MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 19, 2014

blueprint for reform: The Xi manifesto KẾ HOẠCH CẢI CÁCH: TUYÊN NGÔN CỦA CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH

A blueprint for reform: The Xi manifesto
KẾ HOẠCH CẢI CÁCH: TUYÊN NGÔN CỦA CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH


China’s president unveils the most striking plans for reform in two decades. They mix unusual boldness with some characteristic caution
Chủ tịch Trung Quốc công bố những kế hoạch cải cách ấn tượng nhất trong 2 thập kỷ. Chúng kết hợp sự táo bạo khác thường và một số điềm thận trọng đặc trưng.

The Economist
Nov 23rd 2013
Tạp chí The Economist
23/11/2013


NOT since Mao Zedong came to power in 1949 has a Chinese leader been so quick to unveil such a wide-ranging blueprint for change. Even Deng Xiaoping, after taking over in 1978, was slow to reveal his hand. President Xi Jinping, in a 22,000-character document released on November 15th, has pledged sweeping reforms. These range from a relaxation of the country’s strict one-child policy and the abolition of labour camps to the scrapping of controls over interest rates. But rarely has a leader faced such a challenge to his plans.


Kể từ khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949, chưa bao giờ có vị lãnh đạo Trung Quốc nào nhanh chóng công bố một kế hoạch thay đổi trên phạm vi rộng như thế. Ngay cả Đặng Tiều Bình, sau khi lên tiếp quản năm 1978, cũng dần dần mới tiết lộ ý định của mình. Chủ tịch Tập Cận Bình, trong một văn kiện dài 22.000 chữ công bố vào ngày 15/11/2013, đã hứa hẹn những cải cách sâu rộng, từ nới lòng chính sách một con nghiêm khắc của nước này và xóa bỏ các trại cải tạo lao động cho đến bãi bỏ các biện pháp kiểm soát lãi suất. Nhưng hiếm khi nào một nhà lãnh đạo phải đối mặt với một thách thức như vậy đối với các kế hoạch của mình.


Despite having overtaken Japan in 2010 to become the world’s second-largest economy, China still struggles to understand the world’s interest in its policy pronouncements. The Communist Party announced it had approved the document on November 12th after a closed-door meeting of its 370-strong Central Committee. But it had hoped, as usual, to keep its contents secret for a week while it briefed its own members. In the end it relented after three days; pressed, it appeared, by speculation (even in Chinese newspapers) that the meeting had failed to live up to its billing as a turning-point for reform. The party even took the unusual step of publishing a speech by Mr Xi in which he revealed he had personally led the document’s 60-member drafting team. State media said he was the first party chief since 2000 to take on such a role. In effect, they were saying, this was Mr Xi’s manifesto.


Bất chấp đã vượt qua Nhật Bản vào năm 2010 để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc vẫn phải vật lộn để tìm cách giải quyết vấn đề lợi ích của thế giới trong các tuyên bố chính sách chính thức của mình. Đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) thông báo họ đã thông qua văn kiện trên vào ngày 12/11/2013 sau một cuộc họp kín của Ủy ban Trung ương gồm 370 thành viên. Nhưng như mọi khi, họ đã hy vọng giữ bí mật nội dung của nó trong một tuần trong khi thông báo tóm tắt cho các thành viên của mình. Cuối cùng, họ đã giảm bớt thời gian giữ bí mật xuống còn 3 ngày; dường như là do bị thúc ép bởi sự đồn đoán (thậm chí trên báo chí Trung Quốc) rằng hội nghị đã không tương xứng với lời quảng cáo của nó là một bước ngoặt cho cải cách. Đảng CSTQ thậm chí đã đi một bước khác thường là công bố một bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trong đó ông tiết lộ rằng đích thân ông đã lãnh đạo nhóm soạn thảo văn kiện gồm 60 người. Truyền thông nhà nước cho biết ông là nhà lãnh đạo đảng đầu tiên kể từ năm 2000 đảm nhận vai trò đó. Trên thực tế, họ nói rằng văn kiện trên là tuyên ngôn của Tập Cận Bình.


By the standards of the party’s normally uninspiring policy documents, this one was striking. It elaborated at length on the party’s first, terse announcement on November 12th that market forces would henceforth play a “decisive” role in shaping the economy (a conceptual breakthrough that had previously eluded the party, notwithstanding its long-standing embrace of capitalism). It called for an “acceleration” of moves to let the market determine interest rates. Probably as a prelude to this, it said that an insurance system would be set up to protect depositors: officials are worried that smaller banks might get into trouble if interest rates on deposits are freed. Controls on lending rates were removed in July. There are expectations that the insurance scheme will be set up in the next few months. The document also called for China to get on and make its currency, the yuan, fully convertible, something it has been promising to do for two decades.


Theo tiêu chuẩn của các văn kiện chính sách vốn thường không gây hứng khởi của Đảng CSTQ, văn kiện lần này rất đáng chú ý. Nó mô tả đầy đủ chi tiết thông cáo ngắn gọn đầu tiên của Đảng CSTQ ngày 12/11/2013 rằng các lực lượng thị trường từ nay trở đi sẽ đóng một vai trò “quyết định” trong việc định hình nền kinh tế (một sự đột phá về quan niệm mà trước đây đã né tránh Đảng CSTQ, bất chấp từ lâu họ đã đi theo chủ nghĩa tư bản). Văn kiện kêu gọi “đẩy nhanh” những động thái để khiến thị trường quyết định lãi suất. Có thể là để mở đầu, văn kiện nói rằng một hệ thống bảo hiểm sẽ được thiết lập để bảo vệ những người gửi tiền: các quan chức lo ngại rằng những ngân hàng nhỏ hơn có thể gặp rắc rối nếu lãi suất đối với các khoản tiền gửi được thả nổi. Các biện pháp kiểm soát lãi suất cho vay đã bị dỡ bỏ vào tháng 7/2013. Có những kỳ vọng rằng chương trình bảo hiểm này sẽ được thiết lập trong vài tháng tới. Văn kiện cũng kêu gọi Trung Quốc xúc tiến và làm cho đồng tiền của mình, nhân dân tệ, có thể hoàn toàn chuyển đổi được, một điều mà nước này đã hứa hẹn thực hiện trong hai thập kỷ.

The document repeated the party’s earlier pledges to let the market determine prices of key resources such as water, oil, natural gas, electricity and transport. But it toughened up the language. “The market should be left to decide the price of anything whose price can be decided by the market, and the government should not make any improper intervention,” it said. In his speech Mr Xi defined the role of government in terms that would sound familiar to centrists anywhere in the world: maintaining economic stability, providing public services, guaranteeing fair competition, safeguarding market procedures and stepping in when the market fails.

Văn kiện đã lặp lại những cam kết trước đó của đảng là để thị trường quyết định giá của các tài nguyên chủ chốt như nước, dầu mỏ, khí tự nhiên, điện và vận tải. Nhưng nó đã sử dụng ngôn ngữ cứng rắn hơn. Văn kiện viết: “Thị trường nên được quyền quyết định giá của bất kỳ thứ gì có thể được quyết định bởi thị trường, và chính phủ không nên có bất kỳ sự can thiệp bất hợp lý nào”. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình định nghĩa vai trò của chính phủ bằng những thuật ngữ nghe có vẻ gần gũi với những người chủ trương ôn hòa ở bất kỳ đâu trên thế giới: duy trì sự ổn định kinh tế, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm cạnh tranh công bằng, bảo vệ các quy trình thị trường và can thiệp khi thị trường thất bại.

The Central Committee’s market-driven language faltered, however, when addressing one of the most contentious issues of reform, namely the role of state-owned enterprises (SOEs). The document did offer some hope to reformers worried by the initial communiqué’s time-worn assertion that SOEs should constitute the “main body” of the economy. It said that by 2020 SOEs would be expected to hand over 30% of their profits as dividends to the government (up from 15% or less now). As reformers have long been demanding, some of their assets would be given to the central government’s social-security fund. And the private sector would be given greater opportunity to invest in SOEs and do business in areas dominated by them, including banking. But the document did not demand the withdrawal of SOEs from non-strategic sectors such as hotels and property. And it echoed the language of the communiqué in its call for strengthening state enterprises’ ability “to control and influence”.

Tuy nhiên, ngôn ngữ để thị trường chèo lái của ủy ban Trung ương đã dao động khi đề cập một trong những vấn đề cải cách gây bất đồng nhất, cụ thể là vai trò của các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu (SOE). Văn kiện này đã mang lại hy vọng nào đó cho những nhà cải cách vốn lo ngại trước nội dung khẳng định mang tính sáo mòn nêu trong thông cáo ban đầu rằng các SOE nên cấu thành “bộ phận chính” của nền kinh tế. Văn kiện nói rằng vào năm 2020, các SOE dự kiến sẽ chuyển hơn 30% lợi nhuận của họ dưới dạng cổ tức cho chính phủ (tăng lên từ mức 15% hoặc ít hơn hiện nay). Đúng như yêu cầu của các nhà cải cách bấy lâu nay, một số tài sản của các SOE sẽ được chuyển cho quỹ an sinh xã hội của chính phủ trung ương. Và khu vực tư nhân sẽ được tạo cơ hội lớn hơn để đầu tư vào các SOE và kinh doanh trong những khu vực do các SOE thống trị, gồm cả ngành ngân hàng. Những văn kiện này không đòi hỏi các SOE phải rút khỏi những khu vực phi chiến lược như khách sạn hay bất động sản. Và nó lặp lại ngôn ngữ của thông cáo khi kêu gọi củng cố khả năng “kiểm soát và gây ảnh hưởng” của các doanh nghiệp nhà nước.

Down on the farm

In another vital area of reform—the ownership of rural land and village housing—the blueprint sent a clearer signal. In the late 1990s a vibrant property market began to emerge in Chinese cities, but not in the countryside, where property rights are far hazier. Five years ago the party said that urban and rural property markets should be merged, but progress has been slow. The constitution still says that all rural land is “collectively” owned, a notion inherited from the Mao era, and laws ban the sale of it to non-villagers or the mortgaging of rural property. The new blueprint, however, said farmers should be allowed to mortgage their homes. Some places have already been experimenting with this. In spite of the document’s appeal for caution, such trials are likely to expand more rapidly (and laws are likely to be changed) now that the party has given its go-ahead.

Xuống đến nông thôn

Trong một lĩnh vực cải cách sống còn khác – quyền sở hữu đất nông thôn và nhà ở tại làng quê – kế hoạch này đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng. Vào cuối những năm 1990, một thị trường bất động sản sôi động bắt đầu xuất hiện ở các thành phố Trung Quốc, nhưng không phải ở nông thôn, nơi quyền sở hữu bất động sản mơ hồ hơn nhiều. Năm năm trước, Đảng CSTQ nói rằng các thị trường bất động sản thành thị và nông thôn nên được sáp nhập, nhưng tiến trình vẫn chậm chạp. Hiến pháp vẫn quy định tất cả đất đai nông thôn là thuộc sở hữu “tập thể”, một khái niệm được thừa hưởng từ kỷ nguyên Mao Trạch Đông, và luật pháp cấm bán đất đai ở nông thôn cho người không phải dân địa phương hay cấm thế chấp bất động sản ở nông thôn. Tuy nhiên, kế hoạch mới nói rằng nông dân nên được cho phép thế chấp nhà cửa của họ. Một số nơi đã và đang thử nghiệm việc này. Bất chấp đòi hỏi phải thận trọng của văn kiện, những thử nghiệm như vậy có thế mở rộng nhanh hơn (và các luật có thể được thay đổi), vì rằng đảng đã cho phép điều đó.

The state-controlled media have hailed these steps in predictably effusive language. As if China had just received a software upgrade, the package is being dubbed “reform 2.0”. Some articles call it an “historic milestone” on the road to fulfilment of the “Chinese dream”, a term popularised by Mr Xi that is now the staple of propaganda billboards across the country. In his speech Mr Xi warned that the going would not be easy. But he quoted Deng as saying in 1992 that without further reform, the country would reach a “dead end”. He clearly likes being compared to Deng, and he appears to have amassed the power to give him similar clout.


Truyền thông do nhà nước kiểm soát đã ca ngợi những bước đi này theo một ngôn ngữ đầy cảm xúc có thể đoán trước được. Như thế Trung Quốc vừa nhận được một bản nâng cấp phần mềm, kế hoạch trọn gói của ông Tập Cận Bình được gán cho cái tên là “cải cách 2.0”. Một số bài báo gọi nó là một “cột mốc lịch sử” trên con đường hoàn thành “giấc mộng Trung Hoa”, một thuật ngữ được ông Tập Cận Bình phổ biến và hiện là chủ đề chính trên các bảng tuyên truyền khắp đất nước. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình cảnh báo rằng việc thực hiện sẽ không dễ dàng. Nhưng ông đã trích dẫn câu nói của Đặng Tiểu Bình năm 1992 rằng nếu không có cải cách hơn nữa, đất nước sẽ đi đến một “ngõ cụt”. Ông rõ ràng thích được so sánh với Đặng Tiểu Bình, và ông dường như đã tích lũy được quyền lực để đem lại cho mình ảnh hưởng tương tự.


Like Deng, and indeed every Chinese leader since Mao, Mr Xi appears determined to maintain the party’s monopoly of power. As expected, his blueprint said little about political change. It talked of judicial reform but gave no details, and also mentioned the need to allow more room for “social organisations”—the party’s name for NGOs—while calling for the strengthening of the government’s “management” of such bodies.


Giống như Đặng Tiểu Bình, và quả thực giống như mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, ông Tập Cận Bình tỏ ra quyết tâm duy trì sự độc quyền quyền lực của đảng. Như dự kiến, kế hoạch của ông đề cập rất ít đến sự thay đổi chính trị. Nó đề cập đến cải cách tư pháp nhưng lại không đưa ra chi tiết, và cũng đề cập đến sự cần thiết phải tạo nhiều không gian hơn cho “các tổ chức xã hội” – tên Đảng CSTQ gọi các tổ chức phi chính phủ – trong khi kêu gọi củng cố sự “quản lý”của chính phủ đối với các cơ quan đó.


It did offer concessions in two areas of human rights. One was a pledge to abolish the “re-education through labour” camps in which the UN estimated in 2009 that 190,000 people were being held without trial for periods of up to four years. The camps are often used to incarcerate political and religious dissidents. Even the state-run media have aired calls for their dismantling and officials have been signalling for months that change is coming. The blueprint, however, did not talk of banning other forms of extra-judicial detention, which are common.


Văn kiện thực sự đưa ra những nhượng bộ trong hai lĩnh vực liên quan đến nhân quyền. Một là cam kết sẽ hủy bỏ các trại “cải tạo thông qua lao động” mà Liên hợp quốc ước tính vào năm 2009 rằng có 190.000 người bị giam giữ ở đó không qua xét xử với những thời hạn lên đến 4 năm. Các trại này thường được dùng để tống giam những người chống đối về chính trị và tôn giáo. Ngay cả truyền thông do nhà nước điều hành cũng đã phát sóng các lời kêu gọi giải tán chúng và các quan chức đã báo hiệu trong nhiều tháng qua rằng sắp có sự thay đổi. Tuy nhiên, kế hoạch này không đề cập đến việc cấm các hình thức giam giữ không qua xét xử khác, điều hiện đang phổ biến.


The other notable shift was a decision to relax the one-child policy by allowing couples to have two children as long as one parent is an only child. In recent years couples who were both only children had already been permitted to have two offspring. Rural families can usually have two if their first is a girl. The new policy is unlikely to trigger a baby boom, however. Many urban couples say they would prefer to have only one child anyway, because of the high cost of housing, health care and education. The document made no promise to end government control over reproductive decisions, or reduce the sometimes crippling fines for violating family-planning regulations.


Sự thay đổi đáng chú ý khác là quyết định nới lỏng chính sách một con bằng cách cho phép các cặp vợ chồng có 2 con miễn là người vợ hoặc người chồng là con một. Trong những năm gần đây, các cặp vợ chồng vốn đều là con một đã được cho phép có 2 con. Các gia đình nông thôn thường có thể có 2 con nếu con đầu của họ là gái. Tuy nhiên, chính sách mới này không thể gây nên một cuộc bùng nổ sinh đẻ. Nhiều cặp vợ chồng ở đô thị nói họ thích chỉ có một con, vì chi phí nhà ở, chăm sóc y tế và giáo dục cao. Văn kiện này không hứa hẹn chấm dứt sự kiểm soát của chính phủ đối với các quyết định sinh sản, hoặc giảm bớt các khoản phạt đôi khi méo mó vì vi phạm các quy định kế hoạch hóa gia đình.


Mr Xi will face stiff resistance. The document called for faster reform of the household-registration system, or hukou, that denies rural migrants access to urban welfare and sometimes even the right to buy a car or a home. Local governments will balk at this, unless they receive greater financial support for schools, hospitals and other services. Middle-class urbanites will also have reservations about sharing resources for education and health care with outsiders. SOEs, recalcitrant bureaucrats and party ideologues will all resist market reforms that appear to threaten their interests. Zhang Lifan, an analyst in Beijing, says Mr Xi’s reforms might have stood a better chance a decade ago, before vested interests became entrenched.


Ông Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với sự phản đối cứng rắn. Văn kiện này đã kêu gọi cải cách nhanh hơn hệ thống đăng ký hộ tịch, tức hộ khẩu, vốn ngăn cản người di cư nông thôn tiếp cận hệ thống phúc lợi ở đô thị và thậm chí đôi khi cả quyền mua một chiếc xe hơi hay một ngôi nhà. Các chính quyền địa phương sẽ do dự trước điều này, trừ khi họ nhận được hỗ trợ tài chính lớn hơn cho các trường học, bệnh viện và các dịch vụ khác. Người dân thành thị trung lưu cũng sẽ e dè về việc chia sẻ các nguồn lực cho giáo dục và chăm sóc y tế cho người ngoài. Các SOE, các viên chức quan liêu ngoan cố và những nhà lý luận của đảng, tất cả sẽ chống lại những cải cách mà dường như đe dọa đến lợi ích của họ. Zhang Li Fan, một nhà phân tích ở Bắc Kinh, cho rằng những cải cách của ông Tập Cận Bình có thể đã có một cơ hội tốt hơn vào thời điểm cách đây một thập kỷ, trước khi các nhóm lợi ích đã sâu rễ bền gốc.


It is possible, however, that Mr Xi’s power could enable him to force his proposals through. He has signalled that he is taking direct control of domestic security by setting up a “national security commission” (his predecessor, Hu Jintao, ceded this role to a colleague). He is also forming a “leading small group” to steer reforms, again probably under his direct command. A tight grip on security will be a comfort to him: the document, in its calls for controls over the internet, hints at a leadership deeply worried about social unrest and the power of online activism. Mr Xi will envy Deng, who began his reforms in a less raucous era.
Tuy nhiên, có khả năng quyền lực của ông Tập Cận Bình có thể cho phép ông thúc đẩy thông qua những đề xuất của mình. Ông đã báo hiệu rằng ông đang nắm quyền kiểm soát trực tiếp an ninh nội địa bằng việc thiết lập một “ủy ban an ninh quốc gia” (người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào, đã nhượng lại vai trò này cho một đồng nghiệp). Ông cũng đang thành lập một “nhóm lãnh đạo nhỏ” để chèo lái các cải cách, mà nhóm này có thể lại nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông. Việc nắm chặt ngành an ninh sẽ là một điều thuận lợi đối với ông: văn kiện nói trên, trong những nội dung kêu gọi đưa ra áp đặt các biện pháp kiểm soát mạng Internet, nói bóng gió về một ban lãnh đạo đang lo ngại sâu sắc về sự bất ổn xã hội và sức mạnh của hoạt động tuyên truyền (chống phá) trực tuyến. Ông Tập Cận Bình sẽ ghen tị với Đặng Tiểu Bình, người đã bắt đầu những cải cách trong một kỷ nguyên ít hỗn loạn hơn.

http://www.economist.com/news/china/21590499-chinas-president-unveils-most-striking-plans-reform-two-decades-they-mix-unusual

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn