao dịch kinh tế và khoản vay ưu đãi cho Hà Nội trong chuyến đi của ông Tập. Sau cùng, phần thưởng kinh tế như thế luôn được hoan nghênh và sẽ thúc giục Việt Nam ít ra cũng đừng tiến gần hơn về phía Mỹ trong ngắn hạn và tiếp tục chiến lược “đu dây” hiện nay.


So far, Vietnam has been committed to walking a diplomatic tightrope between the two superpowers, delicately balancing one against another to reap the benefits while avoiding being trapped into a diplomatic cul-de-sac. If all goes well this November, “tightrope walking” will most likely consolidate as Vietnam’s preferred grand strategy for the foreseeable future, which would leave room for more creative policy options. In the longer term, this strategy could lay the foundation for a regional order around multilateral institutions and great powers bargains, which may offer a more promising future for small and medium powers in the region.


Cho đến nay, Việt Nam vẫn cam kết “đu dây” ngoại giao giữa hai siêu cường, khéo léo cân bằng bên này với bên kia để gặt hái lợi ích, trong khi tránh bị mắc kẹt vào ngõ cụt ngoại giao. Nếu mọi việc suôn sẻ tháng 11 này, chính sách “đu dây” sẽ rất có thể được củng cố như chiến lược tổng thể được ưa chuộng của Việt Nam trong tương lai gần, và sẽ dẫn tới các chọn lựa chính sách sáng tạo hơn. Trong dài hạn, chiến lược này có thể đặt nền móng cho một trật tự khu vực xung quanh các cuộc thương lượng giữa các tổ chức đa phương và các nước lớn, và điều này có thể đưa tới một tương lai đầy hứa hẹn cho các nước cỡ trung bình và nhỏ trong khu vực.


Ngo Di Lan is a PhD candidate in Politics at Brandeis University, where he focuses on U.S foreign policy and U.S-China relations. He is also a research associate at the Center for International Studies (SCIS) at the University of Social Sciences and Humanities in Ho Chi Minh City.

Ngô Di Lân là ứng viên tiến sĩ Chính trị tại Đại học Brandeis, nơi ông tập trung vào chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và quan hệ Mỹ-Trung. Ông cũng là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.


Translated by Trần Văn Minh
http://thediplomat.com/2015/10/vietnam-between-china-and-the-united-states-the-next-balancing-test-beckons/


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn