MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 26, 2014

China's New Fishing Regulations: An Act of State Piracy? QUY ĐỊNH CẤM ĐÁNH BẮT CÁ MỚI CỦA TRUNG QUỐC: HÀNH ĐỘNG CƯỚP BIỂN NHÀ NƯỚC?



China's New Fishing Regulations: An Act of State Piracy?

QUY ĐỊNH CẤM ĐÁNH BẮT CÁ MỚI CỦA TRUNG QUỐC: HÀNH ĐỘNG CƯỚP BIỂN NHÀ NƯỚC?
Hainan provinces new rules about fishing complicate China’s relationship with ASEAN.

Quy định mới của tỉnh Hải Nam về đánh bắt cá làm phức tạp mối quan hệ của Trung Quốc với ASEAN.
By Carl Thayer
The Diplomat
January 13, 2014
Carl Thayer
The Diplomat
13/1/2014

On November 29, 2013, six days after China’s Ministry of National Defense announced the establishment of an Air Defense Identification Zone (ADIZ) over the East China Sea, Hainan province quietly issued new regulations on fishing in the South China Sea. These regulations were announced on December 3 and came into force on January 1, 2014.

Vào ngày 29 tháng 11 năm 2013, sáu ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo việc thành lập một Khu Xác định phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông Trung Quốc, tỉnh Hải Nam lặng lẽ ban hành quy định mới về đánh bắt cá ở Biển Đông. Các quy định này được công bố vào 03 tháng 12 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014.


Both of these actions were unilateral and aimed at extending the legal basis for China’s claim to land features and maritime zones in the East and South China Seas. China’s actions challenge the sovereignty of neighboring states, and have the potential to raise tensions and risk triggering an armed incident.

Cả hai hành động này đều đơn phương và nhằm mở rộng nền tảng pháp lí cho tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Những động thái này đang thách thức chủ quyền của các nước láng giềng, và có nguy cơ làm dấy lên căng thẳng và nguy cơ xảy ra sự cố xung đột vũ trang.

Hainan province’s new fishing regulations require all foreign vessels that seek to fish or conduct surveys in waters claimed by China to obtain advance approval from the “relevant and responsible department” under the Cabinet.

Quy định đánh cá mới yêu cầu mọi tàu thuyền nước ngoài vào đánh cá hoặc tiến hành khảo sát trong vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đều phải có sự chấp thuận trước từ “cơ quan hữu quan và có trách nhiệm” thuộc Chính phủ Trung Quốc.

Hainan province claims administrative responsibility over Hainan Island, the Xisha (Paracel) archipelago, Zhongsha (Macclesfield Bank) archipelago, the Nansha (Spratly) archipelago “and their dependent waters.” These dependent waters stretch approximately two million square kilometers or roughly 57 percent of the 3.6 million square kilometers enclosed in China’s nine-dash line claim over the South China Sea.

Hiện tỉnh Hải Nam tuyên bố có quyền quản lí hành chính với đảo Hải Nam, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và “các vùng biển lân cận”. Vùng biển này xấp xỉ 2 triệu km2, tương đương khoảng 57% trong số 3,6 triệu km2 nằm trong tuyên bô đường 9 đoạn ở Biển Đông của Trung Quốc.

Foreign fishing boats and survey vessels that refuse to comply will be either forced out of the area or boarded, impounded and subject to a fine of up to $83,000. Hainan province authorities also assert the right to confiscate the fish catches it finds on the boats that it seizes.

Các tàu cá và tàu khảo sát nước ngoài không tuân thủ quy định trên sẽ bị buộc phải rời khỏi khu vực, bị giam tàu và bị phạt lên tới 83.000 USD. Chính quyền tỉnh Hải Nam cũng có quyền tịch thu số hải sản đánh bắt được trên các tàu mà họ thu giữ.
China has sovereign jurisdiction over the waters and seabed included in its Exclusive Economic Zone (EEZ). Hainan provincial authorities are within their legal rights to set restrictions on foreign vessels that seek to fish in this 200 nautical miles. But Hainan authorities must respect the innocent passage of all other vessels.


Trung Quốc có quyền tài phán đối với vùng biển và đáy biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình. Chính quyền tỉnh Hải Nam có quyền áp đặt các hạn chế đối với tàu nước ngoài đánh bắt cá trong phạm vi 200 hải lí này. Tuy nhiên, chính quyền Hải Nam phải tôn trọng việc đi lại bình thường của mọi loại tàu khác.
China also asserts sovereign jurisdiction of the waters adjacent to the Paracel Islands. This claim is disputed by Vietnam. Both China and Vietnam, as signatories to the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), are obliged to refrain from taking unilateral action and are further obliged to cooperate and refrain from the threat or use of force. These obligations have been honored in the breach in the past.

Trung Quốc cũng đang đòi quvền tài phán đối với vùng biển lân cận quần đảo Hoàng Sa. Tuyên bố này đang vấp phải sự phản đối của Việt Nam. Cả Trung Quốc và Việt Nam, đều đã kí Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), có trách nhiệm tránh đưa ra hành động đơn phương và có trách nhiệm hợp tác và kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Những trách nhiệm này đã được tôn trọng trong quá khứ.


Hainan province’s new regulations also cover the waters in the area where China’s nine-dash line claim overlaps with the EEZs proclaimed by the Philippines and Vietnam. Any attempt to enforce Chinese jurisdiction in these waters will likely provoke resistance and could lead to armed clashes at sea.

Quy định mới của tỉnh Hải Nam bao trùm lên vùng biển trong khu vực mà tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc chồng lấn với các EEZ mà Philippines và Việt Nam cũng tuyên bố. Bất kì nỗ lực nào nhằm thực hiện quyền tài phán của Trung Quốc ở những vùng biển này nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản kháng và có thể dẫn đến các vụ đụng độ vũ trang trên biển.

The most contentious aspect of the new fishing regulation, however, relates to what are commonly viewed as international waters. All fishing vessels and survey ships have a right of freedom of navigation in international waters. Any Chinese attempt to interfere with these vessels could be viewed as an act of “state piracy.” This could well entail international legal action against the Chinese ships involved.

Tuy nhiên, phần gây tranh cãi nhất trong quy định đánh cá mới lại liên quan đến những gì mà thường được coi là vùng biển quốc tế. Mọi tàu cá và tàu khảo sát đều có quyền tự do đi lại ở vùng biển quốc tế. Mọi nỗ lực của Trung Quốc nhằm can thiệp vào các tàu này có thể được xem là một hành động “cướp biển nhà nước”. Điều này có thể đẫn đến hành động pháp lí quốc tế nhằm vào các tàu Trung Quốc có liên quan.


It is highly unlikely that China can enforce this new edict in the vast waters claimed by Hainan province. Despite the continuing build-up of maritime enforcement capabilities, including merging several agencies into a new Coast Guard, China lacks sufficient maritime patrol aircraft and naval vessels to consistently cover this vast area. This raises the possibility that China may selectively apply these regulations against Filipino fishermen. This would serve to add pressure on Manila and raise the costs of its political defiance against China over their territorial dispute.


Nhiều khả năng là Trung Quốc không thể thực hiện dược quy định mới này tại vùng biển rộng lớn mà tỉnh Hải Nam tuyên bố trực thuộc, Bất chấp nỗ lực liên tục xây lực năng lực hành pháp biển, bao gồm việc sáp nhập nhiều cơ quan thành một lực lượng tuần duyên mới, Trung Quốc thiếu các máy bay và tàu hải quân tuần tra biển hiệu quả để liên tục tuần tra khu vực này. Điều này làm dấy lên khả năng rằng Trung Quốc có xu hướng áp đặt những quy định đó đối với ngư dân Philippines. Điều này làm gia tăng thêm áp lực lên Manila cũng như làm tăng hậu quả từ hành động khiêu khích chính trị chống Trung Quốc liên quan đến tranh chấp lãnh thổ.


The new Hainan province fishing regulations also have the potential to undermine the diplomatic work put in by Chinese and Vietnamese officials to manage their territorial dispute. Last October during Premier Li Keqiang’s visit to Hanoi, both sides agreed to set up a hot line between their ministries of agriculture to deal promptly with fishing incidents. They also agreed to set up a working group on maritime cooperation.


Quy định mới của tỉnh Hải Nam cũng có khả năng phá hoại nỗ lực ngoại giao của giới chức Trung Quốc và Việt Nam trong xử lí tranh chấp lãnh thổ. Tháng 10/2013, trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Hà Nội, hai bên đã nhất trí thiết lập một đường dây nóng giữa các bộ nông nghiệp để xử lí nhanh chóng các sự cố đánh cá. Họ cũng nhất trí thiết lập một nhóm công tác về hợp tác biển.

Although there continue to be isolated incidents involving Chinese state vessels and Vietnamese fishing boats, the number of incidents reported publicly as of last year appears to have declined sharply. The new fishing regulations raise the prospect of reversing this trend.


Mặc dù tiếp tục xuất hiện các sự cố riêng lẻ liên quan đến tàu hải giám Trung Quốc và tàu cá Việt Nam, song con số các sự cố được thông báo công khai trong năm ngoái dường như đã giảm mạnh. Quy định đánh cá mới sẽ làm tăng khả năng đảo ngược xu thế này.

Immediately after Hainan province issued these new regulations, many of the affected countries sought clarification from China’s Ministry of Foreign Affairs. The Philippines was the most vociferous in criticizing the Hainan fishing regulations. In a statement issued on January 10, the Department of Foreign Affairs stated that the new regulations “escalates tensions, unnecessarily complicates the situation in the South China Sea and threatens the peace and stability of the region.”

Ngay sau khi tỉnh Hải Nam thông báo quy định mới, nhiều quốc gia bị ảnh hưởng đã tìm cách xác minh từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Philippines là quốc gia lớn tiếng nhất chỉ trích các quy định này. Trong thông báo ngày 10/1, Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định các quy định mới này “gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp không cần thiết tình hình tại Biển Đông và đe dọa hòa bình ổn định khu vực.”

A spokesperson for the U.S. Department of State similarly declared, “the passing of these restrictions on other countries’ fishing activities in disputed portions of the South China Sea is a provocative and potentially dangerous act.”


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố tương tự, “việc thông qua các quy định này đối với hoạt động đánh cá của nước khác tại những khu vực tranh chấp ở Biển Đông là một hành động gây hấn và nguy hiểm tiềm tàng”.

Although initially remaining silent on the manner, Vietnam finally responded to the fishing regulations a few days after Vietnam and China held their first round of consultations on the joint development of maritime resources in Beijing as a follow up to Premier Li’s visit last year. A government spokesperson in Hanoi called the new regulations “illegal and invalid” and stated, “Vietnam demands that China abolish the above said erroneous acts, and practically contribute to the maintenance of peace and stability in the region.”


Mặc dù ban đầu giữ thái độ im lặng, Việt Nam cuối cùng cũng đưa ra phản ứng vài ngày sau khi Việt Nam và Trung Quốc có vòng tham vấn đầu tiên về phát triển tài nguyên biển chung ở Bắc Kinh như là một kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi năm ngoái. Người phát ngôn chính phủ tại Hà Nội cho rằng các quy định mới là “bất hợp pháp và vô giá trị”, và tuyên bố “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực”.


The Chinese Foreign Ministry responded to criticism in the same manner they have dealt with complaints in the past. In China’s view, the actions by government authorities were “totally normal and part of the routine for Chinese provinces bordering the sea to formulate regional rules according to the national law to regulate conservation, management and utilization of maritime biological resources.”


Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng trước những chỉ trích theo cung cách mà họ đã làm trong quá khứ. Theo quan điểm của Trung Quốc, hành động của họ “hoàn toàn bình thường và là một phần trong thủ tục của các tỉnh giáp biển của Trung Quốc nhằm thiết lập các quy định khu vực theo luật pháp quốc tế để kiểm soát việc bảo tồn, quản lí và sử dụng các nguồn tài nguyên sinh học biển”.


Two question marks hang over future developments. First, will China move to create an ADIZ over the South China Sea? Last November when China’s Defense Ministry announced the ADIZ over the East China Sea it also stated, “China will establish other air defense identification zones at an appropriate time after completing preparations.”


Hiện có hai câu hỏi lớn liên quan đến những diễn biến trong tương lai. Trước tiên, liệu Trung Quốc có tiến tới thiết lập một ADIZ ở Biển Đông hay không? Hồi tháng 11/2013, khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo về ADIZ ở Biển Hoa Đông, họ cũng tuyên bố rằng “Trung Quốc sẽ thiết lập các vùng nhận dạng phòng không khác ở thời điểm thích hợp khi quá trình chuẩn bị hoàn tất”.
The second question is what impact the fallout from this latest development will have on forthcoming consultations between China and ASEAN on a Code of Conduct in the South China Sea. In the past some members of ASEAN privately disassociated themselves from the Philippines’ public criticism of China. If ASEAN cannot reach consensus on how to respond to China’s new assertiveness in the South China Sea, this will play into Beijing’s hands.


Câu hỏi thứ hai là diễn biến mới nhất sẽ tác động gì đến các cuộc tham vấn sắp tới giữa Trung Quốc và ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Trước đây, một vài nước ASEAN đã tự tách mình ra khỏi những chỉ trích Trung Quốc công khai của Philippines. Nếu ASEAN không thể đạt được đồng thuận về việc làm thế nào để phản ứng trước thái độ kiên quyết mới của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ là bên được hưởng lợi.

http://thediplomat.com/2014/01/chinas-new-fishing-regulations-an-act-of-state-piracy/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn