MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 26, 2014

Speech by Minister for Defence Dr Ng Eng Hen, at the Center for Strategic and International Studies Bộ trưởng Quốc phòng Singapore phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược




Speech by Minister for Defence Dr Ng Eng Hen, at the Center for Strategic and International Studies, on 13 Dec 2013
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Heng  phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược ngày 13/12/2013

Minister for Defence Dr Ng Eng Hen gave a speech to an audience of officials and strategic thinkers organised by Washington-based think-tank Centre for Strategic and International Studies (CSIS) on 13 Dec.

Bộ trưởng Quốc phòng Tiến sĩ Ng Eng Hen đã phát biểu trước khán giả gồm các quan chức và các nhà tư tưởng chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS ngày 13 Tháng 12

THE RISE OF ASIA - REAPING PROMISES, AVOIDING PERILS

SỰ TRỖI DẬY CỦA CHÂU Á GẶT TRIỂN VỌNG TRÁNH  NGUY CƠ
I would like to thank Mr Richard Armitage for his kind introduction and Mr Michael Green and the Center for Strategic and International Studies for hosting this session. I am glad to have this opportunity to be in Washington D.C. again to meet with close friends, and to be able to exchange views with such an informed audience assembled here.

Tôi muốn cám ơn Ngài Richard Armitage về lời giới thiệu tốt đẹp và Ngài Michael Green về việc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã chủ trì cuộc thảo luận này. Tôi rất hân hạnh có được cơ hội đến Washington một lần nữa để gặp gỡ những người bạn bè thân thiết và để có thể trao đổi quan điểm với những thính giả hiểu biết như vậy tại đây.



I bring you warm greetings from Singapore. President Barack Obama characterises the relationship between our two countries as an "extraordinary relationship". Indeed, Singapore and the US are strategic partners and share a vision for a world that gives every person of any creed, colour or background an equal opportunity to fulfil his or her aspirations and succeed.

Tôi xin được gửi đến các bạn lời chào nồng nhiệt từ Singapore. Tổng thống Barack Qbama đã mô tả mối quan hệ giữa hai nước chúng ta là một “mối quan hệ đặc biệt khác thường”. Quả thực, Singapore và Mỹ là đối tác chiến lược và chia sẻ tầm nhìn về một thế giới trao cho mọi người dân dù thuộc bất kì tín ngưỡng, màu da hay giai tầng xã hội nào một cơ hội bình đẳng để thực hiện khát vọng của mình và thành công.


Defence and security agreements form one of the solid pillars in this extraordinary relationship. Before I arrived in Washington, I was in Luke Air Force Base in Arizona after witnessing the Singapore Armed Forces' Exercise Forging Sabre, an exercise that involves all four of our Air Force training detachments in the US as well as our Army's High Mobility Artillery Rocket System (HIMARS) detachment. We celebrated the 20th anniversary of our Peace Carvin II F-16 detachment, which is testament to the long-standing relationship between the US and Singapore.

Các hiệp định quốc phòng và an ninh đang hình thành một trong những cột trụ vững chắc của mối quan hệ đặc biệt khác thường này. Trước khi đến Washington, tôi đã có mặt tại Căn cứ Không quân Luke ở Arizona sau khi thị sát cuộc tập trận Forging Sabre của Lực lượng Vũ trang Singapore, cuộc diễn tập với sự tham gia của cả bốn phi đội Không quân của chúng tôi đang tập huấn tại Mỹ cũng như biên đội pháo thông minh HIMARS của Lục quân. Chúng tôi cũng kỉ niệm lần thứ 20 phi đội F-16 Peace Carvin II tham gia tập huấn tại Mỹ, một bằng chứng cho quan hệ gắn bó lâu dài giữa Mỹ và Singapore.


This close relationship with the US is based on shared strategic perspectives for a stable Asia-Pacific region that fosters growth and prosperity for all nations, small and large. These beliefs underpinned the 1990 Memorandum of Understanding (MOU) between the US and Singapore for US ships and planes to transit through our air and naval bases, occurring at the time the US lost its access to its Philippine bases. This 1990 MOU was signed by our founding Prime Minister Mr Lee Kuan Yew and then-US Vice President Dan Quayle. Mr Lee Kuan Yew explained the reasons for the MOU in an interview in 1991: "the American presence, in my view, is essential for the continuation of international law and order in East Asia… An Asia in which cooperation and competition increases everyone's well-being, peacefully and without recourse to arms, has been the norm. This kind of Asia, this kind of Pacific, cannot exist without America being a major economic and security presence." In 2005, Singapore reaffirmed this belief through the Strategic Framework Agreement (SFA), signed between then-US President George W. Bush and current Prime Minister Lee Hsien Loong. Ensuing from the SFA, US Secretary of Defense Chuck Hagel and I were pleased to note that the first Littoral Combat Ship (LCS), the USS Freedom, was deployed to Singapore this year, taking part in bilateral and multilateral exercises and enhancing the US' engagement with our region. We look forward to the deployment of the next LCS next year.

Mối quan hệ gần gũi với Mỹ dựa trên tầm nhìn chiến lược chung về một khu vực châu Á-Thái Bình Dương ổn định mang lại tăng trưởng và thịnh vượng cho tất cả các quốc gia, cả lớn và nhỏ. Những lợi ích này đã được củng cố bởi bản ghi nhớ (MOU) năm 1990 giữa Mỹ và Singapore về việc tàu và máy bay Mỹ được quá cảnh tại các căn cứ không quân và hải quân của chúng tôi, ở thời điểm Mỹ đã mất quyền tiếp cận các căn cứ Philippines. Bản MOU 1990 này đã được nhà lập quốc chúng tôi, Thủ tướng Lý Quang Diệu và Phó Tổng thống Mỹ khi đó, Dan Quayle kí kết. Ngài Lý Quang Diệu đã giải thích lí do tại sao bản MOU đó được ký trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1991 : “Sự hiện diện của Mỹ, theo quan điểm của tôi, có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục duy trì luật pháp quốc tế và trật tự ở Đông Á… Một châu Á, mà trong đó sự hợp tác và cạnh tranh sẽ thúc đẩy thịnh vượng cho tất cả một cách hòa bình và không viện đến vũ lực, đang trở thành nguyên tắc. Kiểu châu Á này, kiểu Thái Bình Dương này, không thể tồn tại nếu thiếu sự hiện diện an ninh và kinh tế lớn của Mỹ”. Năm 2005, Singapore đã tái khẳng định niềm tin đó bằng Hiệp định Khung Chiến lược (SFA), được kí kết giữa Tổng thống Mỹ khi đó George W. Bush và Thủ tướng Lý Tiểu Long. Tiếp nối SFA, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và tôi vui mừng lưu ý rằng Mỹ đã lần đầu tiên cử tàu chiến tuần duyên (LCS), uss Freedom, tới Singapore trong năm 2013, tham gia các hoạt động diễn tập song phương và đa phương cũng như củng cố sự can dự của Mỹ với khu vực. Chúng tôi trông đợi Mỹ sẽ tiếp tục triển khai tàu LCS vào năm 2014.


In the last 50 years, the US' presence in the Asia-Pacific region has been a force for stability and progress. The US' leadership in global finance and trade, intellectual property protection, science and technology has also promoted the growth of emerging economies, which allowed Asia to prosper.

Trong 50 năm qua, sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã và đang là một thế lực duy trì ổn định và tiến bộ. Sự lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực tài chính và thương mại toàn cầu, trong bảo vệ tài sản trí tuệ, trong khoa học và công nghệ cũng đang thúc đẩy sự tăng trưởng của các nền kinh tế đang nổi mà theo đó cho phép châu Á phát triển thịnh vượng.


Promises to Reap

But even the architects and visionaries that foresaw Asia as a thriving member of the global community - the US among them - would have been astounded by Asia's rise and position today. The historical context that preceded Asia's rise bears re-visiting because we can't forget how difficult it was.

Những triển vọng để gặt hái

Song, thậm chí ngay cả những nước có tầm nhìn xa trông rộng, trong đó có Mỹ, vốn dự báo rằng châu Á sẽ là một thành viên chủ chốt của cộng đồng quốc tế, đều kinh ngạc trước sự trỗi dậy và vị thế của châu Á ngày nay. Bối cảnh lịch sử đưa đến sự trỗi dậy này của châu Á cần phải được xem xét lại, bởi chúng ta không thể quên được nó đã khó khăn biết nhường nào.


Following the devastation of World War II, Japan and South Korea needed to be rebuilt. In the aftermath, General Douglas MacArthur and his team drafted a constitution that set Japan on a path away from "belligerency", with the Japanese Armed Forces replaced with the Self Defense Forces. For Southeast Asia, the tide of independence would take almost 40 years, but eventually freed all states from their colonial masters - starting with Vietnam and Indonesia's proclamations of independence in 1945 and culminating in Brunei's independence in 1984. Singapore too is still a relatively young nation of 48 years, independent since 1965.

Sau sự tàn phá của Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Nhật Bản và Hàn Quốc cần phải được tái thiết. Sau cuộc chiến, Tướng Douglas MacArthur và nhóm của ông đã thảo một bản hiến pháp đưa Nhật Bản tránh đi theo con đường “gây hấn”, với việc Lực lượng Vũ trang Nhật Bản được thay thế bằng Lực lượng Phòng vệ. Tại Đông Nam Á, làn sóng độc lập dù kéo dài gần 40 năm, song rốt cuộc đã giải phóng mọi quốc gia khỏi ách đế quốc thực dân, khởi đầu với tuyên bố độc lập của Việt Nam và Indonesia năm 1945 và kết thúc với sự độc lập của Brunei năm 1984. Singapore cũng là một quốc gia tương đối non trẻ với 48 năm tuổi đời khi tuyên bố độc lập vào năm 1965.


From the 1950s to the 1970s, these fledgling Southeast Asian nations and Korea were caught up in the fight against Communism. In former US President John F. Kennedy's words, "to those new states whom we welcome to the ranks of the free, we pledge our word that one form of colonial control shall not have passed away merely to be replaced by a far more iron tyranny". It was a very difficult and painful period for Southeast Asian nations, especially for Vietnam, Laos and Cambodia, who became what academics dubbed as the playground for proxy wars. Although decades have passed, historical echoes still resonate today. When General Vo Nguyen Giap died in October this year, I paid respects on behalf of Singapore in the quiet and dignified surroundings of the Vietnamese Embassy in Singapore. But in Vietnam, tens of thousands poured out onto the streets to pay their last respects and mourn the passing of a war hero. We are still dealing with the legacies of that period. Recently, the ASEAN Defence Ministers' Meeting (ADMM)-Plus formed an Experts' Working Group to address unexploded ordinances in affected countries through de-mining.


Trong giai đoạn 1950-1970, những quốc gia Đông Nam Á non trẻ và bán đảo Triều Tiên bị mắc kẹt trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản. Như lời của cựu Tống thống Mỹ John F. Kennedy đã nói: “với các quốc gia non trẻ đó mà chúng ta hoan nghênh họ đứng vào hàng ngũ các nước tự do, chúng ta cam kết sẽ không để những nước vừa thoát khỏi ách thuộc địa nay lại thuần túy rơi vào tay một chế độ chuyên chế bàn tay sắt hơn”. Đó là một giai đoạn rất khó khăn và đau đớn với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Lào và Campuchia khi họ trở thành cái mà các học giả gọi là bãi chiến trường của các cuộc chiến tranh ủy nhiệm. Dù hàng thập kỉ đã trôi qua, song dư âm lịch sử vẫn còn vang vọng tới ngày nay. Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời vào tháng 10/2013, tôi đã tới viếng ông thay mặt Chính phủ Singapore trong khuôn viên im vắng và thiêng liêng của Đại Sứ quán Việt Nam tại Singapore. Song ở Việt Nam, hàng chục nghìn người dân đã đổ ra đường phố để tưởng nhớ sự ra đi của một vị anh hùng thời chiến. Chúng ta vẫn đang phải đối mặt với những di sản của giai đoạn đó. Mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) đã thành lập một nhóm công tác chuyên gia về rà phá bom mìn tại các nước bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.


The experience of being colonised and caught between global powers galvanised Southeast Asian states to consolidate and protect their sovereignty, to be able to chart their own paths and future. To this end, ASEAN was formed in 1967, with five founding members, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore and Thailand, specifically to "bind [the Southeast Asian nations] together in friendship and cooperation, and through joint efforts and sacrifices, secure for their peoples and for posterity the blessings of peace, freedom and prosperity". Brunei became the sixth member in 1984, one week after achieving independence. ASEAN has now expanded to ten member states, as from 1995 to 1999, Vietnam, Myanmar, Laos and Cambodia all joined in rapid succession.


Trải nghiệm bị thực dân đô hộ và bị mắc kẹt giữa các cường quốc đã thúc đẩy các nước Đông Nam Á đoàn kết và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình, giúp họ có thể tự vạch ra con đường đi riêng và tương lai của mình. Vì mục tiêu đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập vào năm 1967, với 5 quốc gia sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, đặc biệt nhằm mục đích “gắn kết (các nước Đông Nam Á) với nhau trong tình hữu nghị và hợp tác, và thông qua các nỗ lực và hi sinh chung, đảm bảo mọi người dân sẽ được hưởng hòa bình, tự do và bình đẳng”. Brunei đã trở thành thành viên thứ 6 vào năm 1984, chỉ một tuần sau khi tuyên hố độc lập. ASEAN giờ đây đã mở rộng với 10 quốc gia thành viên, với Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia lần lượt nhanh chóng gia nhập từ năm 1995 đến 1999.


Today, the growth that China, Japan, the Republic of Korea and the ASEAN member states have experienced has surpassed expectations. Globally, a free-market economic system has been entrenched. The Bamboo Curtain parted in 1982, and economic reforms began in earnest when Deng Xiaoping declared that China would build "socialism with Chinese characteristics". It would take another 25 years for this irreversible change to be institutionalised as the National People's Congress, China's national legislature, officially adopted a property rights law that also protected the property rights of individuals in 2007.


Ngày nay, sự tăng trưởng mà Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN đang trải nghiệm đã vượt quá sự trông đợi. Trên thế giới, hệ thống kinh tế thị trường tự do là xu thế khó thay đổi. Bức rèm Tre đã được dỡ bỏ vào năm 1982, và cải cách kinh tế bắt đầu được phát huy tốt nhất khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”. Đã phải mất 25 năm nữa để sự thay đổi không thể đảo ngược này được thể chế hóa khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp quốc gia của Trung Quốc, chính thức thông qua luật quyền tài sản mà cũng bảo vệ quyền sở hữu tài sản của cá nhân vào năm 2007.


The entry of the world's most populous nation into the capitalist economy, fuelled by China's science and technology capabilities and entrepreneurial energy, would fundamentally alter China itself and the world with it. Today, there are already over 150 billionaires in China, more than any other nation except the US. China's GDP has also risen from approximately US$300 billion in 1980 to US$8,200 billion in 2012. This growth is virtuous. Some 680 million people were lifted above the poverty line by some estimates, in 2030, there will be approximately 1.4 billion middle class consumers in China, four times as many as that in the US and three times that of that in Western Europe.


Việc quốc gia đông dân nhất thế giới tham gia kinh tế tư bản, được thúc đẩy bởi năng lực khoa học và công nghệ cũng như sức mạnh kinh doanh của Trung Quốc, đang làm thay đổi bản thân Trung Quốc và thế giới về bản chất. Giờ đây, đang có hơn 150 tỷ phú ở Trung Quốc, nhiều hơn bất kì quốc gia nào khác ngoài Mỹ. GDP của Trung Quổc cũng tăng từ mức xấp xỉ 300 tỷ USD năm 1980 lên 8.200 tỷ USD năm 2012. Sự tăng trưởng này là đúng đắn. Khoảng 680 triệu người, đã thoát nghèo. Theo một số tính toán, đến năm 2030, sẽ có xấp xỉ 1,4 tỷ người tiêu dùng trung lưu ở Trung Quốc, gấp 4 lần so với Mỹ và 3 lần so với Tây Âu.


The world needs China, as well as the US, as its growth engines. China now accounts for about 10.45% of global trade in goods - the same as the US' share According to the World Bank, China's share will increase to 15% in the next decade. China's growth is sustainable because it is propelled by the "animal spirits" carrying the forces of innovation through science and technology.


Thế giới cần Trung Quốc, cũng như Mỹ, làm động cơ tăng trưởng. Trung Quốc giờ đây chiếm khoảng 10,45% giao dịch hàng hóa toàn cầu, tương đương với Mỹ. Theo Ngân hàng Thế giới, thị phần của Trung Quốc sẽ tăng lên mức 15% trong thập kỉ tới. Tăng trưởng của Trung Quốc là bền vững bởi nó đang được thúc đẩy bởi “tinh thần động vật” (khái niệm mà nhà kinh tế học nổi tiếng John Maynard Keynes sử dụng để mô tả bản năng, khuynh hướng và cảm xúc tác động và định hướng hành vi của con người – TTXVN) nhằm tạo ra lực lượng đổi mới thông qua khoa học và công nghệ.


ASEAN too has progressed rapidly. Our combined population of 616 million people with a combined GDP of around US$2.3 trillion in 2012, larger than India's US$1.8 trillion. Our GDP for ASEAN is expected to double by 2020.


ASEAN cùng đang tiến bộ nhanh chóng. Tổng dân số khu vực này là 616 triệu người với tổng GDP khoảng 2.300 tỷ USD vào năm 2012, lớn hơn GDP 1.800 tỷ USD của Ấn Độ. Dự kiến GDP của ASEAN sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.


Overall, I think that we can celebrate Asia's rise. It is what enlightened powers have collectively worked for, even fought and died for, in the last half century. Without Asia's economic input today, the effects of the global financial crisis in 2008 would have been much more severe. Our future also depends on a strong Asia. According to the World Bank, East Asia and the Pacific will contribute 40% of global growth and one-third of global trade this year, higher than any other region in the world.


Nhìn chung, tôi cho rằng chúng ta có thể hoan nghênh sự trỗi dậy của châu Á. Đây là điều đã khiến cường quốc cùng nhau hợp tác, thậm chí chiến đấu và hi sinh, trong nửa cuối thập kỉ qua. Không có sản lượng kinh tế của châu Á hiện nay, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 còn nghiêm trọng hơn nhiều. Tương lai của chúng ta cũng phụ thuộc vào một châu Á mạnh mẽ. Theo Ngân hàng Thế giới, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ đóng góp 40% tăng trưởng toàn cầu và 1/3 kim ngạch thương mại toàn cầu trong năm nay, cao hơn bất kì khu vực nào khác trên thế giới.


Perils to Avoid

Even as we celebrate Asia's prosperity, there are perils to avoid. While the economic progress of Asian countries has been stellar, the political systems and national institutions in each country are still evolving. This duality is inherent as political and economic reforms within countries often move at different speeds.

The leaders of ASEAN have resolved to achieve an ASEAN Community by 2015. But ASEAN member states are far apart in terms of economic development and the socio-cultural influences that shaped them. For instance, per capita GDP of the ASEAN members range from US$890 in Myanmar to over US$50,000 in Singapore. The present day systems of governance are influenced by different colonial pasts - the French in Vietnam, Laos and Cambodia; Singapore and Malaysia by the British; Indonesia by the Dutch; Spanish and American for the Philippines. The religious influences within each ASEAN member state differ widely too. For example, the majority in Cambodia, Laos, Myanmar and Thailand are Buddhists; while Muslims predominate in Brunei, Indonesia and Malaysia, and the Philippines is a Catholic-majority state.


Những mối nguy cần tránh

Song, thậm chí ngay khi chúng ta hoan ngênh sự phồn vinh của châu Á, vẫn còn đó những mối nguy cần tránh. Trong khi tiến bộ kinh tế của các nước châu Á là to lớn, các hệ thống chính trị và thể chế quốc gia ở mỗi nước vẫn đang tiến triển. Tính đối ngẫu này là cố hữu dù tốc độ cải cách chính trị và kinh tế trong mỗi quốc gia là khác nhau.

Các nhà lãnh đạo ASEAN đang quyết tâm đạt được mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Tuy nhiên, giữa các nước thành viên ASEAN đang tồn tại khoảng cách xa về mặt ảnh hưởng phát triển kinh tế và văn hóa-xã hội. Chẳng hạn, GDP tính theo đầu người của các nước thành viên ASEAN có khoảng cách từ 890 USD ở Myanmar đến hơn 50.000 USD tại Singapore. Các hệ thống quản lý nhà nước hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi quá khứ thực dân khác nhau: Pháp ở Việt Nam, Lào và Campuchia; Anh ở Singapore và Malaysia; Hà Lan ở Indonesia, Tây Ban Nha và Mỹ ở Philippines. Ảnh hưởng tôn giáo ở mỗi quốc gia thành viên ASEAN cũng rất khác biệt. Chẳng hạn như đa số người dân ở Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan là Phật tử; trong khi cộng đồng Hồi giáo lại chiếm đa số ở Brunei, Indonesia và Malaysia, còn ở Philippines là cộng đồng Thiên chúa giáo.


ASEAN's socio-political landscape is a kaleidoscope of different societal DNA and governance systems. These differences set the pace and direction of political, social and economic reforms in each country. The risks of instability exist in these processes. While Myanmar has started an unprecedented simultaneous political and economic opening up of its society, it also has to deal with clashes between different ethnic and religious groups. Indonesia needs to ensure that its structural economic reforms begun apace. Thailand is struggling with ongoing political turmoil, with many changes of government in the last decade of confrontation between the Yellow and Red-shirt supporters. Beyond ASEAN, China is undergoing deep economic and social reform as articulated during the Third Plenum. Japanese Prime Minister Shinzo Abe declared that his obligation is "first of all, to rebuild the Japanese economy to be vibrant, and then to make Japan a dependable 'force'", but has to contend with reactions from Japan's neighbours due to unresolved animosities of the past.


Bối cảnh chính trị-xã hội của ASEAN là một kính vạn hoa của các hệ thống ADN xã hội và quản lý nhà nước khác biệt. Những khác biệt này đã xác lập tốc độ và phương hướng cải cách chính trị, xã hội và kinh tế ở mỗi quốc gia. Nguy cơ bất ổn tồn tại trong những tiến trình này. Trong khi Myanmar đã bắt đầu quá trình mở cửa xã hội chưa từng thấy cùng lúc cả về chính trị và kinh tế, họ cũng phải đối mặt với những vụ đụng độ giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo. Indonesia cần phải đảm bảo rằng những cải cách kinh tế cấu trúc của mình bắt đầu tăng tốc. Thái Lan đang phải vật lộn với những bất ổn chính trị tiếp diễn, với nhiều chính phủ thay đổi trong một thập kỉ đối đầu vừa qua giữa người ủng hộ Áo Vàng và Áo Đỏ. Ngoài ASEAN, Trung Quốc cũng đang thực hiện tiến trình cải cách kinh tế và xã hội sâu sắc được đề ra trong Hội nghị Trung ương 3. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố bổn phận của ông là “trước tiên, tái thiết nền kinh tế Nhật Bản trở nên mạnh mẽ hơn, và sau đưa Nhật Bản trở thành một lực lượng “đáng tin cậy”, song nước này sẽ phải đối mặt với phản ứng từ các nước láng giềng với những thù địch trong quá khứ chưa được giải quyết.


Political challenges that are common to all countries will also add pressure to incumbent governments. Around the world, a growing middle class and a younger generation with rising aspirations will exercise greater political voice and exert influence, facilitated by the internet, whether it is the "Occupy Wall Street" movement in the US or the strikes for a higher minimum wage hike in Indonesia.


Thách thức chính trị vốn bình thường với mọi quốc gia cũng sẽ làm gia tăng áp lực đối với các chính phủ đương nhiệm. Trên toàn thế giới, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và một thế hệ trẻ nhiều khao khát sẽ góp một tiếng nói chính trị lớn hơn và tạo ảnh hưởng, thông qua Internet, dù đó là phong trào “Chiếm Phố Wall” ở Mỹ hay các cuộc đình công đòi tăng lương tối thiểu ở Indonesia.


Asian nations have also witnessed an increase in nationalism amongst their people. As countries develop, it is natural and proper for governments and citizens to feel a sense of pride and assert their national identity and sovereignty. This is a legitimate right. However, unabated and unaccommodating, this assertiveness can accentuate tensions and even precipitate conflicts. In the East China Sea, strong nationalist sentiments have been roused in both China and Japan over the Diaoyu / Senkaku Islands. Tit-for-tat deployments of patrols and naval vessels of both countries have occurred. Fighter jets have been scrambled to respond to aircraft overflights, and there have even been allegations of a fire-control radar locked on a country's destroyer. Strong reactions have also occurred in response to the recent Air Defence Identification Zone designated by China. While no physical incidents have occurred as yet, the risks are not theoretical. In another incident in May 2013, a Taiwanese fisherman was shot and killed by the Philippine Coast Guard in the South China Sea.


Các quốc gia châu Á cũng đang chứng kiến xu hướng dân tộc chủ nghĩa lên cao trong người dân nước mình. Khi các nước phát triển, sẽ là tự nhiên và hợp lẽ khi các chính phủ và người dân cảm thấy tự hào và muốn khẳng định bản sắc dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của mình. Đó là một quyền hợp pháp. Tuy nhiên, mạnh mẽ và khó thỏa hiệp, sự kiên quyết này có thể dẫn đến căng thẳng, thậm chí là xung đột. Tại biển Hoa Đông, tâm lí dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ đã và đang gia tăng ở cả Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến quần đảo Điểu Ngư/Senkaku. Việc triển khai “ăn miếng trả miếng” tàu tuần tra và tàu hải quân của hai nước đã diễn ra. Các máy bay tiêm kích cũng gầm rú để phản ứng với các chuyến bay của đối phương, thậm chí còn có cáo buộc rằng một nước đã gắn radar ngắm bắn trên tàu chiến của mình. Những phản ứng mạnh mẽ cũng đã nổ ra liên quan đến Vùng Nhận dạng Phòng không mới đây của Trung Quốc. Dù đến nay vẫn chưa có sự cố xảy ra, song nguy cơ không phải chỉ là lí thuyết. Trong một sự cố xảy ra vào tháng 5/2013, một ngư dân Đài Loan đã bị lực lượng tuần duyên Philippines bắn chết ở Biển Đông.


On the Korean Peninsula, North Korea ratcheted up the rhetoric and threatened at one point to void the armistice that ended the Korean War and launch a nuclear attack on the US. All of us watch these unfolding and escalatory events with concern. Indeed, we should, as these security challenges and flashpoints could derail the stability and growth of Asia.


Tại bán đảo Triều Tiên, Triều Tiên đã lên giọng và có thời điểm đe dọa làm vô hiệu thỏa thuận đình chiến đã chấm dứt cuộc Chiến tranh Triều Tiên và phát động tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ. Tất cả chúng ta đang theo dõi những sự kiện leo thang căng thẳng này trong quan ngại. Quả thực, chúng ta nên làm như thế bởi những thách thức an ninh và sự kiện bộc phát này có thể làm chệch hướng sự ổn định và phát triển của châu Á.


Facilitating Promises and Avoiding Perils

While the world reaps the harvests of Asia's economic rise, we must pay heed lest Asia stumbles, as the impact on the world will be deeply felt. Collectively, we must do all we can to continue to provide and create conducive conditions for Asia's virtuous growth to continue. There is much we can do, anchored on dialogue, cooperation and shared beliefs.


Tạo thuận lợi cho triển vọng và giảm tránh các nguy cơ

Trong khi thế giới có thể gặt hái những thành quả từ sự trỗi dậy kinh tế của châu Á, chúng ta cần phải lưu ý về các thách thức mà châu Á sẽ phải đối mặt bởi tác động đối với toàn cầu sẽ là sâu sắc. Nói chung, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để tiếp tục kiến tạo những điều kiện thuận lợi cho châu Á tiếp tục tăng trưởng tốt. Có rất nhiều điều chúng ta có thể làm, thông qua đối thoại, hợp tác và niềm tin được chia sẻ.

As a start, we must deepen economic ties by enhancing the flow of trade and investment. As PM Lee said during his visit to the US in Apr 2013, "in Asia, trade is strategy", and he urged the US to "push the Trans-Pacific Partnership energetically" to further liberalise trade across the Pacific. The Regional Comprehensive Economic Partnership between ASEAN and its Free Trade Agreement partners, is another such initiative that expands trade.


Khởi đầu, chúng ta cần phải củng cố quan hệ kinh tế bằng cách thúc đẩy luồng đầu tư và thương mại. Như Thủ tướng Lý Hiểu Long đã nói trong chuyến thăm Mỹ vào tháng 4/2013, “ở châu Á, thương mại là chiến lược”, và ông hối thúc Mỹ “thúc đẩy mạnh mẽ hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương” để thúc đấy tự do hóa thương mại dọc Thái Bình Dương. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và các đối tác hiệp định thương mại tự do, cũng là một sáng kiến khác nhằm mở rộng thương mại.


In the social-cultural domain, we should increase people-to-people and institutional exchanges to foster understanding and forge ties from the ground up.


Về lĩnh vực văn hóa-xã hội, chúng ta cần tăng cường giao lưu nhân dân với nhân dân và giao lưu thể chế để thúc đẩy sự hiểu biết và thắt chặt quan hệ từ cơ sở.

Strengthen Platforms for Dialogue and Co-operation

We must step up efforts in the area of defence and security. Military spending in Asia has gone up significantly and will continue to rise. According to the International Institute of Strategic Studies (IISS), Asia's nominal military expenditure in 2012 was US$287 billion, it surpassed Europe's military spending of US$262 billion. The convergence began accelerating after the 2008 financial crisis, as NATO European defence spending declined by an average of about 4% per annum in the past four years even as Asia's military expenditures increased about 9% annual growth. As Asia's militaries modernise, we must ensure constant dialogue and cooperation between all countries to avoid misunderstanding and reduce tensions. There must be responsive and effective dispute resolution mechanisms to address differences through peaceful means. Here, the ADMM-Plus has entrenched itself as a valuable platform to serve these purposes.

Củng cố nền tảng đối thoại và hợp tác

Chúng ta cần phải tăng cường các nỗ lực trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Chi tiêu quân sự tại châu Á đã và đang tăng lên đáng kể và sẽ tiếp tục tăng. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), chi tiêu quân sự công khai của châu Á trong năm 2012 là 287 tỷ USD, vượt qua mức 262 tỷ USD của châu Âu. Quá trình này bắt đầu tăng tốc sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, khi chi tiêu quốc phòng của châu Âu trong NATO đã giảm với tỷ lệ trung bình 4%/năm trong 4 năm qua, trong khi tốc độ tăng chi quốc phòng của châu Á là khoảng 9%/năm. Trong khi quân đội các nước châu Á đang hiện đại hóa, chúng ta cần phải đảm bảo đối thoại và hợp tác liên tục giữa tất cả các quốc gia để tránh hiểu nhầm và giảm căng thẳng, cần phải có các cơ chế giải quyết căng thẳng hiệu quả và nhanh chóng để xử lí bất đồng thông qua biện pháp hòa bình. Ở đây, ADMM+ đang tự tạo cho mình tư cách là một diễn đàn giá trị phục vụ cho những mục đích đó.


We held our first ADMM-Plus in 2010. It brought together all ten ASEAN member states and eight "Plus" countries - Australia, China, India, Japan, the Republic of Korea, New Zealand, Russia and the US. The ADMM-Plus seeks to be an "action-oriented" platform - to use the words of Secretary Hagel. For example, the ADMM-Plus Humanitarian Assistance and Disaster Relief (HADR) and Military Medicine exercise was held in June this year. It was substantive and involved 3,000 troops, six ships, 15 helicopters, from all the 18 militaries, as well as military medical, engineering and search and rescue teams. It allowed constructive engagement and practical cooperation between all 18 militaries including the US and China, helping to build confidence, relations, and mutual trust. Japanese and Chinese soldiers worked alongside this exercise.


Chúng tôi đã tổ chức ADMM+ đầu tiên vào năm 2010, với sự tham dự của tất cả 10 quốc gia thành viên ASEAN và 8 nước “mở rộng” là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ. ADMM+ muốn trở thành một diễn đàn “hành động”, theo cách dùng từ của Bộ trưởng Hagel. Chẳng hạn như, các cuộc diễn tập hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR) và quân y của ADMM+ đã được tổ chức vào tháng 6/2013. Đây là cuộc diễn tập lớn với sự tham gia của 3.000 quân nhân, 6 tàu, 15 máy bay lên thẳng của toàn bộ quân đội 18 nước, cũng như các nhóm quân y, kĩ thuật và tìm kiếm cứu nạn. Nó cho phép can dự xây dựng và hợp tác thực tế giữa quân đội 18 nước, kể cả Mỹ và Trung Quốc, giúp xây dựng lòng tin, quan hệ và sự tin tưởng lẫn nhau. Quân đội Nhật Bản và Trung Quốc cũng hợp tác trong cuộc diễn tập này.


When Typhoon Haiyan struck the Philippines, many countries responded individually. The ADMM-Plus militaries could perhaps have been more effective working together, and these challenges point to the need for more coordinated and collective efforts. Not just in terms of enhancing cooperation in HADR response, but also to address other regional security challenges. As a first step, we welcome the ASEAN member states' proposed measures for reducing the risk of misunderstandings or mishaps in the South China Sea, such as the suggestion by Brunei to establish hotlines to maintain government-to-government contact, as well as Vietnam's proposal for a no-first-use of force agreement.


Khi cơn bão Haiyan đổ bộ vào Philippines, các nước đã phản ứng riêng lẻ. Quân đội các nước ADMM+ lẽ ra đã có thể hợp tác hiệu quả hơn và những thách thức đó cho thấy sự cần thiết của các nỗ lực chung và hợp tác hơn nữa. Không chỉ củng cố hợp tác trong lĩnh vực HADR, mà còn trong việc đối phó với những thách thức an ninh khu vực khác. Trong bước đi đầu tiên, chúng tôi hoan nghênh những biện pháp đề xuất của các nước thành viên ASEAN nhằm giảm thiểu nguy cơ hiểu nhầm hoặc sự cố trên Biển Đông, như đề xuất thiết lập đường dây nóng của Brunei nhằm duy trì liên lạc giữa chính phủ với chính phủ, cũng như đề xuất về một hiệp định không sử dụng vũ lực trước của Việt Nam.


US' Continued Role in the Asia-Pacific

The US, as a resident power in the Asia-Pacific for the past 50 years, needs to continue that role as a stabilising force in the region. But the US needs to play this role fully aware of the changing dynamics of a rising Asia. Singapore is grateful for the consistent and strong commitment by the US to the region, as it actively participated and played a key role in our platforms the ADMM-Plus, East Asia Summit, ASEAN Regional Forum and Shangri-La Dialogue.


Duy trì vai trò của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương

Mỹ, với tư cách là một thế lực cố hữu ở châu Á-Thái Bình Dương trong 50 năm qua, cần tiếp tục vai trò đó như là một lực lượng duy trì ổn định trong khu vực. Song, Mỹ cũng cần đóng vai trò này với nhận thức đầy đủ về những động lực đang thay đổi ở một châu Á đang trỗi dậy. Singapore hoan nghênh cam kết mạnh mẽ và kiên định của Mỹ trong khu vực, khi tham gia tích cực và đóng một vai trò quan trọng trong các diễn đàn của chúng tôi như ADMM+, Diễn đàn cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Đối thoại Shangri-La.


Singapore is also thankful that the recognition of the importance of Asia has bipartisan support. Whether under Republican and Democratic Administrations, the US Secretary of Defense has without fail attended every year's Shangri-La Dialogue held in Singapore since 2004. In fact, Secretary Hagel had a founding hand in the Shangri-La Dialogue. We are confident that this US commitment to our region will continue.


Singapore cũng hoan nghênh việc thừa nhận tầm quan trọng của châu Á đang nhận được sự ủng hộ lường đảng tại Mỹ. Bất kể dưới chính quyền của đảng Cộng hòa hay Dân chủ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chưa bao giờ vắng mặt tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La diễn ra thường niên tại Singapore kể từ năm 2004. Trên thực tế, Bộ trưởng Hagel đã góp phần sáng lập nên diễn đàn Đối thoại Shangri-La. Chúng tôi tin tưởng rằng cam kết của Mỹ với khu vực sẽ tiếp tục.


As Secretary Hagel said in Aug 2013, it is "clear that the Asia-Pacific region will also help shape the trajectory of global security and prosperity. And because America recognizes that its future will be even more connected to this part of the world, we are rebalancing the weight of our global diplomatic, economic and security engagement toward the Asia-Pacific."


Như Bộ trưởng Hagel đã nói vào tháng 8/2013, “rõ ràng khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng sẽ góp phần định hình sự phát triển của an ninh và thịnh vượng toàn cầu. Và bởi Mỹ thừa nhận rằng tương lai của mình sẽ trở nên gắn kết hơn với khu vực này, chúng ta cần tái cân bằng sức nặng can dự ngoại giao, kinh tế và an ninh toàn cầu của mình với châu Á- Thái Bình Dương”.


Conclusion

Ladies and Gentlemen, let me conclude by stating that political will and leadership will be required from all countries if we are to maintain peace and stability in the Asia-Pacific region. While there are areas of concerns, we also see positive signs. The US-China relationship is of paramount importance to regional and global stability. Singapore looks forward to enlightened and forceful leadership from both the US and Chinese governments to help achieve stability and progress for Asia and indeed, the world.

Kết luận

Thưa các quý ông và quý bà, hãy để tôi kết thúc bài phát biểu này với tuyên bố rằng sẽ cần đến ý chí chính trị và các nhà lãnh đạo của mọi quốc gia nếu như chúng ta muốn duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong khi vẫn còn đó nhiều quan ngại, chúng ta cũng đang chứng kiến những dấu hiệu tích cực. Quan hệ Mỹ-Trung có ý nghĩa quan trọng to lớn với sự ổn định khu vực và thế giới. Singapore mong muốn ban lãnh đạo mạnh mẽ và sáng suốt từ cả chính phủ Mỹ và Trung Quốc sẽ giúp đạt được ổn định và tiến bộ cho châu Á và toàn thế giới.


In the bilateral summit between the two leaders, in Sunnylands, California, President Obama reiterated that "the US welcomes the continuing peaceful rise of China as a world power", while President Xi Jinping stressed that he continued to believe that "the vast Pacific Ocean has enough space for the two large countries of China and the US". This accommodative and open stance declared by both US and Chinese leaders surely sets the appropriate tone and example for all countries to navigate through, successfully and peacefully, the changing dynamics in the Asia-Pacific region.
Tại cuộc gặp thượng đỉnh song phương giữa hai nhà lãnh đạo, ở Sunnylands, California, Tổng thống Obama đã tái khẳng định rằng “Mỹ hoan nghênh sự việc tiếp tục trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc như một cường quốc thế giới”, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh ông sẽ tiếp tục tin tưởng rằng “khu vực Thái Bình Dương rộng lớn đủ chỗ cho hai nước lớn Trung Quốc và Mỹ”. Lập trường công khai mà hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã tuyên bố chắc chắn sẽ xác định tinh thần thích hợp và là thí dụ để tất cả các nước định hướng thông qua, một cách hòa bình và thành công, những động lực đang thay đổi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


http://www.mindef.gov.sg/imindef/press_room/official_releases/sp/2013/14dec13_speech.html#.UuVKcNL-KUk

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn