MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 19, 2014

Why the suddenly aggressive behavior by China? Sao đột nhiên Trung Quốc lại hành xử hung hăng?


Chinese President Xi Jinping inspects a guard of honor outside the Great Hall of the People in Beijing. (Andy Wong / Associated Press / August 26, 2013)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự bên ngoài Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. (Andy Wong / AP / 26 tháng 8 năm 2013)

Why the suddenly aggressive behavior by China?
Sao đột nhiên Trung Quốc lại hành xử hung hăng?

Beijing is shedding its low profile — and causing regional waves.
Bắc Kinh đang bỏ việc giấu mình và gây ra sóng gió trong khu vực

By Gary Schmitt
LA Times
January 10, 2014
Gary Schmitt
LA Times
10/1/2014

It would be difficult to believe that China's leaders didn't expect a negative reaction from its neighbors and the United States when it announced the creation of an expansive air defense identification zone over the East China Sea in late November. But that raises the question of why those leaders are behaving the way they are when China has so many domestic problems that need urgent attention, and when China's continued growth and ability to deal with those problems depends on a stable international order. Why pick fights now?

Khó mà tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc (TQ) không dự định phản ứng tiêu cực từ các nước láng giềng và Hoa Kỳ khi tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không quá rộng trên biển Hoa Đông cuối tháng 11. Nhưng điều đó nẩy ra câu hỏi tại sao các lãnh đạo này lại hành xử theo cách như vậy khi mà Trung Quốc có quá nhiều vấn đề trong nước cần quan tâm cấp bách, và khi mà sự tăng trưởng tiếp tục và khả năng TQ đối phó với những vấn đề đó phụ thuộc vào một trật tự quốc tế ổn định. Sao lại chọn đấu đá giờ này?

Indeed, for many years, the public rhetoric from Beijing was centered on China's "Peaceful Rise." Unlike the emergence of other great powers, China's move to the front ranks of nation-states would not, the Chinese argued, be accompanied by a militancy aimed at displacing hegemonies.

Thật vậy, trong nhiều năm qua, Bắc Kinh chú trọng đưa ra những lời lẽ tốt đẹp về việc Trung Quốc “trỗi dậy hoà bình”. TQ lập luận rằng không giống như sự trỗi dậy của các cường quốc khác, việc Trung Quốc chuyển lên vị trí các nhà nước – dân tộc hàng đầu sẽ không đi kèm với sự đấu tranh nhằm dịch chuyển bá quyền.


China would not, its interlocutors with the West said, follow in the footsteps of Wilhelmine Germany, Imperial Japan or, for that matter, 1890s America. Chinese behavior was to be governed by former leader Deng Xiaoping's admonition that it would "not seek leadership" and would "maintain a low profile." Until China could exercise preeminence, it was best, Deng advised, to "hide our capacities and bide our time."

Những người đối thoại với phương Tây cho biết, về mặt này TQ sẽ không theo bước chân của Đức thời Wilhelm, Đế quốc Nhật Bản hoặc Mỹ hồi thập niên 1890. Hành vi của TQ bị chi phối bởi lời khuyên của cựu lãnh đạo Đặng Tiểu Bình rằng TQ sẽ “không tìm cách dẫn đầu” và sẽ “duy trì vẻ yếu kém”. Khi chưa tới lúc có thể thể hiện ưu thế, Đặng Tiểu Bình khuyên tốt nhất là TQ nên “giấu mình chờ thời”.


With good reason. China's remarkable leap from impoverished nation to the second-largest economy in the world has been made possible by an international economic order that it has taken full advantage of. Beijing has every reason not to kill the golden goose of globalization by turning the attention of the region's other powers from trade and business to matters of security and armaments. Nor would one think that China would want to challenge the United States now since, arguably, it is American power and leadership that has largely kept the world's trading system humming by keeping both the great commons free and cataclysmic wars among the great powers from happening.

Với lý do chính đáng. Bước nhảy vọt đáng kể của TQ từ nước nghèo khó lên nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đã có thể thực hiện được nhờ một trật tự kinh tế quốc tế mà TQ đã và đang tận dụng hết mức. Bắc Kinh có mọi lý do để không giết con ngỗng vàng toàn cầu hóa bằng việc chuyển sự chú ý của các cường quốc khác trong khu vực từ thương mại và kinh doanh sang các vấn đề an ninh và vũ khí. Cũng không ai có thể nghĩ rằng hiện nay TQ sẽ muốn thách thức Hoa Kỳ vì chính sức mạnh và sự lãnh đạo của Mỹ chủ yếu đã giữ hệ thống giao thương thế giới hoạt động mạnh qua việc giữ cho mọi nước đều được sử dụng chung các tài sản chung lớn của thế giới và ngăn không để các cuộc chiến tranh thảm khốc giữa các cường quốc lớn xảy ra.


So, again, why the aggressive behavior now?

One answer Sinologists give is bureaucratic: The military made me do it. The argument here is that China's civilian leaders, who are always looking for ways to increase their own support within the competing factions of the Communist Party, will accordingly give the military more resources and more leeway to garner that support.

Vì vậy, một lần nữa, sao lại hành động hung hăng bây giờ?

Một câu trả lời mà các nhà TQ học đưa ra có tính quan liêu: Quân đội buộc tôi làm điều đó. Lập luận ở đây là các nhà lãnh đạo dân sự của TQ, những người luôn luôn tìm cách tăng thêm hậu thuẫn cho chính họ trong các phe phái tranh giành nhau của Đảng Cộng sản, theo đó sẽ cho phe quân sự nhiều nguồn lực hơn và sự linh động hơn để thu hút sự hậu thuẫn đó.


But there is no solid evidence to support this thesis, and it runs counter to what we know about how one-party states operate. Keeping the folks with the guns and the tanks under the party leadership's control is a ruling axiom that no senior Chinese Communist Party official would intentionally ignore. And since taking over the party's reins in November 2012, President Xi Jinping has left little doubt as to who is in charge of military and security affairs.


Nhưng không có bằng chứng vững chắc làm chỗ dựa cho giả thuyết này, và nó đi ngược lại với những gì chúng ta biết về cách mà các quốc gia độc đảng vận hành. Đặt những kẻ có súng và xe tăng nằm dưới tầm kiểm soát của lãnh đạo đảng là một tiền đề cai tri mà không có quan chức cấp cao nào của Đảng Cộng sản TQ cố ý bỏ qua. Và từ khi nắm lấy quyền lèo lái đảng vào tháng 10/2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cho thấy rất ít nghi ngờ về việc ai sẽ phụ trách các vấn đề quân sự và an ninh.

The other argument offered to explain recent Chinese behavior is linked to American weakness. In 2009, with the great recession underway, the Obama administration's grand strategic outreach to Beijing was seen by the Chinese as a sign of U.S. retreat. Talk at the time from senior American officials of a possible G-2 and President Obama's statement that "the relationship between the United States and China will shape the 21st century," making "it as important as any bilateral relationship in the world" appeared to convince that Chinese that its rise to the top might be occurring faster than anticipated because of a more precipitous U.S. decline.

Lập luận khác được đưa ra để giải thích hành vi gần đây của TQ liên quan đến sự yếu kém của Mỹ. Trong năm 2009, với sự suy thoái kinh tế lớn đang diễn tiến, cách tiếp cận có tính chiến lược lớn của chính quyền Obama đối với Bắc Kinh đã được người TQ nhìn như là một dấu hiệu của sự lùi bước của Hoa Kỳ. Thảo luận vào thời điểm đó của các quan chức cấp cao Mỹ về một G-2 có thể có và việc Tổng thống Obama tuyên bố rằng “mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và TQ sẽ định hình thế kỷ 21,” làm cho “nó cũng quan trọng như bất kỳ mối quan hệ song phương trên thế giới” có vẻ để thuyết phục người TQ rằng, sự trỗi dậy của họ lên vị trí đứng đầu có thể xảy ra nhanh hơn so với dự kiến do sự suy giảm nhanh hơn của Mỹ.


This narrative has only increased as the administration's planned "pivot" to Asia has been undercut by declining defense budgets and doubt that the Trans-Pacific Partnership free-trade agreement will be concluded anytime soon.


Cách lập luận đó chỉ tăng lên khi kế hoạch “xoay trục” sang châu Á của chính phủ đã bị cắt xén do ngân sách quốc phòng sụt giảm và thỏa thuận đối tác thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TTP) sẽ được ký kết sớm bất cứ lúc nào còn thiếu chắc chắn.

However, perceived U.S. weakness cannot be the whole story, even if it's an important part. What are also at play are Chinese ambitions. China's leaders want their nation to be a great power; they want China, as in its imperial past, to have a predominant say in the region. Xi's earliest speeches and appearances were to stoke the "Chinese Dream," and it was on his watch that Chinese passports were issued with watermark maps that included territories claimed by Japan, Vietnam the Philippines and India.


Tuy nhiên, sự yếu kém thấy được đó của Mỹ không phải là toàn bộ câu chuyện, ngay cả khi nó là một phần quan trọng. Cái cũng nằm trong sự tham vọng của TQ. Các nhà lãnh đạo TQ muốn đất nước của họ là một cường quốc, họ muốn TQ có tiếng nói chiếm ưu thế trong khu vực giống như thời họ là đế quốc trong quá khứ. Những phát biểu và xuất hiện đầu tiên nhất của Tập Cận Bình là để khơi động “giấc mơ Trung Hoa”, và chính dưới sự giám sát của ông mà hộ chiếu TQ với bản đồ chìm bao gồm vùng lãnh thổ do Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và Ấn Độ đòi hỏi chủ quyền đã được phát hành.


From Beijing's perspective, the United States is the region's interloper and the principal obstacle to obtaining that goal of predominance. And, like individuals, nations can be envious and resentful of those they perceive as standing in the way, even when economic and trade ties are substantial. One has only to remember the dynamic between Wilhelmine Germany and Britain in the years leading up to World War I to appreciate the need to design policies that face up to this reality so as to avoid a similar disaster.


Theo quan điểm của Bắc Kinh, Hoa Kỳ là kẻ đi xía vào chuyện người khác trong khu vực và là trở ngại chính để họ đạt tới mục tiêu chiếm ưu thế. Và, cũng giống như các cá nhân, các quốc gia có thể ghen tị và căm hận đối với những nước nào mà họ cho là đứng cản đường, ngay cả khi các quan hệ kinh tế và thương mại là trọng yếu. Chúng ta chỉ phải nhớ lại động lực giữa Đức thời Wilhelm và Anh trong những năm dẫn đến chiến tranh thế giới để đánh giá đúng sự cần thiết phải đề ra các chính sách đối mặt với thực tế này để tránh một thảm họa tương tự.


When Deng spoke of China maintaining a low profile, it was, after all, only until it was safe to exercise its power openly. One can certainly question whether China has reached that point. But that is the problem with grand ambitions; they are difficult to stifle or retreat from.


Khi Đặng Tiểu Bình nói, TQ nên làm ra vẻ yếu kém nhưng nói cho rốt ráo là chỉ cho đến khi họ thấy an toàn để thể hiện sức mạnh của mình một cách công khai. Chúng ta có thể đặt câu hỏi liệu TQ đã đạt đến điểm đó chưa. Nhưng đó là vấn đề với những tham vọng lớn, chúng rất khó để dập tắt hoặc rút lại.


If one had to predict, dealing with Beijing in the year ahead is not likely to get any easier — if anything, it may be even more difficult.


Nếu chúng ta phải dự đoán thì việc đối phó với Bắc Kinh trong năm tới là không có vẻ dễ dàng hơn chút nào, nếu không thế thì thậm chí còn có thể khó khăn hơn.


Gary Schmitt is director of the Marilyn Ware Center for Security Studies at the American Enterprise Institute.
Gary Schmitt là giám đốc Trung tâm Ware Marilyn về Nghiên cứu An ninh tại Viện Doanh nghiệp Mỹ



Translated by Huỳnh Phan




http://www.latimes.com/opinion/commentary/la-oe-schmitt-china-belligerence-20140110,0,3296358.story#ixzz2qBNwZl5v

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn