MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 19, 2014

Rice farming in Vietnam: Against the grain Trồng lúa ở Việt Nam: lúa lổ là lỗ





Rice farming in Vietnam: Against the grain
Trồng lúa ở Việt Nam: lúa lổ là lỗ

TheEconomist
Jan 18th 2014
TheEconomist
18.1.2014
Vietnam’s farmers are growing a crop that no longer pays its way

Người nông dân Việt Nam đang canh tác thứ cây trồng không còn mang lại lợi nhuận

HANOI AND CHAU DOC
THE prospect from Sam mountain, a rocky outcrop in southern Vietnam’s Mekong delta, is timeless. Paddy fields shine emerald. Irrigation canals reflect the sunlight like mirrors. Three times a year, farmers in surrounding towns put on their rubber boots and plant rice seedlings in the deep soil. A few months later they sell their sacks of grain to traders, who bring it to riverside mills for processing. In its essence, this activity is timeless, too.

HANOI AND CHAU DOC
Tiềm năng của núi Sam (một ngọn núi ở đồng bằng sông Cửu Long) quả là vô hạn định. Những cánh đồng lúa xanh rờn. Những con kênh tưới tiêu lấp loáng ánh mặt trời. Cứ mỗi năm ba lần, những người nông dân ở các thị tứ xung quanh lại mang ủng cao su cấy lúa trên những thửa ruộng thấp trũng. Vài tháng sau, họ lại bán các bao tải lúa cho tư thương, những người sẽ mang đến các nhà máy ven sông để xay xát. Về cơ bản, hoạt động này cũng diễn ra vô hạn định.


Rice cultivation is deeply rooted in the Vietnamese psyche. In September 1945, a day after declaring Vietnam’s independence from France, Ho Chi Minh told his cabinet that dealing with a widespread failure of the rice crop was its priority. He later collectivised the paddies. In the 1980s his successors promoted hybrid seeds and modern irrigation. Today Vietnam’s $4 billion in rice exports (see chart) accounts for more than a fifth of the global total.

Trồng lúa là hoạt động đã ăn sâu vào trong tâm thức của người Việt. Tháng 9.1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập với người Pháp, Hồ Chí Minh đã phát biểu với nội các của mình rằng ứng phó với vụ mất mùa trên diện rộng là nhiệm vụ ưu tiên của chính phủ. Sau đấy, ông tiến hành tập thể hoá các cánh đồng lúa. Trong thập niên 1980, những người kế tục ông đã thúc đẩy các giống lúa lai và hệ thống tưới tiêu hiện đại. Ngày nay, 4 tỷ USD gạo xuất khẩu (xem đồ thị) của Việt Nam chiếm hơn 20% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.

Party officials trumpet their “rice first” agricultural policies. Yet, more and more, Vietnam’s rice farmers are being left behind. Part of the problem is that Vietnamese rice strains tend to be of low or middling quality—a contrast to the premium varieties grown in Thailand. The costs of fuel, fertilisers and pesticides are rising. And Vietnam’s rice-export sector is dominated by state-owned firms with links to corrupt officials. Some farmers, especially in the country’s north, are finding it more profitable to let their land lie fallow.


Các quan chức lãnh đạo đảng vẫn đắc ý với chính sách nông nghiệp dành ưu tiên lúa gạo của mình. Tuy nhiên, nông dân thì ngày càng bị tụt hậu. Một phần của vấn đề nằm ở chỗ các giống lúa của Việt Nam thường có chất lượng trung bình hoặc thấp – tương phản với một loạt giống lúa thượng hạng được gieo trồng ở Thái Lan. Chi phí nhiên liệu, phân bón và thuốc trừ sâu đang tăng lên. Trong khi đó lĩnh vực xuất khẩu gạo của Việt Nam lại chịu sự chi phối của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cùng các quan chức tham nhũng. Một số nông dân, đặc biệt là ở miền Bắc, nhận thấy là ruộng đất để hoang hoá còn có lợi hơn.

In An Giang province, at the heart of the Mekong delta, an average family earns just $100 a month from cultivating rice, or about a fifth of what coffee-growers earn in Vietnam’s Central Highlands, says Oxfam, an advocacy group. Tran Van Nghia, who farms near Sam mountain, says young people in his area supplement farm incomes by working as hotel porters or construction workers in Ho Chi Minh City and other urban centres.


Ở An Giang, một tỉnh nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, một gia đình bình quân kiếm được 100USD mỗi tháng từ trồng lúa, tức khoảng 1/5 thu nhập của người trồng cà phê ở Tây Nguyên – Oxfam (một tổ chức cứu trợ) cho biết. Trần Văn Nghĩa, một người trồng lúa gần núi Sam, nói rằng những người trẻ ở quanh khu vực của ông kiếm thêm thu nhập ngoài đồng ruộng bằng cách khuân vác ở khách sạn hay làm công nhân xây dựng ở Tp Hồ Chí Minh và các trung tâm đô thị khác.

Vietnam’s rice woes are likely to worsen. Myanmar, long ago South-East Asia’s rice basket, is emerging again as an export rival. The bulk of Vietnam’s crop is sold directly to other governments, but some of its biggest clients, including Indonesia and the Philippines, are boosting domestic production. Arup Gupta, a commodities trader in Ho Chi Minh City, adds that as a consequence of a crackpot and expensive campaign in Thailand to subsidise the country’s rice farmers, Vietnam is now being undercut as Thailand unloads stockpiles at bargain-basement prices.


Những khó khăn của ngành lúa gạo Việt Nam rất có thể sẽ còn tồi tệ thêm. Myanmar, vốn là vựa lúa gạo của Đông Nam Á trước kia, lại đang nổi lên như một đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu. Phần lớn lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam được bán trực tiếp cho chính phủ các nước, nhưng một số những khách hàng lớn nhất của họ, kể cả Indonesia và Philippines, lại đang thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước. Arup Gupta, một thương nhân ở Tp Hồ Chí Minh, bổ sung thêm rằng, như một hệ quả của chính sách trợ cấp cho nông dân trồng lúa (một chính sách ngược đời và đắt đỏ) ở Thái Lan, Việt Nam đang bị bán phá giá khi Thái Lan giải phóng các kho gạo với giá rẻ.

Scientists also warn that the Mekong delta, which produces about half of Vietnam’s rice, is showing signs of environmental stress. The earth dykes that were built to keep seasonal floods from inundating the rice paddies prevent the Mekong river’s alluvial floodwaters from bringing nutrients to the delta’s soil.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất khoảng một nửa sản lượng lúa gạo của Việt Nam, đang cho thấy những dấu hiệu của áp lực về môi trường. Những con đê vốn được đắp để ngăn lũ cho các cánh đồng lúa lại ngăn những cơn lũ chứa đầy phù sa của sông Mê Kông bổ sung dưỡng chất cho đồng bằng.

Vo-Tong Xuan, a rice expert who has advised the government on agricultural policies, reckons that many soils in Vietnam’s rice-growing regions are now so poor in nutrients that they cannot immediately be put to other uses, such as cultivating maize. Other problems, he says, include a lack of farmer representation in the powerful Vietnam Food Association, and resistance by state-owned rice exporters to reforms that would eat into their profits. It does not help that Vietnam’s new constitution, which passed in late November, calls for state-owned enterprises to keep a central role in the economy.

Võ Tòng Xuân, một chuyên gia về lúa gạo và từng cố vấn cho chính phủ về chính sách nông nghiệp, tính toán rằng nhiều thửa ruộng ở các khu vực trồng lúa của Việt Nam hiện bạc màu tới mức người ta không thể ngay lập tức chuyển chúng sang mục đích sử dụng khác, chẳng hạn như trồng ngô. Những vấn đề khác, ông nói, bao gồm cả tình trạng thiếu đại diện của người nông dân trong Hiệp hội Lương thực Việt Nam, vốn đầy quyền sinh quyền sát, cũng như sự chống đối cải cách của các DNNN chuyên xuất khẩu lúa gạo, bởi cải cách đồng nghĩa với việc giảm bớt lợi nhuận của họ. Hiến pháp mới của Việt Nam, vốn được thông qua vào cuối tháng 11.2013 và quy định khối DNNN giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế, đã không cải thiện được gì.

The countryside, for the most part, is a patchwork of tiny plots. The average Vietnamese rice farmer cultivates a little over an acre (0.5 hectares), when two or three hectares is the ideal plot size.


Phần lớn ruộng đất ở nông thôn bị phân thành những thửa nhỏ. Một nông dân Việt Nam bình quân canh tác chừng hơn 0,5 ha chút ít, trong khi kích thước thửa ruộng lý tưởng là từ 2-3 ha.

Still, a new land law coming into force in July will give many farmers 50-year land leases, a big improvement over the current 20 years. The longer leases may help create larger farms producing crops other than rice. Yet the government stubbornly maintains a policy of preserving about 90% of existing rice land in perpetuity.

Dù vậy, Luật Đất đai mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng Bảy sẽ đem lại cho nhiều nông dân quyền sử dụng ruộng đất trong 50 năm, một bước tiến lớn so với thời hạn 20 năm hiện hành. Thời hạn sử dụng đất dài hơn có thể giúp tạo ra những cánh đồng lớn hơn chuyên canh những thứ cây trồng khác ngoài lúa. Tuy nhiên, chính phủ lại vẫn cứng nhắc duy trì chính sách đảm bảo khoảng 90% đất trồng lúa hiện tại cho chuyên canh lúa.

That might make sense if Vietnam still struggled with crushing food insecurity, as it did in the early 1980s. Yet a third of its rice harvest is sold abroad—more, if unofficial exports to China are counted. Meanwhile, rice is falling as a proportion of the national diet; a rising middle class is developing a taste for meat and wheat. Next month in Ho Chi Minh City, the son-in-law of the prime minister, Nguyen Tan Dung, is scheduled to open the country’s first McDonald’s. Its local competitor, a fast-food chain whose speciality is the “VietMac”, a rice burger, has its work cut out.
Điều này có thể hiểu được nếu Việt Nam vẫn phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, như đã từng xẩy ra vào đầu thập niên 1980. Tuy nhiên, 1/3 sản lượng lúa gạo của Việt Nam lại được xuất khẩu – thậm chí còn nhiều hơn thế nếu người ta tính cả giá trị xuất khẩu không chính ngạch sang Trung Quốc. Trong khi đó, gạo lại đang giảm tỷ lệ trong khẩu phần ăn của cả nước; tầng lớp trung lưu đang trỗi dậy bắt đầu làm quen với sở thích thịt và bánh mì. Tháng tới tại Tp Hồ Chí Minh, con rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ khai trương cửa hàng McDonald’s đầu tiên ở Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh nội địa của nó, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh với sản phẩm chính là “VietMac” (một loại bánh burger từ gạo), đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.


Translated by Lê Anh Hùng
http://www.economist.com/news/asia/21594338-vietnams-farmers-are-growing-crop-no-longer-pays-its-way-against-grain

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn